Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Phân tích tình hình tiêu thụ bia của công ty cổ phần thương mại bia sài gòn tại đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.97 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-------Ω-------

Học phần
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Chuyên đề
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ BIA
SÀI GÒN CỦA CÔNG TY TMCP BIA SÀI
GÒN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Giảng viên hướng dẫn
PGS.,TS. BÙI VĂN TRỊNH

Vĩnh Long, tháng 9 năm 2018

Sinh viên thực hiện
Nhóm 4, QTKD


ST
T

Mức độ (%)
MSSV

Họ và tên

Ngành, đv
QTKD, K16


1

1611045038 Nguyễn Công Thành

2

1611045015 Lê Thị Kim Thanh

3

1611045042 Lê Tuấn Em

4

1611045025 Phan Tuấn Tài

5

1611045043 Nguyễn LinDa

6

1611045019 Nguyễn Huỳnh Ngọc Hân

7

1611045032 Nguyễn Huỳnh Liên Huy

8


1611042058 Nguyễn Thu Ngân

9

1611045016 Trần Thị Lan Anh

10

1611042056 Trần Thị Ngọc Giàu

11

1611045002 Võ Trường An

12

1611045054 Nguyễn Lâm Thảo Quyên

Chức vụ

Tham
gia

Đóng
góp

Nhóm trưởng

100


100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100


100

100

100

100

100

100

100

100

QTKD, K16
QTKD, K16
QTKD, K16
QTKD, K16
QTKD, K16
QTKD, K16

Nhóm Phó

QTDL, K16
QTKD, K16
QTDL, K16
QTKD, K16


Nhóm: Thư ký

QTKD, K16

DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN

Điểm


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 2
2.1 Mục tiêu chung................................................................................................... 2
2.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................................. 2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................................. 2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 3
4.1 Phạm vi thời gian.............................................................................................. 3
4.2 Phạm vi không gian.......................................................................................... 3
4.3 Phạm vi nội dung.............................................................................................. 3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................3
5.1 Thông tin sơ cấp................................................................................................ 3
5.2 Thông tin thứ cấp.............................................................................................. 3
6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI........................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM..................4
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN...................................................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm............................................................4
1.1.2 Đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm...........................................................4
1.1.3 Vai trò và tầm quan trọng của tiêu thu sản phẩm..........................4
1.1.4 Nội dung của tiêu thụ sản phẩm............................................................6

1.2 CÁC HÌNH THỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM......................................................7
1.2.1 Tiêu thụ trực tiếp.......................................................................................... 7
1.2.2 Tiêu thụ gián tiếp.......................................................................................... 7


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI
SẢN PHẨM BIA SÀI GÒN CỦA CÔNG TY CPTM SABECO TẠI ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG................................................................................................. 8
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CPTM SABECO TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG........................................................................................................................ 8
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................8
2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức................................................................................ 8
2.1.3 Nguồn lực công ty....................................................................................... 10
2.1.3.1 Nguồn lực tài chính............................................................................11
2.1.3.2. Nguồn lưc nhân sự............................................................................13
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ KÊNH PHÂN PHỐI
CỦA CÔNG TY CPTM SABECO................................................................................ 14
2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty CPTM Sabeco
trong 3 năm 2015,2016,2017............................................................................14
2.2.1.1 Doanh thu của Công ty trong 3 năm 2015, 2016, 2017 ......19
2.2.2 Thực trạng kênh phân phối....................................................................21
2.2.2.1 Cấu trúc kênh phân phối của công ty .........................................21
2.2.2.2 Thành viên và các mối quan hệ trong kênh.............................23
2.2.2.3 Công tác tuyển chọn các thành viên kênh:...............................27
2.2.2.4 Các xung đột trong kênh:.................................................................30
2.2.2.5 Hiệu quả hoạt động của các kênh phân phối hiện có........32
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và số lượng
kênh

phân phối......................................................................................... 35


2.2.3.1 Nhu cầu về Bia.....................................................................................35
2.2.3.2. Đặc điểm của sản phẩm................................................................36
2.2.3.3. Chính sách của Công ty CPTM Sabeco tại ĐBSCL dành cho
khách hàng............................................................................................................ 36


2.2.3.4 Chương trình hô tr ợ khách hàng đ ộng viên khuyến khích
các

thành viên.................................................................................... 37

2.2.3.5 Đặc điểm của khách hàng mục tiêu...........................................38
2.2.3.6 Kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh...................................38
2.3 PHÂN TÍCH MA TRẦN SWOT VỀ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PH ỐI
CỦA CÔNG TY CPTM SABECO TẠI ĐBSCL.........................................................39
2.3.1 Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến số lượng kênh phân ph ối
39
2.3.2 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến số lượng kênh phân ph ối
của Công ty CPTM Sabeco tại ĐBSCL.............................................................41
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
KÊNH PHÂN PHỐI CHO SẢN PHẨM BIA SÀI GÒN CỦA CÔNG TY
SABECO TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...................................................43
3.1. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CHO
SẢN PHẨM BIA SÀI GÒN CỦA CÔNG TY SABECO TẠI ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG TỪ PHÂN TÍCH SWOT..........................................................43
3.1.1. Mở rộng thị trường mới tại khu vực nông thôn, vùng sâu.......43
3.1.2. Củng cố thị phần hiện có........................................................................44
3.1.3. Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân ph ối............................46
3.1.4. Khuyến khích các thành viên kênh.....................................................47

3.1.5. Các đề xuất khác......................................................................................... 48
3.2 KIẾN NGHỊ.............................................................................................................. 49
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 51


