Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Kinh nghiệm dạy học văn bản cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh nhằm nâng cao chất lượng dạy học thơ đường ở trường THCS dân tộc nội trú bá thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM DẠY HỌC VĂN BẢN “CẢM NGHĨ
TRONG ĐÊM THANH TĨNH” NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG
THCSDT NỘI TRÚ BÁ THƯỚC

Người thực hiện: Lê Hồng Thái
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCSDTNT BÁ THƯỚC
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ Văn

THANH HÓA NĂM 2018


MỤC LỤC
STT
1

NỘI DUNG

Trang

1. PHẦN MỞ ĐẦU

1

1.1


1.2
1.3
1.4
2
2.1

Lý do chon đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lý luận

1
1
2
2
2
2

2.2

Thực trạng của vấn đề

3

2.3

Các giải pháp đã sử dụng trong giải quyết vấn đề


4

2.3.1 Các giải pháp thực hiện
2.3.2 Tổ chức các giải pháp thực hiện

4
4

2.3.3 Vận dụng các giải pháp thực hiện vào thiết kế giáo án
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục,với bản thân,đồng nghiệp,nhà trường.
3
3. KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị

8
16
18
18
18


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong dạy học ở nhà trường THCS, môn Ngữ văn nói chung, phân môn văn
học nói riêng là một trong những môn học quan trọng nhất. Bởi nói như Mác
Xim Gorki :Văn học là nhân học (Học văn là học làm người), ý nghĩa của văn
chương là hướng thiện con người, bồi dưỡng cho tâm hồn con người những
quan điểm, tư tưởng, tình cảm cao đẹp. Không những thế qua đời sống xã hội,

con người hiện ra phong phú sinh động trong văn chương đã giúp con người có
thêm hiểu hiết sâu rộng về cuộc sống theo chiều dài lịch sử của dân tộc cũng
như của nhân loại. Bên cạnh những tác phẩm văn chương được chọn lọc từ kho
tàng văn học dân tộc thì tôi thấy những tác phẩm văn chương từ nước ngoài, tiêu
biểu là những bài thơ Đường có ý nghĩa rất lớn, là tiếng nói tình cảm thắm thiết,
thấm đẫm tính nhân văn cao cả. Đem lại cho chúng ta nhiều hiểu biết bổ ích
như tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, tình thương con người,
những khát vọng cao đẹp, tài năng của các tác giả và cho ta những rung cảm
quý giá để tâm hồn thêm cao đẹp thánh thiện hơn. Để giúp các em học sinh thấy
được ý nghĩa lớn lao ấy của thơ Đường, thấu hiểu được cái hay, cái đẹp của
thơ Đường, tôi thấy việc dạy học tốt những văn bản thơ Đường nước ngoài
trong chương trình lớp 7 THCS là điều rất quan trọng. Hơn nữa với số lượng
04 bài thơ có đặc trưng thể loại rất khó, đối tượng học sinh ở vùng nông thôn
còn nhiều hạn chế… thì việc dạy học những văn bản thơ Đường nước ngoài
ở trong chương trình lớp 7 nhằm phát huy được đúng yêu cầu cần đạt của
chương trình và ý nghĩa của việc dạy học thơ Đường nói chung là rất khó. Vậy
làm thế nào để có kinh nghiệm dạy học những văn bản thơ Đường nước ngoài
đạt kết quả tốt nhất, làm thế nào để các em học sinh có hứng thú, niềm yêu
thích, tính tích cực khi học thơ Đường là điều tôi trăn trở, suy nghĩ và xuất
phát từ tình hình thực tế của học sinh, từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi
xin chọn nghiên cứu đề tài: Kinh nghiệm dạy học văn bản: Cảm nghĩ trong
đêm thanh tĩnh nhằm nâng cao chất lượng dạy học thơ Đường ở trường
THCSDT Nội Trú Bá Thước
1.2. Mục đích nghiên cứu :
Nghiên cứu đề tài này, trước tiên tôi hướng đến mục đích là giúp học sinh
dễ dàng tiếp cận, hiểu đúng, sâu sắc nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của bài thơ
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) của Lí Bạch trong chương trình
Ngữ văn lớp 7. Qua đó tôi muốn các em học sinh thêm hiểu, thêm yêu thơ
Đường nói riêng và văn chương nước ngoài nói chung; giúp các em hiểu rõ
hơn về con người, thiên nhiên, thành tựu văn học thời nhà Đường ở Trung Quốc

nói riêng và con người, thiên nhiên, đất nước, tinh hoa văn hóa nhân loại nói

1


chung. Đồng thời nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi muốn rút ra được kinh
nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy để đạt kết quả tốt hơn trong
những năm tiếp theo. Và xem đó là một trong những yếu tố đổi mới trong
phương pháp dạy học văn.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu :
Đề tài này tôi sẽ nghiên cứu, tổng kết về: Kinh nghiệm dạy học văn bản
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh nhăm nâng cao chất lượng dạy học thơ
Đường trong môn Ngữ văn lớp 7 ở trường THCSDT Nội Trú Bá Thước. Đối
tượng học sinh mà tôi tập trung nghiên cứu, áp dụng là lớp 7A (30 học sinh),
lớp 7B (30 học sinh). Đây là hai lớp 7 mà tôi được phân công nhiệm vụ giảng
dạy ở Trường THCSDT Nội Trú Bá Thước năm học 2015-2016.
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp quan sát, tiếp cận, điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin,
đúc kết kinh nghiệm giảng dạy.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, so sánh, tổng hợp.

2- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Văn bản thơ Đường nước ngoài được tuyển chọn vào chương trình Ngữ
văn THCS ở lớp 7 với số lượng 04 bài trong đó có bài Cảm nghĩ trong đêm
thanh tĩnh của Lý Bạch. Đây là tác phẩm xuất sắc về nội dung và nghệ thuật, là
thành tựu tiêu biểu nhất của văn học Trung Quốc đồng thời cũng là thành tựu
xuất sắc của thơ ca nhân loại. Đây là sản phẩm tinh thần mang tính cổ điển và
tính thẩm mỹ cao, ánh lên vẻ đẹp tâm hồn của thi sĩ Trung Hoa nên có khả năng

