Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

KLTN hoạt động công tác xã hội trong phòng chống BLGĐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.67 KB, 117 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin dành lời cảm ơn trân trọng nhất tới các thầy cô giáo khoa
công tác xã hội, trường Đại học Lao Động Xã Hội đã tận tình dạy bảo, truyền đạt
cho em những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới giảng viên- T.S Nguyễn
Trung Hải, đã tận tình chỉ bảo, đóng góp ý kiến, động viên và giúp đỡ em hoàn
thành tốt đề tài: “ Hoạt động công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
tại thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc”
Xin cảm ơn cán bộ chính quyền địa phương và người dân thị trấn Yên Lạc, huyện
Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp em hoàn thành được đề tài nghiên cứu của mình
một cách thuận lợi.
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, do hạn chế về kiến thức cũng
như kinh nghiệm thực tế nên bài khóa luận của em khó trảnh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Mỹ Lệ
1


2


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em và được sự hướng dẫn
khoa học của T.S Nguyễn Trung Hải. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài


này là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của địa bàn nghiên cứu và chưa
công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu
phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các
nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong khóa luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu có gì sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

`
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Mỹ Lệ

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Nội dung

Ý nghĩa

1

BLGĐ

Bạo lực gia đình


2

BLTC

Bạo lực thể chất

3

BLTT

Bạo lực tinh thần

4

BLTD

Bạo lực tình dục

5

BLXH

Bạo lực xã hội

5

UBND

Ủy ban nhân dân


6

HĐND

Hội đồng nhân dân

7

PVS

Phỏng vấn sâu

4


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào xã hội, là tổ ấm thân yêu của mỗi con người, như Bác Hồ đã
từng nói: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt,
xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, tình hình bạo lực gia đình đang ở mức đáng báo động khi
58% phụ nữ đã từng là nạn nhân của ít nhất một trong ba hình thức bạo hành chính
trong đời sống vợ chồng là bạo hành thể xác, tình dục và tinh thần. Điều đáng ngại
hơn, một nửa trong số nạn nhân này chưa từng nói với ai về tình trạng bạo lực mà
họ phải chịu đựng.
Theo kết quả nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình tại Việt Nam do Tổng cục
Thống kê và WHO thực hiện cho thấy có tới 32% phụ nữ đã từng kết hôn phải
hứng chịu bạo lực thể xác trong đời sống gia đình. Đồng thời trên hơn nửa phụ nữ
5



Việt Nam đã phải hứng chịu bạo lực tinh thần trong đời. Trong đó tỷ lệ bị bạo lực
đối với phụ nữ đã kết hôn là 9%.
Cứ 10 cặp vợ chồng thì có một cặp từng trải qua các hình thức bạo lực nghiêm
trọng nhất. Phụ nữ thường là đối tượng của bạo lực.
Cũng theo nghiên cứu của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho thấy 2,3%
hộ được phỏng vấn báo cáo có bạo lực về thể chất, 25% có bạo lực tinh thần, 30%
có bạo lực tình dục.
Việt Nam chịu ảnh hưởng của chế độ nho giáo và văn hóa Đông Nam Á, vì vậy
nhiều người còn cho rằng việc người phụ nữ, trẻ em gái thậm chí kể cả nam giới bị
bạo lực mà không thông báo là bình thường, việc kể chuyện, thông báo với người
ngoài về việc này được coi là "vạch áo cho người xem lưng." Vì vậy, có những vụ
việc thương tâm liên quan đến bạo lực gia đình đã xảy ra ở nhiều nơi trên đất nước,
gây phẫn nộ trong dư luận.
Con số bị bạo lực cao như thế nhưng theo các điều tra thì ở Việt Nam có tới 87%
không hề tìm kiếm sự hỗ trợ nào từ các địa chỉ hỗ trợ hay ban, ngành ở địa phương
và 49,6% thậm chí không hề tiết lộ việc mình bị bạo lực gia đình cho bất kỳ ai. Một
nghiên cứu khác được Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm Liên Hiệp Quốc
(UNODC) thực hiện năm 2008 chỉ ra rằng chỉ có 43% số vụ việc bạo lực gia đình
được báo cho cơ quan công an, và trong số này có tới 43% người bị bạo lực được
khuyên là nên “giải quyết vấn đề” trong nội bộ gia đình.
Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc PCBLGĐ, để các
quy định pháp luật về PCBLGĐ được thực thi trong đời sống xã hội nhưng trên
thực tế, tình trạng vi phạm pháp luật về PCBLGĐ vẫn diễn ra thường xuyên ở nhiều
nơi. Thống kê của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Tổng cục thống kê và Quỹ
nhi đồng LHQ công bố ngày 26/6/2008 với điều tra của 93 ngàn hộ gia đình trên
khắp mọi miền đất nước thì có tới 21,2% cặp vợ chồng đã trải qua một hình thức
bạo lực gia đình như đánh, mắng, nhục mạ, ép quan hệ tình dục và như vậy cứ 5
cặp vợ chồng thì đã có một cặp đã có hình thức bạo lực gia đình.