DANH SÁCH HÌNH, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán Công ty CPTM SABECO.....................................11
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty........................................................13
Bảng 2.3: Tình hình tiêu thụ bia Sài Gòn 450.........................................................14
Bảng 2.4: Tình hình tiêu thụ bia Sài Gòn 355.........................................................15
Bảng 2:5: Tình hình tiêu thụ bia Sài Gòn 330.........................................................17
Bảng 2.6 Tình hình tiêu thụ bia Sài Gòn 333...........................................................18
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.............................................20
Bảng 2.8: Số lượng đại lý cấp 1 trong giai đoạn 2015-2017....................................22
Bảng 2.9: Bảng thống kê tình hình hoạt động của các kênh phân phối Công ty
CPTM SABECO tại ĐBSCL trong 3 năm 2015, 2016, 2017..................................32
Bảng 2.10: Chi phí hỗ trợ bán hàng.........................................................................38

BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Tình hình tiêu thụ bia Sài Gòn 355..........................................................16
Hình 2.2: Tình hình tiêu thụ Bia Sài Gòn 330........................................................17
Hình 2.3: Tình hình tiêu thụ Bia Sài Gìn 333.........................................................19
Hình 2.4: Số lượng đại lý cấp 1 trong giai đoạn 2015 – 2017................................23
Hình 2.5: Tình hình tiêu thụ của các đại lý.............................................................33

SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty CPTM SABECO...................................9
Hình 2.2: Cấu trúc kênh phân phối của Công ty.....................................................21



Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh

GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, sự cạnh tranh khốc liệt trên thị
trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược hoạt động linh hoạt, đáp
ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Và tiêu thụ đã trở thành một
khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiêu
thụ tốt sẽ giúp doanh nghiệp duy trì và mở rộng được thị trường, nhanh
chóng thu hồi vốn sản xuất kinh doanh và tạo được uy tín, năng lực cạnh
tranh, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Bia là mặt hàng không
thể thiếu để đáp ứng cho nhu cầu của mọi người trong các dịp họp mặt, giao
lưu, hay làm quà biếu tặng… cho nên kinh doanh nước giải khát (bia) đã và
đang tạo ra lợi thế trên thị trường. Do đó các mặt hàng về bia trên thị trường
hiện nay rất đa dạng về sản phẩm với nhiều mẫu mã ấn tượng và giá cả khác
nhau.
Tiêu thụ sản phẩm hoàn toàn không phải là vấn đề mới mẻ đối với các doanh
nghiệp khi mà cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt, đòi hỏi doanh nghiệp
phải có những biện pháp quản trị, tổ chức doanh nghiệp phù hợp. Với vị trí là
khâu cuối cùng kết thúc một chu kì sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò
hết sức quan trọng, thực hiện thu hồi vốn kinh doanh để chuẩn bị cho chu kì
sản xuất mới. Song, thực tế cho thấy không phải doanh nghiệp nào cũng
hoàn thành tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, nhất là trong thời kì còn khó khăn
do tác động của môi trường cạnh tranh trong ngành.
Làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trong cơ
chế thị trường, tự khẳng định sự tồn tại của mình để tiếp tục phát triển vươn
lên. Ngược lại, công tác tiêu thụ làm không tốt thì doanh nghiệp mất thị

phần, dần dần loại mình ra khỏi quá trình kinh doanh. Bởi vậy, tiêu thụ sản
phẩm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp.
Đi vào hoạt động từ năm 2006, Công ty TMCP Bia Sài Gòn Tại Đồng Bằng
Sông Cửu Long đã có những bước tiến vượt bậc trong quá trình sản xuất
kinh doanh, được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp tiên phong
của tỉnh Vĩnh Long. Để đạt được những thành tựu đáng trân trọng từ khi đi
vào hoạt động đòi hỏi không ít sự nổ từ phía công ty, mở rộng thị trường, mở
rộng sản phẩm, tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của khách hàng… Đồng thời,
Công ty còn thực hiện tốt trong quá trình chuẩn bị khâu quảng cáo, phân
phối, tiêu thụ. Trong đó, khâu tiêu thụ là khâu mấu chốt cho cả quá trình sản
xất kinh doanh, bởi vì đó là cầu nối giữa người phân phối và người tiêu
dùng, đánh giá kết quả tất cả quá trình trên. Ngày nay, trên thi trường có rất
nhiều thương hiệu Bia như: Heiniken, Tiger, Larue, San Miguel... Từ vấn đề

Nhóm sinh viên thực hiện

Trang 1


Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh

GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh

trên, đề tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ bia của Công ty Cổ phần
Thương mại Bia Sài Gòn Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long” được thực
hiện nhằm cung cấp cho nhà quản lý một cái nhìn khách quan về tình hình
tiêu thụ bia của Công ty từ đó giúp cho Công ty có những điều chỉnh hợp lý
để hoạt động hiệu quả hơn.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung

- Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm bia của khách hàng đối với sản phẩm bia
Sài Gòn Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Thực tế về tình hình tiêu thụ các sản phẩm bia của Công ty TMCP Bia
Sài Gòn Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Phân tích, đánh giá về tình hình tiêu thụ bia Sài Gòn Tại Đồng Bằng
Sông
Cửu Long
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, đánh giá hoạt động của Công ty TMCP Bia Sài Gòn Tại
Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Một số phương án nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia
Sài Gòn Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Giải pháp, kiến nghị
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia Sài Gòn thông qua sản
lượng của Công ty
- Trung gian phân phối: Đại lí, cửa hàng bán lẻ, quán bar, quán nhậu,
quán ăn… trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Phạm vi thời gian
Thời gian bắt đầu tiến hành nghiên cứu từ ngày 30 tháng 8 đến ngày 5 tháng
9 năm 2018
4.2 Phạm vi không gian
- Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm bia của công ty TMCP Bia Sài Gòn
Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Điều tra các trung gian phân phối của công ty trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Nhóm sinh viên thực hiện

