Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số biện pháp giáo dục rèn luyện giúp học sinh cá biệt, học sinh khó khăn phát triển toàn diện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.27 KB, 19 trang )

MỤC LỤC

Mục
1.

Nội dung
MỞ ĐẦU

1.1.

Lí do chọn đề tài

1.2.

Mục đích nghiên cứu.

1.3.

Đối tượng nghiên cứu

1.4.

Phương pháp nghiên cứu.

2.

NỘI DUNG

2.1.

Cơ sở lí luận



2.2.

Thực trạng.

2.3.

Các biện pháp thực hiện.

2.4

Kết quả đạt được

3.

KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
Kết luận
Đề xuất

3.1.
3.2.

Trang

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc tiểu học có ý nghĩa vô cùng quan

trọng. Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, vì nó là bậc học đầu tiên có nhiệm vụ
phải xây dựng toàn bộ nền móng cho hệ thống giáo dục quốc dân để đặt cơ sở
vững chắc cho sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam trong thời kì tiến
nhanh và hội nhập. Nếu học sinh không đạt kết quả tốt ở bậc Tiểu học thì khó
tiến bộ được trong những năm tiếp theo. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì ngành giáo dục, nhất là bậc
Tiểu học đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển con
người.
Việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là yêu cầu cần thiết của giáo
dục hiện nay. Trong xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt, nhiệm
vụ của công tác giáo dục đứng trước những đòi hỏi mới. Nhằm góp phần vào
việc thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục toàn diện, hình thành cho học sinh
những yếu tố nhân cách của con người; cũng là để góp phần vào việc thực hiện
tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng đọ tuổi. Tuy nhiên, mỗi học sinh
được sinh ra trong một hoàn cảnh, điều kiện khác nhau điều đó có ảnh hưởng rất
lớn đến việc nhận thức cũng như học tập của từng em. Bởi vì không phải phụ
huynh nào cũng may mắn có được những đứa con thông minh, khỏe mạnh, giỏi
giang, có tư chất tốt và hoàn toàn đủ điều kiện cả về sức khỏe thể chất lẫn sức
khỏe tinh thần để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Thực tế hiện nay, ngày càng
có nhiều học sinh gặp các vấn đề khó khăn trong học tập nhất là đối với học sinh
đang theo học ở vùng đặc biệt khó khăn.
Công tác rèn luyện giáo dục học sinh cá biệt trong độ tuổi tiểu học là việc
làm thiết thực nhằm giúp những học sinh đó có nề nếp hoạt động, hòa nhập với
các bạn cùng trang lứa, tạo được niềm tin, tích cực học tập và rèn luyện ở các
em. Góp phần hình thành những kĩ năng sống cơ bản ban đầu phù hợp với lứa
tuổi, phù hợp với đặc điểm từng em góp phần tạo điều kiện tốt cho các em học
lớp trên và phát triển nền tảng nguồn nhân lực có chất lượng sau này. Thực hiện
nâng cao chất lượng toàn diện, trong đó có việc giáo dục học sinh cá biệt, học
sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là công việc chung của gia đình, nhà trường
và xã hội.

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy gần 20 năm, tôi nhận thấy giáo viên chủ
nhiệm lớp không chỉ là nhà sư phạm mà còn là nhà tâm lí để không những tiến
hành giảng dạy kiến thức mà còn làm nhiệm vụ giáo dục học sinh thông qua tổ
chức giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Người giáo
viên chủ nhiệm có một vai trò rất quan trọng, vừa là người truyền thụ kiến thức
cho học sinh vừa là người mẹ thứ hai của các em. Đồng thời tổ chức điều hành,
kiểm tra đánh giá mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử của học sinh. Mục
đích của việc giáo dục học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

2


ở trường Tiểu học là giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo,
rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến
thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, có niềm
vui, hứng thú trong học tập.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh cá biệt, học sinh
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là việc làm rất cần thiết và vô cùng quan trọng,
nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục, rèn luyện giúp
học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phát triển toàn
diện” ở lớp 4A2 - Trường Tiểu học Minh Tiến II để nghiên cứu, tìm hiểu và đề
xuất biện pháp để thực hiện đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp giáo viên xác định mối quan hệ giữa công tác chủ nhiêm lớp với sự
hình thành và phát triển nhân cách học sinh Tiểu học.
- Giáo viên lên kế hoạch chủ nhiệm điều tra nắm vững từng hoàn cảnh gia
đình học sinh.
- Học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có cơ hội phát
huy tối đa những khả năng vốn có của mình trong học tập cũng như mọi hoạt
động của lớp, của trường.