giáo dục tình cảm, tâm hồn cho học sinh rất lớn đồng thời cũng có khả năng tích
hợp phục vụ cho việc rèn kĩ năng làm văn bản biểu cảm và rèn luyện vốn từ
Hán Việt cho học sinh. Nên việc dạy học tốt văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh
tĩnh của Lý Bạch là rất ý nghĩa.
Tuy nhiên văn bản thơ Đường này có số lượng câu chữ ngắn theo đặc điểm
thể loại nhưng nội dung lại sâu sắc, nói ít mà gợi nhiều... ; khi tiếp cận nguyên
tắc phải chú ý cả nguyên bản chữ Hán, bản dịch nghĩa, dịch thơ; ngôn ngữ có
những từ khó hiểu, khó cảm…; ra đời từ rất lâu nên không cuốn hút được tâm lý
yêu thích của các em. Vì vậy người dạy phải có kinh nghiệm, cần tích lũy kinh
nghiệm, phương pháp dạy học tốt văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của
Lý Bạch để các em có thể dễ dàng cảm nhận đúng, đủ, sâu sắc về nội dung cũng
như đặc sắc nghệ thuật, ý nghĩa, thông điệp trong tác phẩm. Qua đó mà thấu
hiểu được cái hay, cái đẹp, ý nghĩa lớn lao của thơ Đường cũng như thấy được
giá trị của văn học nước ngoài, tinh hoa văn hóa thế giới. Đó chính là cơ sở để
bản thân tôi tâm huyết với: Kinh nghiệm dạy học văn bản: Cảm nghĩ trong đêm
2


thanh tĩnh nhằm nâng cao chất lượng dạy học thơ Đường trong môn ngữ văn
lớp 7 ở trường THCSDT Nội Trú Bá Thước.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch vốn được đánh giá là
khó dạy - học khi được học ở lớp 9. Từ năm 2011-2012 trong phân phối chương
trình của Sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo thực hiện, bài này đã chuyển xuống học
ở lớp 7 lại càng khó khăn hơn cho không ít giáo viên và học sinh. Đặc biệt với
học sinh Trường THCSDT Nội Trú Bá Thước, các em ở vùng nông thôn,vùng
núi phần lớn điều kiện khó khăn, nhiều gia đình ít quan tâm đến việc học hành
của con nên các em ít có thời gian, tài liệu học tập. Các em lớp 7 đang rất thơ
ngây nên hiểu biết về thơ Đường, vốn từ Hán Việt cũng như văn học nước ngoài
là rất hạn chế. Một số giáo viên khi dạy bài này còn lúng túng, kiến thức quá lan

man chưa trọng tâm khiến học sinh khó hiểu. Thực tế dự giờ đồng nghiệp và
dạy văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch ở lớp 7A, 7B năm học
2015-2016 tôi thấy giờ dạy chưa có hiệu quả cao do những nguyên nhân chủ yếu
như sau :
Thứ nhất là một số giáo viên chưa hiểu hết nghĩa của các từ trong tác phẩm
thơ Đường nên giải nghĩa còn chung chung, chưa rõ ràng; ít so sánh bản dịch
với nguyên bản chữ Hán; chưa chú ý đến hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm
nên hiểu đúng hoặc chưa sâu sắc về tác phẩm, tác giả. Hệ thống câu hỏi chưa hệ
thống, chưa phát huy được tính tích cực của các đối tượng học sinh; nội dung
kiến thức ghi bảng hoặc truyền tải còn quá nhiều chưa phù hợp với trình độ nhận
thức của học sinh, chưa phù hợp với thời gian quy định. Sử dụng phương pháp
dạy học chưa phù hợp, chưa đổi mới, thiếu tích hợp. Phương tiện dạy học chưa
phong phú, liên hệ giáo dục học sinh chưa sâu sắc, …
Thứ hai là học sinh không hoặc ít tham khảo các tài liệu, sách vở chỉ phụ
thuộc vào tiết học trên lớp dẫn đến cảm thụ tác phẩm chưa tốt. Hơn nữa các em
học sinh lớp 7 vốn hiểu biết về từ Hán Việt lại rất ít nên không hiểu hết ý nghĩa
từng từ ngữ trong bản phiên âm; chưa nắm vững đặc trưng thể loại thơ
Đường...Hơn nữa tâm lý cho rằng văn hoc nước ngoài xa lạ, ít xuất hiện trọng
tâm trong các đề thi kiểm tra nên chưa tích cực học tập... Vì vậy, khả năng tiếp
thu văn bản của các em chưa hiệu quả, chưa hiểu đúng đủ hoặc sâu sắc nội
dung, nghệ thuật, ý nghĩa của tác phẩm, hoặc chưa học tập được những điều bổ
ích từ tác phẩm…
Cụ thể khảo sát kết quả học tập của HS lớp 7A, 7B năm học 2016-2017 với
Câu hỏi : Câu 1: Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh nói về đề tài gì? Đề tài
ấy được thể hiện bằng những đặc sắc nghệ thuật nào?
Câu 2: Qua bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh em hiểu gì về nhà
thơ Lý Bạch? Tác phẩm bồi dưỡng cho tâm hồn em điều gì bổ ích?
3



Tôi có kết quả như sau :
Lớp Tổng
Kết quả
Đạt
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
số
Tốt
Khá
TB
Yếu
%
%
%
%
HS
7A 30
0
0
2
6.7
20 67
8
26.3
22 73.7
7B 30
0
0

2
6.7
15 50
13
43.3
17 56.7
Trên đây là những tồn tại khi dạy học văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh
tĩnh trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm dẫn đến chất lượng học thơ
Đường trong môn Ngữ văn 7 ở trường tôi mà chất lượng chưa cao .
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để giờ dạy văn bản thơ Đường có hiệu quả, phù hợp với trình độ, năng lực
cảm thụ của học sinh và đạt được mục tiêu của môn Ngữ văn thì từ thực tế giảng
dạy, dự giờ đồng nghiệp, tìm hiểu tâm lý học sinh, tôi đã nghiên cứu, học hỏi và
đã tìm ra các giải pháp thực hiện và tổ chức các giải pháp thực hiện dạy học văn
bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch như sau:
2.3.1: Các giải pháp thực hiện
(1) Tìm hiểu về tác giả.
(2) Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
(3) .Tìm hiểu đặc trưng thể loại, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
(4).Nghiên cứu cách đọc, tổ chức đọc hợp lý và giải thích từ khó (hiểu yếu tố
Hán Việt).
(5.)Tìm hiểu, lựa chọn bố cục hợp lý.
(6). Xác định hệ thống kiến thức trọng tâm để trình bày bảng
(7).Chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp.
(8). Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với kiểu bài.
(9). Kết hợp sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học phù hợp
(10). Định hướng nội dung tích hợp trong văn bản và nội dung liên hệ giáo dục
học sinh
(11) Tổ chức học sinh học tập tích cực, hiệu quả.
2.3.2: Tổ chức các giải pháp thực hiện