6


Thể chế hoá quy định của Hiến pháp năm 1992, việc bảo vệ phụ nữ khỏi các
hình thức bạo lực gia đình được quy định cụ thể, chi tiết trong nhiều văn bản pháp
luật khác như Luật Hôn nhân gia đình; Bộ Luật Hình sự; Luật Bình đẳng giới; Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình...Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng
trong việc PCBLGĐ, để các quy định pháp luật về PCBLGĐ được thực thi trong
đời sống xã hội nhưng trên thực tế, tình trạng vi phạm pháp luật về PCBLGĐ vẫn
diễn ra thường xuyên ở nhiều nơi. Thống kê của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch,
Tổng cục thống kê và Quỹ nhi đồng LHQ công bố ngày 26/6/2008 với điều tra của
93 ngàn hộ gia đình trên khắp mọi miền đất nước thì có tới 21,2% cặp vợ chồng đã
trải qua một hình thức bạo lực gia đình như đánh, mắng, nhục mạ, ép quan hệ tình
dục và như vậy cứ 5 cặp vợ chồng thì đã có một cặp đã có hình thức bạo lực gia
đình.
Chúng ta đều biết bạo lực gia đình là một hiện tượng xã hội không mới, nhưng
lại nổi lên như một căn bệnh xã hội hết sức nan giải trong giai đoạn hiện nay. Qua
các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng
nhiều hơn gấp 3 lần so với khả năng bị người khác lạm dụng. Bạo lực gia đình đình
đối đã gây hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với thể chất và tinh thần của nạn nhân
Ở bất kỳ thời đại nào gia đình đều giữ vai trò là tế bào của xã hội, là một trong
những nhân tố quyết định sự hưng thịnh của một quốc gia. Trong những năm qua,
cùng với các chủ trương phát triển kinh tế, chính trị, an sinh xã hội cũng được chú
trọng. Vấn đề bạo lực gia đình ngày càng được quan tâm.
Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính lịch sử toàn cầu, gây nhức nhối cho
nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ.
Bước sang thế kỷ XXI, phòng, chống bạo hành trong gia đình đang là một trong
những mục tiêu của thiên niên kỷ.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới
việc phòng, chống bạo hành trong gia đình gia đình và đã ban hành nhiều đạo luật

trực tiếp và gián tiếp liên quan như: Hiến pháp năm 1992; Luật Hôn nhân và gia
7


đình; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Bộ luật Dân sự; Pháp lệnh Xử lý
vi phạm hành chính; Pháp lệnh về Người cao tuổi; Pháp lệnh về Người tàn tật… và
đặc biệt là Luật PCBHGĐ. Những văn bản này đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực
trong đời sống xã hội trong lĩnh vực phòng, chống bạo hành. Tuy nhiên, đánh giá
một cách khách quan thì các quy phạm pháp luật này chưa thực sự đi vào cuộc
sống, sự quan tâm và hiểu biết về lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, tình trạng bạo
hành trong gia đình chưa có nhiều thay đổi. Bạo lực gia đình đã tàn phá, hủy hoại
sự bình yên của nhiều gia đình, làm băng hoại đạo đức xã hội, tước đoạt quyền
được sống hạnh phúc của những người vợ, người con. Bạo lực gia đình là một vấn
đề được xã hội đặc biệt quan tâm. Đây không còn là đề tài mới nhưng vẫn rất thời
sự.
Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, không ít các trường hợp bệnh
nhân nhập viện vì chấn thương do các tác nhân bạo lực gia đình gây ra, có những
trường hợp rất man rợ và đáng thương tâm. Nhiều vụ ly hôn ra toà là nguyên nhân
của nạn bạo lực gia đình. Phụ nữ, người già, trẻ nhỏ là những đối tượng nhạy cảm,
vì vậy, các triệu chứng trầm cảm, stress mạnh, nguy hại hơn là sự suy giảm thần
kinh đã trở thành bệnh, là những hậu quả của nạn bạo lực gia đình. Không chỉ thế,
người phụ nữ còn là đối tượng hứng chịu những tổn hại về sinh lý dưới tác động
của hành vi bạo lực về tình dục. Trong khi đó, tổn thất cho việc giải quyết vấn đề
bạo lực gia đình là không nhỏ, bao gồm nhiều khoản chi phí cho các dịch vụ hỗ trợ
luật pháp, công an, tòa án, xã hội; cho công tác tuyên truyền, y tế, giáo dục. Đồng
thời, phụ nữ - nạn nhân bạo lực gia đình sẽ giảm năng suất lao động, giảm khả năng
tạo thu nhập và việc làm.
Thị trấn Yên Lạc là nơi tôi được sinh ra và từng bước trưởng thành. Nơi đây, cuộc
sống kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn vất vả, kèm theo đó là các tệ nạn xã hội vẫn
đang ngày ngày hiện hữu, trong đó có nạn bạo lực gia đình, đặc biệt là đối với phụ

nữ. Người dân nơi đây chưa có nhận thức đầy đủ về vấn đề bạo lực, chưa thấy được
những hệ quả của bạo lực cũng như những quyền lợi mà họ được thụ hưởng. Gia
đình là tế bào của xã hội do vậy công tác xã hội cũng đặc biệt chú trọng tới sự phát
triển của gia đình. Công tác xã hội hỗ trợ, can thiệp những gia đình có vấn đề: xung
đột gia đình, nghèo đói, bệnh tật, bạo lực gia đình…Các hoạt động công tác xã hội
trong phòng chống bạo lực gia đình sẽ góp phần mang lại cuộc sống bình yên cho
người dân nơi đây nói chung và tổ ấm, hạnh phúc của mỗi gia đình nói riêng. Yên
Lạc sẽ không còn cảnh tượng chồng đánh vợ, con cái đánh mắng cha mẹ, nhiều
8


cuộc ly hôn, gia đình đổ vỡ, các con lưu lạc nữa…. Chính vì vậy mà tôi lựa chọn
nghiên cứu đề tài “Hoạt động công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia
đình tại thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” cho khóa luận tốt
nghiệp của mình..
Thông qua khoá luận này, tôi mong muốn cung cấp những kiến thức bổ ích về vấn
nạn bạo lực gia đình. Thông qua vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trợ
giúp phụ nữ bị bạo lực tôi muốn nhấn mạnh hơn nữa vai trò hỗ trợ, can thiệp của
công tác xã hội trước thực trạng vấn nạn bạo lực gia đình ngày càng xảy ra thường
xuyên ở nước ta. Với khả năng và kiến thức hạn chế của một sinh viên tôi không
nghĩ mình có thể làm thay đổi vấn nạn bạo lực gia đình ở Việt Nam nói chung và ở
địa phương tôi nói riêng nhưng tôi mong muốn sẽ mang đến cái nhìn sâu sắc, sự
nhận thức về nghề nghiệp tương lai của một nhân viên công tác xã hội thông qua
mô hình trợ giúp, can thiệp mang “chất” công tác xã hội. Tôi hi vọng sự phát triển
của đất nước có phần không nhỏ sự trợ giúp, can thiệp của công tác xã hội để các
gia đình Việt Nam ngày càng hạnh phúc, bình yên. Mặc dù đã rất nỗ lực cố gắng
song do thời gian hạn hẹp và khả năng còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tụi rất mong nhận được sự góp ý của quý
thầy cô giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn.
2. Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu về cơ sở lý luận bạo lực gia đình, hoạt động công tác xã hội
trong phòng chống bạo lực gia đình
- Nghiên cứu về thực trạng nhóm đối tượng bị bạo lực gia đình vàng]ời gây
ra bạo lực gia đình.
- Nghiên cứu những yếu tố tác động đến cong tác phòng chống bạo lực gia
đình.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động công tác xã hội trong phòng chống
bạo lực gia đình.
- Hệ thống hóa quan điểm của Đảng, nhà nước về hoạt động công tác xã họi
trong phòng chống bạo lực gia đình
9


- Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động công tác xã hội
trong phòng chống BLGĐ tại thị trấn Yên Lạc
- Xây dựng và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả PCBLGĐ tại
thị trấn Yên Lạc.
4. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình tại thị trấn
Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Khách thể nghiên cứu
Nạn nhân bị bạo lực gia đình tại thị trấn Yên Lạc.
Người gây ra bạo lực.
Người thân của các nạn nhân bị bạo lực gia đình.
Cán bộ làm công tác xã hội.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung:
+ Khóa luận tập trung tìm hiểu, phân tích hoạt động công tác ban hành và áp
dụng các văn bản luật pháp của nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình

+ Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho ifdaan về bạo lực gia
đình.
+ Tuyên truyền, đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kiến thức kỹ năng cho
cán bộ làm công tác xã hội…, từ đó đưa ra một số đề xuất giải pháp và kiến nghị.
- Thời gian: tháng 1 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018.
- Không gian: thị Trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
10


7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu và thu thập các thông tin có giá trị phục
vụ cho việc nghiên cứu, sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp quan sát: Quan sát là phương pháp tri giác có mục đích, có kế
hoạch một sự kiện, hiện tượng, quá trình (hay hành vi cử chỉ của con người) trong
những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau. Em sử dụng phương pháp này nhằm quan sát
cuộc sống của nạn nhân bạo lực gia đình, người gây ra bạo lực gia đình, điều kiện
sống của họ, quan sát và đánh giá tình hình triển khai các hoạt động công tác xã hội
trong phòng chống bạo lực gia đình của địa phương.

Phương pháp phỏng vấn sâu.
Đây là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp
bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Trong cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn
nêu những câu hỏi theo một chương trình được định sẵn dựa trên những cơ sở luật
số lớn của toán học. Trong khóa luận, phương pháp phỏng vấn sâu dùng để thu thập
thông tin từ cán bộ chính sách xã đang thực hiện công tác phòng chông bạo lực gia
đình. Bao gồm:
+ 5 Lãnh đạo, cán bộ xã ( chủ tịch xã, chủ tịch hội phụ nữ xã, cán bộ văn
hóa xã hội, công chức tư pháp, công an xã) và để thu thập thông tin về thực trạng
bạo lực gia đình, các hoạt hình thức bạo lực gia đình và tình hình triển khai các
hoạt động phòng chống bạo lực gia đình, kết quả cũng như là những thuận lợi và

khó khăn trong quá trình triển khai, các yếu tố tác động, đề xuất giải pháp của cán
bộ)
+ 4 nạn nhân bạo lực gia đình và người gây ra bạo lực gia đình : ( người cao
tuổi, phụ nữ, trẻ em, nam giới) để thu thập thông tin về hình thức bị bạo lực, tần
suất bạo lực, nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gây ra cho họ, những chính sách,
hoạt động đã được triển khai trợ giúp, thuận lợi và khó khăn trong khi tiếp cận các
hoạt đọng công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình, những hiểu quả mà
các hoạt động công tác xã hội mang đến cho họ
11


Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi.
Đây là phương pháp phỏng vấn nhưng không trực tiếp mà phỏng vấn qua
một bảng gồm các câu hỏi và đáp án được định trước. Những câu hỏi và đáp án
trong bảng hỏi được xây dựng phù hợp với đối tượng được hỏi để người được hỏi
dễ dàng hiểu và đưa ra phương án trả lời thích hợp. Khóa luận sử dụng phương
pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi để thu thập thông tin từ các nạn nhân và cả
người gây ra bạo lực gia đình với số lượng 50 phiếu hỏi.
Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu, số liệu.
Đây là phương pháp thu thập thông tin thứ cấp, thông qua các văn kiện, các
sách, tài liệu, lí luận Khóa luận sử dụng phương pháp trên trong việc thu thập thông
tin, số liệu, tài liệu khác nhau về thực trạng bạo lực gia đình và các hoạt động công
tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình của ban văn hóa xã hội xã, xóm liên
quan tới đề tài nghiên cứu
Phương pháp phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS
Là phương pháp sử dụng phần mềm SPSS để nhập dữ liệu đầu vào, gán
nhãn vào dữ liệu và từ đó có các biện pháp xử lý số liệu thống kê để đưa ra kết quả
phân tích. Khóa luận ứng dụng phương pháp trên trong xử lý số liệu thu được từ 50
phiếu hỏi, từ đó xây dựng các ý kiến phân tích.
Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu.

Là việc phân tích và diễn giải ý nghĩa của dữ liệu thu thập được thông qua
mẫu nghiên cứu và suy rộng ra cho tổng thể nghiên cứu. Khóa luận ứng dụng
phương pháp trên trong phân tích các số liệu, tài liệu nhằm đánh giá các hoạt động
công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình tại thị trấn Yên Lạc.
Các tài liệu có thể là báo cáo công tác phòng chống bạo lực gia đình hang
năm, hang quý của thị trấn Yên Lạc. Báo cáo về số vụ bạo lực gia đình, số nạn
nhân bị bạo lực gia đình, báo cáo về xử phạt hành chính với người gây ra bạo lực
gia đình cũng như công tác truyền thông, hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình.