1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp giáo dục, rèn luyện học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn phát triển toàn diện ở lớp 4A2 - Trường Tiểu học Minh Tiến
II.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã vận dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến giáo
dục, rèn luyện học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.: Điều tra thực
trạng, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn. Qua quá trình giảng dạy trên lớp, qua các buổi sinh hoạt chuyên
môn tổ, bản thân đã thu thập các thông tin để nghiên cứu.
- Phương pháp thực nghiệm: nhằm đối chiếu kết quả, áp dụng các biện pháp
giáo dục học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Phương pháp phân tích – tổng kết kinh nghiệm: Phân tích các yếu tố và
tổng kết kinh nghiệm, đề xuất các biện pháp thực hiện đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Vấn đề đặt ra “Biện pháp giáo dục, rèn luyện học sinh cá biệt, học sinh có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phát triển toàn diện” như thế nào ? Có thể nói giáo
viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa nhà trường với gia đình. Để giáo dục học
3


sinh có hiệu quả thì việc tìm hiểu, nắm vững đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, hoàn
cảnh gia đình, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm là việc làm rất quan trọng và
cần thiết. Mỗi học sinh có một hoàn cảnh khác nhau, các em sống trong môi
trường với nhiều mối quan hệ; quan hệ với cha mẹ, anh chị; với thầy cô, bạn bè;
với nhiều người xung quanh, các em sẽ có những ảnh hưởng bởi nhiều tác động.

Bên cạnh những tác động tích cực giúp trẻ phát triển thì cũng có nhiều tác động
tiêu cực mà học sinh tiểu học rất hay bắt chước. Nếu sống trong môi trường có
nhiều tiêu cực thì hình thành những thói quen xấu, những đức tính không tốt.
Nên việc giáo dục đối với học sinh chưa ngoan là việc làm cần thiết. Việc này
đòi hỏi người làm công tác giáo dục phải có những hiểu biết về tâm sinh lí cũng
nhưa về hoàn cảnh của học sinh. Qua đó để biết được các em muốn gì, thích gì
thì chắc chắn việc giáo dục sẽ đạt kết quả tốt.
- Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp là chỗ dựa tinh thần của học sinh, các em tin
vào sự quan tâm, công bằng mà thầy cô đối xử với mình. Hầu hết thời gian ở
trường, các em được tiếp xúc với thầy cô, bạn bè. Từ đó, giáo viên nắm được
tính cách của từng em, biết được em này có ưu điểm gì; nhược điểm gì và có
biện pháp giáo dục thích hợp.
- Một lớp học có nhiều học sinh cá biệt thì trách nhiệm đó trước hết thuộc về
giáo viên chủ nhiệm. Người giáo viên phải luôn luôn bên cạnh các em, luôn là
nguồn động viên, khuyến khích cổ vũ các em làm nhiều điều hay lẽ phải, chỉ cho
các em thấy khiếm khuyết để kịp thời khắc phục và tìm ra thế mạnh ở mỗi em để
phát huy.
2.2. Thực trạng
2.2.1. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a) Đặc điểm tình hình địa phương
Xã Minh Tiến là một xã nghèo – vừa thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn 135
nên điều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế, trình độ dân trí thấp. Chính vì vậy, việc
người dân quan tâm đến công tác giáo dục của con em mình còn hời hợt. Nhiều
gia đình, bố mẹ đi làm ăn xa, con cái ở với ông bà; nhiều gia đình còn bận công
việc đồng áng, lo mưu sinh, …nên ít quan tâm đến việc học của các em, coi đó
là nhiệm vụ của các thầy, các cô. Trong những năm học gần đây, được sự quan
tâm của các cấp lãnh đạo đồng thời nhà trường cũng làm tốt công tác xã hội hóa
giáo dục nên nhận thức của người dân, của các phụ huynh học sinh đối với công
tác giáo dục đã có phần đổi mới. Tuy nhiên số phụ huynh thật sự quan tâm đến
công tác giáo dục, đến việc học của con em mình còn chưa nhiều nên một số học

sinh đến trường còn thiếu sách vở đồ dùng học tập. Học sinh về nhà không ôn
bài, không được kèm cặp, nhắc nhở. Có một số ít phụ huynh rất quan tâm nhưng
họ gặp hạn chế trong việc hướng dẫn, kèm cặp con cái học tập.
b) Đặc điểm tình hình nhà trường.
Trường Tiểu Minh Tiến II là một Trường thuộc xã đặc biệt khó khăn. Trường
gồm có hai điểm (một điểm chính, một điểm lẻ). Năm học 2017-2018, nhà
trường gồm có 212 học sinh, trong đó số học sinh khối 4 gồm có 46 học sinh

