Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đề án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.65 MB, 83 trang )

ĐỀ ÁN:
XÂY DỰNG KHU SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
Địa điểm: xã Phạm Văn Cội - huyện Củ Chi - TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 12/2017


MỤC LỤC
CHƢƠNG I. THÔNG TIN TỔNG QUAN ...................................................... 3
1. Tổng quan về địa bàn thực hiện đề án ............................................................. 3
2. Nhận định tình hình chung............................................................................... 6
3. Quy hoạch phát triển và mặt bằng đề án........................................................ 11
4. Thông tin chung về đơn vị chủ đầu tư ........................................................... 12
CHƢƠNG II. TÍNH CẤP THIẾT CẦN PHẢI ĐẦU TƢ VÀ CÁC CĂN CỨ
ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ............................................................................................ 13
1. Tính cấp thiết phải đầu tư .............................................................................. 14
2. Các căn cứ để xây dựng đề án ....................................................................... 15
CHƢƠNG III. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ CƠ CẤU NHÓM CÂY
TRỒNG CỦA ĐỀ ÁN …………………………………………………………… 17
1. Mục tiêu của đề án ......................................................................................... 18
2. Các nội dung thực hiện chính ........................................................................ 20
3. Cơ cấu các nhóm cây trồng ............................................................................ 22
4. Các quy trình canh tác một vài cây trồng chính ............................................ 24
5. Du lịch nông nghiệp và dịch vụ ..................................................................... 59
CHƢƠNG IV. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG ..................... 61
1. Tiềm năng thị trường cho nhóm sản phẩm rau ăn lá, ăn quả và củ ............... 61
2. Tiềm năng thị trường cho nhóm sản phẩm cây ăn quả (chuối, chanh dây, và
các loại cây có múi) …………………………………………………………………62
3. Tiềm năng thị trường cho nhóm cây dược liệu (bạc hà, khôi nhung, gừng
nghệ, gấc) ..................................................................................................................... 64


4. Tiềm năng du lịch nông nghiệp .................................................................... 67
CHƢƠNG V. CÁC HẠNG MỤC ĐẦU TƢ VÀ MỨC ĐẦU TƢ DỰ KIẾN
1. Các hạng mục đầu tư chính............................................................................ 68
2. Tổng mức đầu tư dự kiến ............................................................................... 68
CHƢƠNG VI. CÁC GIẢI PHÁP CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN........ 71
1. Giải pháp về tài chính, đầu tư, tính dụng ....................................................... 71
2. Giải pháp về nhân sự và tổ chức sản xuất...................................................... 72
3. Giải pháp về công nghệ sản xuất ................................................................... 73
4. Giải pháp công nghệ sau thu hoạch ............................................................... 73
5. Giải pháp về nguồn nước tưới phục vụ sản xuất ........................................... 76
6. Giải pháp thị trường và tiêu thụ sản phẩm..................................................... 77


7. Giải pháp bảo vệ môi trường ......................................................................... 77
CHƢƠNG VII. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƢỜNG .............................................................. 79
1. Đánh giá sự phù hợp của đề án với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất ........................................ 79
2. Đánh giá sự tác động của dự án với phát triển kinh tế - xã hội ..................... 79
3. Đánh giá sơ bộ tác động của dự án tới môi trường........................................ 80
CHƢƠNG VIII. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KINH TẾ CỦA DỰ ÁN ........ 82
1. Các dữ liệu tài chính của đề án ...................................................................... 82
2. Lượng toán sản xuất và khả năng mang lại hiệu quả khi triển khai đề án..... 83
3. Phân tích hiệu quả tài chính khi triển khai đề án ........................................... 83
CHƢƠNG IX. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................... 85
1. Kết luận .......................................................................................................... 85
2. Đề xuất ........................................................................................................... 85

2



CHƢƠNG I
THÔNG TIN TỔNG QUAN
1. Tổng quan về địa bàn thực hiện đề án:
1.1. Vị trí địa lý:
- Huyện Củ Chi với diện tích tự nhiên khoảng 43.496ha bằng 20,74% diện
tích toàn Thành phố, bao gồm 20 xã và một thị trấn. Huyện có vị địa lý nằm ở tọa độ
từ 10o53‟00” đến 10o10‟00” vĩ độ Bắc; 106o22‟00” đến 106o40‟00” kinh độ Đông,
nằm ở phía Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Huyện Củ Chi có vị trí bao bọc bởi phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh
Tây Ninh, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, phía Nam giáp huyện Hóc Môn, TP.Hồ
Chí Minh và phía Tây giáp huyện Đức Hoà tỉnh Long An. Thị trấn Củ Chi là trung
tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách trung tâm Thành phố khoảng 45km
về phía Tây Bắc theo đường xuyên Á.
- Trong đó xã Phạm Văn Cội nằm về phía Bắc của huyện Củ Chi và về phía
Tây Bắc ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm Thành phố khoảng
45km. Có vị trí tiếp giáp như sau: phía Nam giáp xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi,
phía Đông, Tây và Bắc giáp xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi. Diện tích tự nhiên:
2.319,94 ha, chiếm 14,73% diện tích tự nhiên của huyện
1.2. Đặc điểm về địa hình:
Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam bộ và
miền Đông Nam bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây Bắc - Đông Nam và Đông
Bắc - Tây Nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m - 10m. Ngoài ra địa
bàn huyện có tương đối nhiều đồng ruộng, đất đai thuận lợi để phát triển nông nghiệp
so với các địa bàn khác của Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3. Khí hậu:
Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất
cận xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng như sau:
1.3.1. Nhiệt độ:
Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm

khoảng 26,6oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28.8 oC (tháng 4), nhiệt độ trung
bình tháng thấp nhất 24,8oC (tháng 12). Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm
chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 - 10oC.

3


Hình 1. Nhiệt độ không khí trung bình

1.3.2. Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm - 1.770 mm, tăng dần lên phía Bắc
theo chiều cao địa hình, mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập
trung vào tháng 7, 8, 9. Vào tháng 12, tháng 1 lượng mưa không đáng kể do là thời
điểm bắt đầu vào mùa khô của năm.

Hình 2. Biểu đồ về lượng mưa
1.3.3. Độ ẩm:
Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7, 8, 9 là
80 - 90%, thấp nhất vào tháng 12 và tháng giêng là 70%.
4


1.3.4. Ánh sáng:
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 - 2.920 giờ.
1.3.5. Gió:
Huyện Củ Chi nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió mùa chủ yếu
phân bố vào các tháng trong năm như sau:
- Từ tháng 2 đến tháng 5 gió Tín phong (gió Mậu dịch) có hướng Đông Nam
hoặc Nam với vận tốc trung bình từ 1,5 - 2,0 m/s;
- Tháng 5 đến tháng 9 chủ yếu là gió Tây - Tây Nam, vận tốc trung bình từ 1,5