(1)Tìm hiểu về tác giả : Hiểu biết về thân thế, cuộc đời tác giả giúp ích rất
nhiều trong việc phân tích cũng như xác định nội dung, giá trị tác phẩm. Cho
nên ở bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ngoài những thông tin đã giới thiệu về
Lý Bạch ở bài Xa ngắm thác núi Lư, tôi chủ yếu giới thiệu thêm về cuộc đời xa
quê cùng phong cách:... ngẫm nghĩ trầm tư trong thơ ông; về chủ đề viết về
trăng và những phút trầm lắng, suy tư, tình yêu quê hương đất nước nhẹ nhàng
mà thấm thía của nhà thơ Lý Bạch. Kết hợp với minh họa các hình ảnh về tác
giả. Nhằm giúp học sinh hiểu đầy đủ hơn về tác giả và giúp các em có cơ sở để
so sánh phong cách thơ của Lý Bạch với các nhà thơ khác cùng thời.
4


(2).Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của
tác phẩm rất quan trọng, giúp học sinh có cơ sở hiểu đúng về tác phẩm và tác
giả. Tuy nhiên tôi chỉ chọn nội dung ngắn gọn, vừa đủ để không mất thời gian
mà HS dễ hiểu. Cụ thể tôi cho học sinh hiểu được: thuở nhỏ Lý Bạch thường
hay nên núi Nga Mi ngắm trăng. Từ năm 25 tuổi trở đi là ông ra đi và xa quê
mãi mãi. Bởi thế mỗi khi nhìn thấy trăng, tác giả lại nhớ quê nhà da diết. Và bài
thơ bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” ra đời trong hoàn cảnh xa quê, thấy
trăng lại nhớ quê của nhà thơ.
(3) Tìm hiểu đặc trưng thể loại, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt: Khi
khai thác các văn bản thơ Đường phải đảm bảo đi từ đặc trưng thể loại. Nên:
Bước 1: tôi cho học sinh nhận diện thể thơ, luật thơ của văn bản Cảm nghĩ
trong đêm thanh tĩnh (cổ thể: một thể thơ trong đó thường có 5 chữ hoặc 7 chữ
4 câu, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật và đối ràng buộc) và
ưu điểm của thể thơ này là rất có hiệu quả khi diễn đạt mạch cảm xúc tự nhiên.
Bước 2: tôi giúp học sinh phân biệt được thơ ngũ ngôn cổ thể ấy với thơ ngũ
ngôn tứ tuyệt Đường luật( quy tắc niêm, luật bằng trắc, đối rất chặt chẽ qua
minh họa bài Tụng giá hoàn kinh sư).
Tiếp đó tôi sẽ cho các em xác định kiểu văn bản: biểu cảm và phương thức

biểu đạt là biểu cảm qua miêu tả. Từ đó tôi sẽ có định hướng tích hợp ngang với
cách làm văn biểu cảm mà các em lớp 7 đang học. (Cách biểu cảm trực tiếp,
cách biểu cảm sử dụng các yếu tố miêu tả để khêu gợi tình cảm…)
(4) Nghiên cứu cách đọc, tổ chức đọc hợp lý và giải thích từ khó (hiểu yếu tố
Hán Việt trong bản phiên âm).
Bước 1: Tôi hướng dẫn học sinh đọc chính xác từ ngữ trong phiên âm, dịch
nghĩa và dịch thơ; đọc diễn cảm với giọng chậm, buồn, tình cảm, đúng nhịp.
Bởi trong thơ Đường phải chú trọng đọc cả phần phiên âm và đọc đúng, đọc
hay giúp học sinh có hứng thú học văn hơn, tưởng tượng dễ hơn nội dung ẩn
chứa trong bài cũng như rung động trước cái hay, cái đẹp mà nhà thơ gửi gắm.
Bước 2: Tôi đọc mẫu rồi gọi HS đọc, nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho HS.
Bước 3: Vì trong thơ Đường hiểu đúng nghĩa của từ trong bản phiên âm là rất
quan trọng nên tôi chú trọng giúp Hs hiểu đúng nghĩa những từ ấy. Ví dụ tôi
chọn lọc các từ mà các em chưa hoặc ít biết như: tĩnh, dạ, tứ, sàng tiền, minh,
quang, cử, đê, nghi thị, địa, cố hương để giúp các em hiểu đúng nghĩa của
từ. Trên cơ sở đó tôi hướng dẫn các em tìm ra chỗ lời dịch chưa bám sát với chữ
nghĩa trong nguyên tác như: Sàng tiền minh nguyệt quang ( ánh trăng sáng đầu
giường - Đầu giường ánh trăng rọi). Câu thơ dịch thiếu minh (sáng) thay bằng
chữ rọi. Từ đó để giúp cho học sinh có kỹ năng tập so sánh bản dịch thơ với
phiên âm chữ Hán và hiểu được ở tác phẩm thơ Đường nước ngoài cần hiểu
đúng theo bản dịch. Qua phần này giúp học sinh bổ sung vốn từ Hán - Việt
5


(5) Tìm hiểu bố cục : Xác định đúng bố cục sẽ phục vụ cho việc phân tích tác
phẩm đúng hướng, dễ hiểu nên tôi sẽ cho học sinh tìm hiểu và lựa chọn bố cục
phù hợp:
Phần 1(Hai cầu đầu): nghiêng về tả cảnh trong đêm thanh tĩnh.
Phần 2 (Hai câu cuối) : chủ yếu là cảm nghĩ của tác giả trong đêm thanh tĩnh..
Với bố cục này vừa rõ ràng ý trong bài, vừa làm rõ chủ đề và tôi cảm thấy dễ

hướng dẫn cho học sinh cảm thụ.
(6) Xác định kiến thức cơ bản để trình bày bảng: Để tránh làm cho học sinh
chán nản khi phải nhồi nhét quá nhiều kiến thức, thông tin, ghi chép quá dài, tôi
không ghi bảng kiến thức tràn lan, dàn trải mà chọn lọc kiến thức cơ bản theo
định hướng của chuẩn kiến thức kỹ năng. Sử dụng câu từ ngắn gọn, hàm súc
nhất để diễn đạt ý và trình bày kiến thức trên bảng theo một hệ thống khoa học,
rõ ràng. Như thế học sinh sẽ dễ hiểu và có hứng thú học thơ Đường hơn.
(7) Chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp: Khi tổ chức, hướng dẫn học sinh học
văn bản tôi luôn chú ý nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với nội
dung bài dạy, với phương pháp dạy học đã lựa chọn, với các đối tượng học sinh
và mục đích tích hợp cũng như giáo dục của bài học. Không chỉ chú ý đến nội
dung văn bản mà tôi luôn chú ý đến phát triển năng lực của học sinh (như phát
triển năng lực quan sát, tổng hợp kiến thức bài học, vận dụng thực tiễn cuộc
sống và phát huy các cấp độ tư duy (nhận biết, thông hiểu, vận dụng), phân loại
được học sinh. Bên cạnh đó không chỉ bám theo thức chuẩn bộ môn mà còn mở
rộng tích hợp và gắn với tình huống thực tiễn. Bởi vậy hệ thống câu hỏi rất đa
dạng: từ câu hỏi tái hiện, gợi mở đến câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi phân tích, khái
quát tổng hợp, câu hỏi liên hệ, vận dụng... để nhiều đối tượng học sinh (trung
bình, khá, giỏi) đều được tham gia khám phá tác phẩm.
Ví dụ:
- Câu hỏi tái hiện: ở hai câu đầu bài thơ, cảnh được gợi tả bằng hình ảnh nào ?
Lúc ấy chủ thể trữ tình ở tư thế nào và cảm nhận về ánh trăng ra sao ?
- Câu hỏi nêu vấn đề: Nếu thay từ "Sàng" bằng từ khác như " đình" (sân),
và từ “nghi” bằng từ trông thì ý thơ có thay đổi không? Thay đổi như thế nào?
Từ đó cần lưu ý điều gì?
-Câu hỏi vận dụng, tích hợp: Hiểu và đặt mình vào tâm trạng, cảm xúc của tác
giả em hãy liên hệ đến một bài hát hoặc làm bài thơ, vẽ bức tranh thể hiện chủ
đề tình quê sâu nặng hoặc vọng nguyệt hoài hương?
-Câu hỏi liên hệ: Qua bài thơ em học tập được điều gì từ vẻ đẹp hồn thơ Lý
Bạch ?