4


biên chế trên 3 lớp (2 lớp ở khu chính, 1 lớp ở khu lẻ). Trong quá trình thực hiện
công tác giáo dục, nhà trường có những thuận lợi, khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Đối với giáo viên:
+ GV giảng dạy khối 4 của nhà trường là những giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình
yêu nghề và có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn.
+ GV có đầy đủ các tài liệu tham khảo có liên quan và đồ dùng dạy học, biết
sử công nghệ thông tin trong dạy học một cách thành thạo.
+ Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường qua việc dự giờ, góp ý,
cũng như chỉ đạo có hiệu quả về công tác chuyên môn.
- Đối với học sinh:
+ Ngoan ngoãn, lễ phép, biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo.
+ Chấp hành tốt các nội quy trường lớp.
* Khó khăn:
- Đối với giáo viên:
Một số giáo viên còn lúng túng, máy móc trong việc quan tâm đúng mức đến
hoàn cảnh của học sinh. Nhiều giáo viên còn dập khuân theo kế hoạch chủ
nhiệm một cách chủ quan, chưa linh hoạt, sáng tạo trong từng tình huống cụ thể.
- Đối với học sinh:

Các em chủ yếu là con em dân tộc Mường (Chiếm 80%), điều kiện kinh tế
khó khăn nên nhiều em đến trường ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm, còn thiếu
sách vở, đồ dùng học tập. Môi trường giao tiếp hạn chế nên các em còn rụt rè,
nhút nhát, chưa tự tin trong học tập cũng như trong các hoạt động khác ở trường.
2.2.2. Thực trạng giáo dục học sinh cá biệt trong nhà trường hiện nay
a) Đối với giáo viên
Tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường đều yêu nghề mến trẻ, tận tụy với
công việc, chăm lo chuyên môn. Tuy nhiên cũng có nhiều giáo viên còn gặp khó
khăn trong việc tìm ra biện pháp giáo dục học sinh cá biệt đạt kết quả cao. Tìm
hiểu, tôi nhận thấy phần nhiều còn sử dụng biện pháp trách phạt cấm đoán khi
một học sinh mắc lỗi. Biện pháp này chỉ tác động tức thời đến học sinh làm cho
các em sợ hãi, lo lắng mà tránh. Nhưng về lâu dài, nếu sử dụng nhiều lần dễ làm
cho các em chai lì ăn vào tiềm thức của các em những suy nghĩ lối sống không
tốt. Cứ mắc lỗi là trách phạt mà không có sự bao dung tha thứ, chưa thấy được
sự quan tâm giúp đỡ từ thầy cô giáo. Có thầy cô chưa thực sự giúp các em thấy
được việc làm chưa đúng, chưa chuẩn mực và cách sửa đổi như thế nào là thân
thiện nhất.
Một số giáo viên gặp những em học chưa hoàn thành, chưa tiến bộ, trong giờ
học chưa tập trung chú ý, giáo viên liền liệt kê em đó vào loại học sinh “khuyết
tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”. Như vậy cả giáo viên và học sinh
trong lớp thường không quan tâm đến sự tiến bộ của các em, vô tình đã đẩy em
ra khỏi hoạt động học tập của lớp.
b) Đối với học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở lớp 4A2
Đa số các em đều ngoan ngoãn, chăm chỉ. Các em hiểu được nỗi vất vả của
cha mẹ nên cũng sớm có ý thức tự lập và mong muốn học tập để vươn lên. Tuy
5


nhiên, cũng có không ít học sinh chưa ngoan, chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập
mà tôi gọi là "học sinh gặp khó khăn trong học tập hay học sinh cá biệt, học sinh

