Tải bản đầy đủ (.pptx) (98 trang)

CHUYÊN đề QUAN TRI RUI RO VE THUE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 98 trang )

CHUYÊN ĐỀ

QUẢN LÍ RỦI RO VỀ THUẾ

TS.Lê Quang Bính


Kết cấu bài trình bày

A.
B.

Rủi ro về thuế là gì?
Các loại rủi ro về thuế của doanh nghiệp.

Rủi ro từ các doanh nghiệp đặc thù
C. Kinh nghiệm và kỹ năng phòng ngừa rủi ro về thuế


Các loại rủi ro điển hình về thuế







Rủi ro từ thông tin đăng ký thuế, thông tin giao dịch thuế
Vi phạm hành chính thuế về thời hạn và biểu mẫu
Vi phạm về chính sách thuế: GTGT, TNDN, TNCN, thuế nhà thầu
Vi phạm về chế độ hóa đơn chứng từ


Từ kết quả của người làm kế toán, người xử lý hồ sơ thuế


I. Các trường hợp rủi ro về thuế doanh nghiệp cần biết

Trường hợp 01: Áp dụng với trường hợp tự in hóa đơn



Bộ tài chính ban hành TT: 39/2014/TT-BTC Hà Nội ngày 31/03/2014 Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành đúng theo nghị đinh số 51/2010/NĐ-CP ban hành ngày
14/05/2010 và quy định chi tiết tại nghị định 04/2014/NĐ-CP  ban hành ngày
17/01/2014 do Chính Phủ quy định chi tiết về hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ và cung
ứng dịch vụ với nội dung cụ thể như sau:




– “Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế
cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản
lý trực tiếp, kể cả trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn. Báo cáo tình hình sử dụng
hóa đơn Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4; quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7, quý III nộp
chậm nhất là ngày 30/10 và quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau (mẫu số 3.9
Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn,
tại Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (=0)







– Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, sử dụng hóa đơn tự in, đặt in bi phát
hiện có hành vi sai phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thì đơn vị đó
thuộc loại rủi ro cao về thuế  và phải mua hóa đơn của cơ quan thuế theo quyết
định tại điều 11 của TT39/TT/BTC quy định về thực hiện nộp Báo cáo tình hình
sử dụng hóa đơn theo tháng.
– Hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng chậm nhất là ngày thứ
20 của tháng tiếp theo. Quy định về việc nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
của tháng được thực hiện trong 12 tháng kể từ ngày thành lập hoặc kể từ ngày
chuyển sang diện mua hóa đơn của cơ quan thuế. Quá thời hạn trên, doanh
nghiệp sẽ bị cơ quan thuế kiểm tra việc báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và
tình hình kê khai, nộp thuế, chuyển sang Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo
quý.  Với trường hợp doanh nghiệp chưa có thông báo với cơ quan thuế thì phải
tiếp tục báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.




– Đối với tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình
sử dụng hóa đơn nếu doanh nghiệp chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở
hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết
toán thuế.



– Nếu doanh nghiệp có tổ chức, hộ cá nhân chuyển địa điểm kinh doanh tới địa bàn khác khu
Vực cơ quan thuế đang quản lý trực tiếp thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với
cơ quan thuế nơi chuyển đi.






Điều 11. Quy định về đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế
Doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế tại điểm d khoản 1 Điều này là các đơn vị có vốn chủ sở hữu dưới 15
tỷ đồng có một trong các dấu hiệu:



a) Không có quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp các cơ sở vật chất sau: nhà máy, xưởng sản xuất, kho hàng vận
tải, phương tiện, cửa hàng, kho bãi và những dụng cụ khác….





b) Đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát, sỏi.
c) Đơn vị có giao dịch qua ngân hàng thuộc diện nghi vấn của pháp luật về phòng chống rửa tiền.
d) Đơn vị có doanh thu từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp khác có môi quan hệ với chủ
doanh nghiệp là vợ chồng, anh chị em ruột, cha mẹ hoặc quan hệ liên kết sở hữu chéo chiếm tỷ trọng trên 50%
trên tổng doanh thu kinh doanh trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN trong năm quyết toán.