12


8. Kết cấu nội dung
Ngoài lời mở đầu, lời cảm ơn, các phụ lục và tài liệu tham khảo có các nội
dung chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về các hoạt động công tác xã hội trong phòng chống
bạo lực gia đình.
Chương 2: Thực trạng baọ lực gia đình và các hoạt động công tác xã hội
trong phòng chống bạo lực gia định tại thị trấn Yên Lạc.
Chương 3: Kết luận giải pháp khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt
động công tác xã hội trên địa bàn thị trấn Yên Lạc.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận.
1.1.Các khái niệm và các vấn đề lien quan đến công tác xã hội.
1.1.1. Khái niệm về công tác xã hội
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về công tác xã hội:
- Khái niệm 1: Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là
hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng
cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo

ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996: 5).
CTXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạo cho
cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải thiện
cuộc sống (Zastrow, 1999:..).
- Khái niệm 2: Theo Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004):
Định nghĩa cổ điển: CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng TỰ GIÚP. Nó không
13


phải là một hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ thống
thân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của mình.
- Khái niệm 3: Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị
Quốc tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự
thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăng
quyền lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng
thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống
xã hội. CTXH can thiệp ở những điểm tương tác giữa con người và môi trường của
họ.
- Khái niệm 4: Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải
quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn
đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội
lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh xã
hội tiên tiến.

1.1.2. Khái niệm hoạt động công tác xã hội.
Từ các khai niệm trên, bản thân em rút ra được, hoạt động công tác xã hội là sự tác
động tích cực của nhân viên công tác xã hội với đối tượng thông qua việc giáo dục,
tuyên truyền, tham vấn, quản lý ca, nâng cao năng lực nhận thức để đối tượng có
thể đương đầu với khó khăn, tự giải quyết vấn đề mình gặp phải, tiến tới công bằng
xã hội cho tất cả mọi người.

1.1.3. Khái niệm nhân viên công tác xã hội
Nhân viên công tác xã hội (Social worker) được Hiệp hội các nhà công tác xã hội
chuyên nghiệp Quốc tế IASW định nghĩa: “Nhân viên công tác xã hội là người
được đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng trong công tác xã hội, họ có
nhiệm vụ: trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn
đề trong cuộc sống, tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết;
thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa các cá nhân với môi trường tạo ảnh
hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình,
nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn”.
14


“Nhân viên công tác xã hội với các kĩ năng được đào tạo về chuyên môn và các
kinh nghiệm nghề nghiệp là người trực tiếp làm việc để đạt được các mục đích
được định rõ và do nghề công tác xã hội đặt ra bằng cách vận dụng các phương
pháp, kĩ năng cơ bản trong công tác xã hội để làm cho đối tượng có khả năng đáp
ứng nhu cầu, giải quyết điều chỉnh những vấn đề đang đặt ra của mình cho phù hợp
với sự thay đổi mô hình xã hội” [20, tr.2].
Như vậy, nhân viên công tác xã hội là người được đào tạo một cách bài bản về mặt
chuyên môn và các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Nhân viên công tác xã hội
không chỉ hướng vào các nhóm đối tượng yếu thế mà còn xây dựng những chương
trình, những giải pháp chiến lươcc̣ nhằm bảo vệ cả cộng đồng dân cư. Họluôn luôn
đặt lợi ích của thân chủ lên cao nhất và cố gắng giúp đỡ thân chủ đạt được mục
đích mà họ đặt ra. Tuy nhiên, nhân viên công tác xã hội chỉ là người cùng thảo luận
và giải thích các phương án có điểm nào tốt, điểm nào hạn chế, còn quyết định cuối
cùng vẫn thuộc về thân chủ chứ nhân viên không làm hộ làm thay.

1.2. Các khái niệm và các vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình.
1.2.1. Các khái niệm
1.2.1. Khái niệm gia đình

Giữa các ngành khoa học, các nhà khoa học khác nhau cũng có nhiều quan điểm
khác nhau về gia đình. Có quan niệm cho gia đình là “tế bào xã hội”, gia đình là
“thiết chế xã hội”, "là “nhóm xã hội”, là “tổ chức cơ bản của xã hội”… Trong tác
phẩm “Cấu trúc xã hội” (1949) G.P. Murdock cho rằng “Gia đình là một nhóm xã
hội có đặc trưng là cùng cư trú, hợp tác và tái sản xuất kinh tế (người lớn và của cả
hai giới), và ít nhất trong đó có quan hệ tình dục với nhau, được xã hội tán thành,
một hoặc nhiều con cái (do họ đẻ ra hoặc do họ nhận con nuôi)” [12, tr. 21]. Theo
Từ điển Bách Khoa Việt Nam (năm 2002) định nghĩa “Gia đình là thiết chế xã hội
dựa trên cơ sở kết hợp những thành viên khác giới, thông qua hôn nhân để thực
hiện các chức năng sinh học, kinh tế, văn hóa….Gia đình là một phạm trù lịch sử
thay đổi cùng sụ phát triển của lịch sử” [6, tr. 17]. Dưới góc độ Luật pháp, theo
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam “Gia đình là tập hợp những gắn bó với nhau
15


do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các
nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau” [18, tr. 25]

1.2.2. Khái niệm bạo lực gia đình.
Luật phòng chống BLGĐ nước ta có định nghĩa về BLGĐ như sau: Bạo lực gia
đình là hành vi cố ý của thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây
tổn hại về thể chất tinh thần và kinh tế của các thành viên khác trong gia đình.
[32;Tr.1]
Tháng 12/1993, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đưa ra định nghĩa về bạo lực gia
đình như sau: “Bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc
có khả năng dẫn đến, những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lý hay những đau
khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe doạ có những hành động như vậy, sự cưỡng bức
hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do, dù nó xảy ra nơi công cộng hay trong
cuộc sống riêng tư” [36;Tr.3]
Trong hai khái niệm này khái niệm của luật phòng chống BLGĐ của nước ta là phù

hợp với đề tài nhiên cứu hơn cả vì khái niệm này phù hợp với việc nghiên cứu về
tình hình BLGĐ tại địa phương.