có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn".
Qua thực tế dạy học và nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi gặp không ít
học sinh cá biệt. Mỗi em có biểu hiện cá biệt khác nhau và có những mức độ thể
hiện khác nhau. Học sinh lớp 1, 2, 3 thì mức độ biểu hiện cá biệt dạng nhẹ hơn.
Sang lớp 4, 5 - đặc biệt là lớp 4 mức độ thể hiện cá biệt bắt đầu rõ hơn, mạnh
hơn và gây không ít khó khăn trong công tác giáo dục học sinh. Cụ thể ở lớp
4A2 tôi chủ nhiệm là một lớp có 20 học sinh nhưng có tới 6 học sinh cá biệt.
Thấy biểu hiện rõ nhất về độ tuổi, mỗi em một vẻ cụ thể như sau:
1, Nguyễn Văn Bình: (Sinh năm 2006) Gia đình thuộc diện đặc biệt khó
khăn. Mẹ bị bệnh ốm đau thường xuyên. Bố đi thàm thuê nuôi cả gia đình. Là
học sinh hoạt bát sôi nổi. Tuy nhiên trong giờ học ít khi tập trung chú ý, tiếp thu
bài chậm, hay nói chuyện, trêu chọc bạn, khi chơi với bạn hoặc làm việc gì đó
thường dễ nổi nóng.
2, Nguyễn Văn Chung: ( Sinh năm 2006) Không có cha, mẹ bị thần kinh, em
phải ở với bà ngoại từ nhỏ. Gia đình bà thuộc diện đặc biệt khó khăn. Trong giờ
học em không tập trung, tính tình trầm, dễ nổi nóng, ngồi học thì im lặng không
phát biểu. Còn biểu hiện né tránh việc học hành, tiếp thu bài chậm, vận dụng
kiến thức làm bài tập còn nhiều hạn chế, học lâu nhớ mà lại nhanh quên.
3, Phạm Thị Linh: (Sinh năm 2005) Có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó
khăn, bố thường xuyên uống rượu say đânh đập, chửi bới vợ con. Không quan
tâm đến việc học của con ngay từ những năm lớp 1, 2. Em học chậm 3 lớp so
với các bạn cùng trang lứa. Khi học em hay nhìn lơ đãng, tiếp thu chậm, không
chú ý vào lời giảng của cô giáo, có sức ì lớn.
4, Vũ Hoàng Mạnh: (Sinh năm 2008) Em là học sinh lớp 4 nhưng tầm vóc
chỉ nhỏ bằng học sinh lớp 1. Hiện nay em cao 1,2m cân nặng 19,5 kg. Bố mẹ em
đi làm công nhân ở Bình Dương mấy năm mới về một lần. Em ở với ông bà nên
thiếu sự quan tâm chăm sóc về nhiều mặt. Tính ham chơi, hay nói chuyện,
không thích học.
5, Nguyễn Bá Sơn: (Sinh năm 2006) Gia đình em thuộc diện đặc biệt khó
khăn, mẹ không biết chữ. Em trầm tính nhưng cục tính hay đánh lại bạn nếu

không vừa ý. Em đọc, nói, viết, tiếp thu bài đều chậm. Ngồi học thì im lặng
không phát biểu nhưng hay quay ngược quay xuôi, không chú ý tiếp thu lời cô
giáo giảng, mọi hoạt động, tư duy của em đều chậm.
6, Bùi Văn Sơn (Sinh năm 2007) Gia đình em thuộc diện đặc biệt khó khăn.
Bố mẹ sống li thân, mẹ đi làm công nhân ở Bắc Ninh, bố đi làm ở Bình Dương,
Em không có nơi nương tựa phải ở nhờ nhà chú thím. Em có khả năng tiếp thu
bài nhưng thiếu thốn cả về vật chất cũng như thinh thần nên nhiều khi em có thái
độ bất cần. Hay tự do lấy đồ của bạn.
- Ngay từ đầu năm nhận lớp tôi đã khảo sát phân loại tình hình học sinh cá
biệt và kết quả như sau:
6


Bảng số liệu phân loại tình trạng học sinh cá biệt vào đầu năm học lớp 4A2
Phân loại mức độ cá biệt
Số lượng
6 em

Không tập trung
hứng thú học tập

Tự ti

Tiếp thu bài
chậm

Hay quậy
phá

6


2

5

3

2.3. Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1. Tìm hiểu hoàn cảnh cụ thể từng học sinh cá biệt.
Giáo viên chủ nhiệm điều tra nắm vững những đặc điểm về cá tính, năng lực,
hoàn cảnh gia đình của học sinh cụ thể từng trường hợp như sau.
Các em thường mắc lỗi do gặp phải những khó khăn bẩm sinh như: do khiếm
khuyết một chức năng nào đó đem lại, khó nghe, khó đọc, nói ngọng, khó viết,
khả năng tiếp thu chậm…, cũng có thể do những khó khăn về hoàn cảnh gia
đình (nhà nghèo, gia đình xung đột, đơn độc, mồ côi, …). Có gia đình con cái
học hành thế nào cũng không hay, phó mặc việc học của con em mình cho thầy
cô, nhà trường. Vì vậy nó tác động nhiều đến tâm lí của các em là học hành theo
lối thả lỏng, buông trôi.
Ví dụ : Cụ thể các gia đình kinh tế đặc biệt khó khăn(Bình, Chung, Bá Sơn,
Bùi Sơn, Linh), cha mẹ không hòa thuận hay xung đột (Linh, Bá Sơn) bị lãng
tai, phát âm khó (Chung).
Do vậy việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về hoàn
cảnh gia đình, về tâm lí của học sinh để chia sẻ và giúp các em tháo gỡ. Vậy làm
thế nào để biết được nguyên nhân của những thái độ, hành vi lệch chuẩn ở học
sinh ? Khắc phục những khó khăn đó ra sao ? Thường gặp trong lớp 4A2 để góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở học sinh như thế nào ?
+ Học sinh thiếu khả năng tập trung: hiếu động thái quá, khó chú ý tập trung
vào một việc cụ thể, vụng về. Giáo viên cần thân thiện, nhẫn nại, biết nhận ra
những mặt mạnh, công nhận sự cố gắng của học sinh để các em có thể đạt được
kết quả trong hoạt động học tập.