Trang 2



Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh

GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh

4.3 Phạm vi nội dung
- Nghiên cứu lý thuyết liên quan đến tình hình tiêu thụ sản phẩm và đi
sâu tìm hiểu thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm bia của Công ty TMCP
Bia Sài Gòn Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, đồng thời đề ra một số giải
pháp nhằm thúc đẩy họat động tiêu thụ bia của Công ty
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Thông tin sơ cấp
- Thu thập thông tin, số liệu liên quan đến công ty TMCP Bia Sài Gòn
Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Thu thập các tài liệu liên quan từ báo chí, internet, các khóa luận tốt
nghiệp…
5.2 Thông tin thứ cấp
- Thu thập thông tin từ các nhà đại lí, bán sỉ, bán lẻ, nhà hàng, quán ăn,
quán nhậu, quán bar lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có phân phối bia
của Công ty TMCP Bia Sài Gòn Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về vấn đề tiêu thụ sản phẩm
Chương 2: Thực trạng về tình hình tiêu thụ sản phẩm bia của Công ty TMCP
Bia Sài Gòn Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm
bia của Công ty TMCP Bia Sài Gòn Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
“Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản
phẩm hàng hóa”. Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng trong quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó nằm ở khâu lưu thông hàng hóa, là

Nhóm sinh viên thực hiện

Trang 3


Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh

GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh

cầu nối trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Qúa trình tiêu thụ
sản phẩm thực hiện chuyển quyền sở hữu, giá trị sử dụng hàng hóa từ nhà
sản xuất sang người tiêu dùng. Do đó, đây được xem là khâu quan trọng,
khâu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì một khi sản
phẩm đã được tiêu thụ thì nhà sản xuất mới có thể thu hồi được vốn về để
thực hiện khâu sản xuất mới và tái sản xuất mở rộng.
Tiêu thụ sản phẩm được xem là hoạt động bán hàng, là quá trình người bán
giao hàng cho người mua và nhận tiền. Xét theo nghĩa rộng, thì “Tiêu thụ sản
phẩm” là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế và kế hoạch nhằm thực
hiện nghiên cứu nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm,
phân phối sản phẩm, tổ chức bán hàng, các hoạt động xúc tiến tổng hợp, và
các công tác dịch vụ sau bán hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách
hàng.
1.1.2 Đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm

Trong hoạt động tiêu thu sản phẩm có hai hình thức nghiệp vụ, đó là nghiệp
vụ kỹ thuật sản xuất và nghiệp vụ kinh tế. Nghiệp vụ sản xuất được xem là
hoạt động tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông với công việc là
chuẩn bị hàng hóa để xuất bán cho khách hàng. Bao gồm phân loại, bao gói,
gắn nhãn hiệu, xếp hàng hóa ở kho, đóng gói, bảo quản, chuẩn bị xuất bán.
Còn lại là nghiệp vụ kinh tế như vận chuyển, phân phối bán hàng,
marketing…
1.1.3 Vai trò và tầm quan trọng của tiêu thu sản phẩm
1.1.3.1 Đối với người tiêu dùng
Góp phần thỏa mãn nhu cầu thông qua việc tiếp cận với các hình
thức tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. Có được sự phục vụ và điều
kiện ưu đãi tốt nhất khi mua sản phẩm hàng hóa, được cung cấp các dịch vụ
cần thiết nhờ sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp hiện nay. Có sự lựa
chọn khi mua sắm hàng hóa và được hưởng các chế độ chính sách hỗ trợ bán
hàng. Mặt khác, người tiêu dùng được hướng dẫn chi tiết hơn trong quá trình
mua sắm hàng hóa, góp phần nâng cao mức sống văn minh của toàn xã hội.
1.1.3.2 Đối với doanh nghiệp:
+ Tiêu thụ sản phẩm góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của toàn
doanh nghiệp trên cơ sở giải quyết đầu ra cho sản phẩm, tạo doanh thu, trang
trãi những chi phí trog quá trình sản xuất kinh doanh và góp phần tích lũy để
mở rộng hoạt động của doanh nghiệp.

Nhóm sinh viên thực hiện

Trang 4


Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh

GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh


+ Tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp thực hiện mục đích kinh doanh của
mình là lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất của toàn bộ kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh, là nguồn bổ sung vốn tự có trong kinh doanh
và là nguồn hình thành các quỹ ở doanh nghiệp. Vì vậy, nó quyết định và chi
phối các hoạt động khác của doanh nghiệp như: phát triển thị trường, nghiên
cứu thị trường, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, dự trữ…
+ Quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cũng thông qua doanh nghiệp thì hàng háo của doanh nghiệp mới được
người tiêu dùng chấp thuận, uy tín của doanh nghiệp mới được giưc vững và
củng cố trên thị trường. Công tác tiêu thụ sản phẩm có quan hệ mật thiết với
khách hàng, nó ảnh hưởng đến niềm tin và sự tái tạo nhu cầu của người tiêu
dùng, nên nó còn là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ của doanh nghiệp đối với các
đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
+ Kết quả của hoạt động tiêu thụ phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh sự đúng đắn của mục tiêu chiến lược
kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh sự nổ lực của doanh nghiệp trên thị
trường, trên cơ sở đó đánh giá được ưu và nhược điểm của quá trình tiêu thụ,
khắc phục những thiếu sót và phát huy những ưu điểm mà danh nghiệp hiện
có.

