Tải bản đầy đủ (.pptx) (57 trang)

Giải quyết tranh chấp trong WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 57 trang )

Giải quyết tranh chấp trong
WTO


Giới thiệu
• Một trong những thành tựu của vòng đàm phán Uruguay là sự phát
triển của cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT/WTO. Từ chỗ chỉ là
một cơ chế mang tính lỏng lẻo, thiếu độ tin cậy, đã hình thành một cơ
chế giải quyết tranh chấp nhanh chóng, hiệu quả và có tính chuyên
nghiệp cao, nhằm đảm bảo việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các qui
định trong Hiệp định, ngăn chặn các biện pháp thương mại vi phạm
các Hiệp định, góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu to lớn của
WTO, Cơ chế giải quyết tranh chấp này đã thực sự góp phần vào quá
trình điều chỉnh pháp lý các hoạt động thương mại thế giới, tạo niềm
tin cho các nước khi tham gia vào tự do hoá thương mại.


Lịch sử hình thành và phát triển
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là sự kế thừa các qui định
về giải quyết tranh chấp của hệ thống GATT 1947.
Mục tiêu căn bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là
nhằm “đạt được một giải pháp tích cực cho tranh chấp”, và ưu
tiên những “giải pháp được các bên tranh chấp cùng chấp thuận
và phù hợp với các Hiệp định liên quan” 


Cơ chế GQTC trong khuôn khổ GATT

Mang tính chất "hoà
giải" nhiều hơn là
"tranh tụng"




Văn bản pháp lý điều chỉnh
• Thoả thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết
tranh chấp (DSU) : 27 điều, 3 phụ lục
• DSU giải quyết: GATT, GATS, TRIPS, hiệp định thương mại nhiều
bên, DSU*
• Điều XXII và XXIII (GATT-1994), qui tắc và thủ tục chuyên biệt
hoặc bổ sung, “ Quyết định về các thủ tục tranh chấp đặc biệt”
(GATT-1996), thủ tục đặc biệt áp dụng cho tranh chấp có một
bên là nước kém phát triển nhất.


Những đổi mới trong cơ chế giải quyết tranh
chấp của WTO so với GATT



Nhận xét
1. Nhiều tính ưu việt và linh hoạt về thời gian giải quyết
2. Hoạt động của Ban hội thẩm có nhiều nét tiến bộ hơn GATT
3. Thiết lập nên 1 cơ chế gỉai quyết tranh chấp với 2 cấp: sơ thẩm và
phúc thẩm
4. Bản chất cưỡng chế và cơ chế thực thi đã được thể hiện mang lại
hiệu quả thực tế
5. Loại trừ hoàn toàn quyền hành động đơn phương của các thành viên
6. Đối xử ưu đãi và thành viên là các nước đang phát triển hoặc kém
phát triển



Đặc điểm của cơ chế GQTC của WTO
Giải pháp mà các bên tranh chấp cùng có thể chấp nhận
được sẽ được ưu tiên
Các tranh chấp được giải quyết một cách nhanh chóng

Cơ chế GQTC mang tính đa phương

Cơ chế GQTC chỉ dành cho các thành viên WTO


GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
TRONG KHUÔN KHỔ WTO


III. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
CỦA WTO

1.CÁC CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP
2.ĐỐI TƯỢNG GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP VÀ CƠ SỞ KHỞI KIỆN TẠI WTO


1. CÁC CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP
a) CƠ QUAN GQTC (DSB – DISPUTE SETTLEMENT BODY)
• DSB thực chất là Đại hội đồng WTO, bao gồm đại diện của các quốc gia thành
viên.
• DSB có quyền tự bầu chọn chủ tịch và Ban hội thẩm.
• Chức năng và vai trò:

i. Nhận thông báo của bên khởi kiện
ii. Thành lập và quyết định các thành viên của Ban hội thẩm
iii. Thông qua các báo cáo của Ban hội thẩm cũng như Cơ quan phúc thẩm.
iv. Giám sát việc thi hành các khuyến nghị và phán quyết

• Tuy nhiên DSB chỉ là cơ quan thông qua quyết định chứ không trực tiếp thực
hiện việc xem xét giải quyết các tranh chấp


b) Ban hội thẩm
• Có từ 3-5 thành viên
• Để đảm bảo sự minh bạch, liêm chính trong quá trình GQTC, các
thành viên trong ban hội thẩm phải tuân theo các Quy định điều
chỉnh hành vi liên quan đến DSU về quy định và thủ tục GQTC.
• Có chức năng là xem xét các vấn đề tranh chấp trên cơ sở các
quy định trong Hiệp định của WTO. Sao đó nộp báo cáo trình
DSB thông qua
• Có thể nói Ban hội thẩm là cấp sơ thẩm – cấp đầu tiên trong thủ
tục GQTC


c) Cơ quan phúc thẩm – SAB
• SAB là cơ quan thường trực của WTO
• Có 7 thành viên. Nhưng mỗi vụ việc lại được xét xử bởi 3 thành
viên, do đó các thành viên làm việc theo chế độ luân phiên.
• Chức năng: SAB chỉ xem xét lại các khía cạnh pháp lý và giải thích
pháp luật trong báo cáo của Ban hội thẩm chứ không điều tra lại
các yếu tố thực tiễn của tranh chấp.
• Báo cáo của SAB được thông qua tại DSB và không thể bị phản
đối hay khiếu nại tiếp.



d) Trọng tài
• Sử dụng kết hợp với cơ chế của DSU
• Sử dụng thay thể cho cơ chế của DSU:
 Quyết định lựa chọn GQTC bằng trọng tài độc lập phải được thông
báo đến tất cả các thành viên của WTO trước khi thủ tục tố tụng bắt
đầu.
 Phán quyết không cần DSB thông qua, nhưng phải thông báo cho DSB
và các thành viên của WTO.
 Phán quyết của trọng tài phải được các bên tuân thủ nghiên túc.