+ Học sinh có khó khăn về mặt tâm lí: Giáo viên cần quan sát tìm ra nhu cầu
tình cảm không được đáp ứng của trẻ. Học sinh có những thay đổi khác lạ trong
thái độ, cách cư xử, trở nên lãnh đạm, không chan hoà, không muốn chơi đùa,
hoặc hung hăng, cáu kỉnh, bắt nạt bạn khác, xúc phạm người khác. Không quan
tâm, hứng thú việc học hành, học sa sút thậm chí bỏ học. Thiếu tự tin và không
tin cậy người khác. Cố tìm cách thu hút sự chú ý của người khác bằng cách làm
trò cười trong lớp hoặc lấy trộm đồ của người khác. Giáo viên chia sẻ với gia
đình về vấn đề này. Tình yêu thương, sự che chở, động viên, khen ngợi của thầy
cô và gia đình sẽ giúp trẻ phát triển những suy nghĩ về bản thân. Tôn trọng, lắng
nghe ý kiến và khuyến khích sự tiến bộ của học sinh. Tạo điều kiện cho các em
tham gia vào các hoạt động của lớp: kể chuyện, thảo luận, ca hát, vẽ tranh. Tham
7


gia các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp như : dọn vệ sinh môi trường, trồng hoa
và chăm sóc vườn cây ở vườn trường., …
+ Học sinh có khó khăn về hoàn cảnh. Ngay từ đầu năm giáo viên đến từng
nhà của học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn để thấy được tình
hình thực tế ở mức độ nào để tìm cách tháo gỡ kịp thời để các em được hòa nhập
cùng các bạn. Trong lớp có trường hợp em Nguyễn Văn Chung, tuần đầu tiên
em đến lớp không có đủ sách vở, đồ dùng học tập. Với tinh thần “Lá lành đùm lá
rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Giáo viên chủ nhiệm cùng với học sinh trong
lớp đã tới thăm gia đình em Chung và tặng em một bộ sách vở.
Học sinh lớp 4A2 đến thăm gia đình em Chung và tặng em một bộ sách vở
Món quà tuy nhỏ bé nhưng lại hết sức ý nghĩa nó là nguồn động lực lớn lao
để em có tinh thần phấn khởi tập chung vào việc học mà lâu nay đang lị lãng
quên hay lu mờ.
Biện pháp2. Xây dựng kế hoạch giáo dục, rèn luyện học sinh cá biệt.
Để giáo dục, rèn luyện có hiệu quả việc đầu tiên là phải tìm hiểu về học sinh
cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Xây dựng kế hoạch giáo dục

học sinh cá biệt theo từng tuần, tháng, chủ điểm và căn cứ vào thực tế của sự
biến đổi của từng học sinh. Tham gia sinh hoạt chuyên môn về chuyên đề bàn về
công tác chủ nhiệm lớp giáo dục học sinh gặp khó khăn trong học tập.
Việc giáo dục học sinh cá biệt có thể mỗi người có một cách khác nhau. Theo
tôi việc giáo dục học sinh cá biệt có thành công hay không thì phụ thuộc vào
người thầy phải là người có “tâm”. Tôi muốn nói ở đây không chỉ là sự yêu thương vô bờ đối với học sinh mà còn là tâm huyết với nghề. Giáo viên chuẩn
mực đến từng hoạt động nhỏ nhất của mình từ lời ăn tiếng nói, ăn mặc, từng cử
chỉ của mình vì trong mắt học sinh thầy cô luôn là “thần tượng”.
Sau khi đã tìm hiểu học sinh cá biệt, biết em đó thuộc loại “cá biệt” nào.
Người giáo viên phải tìm hiểu nguyên nhân làm cho học sinh của mình trở thành
học sinh cá biệt như vậy. Đây là một công việc không hề đơn giản nó đòi hỏi rất
nhiều công phu. Người giáo viên chủ nhiệm phải điều tra tỉ mỉ, gặp gỡ nhiều
người để tìm ra nguyên nhân sâu xa bên trong và có biện pháp hữu hiệu nhất để
giáo dục các em. Giáo dục từng bước, chậm rãi từ những công việc nhỏ.
Về cách xưng hô, không gọi các em là học sinh cá biệt, đặc biệt là trước lớp,
trước mặt người khác. Các em chỉ là những “học sinh chưa ngoan”, những “học
sinh có hoàn cảnh đặc biệt”. Chúng ta gọi các em là “học sinh cá biệt” vậy vô
hình dung chúng ta đã cố tách học sinh đó ra khỏi tập thể lớp. Nhiệm vụ của
giáo viên là giáo dục các em học sinh “chưa ngoan” này trở thành học sinh
ngoan ngoãn, chăm học, vâng lời thầy cô, … Rõ ràng: “Nếu bạn nhìn ai đó với
ánh mắt yêu thương, bạn sẽ không nhìn thấy những nét xấu mà bạn sẽ chỉ nhìn
thấy toàn những nét đẹp mà thôi”.