Theo quy định cụ thể tại công văn 5228/CT-TTHT ban hành năm 2014, quy định

về việc báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn do chi cụ thuế TPHCM ban hàn chi
tiết như sau.
–Chiều theo điều 25 của TT64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 do Bộ Tài chính
hướng dẫn và quy định về hóa đơn hàng hóa và cung ứng dịch vụ áp dụng có
hiệu lực từ ngày 1/7/2013 - 31/5/2014 quy định như sau:
– “Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ
quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn
cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn Quý I nộp
chậm nhất là ngày 30/4; quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7, quý III nộp chậm
nhất là ngày 30/10 và quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau (mẫu số
3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
– Tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ có trách nhiệm nộp báo cáo tình
hình sử dụng hoá đơn khi chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở
hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước cùng với thời hạn nộp hồ
sơ quyết toán thuế…”






Nếu trường hợp công ty thành lập vào (tháng 10/2013) cho tới khi tiến hành giải
thể (tháng 03/2014) mà đơn vị chưa đặt in hóa đơn và chưa thành lập chưa đặt in
hoá đơn, chưa lập Thông báo phát hành hóa đơn gửi cơ quan thuế thì không phải
nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
Căn cứ cách quản lý của các chi cục thuế và cách vận dụng thi hành luật của
nhân viên quản lý thuế thì không làm vẫn phải nộp tờ khai trắng
Cách an toàn nhất cứ nộp tờ khai trắng tránh hậu họa phạt oan



* Trường hợp 02: Hóa đơn mua của cơ quan thuế




       Điều 10. Phát hành hóa đơn của Cục Thuế



Quy định về nội dụng của bản thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu
được thực hiện tại khoản 2, khoản 3 Điều 9 Thông tư này và theo mẫu số 3.6 Phụ
lục 3 ban hành kèm theo TT này.





Hóa đơn do Cục Thuế đặt in trước khi bán, cấp lần đầu phải lập thông báo phát
hành hóa đơn.

Quy định thông báo về phát hành hóa đơn phải được đến chi cụ thuế cả nước
trong vòng 10 ngày , kể từ ngày lập thông báo phát hành và trước khi cấp, bán.
Thông báo phát hành hóa đơn niêm yết ngay tại các cơ sở trực thuộc Cục Thuế
trong suốt thời gian thông báo phát hành còn hiệu lực tại vị trí dễ thấy khi vào cơ
quan thuế.
Nếu nội dung về quy định thông báo phát hành hóa đơn gửi lên trang thông tin
điện tử của tổng cục thuế sẽ không phải viết cụ thể sẽ không phải viết hóa đơn
đến chi cục thuế khác.






Quy dịnh về doanh nghiệp bán hóa đơn do chi cục thuế đặt in
Hóa đơn do Cục Thuế đặt in được bán theo giá bảo đảm bù đắp chi phí gồm: giá đặt in và
phí phát hành. Chi cục trưởng cục thuế quyết định và niêm yết giá bán hóa đơn theo nguyên
tắc trên. Cơ quan thuế các cấp không được thu thêm bất kỳ một khoản thu thêm bất kỳ khoản
thu nào ngoài giá bán niêm yết theo quy định.



Như vậy, cơ quan thuế đã quản lý trực tiếp thực hiện bán hàng hóa và hóa đơn cho những
đối tượng này đang hướng dẫn ở các khoản 1 Điều 11 trong thông tư này.


a) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gì



 Đơn vị thuộc đối tượng được mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành khi mua hóa đơn phải có đơn đề nghị mua
hóa đơn theo hướng dẫn tại (mẫu số 3.3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo những giấy tờ sau:




- Người mua hóa đơn phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn giá trị sử dụng theo quy định.
- Đối với tổ chức và hộ, cá nhân mua hóa của lần đầu phải có văn bản cam kết theo quy định tại mẫu số 3.16 Phụ
lục 3 của thông tư này). Địa chỉ sản xuất kinh doanh phải phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của
đơn vị hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hay quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền nếu có.