- 3,0 m/s
- Ngoài ra, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau có gió Đông Bắc, vận tốc trung
bình từ 1 - 1,5 m/s.
1.4. Thủy văn:
Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, với những đặc điểm
chính như sau:
- Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước
triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0 m
- Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ
hủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương. Riêng chỉ có kênh
Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông.
- Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của
huyện và nét nổi bậc của dòng chảy và sự xâm nhập của thủy triều.
1.5. Điều kiện thổ nhưỡng:
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi khoảng 43.496ha, và căn cứ
nguồn gốc phát sinh có 3 nhóm đất chính sau:
1.5.1. Nhóm đất phù sa:
Đất phù sa được hình thành trên các trầm tích lòng sông (Aluvi) tiến hoá
halocen muộn ven các sông, kênh, rạch. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến
nặng. Thành phần cấp hạt sét là chủ yếu (45 - 55 %), cấp hạt cát cao gấp 2 lần cấp hạt
limon, tỉ lệ các hạt giữa các tầng không đồng nhất do hậu quả của các thời kỳ bồi đắp
phù sa, chỉ số pH xấp xỉ 4, cation trao đổi tương đối cao kể cả Ca2+, Mg2+,Na2+, riêng
K+ rất thấp, CEC tương đối cao, đạt chỉ số rất lý tưởng cho việc canh tác cây trồng,
các chất dinh dưỡng về mùn, đạm, lân và kali rất giàu. Đây là một loại đất rất lý tưởng
cho việc canh tác cây trồng như lúa, hoa màu, cây ăn trái.
1.5.2. Nhóm đất xám:
Đất xám hình thành chủ yếu trên mẫu đất phù sa cổ. Tầng đất thường rất dày,
thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt cát trung bình và cát mịn chiếm tỉ lệ rất cao (40 55%), cấp hạt sét chiếm 21 - 27% và có sự gia tăng sét rất rõ tạo thành tầng tích sét.
Đất có phản ứng chua, pH (H2O) xấp xỉ 5 và pH (KCl) dao động trên mức 4; các
Cation trao đổi trong tầng đất rất thấp; hàm lượng mùn, đạm tầng đất mặt khá nhưng

rất nghèo Kali do vậy khi sản xuất phải đầu tư thích hợp về phân bón. Loại đất này rất
dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và thích hợp với các loại cây công nghiệp
5


hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu. Nên ưu tiên sử dụng cho việc trồng
các cây ăn quả, lâu đa niên vì khả năng bảo vệ và cải tạo đất tốt. Trong sử dụng phải
chú ý biện pháp chống xói mòn và rửa trôi, tăng cường phân bón bổ sung dinh dưỡng
nhất là phân hữu cơ.
1.5.3. Nhóm đất đỏ vàng:
Loại đất này hình thành trên sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ và mẫu
chất khác nhau. Đặc điểm của nhóm đất này là chua, độ no bazơ thấp, khả năng hấp
thụ không cao, khoáng sét phổ biến là Kaolinit, axit mùn chủ yếu là fuvic, chất hòa
tan dễ bị rửa trôi.
1.6. Nguồn tài nguyên nước:
Nguồn nước của huyện chủ yếu là nước ở các sông, kênh, rạch, hồ, ao. Tuy
nhiên, phân bố không đều tập trung ở phía Đông của huyện vì có sông Sài Gòn và trên
các vùng trũng phía Nam và Tây Nam với chiều dài gần 300 km cả hệ thống, đa số
chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Theo các kết quả điều tra khảo sát về nước
ngầm trên địa bàn huyện Củ Chi cho thấy, nguồn nước ngầm khá dồi dào và đang giữ
vị trí quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Chất lượng nhìn chung khá tốt trừ các khu vực vùng trũng như: Tam Tân, Thái Mỹ.
Ngoài ra, do tác dụng của hệ thống kênh Đông - Củ Chi đã bổ sung một lượng nước
ngầm đáng kể, nâng mực nước ngầm lên từ 2 - 4m.
1.7. Các dạng tài nguyên khác:
1.7.1. Rừng:
Theo số liệu thống kê, năm 2003 diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện là
319,24 ha, trong đó rừng tự nhiên 139,27 ha chiếm 43,63% diện tích đất có rừng; rừng
trồng 179,97 ha, chiếm 56,37% diện tích đất có rừng. Rừng tự nhiên chủ yếu ở các
khu bảo tồn, khu di tích lịch sử nên trữ lượng hạn chế.

7.2. Khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện so với Thành phố khá phong phú
gồm có các loại chủ yếu sau:
- Mỏ Cao Lanh: có trữ lượng khoảng 5 triệu tấn phân bố chủ yếu ở Rạch Sơn;
- Than bùn ở Tam Tân, trữ lượng khoảng 0,5 triệu tấn;
- Sạn sỏi ở Bầu Chứa, trữ lượng cấp B khoảng 0,8 triệu tấn.
Nhìn chung, với các điều kiện tự nhiên thiên phú của Củ Chi thì đây là địa bàn
rất lý tưởng và phù hợp để đầu tư các đề án về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
2. Nhận định tình hình chung:
2.1. Tiềm năng phát triển dự án:
- Huyện Củ Chi của Thành phố Hồ Chí Minh là một trong các địa phương sẽ
quy hoạch khu và vùng sản xuất Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030 của Chính phủ do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký
trong Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2015. Và huyện Củ Chi sẽ
quy hoạch là vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó sản phẩm
6


trồng trọt bao gồm sản xuất giống, sản phẩm rau và hoa quả. Để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng tại địa phương, trong nước và nhu cầu xuất khẩu.
- Điều kiện đất tại huyện Củ Chi có nhiều ưu điểm tốt phù hợp để triển khai
chương trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cung cấp cho thị trường
tại Thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương lân cận. Đặc biệt hơn, với điều kiện địa
hình bằng phẳng, giao thông thuận lợi, nguồn nước tưới dồi dào (nguồn nước ngọt từ
kênh Đông, sông Sài Gòn, và nước ngầm) thì đây là những yếu tố góp phần thành
công của đề án Sản xuất và phát triển Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao. Sản
phẩm sản xuất ra theo hướng an toàn, đảm bảo sức khỏe người sản xuất và người tiêu
dùng, đảm bảo đáp ứng tốt cho thị trường trong nước, các nước trong khu vực, và đáp
ứng tốt cho các thị trường khó tín như Châu Âu, Mỹ và Úc.
- Công nghệ sản xuất của đề án sẽ đáp ứng tốt cho việc thử nghiệm và canh