8


Giáo viên chủ nhiệm ân cần hướng dẫn từng học sinh học tập.
Giáo viên chủ nhiệm tin tưởng giao công việc tập thể phù hợp với khả năng
của các em. Đây là việc làm mang tính hai mặt, đòi hỏi giáo viên phải thường
xuyên giám sát, kiểm tra và động viên kịp thời khi học sinh đạt được thành tích

dù là nhỏ nhất. Cho học sinh cơ hội “Tìm được sức mạnh ngay cả trong chính sự
khiếm khuyết của mình”.
Ví dụ: Lập kế hoạch giáo dục hai học sinh cá biệt tháng 9/ 2017:
1, Học sinh: Nguyễn Văn Bình.
* Đặc điểm cá biệt: Hoạt bát, sôi nổi, nhưng tiếp thu chậm, it khi tập trung
chú ý. Hay nói chuyện, trêu chọc, gây sự với các bạn, dễ nổi nóng.
* Biện pháp giáo dục:
- Tìm hiểu tâm lí: Do hoạt bát, sôi nổi nên giáo viên chú trọng giao nhiệm vụ
cho em phù hợp như là người điều khiển các hoạt động tập thể, tổ trưởng chỉ đạo
một nhóm lao động, tổ trưởng khi vui chơi… động viên khuyến khích kịp thời
khi các em có ý thức tập trung, gương mẫu.
- Giúp đỡ em hiểu bài bằng nhiều hình thức: Cô giúp em, bạn giúp em.
- Trao đổi với gia đinh để cùng giáo dục, để biết sở thích con mình, chỉ cho em
thấy những điều hay lẽ phải. Ghi nhận sự tiến bộ của học sinh.
2, Học sinh Nguyễn Văn Chung.
* Đặc điểm cá biệt : Tính tình trầm, trong giờ học không tập trung, dễ nổi
nóng, tiếp thu chậm, lười học, nói ngọng.
*Biện pháp giáo dục:
- Tìm hiểu tâm lí: Do tính trầm, ít nói nhưng lại dễ nổi nóng nên giáo viên nhẹ
nhàng, động viên, khuyến khích kịp thời.
- Giúp đỡ em hiểu bài bằng nhiều hình thức, yêu tiên gọi em lên bảng làm bài
và chọn chỗ ngồi phù hợp gần giáo viên dễ kiểm soát trong giờ học.
- Trao đổi với gia đình để cùng chia sẻ, trao đổi với em để biết điểm hạn chế
cũng như sở thích của con mình, đồng thời kiểm tra thường xuyên việc học tập
của em. Ghi nhận sự tiến bộ của học sinh.
Giáo viên cần phải khéo léo, linh hoạt trong mỗi trường hợp cụ thể, biết tập
hợp và sử dụng sức mạnh của các yếu tố giáo dục nhằm rèn luyện cho học sinh
cá biệt. Giáo viên cần tuyệt đối tránh tư tưởng định kiến cách cư xử thiếu sư
phạm đối với học sinh.
Biện pháp 3. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể để giáo dục học sinh cá

biệt.
- Giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch thống nhất với kế hoạch của tổng phụ
trách, phối hợp với tổng phụ trách để thực hiện tốt các hoạt động. Trong các
buổi chào cờ giáo viên trực ban nói lên ý nghĩa của hoạt động Đội, Sao nhi đồng
để các em thấy rõ và thực hiện tốt.
- Mỗi giáo viên chủ nhiệm tích cực tham gia phụ trách công tác đội, phấn đấu
xây dựng chi đội mạnh. Phối hợp với tổng phụ trách đội tổ chức cho các em
tham gia các hoạt động thiết thực và bổ ích như: Đại hội liên đội, lao động chăm
sóc vườn hoa cây cảnh trong vườn trường.,....
9


Một số hoạt động Đội trong nhà trường.
- Giáo viên kết hợp với hội cha mẹ học sinh để cùng giúp đỡ trong việc giáo
dục học sinh, không để tình trạng học sinh bỏ học, trốn học..Ngay từ đầu năm
giáo viên tổ chức họp phụ huynh bầu ban đại diện cha mẹ học sinh, chọn những
phụ huynh tiêu biểu làm ban đại diện, nhằm nêu cao tinh thần trách nhiệm chăm
lo việc học hành cho con em mình, tạo sự lan tỏa đến các phụ huynh khác cùng
chung tay chăm lo.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn sát sao chăm lo cho về mọi mặt nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục học sinh. Chính vì thế ban giám hiệu nhà trường luôn
năng nổ trong mọi hoạt động và dành được nhiều sự quan tâm ưu ái của các cấp
lãnh đạo cả về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt trong mùa đông vừa qua học sinh
toàn trường đã được nhận hơn hai trăm chiếc áo ấm từ Thành Đoàn Thành phố
Thanh Hóa lên trao tặng tận tay cho các em.