1.1.3.3 Đối với toàn xã hội:
Tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong cân đối cung cầu,
dự đoán nhu cầu tiêu dùng, tạo điều kiện phát triển hình thức thương mại đa
dạng phong phú đáp ứng tốt cho sự phát triển của toàn xã hội.
Tóm lại, để hoạt đọng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, hiệu quả thì công tác tiêu
thụ sản phẩm phải được quan tâm tổ chức tốt. Việc quản lý hoạt động tiêu
thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp thường được tiến hành dựa trên cơ sở các
chứng từ nhập kho, xuất kho thành phẩm. Do vậy, không ngừng nâng cao

hiệu quả tiêu thụ sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh
nghiệp nào.
1.1.4 Nội dung của tiêu thụ sản phẩm
Nghiên cứu thị trường:
Là quá trình thu thập, xử lý và tổng hợp số liệu, thông tin về các yến tố cấu
thành thị trường, tìm hiểu quy luật vận động và những yếu tố ảnh hưởng đến
thị trường. Nghiên cứu thị trường là việc làm cần thiết và hàng đầu trong họt

Nhóm sinh viên thực hiện

Trang 5


Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh

GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh

động sản xuất kinh doanh nhằm trả lời 3 yếu tố: Sản xuất gì? Sản xuất như
thế nào? Sản xuất cho ai?
Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm:
Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo cho quá trình tiêu thụ diễn ra
suôn sẻ, liên tục. Lập kế hoạch tiêu thụ phải giải quyết được các vấn đề sau:
+ Thiết lập các mục tiêu cần đạt được: doanh số, chi phí, cơ cấu thị trường,
cơ cấu sản phẩm…
+ Xây dựng phương án để đạt được mục tiêu tối ưu nhất: Công tác chuẩn bị
sản phẩm để chuẩn bị xuất bán, lựa chọn hình thức tiêu thụ, xây dựng các
chính sách marketing hỗ trợ hoạt động tiêu thụ…
Hoàn chỉnh sản phẩm, đưa về kho thành phẩm để tiêu thụ
Thực hiện các công việc: tiếp nhận, phân loại, đóng gói, kẻ ký mã liệu… và
bảo đảm hàng hoá trong quá trình chờ xuất bán


Lựa chọn hình thức tiêu thụ
+ Trực tiếp: Chỉ có mặt 2 đối tượng là nhà sản xuất và người tiêu dùng,
không có mặt của bất kì trung gian nào
+ Gián tiếp: Có sự góp mặt của một hoặc một số nhóm trung gian như đại lí,
nhà bán sỉ, nhà bán lẻ…
Xúc tiến bán hàng
Các hoạt động hỗ trợ: quảng cáo, khuyến mãi, hội chợ triển lãm, quan hệ
công chúng… nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.
Tổ chức hoạt động bán hàng
Cần có sự góp mặt của nhân viên bán hàng. Đào tạo, huấn luyện đội ngũ
nhân viên bán hàng có chuyên môn giỏi là việc cần thiết giúp doanh nghiệp
đi đến
thành công.
Tổng hợp, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Giúp doanh nghiệp biết dược những hạn chế cần khắc phục hay những thành
công cần phát huy
1.2 CÁC HÌNH THỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM
1.2.1 Tiêu thụ trực tiếp

Nhóm sinh viên thực hiện

Trang 6


Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh

GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh

Tiêu thụ trực tiếp là hình thức tiêu thụ mà doanh nghiệp sản xuất hay doanh

nghiệp thương mại bán thẳng sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng mà
không thông qua các trung gian khác.
 Ưu điểm: Giảm được chi phí lưu thông, sản phẩm tới tay người tiêu dùng
nhanh hơn, công ty có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
 Nhược điểm: tốn kém nhiều công sức và thời gian cho quá trình tiêu thụ,
tốc độ bán hàng chậm, tốc độ chu chuyển cho mỗi lần hàng bán ra ít.
1.2.2 Tiêu thụ gián tiếp
Là hình thức tiêu thụ mà doanh nghiệp xuất bán cho người tiêu dùng cuối
cùng thông qua các nhà trung gian thương mại.
 Ưu điểm: khối lượng tiêu thụ sản phẩm thường lớn trong thời gian ngắn
nhất, thu hồi vốn nhanh và tiết kiếm được nhiều chi phí lưu thông, bảo quản hàng
hóa nhờ các nhà trung gian.
 Nhược điểm: thời gian để lưu thông hàng hóa nhiều hơn, tăng chi phí cho
phân phối và tiêu thụ đồng thời doanh nghiệp khó kiểm soát được khâu trung gian,
khoảng cách trao đổi phải hồi thông tin giữ nhà sản xuất và khách hàng dài hơn do
không tiếp xúc trực tiếp nhiều.