1.2.3. Khái niệm phòng chống bạo lực gia đình.
Phòng, chống bạo lực gia đình là việc thực hiện các biện pháp nhằm ngăn
chặn và đẩy lùi bạo hành trong gia đình, giúp cho nạn nhân của bạo lực tránh được
bạo lực gia đình, bảo đảm các quyền con người và có cuộc sống hạnh phúc.
Phòng chống bạo lực gia đình là một công việc khó khăn và lâu dài. Việc
PCBLGĐ chỉ đạt được hiệu quả khi nó được đặt dưới sự bảo vệ của pháp luật và
phù hợp với pháp luật, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Cho đến nay,
Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống pháp luật về PCBLGĐ đặc biệt, lần đầu
16


tiên, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã ra đời. Đây chính là cơ sở pháp lý để
bảo vệ con người trước bạo hành gia đình.
Từ những phân tích trên, phòng chống bạo lực gia đình được hiểu là phòng
ngừa những hành vi trái pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, có lỗi, do chủ
thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội
được pháp luật bảo vệ trong lĩnh vực PCBLGĐ.
Như vậy, PCBLGĐ là phòng ngừa các hành vi bạo hành gia đình mà trong đó
nạn nhân là người phụ nữ, người gây ra bạo hành chủ yếu là nam giới. Tuy nhiên,
cũng cần phải thấy rằng, trong xu thế gia đình ở Việt Nam hiện nay, nạn nhân của
bạo lực gia đình cũng có thể là người già, trẻ nhỏ và kể cả nam giới.

1.2.4. Khái niệm công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình.
- Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình là một chuỗi các hoạt động
của nhân viên công tác xã hội như : tư vấn, kết nối, tham vấn, giáo dục … trong
việc hỗ trợ cho nạn nhân của bạo lực gia đình, người gây ra bạo lực gia đình cũng
như gia đình họ. Đồng thời còn tiến hành những hoạt động nhóm cũng như với

cộng đồng trong việc phòng ngừa, giải quyết vấn đề bạo lực gia đình
1.2.2. Các vấn đề lien quan đến bạo lực gia đình.
1.2.2.1. Các hình thức bạo lực gia đình.
a, Phân theo loại hình thức.
*Bạo lực thể chất
Theo luật mẫu của Liên hợp quốc bạo lực thể xác bao gồm bất cứ hành vi nào gây
ra thương tích về mặt thể chất hoặc tổn thương thân thể ở bất kỳ mức độ nào.

17


Theo tài liệu của Viện Khoa học xã hội: Bạo lực thể xác là hành vi cưỡng bức thân
thể, đánh đập nhằm gây thương tích cho nạn nhân hoặc ngăn cấm phụ nữ tiếp cận
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như ngăn ngừa họ không được tiếp cận các
nhu cầu vật chất thiết yếu như: ăn uống, nghĩ ngơi,...
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 của Việt Nam cũng đã nêu: Hành vi
“hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính
mạng” được xem là hành vi bạo lực gia đình về mặt thể xác.
Những hành vi bạo lực về thể xác thường sử dụng sức mạnh cơ bắp hoặc công cụ
(thậm chí cả vũ khí ) để gây ra sự đau đớn về thân thể đối với nạn nhân và mức độ
có thể từ nhẹ tới nặng: thờ ơ; đánh đau, gây thương tích ở khu vực khó phát hiện;
đấm đá; gây thương tích nặng không cho nạn nhân đi chữa trị; dùng phương tiện có
dự định( dao, súng...)...;giết.
Phụ nữ bị tát, xô, đẩy (không có những hành vi nghiêm trọng hơn) được xếp vào
nhóm bị bạo lực ở mức độ nhẹ và những người bị đấm đá kéo lê hoặc đe dọa dùng
vũ khí được coi là bị bạo lực ở mức độ nghiêm trọng. Thường thì phụ nữ phải gánh
chịu nhiều hành vi bạo lực thể xác chứ không phải đơn thuần một hành vi.
Trên thực tế không chỉ có những người trình độ văn hóa thấp mà cả những người có
trình độ văn hóa tương đối cao, có địa vị trong xã hội cũng là nạn nhân của bạo lực
trong gia đình. Trong đó bạo lực thể xác đối với người phụ nữ là rõ nhất. Mặt khác,

bạo lực về thể xác đối với phụ nữ ở nông thôn cao hơn so với thành thị và phần lớn
là tập trung vào các gia đình có chồng trình độ học vấn thấp, làm nông nghiệp.
Bạo lực thể xác để lại hậu quả rất nghiêm trọng, nó không chỉ tác động trực tiếp
đến sức khỏe, tinh thần của người phụ nữ mà còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển
tình cảm của trẻ con trong gia đình. Gia đình không hòa thuận, cha mẹ đánh đập
nhau sẽ tác động không không tốt đến tư tưởng, làm mất niềm tin của con trẻ vào
cha mẹ của mình.
Như vậy, có thể thấy rằng bạo lực thể xác là một trong những nguyên nhân chính
của tình trạng ly hôn hiện nay, đẩy nhiều gia đình đến bờ vực khủng hoảng và tan
vỡ, trẻ em thì xa vào con đường tội phạm.