Hình ảnh học sinh nhận áo ấm đồng phục.
- Tham mưu với Đoàn thanh niên kết hợp cùng nhà trường vận động trẻ em
bỏ học ra lớp và giáo dục trẻ em chưa ngoan nhằm làm tốt công tác phổ cập giáo
dục đúng độ tuổi, đồng thời giúp nhà trường tổ chức tốt các hoạt động xã hội.

Đặc biệt hơn nữa hội Khuyến học của nhà trường còn dành tặng nhiều phần quà
hết sức ý nghĩa trong dịp tết Thiếu Nhi, tết Nguyên đán, Rằm Trung Thu cho học
sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng có tiến bộ trong học tập.
Biện pháp 4. Giáo dục học sinh thông qua hoạt động học tập.
a) Giảm độ khó của câu hỏi phù hợp với học sinh chưa hoàn thành.
- Đối với học sinh chưa hoàn thành giáo viên nên đưa ra những câu hỏi dạng
tái hiện lại kiến thức. Đó là những câu hỏi gồm những kiến thức đã học rồi học
sinh chỉ nhớ lại và trả lời. Trong khi tìm hiểu bài mới có những lúc cần có kiến
thức cũ để tìm ra kiến thức mới thì giáo viên nên để học sinh chưa hoàn thành

10


nhắc lại kiến thức này… trong học tập thì giáo viên nên hỏi những câu hỏi mà
phần trả lời có sẵn trên sách giáo khoa.
Ví dụ: Trong môn Toán thì giáo viên nên hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán
hỏi gì ?.. Khi dạy các dạng toán giải tôi phải hướng dẫn cụ thể cho học sinh các
bước như sau:
Bài 3 ( SGK Toán – Trang 37): Một cửa hàng ngày đầu bán được 120m vải,
ngày thứ 2 bán được bằng

1
số mét vải bán trong ngày đầu, ngày thứ ba bán
2

được gấp đôi ngày đầu. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu
mét vải? [1].
- Đây là dạng bài toán học sinh thường gặp rất nhiều lúng túng trong quá
trình làm bài. Vì hầu hết khi đọc xong đề bài học sinh cá biệt, học sinh có hoàn
cản khó khăn không phân tích được đề bài.

- Giáo viên định hướng cho học sinh giải từng bước như sau:
+ Ta thấy đề bài chỉ cho ta biết về số liệu cụ thể của ngày đầu. Vậy ta cần
phải tìm được số vải của ngày thứ hai và ngày thứ ba dựa vào số vải của ngày
đầu
+ Tóm tắt đề bài bằng sơ đồ đoạn thẳng một cách hợp lý nhất. Theo sơ đồ
sau:
Ngày thứ hai :
120m
Ngày thứ nhất:
Ngày thứ ba:
+ Nhìn vào sơ đồ ta tiến hành giải bài toán như sau: Học sinh lên bảng trình
bày bài làm.
Bài 2 (SGK – Trang 48): Tuổi chị và tuổi em cộng lại được 36 tuổi. Em kém
chị 8 tuổi. Hỏi chị bao nhiêu tuổi, em bao nhiêu tuổi? [1].
- Đối với dạng bài toán này phải giúp học sinh hiểu rõ và xác định được đâu
là số lớn, đâu là số bé.
- Vẽ sơ đồ và cần phải giải bài toán theo cách vẽ sơ đồ. Vậy giải bài toán
như sau:
? tuổi
Tuổi của em là:
Tuổi em:
(36 – 8) : 4 = 14 (tuổi)
8 tuổi 36 tuổi
Tuổi của chị là:
Tuổi chị:
36 – 14 = 22 (tuổi)
? tuổi
(hoặc 14 + 8 = 22
(tuổi))
Đáp số: Em: 14 tuổi

Chị: 22 tuổi.
Giáo viên biết hỏi “gợi mở” mang tính phát động, nhất định sẽ nhận được
câu trả lời từ học sinh. Những câu trả lời đó có thể đúng hoặc chưa đúng, có thể
Bài 3 (SGK - trang 37) mục 2.3.3.1 được trích dẫn từ TL TK số 1.