 Trường hợp doanh nghiệp mua hóa đơn tổ chức do cơ quan thuế phát hành phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc
đóng dấu: xác định các trường hợp về tên và địa chỉ, ghi nhận về mã số thuế của liên 2 trên mỗi hóa đơn trước
khi mang ra khỏi nơi mua hóa đơn.


b)Trách nhiệm của cơ quan thuế khi có rủi ro về thuế



Trường hợp cơ quan thuế bán hóa đơn cho tổ chức và cá nhân theo tháng : thì số lượng hóa đơn đã bán cho tổ chức  và
cá nhân đã kinh doanh theo tháng.



Với  trường hợp lần đầu bán hóa đơn cho đơn vị kinh doanh thì số lượng không được quá (50) số cho mỗi loại hóa
đơn.



Nếu chưa hết tháng mà doanh nghiệp sử dụng hết hóa đơn đã mua lần đầu thì cơ quan thuế sẽ căn cứ và thời gian và số
lượng của hóa đơn đã sử dụng để quyết định về số hóa đơn doanh nghiệp bán trong những lần tiếp theo.



 Trong những lần mua hóa đơn sau, khi doanh nghiệp kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn và kê khai thuế trong văn
bản đề nghị mua hóa đơn, giải quyết bán hóa đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trong ngày.




Quy định về số lượng hóa đơn đã bán cho tổ chức  không được quá số lượng hóa đơn đã sử dụng của tháng mua trước
đó.




Nếu hộ cá nhân kinh doanh chỉ có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ thì cơ quan thuế bán cho hộ, cá nhân kinh
doanh hóa đơn lẻ (01 số) đối với từng lần phát sinh và không thu tiền.



Tổ chức và doanh nghiệp thuộc đối tượng mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành chuyển từ việc tự tạp hóa
đơn đặt in, hóa đơn tự in hoặc hóa đơn điện tử để sử dụng thì phải dừng sử dụng hóa đơn mua của cơ quan
thuế kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tự tạo theo hướng dẫn tại Điều 21 của TT này


c) Quy định về những rủi ro cao về thuế cần lưu ý những vấn đề sau:




Hóa đơn bán hàng mà doanh nghiệp đặt mua tại cơ quan thuế đã được cơ quan
thuế gửi thông báo phát hành. Doanh nghiệp không phải làm thủ tục thông báo
phát hành hóa đơn .
Với hóa đơn đặt mua của cơ quan thuế mà chưa sử dụng thì để tránh rủi ro về
thuế doanh nghiệp nên in trắng để nộp tránh bị phạt hành chính sau này.


II. Một số rủi ro về Thuế và cách phòng ngừa khi mua hàng

hóa và dịch vụ




Phàm những điều mà người ta không ngờ, hậu quả của nó xảy ra một cách nghiêm trọng thì
được coi là rủi ro. Khi người ta biết mức độ rủi ro cao, thì hành động sẽ trở nên thận trọng.



. Câu hỏi đặt ra là: Kế toán nhìn nhận vấn đề rủi ro về thuế như thế nào, khi doanh nghiệp
(DN) mua các yếu tố đầu vào (gọi tắt là mua hàng)?




Trước khi phân tích các yếu tố có thể gây ra những rủi ro về thuế của một nghiệp vụ mua hàng, chúng
ta nên hình dung qua về mức độ rủi ro nếu cơ quan thuế bác bỏ chi phí mua hàng của DN. Nếu một
nghiệp vụ mua hàng không có đủ chứng từ, nội dung chứng từ không phù hợp, các chứng từ liên quan
không ăn khớp nhau, thiếu tính logic, chặt chẽ và đặc biệt là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp thì cơ quan
thuế có quyền xuất toán các chi phí liên quan đến nghiệp vụ mua hàng trên. Khi đó, DN sẽ bị truy thu
thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), và tiền phạt chậm nộp thuế tính
từ kỳ phát sinh chi phí đến ngày cơ quan thuế phát hiện theo lãi suất 0,03%/ngày (trước ngày
01/07/2016 mức lãi suất áp dụng cho tiền phạt chậm nộp thuế là 0,05%/ ngày). Trường hợp, DN sử
dụng hóa đơn bất hợp pháp thì bị phạt tiền từ 1 đến 3 lần so với giá trị ghi trên tờ hóa đơn.