18


* Bạo lực tinh thần.
Bạo lực về tinh thần đối với phụ nữ là loại hình bạo lực không sử dụng đến vũ lực
để tác động lên thể xác của nạn nhân mà chỉ tác động lên tinh thần của nạn nhân
như: chì chiết, mắng chửi, lăng mạ, xỉ nhục, tỏ thái độ lạnh lùng, không nói chuyện,
không quan tâm.
Cùng với bạo lực về thân thể, bạo lực về tinh thần đối với phụ nữ là hình thức bạo
lực đối với phụ nữ ngày càng phổ biến ở nước ta. Những vết thương về thân thể của
người phụ nữ, với thời gian có thể lành lại nhưng những vết thương về tinh thần do
bạo lực gia đình gây ra cho người phụ nữ sẽ rất khó lành. Bạo lực về tinh thần đã
gây cho người phụ nữ những chấn động mạnh và lâu dài về tâm lý, họ phải chịu
đựng những chấn thương tâm lý mà không dễ gì chữa khỏi. Nạn nhân bị bạo lực
tinh thần thường tự dằn vặt mình, trầm cảm và sợ sệt, ăn không ngon, ngủ không
yên, nóng giận vô cớ, luôn bị ám ảnh về bạo lực, có trường hợp bị ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tâm lý, thần kinh suốt đời, có trường hợp thì tự tử.
Bạo lực về tinh thần cũng là một loại hình bạo lực không kém phần nghiêm trọng
so với bạo lực về thể xác, số động phụ nữ đếu cho rằng: ảnh hưởng của bạo lực tinh

thần thường nặng nề hơn bạo lực thể xác. Liên quan đến vấn đề này thì Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình có nêu lên một số hành vi bạo lực tinh thần như:
“Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý và gây hậu quả nghiêm
trọng; lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm...”
Một số những hành vi bạo lực tinh thần :
- Dùng lời nói để mắng nhiếc nạn nhân;
- Chửi mắng, lăng mạ, chì chiết;
- Xúc phạm nhân phẩm, hạ thấp uy tín ( tiết lộ đời tư, phát tán tờ rơi làm ảnh hưởng
đến danh dự, cưỡng ép lột bỏ quần áo trước mặt người khác...).
- Cấm đoán ( quyền được chăm sóc con cái, người thân,dược làm việc, được tham
gia vào công tác xã hội, quyền được giao tiếp, quyền được quyết định...).
- Xua đuổi, quấy rối hoặc gây áp lực thường xuyên về mặt tâm lý gây hậu quả
nghiêm trọng;
19


- Buộc tội, nghi ngờ, theo dõi;
- Phớt lờ cảm xúc của người khác, không quan tâm, đối xử lạnh nhạt;
- Chê bai, chế nhạo, hạ thấp giá trị trước mặt người khác…
Với bạo lực thể xác, nỗi đau đớn thể hiện rõ ràng trên cơ thể người phụ nữ nhưng
với bạo lực về tinh thần thì vết thương ấy nông sâu như thế nào không ai có thể đo
đếm được. Bạo lực tinh thần từng ngày từng giờ gặm nhấm ý chí, tâm can của
người phụ nữ khiến những nạn nhân này luôn trong tình trạng căng thẳng dẫn đến
“stress”, tâm thần ở thể nhẹ hoặc thần kinh và hậu quả đau lòng nhất là nhiều người
do quá bế tắc đã phải tìm đến cái chết để giải tỏa.
Bạo lực tinh thần đối với phụ nữ đang dần làm mai một đi bản chất tốt đẹp vốn có
của mỗi một thành viên trong gia đình, gây tan vỡ hạnh phúc lứa đôi của các cặp vợ
chồng, gây đỗ vỡ cuộc sống gia đình.
Bạo lực tinh thần đối với phụ nữ trong gia đình là hình thức bạo lực không nhìn
thấy được. Trong nhiều trường hợp, nó là nguyên nhân trực tiếp cướp đi sinh mạng

của người phụ nữ. Rất nhiều phụ nữ không chịu nổi bạo hành tinh thần đã tìm đến
với cái chết. Một trường hợp vi phạm pháp luật phòng chống bạo lực gia đình đối
với phụ nữ dưới hình thức bạo hành tinh thần đăng trên báo VnExpress ngày
23/10/2008 đã nói lên nỗi đau của mà người phụ nữ phải chịu đựng khi bị bạo lực
tinh thần: Một người chồng đã không đánh đập vợ khi bắt gặp vợ ngoại tình và chỉ
xin 10 nghìn của người tình vợ, sau đó, cứ mỗi lần đến bữa ăn, người chồng lại đặt
10 nghìn lên mâm cơm và giải thích với con đó là số tiền mà mẹ khó nhọc kiếm
được. Ba tháng sau, không chịu nổi áp lực về mặt tâm lý, người vợ đã tự vẫn chết.
Có rất nhiều lý do dẫn đến bạo lực tinh thần đối với phụ nữ, một trong những lý do
khá nổi bật là ngoại tình. Phần lớn những người chồng khi ngoại tình về thường bỏ
rơi, chửi mắng, ngược đãi vợ con. Cùng với sự tra tấn dã man đó là mục đích mong
cho vợ chết mòn, chết dần. Trong những hoàn cảnh như vậy, người phụ nữ thật đau
khổ và nhiều khi họ đã không làm chủ được bản thân mình nữa, mắc phải những
sang chấn tâm lý ám ảnh suốt cuộc đời họ.

* Bạo lực tình dục.
20


Một hình thức bạo lực gia đình đối với người phụ nữ hiện nay làm ảnh hưởng rất
lớn đến tâm lý của người phụ nữ là bạo lực tình dục. Hình thức bạo lực này rất khó
phát hiện bởi tất cả các nạn nhân rất ít khi nói ra. Theo Tổ chức Y tế thế giới, bạo
lực tình dục được xem là vấn đề ưu tiên trong các vấn đề sức khoẻ cộng đồng và
quyền con người bởi vì vấn đề này tồn tại ở nhiều nước trên thế giới và gây ảnh
hưởng đến sức khoẻ phụ nữ. Cưỡng bức tình dục trong hôn nhân là một hình thức
bạo lực đối với phụ nữ, là hành vi vi phạm pháp luật phòng chống bạo lực gia đình
đối với phụ nữ, đây là điều mà bấy lâu nay nhiều người không nhận thức được. Ở
nước ta, theo quan niệm truyền thống, việc người vợ đáp ứng nhu cầu tình dục của
chồng là việc bình thường như là một bổn phận của người vợ để giữ gìn hạnh phúc
gia đình. Nhiều người chồng coi đó là trách nhiệm đương nhiên của người vợ,