Nhóm sinh viên thực hiện

Trang 7


Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh

GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH
PHÂN
PHỐI SẢN PHẨM BIA SÀI GÒN CỦA CÔNG TY CPTM

SABECO TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CPTM SABECO TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1995, Công ty Sabeco Sông Hậu được thành lập với tên gọi là Tổng Đại
lý khu vực Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là
kinh doanh sản phẩm bia, rượu và nước giải khát. Kênh phân phối chủ yếu là
các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc
Trăng, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau) và là đơn vị trực thuộc Tổng công ty
Bia - Rượu - nước giải khát Sài Gòn.
Tháng 10/1997, Tổng Công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn ra quyết định
thành lập các chi nhánh, bao gồm: chi nhánh Cần Thơ, chi nhánh Bạc Liêu,
chi nhánh Sóc Trăng, chi nhánh An Giang, chi nhánh Kiên Giang và chi
nhánh Cà Mau. Các chi nhánh này đều trực thuộc Tổng Công ty.
Sau một thởi gian hoạt động, các chi nhánh đều liên tục phát triển, không
ngừng lớn mạnh, luôn mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Nhằm đẩy mạnh
quá trình phát triển và tạo điều kiện thuận lợi phù hợp với tình hình thực tế
kinh doanh, ngày 15/4/2006, Tổng Công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn quyết
định thành lập Công ty CPTM Sabeco tại đồng bằng sông cửu long.
Từ khi được thành lập cho đến nay, Công ty CPTM Sabeco Tại Đồng Bằng
Sông Cửu Long đã không ngừng tăng trưởng và phát triển.
2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức
- Loại hình: Công ty cổ phần
- Tên Công ty: Công ty Cổ Phần Thương Mại Sabeco Tại Đồng Bằng Sông
Cửu Long
- Trụ sở chính: 1/1A Đinh Tiên Hoàng, P. Thới Bình, thành phố Cần Thơ.
- Điện thoại: 0710.3767215 - Fax: 0710.3768423
- Các chi nhánh trực thuộc:
+ Chi nhánh Bạc Liêu
Nhóm sinh viên thực hiện


Trang 8


Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh

GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh

+ Chi nhánh Sóc Trăng
+ Chi nhánh An Giang
+ Chi nhánh Kiên Giang
+ Chi nhánh Cà Mau
Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Giám đốc điều hành

Phòng kế toán

Phòng tổ chức

Phòng kinh doanh

Các chi nhánh

Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty CPTM SABECO
 Chức năng nhiệm vụ

a. Giám đốc điều hành
Giám đốc điều hành giữ trọng trách cao nhất và trực tiếp nhất đối với mọi
hoạt động thường nhật của Công ty.
b. Phòng tài chính - kế toán
Phòng tài chính - kế toán là nơi tiến hành mọi hoạt động về kế toán, tài
chính, là cơ quan tham mưu cho ban điều hành về các hoạt động tài chính
của Công ty.

Nhóm sinh viên thực hiện

Trang 9


Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh

GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh

c. Phòng Kinh Doanh
Bộ phận thực thi và tham mưu các chính sách chiến lược kinh doanh của
Giám đốc điều hành.
d. Lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là kinh doanh các sản phẩm về Bia - Rượu
- NGK. Công ty phân phối sản phẩm trực tiếp cho Nhà phan phối cấp 1, siêu
thị. Từ hệ thống này, sản phẩm của Công ty đến người tiêu dùng thông qua
các nhà phân phối cấp 2, các quán, các cửa hàng bán lẻ,....
Công ty Sabeco Sông Hậu hoạt động trong lĩnh vực chủ yếu là kinh doanh
các sản phẩm bia, kí hợp đồng mua hàng trực tiếp từ Tổng Công ty
(SABECO).
SABECO có hệ thống các nhà máy sản xuất bia rộng khắp, áp dụng các công
nghệ tiên tiến kết hợp với bí quyết sản xuất luôn tạo ra các sản phẩm có

hương vị truyền thống, chất lượng.
Nguồn hàng hóa luôn đảm bảo về số lượng và chất lượng, luôn đáp ứng được
nhu cầu kinh doanh của Công ty Sebeco
e. Sản phẩm
Sản phẩm chủ yếu của Công ty là "Bia vàng" bao gồm: Bia Sài Gòn 450ml,
Bia Sài Gòn 355ml, Bia Sài Gòn 333 và Bia Sài Gòn Special. Với hệ thống
sản phẩm này, Công ty đảm bảo đáp ứng được sự lựa chọn của khách hàng,
từ những người có thu nhập trung bình cho đến những người có thu nhập
cao. Bên cạnh đó Công ty cũng đã phát triển thêm 2 loại bia dạng lon là Bia
Bia Sài Gòn Lager và Bia Sài Gòn Special.
Chất lượng sản phẩm của Công ty luôn thỏa mãn nhu cầu của người tiêu
dùng do SABECO nắm được bí quyết sản xuất với hương vị truyền thống và
luôn áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất. Vì vậy, sản phẩm của Công
ty mang tính cạnh tranh rất cao.
2.1.3 Nguồn lực Công ty
Môi trường kinh doanh hiện đại với áp lực cạnh tranh ngày một gia tăng
buộc doanh nghiệp luôn tìm kím giải pháp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới
khách hàng nhanh hơn, rẽ hơn, và tốt hơn đối thủ. Để vươn tới mục tiêu này,
doanh nghiệp cần phải nổ lực hoàn thiện nguồn lực cũng cố và thúc đẩy quá
trình sản xuất kinh doanh ngày càng tốt hơn.
Nguồn lực Công ty bao gồm: tài lực, vật lực, trí lực và thông tin,... Do đặc
thù về tính chất công việc và hoạt động thương mại trong Công ty CPTM
Sabeco Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long nên ta chỉ xem xét về hai mặt trong
nguồn lực đó là: nguồn lực tài chính và nguồn lực nhân sự.