Ví dụ, vào tháng 3/2013, một DN mua một lô nguyên vật liệu có giá trị 1 tỷ đồng, Thuế GTGT 10% được

khấu trừ là 100 triệu đồng. Tháng 5/2017, Cơ quan thuế vào quyết toán DN này, đã phát hiện bộ chứng từ
của lô hàng trên không đầy đủ và thiếu sự logic, số liệu trên các chứng từ không ăn khớp, nói tóm lại, bộ
chứng từ có vấn đề. Cơ quan thuế yêu cầu, DN xuất toán chi phí của bộ chứng từ trên. Hậu quả là, DN bị
truy thu thuế GTGT mà kế toán đã kê khai khấu trừ 100 triệu đồng. Đồng thời, khi bị xuất toán 1 tỷ đồng chi
phí  thì lợi nhuận của năm 2013 tăng lên đúng 1 tỷ đồng. Do vậy, tiền thuế TNDN 20% bị truy thu là 200
triệu đồng. Ngoài ra, số ngày cơ quan thuế tính từ kỳ khai thuế GTGT đến ngày bị phát hiện là 1.515 ngày,
tiền phạt chậm nộp thuế GTGT là: 1.515 ngày x 0,03% x100 triệu đồng = 45, 45 triệu đồng.




Số ngày tính từ kỳ nộp thuế TNDN năm 2013 đến ngày cơ quan thuế phát hiện là 1.245 ngày, tiền phạt
chậm nộp thuế TNDN là: 1.245 ngày x 0,03% x 200 triệu đồng = 74, 7 triệu đồng. Như vậy, khi Cơ quan
thuế xuất toán chi phí mua nguyên vật liệu của tháng 3/2013 thì tổng số tiền truy thu thuế và nộp phạt mà
DN phải nộp là: 100 + 200 + 45,45 + 74,7 = 420, 15 triệu đồng (trong ví dụ này tác giả không tính mức lãi
suất phạt chậm nộp 0,05%/ ngày áp dụng trước ngày 01/07/2016, nếu tính cẩn thận như vậy thì sẽ dài dòng
và phức tạp hơn, số tiền phạt chậm nộp sẽ lớn hơn). Trong trường hợp tệ hại hơn, nếu tờ hóa đơn trên là hóa
đơn bất hợp pháp (hoá đơn không đăng ký phát hành hoặc mua của DN bỏ trốn) thì mức phạt sẽ nghiêm
trọng hơn. Theo quy định hiện nay, số tiền phạt mà DN phải nộp về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp,
sẽ dao động trong phạm vi từ 1 đến 3 lần giá trị ghi trên tờ hóa đơn, tức là DN phải nộp phạt từ 1 đến 3 tỷ
đồng.




Tất cả chúng ta ai cũng biết, hoạt động mua các yếu tố đầu vào của DN đều phải
thể hiện trên bộ chứng từ. Theo lẽ thông thường, nếu hoạt động mua của DN là
có thật thì bộ chứng từ hiển nhiên sẽ được Cơ quan Thuế công nhận và do đó
không có rủi ro về thuế. Điều này chưa hẳn đã đúng. Tại sao lại như vậy? Để trả
lời câu hỏi này, trước hết kế toán cần phải biết: Muốn bảo vệ với cơ quan Thuế về

một nghiệp vụ mua hàng của DN là có thật thì bộ chứng từ phải bao gồm những
gì? Trên thực tế, không phải ai cũng biết. Có những người cho rằng: Khi mua
hàng chỉ cần có tờ hóa đơn GTGT với đầy đủ chữ ký và con dấu của người bán,
là đủ điều kiện cho kế toán hạch toán vào chi phí được trừ. Điều này cũng không
đúng. Kế toán nên nhớ rằng, điều kiện trước tiên để bảo vệ với cơ quan thuế về
một nghiệp vụ mua hàng trong nước là có thật thì phải có một bộ chứng từ đầy
đủ gồm:






1- Hợp đồng, Phụ lục Hợp đồng và Thanh lý Hợp đồng (nếu có).