người vợ không có quyền kháng cự và đã có rất nhiều người được hỏi đã khẳng
định rằng đây không phải là việc bạo hành vợ, vì thế không phải là vi phạm pháp
luật. Chính vì vậy mà hình thức bạo lực này bị xem nhẹ. Điều này dẫn đến tình
trạng bạo lực tình dục trong gia đình đối với vợ còn xảy ra nhiều với con số khá
cao mà trong thực tế, con số đó còn nhiều hơn rất nhiều.
Quan hệ tình dục giữa vợ và chồng là quan hệ tình dục đồng thuận, nhưng không
phải lúc nào cũng là quan hệ tình dục được mong muốn. Vì vậy, không phải cứ là
vợ chồng thì đương nhiên chồng được quan hệ và vợ phải chiều chồng, mà cần có
sự mong muốn và đồng thuận của đôi bên. Hành vi ép buộc tình dục có thể xảy ra
trong hôn nhân giữa vợ và chồng, kể cả khi ly thân, ly hôn và ngay cả trong tình
yêu giữa bạn tình với nhau.
Bạo lực tình dục được định nghĩa là: hành vi sử dụng vũ lực, cưỡng bức hoặc chấn
áp về tâm lý nhằm ép buộc một người phụ nữ quan hệ tình dục ngoài ý muốn cho
dù có đạt mục đích hay không. Bạo lực tình dục bao gồm hiếp dâm, quấy rối tình
dục và các hình thức bạo lực tình dục khác trong hôn nhân mà đối tượng gây ra là
các thành viên trong gia đình, người quen, cưỡng ép kết hôn, cưỡng ép làm nghề
mại dâm, chủ thể của hành vi bạo lực tình dục thường xử dụng vũ lực để ép buộc
người kia có quan hệ tình dục, hoặc hành vi cố lôi kéo họ vào hoạt động tình dục
ngay cả khi họ không có khả năng tử chối bởi các lý do như: sức khỏe, bị ảnh
hưởng của chất kích thích, chưa đủ năng lực để hiểu biết về hậu quả của quan hệ
tình dục đó, hoặc sự hăm doa, quấy rối tình dục.

21


Trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 của Việt Nam cũng có nêu rõ
“...cưỡng ép quan hệ tình dục” cũng là một trong những hành vi bạo lực gia đình.
Chúng ta có thể xác định bạo lực tinh dục qua một số hành vi cụ thể sau:
- Đùa cợt về phụ nữ và về tình dục trước mặt nạn nhân;
- Xem phụ nữ như một đồ vật để thỏa mãn;

- Làm mất cảm xúc và nhu cầu sinh lý của nạn nhân;
- Sờ mó bộ phận sinh dục của nạn nhân khi nạn nhân không đồng ý;
- Sử dụng những hình thức quan hệ tình dục gây đau đớn;
- Sử dụng những lời lẽ liên quan tới dục tính gây khó chịu về tâm lý;
- Cưỡng ép thực hiện hành vi khiêu dâm, các thuốc kích dục;
- Ép buộc quan hệ tình để làm nhục, gây đau;
- Buộc cởi bỏ y phục trước mặt con cái, công chúng…
Trong đời sống vợ chồng ở nhiều gia đình, hôn nhân được hiểu như là sự cho phép
người đàn ông có quyền tiếp cận tình dục với người vợ vô điều kiện và họ có sức
mạnh để củng cố sự tiếp cận này thông qua cưỡng bức nếu thấy cần thiết. Không ít
phụ nữ khi không đồng ý quan hệ với chồng đã bị chồng chì chiết, chửi mắng thậm
tệ. Bị bạo hành về tình dục khiến cho người phụ nữ cảm giác như mình chỉ là công
cụ giải quyết sinh lý của chồng nên họ cảm thấy sợ mỗi khi gần gũi chồng. Trong
quan hệ “phòng the” lẽ ra người phụ nữ có quyền được trân trọng thì trái lại bị tước
đi quyền làm vợ, quyền được nâng niu chiều chuộng và được yêu thương, nhưng
trái lại họ chỉ có một nhiêm vụ duy nhất là phục vụ.
Các hành vi bạo lực tình dục chủ yếu là dùng sức mạnh thể lực để ép quan hệ tình
dục ngoài ý muốn, đa phần người phụ nữ phải quan hệ tình dục vì sợ rằng nếu
không đáp ứng nhu cầu sinh ý cho chồng thì sẽ có điều xấu xảy ra và bị ép làm
những việc có liên quan đến tình dục mà người vợ cảm thấy bị nhục nhã hoặc hạ
thấp nhân phẩm. Một số phụ nữ khác cho rằng: họ bị ép quan hệ tình dục vì họ sợ,

22


vì họ nghĩ tới lần quan hệ sau những chuyện như này sẽ tiếp diễn. Tình dục cưỡng
ép không chỉ xảy ra một lần mà có thể tiếp tục lặp đi lặp lại nhiều lần.
Như vậy, có thể nói nạn bạo lực tình dục đã và đang trở thành vấn nạn của các gia
đình và toàn xã hội. Bạo lực tình dục không chỉ gây đau đớn về mặt thể xác đối với
phụ nữ mà còn gây ra hậu quả về mặt tinh thần hết sức nghiêm trọng, là nỗi kinh

hoàng trong đêm của nhiều phụ nữ. Sự lạm dụng về tình dục có thể gây ra các căn
bệnh có thể liên quan đến sức khỏe sinh sản khó điều trị như: HIV, mang thai ngoài
ý muốn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay những tai biến chứng thai
sản...Do bạo lực tình dục có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề đạo đức và được ngụy
trang một cách kính đáo bởi “quan hệ tình cảm” giữa hai vợ chồng. Mặt khác, vì nó
là vấn đề tế nhị, nên chị em thường giấu diếm vì không muốn “ vạch áo cho người
xem lưng”, “xấu chàng hổ ai”. Những điều này góp phần làm cho bạo lực tình dục
ngày một phát triển, đe dọa đến tinh thần và sức khỏe của phụ nữ.

