Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài báo cáo học phần 1 nghề thừa phát lại những cơ hội và thách thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.79 KB, 9 trang )

ĐỀ TÀI: NGHỀ

THỪA PHÁT LẠI – NHỮNG CƠ HỘI
VÀ THÁCH THỨC

Nghề Thừa phát lại là một trong những nghề còn rất mới mẻ ở Việt Nam hiện
nay. Hoạt động của Thừa phát lại được thí điểm tại TP.HCM vào năm 2009 và được
nhân rộng ra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ cuối năm 2013 và sắp tới
sẽ được mở rộng trong cả nước. Một ngành nghề khi mới được hình thành đều có
những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của nó. Nghề thừa phát lại cũng
không ngoại lệ. Để nắm được những cơ hội và thách thức của Nghề thừa phát lại
trong giai đoạn hiện nay, chúng ta hãy cùng phân tích các vấn đề sau đây.
Tìm hiểu về lịch sử hình thành của Thừa phát lại:
Trên thế giới, Thừa phát lại được hình thành từ thời trung cổ tại các nước ở
Châu Âu: Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan và các nước Châu Mỹ như Canada, Mỹ. Tại
Việt Nam, Thừa phát lại đã hình thành từ thời Pháp thuộc, chức danh tư pháp này
tồn tại cho đến trước năm 1975 tại miền nam Việt Nam.
Thừa phát lại có thể được hiểu là chức danh được pháp luật công nhận, có
nhiệm vụ thông qua các hoạt động pháp lý thực thi bằng văn bản, chứng cứ, tống
đạt các quyết định tư pháp yêu cầu đương sự bắt buộc phải tuân thủ pháp luật.
Thời Pháp thuộc, nhân viên Thừa phát lại được gọi là Chưởng lý, Mõ Tòa,
Thừa phát lại thực hiện các công việc trợ lý giúp việc cho Tòa án, đồng thời là cầu
nối hỗ trợ pháp lý cho tầng lớp dân nghèo, nhân dân lao động có thể bảo vệ các
quyền của mình trước pháp luật.
Thừa phát lại làm công tác bổ trợ tư pháp với sự hỗ trợ của quyền lực công
trong việc thi hành nhiệm vụ của mình trong các giao dịch dân sự, hành chính.
Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính Trị về Chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020 đã định rõ: “Nghiên cứu Chế định Thừa phát lại (Thừa hành
viên). Trước mắt, có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương, sau vài năm, trên
cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn sẽ có bước đi tiếp theo”.
Căn cứ trên cơ sở đó, Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của


Quốc hội về thi hành án dân sự đã quy định như sau: “Giao cho Chính phủ quy
1


định và tổ chức thực hiện thí điểm hình thức hoạt động của Thừa phát lại tại một
số địa phương”. Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/07/2009 của Chính Phủ
quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại TPHCM.
Trên cơ sở Nghị định này, các Bộ đã ban hành Thông tư hướng dẫn và quy định để
phát triển, duy trì các văn phòng Thừa phát lại tại TP. Hồ Chí Minh và hiện nay đã
có 08 văn phòng đang hoạt động tại địa phương này.
Thừa phát lại và các công việc của Thừa phát lại:
Theo nghị định 61/2009/NĐ-CP thì Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ
nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và
các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan. Hiện
nay công việc của Thừa phát lại bao gồm:
- Tống đạt văn bản, giấy tờ của Tòa án và cơ quan thi hành án
Khoản 3 Điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP quy định “Tống đạt là việc thông
báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự do Thừa
phát lai thực hiện”.
Thừa phát lại đi tống đạt văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự
công là thực hiện đúng chủ trương cải cách tư pháp của Quốc hội. Theo đó, các thư
ký Tòa án, thư ký Cơ quan thi hành án dân sự công sẽ có nhiều thời gian hơn để tập
trung học hỏi cho công việc nghiệp vụ ở cơ quan. Điều này sẽ đáp ứng được kỳ
vọng của các bên liên quan về công tác tống đạt văn bản.
- Lập vi bằng
Tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP quy định "Vi bằng là văn
bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong
xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác."
Điều 7 Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC- VKSNDTCBTC ban hành ngày 28/02/2014 quy định: "Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn
chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao

dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật."
2


Thực tế và cụ thể hơn, vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video,
âm thanh kèm theo (nếu cần thiết). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi
nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một
cách trung thực, khách quan. Tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án nếu các
bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng.
- Xác minh điều kiện thi hành án
Theo Điều 30 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ
thì Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi
hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các Cơ quan thi hành án dân
sự trên địa bàn tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Khi thực hiện việc xác minh,
Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát
lại trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản tại địa phương đó.
- Thi hành án
Theo Điều 34 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ
thì Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu cầu của đương
sự đối với các bản án, quyết định sau:
+ Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực của Tòa án cấp huyện nơi Thừa
phát lại đạt Văn phòng;
+ Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết
định sơ thẩm của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt Văn phòng;
+ Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt Văn
phòng.
Ngoài ra, Thừa phát lại có thể tổ chức thi hành các vụ việc trên ngoài địa bàn tỉnh
nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại nếu đương sự có tài sản, cư trú hay có các điều
kiện khác ngoài địa bàn tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.

Với những công việc được pháp luật quy định như trên, hiện nay Nghề
thừa phát lại có những cơ hội rất lớn trong việc phát triển và mở rộng. Cụ thể
như sau:
3


Thứ nhất: Nhiều loại việc đa dạng, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng.
Nghề thừa phát lại rất đa dạng với 4 loại việc cụ thể là lập vi bằng, tống đạt
văn bản, xác minh điều kiện thi hành án tương đương chi cục thi hành án dân sự và
thi hành án dân sự trong đó lập vi bằng là một loại công việc tương đối mới và đặc
biệt rất được người dân trông đợi. Nghị định số 61/2009/NĐ-CP lần đầu tiên đã quy
định thừa phát lại được quyền lập vi bằng nhằm tạo lập bổ sung nguồn chứng cứ
bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi bị xâm phạm trong
quan hệ dân sự.
Từ trước đến nay người dân thường ít quan tâm đến việc lưu lại những chứng
cứ, bằng chứng về những sự việc đã xảy ra hoặc những giao dịch đặc biệt là giao
dịch liên quan đến bất động sản… chính vì vậy khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp
giữa các bên họ không có chứng cứ rõ ràng trước Tòa, buộc Tòa phải đi xác minh
và trong nhiều trường hợp chứng cứ của họ đưa ra sẽ không được Tòa chấp nhận.
Ngày nay với sự ra đời của Nghề thừa phát lại, người dân có thể yêu cầu Thừa phát
lại lập vi bằng - là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo
(nếu cần thiết). Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà
đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan, đúng pháp
luật. Với những vi bằng đã được Thừa phát lại lập và đăng ký tại Sở tư pháp thì nó
hoàn toàn có giá trị chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên
quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng. Không những có giá trị chứng cứ để Tòa án
xem xét khi giải quyết vụ án mà vi bằng còn là căn cứ để thực hiện các giao dịch
hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Thị trường bất động sản của nước ta vốn rất sôi động và ngày càng phát triển

mạnh. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều nơi, nhiều địa phương sử dụng hình thức
mua bán bất động sản bằng sự tin tưởng, bằng giấy tay thậm chí là thỏa thuận
miệng… Đất đai, nhà cửa chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng và sở hữu còn
rất nhiều. Người dân muốn thực hiện việc mua bán không thể ra các văn phòng
công chứng để giao dịch hoặc lập những thỏa thuận riêng với nhau, chính vì vậy
việc lập vi bằng về những giao dịch trong hoạt động mua bán bất động sản là vô
4


cùng quan trọng để bảo đảm quyền lợi của các bên. Đây là một mảng công việc có
rất nhiều tiềm năng mà chúng ta có nhiều cơ hội để khai thác, phát triển nghề của
mình.
Ngoài ra, theo Bộ Tư pháp, hiện nay, việc quá tải dẫn đến chậm trễ trong việc
thi hành các bản án, quyết định tại cơ quan thi hành án dân sự là một trong những
nguyên nhân của tình trạng án chuyển kỳ sau còn nhiều, gây áp lực lớn đối với đội
ngũ Chấp hành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ. Từ đó ảnh hưởng đến chất
lượng, hiệu quả làm việc của đội ngũ Chấp hành viên, làm phát sinh khiếu nại, tố
cáo phức tạp liên quan đến công tác thi hành án dân sự. Sự ra đời của Thừa phát lại,
trước mắt sẽ tạo nên cơ chế, mô hình thi hành án dân sự mới, bên cạnh Cơ quan thi
hành án dân sự hiện hành để người dân có sự lựa chọn được dịch vụ pháp lý tốt và
hiệu quả nhất trong việc thi hành các bản án, quyết định của Toà án, bảo đảm quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
Đặc biệt, việc xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại đã góp phần
hỗ trợ người dân, tạo điều kiện cho việc thi hành bản án, quyết định của Cơ quan
thi hành án hiệu quả hơn. Theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật Sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật Thi hành án dân sự, người được thi hành án có quyền tự mình
hoặc ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành
án của người phải thi hành án.
Thực tiễn công tác thi hành án dân sự cho thấy, với điều kiện kinh tế, xã hội,
cơ chế quản lý, công khai tài sản chưa được hoàn thiện, minh bạch, sự hỗ trợ của cơ