(8) Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với kiểu bài: Với bài dạy Cảm
nghĩ trong đêm thanh tĩnh tôi sẽ lựa chọn ba phương pháp dạy học tích cực là
phương pháp vấn đáp, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề áp dụng trong quá
6


trình tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung, tìm hiểu chi tiết văn bản và
phương pháp thảo luận nhóm áp dụng ở phần luyện tập. Tất cả với mục đích
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp cận
văn bản thơ Đường
Ngoài ra tôi dùng phương pháp dạy học truyền thống đó là phương pháp
giảng bình để thực hiện dạy học. Sau khi học sinh phát hiện, nhận thức được
kiến thức cơ bản của từng ý, từng phần, tôi sẽ giảng bình một số chi tiết tiêu
biểu về nội dung, nghệ thuật trong bài, kết hợp với so sánh, mở rộng, nâng cao
kiến thức. (Ví dụ: giảng bình về tác dụng của nghệ thuật đối ở câu 3,4 và vai trò
của câu kết, hai chữ cố hương trong bài thơ để học sinh hiểu sâu sắc hơn về tình
yêu quê hương chân thành, sâu sắc, tâm hồn cao đẹp, tài năng của Lí Bạch và
giá trị, sức sống của tác phẩm cũng như thành tựu của văn học Trung Hoa nói
riêng và nước ngoài nói chung). Giảng bình với chất giọng truyền cảm, ngôn từ
dễ hiểu, cuốn hút sẽ là những điểm nhấn quan trong trong giờ dạy, lan tỏa cảm
xúc và khơi gợi hứng thú học văn bản thơ Đường cho học sinh.
(9) Kết hợp sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học phù hợp
Khi dạy bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh tôi chọn phương tiện, đồ dùng
dạy học là máy tính, máy chiếu đa năng, loa, bảng phụ, phấn màu (hoặc giấy
lớn, bút màu). Mục đích để trình chiếu những hình ảnh minh họa về tác giả, tác
phẩm, đặc điểm thể loại, nguyên văn bản chữ Hán, bản dịch của bài thơ, giải
nghĩa từ khó, bố cục, nghệ thuật đối ở hai câu cuối, sơ đồ tư duy khái quát nội
dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản. Trình chiếu kết quả thảo luận của các
nhóm hoặc cho học sinh trình bày kết quả vào giấy lớn, bảng phụ... Sử dụng
phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học phù hợp với bài dạy là một trong những

điều kiện cần thiết, quan trọng. Bởi vừa thể hiện sự đổi mới vận dụng công nghệ
thông tin trong dạy học vừa đảm bảo thời gian thực hiện tiết dạy vì không phải
viết bảng hoặc mô tả nhiều, đặc biệt là thêm kênh hình sẽ tạo sự hấp dẫn, lôi
cuốn học sinh. Giúp các em cảm thấy thích thú khi tiếp cận bài thơ cũng như
trình bày quan điểm tổ nhóm một cách thuận lợi.
(10). Định hướng nội dung tích hợp trong văn bản và nội dung liên hệ giáo
dục học sinh
Trước tiên khi dạy bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh tôi định hướng sẽ tích
hợp ngang với phần Tập làm văn biểu cảm mà các em đang học; với phần Tiếng
Việt ở kiến thức mở rộng vốn từ, từ Hán Việt. Tiếp đến tôi sẽ tích hợp dọc cho
học sinh so sánh với những tác phẩm cùng chủ đề vọng nguyệt hoài hương, hoặc
tình yêu thiên nhiên đất nước của các tác giả cùng thời như Đỗ Phủ...Bên cạnh
đó ở phần luyện tập tôi dành tích hợp liên môn: cho các em vận dụng kiến thức
âm nhạc, hội họa để vẽ tranh, sáng tác hoặc hát một vài câu, đoạn nói về tâm
trạng, tình yêu nỗi nhớ quê hương như của tác giả. Thời gian tích hợp nhanh gọn
7


không ảnh hưởng đến mạch cảm nhận văn bản. Trên cơ sở như thế sẽ giúp học
sinh thấy được vai trò, ý nghĩa của bài thơ và bồi đắp niềm yêu thích học thơ
Đường cho học sinh.
Chủ đề bài thơ rất quen thuộc, gần gũi với học sinh nên tôi cho các em liên
hệ thực tế bằng cách cho các em đặt mình vào hoàn cảnh của nhà thơ (sau này
lớn lên các em sẽ đi học, hoặc đi làm xa quê em...) để các em đưa ra những suy
nghĩ, tình cảm đúng đắn, tích cực: yêu thiên nhiên, luôn yêu nhớ quê hương, đất
nước...Từ thấu hiểu tâm trạng và cách thể hiện của nhà thơ, tôi giáo dục thêm
các em các bộc lộ tình yêu quê hương, đất nước từ khi còn nhỏ cho đến suốt
cuộc đời. Để các em cảm nhận được sâu sắc ý nghĩa của bài thơ, vẻ đẹp tâm
hồn, tài năng của tác giả, sự gần gũi của thơ Đường và văn học nước ngoài. Từ
đó để thêm yêu thích học thơ Đường.