Nhóm sinh viên thực hiện

Trang 10



Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh

GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh

2.1.3.1 Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình
tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh
doanh nhằm đạt tới mục tiêu nhất định. Tài chính doanh nghiệp là một bộ
phận trong hệ thống tài chính, tại đây nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời
đây cũng là nơi thu hút trở lại phần quan trọng các nguồn tài chính doanh
nghiệp. Tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, đến
sự phát triển hay suy thoái của nền sản xuất.
Đối với mỗi doanh nghiệp, để có thể tồn tại và phát triển lâu dài thì nguồn
lực tài chính đóng vai trò quan trọng và quyết định. Bảng cân đối kế toán rút
gọn thể hiện nguồn lực tài chính của Công ty CPTM Sabeco Tại Đồng Bằng
Sông Cửu Long trong ba năm 2015, 2016, 2017:
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán Công ty CPTM SABECO
Đơn vị: Triệu đồng
Tài sản

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Tiền và các khoản tương đương tiền
Phải thu
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác

Tài sản cố định
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Tài sản dài hạn khác
Tổng tài sản
Nguồn vốn
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn

30.861
4.898
33.389
3.049
1.103
5.104
20.119
98.523

65.831
3.912
10.695
(2.257)
1.066
6.106
10.889
97.242

33.393
4.058

17.171
3.805
20.080
6.097
29.730
114.344

52.588
3
45.938
98.523

35.511
3
63.728
97.242

55.784
2
58.558
114.344

(Nguồn: Phòng kế toán)

Một vài chỉ số về vốn:
- Chỉ số: Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên vốn kinh doanh
Năm 2015:
Năm 2016:
Năm 2017:
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong vốn kinh doanh là chỉ số đảm bảo tài chính

của doanh nghiệp. Ta có thể thấy tỷ trọng vốn chủ sở hữu của Công ty tương
đối cao thể hiện khả năng tài chính vững chắc của Công ty. Năm 2015 tỷ lệ

Nhóm sinh viên thực hiện

Trang 11


Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh

GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh

vốn chủ sở hữu trên tổng vốn kinh doanh là 47%, năm 2016 tỷ lệ này tăng
lên 66%, tới năm 2017 giảm xuống còn 51%. Việc tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng
cao năm 2016 là do Công ty huy động thêm vốn cổ phần nhằm mở rộng hoạt
động kinh doanh và tăng tính chủ động về vốn cho Công ty.
Chỉ số: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Năm 2015:
Năm 2016:
Năm 2017:
Tỷ lệ này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở
hữu. Tỷ số nợ trên vốn của Công ty qua 3 năm khá cao, năm 2015 tỷ lệ vốn
vay trên vốn chủ sở hữu là 114%, năm 2016 tỷ lệ này giảm còn 53% (giảm
61% so với năm 2015) nguyên nhân là do năm 2016 Công ty tăng vốn bằng
huy động vốn cổ phần, năm 2017 tỷ lệ này lại tăng lên 95% (tăng 42% so với
năm 2016). Tỷ số này tăng giảm thể hiện Công ty biết tận dụng cách vay nợ
để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế trong từng thời
kỳ phát triển.
2.1.3.2. Nguồn lực nhân sự
Một Công ty hay một số tổ chức dù có nguồn tài chính dồi dào, tài nguyên

phong phú với hệ thống máy móc hiện đại, kèm theo các công thức khoa học
kỹ thuật thần kì đi chăng nữa cũng trở nên vô ích nếu không có nguồn lực
nhân sự làm việc hiệu quả. Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối
với sự thành công của doanh nghiệp. Con người cung cấp đầu vào để hoạch
định mục tiêu, phân tích bối cảnh môi trường, lựa chọn, thực hiện và kiểm
tra các chiến lược của doanh nghiệp. Cho dù các quan điểm của hệ thống kế
hoạch tổng quát có đúng, nó cũng không thể mang lại hiệu quả nếu không có
người làm việc hiệu quả. Bảng thể hiện cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty
Cổ phần thương mại Sabeco :
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty
Đơn vị tính: người
Năm
2015
Chỉ tiêu
Số lượng lao động

Người
79

2016
Cơ cấu Người
%
100
85

2017
Cơ cấu Người
%
100
95


Cơ cấu
%
100

Trình độ học vấn của

Nhóm sinh viên thực hiện

Trang 12


Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh
người lao động
- Đại học
- Trung cấp
- PTTH

27
23
29

34
29
37

GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh
29
26
30


34
31
35

31
27
37

32.6
28.4
39.0

(Nguồn: phòng hành chính tổ chức)

Qua số liệu trên có thể thấy, số lượng lao động trong Công ty có sự thay đổi
qua mỗi năm và có chiều hướng đi lên cụ thể năm 2015 là 79 người, năm
2016 là 85 người ( tăng 6 người so với năm 2015), năm 2017 là 95 người
( tăng 10 người so với năm 2016). Nguyên nhân của việc tăng số lượng lao
động là do nhu cầu phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh của Công ty.
Xét theo trình độ ta thấy:
- Số lượng nhân viên có trình độ trình độ đại học: chiếm 34% năm 2015 và
2016 32,6% năm 2017 và chiếm tỷ lệ là 33,5% trong tổng số lao động của
Công ty qua 3 năm
- Trình độ trung cấp và phổ thông chiếm tỷ trọng cao cụ thể là: 66% năm
2015 và 2016, 67,4% năm 2017 và chiếm tỷ lệ là 66,5% trong tổng số lao
động Công ty qua 3 năm
Tỷ lệ về trình độ lao động của Công ty được duy trì ổn định qua các năm,
trình độ dưới đại học chiếm tỷ lệ cao và trên đại học thì hầu như không có.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ KÊNH PHÂN PHỐI CỦA

CÔNG TY CPTM SABECO
2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty CPTM Sabeco trong 3 năm
2015,2016,2017
Như đã giới thiệu ở trên, sản phẩm của trong ty gồm 4 loại bia bao gồm: bia
Sài Gòn 450ml, bia Sài Gòn 355ml, bia Sài Gòn 333 và bia Sài GofnSpecial.
Mỗi loại bia định vị ở mỗi thị trường và nhóm khách hàng khác nhau. Dưới
đây là các bảng số liệu thể hiện thực trang tiêu thụ từng loại sản phẩm của
Công ty CPTM Sabeco trong 3 năm 2015,2016,2017:
Bia Sài Gòn 450ml ( Saigon Lager)
Bảng 2.3: Tình hình tiêu thụ bia Sài Gòn 450
Đơn vị tính: két
STT