4- Biên bản bàn giao vật tư, hàng hóa (đối với DN thương mại), Biên bản nghiệm
thu công trình (đối với DN xây dựng), Biên bản nghiệm thu khối lượng dịch vụ
hoàn thành (đối với DN cung cấp dịch vụ).




2- Có hóa đơn chứng từ hợp pháp.
3- Có chứng từ thanh toán (Phiếu thu nếu thanh toán bằng tiền mặt có giá trị nhỏ
hơn 20 triệu đồng, nếu lớn hơn 20 triệu đồng thì không được thanh toán bằng tiền
mặt).

5- Các chứng từ liên quan đến việc mua bán khác như: Hóa đơn chi phí vận

chuyển, chi phí bốc dỡ, chi phí lắp đặt chạy thử (nếu có), phí cầu đường,...
Ngoài ra DN còn có thể bổ sung thêm các chứng từ như: Phiếu xuất kho, Phiếu
nhập kho có ghi rõ số lượng, chủng loại từng mặt hàng hoặc Bản kê chi tiết số
lượng, chủng loại từng mặt hàng.




Câu hỏi thứ hai đặt ra là: Nếu một nghiệp vụ mua hàng đã có đầy đủ chứng từ liên quan
thì kế toán có bảo vệ được với Cơ quan thuế về chi phí được trừ của nghiệp vụ mua hàng đó
không? Câu trả lời cũng là  “chưa chắc”. Tại sao lại như vậy? Để trả lời câu hỏi này chúng ta
cần phải xem xét một cách cẩn thận về sự phù hợp, tính logic, chặt chẽ của từng chứng từ
trong bộ chứng từ kể trên.




Hợp đồng kinh tế



Các nghiệp vụ mua hàng có giá trị lớn, thời gian thực hiện lâu dài thì nhất thiết phải có Hợp đồng kinh tế, để đưa ra những
cam kết ràng buộc trách nhiệm giữa bên mua và bên bán. Hợp đồng cũng là một căn cứ, để khẳng định giá trị và tầm quan
trọng của một giao dịch. Nếu một tờ hóa đơn có giá trị lớn mà không có Hợp đồng đi kèm, thì đây là một dấu hiệu để cơ
quan thuế đặt câu hỏi về tính thực tế của giao dịch. Hợp đồng và các chứng từ khác có quan hệ mật thiết với nhau về nội
dung .



- Thứ nhất về mặt giá trị: Giá trị ghi trên Hợp đồng phải bằng với giá trị ghi trên Hóa đơn và Chứng từ thanh toán. Nếu số

liệu trên ba chứng từ này (Hợp đồng, Hóa đơn, Chứng từ thanh toán) không bằng nhau thì kế toán cần phải giải thích được.
Ngoài trường hợp giá trị Hợp đồng bằng giá trị ghi trên Hóa đơn, có hai khả năng xảy ra:



+ Khả năng 1: Giá trị trên Hợp đồng lớn hơn giá trị trên Hóa đơn. Trong trường hợp này, nếu không có Phụ lục điều chỉnh
giá trị hiện thực thì cơ quan thuế sẽ xử lý bên bán bằng cách coi giá trị trên Hợp đồng là doanh thu. Như vậy, doanh thu của
bên bán sẽ bị tăng lên so với doanh thu đã khai theo Hóa đơn. Trường hợp này, bên bán bị rủi ro, bên mua không bị rủi ro.


×