(11) Tổ chức học sinh học tập tích cực, hiệu quả: Để giờ học có hiệu quả, tôi
luôn chú ý đến sự phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt, hiệu quả giữa hoạt động tổ
chức, hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản của giáo viên và hoạt động tìm hiểu
văn bản một cách tích cực, chủ động của học sinh. Trước tiên tôi luôn giữ tác
phong chuẩn mực, thái độ thân thiện, lời nói, chữ viết rõ ràng. Luôn quan tâm
đến các đối tượng học sinh, chú ý nêu những câu hỏi phù hợp cho các đối tượng
học sinh từ yếu, trung bình cho đến khá giỏi để tạo cơ hội cho các em được suy
nghĩ, bộc lộ khả năng của mình. Bên cạnh đó tôi thường xuyên khen ngợi, cho
điểm những cá nhân hoặc nhóm học sinh có kết quả học tập tốt và nhẹ nhàng
chỉnh sửa, động viên, khích lệ những cá nhân hoặc nhóm học sinh tiếp thu kiến
thức còn chậm. Tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động một cách
linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với năng lực các em vừa giúp học sinh hiểu bài,
vừa đảm bảo yêu cầu của bài học.Đặc biệt là hình thức tổ chức các hoạt động
học cho học sinh.
2.3.3:Vận dụng các giải pháp thực hiện vào thiết kế giáo án: Từ cơ sở những
kinh nghiệm về các giải pháp thực hiện, tôi soạn bài và tổ chức dạy học văn bản:
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. Toàn bộ nội dung giáo án được mô tả như sau :
Tiết 37. Văn bản: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
( Tĩnh dạ tứ )
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:
- Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch.
- Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.
- Hình ảnh ánh trăng - vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ.
2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu bài thơ có thể qua bản dịch Tiếng Việt .
- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ.

8



3. Thái độ: Yêu quê hương, đất nước, trân trọng, lưu giữ những kỷ niệm đẹp
trong đời.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH .
- GV: Bài soạn, máy chiếu, bảng phụ, phấn màu...
- HS: Chuẩn bị bài,vở ghi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1- Ổn định tổ chức lớp: (GV kiểm tra sĩ số và tác phong của HS)
2- Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ Xa ngắm thác núi Lư của Lý Bạch và
nêu ý nghĩa của bài thơ ?
3- Tiến trình bài học.
HOẠT ĐỘNG :HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5P)
-Mục tiêu :Tạo tâm thế thoải mái cho học sinh trước khi vào nội dung bài học.
-Phương pháp/kĩ thuật :phân tích
-Hình thức tổ chức các hoạt động :hoạt động nhóm,tập thể
-Phương tiện dạy học :SGK,tài liệu tham khảo,băng hình…
Bước 1 :Gv giao nhiệm vụ cho học sinh
-Hs quan sát tranh,băng hình
Bước 2 :thực hiện nhiệm vụ
-Gv yêu cầu hs giải đáp ô chữ,đoàn hình (hình ảnh các ô chữ giải đố lần lượt
hiện ra chân dung Lí Bạch)
-Hs hoạt động tập thể
Bước 3 :Hình thức tổ chức
-Thầy nêu vấn đề
-Hs giải quyết vấn đề.
Bước 4 :Kiểm tra,đánh giá
-Gv kiểm tr,đánh giá kết quả học sinh thực hiện được.
-Hs tiếp thu ý kiến đánh giá của giáo viên.
- Gv giới thiệu bài mới:(…)

HOẠT ĐỘNG 2 :HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI(38P)
-Mục tiêu :
+ Hs biết được những nét cơ bản về tác giả
+ Hiểu được những nét cơ bản về tác phẩm
+ hiểu được về nội dung,nghệ thuật của tác phẩm
-Phương pháp/kĩ thuật :Phân tích,nêu,giải quyết vấn đề,kĩ thuật mảnh ghép.
-Hình thức tổ chức : Hoạt động độc lập,cặp đôi,thảo luận nhóm.
-Phương tiện dạy học :SGK,tài liệu tham khảo,máy tính,máy chiếu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Gv chiếu băng hình lên bảng phụ.
- Hs quan sát,làm việc.

I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả :
- Lí Bạch có nhiều bài
thơ hay về trăng, với
9


Bước 3: Thảo luận,trao đổi,báo cáo
- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu bang hình
- Hs tìm hiểu theo hướng dẫn của gv.
-HS đọc chú thích*.
Gv hỏi: Ngoài những thông tin về tác giả được giới
thiệu ở bài Xa ngắm thác núi Lư, đến bài này em có
hiểu biết thêm gì về tác giả ?

Bước 4: Phương án kiểm tra,đánh giá.
- Gv tổ chức cho hs phát biểu,chốt kiến thức
- Hs trả lời. Gv nhận xét, bổ sung, nhấn mạnh những
thông tin chính về tác giả, chiếu hình ảnh minh họa:
LÝ BẠCH (701-762)

cách thể hiện giản dị
mà độc đáo

so sánh phong cách thơ của Lý Bạch với các nhà thơ
khác như Đỗ Phủ...
-Gv hỏi: Lí Bạch làm bài thơ này trong hoàn cảnh nào? 2. Tác phẩm.
- Hs trả lời. Gv bổ sung (Thủa nhỏ ông thường lên núi - Hoàn cảnh ra đời:
Nga Mi ở quê nhà ngắm trăng. Từ 25 tuổi Lí Bạch đã Khi tác giả ở xa quê.
xa quê và xa mãi. Bởi vậy cứ mỗi lần thấy trăng là nhà
thơ lại nhớ tới quê nhà.)
- GV chiếu hình ảnh minh họa:

10


và giới thiệu về chủ đề bài thơ: vọng nguyệt hoài
hương- trông trăng nhớ quê).
- Gv hỏi: Bài thơ được làm theo thể thơ gì?
- Hs trả lời. Gv bổ sung, chiếu minh họa đặc điểm thể
thơ và giúp học sinh phân biệt được thơ ngũ ngôn cổ
thể (không ràng buộc quy tắc về niêm, luật -> rất có
hiệu quả khi diễn đạt mạch cảm xúc tự nhiên) và thơ
ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật( quy tắc niêm, luật bằng
trắc, đối rất chặt chẽ).


-Thể thơ: cổ thể (một
thể thơ trong đó
thường có 5 chữ hoặc
7 chữ 4 câu, song
không bị những quy
tắc chặt chẽ về niêm
luật và đối ràng buộc

- Gv cho HS xác định PTBĐ và giới thiệu thêm về
phương thức biểu đạt của bài thơ: biểu cảm qua miêu
tả(tích hợp ngang với cách làm văn biểu cảm)
- GV chiếu bài thơ :

11


hướng dẫn HS đọc (giọng trầm, buồn, tình cảm, đúng
nhịp thơ), đọc mẫu và yêu cầu 2-3 HS đọc, nhận xét và
chỉnh sửa.
- GV gọi HS đọc phiên âm và kiểm tra HS vốn hiểu biết
về nghĩa các từ Hán Việt trong bài.
- Gv bổ sung, chiếu phần giải nghĩa từ khó. Tiếp tục
gọi HS đọc dịch nghĩa, dịch thơ một lần nữa. Lưu ý các
em cách tra nghĩa của từ trong Từ điển Hán Việt.
- Gv hỏi: So sánh nội dung bản dịch với bản nguyên âm
em thấy sự khác biệt nào không ?
- Hs trả lời. Gv bổ sung (lời dịch chưa bám sát với chữ
nghĩa trong nguyên tác như: Sàng tiền minh nguyệt
quang (ánh trăng sáng đầu giường - Đầu giường ánh

trăng rọi). Câu thơ dịch thiếu minh (sáng) thay bằng
chữ rọi), lưu ý học sinh (ở tác phẩm thơ Đường nước
ngoài cần hiểu đúng theo bản dịch), tích hợp ngang
với phân môn tiếng Việt(từ Hán - Việt...)