2. ĐỐI TƯỢNG GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP VÀ CƠ SỞ KHỞI KIỆN TẠI WTO
Giữa các thành viên.
a) Đối tượng được giải quyết tranh chấp
Từ các hiệp định có liên quan
Có 2 nhóm hiệp định:
 Hiệp định đa bên – rằng buộc tất cả các thành viên WTO
• GQTC thuộc thẩm quyền của DSB

 Hiệp định nhiều bên – rằng buộc với những quốc gia tham gia
• Tuỳ theo quyết định của các bên tham gia


b) Cơ sở khởi kiện
Khiếu kiện do có vi phạm (violation complaint): khiếu
kiện phát sinh khi một quốc gia thành viên không thực
hiện các nghĩa vụ của mình theo quy định tại Hiệp định

Khi người khởi kiện chứng minh sự tồn tại của vi phạm thì
cũng phải chứng minh có sự triệt tiêu hoặc xâm phạm lợi ích
của bên khởi kiện.
Bên bị kiện có thể thuyết phục cơ quan GQTC chấp nhận yêu
cầu bác bỏ suy đoán làm triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích khi có
hành vi vi phạm các hiệp định của WTO


 Khiếu kiện không vi phạm (non - violation complaint): là loại khiếu kiện phát
sinh khi một quốc gia ban hành một biện pháp thương mại gây thiệt hại (làm
mất hay phương hại) đến các lợi ích mà quốc gia khiếu kiện có được từ Hiệp
định hoặc cản trở việc thực hiện một trong các mục tiêu của Hiệp định không phụ thuộc vào việc biện pháp đó có vi phạm Hiệp định hay không.
 Bên khởi kiện phải đưa ra “Bản giải trình chi tiết”:
i.
ii.
iii.

Có sự phương hại hay làm vô hiệu lợi ích hay việc thực hiện một mục tiêu của hiệp
định
Xác định biện pháp không vi phạm – nhưng có xâm hại tới quyền lợi của nước thành
viên
xác định mối liên giữa giữa các biện pháp đó có gây hại hay vi phạm đến Hiệp định
của WTO


Khiếu kiện dựa trên “một tình huống
khác”
• Wto cho phép thành viên khi phát hiện có các tinh huống gây bất
kỳ thiệt hại về quyền lợi thì ngoai hai trường hợp vừa kể trên thì
có quyền sử dụng cơ chế GQTC của WTO để bảo về quyền lợi của

mình
• Thực tế loại khiếu kiện này không tồn tại


IV. Thủ tục giải quyết tranh
chấp
4. 1. Các bước giải quyết
tranh chấp

4.2. Thực thi khuyến nghị
và phán quyết của DSB


Các bước giải quyết tranh chấp
1. Tham vấn





Là giai đoạn đầu tiên mang tính bắt buộc của thủ tục GQTC
Yêu cầu tham vấn:
Thời hạn tham vấn: được thực hiện trong vòng 30 ngày
Thủ tục: DSU quy định các bên phải tiến hành một cách thiện chí nhằm
đưa ra giải pháp thoả đáng. Thủ tục này được bảo mật
• Các đề nghị của một bên trong quá trình tham vấn không ảnh hưởng
đến các yêu cầu của bên này trong giai đoạn tiếp theo


1.Tham vấn

i. Bên được yêu cầu tham vấn không trả lời trong thời gian 10 ngày sau khi
nhận được yêu cầu
ii. Bên được yêu cầu tham vấn không tham gia tham vấn trong vòng 30 ngày
kể từ khi nhận được thông báo.
iii. Trong 60 quá trình tham vấn không đạt được yêu cầu
iv. Trong trường hợp khẩn cấp,khi tham vấn không thực hiện trong 10 ngày và
trong 20 ngày không đạt được kết quả

Thành lập Ban hội thẩm


2. GQTC trước Ban hội thẩm
i. Thành lập Ban hội thẩm và điều khoản tham chiếu của
Ban hội thẩm
• Xác định các “biện pháp” đang được bàn cãi.
• Tóm tắt ngắn gọn cơ sở pháp lý của đơn kiện.


2. GQTC trước Ban hội thẩm
ii. Thời gian biểu làm việc của Ban hội thẩm
• Được báo cho các bên trong vòng 7 ngày sau khi được thành lập
• Gồm các công đoạn chính: nhân văn bản đệ trình của các bên, tổ chức
cuộc họp đi vào nội dung với các bên, chuyển báo cáo giữa kỳ cho các
bên, chuyển báo cáo cuối cùng cho các bên và DSB.
• Trong vòng từ 6 – 9 tháng kể từ khi được thành lập Ban hội thẩm


2. GQTC trước Ban hội thẩm
iii. Giải thích luật



×