tác các loại cây trồng ở điều kiện canh tác khắt khe và các loại cây trồng bản địa, và
các loại cây trồng có giá trị cao. Trong khuôn khổ của dự án sẽ tính toán trồng thử
nghiệm một số loại cây ăn quả, cây dược liệu có khả năng thích nghi tốt với điều kiện
thổ nhưỡng ở huyện Củ Chi, để cung cấp cho thị trường tại chỗ, nội địa và xuất khẩu.
- Vấn đề chăm sóc, cải tạo, bảo tồn tài nguyên đất sẽ được quan tâm hàng đầu
trong canh tác nông nghiệp, đề án thực hiện với phương châm “Muốn trồng cây phải
chăm sóc đất, muốn chăm sóc đất phải giáo dục ý thức của con người”.
2.2. Nhận định cơ hội thị trường cho nhóm cây dược liệu:
Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có tiềm năng lớn về tài
nguyên cây dược liệu nói riêng và tài nguyên dược liệu (thực vật, động vật, khoáng
vật) nói chung. Điều này thể hiện ở sự đa dạng về chủng loại cây dược liệu (trong số
hơn 12.000 loài thực vật Việt Nam thì có gần 4.000 loài có công dụng làm thuốc),
vùng phân bố rộng khắp cả nước, có nhiều loài dược liệu được xếp vào loài quý hiếm
trên thế giới, như: Sâm ngọc linh, Sâm vũ diệp, Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ,
Vàng đắng, Hoàng liên ô rô, Hoàng liên gai, Thanh thiên quỳ, Ba gạc Vĩnh Phú,…
Tuy có tiềm năng rất lớn, song công cuộc bảo tồn và phát triển dược liệu ở
nước ta cũng đang gặp phải một số hạn chế, khó khăn, đặc biệt là các vấn đề liên quan
đến quy hoạch phát triển dược liệu, công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen dược
liệu, việc tiêu chuẩn hóa dược liệu, cũng như việc hiện đại hóa sản xuất thuốc từ dược
liệu,...
Việc khai thác dược liệu quá mức mà không đi đôi với việc tái tạo, bảo tồn
dược liệu đã dẫn đến số lượng loài cây dược liệu có khả năng khai thác tự nhiên còn
rất ít (trên cả nước hiện chỉ còn khoảng 206 loài cây dược liệu có giá trị có thể khai
thác tự nhiên), nhiều loài cây dược liệu quý hiếm trong nước đang đứng trước nguy cơ
cạn kiệt; dược liệu không được sản xuất theo quy trình, quy hoạch cụ thể; việc áp
dụng thành tựu của khoa học, công nghệ vào việc hiện đại hoá sản xuất thuốc từ dược
liệu chưa được quan tâm đúng mức,... Bên cạnh đó cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và
phát triển nguồn gen dược liệu. Để đảm bảo nguồn dược liệu chất lượng cao, cần đẩy
mạnh triển khai thực hiện GACP (thực hành tốt trồng cây dược liệu (GAP) và thực
hành tốt thu hái cây dược liệu hoang dã (GCP).

Điều này cũng được thể hiện rất rõ trong Chiến lược quốc gia phát triển ngành
Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được ban hành
7


theo Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính
phủ: “Phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam để phát triển sản xuất thuốc từ
dược liệu, trong đó mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là phấn đấu sản xuất được 20% nhu
cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80%
tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%”.
2.3. Nhận định cơ hội thị trường cho nhóm cây ăn quả:
Theo dự báo của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau
quả trên thế giới tăng bình quân 3,6%/năm, trong khi đó mức cung chỉ tăng khoảng
2,5%/năm. Trong đó, nhu cầu nhập khẩu trái cây nhiệt đới rất cao. Đây là điều kiện
thuận lợi để trái cây Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.
Mặc dù tiềm năng xuất khẩu các loại trái cây của Việt Nam rất lớn nhưng do
nhiều hạn chế nên sản lượng trái cây của Việt Nam xuất khẩu vẫn còn thấp so với
Thái Lan hay Trung Quốc.
Điểm hạn chế lớn nhất đối với việc xuất khẩu trái cây của Việt Nam hiện nay là
hầu như chưa có các công ty thu mua ở địa phương. Do đó, hầu hết việc xuất khẩu
đều do các nhà vườn tự cố gắng tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình. Các nhà
xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa có khả năng giải quyết các đơn hàng lớn mà mới
chỉ cung cấp được đơn hàng có số lượng nhập khẩu nhỏ.
Việc bảo quản và chế biến trái cây sau khi thu hoạch cũng là một vấn đề. Công
nghệ đóng gói, bảo quản sau thu hoạch còn lạc hậu so với các nước trong khu vực như
Thái Lan, Malaysia, Philippines,… Sự liên kết giữa nông dân với nông dân và nông
dân với doanh nghiệp còn lỏng lẻo, từ đó làm mất thế cạnhtranh.
Ngoài ra, việc áp dụng tiêu chuẩn GAP (Good Agriculture Production-Tiêu
chuẩn Thực hành Nông nghiệp Tốt) cũng là một trong số khó khăn hàng đầu cho
nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng như xuất khẩu trái cây Việt Nam thâm nhập các thị

trường lớn trên thế giới trong đó có EU. Những quy định này ngày càng khắt khe hơn.
Rau, quả tươi Việt Nam muốn vào EU phải đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng
GAP. Để các vùng sản xuất đạt được tiêu chuẩn này, cần tổ chức những vùng chuyên
canh lớn. Khi đó rất nhiều cánh cửa đang mở rộng đối với những nhà vườn Việt Nam
có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn GAP.
Nhìn chung sản xuất cây ăn quả mới nhắm vào phục vụ thị trường trong nước,
một thị trường dễ tính, đang tăng nhanh nhưng sẽ bị cạnh tranh mạnh trong tương lai.
Triển vọng của ngành sản xuất này là rất lớn với điều kiện đầu tư thích đáng và đồng
bộ từ nghiên cứu, tổ chức sản xuất giống, chế biến, đóng gói, vận chuyển, tiêu chuẩn
chất lượng, nhãn hiệu, tiếp thị,... những lĩnh vực Việt Nam còn rất yếu kém.
Khi thu nhập cao hơn, thì các hộ cũng tiêu thụ nhiều rau quả hơn. Tiêu thụ rau
quả theo đầu người giữa của các hộ giàu nhất gấp 5 lần các hộ nghèo nhất, từ 26 kg
đến 134 kg. Sự chênh lệch này đối với quả là 14 lần, với rau là 4 lần. Kết quả là, phần
quả tăng từ 12% đến 32% trong tổng số tăng. Nhu cầu về cam, chuối và xoài tăng
mạnh khi thu nhập tăng, nhưng su hào thì tăng chậm hơn rất nhiều
Những năm vừa qua, thị trường rau quả có xu hướng phát triển nhanh. Xu
hướng hội nhập cũng tạo điều kiện mở rộng thị trường và là điều kiện tốt cho sản xuất
phát triển.
8


Hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm rau quả đi trên 50 nước. Các mặt
hàng xuất khẩu chính như xoài, dứa, chuối, nhãn vải, thanh long, măng cụt và các loại
nước quả. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan,
Nhật Bản, Hàn Quốc. Gần đây chúng ta mở rộng sang một số nước Châu âu như
Đức, Nga, Hà Lan và nhất là Mỹ. Xuất khẩu nông sản nói chung và rau quả nói riêng
sang Mỹ đã tăng lên mạnh mẽ khi hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết.
Tại thị trường nội địa, hiện nay người tiêu dùng cũng đang sử dụng nhiều loại
quả nhập khẩu từ Thái Lan vì chất lượng và yên tâm hơn về tính an toàn hoặc Trung
Quốc (vì giá rất rẻ).