3. Đọc, tìm hiểu từ
khó

*Đọc :
*Giải nghĩa từ:
Tĩnh: yên lặng
dạ: đêm; tứ: ý nghĩ.
Sàng: giường;
tiền:trước, phía trước
minh: sáng,
nguyệt: trăng
quang:sáng,ánh sáng
Nghi:ngờ; thị: nhìn;
địa: đất; thượng:trên.
Cử: cất lên;
vọng: nhìn, trông xa.
Đê: thấp(cúi xuống);
tư: suy nghĩ/ nhớ;
cố hương:làng quê cũ

- Gv hỏi: Theo em nên chia bố cục bài thơ như thế nào
là hợp lý ?
4. Bố cục:
- Hs trả lời.
- Gv nhận xét, bổ sung, chiếu bố cục hợp lý của bài thơ. -Phần 1(Hai câu đầu):

12


Chủ yếu tả cảnh trong
đêm thanh tĩnh.
-Phần 2 (Hai câu
cuối): nghiêng về tả
tình cảm (cảm nghĩ)
của tác giả trong đêm
thanh tĩnh...
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết
- Gv chiếu câu 1, 2 yêu cầu HS đọc lại :
*Phiên âm:
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thương sương
*Dịch nghĩa:
Ánh trăng sáng đầu giường
Ngỡ là sương mặt đất
*Dịch thơ:
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
- GV hỏi: ở hai câu đầu cảnh được gợi tả bằng hình ảnh
nào ?
- Hs trả lời. Gv nhận xét, bổ sung.
- Gv hỏi: Lúc ấy tác giả ở tư thế nào, cảm nhận về ánh
trăng ra sao ?
- Hs trả lời. Gv nhận xét, bổ sung, chốt ý.
- Gv hỏi: Nếu thay từ "Sàng" bằng từ " đình" (sân), và
từ “nghi” bằng từ “trông” thì ý thơ có thay đổi
không ? Thay đổi như thế nào? Từ đó cần lưu ý điều gì?

-Hs nhận xét.GV bổ sung, bình giảng ý nghĩa của từ
sàng, nghi thị.
- Gv hỏi: Vậy qua hai câu đầu cho em hình dung, cảm
nhận về cảnh trong đêm như thế nào ?
- Hs trả lời. Gv nhận xét, bổ sung, bình giảng. (hai câu
thơ chủ yếu tả cảnh trăng sáng nhưng vừa bộc bạch tâm
trạng con người …).
- Gv chuyển ý, gọi HS đọc câu 3,4
- Gv hỏi: ở câu 3,4 có sử dụng nghệ thuật đặc sắc nào?
Hãy chỉ rõ dấu hiệu về mặt hình thức, nêu tác dụng?
-Hs trả lời. Gv nhận xét, chiếu mô tả đối lập ở câu 3,4:
Cử đầu vọng minh nguyệt,
ĐT DT ĐT TT DT
(từ loại)
Đê đầu tư
cố
hương.
ĐT DT ĐT TT DT.

II.PHÂN TÍCH :

1. Cảnh trong đêm
thanh tĩnh :
Sàng
tiền
minh
nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng
sương.
- Trăng sáng đầu

giường
-> Cảm nhận về ánh
trăng: Ngỡ là sương
trên mặt đất.

=> Cảnh đêm thanh
tĩnh, ánh trăng sáng
như sương mờ ảo,
tràn ngập khắp phòng
gợi vẻ đẹp dịu êm,
mơ màng, huyền ảo.
2. Cảm nghĩ của tác
giả trong đêm thanh
tĩnh :
*Nghệ thuật: đối lập

13


- Giảng bình: Tuy bài thơ không bị những quy tắc chặt
chẽ về niêm, luật, đối ràng buộc nhưng tác giả đã sử
dụng phép đối rất hoàn chỉnh: Số chữ bằng nhau, cấu
trúc giống nhau, từ loại như nhau => tạo sự hài hòa cân
đối về hình thức v à nhấn mạnh ý.
- Gv hỏi: Về mặt ý nghĩa, so sánh cụm từ cử đầu và
đê đầu chỉ ra sự đối lập ở tư thế, cử chỉ của con người?
Sự đối lập ấy có tác dụng gì trong việc biểu đạt tâm
trạng, tình cảm của nhà thơ?
-Hs trả lời.
- Gv nhận xét, minh họa ảnh, giảng bình (Hai tư thế đối

lập Cử đầu>< Đê đầu diễn ra rất tự nhiên nhưng
cùng thể hiện một tâm trạng con người: yêu trăng sáng
vô tận nhưng nỗi nhớ cố hương luôn day đứt khôn
nguôi! Cặp đối tạo thành sự sóng đôi: Cảnh/ tình
(trăng/quê hương). Cảnh gợi tình, trăng gợi nhớ quê
hương, cái cúi đầu lặng lẽ chất chứa cảm xúc, tâm trạng
buồn nhớ quê hương ...

- Gv hỏi: em có nhận xét gì về vai trò của câu kết
trong việc thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ và
chủ đề bài thơ ?
- Hs trả lời.
- Gv bổ sung, bình giảng (Câu thơ cuối mở ra một thế
giới mênh mang về cảm xúc, tâm trạng. Có bao điều
mà nhà thơ muốn gửi gắm ở hai chữ cố hương: đó là
quê cũ, chứa đầy kỉ niệm, là nơi có những người thân
yêu nhất...Đối với kẻ xa quê như nhà thơ cố hương
càng thiêng liêng, cảm xúc yêu nhớ cố hương luôn kìm
nén, trĩu nặng trong lòng,...).
- Gv hỏi: Từ đó em hiểu hình ảnh ánh trăng-vầng
trăng tác động đến tâm hồn nhà thơ như thế nào?

- Tư thế, cử chỉ:
+ Cử đầu / vọng
minh nguyệt
-> Ngẩng đầu (hướng
ngoại) nhìn ra xa để
thấy rõ vầng trăng
sáng, ngắm trăng.
+ Đê đầu/ tư cố

hương
->Cúi đầu (hướng
nội) trĩu nặng tâm tư:
nhớ cố hương.