quan, tổ chức, cá nhân để người được thi hành án tự thực hiện xác minh còn chưa
hiệu quả, trở thành gánh nặng cho người được thi hành án và cả Chấp hành viên.
Việc người được thi hành án gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong việc xác minh điều
kiện thi hành án, nhất là khi phải xác minh tại các cơ quan nhà nước, tổ chức tín
dụng... cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng tồn đọng án hiện
nay.

5


Với sự ra đời của các Văn phòng Thừa phát lại, trong đó có chức năng xác
minh điều kiện thi hành án, về lâu dài, bên cạnh lựa chọn Chấp hành viên, người
dân có thêm công cụ hỗ trợ tích cực cho việc bảo đảm quyền lợi hợp pháp của mình
trong quá trình tổ chức thi hành án, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành
án dân sự.
Thứ hai: Số lượng Thừa phát lại và các văn phòng Thừa phát lại hiện nay
còn ít dẫn đến sự cạnh tranh chưa cao
Tuy nhu cầu về các loại việc của Thừa phát lại rất cao như vậy nhưng hiện nay
số lượng Thừa phát lại và các văn phòng Thừa phát lại còn rất ít. Chính vì vậy sự
cạnh tranh chưa cao nên cơ hội để khai phá nghề này rất tiềm năng.
Hiện nay chỉ riêng tại TP HCM có khoảng mấy ngàn luật sư và trên 1000 tổ
chức hành nghề luật sư, trên 60 tổ chức hành nghề công chứng còn Thừa phát lại
chỉ có trên 10 tổ chức hành nghề. Là một nghề mới, đội ngũ cạnh tranh chưa cao,
nếu chúng ta biết phát huy những thế mạnh của nghề Thừa phát lại, tạo lòng tin và
sự hiểu biết trong nhân dân thì cơ hội để phát triển nghề này rất lớn. Chúng ta sử
dụng những kiến thức được học, những hiểu biết qua sự tìm tòi nghiên cứu để tạo
dựng nên thương hiệu riêng cho tổ chức của mình, gây dựng niềm tin cho khách
hàng để khách hàng tìm đến với chúng ta ngày càng đông hơn.
Bên cạnh những cơ hội để phát triển nhanh, mạnh thì nghề Thừa phát lại
có những thách thức như sau:

Thứ nhất: Mặc dù nghề Thừa phát lại rất đa dạng với 4 loại việc là lập vi
bằng, tống đạt văn bản, xác minh điều kiện thi hành án tương đương chi cục thi
hành án dân sự và thi hành án dân sự nhưng trên thực tế hiện nay công việc chủ yếu
của Thừa phát lại là tống đặt văn bản và lập vi bằng. Việc xác minh điều kiện thi
hành án và trực tiếp tổ chức thi hành án còn rất ít, thậm chí có Văn phòng Thừa
phát lại chưa thực hiện được vụ việc nào.
Hiện nay theo quy định Thừa phát lại muốn cưỡng chế, thì phải xin ý kiến
Ban chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh, thành phố - nơi đặt Văn phòng và kế hoạch
6


cưỡng chế phải được Cục trưởng thi hành án dân sự phê duyệt. Quy định này đã
làm mất đi tính chủ động của Thừa phát lại.
Thứ hai: Chế định Thừa phát lại còn rất mới mẻ, lạ lẫm nên người dân, doanh
nghiệp, cán bộ, cơ quan nhà nước thậm chí cán bộ tư pháp, những người hành nghề
luật chưa biết đến “Thừa phát lại” là gì. Bên cạnh đó, còn thiếu các văn bản pháp
luật điều chỉnh hoạt động Thừa phát lại. Có văn bản đã ban hành nhưng lại chưa cụ
thể dẫn tới nhiều cách hiểu không thống nhất
Vấn đề này, Ban chỉ đạo thực hiện thí điểm thừa phát lại cũng thừa nhận: pháp
luật hiện hành chưa quy định thẩm quyền của Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát
lại ngang bằng Chấp hành viên, cơ quan thi hành án như: về thẩm quyền trong việc
áp dụng biện pháp cưỡng chế; về thẩm quyền xác minh điều kiện thi hành án.
Trong đó, mặc dù các Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành Nghị định số
135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ đã tháo gỡ một phần khó khăn
trong việc xác minh điều kiện thi hành án tại ngân hàng và tổ chức tín dụng nhưng
vẫn chưa giải quyết được các vướng mắc trong việc Văn phòng Thừa phát lại quyết
định áp dụng các biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế thi hành án tại ngân
hàng, tổ chức tín dụng khác.
Bên cạnh đó, Văn phòng Thừa phát lại còn gặp khó khăn do “độ vênh” giữa
Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại với các luật