CHI NHÁNH

1
2
3
4

CẦN THƠ
BẠC LIÊU
SÓC TRĂNG
AN GIANG

Nhóm sinh viên thực hiện

SẢN LƯỢNG BÁN RA
Năm 2015
Năm 2016

747.451
448.857
381.435
188.185
536.931
385.194
876.673
473.197

Năm 2017
390.887
202.378
453.613
297.800

Trang 13


Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh
5
KIÊN GIANG
6
CÀ MAU
TỔNG CỘNG

6233.968
510.20
3.676.623

GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh

393.705
352.990
2.242.083

320.782
283.500
1.930.960
(Nguồn: phòng kể toán)

Nhận xét:
- Sản lượng bia 450 tiêu thụ giảm dần qua các năm cao nhất là năm 2015 và thấp
nhất là năm 2017 cụ thể là: năm 2015 số két 450 bán ra là 3.676.623 két, năm 2016
là 2.242.083 két ( giảm 39% so với 2015), năm 2017 là 1.930.960 két (giảm 46,5%
so với 2015 và giảm 13,9% so với 2016).
- Sản lượng tiêu thụ 450 chênh lệch rất nhiều giữa các khu vực, số két bán ra
nhiều nhất tại khu vực An Giang năm 2015 là 867.673 két, năm 2016 là
473.179 két, nhưng năm 2017 số lượng két bán ra cao nhất là khu vực Sóc
Trăng đạt 435.613 két. Và khu vực tiêu thụ bia 450 ít nhất trong 3 năm là chi
nhánh Bạc Liêu, số lượng két bán ra chỉ đạt 381.435 két năm 2015, 188.185
két năm 2016, và 202.378 két năm 2017.
- Nguyên nhân sản lượng bia 450 tiêu thụ giảm dần qua các năm là do sản
phẩm nhắm vào đối tượng khách hàng bình dân tập trung chủ yếu vùng nông
thôn và vùng sâu, nơi đây hệ thống phân phối thua thớt và chưa được Công
ty chú trọng, mặt khác chất lượng sản phẩm không được đồng nhất từ các
nhà máy sản xuất do đó đã làm cho thị trường và sản lượng tiêu thụ bia 450
ngày một thu hẹp và giảm đi.


Bia Sài Gòn 355 (Saigon Export)
Bảng 2.4: Tình hình tiêu thụ bia Sài Gòn 355

Đơn vị tính: két

STT

CHI NHÁNH

1
Cần Thơ
2
Bạc Liêu
3
Sóc Trăng
4
An Giang
5
Kiên Giang
6
Cà Mau
TỔNG CỘNG

Nhóm sinh viên thực hiện

SỐ LƯỢNG BÁN RA
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
852.497
1.398.780
2.092.594
394.432

557.707
858.692
526.530
762.782
1.268.907
733.722
1.311.110
1.888.806
436.725
572.837
1.106.643
438.142
710.124
1.188.720
3.382.048
5.313.340
8.404.362
(Nguồn: Phòng kế toán)

Trang 14


Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh

GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh

Đvt: Két
2,500,000

2,000,000


1,500,000

1,000,000

500,000

0

Cần Thơ

Bạc Liêu

Sóc Trăng
2015

2016

An Giang

Kiên Giang

Cà Mau

2017

Hình 2.2: Tình hình tiêu thụ bia Sài Gòn 355
 Nhận xét:
So với bia 450, sản lượng tiêu thụ bia 355 có khả quan hơn. Số lượng két bán
ra tăng đều trong 3 năm, cụ thể là: Số lượng tiêu thụ bia 355 đạt 3.382.048

két năm 2015, đạt 5.313.340 két năm 2016 (tăng 57% so với năm 2015) và
đạt 8.404.362 két năm 2017 (tăng 148,5% so với năm 2015 và tăng 58,2% so
với năm 2016). Ta có thể thấy, sản lượng tiêu thụ bia 450 đạt cao hơn bia 355
ở năm 2015 nhưng không mấy đáng kể. Tuy nhiên, số két bia 355 bán ra lại
tăng tốc vượt qua bia 450 vào năm 2016 (137%) và (335%).
Cũng như bia 450, sản lượng tiêu thụ của bia 355 tại các khu vực không
đồng đều. Cao nhất là khu vực Cần Thơ, sau đó là khu vực An Giang, các
khu vực Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau số lượng két tiêu thụ gần băng
nhau, và thấp nhất là khu vực Bạc Liêu.
Nguyên nhân làm cho sản lượng bán ra của bia 355 ngày càng cao là do biai
355 là sản phẩm chủ lực của Công ty và được người tiêu dùng ưa chuộng
nhất trong các dòng bia của Công ty nên sản lượng tiêu thụ của bia 355 bán
ra ngày một tăng và thị phần ngày càng được mở rộng.