=> Cảm xúc dồn nén,
tâm trạng nhớ quê
hương da diết của nhà
thơ
(thể hiện rõ nhất ở câu
kết
->Vai trò của câu kết
trong bài thơ).

14


- Hs trả lời
- Gv nhận xét, bổ sung, bình giảng (Ánh trăng sáng
trong đêm gợi nhớ đến vầng trăng xưa trên quê cũ thuở
nào. Ánh trăng sáng đã chiếu sáng đến phần tình cảm
thiêng liêng, sâu thẳm nhất trong tâm hồn nhà thơ ->
khơi nguồn cảm xúc mãnh liệt: nỗi nhớ quê hương tha
thiết, khắc khoải, luôn ám ảnh trong lòng Lí Bạch.).
- Gv bật slai 9, tích hợp dọc.

Gv hướng dẫn HS tổng kết
- Gv hỏi: Bài thơ có những nội dung chính nào?
- Học sinh tổng kết.
- GV củng cố kiến thức. ( chiếu sơ đồ tư duy.)

- Gv hỏi: dựa và vào các động từ nghi, cử, vọng, đê, tư,
em hãy chỉ ra sự thống nhất, liền mạch trong suy tư,
cảm xúc của nhà thơ?
-HS trình bày. GV đánh giá, bổ sung, chiếu sơ đồ hóa
mạch cảm xúc của thi nhân) .

-> Hình ảnh ánh
trăng- vầng trăng tác
động mạnh mẽ tới
tâm tình nhà thơ: khơi
gợi tình yêu nhớ quê
hương chân thành,
sâu sắc.

III. TỔNG KẾT
1. Nội dung :
- Cảnh đêm trăng
thanh tĩnh
- Tình cảm sâu nặng
đối với quê hương của
Lí Bạch
2. Nghệ thuật:
-Xây dựng hình ảnh
gần gũi, ngôn ngữ tự
nhiên, bình dị
-Sử dụng biện pháp
đối ở câu 3,4(các
tiếng bằng nhau, cấu
trúc cú pháp, từ loại
của các chữ ở các vế

tương ứng với nhau)
15


3-Ý nghĩa: Bài thơ
thể hiện nỗi lòng với
quê hương da diết,
sâu nặng trong tâm
hồn, tình cảm người
xa quê
-Gv hỏi: tổng kết đặc sắc về nghệ thuật của bài ?
- HS trình bày, bổ sung.
- GV củng cố kiến thức. (chiếu sơ đồ tư duy).
- Gv hỏi: Bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
- HS trình bày. GV củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư
duy, kết hợp dẫn lời nhận xét của nhà phê bình thơ
Đường Trương Minh Phi: “Trong loại thơ nhìn trăng mà
thổ lộ tâm tình nhớ quê, bài có khuôn khổ nhỏ nhất,
ngôn từ đơn giản tinh khiết nhất là Tĩnh dạ tứ của Lí
Bạch, song bài có ma lực lớn nhất, được truyền tụng
rộng rãi nhất cũng là bài Tĩnh dạ tứ ấy”.
- Gv hỏi: Qua bài thơ em học tập được điều gì từ vẻ
đẹp hồn thơ Lý Bạch ?
-HS nêu bài học. GV liên hệ, giáo dục, bồi dưỡng, xây
dựng nhân cách tốt đẹp cho học sinh

IV- LUYỆN TẬP:
Tình quê sâu nặng
*Ví dụ:
-Làm thơ minh họa:

-Vẽ tranh minh họa...
- Lời hát minh họa :
-Lời thơ minh họa:
*Ví dụ : “Khi ta ở chỉ
là nơi đất ở,
Khi ta đi đất bỗng
hóa tâm hồn.”(Chế
Lan Viên)

Gv hướng dẫn hs luyện tập trên lớp
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.(5p)
- Gv chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu, hướng dẫn các
nhóm HS thảo luận câu hỏi: Hiểu và đặt mình vào
tâm trạng, cảm xúc của tác giả em hãy liên hệ đến
một bài hát hoặc làm bài thơ, vẽ bức tranh thể hiện
tình quê sâu nặng ?
-HS thảo luận nhóm, trình bày kết quả.
-Gv đánh giá, bổ sung(các bài thơ, bài hát minh họa),
liên hệ giáo dục học sinh
HOẠT ĐỘNG 3:HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP Ở NHÀ(2p)
- Học thuộc bài thơ. Dựa vào phần dịch nghĩa, tập so sánh cho thấy sự khác
nhau giữa bản dịch thơ và nguyên tác.
16


- Chuẩn bị bài: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê .
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1: Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục.
Từ ý tưởng thiết kế giáo án tôi áp dụng tổ chức giờ dạy học thực nghiệm tác

phẩm: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh-Lí Bạch, có mời các đồng nghiệp dự giờ,
đánh giá, nhằm mục đích là kiểm tra, đánh giá khả năng thực thi và hiệu quả
của những giải pháp thực hiện hoạt động giáo dục mà tôi đã nêu ở trên.
Đối tượng học sinh tôi tổ chức dạy thực nghiệm là hai lớp 7.(Lớp 7A và lớp
7B trường THCSDT Nội Trú).
Thời gian thực hiện: theo phân phối chương trình, lịch báo giảng ở hai lớp.
Về phần chuẩn bị giáo viên: ngoài nội dung bài soạn, cơ sở vật chất và thiết
bị đồ dùng dạy học tốt nhất thì tôi chuẩn bị thêm đề bài để đánh giá, khảo sát kết
quả học tập của HS. Đề bài, đáp án, biểu chấm để khảo sát kết quả học tập của
HS tôi sử dụng như năm học 2017 – 2018. Câu hỏi là:
Câu 1: Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh nói về đề tài gì? Đề tài ấy
được thể hiện bằng những đặc sắc nghệ thuật nào?
Câu 2: Qua bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh em hiểu gì về nhà thơ
Lý Bạch ? Tác phẩm bồi dưỡng cho tâm hồn em điều gì bổ ích?
Sau khi chuẩn bị đầy đủ yêu cầu theo mục đích, kế hoạch cho một tiết dạy,
tôi lên lớp dạy học bình thường theo tiến trình bài soạn đã mô tả ở trên.
Sau quá trình dạy thực nghiệm văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ở
hai lớp, tôi nhận thấy hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục là: tinh thần học tập của HS sôi nổi hơn, ngoài thời gian khi bài ngắn
gọn các em thích thú với kiến thức, hình ảnh ở kênh hình. Các em học sinh khá,
giỏi thì rất tích cực học tập; các học sinh trung bình yếu cũng mạnh dạn phát
biểu xây dựng bài, hoạt động nhóm. Các em chủ động hoạt động, phát huy được
tư duy, sáng tạo trong vận dụng kiến thức vào luyện tập, biết vận dụng kiến thức
đã học để liên hệ thực tế một cách sâu sắc. Nhìn chung đa số học sinh hiểu bài,
dễ dàng cảm nhận đúng, đủ, sâu sắc về nội dung cũng như đặc sắc nghệ thuật, ý
nghĩa, thông điệp trong tác phẩm. Các em hứng thú với việc học thơ Đường,
cảm nhận được sâu sắc ý nghĩa lớn lao, cái hay, cái đẹp của thơ Đường cũng như
thấy được giá trị của văn học nước ngoài, tinh hoa văn hóa thế giới.
Hết quá trình dạy thực nghiệm, tôi tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng
học tập của HS. Kết quả cụ thể của năm học 2017- 2018 như sau :