* Bạo lực kinh tế.
Cùng với bạo hành về thể chất, bạo hành về tinh thần là bạo hành về kinh tế. Bạo
hành về kinh tế là hành vi dùng sức mạnh, áp đặt hoặc lừa mị nhằm chiếm giữ và
kiểm soát tài chính của người phụ nữ trong gia đình nhằm tạo ra sự phụ thuộc về
mặt kinh tế. Cho đến nay, chưa có nhiều số liệu thống kê về bạo lực kinh tế trong
gia đình đối với phụ nữ, tuy nhiên trên thực tế, bạo lực kinh tế đối với phụ nữ thể
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: không đóng góp kinh tế (tiền bạc) cho vợ
chi tiêu chung trong gia đình; quản lý hết tiền của gia đình; bắt người vợ phụ thuộc
hoàn toàn vào mình; coi thường vợ không có công ăn việc làm, không kiếm được
tiền; kiểm soát toàn bộ việc chi tiêu trong nhà; vay nợ nhiều để vợ gánh chịu trả
nợ... Có rất nhiều người phụ nữ hoàn toàn bị phụ thuộc vào chồng về mặt kinh tế,
mọi sự chi tiêu trong gia đình từ những vật dụng nhỏ nhất cũng phải xin chồng,
phải xin phép chồng, chồng không đồng ý hay không cho thì không có tiền để tiêu
thậm chí để phục vụ cho những nhu cầu tối thiểu nhất của người phụ nữ. Như vậy,
câu hỏi đặt ra người phụ nữ sinh ra để làm gì?, họ đâu còn được tôn trọng quyền
con người nữa. Như vậy, bạo lực kinh tế đối với người phụ nữ trong gia đình biểu
hiện rất đa dạng, nhiều vẻ với nhiều cấp độ khác nhau và phần lớn bạo lực kinh tế
thường ít bộc lộ công khai. Vì thế, bạo lực kinh tế là dạng bạo lực không dễ nhận
diện. Bạo lực kinh tế đã và đang ảnh hưởng sâu sắc tới người phụ nữ, vi phạm
23



quyền tự do của người phụ nữ. Chính vì vậy, hơn ai hết, người phụ nữ phải đứng
lên đấu tranh để bảo vệ quyền cho họ đồng thời những kẻ gây ra bạo lực cho người
vợ của mình cần bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Bạo lực kinh tế là hành vi kiểm soát tài chính, bắt phụ thuộc vào tài chính đối với
thành viên trong gia đình.Theo nghị định 110/2009/NĐ-CP ngày 10-12-2009 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo
lực gia đình có quy định một số hành vi về bạo lực kinh tế trong gia đình như sau:
- Không cho thành viên trong gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính
đáng;
- Kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của thành viên gia đình hoặc nguồn tài chính
chung của gia đình nhằm tạo cho thành viên gia đình sự phụ thuộc về tài chính;
- Buộc thành viên gia đình đóng góp tài chính vượt quá khả năng của họ;
- Đập phá tài sản riêng của mình nhằm gây áp lực về tâm lý đối với thành viên gia
đình;
- Có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên gia đình hoặc tài sản
chung của gia đình;
- Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình;
- Chiếm đoạt tài sản chung của gia đình để sử dụng vào mục đích cá nhân;
- Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc,
nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy
định của pháp luật về lao động;
- Ép buộc thành viên trong gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống;
Bạo lực về kinh tế cũng là một trong những loại hình bạo lực gây nhiều sức ép cho
phụ nữ, đặc biệt là sức ép về mặt tinh thần, khiến cho họ luôn luôn rơi vào tình
trạng căng thẳng và mệt mỏi. Như vậy, chúng ta có thể thấy bạo hành gia đình là
con sóng ngầm có sức tàn phá rất lớn hạnh phúc của mỗi gia đình, nó để lại rất
nhiều hậu quả, mà dễ thấy nhất là hạnh phúc gia đình bị đổ vỡ, con cái thiếu sự
24



quan tâm dễ xa ngã vào các tệ nạn xã hội...Qua những hình thức bạo lực gia đình
nói trên chúng ta đã có những cách nhìn khách quan về đặc điểm cũng như tính
nguy hiểm của từng loại hình. Từ đó cần phải có những giải pháp nhằm đấu tranh
chống lại nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ đang ngày một phát triển trong giai
đoạn hiện nay.

b, Phân theo loại đối tượng.
* Bạo lực vợ - chồng.
Bạo lực chồng – vợ là hành vi cố ý của chồng hoặc vợ trong gia đình gây tổn hại
hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất tinh thần và kinh tế đến chồng hoặc vợcủa
mình trong gia đình
* Bạo lực bố mẹ - con cái
Bạo lực bố mẹ - con cái là hành vi cố ý của bố mẹ gây tổn hại hoặc có khả năng
gây tổn hại về thể chất tinh thần và kinh tế đến con cái của mình trong gia đình và
ngược lại.
* Baọ lực ông bà – con cháu.
Baọ lực ông bà – con cháu là hành vi cố ý của ông bà gây tổn hại hoặc có khả năng
gây tổn hại về thể chất tinh thần và kinh tế đến con cháu và ngược lại.
1.2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến baọ lực gia đình
- Cấu tạo sinh học,tâm lí và tình dục: Từ khi sinh ra, cấu tạo cơ thể và tâm sinh lí
của phụ nữ và nam giới là khác nhau. Đa số,nam giới có sức khỏe tốt hơn phụ
nữ,có thể làm những việc nặng nhọc.Cơ thể cũng mang tính chủ động,tâm lí vững
vàng và ít nhạy cảm hơn nữ giới.
- Bất bình đẳng giới là nguyên nhân gốc rễ gây ra bạo lực nam/chồng đối với
nữ/người vợ trong gia đình. Trong gia đình, người phụ nữ có vị thế và quyền lực
không nganh bằng với nam giới, không có quyền tham gia vào các quyết định trong
gia đình, khiến họ dễ bị bạo lực do nam giới gây ra.
25



×