Nhóm sinh viên thực hiện

Trang 15


Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh

Nhóm sinh viên thực hiện

GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh

Trang 16


Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh



GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh

Bia Sài Gòn 330 (Saigon Special)
Bảng 2.5: Tình hình tiêu thụ bia Sài Gòn 330
Đơn vị tính: két

STT

CHI NHÁNH

1

SỐ LƯỢNG BÁN RA
Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Cần Thơ

239.328

537.166

707.779

2


Bạc Liêu

15.522

270.743

330.850

3

Sóc Trăng

62.420

329.527

429.824

4

An Giang

50.977

519.000

612.029

5


Kiên Giang

61.426

509.114

590.407

6

Cà Mau

43.303

230.322

278.948

472.976

2.395.872

2.949.837

TỔNG CỘNG

Nguồn: Phòng Kế Toán

Két
800,000

700,000
600,000
500,000
400,000
300,000
200,000
100,000
0

Cần Thơ

Bạc Liêu

Sóc Trăng
2015

2016

An Giang

Kiên Giang

Cà Mau

2017

Hình 2.3: Tình hình tiêu thụ Bia Sài Gòn 330
 Nhận xét:
Giống như bia 355, sản lượng tiêu thụ bia 330 tăng mạnh trong 3 năm, cụ thể
là: Năm 2015 sản lượng bán ra của bia 330 đạt rất thấp là 472.976 két, qua

năm 2016 sản lượng bán ra tăng mạnh đạt 2.395.872 két (tăng 406,6% so với
năm 2015), và năm 2017 đạt 2.949.837 két (tăng 523,7% so với năm 2015 và
tăng 23% so với
năm 2016).

Nhóm sinh viên thực hiện

Trang 17


Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh

GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh

Khu vực tiêu thụ bia 330 nhiều nhất là Cần Thơ, đứng thứ hai là An Giang,
thứ ba là Kiên Giang, thứ tư là Sóc Trăng, thứ năm là Bạc Liêu, và khu vực
tiêu thụ thấp nhất là Cà Mau.
Sản lượng bán ra mỗi năm một tăng do đây là sản phẩm chiến lược của Công
ty, nên Công ty luôn chú trọng đầu tư vào thị trường nhằm nâng cao sản
lượng bán ra của loại bia này. Vì vậy, sản lượng tiêu thụ của bia Special luôn
đảm bảo tăng trưởng mỗi năm


Bia Sài Gòn 333
Bảng 2.6 Tình hình tiêu thụ bia Sài Gòn 333
Đơn vị tính: thùng

STT

CHI NHÁNH


1

SỐ LƯỢNG BÁN RA
2015

2016

2017

Cần Thơ

318.807

55.195

38.802

2

Bạc Liêu

151.697

11.800

12.407

3


Sóc Trăng

195.602

20.827

20.137

4

An Giang

396.934

29.392

30.256

5

Kiên Giang

446.568

37.465

45.436

6


Cà Mau

204.545

12.617

8.785

1.714.153

167.296

155.823

TỔNG CỘNG

Nguồn: Phòng Kế Toán hb

Thùng
500,000
450,000
400,000
350,000
300,000
250,000
200,000
150,000
100,000
50,000
0


Cần Thơ

Bạc Liêu

Sóc Trăng
2015

2016

An Giang

Kiên Giang

Cà Mau

2017

Hình 2.4: Tình hình tiêu thụ Bia Sài Gìn 333

Nhóm sinh viên thực hiện

Trang 18


Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh

GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh

 Nhận xét:

Sản lượng tiêu thụ bia 333 lon giảm dần qua các năm, số lượng bia 333 lon
tiêu thụ đạt cao nhất vào năm 2015 là 1.714.153 thùng, giảm mạnh vào năm
2016 sản lượng còn là 167.296 thùng (giảm 99% so với năm 2015) và tiếp
tục giảm ở năm 2017 còn 153.823 (giảm 90% so với năm 2015, và giảm
6,9% so với năm 2016).
Sản phẩm bia lon 333 tiêu thụ qua 3 năm với sản lượng cao nhất tại các đại
lý chi nhánh Kiên Giang, kế đến là Cần Thơ và An Giang.
Nguyên nhân sản lượng bia 333 lon tiêu thụ giảm là do Công ty thực hiện chính
sách giảm sản lượng bia lon để nhằm tăng sản lượng tiêu thụ bia 450 vfa bia Saigon
Special của các đại lý.
2.2.1.1 Doanh thu của Công ty trong 3 năm 2015, 2016, 2017
Diễn biến tình hình chung trong 3 năm giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017
là giai đoạn kinh tế gặp nhiều khó khăn như: ảnh hưởng từ khủng hoảng tài
chính toàn cầu 2014 - 2017, là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ
hàng loạt hệ thống các ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá
chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới. Mặc
dù gặp nhiều khó khăn chung nhưng Công ty CPTM Sabeco vẫn thực hiện
được các chỉ tiêu đề ra không ngừng phát triển về doanh thu qua các năm.
Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2015 - 2017.
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Chỉ tiêu
Sản lượng bán
Doanh thu
Nộp ngân sách
Lợi nhuận

Đơn vị tính
Lít
Triệu đồng
Triệu đồng

Triệu đồng

Năm 2015
63.452.198
489.301
3.598
5.692

Năm 2016
78.238.943
1.148.403
7.481
33.215

Năm 2017
101.440.751
1.537.030
10.597
23.279
Nguồn: Phòng kinh doanh

Sản lượng bán ra: Sản lượng bia tiêu thụ đạt 101 triệu lít năm 2017 tăng gần
30% so với năm 2016, và tăng gần 40% so với năm 2015. Nhìn chung, sản
lượng bán ra của Công ty tăng đều qua 3 năm, kéo theo doanh thu và lợi
nhuận của Công ty cũng không ngừng tăng lên.
Doanh thu: Doanh thu bán hàng cũng đạt mức tăng trưởng tương ứng, do
Công ty có chiến lược trong bán hàng nên lượng hàng tồn kho luôn luôn
được giữ ở mức thấp nhất. Doanh thu năm 2016 so với năm 2015 tăng
659.102 triệu đồng tương ứng 135%, doanh thu năm 2017 so với năm 2016
tăng 388.627 triệu đồng tương ứng 33,84%.


Nhóm sinh viên thực hiện

Trang 19


×