Tóm lại, cơ hội thị trường cả trong nước và xuất khẩu đối với sản phẩm trái cây
Việt Nam đều rất lớn, vấn đề là cần phải tổ chức sản xuất thành vùng chuyên canh,
tuân thủ theo tiêu chuẩn phù hợp (ví dụ GAP), kiểm soát được chất lượng, dư lượng
và độ đồng đều. Việc triển khai thử nghiệm sau đó lựa chọn loại cây ăn quả phù hợp
trồng trên quy mô lớn, tập trung tại Củ Chi sẽ đáp ứng được những yêu cầu này.
2.4. Nhận định cơ hội thị trường cho nhóm sản phẩm rau - hoa - quả chất
lượng cao:
Trong thời gian qua, nhất là kể từ đầu thập kỷ 90, diện tích rau, quả của Việt
Nam phát triển nhanh chóng và ngày càng có tính chuyên canh cao. Tính đến năm
2004, tổng diện tích trồng rau, đậu trên cả nước đạt trên 600 nghìn ha, gấp hơn 3 lần
so với năm 1991. Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vùng sản xuất lớn nhất, chiếm
khoảng 29% sản lượng rau toàn quốc. Điều này là do đất đai ở vùng ĐBSH tốt hơn,
khí hậu mát hơn và gần thị trường Hà Nội. ĐBSCL là vùng trồng rau lớn thứ 2 của cả
nước, chiếm 23% sản lượng rau của cả nước. Đà Lạt thuộc Tây Nguyên, cũng là vùng
chuyên canh sản xuất rau cho xuất khẩu và cho nhu cầu tiêu thụ thành thị, nhất là thị
trường Thành phố Hồ Chí Minh và cho cả thị trường xuất khẩu.
Hoa, cây cảnh là một ngành đặc thù, vừa có giá trị văn hóa truyền thống, giá trị
thẩm mỹ, vừa có giá trị kinh tế cao. Sản xuất hoa, cây cảnh sẽ giải quyết nhiều công
ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời mang lại cảnh quan xanh,
đẹp cho đất nước.
Trong những năm qua, sản xuất hoa, cây cảnh đã tăng lên một cách nhanh
chóng, từ 3.500ha năm 1995 lên đến 17.300ha năm 2013; giá trị sản lượng tăng 26,62
lần.Đặc biệt, sản xuất hoa, cây cảnh đã đổi mới theo phương hướng đa dạng hóa sản
phẩm, áp dụng các công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất,nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm. Có được kết quả trên là do sự nỗ lực của ngườinông dân, của
các doanh nghiệp, sự ủng hộ của cơ chế chính sách Nhà nước, và một phần không nhỏ
là sự đóng góp của các nhà khoa học.
Tuy sản xuất hoa, cây cảnh đã đạt được những thành tựu lớn, đã hình thành
được nhiều vùng sản xuất hoa, cây cảnh hàng hóa, nhưng nhìn chung công tác nghiên
cứu về hoa, cây cảnh vẫn còn nhiều hạn chế: các giống hoa mang bản quyền Việt

Nam chưa nhiều; sản xuất còn manh mún; diện tích hoa áp dụng công nghệ cao chưa
nhiều; sự liên kết giữa các cơ quan khoa học, doanh nghiệp và người dân chưa cao;
dẫn đến sản phẩm hoa của Việt Nam chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc
tế. Theo nhận định của nhiều đại biểu và các chuyên gia tại hội thảo, đóng góp của
ngành hoa, cây cảnh chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của ngành.
9


Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất hoa, cây cảnh: đất đai
rộng lớn, có nhiều vùng sinh thái khí hậu khác nhau, có nguồn lao động dồi dào, sáng
tạo, đã hình thành được hệ thống nghiên cứu với nhiều cơ quan khoa học có uy tín,
cùng với nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước. Do vậy, chúng ta hoàn toàn có thể
đẩy mạnh phát triển sản xuất hoa, cây cảnh hơn nữa.
Tuy nhiên, ngành sản xuất hoa cây cảnh tại Việt Nam cũng đối mặt với không
ít khó khăn và thách thức: sản xuất tản mạn, thiếu quy hoạch; liên doanh, liên kết còn
thiếu và yếu, trình độ kỹ thuật sản xuất còn nhiều hạn chế; thương mại hóa và quảng
bá sản phẩm chưa được chú trọng, trong khi phải cạnh tranh với các nước có ngành
hoa, cây cảnh phát triểntrong khu vực (Thái Lan. Đài Loan…).
2.5. Nhận định thị trường về “du lịch nông nghiệp”:
Thực tế, quá trình đô thị hóa làm cho con người muốn được quay về với thiên
nhiên nhiều hơn. Chính lẽ đó việc kết hợp hài hòa giữa ngành du lịch và nông nghiệp
tạo nên một chuỗi giá trị, nhằm phát triển bền vững trong nông nghiệp có du lịch và
ngược lại du lịch dịch vụ không tách rời hỗ trợ phát triển xây dựng quảng bá hình ảnh
sản phẩm nông nghiệp hiệu quả hơn, tăng giá trị sản phẩm đầu ra của nông nghiệp.
Những năm gần đây, xuất hiện nhiều mô hình trang trại nông nghiệp phục vụ
du lịch. Đến với những mô hình này, khách du lịch có cơ hội tìm hiểu, trải nghiệm
làm nông nghiệp,... Những mô hình này thu hút khá đông khách du lịch đến từ trung
tâm thành phố. Mô hình du lịch nông nghiệp còn mới mẻ ở Việt Nam. Có lẽ sự mới
mẻ này khiến chính sách chưa thể bắt kịp. Vì vậy, hiện nay vẫn mang tính chất tự phát
và chưa có chiến lược lâu dài.

Tiến sĩ Ngô Kiều Oanh chính là người đón đầu trào lưu tất yếu này bằng việc
lập ra Trang trại Đồng Quê tại Ba Vì. Với sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên và
các dịch vụ trải nghiệm cuộc sống nông thôn (nghỉ ngơi trong nhà truyền thống, nhà
sàn...), hoạt động nông nghiệp (trồng cây, bắt cá, tham quan các trang trại nuôi dê, bò,
thỏ,... tham quan và trực tiếp hoa quả,...), đồng thời, kết nối với các điểm tham quan
trong khu vực Ba Vì, Sơn Tây, khiến đây vẫn là địa chỉ du lịch nông nghiệp hàng đầu
trên địa bàn Hà Nội. Ngay tại khu vực nội đô cũng có một mô hình trải nghiệm nông
nghiệp khác là Trang trại Erahouse (phường Giang Biên, quận Long Biên). Mặc dù
quy mô không lớn và chủ yếu phục vụ cho học sinh tìm hiểu về làng quê, nông
nghiệp, nhưng với lợi thế chỉ cách hồ Hoàn Kiếm chưa đầy 10 km, Trang trại
Erahouse cũng là lựa chọn của rất nhiều người. Gần đây, tại làng cổ Đường Lâm cũng
xuất hiện thêm dịch vụ trải nghiệm nông nghiệp như cấy lúa, thả diều, bắt cua, ngắm
trăng,... Tua trải nghiệm nông nghiệp được nhiều khách nước ngoài lựa chọn. Ngoài
ra còn phải kể đến các cơ sở như: Eco Garden Thái Dương (huyện Chương Mỹ),
Công viên Nông nghiệp Long Việt (huyện Sóc Sơn),... Có thể thấy, tương lai của loại
hình du lịch nông nghiệp là rất có triển vọng.
Các tỉnh Nam Bộ có lợi thế rất lớn về du lịch sinh thái kết hợp với nông nghiệp
nhờ lợi thế tự nhiên với hệ thống sông ngòi bao phủ và đồng bằng trù phú. Vài năm
trở lại đây loại hình du lịch miệt vườn bao gồm homestay (du lịch xanh), tham quan
các nhà vườn ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam bộ đang
được các doanh nghiệp kinh doanh du lịch triển khai, góp phần mở rộng các hình thức
tiếp cận du lịch.
10


Qua các năm, lượt khách du lịch tới tham quan tại các điểm trong mô hình du
lịch nông thôn ngày càng tăng. Riêng 6 tháng đầu năm 2015 đã tiếp đón hơn 26.100
lượt khách đông hơn so cùng kỳ năm trước gần 6.800 khách (trong đó có khoảng
3.000 khách nước ngoài tham quan tại các điểm nhà dân) với tổng doanh thu hơn 02
tỷ đồng.

Xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển du lịch nông
nghiệp đang là hướng đi hiệu quả nhằm quảng bá các sản phẩm nông nghiệp sạch,
công nghệ cao đảm bảo khai thác tiềm năng hiệu quả hơn.
3. Quy hoạch phát triển và mặt bằng đề án:
- Vị trí khu vực triển khai đề án phù hợp với Quy hoạch vùng sản xuất rau an
toàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày
28 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố và Quyết định số 231/QĐUBND ngày 20 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Triển khai thực hiện quy hoạch diện tích vườn sản xuất cây ăn quả, sản phẩm
rau củ, quả, cây dược liệu sử dụng nguồn nước nước ngọt dồi dào tại chổ quanh năm
của Củ Chi. Vị trí này phù hợp với quy hoạch phát triển khu và vùng sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao của chính phủ đã phê duyệt theo Quyết định số
575/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2015.
- Thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, nguồn nước tưới và các điều kiện khác rất
phù hợp cho phát triển đề án.
- Cơ sở hạ tầng:
+ Hệ thống thủy lợi, đáp ứng với vùng sản xuất cây ăn quả, rau, củ, quả an
toàn tập trung, trong đầu tư của đề án sẽ thi công thêm hệ thống bể lắng lọc và đường
ống dẫn nước khép kín thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ sản xuất tự động
hoá, kết hợp với hệ thống tưới tự động theo kiểu hiện đại: phun mù hay phun sương,
nhỏ giọt và tiết kiệm. Áp dụng hệ thống cung cấp dinh dưỡng tự động, và ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý và kiểm soát cây trồng.
+ Hệ thống giao thông vận tải thuận lợi.
+ Hệ thống cấp nước tưới tiêu dùng nước mặt từ kênh Đông, sông sài Gòn và
giếng khoan.
+ Hệ thống điện lưới quốc gia, thông tin viễn thông, intenet liên lạc đã thuận
lợi và hoàn chỉnh.
+ Xử lý chất thải vật tư nông nghiệp được đầu tư xây dựng bể chứa tập trung,
vận chuyển đến nơi tái chế hoặc tiêu hủy theo quy định.
+ Xây dựng khu xử lý chất thải phụ phẩm nông nghiệp dùng làm phân bón và
giá thể để tận dụng trong canh tác cây trồng.

4. Thông tin chung về đơn vị chủ đầu tƣ:
4.1. Nhà đầu tư thứ nhất:
A
- Số ĐKKD

:

- Địa chỉ trụ sở:
11


- Điện thoại:
- Email:

Website:

- Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng
ký đầu tư, gồm:
- Họ tên : Giới tính: Nam
- Chức danh: Tổng Giám đốc
- Sinh ngày: Quốc tịch: Việt Nam
- Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số:
- Ngày cấp: Nơi cấp: CA Thành phố Hồ Chí Minh
- Địa chỉ thường trú và chỗ ở hiện nay:
4.2. Nhà đầu tư thứ hai:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ B
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:
- Địa chỉ trụ sở:
- Điện thoại:
Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng

ký đầu tư, gồm:
- Họ tên:

Giới tính: Nam

- Chức danh: Tổng Giám đốc
- Sinh ngày: Quốc tịch: Việt Nam
- Chứng minh nhân dân số:
- Ngày cấp: Nơi cấp: CA Thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa chỉ thường trú và chỗ ở hiện nay:
 Khái quát về năng lực và kinh nghiệm chủ đầu tư:
- Công ty Cổ phần Đầu tư B là đơn vị tiên phong của Tập đoàn X trong hoạt
động đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu đô thị. Công ty Cổ phần
Đầu tư B chuyên phát triển và xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư và trung
tâm thương mại, cung cấp các tiện ích tiêu chuẩn cao, môi trường sản xuất và sinh
hoạt hiện đại với chất lượng dịch vụ tốt nhất nhằm giúp các nhà đầu tư tối đa hóa
năng lực sản xuất. Hiện nay, trên tổng diện tích gần 5000ha, với tổng vốn đầu tư của
Công ty Cổ phần Đầu tư B ước đạt 500 triệu đô la Mỹ công ty đang đầu tư phát triển 4
Dự án tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam. Các dự án sẽ đóng vai trò
quan trọng trong việc kết nối và hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác toàn cầu. Mục
tiêu phát triển của Công ty là xây dựng một môi trường sản xuất kinh doanh hiện đại
kết hợp với không gian sống xanh - sạch mang tầm quốc tế, và đặc biệt chú trọng đến
đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
- Trước những tiềm năng lớn của ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,
Chính phủ đã có những quan tâm đặc biệt tới lĩnh vực này. Từ năm 2010, Chính phủ
12


đã có Quyết định 176/QĐ-TTg phát triển nông nghiệp ứng dụng nông nghiệp công
nghệ cao đến năm 2020 với nhiều chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp

công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Hành động này cho thấy, nỗ lực tìm giải pháp giải
bài toán nông nghiệp Việt Nam, đó là một nền nông nghiệp sạch, thông minh, ứng
dụng công nghệ cao, sản xuất theo yêu cầu thị trường của Chính phủ.
- Sau thời gian nghiên cứu, Công ty Cổ phần Đầu tư B đã có kế hoạch phát
triển dự án đầu tiên thiết kế theo chiến lược đầu tư vào nông nghiệp sạch, hữu cơ ứng
dụng công nghệ cao đưa tới tay người tiêu dùng những sản phẩm hoàn toàn an toàn, vì
sức khỏe cộng đồng kết hợp với du lịch sinh thái trải nghiệm làng nghề trên nền tảng
bảo tồn và phát huy ứng dụng tinh hoa công nghệ trong nông nghiệp. Đồng thời thúc
đẩy phát triển kinh tế, tăng GDP cho ngành nông nghiệp. Để đảm bảo chất lượng,
Công ty Cổ phần Đầu tư B có kế hoạch quy hoạch các vùng sản xuất theo mô hình tập
trung và khép kín, hợp tác với các đối tác từ các nền nông nghiệp nổi tiếng thế giới
như Israel, Nhật Bản, Hà Lan. Tất cả các khâu từ nghiên cứu, công nghệ giống, sản
xuất, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch đến chế biến, vận chuyển đều được thực hiện
theo quy trình khoa học, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí, tiêu chuẩn về chất lượng
và an toàn, vệ sinh thực phẩm.
4.3. Nhà đầu tư thứ ba:
CÔNG TY CỔ PHẦN C.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và
Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa chỉ trụ sở:
- Điện thoại:
Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng
ký đầu tư, gồm:
- Họ tên:

Giới tính: Nam

- Chức danh:
- Sinh ngày: Quốc tịch: Việt Nam
- Chứng minh nhân dân số:

- Ngày cấp: Nơi cấp: CA Thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa chỉ thường trú và chỗ ở hiện nay:
 Khái quát về năng lực và kinh nghiệm chủ đầu tư:
Công ty Cổ phần C là đơn vị tiên phong trong hoạt động sản xuất các sản
phẩm, vật tư phục vụ nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao. Bên cạnh đó công
ty còn có khả năng sản xuất bao bì các loại phục vụ công tác chế biến, sản xuất các
sản phẩm nông sản, thực phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Các sản phẩm công ty
sản xuất đều theo tiêu chuẩn ISO chuyên nghành và có đầy đủ chứng nhận an toàn vệ
sinh thực phẩm cho tiêu dùng.
CHƢƠNG II
TÍNH CẤP THIẾT CẦN PHẢI ĐẦU TƢ VÀ CÁC CĂN CỨ
13


ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Tính cấp thiết phải đầu tƣ:
- Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ hàng nông sản của người tiêu dùng ngày càng có
những chuẩn mực khắc khe hơn. Nếu như trước đây người tiêu dùng có xu hướng
chọn sản phẩm có mẫu mã, hình dáng đồng điều, chất lượng hợp khẩu vị. Thì ngày
nay tiêu chí đó không còn được quan tâm hàng đầu trong lựa chọn nữa, mà thay vào
đó người tiêu dùng hướng đến chọn những sản phẩm sạch, an toàn, đảm bảo chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, có truy xuất được nguồn gốc rõ ràng. Đó là lý do
mà ngành nông nghiệp sản xuất theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt
các tiêu chuẩn như GlobalGAP, hữu cơ (Organic) được các nước trên thế giới cũng
như Việt Nam đang quan tâm triển khai áp dụng. Sản phẩm nông sản được sản xuất từ
quy trình ứng dụng công nghệ cao dễ dàng đáp ứng được các tiêu chuẩn khắc khe của
GlobalGAP, hữu cơ (Organic), và vì vậy sản phẩm hàng nông sản dễ dàng được người
tiêu dùng và thị trường chấp nhận, thậm chí đối với các thị trường khó tính như Châu
Âu, Mỹ và Úc.
- Củ Chi là huyện phía Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, có địa hình

bằng phẳng, điều kiện thổ nhưỡng khá phù hợp để quy hoạch phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao. Với hệ thống giao thông kết nối thông suốt, hệ thống điện
lưới quốc gia hoàn chỉnh, hệ thống thông tin liên lạc, internet đồng bộ, hệ thống thủy
lợi với nguồn nước tưới dồi dào từ Kênh Đông, và hệ thống sông rạch kết nối với
sông Sài Gòn, cũng như nguồn nước ngầm phong phú. Đây là những điều kiện đảm
bảo cho sự thành công của đề án xây dựng sản xuất và phát triển nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao.
- Hiện nay theo chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng được chính phủ và
các địa phương quan tâm nhằm nâng cao giá trị thu nhập, tăng hiệu quả khai thác và
sử dụng trên đơn vị diện tích đất. Vì thế, đây là thời điểm thích hợp nhất để triển khai
đề án nhằm chuyển dịch cơ cấp cây trồng, thay đổi quy mô và quy trình kỹ thuật canh
tác nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, sạch, an toàn sức khỏe cho người sản xuất và
người tiêu dùng. Và đặc biệt hơn, sản phẩm sản xuất đáp ứng tốt với người tiêu dùng
và các thị trường khó tính, sản phẩm có sức cạnh tranh tốt với thị trường xuất khẩu.
Cũng từ đó giá trị hàng nông sản tăng lên, tăng hiệu quả sử dụng và khai thác trên đơn
vị diện tích đất tại Củ Chi.
- Chính vì những vấn đề này mà Tổng Công ty A viên định hướng tiến hành
hợp tác với Công ty Cổ phần Đầu tư B và Công ty Cổ phần C để tìm hướng đầu tư
mới nhằm khai thác sử dụng đất một cách hiệu quả, tối ưu, đem lại giá trị thu nhập
cao hơn và ổn định hơn cho người lao động và mang lại hiệu quả kinh tế góp phần
tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thêm nữa, sản phẩm nông sản sản xuất ra từ đề án
này không những đáp ứng tốt cho nhu cầu thị trường tại chổ mà còn đáp ứng tốt cho
thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.
- Công ty Cổ phần Đầu tư B là đơn vị được thành lập với định hướng tổ chức
sản xuất và phát triển các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo nên sự
khác biệt và mang lại vị thế cho nông nghiệp Việt Nam và Công ty Cổ phần C là đơn
vị tiên phong trong hoạt động sản xuất các sản phẩm, vật tư phục vụ nông nghiệp và
nông nghiệp công nghệ cao.
14



- Cũng chính vì những lý do trên nên việc xây dựng “Đề án xây dựng sản xuất
và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Củ Chi, Thành phố Hồ
Chí Minh” trên cơ sở cùng tham gia liên kết, hợp tác đầu tư giữa Tổng Công ty A
viên, Công ty Cổ phần Đầu tư B và Công ty Cổ phần C nhằm tạo dựng và phát triển
khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp với du lịch nông nghiệp mang lại
hiệu quả cao, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, và tổ chức sản xuất kinh doanh
ngày càng hiệu quả, ổn định, bền vững là rất cần thiết.
2. Các căn cứ để xây dựng đề án:
- Căn cứ Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 và các văn bản
hướng dẫn thực hiện;
- Luật đất đai 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 và các Nghị định số
43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
đất đai. Nghi định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất. Nghị định
số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định giá đất. Nghị định số 46/2014/NĐ-CP
ngày 15/5/2014 quy định về tiển thuê đất, thuê mặt nước;
- Luật Doanh nghiệp số 37/2013/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2013 và Luật sửa
đổi bổ sung điều 170 của Luật doanh nghiệp số 37/2013/QH13 ngày 20/6/2013 của
Quốc hội;
- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005;
- Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 được Quốc hội ban hành ngày
13/11/2008;
- Nghị quyết số 26-NQ-TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành trung ương
Đảng khóa X về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn;
- Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc
Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
- Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp,
đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;
- Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005, Thông tư số 102/2006/TTBNN ngày 13/11/2006 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 135/2005/NĐ-CP

V/v “giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng
thủy sản trong các Nông trường quốc doanh, Lâm trường quốc doanh”;
- Quyết định số 575/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 5 năm 2015 của chính phủ về
việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28/12/2009 của Ủy ban nhân dân
Thành phố phê duyệt quy hoạch sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn đến 2020
và tầm nhìn đến 2025;
- Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân
dân Thành phố về Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh;
15


- Quyết định số 3002/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân
dân Thành phố về Ban hành kế hoạch hành động năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong
lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
- Căn cứ điều kiện hiện tại về: Tiềm năng đất đai, lao động, cơ sở vật chất hạ
tầng kỹ thuật của khu vực Dự án tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ
Chí Minh;
- Căn cứ vào định hướng hoạt động, mục tiêu chiến lược phát triển kinh doanh
của Công ty Cổ phần Đầu tư B và các nhận định về tiềm năng thị trường, đánh giá cơ
hội đầu tư.

16


CHƢƠNG III
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ CƠ CẤU NHÓM CÂY TRỒNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu của Đề án:

1.1. Mục tiêu chung:
Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp với
du lịch nông nghiệp theo hiện đại, hiệu quả, an toàn, bền vững và có quy mô sản xuất
tốt nhằm đạt năng suất cao, cung cấp các sản phẩm nông sản có chất lượng cao, an
toàn và có sức cạnh tranh tốt trên thị trường trong nước và xuất khẩu và góp phần
quảng bá du lịch nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Góp phần đẩy mạnh phát triển nền
nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất chất lượng,
hiệu quả và sức canh tranh cao gắn liền với giá trị văn hóa truyền thống và đảm bảo
vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia và gia tăng giá trị xuất khẩu.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng các phân khu sản xuất cây rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao
theo hướng chất lượng cao đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và tiến tới sản suất theo quy
trình tiêu chuẩn hữu cơ (Organic).
- Xây dựng khu sản xuất cây dược liệu tiềm năng ứng dụng công nghệ cao,
sản phẩm cung cấp cho thị trường dược liệu trong nước và quốc tế với tiêu chuẩn sạch
an toàn GlobalGAP và từng bước tiến tới tiêu chuẩn hữu cơ (Organic)
- Xây dựng và phát triển khu sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao,
theo tiêu chuẩn GlobalGAP và tiến tới hoàn thiện đạt tiêu chuẩn hữu cơ (Organic),
sản phẩm đáp ứng tốt cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Bên cạnh đó đây là một mô hình được xây dựng phục vụ nhằm cho các mục
đích khác như du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nâng cao ý thức và giáo dục nhận thức
của các con người về nông sản sạch, an toàn, đảm bảo sức khỏe con người, bảo vệ
môi trường, và khai thác bền vững tài nguyên đất.