Lớp Tổn
Kết quả
17


g số

Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Đạt
Khá
TB
Yếu
HS
%
%
%
%
7A 30 8
26.7 12
40
10 33.3 0
0
30 100
7B 30 4
13.3 9
30
16 56.7 0

0
30 100
Như vậy hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục ở
hai lớp 7 mà tôi thực hiện thể thiện rõ ở không khí, tinh thần tâm lí học tập
tích cực của học sinh; đặc biệt thể hiện rõ ràng ở kết quả học tập nâng cao so
với kết quả khảo sát ở năm học 2016-2017: mặc dù lớp 7B - lớp có nhiều học
sinh yếu hơn nhưng không còn học sinh yếu kém, tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng
lên. Ở lớp 7A - lớp có nhiều học sinh học tốt thì tỷ lệ học sinh khá giỏi càng
tăng cao. Các em học sinh ở Trường THCSDT Nội Trú không còn cảm thấy khó
khăn, chán nản khi học thơ Đường mà ngược lại rất hứng thú, yêu thích, tích
cực khi học thơ Đường nói riêng và học môn Ngữ văn nói chung.
2.4.2: Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân, đồng nghiệp.
Về phía bản thân qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tổ chức các giải pháp
thực hiện và vận dụng vào dạy văn bản thơ Đường Cảm nghĩ trong đêm thanh
tĩnh của Lý Bạch, tôi được củng cố thêm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm bổ
ích trong dạy học thơ Đường nói riêng và phân môn Văn nói chung. Tôi cảm
thấy tự tin, thuận lợi hơn nhiều khi thực hiện dạy học văn bản thơ Đường. Hiệu
quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân tôi thể hiện rõ nhất ở kết quả tôi
được đồng nghiệp xếp giờ dạy loại giỏi; các em học sinh tôn trọng, yêu thích;
chất lượng đại trà ở lớp 7 tôi dạy luôn đảm bảo, chất lượng mũi nhọn nâng cao.
Về phía đồng nghiệp khi dự giờ tôi dạy văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh
tĩnh của Lý Bạch cũng đã thống nhất, học tập được nhiều kinh nghiệm bổ ích về
nội dung phương pháp dạy học, tổ chức học sinh học tập… vận dụng vào dạy
học và cũng nâng cao được kết quả dạy học thơ Đường nói riêng và dạy học văn
nói chung.
2.4.3: Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với nhà trường
Từ những hiệu quả của sáng kiến: Kinh nghiệm dạy học văn bản: « Cảm
nghĩ trong đêm thanh tĩnh » nhằm nâng cao chất lượng dạy học thơ Đường
trong môn Ngữ văn lớp 7 ở trường THCSDT Nội Trú đối với hoạt động giáo dục
ở nhà trường, với bản thân tôi và các đồng nghiệp đã góp phần nâng cao chất

lượng dạy học thơ Đường trong môn Ngữ văn lớp 7 ở trường THCSDT Nội Trú.
Đảm bảo và nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn và các chỉ tiêu
chất lượng trong môn Ngữ văn của nhà trường THCSDT Nội Trú năm học
2017-2018.
Giỏi

3-KẾT LUẬN
18


3.1. Kết luận:
Nhà triết học Pháp Rene Descartes đã nói: Mỗi vấn đề tôi giải quyết trở
thành qui luật được sử dụng sau đó để giải quyết các vấn đề khác(Each problem
that I solved be came a rule ,Which served afte rwards to solve other problems).
Trong dạy – học văn bản cũng vậy, nếu giáo viên thực sự trăn trở, tìm hiểu…để
tìm ra phương pháp, những kinh nghiệm dạy học hữu ích thì giờ học văn sẽ đạt
hiệu quả cao, học sinh có hứng thú và say mê học văn. Từ đó giúp các em khám
phá, chiếm lĩnh tác phẩm, rung cảm trước cái hay cái đẹp của văn chương.
Trong đề tài này, tôi đã mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm của mình khi tiếp xúc
với tác phẩm Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch.Dẫu chỉ là đóng góp
nhỏ nhoi,nhưng nói như nhà thoe Tố Hữu : « Dẫu một cây chông trừ giặc
Mĩ,Hơn ngàn trang giấy luận văn chương » Sáng kiến kinh nghiệm của tôi nêu
trên cũng muốn góp một phần nhỏ vào mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học
thơ Đường nói riêng và môn Ngữ văn lớp 7 ở trường THCSDT Nội Trú nói
chung.
3.2. Kiến nghị :
Để dạy tốt văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch và thơ
Đường trong chương trình Ngữ văn 7 nói chung theo tôi mỗi giáo viên luôn phải
tăng cường bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thực
hiện triệt để, có hiệu quả về đổi mới phương pháp dạy học. Về phía nhà trường

và các cấp giáo dục cần tổ chức tốt và triệt để các đợt bồi dưỡng chuyên đề đổi
mới phương pháp dạy học. Tăng cường bổ sung cơ sở vật chất trường học, tài
liệu tham khảo( như trang bị máy chiếu ở các lớp học, bổ sung các cuốn Từ điển
Hán Việt, từ điển Tiếng Việt...) tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy - học của
giáo viên và học sinh.
Trên đây không phải là vấn đề mới mà là một kinh nghiệm nhỏ của tôi khi
dạy học văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch. Với đề tài này
bản thân không có tham vọng gì ngoài việc đưa ra một cách tiếp cận rõ ràng, dễ
hiểu đối với một bài thơ Đường. Đây chỉ là ý kiến cá nhân, do vậy trong khi
trình bày không thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết. Tôi rất mong được
sự góp ý của các đồng nghiệp để được củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng
dạy học.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

19


XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Bá Thước, ngày 05 tháng 04 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Lê Hồng Thái

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Sách giáo khoa Ngữ văn 7
2- Sách giáo viên Ngữ văn 7

3- Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn 7
4- Từ điển Hán Việt - tác giả Phan Văn Các. Nhà xuất bản giáo dục- 1994.
5-Trang hoc mai.com.vn
6-Trang van mau.com.vn

20



×