liên quan trong việc xác minh điều kiện thi hành án, áp dụng các biện pháp cưỡng
chế tại cơ quan Thuế, Cảnh sát giao thông (xác minh đăng ký của chủ sở hữu
phương tiện giao thông). Ngoài ra, cùng là tổ chức có chức năng thi hành án nhưng
các Văn phòng Thừa phát lại không được Nhà nước “bao cấp” như đối với cơ quan
thi hành án dân sự (hiện nay cả nước mới chỉ có 46 Văn phòng Thừa phát lại hoạt
động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính trong khi chúng ta đang có cả một hệ
thống cơ quan thi hành án gồm 63 Cục thi hành án dân sự, trên 700 Chi cục thi
hành án với trên 10 ngàn người và toàn bộ chi phí do ngân sách nhà nước cấp).
Đồng thời, tâm lý người dân chưa quen và chưa thật sự tin tưởng ở Thừa phát lại.
Những điều này đã tạo nên một “sân chơi” không ngang bằng giữa các Cơ quan thi
hành án dân sự và Văn phòng Thừa phát lại.
7


Quy định rõ thẩm quyền của thừa phát lại, nghiên cứu, xem xét trao quyền lớn
hơn cho thừa phát lại cũng như các cơ chế bảo đảm phối hợp cho thừa phát lại hoạt
động hiệu quả là kiến nghị của nhiều thừa phát lại và cả một số cơ quan thi hành
án.
Thứ ba: Việc đến các văn phòng công chứng đã thành thói quen, người dân
còn lạ lẫm với khái niệm “Thừa phát lại”, chưa xác định được tầm quan trọng của
việc tạo lập chứng cứ. Đặc biệt ở những tỉnh thành chưa từng thành lập các văn
phòng thừa phát lại thì khái niệm này đối với người dân còn rất mơ hồ. Không chỉ
người dân mà thậm chí các cán bộ làm việc ở phường, xã hay các tổ dân phố đều
không hiểu rõ thế nào là “Thừa phát lại”, gây khó khăn cho các Thừa phát lại khi đi
tống đạt.
Thứ năm: Thời gian tới với sự ra đời ngày càng nhiều của các Văn phòng
Thừa phát lại, sự canh tranh giữa các Thừa phát lại sẽ trở nên khốc liệt hơn đòi hỏi
mỗi Thừa phát lại phải phát huy tất cả năng lực, khả năng để giành lấy sự tin tưởng
từ khách hàng.
Thừa phát lại là một nghề luật mới ở Việt Nam và vừa kết thúc giai đoạn thí

điểm. Thế nên, việc nhiều người chưa biết đến hoặc ít được biết đến hoạt động
Thừa phát lại là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, với những đóng góp ngày càng lớn cho
hoạt động tư pháp, trong tương lai, khả năng mô hình Thừa phát lại được nhân rộng
và áp dụng chính thức, thống nhất trên cả nước là rất cao. Lúc đó, Thừa phát lại
thực sự là người hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy cho người dân. Thừa phát lại đã tạo
thêm một công cụ pháp lý để người dân tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
trong thực hiện các giao dịch dân sự và trong quá trình tố tụng, tư pháp đã và đang
được người dân đón nhận hết sức tích cực. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các Văn
phòng Thừa phát lại bên cạnh các cơ quan thi hành án dân sự của Nhà nước đã tạo
điều kiện để người dân có thêm sự lựa chọn. Cơ hội để phát triền nghề Thừa phát
lại là rất rộng mở và những thách thức cũng không ít. Chúng ta – những Thừa phát
lại trong tương lai phải luôn phấn đấu rèn luyện trau dồi kiến thức, khả năng nghiệp
vụ để ngày càng vững vàng hơn trong nghề nghiệp, góp phần đưa hoạt động thừa

8


phát lại được nhân rộng và áp dụng vào cuộc sống, là công cụ hỗ trợ pháp lý để
người dân tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

9



×