17


1.3 Cơ cấu bố trí và sử dụng đất:

Hình 3. Sơ đồ bố trí cơ cấu sử dụng mặt bằng


18


Bảng 1. Cơ cấu bố trí sử dụng mặt bằng của đề án
STT

Thành phần

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

1

Khu điều hành, tập huấn, trưng bày
sản phẩm

4,5

1,72

2

Khu chế biến, kho bãi

15,5

5,94


3

Khu ươm, bảo tồn giống

35

13,41

4

Khu trồng cây dược liệu

80

30,65

5

Khu trồng rau, củ, quả ứng dụng
công nghệ cao

85

32,57

6

Khu du lịch nông nghiệp

20


7,66

7

Khu xử lý rác nông nghiệp

6

2,30

8

Đất giao thông

12,5

4,79

9

Đất mặt nước, kênh mương

2,5

0,96

261

100


Tổng cộng
2. Các nội dung thực hiện chính:

2.1. Các nội dung được phân thành các giai đoạn
2.1.1. Giai đoạn 1:
- Thu dọn mặt bằng, cải tạo đất, cải thiện và đầu tư mới cơ sở hạ tầng như
điện, đường, trạm, khu điều hành đề án.
- Đầu tư xử lý, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống bờ bao, hàng rào bảo vệ đáp
ứng nhu cầu canh tác của đề án. Các hạng mục bao gồm thống bờ bao, cơ sở hạ tầng
trạm bơm điện cấp nước và thoát nước, dọn giải phóng mặt bằng. Mở đường giao
thông nội bộ phục vụ cho việc vận chuyển vật tư và sản phân nông sản.
2.1.2. Giai đoạn 2:
- Xây dựng hệ thống nhà nhà lưới, nhà màng theo công nghệ hiện đại tiên tiến
đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Xây dựng phân ô, phân thửa phục vục cho canh tác cây trồng ngoài đồng
ruộng theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Xây dựng hệ thống đường ống dẫn phục vụ cho tưới, thoát nước và đường
ống cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
- Xây dựng nhà điều hành, nhà xưởng sản xuất, kho bãi, xây dựng cơ sở chế
biến và bảo quản nông sản.
- Xây dựng khu xử lý chất thải, khu xử lý tàn dư thực vật
2.1.3. Giai đoạn 3:
- Tập trung sản xuất cho nhóm sản phẩm rau - củ, cây dược liệu với mô hình
nhà lưới công nghệ cao khoảng 30 ha, và trồng ngoài đồng ruộng khoảng 20 ha cây
gấc dược liệu, sử dụng hệ thống tưới hiện đại, công nghệ khép kín, bón phân tự động.
19


- Ngoài ra, mô hình sản xuất cây ăn quả như chuối và chanh dây cũng được

triển khai, đây là hai loại cây ăn quả tiềm năng cho thị trường Châu Âu, Mỹ và Úc.
2.1.4. Giai đoạn 4:
- Trồng các loại cây ăn quả có múi, mở rộng diện tích cây chuối, chanh dây.
Đánh giá hiệu quả của từng loại cây ăn quả và đầu tư mở rộng lấp đầy diện tích cây ăn
quả được quy hoạch trong đề án.
- Đào tạo, chuyển giao mô hình, quy trình cho các đơn vị trong và ngoài địa
bàn, cũng như các đơn vị trong nước và ngoài nước có nhu cầu.
- Mở cửa đón nhận các đoàn tham quan mô hình, du lịch trải nghiệm nông
nghiệp nhằm cung cấp những thông tin, kiến thức về nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao, sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên đất, nước.
2.2. Lộ trình triển khai thực hiện các nội dung cụ thể:
Bảng 2. Lộ trình triển khai
STT
1

2

3

4

5
6
7

8

9

Nội dung thực hiện

Thu dọn mặt bằng, cải tạo đất, cải thiện và đầu tư mới cơ
sở hạ tầng như điện, đường, trạm, khu điều hành đề án.
Đầu tư xử lý, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống bờ bao,
hàng rào bảo vệ đáp ứng nhu cầu canh tác của đề án. Các
hạng mục bao gồm thống bờ bao, cơ sở hạ tầng trạm
bơm điện cấp nước và thoát nước, dọn giải phóng mặt
bằng. Mở đường giao thông nội bộ phục vụ cho việc vận
chuyển vật tư và sản phân nông sản.
Xây dựng hệ thống nhà nhà lưới, nhà màng theo công
nghệ hiện đại tiên tiến đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao.
Xây dựng phân ô, phân thửa phục vục cho canh tác cây
trồng ngoài đồng ruộng theo hướng nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao
Xây dựng hệ thống đường ống dẫn phục vụ cho tưới,
thoát nước và đường ống cung cấp dinh dưỡng cho cây
trồng.
Xây dựng nhà điều hành, nhà xưởng sản xuất, kho bãi,
xây dựng cơ sở chế biến và bảo quản nông sản.
Xây dựng khu xử lý chất thải, khu xử lý tàn dư thực vật
Tập trung sản xuất cho nhóm sản phẩm rau - củ, cây
dược liệu với mô hình nhà lưới công nghệ cao khoảng
30 ha, và trồng ngoài đồng ruộng khoảng 20 ha cây gấc
dược liệu, sử dụng hệ thống tưới hiện đại, công nghệ
khép kín, bón phân tự động.
Ngoài ra, mô hình sản xuất cây ăn quả như chuối và
chanh dây cũng được triển khai, đây là hai loại cây ăn
quả tiềm năng cho thị trường Châu Âu, Mỹ và Úc.

Lộ trình triển

khai thực hiện
Từ tháng 6/2018
- tháng 6/2019

Từ tháng 6/2018

Từ tháng 6/2018
- tháng 12/2019
Từ tháng 9/2018
Từ tháng 6/2018
Từ tháng 6/2018 tháng 12/2018
Từ tháng 6/2018
- tháng 9/2018
Từ tháng
10/2018
Từ tháng
10/2018
20


Nội dung thực hiện

STT

10

11

12


Lộ trình triển
khai thực hiện

Trồng các loại cây ăn quả có múi, mở rộng diện tích cây
chuối, chanh dây. Đánh giá hiệu quả của từng loại cây ăn
Từ tháng 3/2019
quả và đầu tư mở rộng lấp đầy diện tích cây ăn quả được
quy hoạch trong đề án.
Đào tạo, chuyển giao mô hình, quy trình cho các đơn vị
Từ tháng
trong và ngoài địa bàn, cũng như các đơn vị trong nước
12/2020
và ngoài nước có nhu cầu.
Mở cửa đón nhận các đoàn tham quan mô hình, du lịch
trải nghiệm nông nghiệp nhằm cung cấp những thông
Từ tháng
tin, kiến thức về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,
12/2019
sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên
đất, nước.
3. Cơ cấu các nhóm cây trồng:

Các nhóm cây trồng chủ lực của đề án được thể hiện chi tiết theo từng mục loại
hình canh tác dưới đây.
3.1. Cơ cấu nhóm cây trồng:
Bảng 3. Cơ cấu nhóm các loại cây trồng
Stt

Hình thức trồng


Loại cây

Phân loại

Các loại rau củ quả
1

2

Trồng trong nhà
lưới, nhà màn (trên
giá thể)
Trồng trên đồng
ruộng sử dụng Công
nghệ tưới nhỏ giọt
và châm phân tự
động

Các loại rau ăn lá (xà lách các
loại), rau ăn quả (ớt ngọt, cà chua, Cây trồng chính
dưa chuột, dưa ăn quả), rau gia vị
Rau ăn lá (cải ngọt, cải bẹ xanh,
rau muống, dền, mồng tơi, rau
Cây trồng chính
đay, đậu bắp, đậu cô ve leo, mướp
đắng, cải bắp, cải thảo

Các loại cây dƣợc liệu
3


4

5

Trồng trên đồng
ruộng có hệ thống
tưới và châm phân
bón tự động
Trồng trong nhà lưới
(nền đất, giá thể)
Trồng trên đồng
ruộng có hệ thống
tưới và châm phân
bón tự động

cây xô thơm, cây húng quế, cây
Cây trồng chính
hương thảo, sả, cúc la mã,…
Bạc hà, gừng, nghệ

Cây trồng chính

Bạc hà, gừng, nghệ, gấc

Cây trồng chính

Cây ăn quả các loại
21



6

Trồng trên đồng
ruộng sử dụng Công
Cây có múi (cam, bưởi), cây
nghệ tưới nhỏ giọt
Cây trồng chính
chanh dây, gấc, chuối
và hệ thống châm
phân bón tự động
3.2 . Cơ cấu về hiệu quả sản lượng cây trồng:
Bảng 4: Sản lượng sản xuất rau trên đồng ruộng

STT

Nội dung

ĐVT

Số lƣợng

1

Diện tích sản xuất

Ha

20

2


Số vụ sản xuất trung bình trong năm

Vụ

4

3

Năng suất trung bình đầu bờ, sau khi trừ
15% hao hụt tự nhiên

Tấn/ha/vụ

20

4

Tống sản lượng/năm

Tấn

1.600

Bảng 5: Sản lượng sản xuất rau trong nhà lưới
STT

Nội dung

ĐVT


Số lƣợng

Ha

35

1

Diện tích sản xuất

2

Năm suất lý thuyết từ rau gia vị

Tấn/năm

160

3

Năng suất lý thuyết từ cà chua

Tấn/năm

240

4

Năm suất lý thuyết từ dưa lưới


Tấn/năm

150

5

Năm suất lý thuyết từ ớt ngọt

Tấn/năm

100

6

Năm suất lý thuyết từ dưa leo

Tấn/năm

300

7

Năm suất lý thuyết từ cà tím

Tấn/năm

120

8


Năm suất lý thuyết từ các loại rau ăn lá
công nghệ dung dịch dinh dưỡng

Tấn/năm

150

9

Năm suất lý thuyết từ các loại rau ăn lá và
gia vị sản xuất trên giá thể

Tấn/năm

80

Bảng 6: Sản lượng sản xuất cây dược liệu trong nhà lưới và ngoài đồng
STT
1

Nội dung
Diện tích sản xuất

ĐVT

Số lƣợng

Ha


80
22


2

Năm suất lý thuyết từ cây bạc hà

Tấn/năm

100

3

Năng suất lý thuyết từ cây họ gừng nghệ

Tấn/năm

80

4

Năm suất lý thuyết từ cây gấc

Tấn/năm

22,5

5


Năng suất lý thuyết từ xô thơm, húng quế,
húng chanh, hương thảo,…

Tấn/năm

30

Bảng 7: Sản lượng mô hình trồng cây ăn quả trên đồng ruộng
STT

Nội dung

ĐVT

Số lƣợng

Ha

30

1

Diện tích sản xuất

2

Năng suất lý thuyết từ bưởi

Tấn/năm


10

3

Năng suất lý thuyết từ cây chanh dây

Tấn/năm

90

5

Năng suất lý thuyết từ cây chuối

Tấn/năm

35

Bảng 8: Nhà lưới bảo tồn và nhân giống cây ăn quả và dược liệu
STT

Nội dung

ĐVT

Số lƣợng

1

Diện tích sản xuất


Ha

10

2

Dự kiến số lượng cây dược liệu được lưu giữ

loài

100

3

Số lượng cây con giống của cây ăn quả được lưu giữ

cây

100

Bảng 9: Khu sản xuất ươm nhân giống cây ăn quả và dược liệu
STT

Nội dung

ĐVT

Số lƣợng


1

Diện tích sản xuất

Ha

25

2

Dự kiến số lượng cây dược liệu được nhân giống
hàng năm

loài

1.000.000

3

Số lượng cây con giống của cây ăn quả được nhân
giống hàng năm

cây

1.000.000

4. Các quy trình canh tác một vài cây trồng chính:
4.1. Quy trình sản xuất rau ăn lá, hoa củ, quả:
4.1.1. Quy trình sản xuất rau ăn lá, củ, quả trong nhà lưới công nghệ cao:
- Bước 1: Chuẩn bị vật tư

Chuẩn bị đầy đủ vật tư kỹ thuật cần thiết để trồng: Canh tác trong hệ thống nhà
lưới công nghệ cao, bao gồm hệ thống điều khiển gió, nhiệt độ, phun ẩm, hệ thống
tưới tự động, hệ thống dinh dưỡng tự động
23


- Bước 2: Giá thể trồng:
+ Đối với hệ thống trồng rau thủy canh tuần hoàn: sử dụng hệ thống dinh
dưỡng bơm đẩy tuần hoàn chảy trong máng trồng có độ dốc được xử lý sạch để đảm
bảo chất lượng và năng suất sản phẩm cây trồng tốt và hiệu quả trong canh tác.
+ Đối với hệ thống trồng rau ăn lá trên giá thể: Rau được trồng trên các máng
trồng có chứa giá thể trồng, hoặc các túi nilon với các kích cở khác nhau, hệ thống
tưới nhỏ giọt đảm bảo cung cấp nước tưới và dinh dưỡng hiệu quả cao nhất.
+ Đối với hệ thống trồng rau trên nền đất trong nhà lưới: sử dụng hệ thống tưới
nhỏ giọt, đất trồng được xử lý trước khi trồng. Tập trung sản xuất rau sạch và rau đạt
tiêu chuẩn GlobalGAP và hữu cơ (Organic).
- Bước 3: Chuẩn bị hạt giống
Hạt giống các loại rau được lựa chọn kỹ lưỡng, đảm bảo chất lượng hạt giống
và tỷ lệ nảy mầm phải đạt trên > 85%, hạt giống không bị lẫn tạp.
- Bước 4: Trồng, chăm sóc và thu hoạch
Theo quy trình được nêm yết tại khu vực trồng.

Hình 4. Công nghệ sản xuất trong nhà kín

Hình 5. Rau ăn lá ở giai đoạn cây con trong vườm ươm

24



×