11


Bài 2 (SGK - trang 48) mục 2.3.3.2 được trích dẫn từ TL TK số 1.

không có căn cứ. Chúng ta gợi dần, định hướng dần để các em biết dựa vào đâu
để trả lời mỗi khi làm việc. Giáo viên biết “cuốn” học sinh vào trò chơi học tập,
sẽ “lấp” thời gian “trống”, học sinh không “nhàn cư” để nghịch, hay tranh thủ
nói chuyện … ngay trong tiết học.
Trong lớp có những em chưa hoàn thành thường hay rụt rè, nhút nhát.
Trong giờ học không dám giơ tay phát biểu bài. Trong tiết học chỉ có khoảng 4
đến 5 em hoàn thành tốt thường xuyên giơ tay phát biểu còn lại đều thụ động
ngồi im. Từ đó các học sinh hình thành thói quen không giơ tay xây dựng bài.
Giáo viên nên đưa ra các câu hỏi dễ dạng trắc nghiệm hay câu hỏi có gợi ý để
các em chưa hoàn thành dễ dàng trả lời. Sau đó cho cả lớp tuyên dương để động
viên, khuyến khích học sinh.
- Ngoài ra tôi còn tổ chức cho học sinh học tập các môn học bằng nhiều hình
thức khác nhau như: Tổ chức trò chơi học tập hay học tập ngoài giờ lên lớp để
tạo không khí thoải mái, kích thích hứng thú học tập cho học sinh.
Tổ chức trò chơi học tập - Lớp 4A2

Tổ chức học tập NGLL - Lớp 4A2

b) Dạy học theo nhóm đối tượng học sinh.
Để giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành học tập tốt hơn thì giáo viên cần phải

dạy học theo nhóm đối tượng. Theo đó, giáo viên đứng lớp sẽ phải phân loại lớp
học thành các nhóm đối tượng học sinh để có phương pháp hướng dẫn, giao bài
tập và kiểm tra phù hợp. Trong tiết dạy phải chia nhóm theo đối tượng, có từng
dạng câu hỏi phù hợp cho từng nhóm đối tượng học sinh và quan tâm nhiều hơn
các em chưa hoàn thành. Nên để các em có cơ hội thảo luận, được phát biểu,
được thể hiện ý kiến của mình trước lớp. Qua đó học sinh chưa hoàn thành sẽ tự
làm bài, tự thực hành các kĩ năng, từ đó giúp các em hoạt động tích cực hơn,
ham học hơn.
Trong quá trình dạy, tôi không dạy theo dạng ra hệ thống bài tập rồi chữa bài,
mà dạy học theo từng dạng bài.
Ví dụ: Dạy Toán dạng bài Luyện tập chung, từng buổi học tôi chỉ hướng dẫn
học sinh chưa hoàn thành cách cộng trừ, nhân, chia các số có ba chữ số như thế
nào, sau đó tôi cho học sinh chủ yếu làm từng bài tập trên bảng và giấy nháp, để
dễ kiểm soát được học sinh, làm thành thục nhiều lần như vậy, các em sẽ nắm
chắc được dạng toán, sẽ biết cách ước lượng một cách nhanh nhất. Khi đã nắm
chắc dạng toán này, lúc đó tôi mới cho học sinh làm vào giấy kiểm tra để xem
các em nắm kiến thức đến mức độ nào. Hôm sau tôi mới cho học sinh chuyển
sang học các dạng khác.
Dạy học phân loại theo nhóm đối tượng trong cùng một lớp có nhiều đối
tượng khác nhau có thể làm cho giáo viên có thể vất vả hơn vì vừa dạy cho đối
tượng học sinh hoàn thành tốt, hoàn thành vừa phải dành thời gian nhiều để rèn
các em chưa hoàn thành. Bước đầu kết quả dạt được đáng khích lệ như sau:

12


Hình ảnh cô Vương Thị Hằng - Hiệu trưởng cùng các học sinh đạt giải Nhất
Rung chuông vàng trong kì Giao lưu CLB “Em yêu Toán Và Tiếng Việt” cấp
huyện năm học 2017 - 2018.
Để có được kết quả như vậy ở những tiết dạy tăng buổi, thông thường tôi

chia bảng làm 2 phần: một phần ra bài tập dành cho học sinh hoàn thành trở lên
trong đó có câu hỏi dành cho học sinh tiếp thu tốt, phần bảng còn lại, tôi ra các
bài tập dành cho học sinh chưa hoàn thành. Sau khi chữa bài, trước hết tôi dành
phần chữa cho học sinh chưa hoàn thành trước, nhắc lại những kiến thức cơ bản
các em cần nắm chắc, sau đó mới chuyển sang chữa cho học sinh các đối tượng
khác. Dạy phân loại đối tượng học sinh như thế này, tôi sẽ nắm bắt được sự tiến
bộ của học sinh chưa hoàn thành ngay trong từng tiết học. Giáo viên có những
lời động viên kịp thời khi học sinh tiến bộ nhằm tạo động lực để các em cố gắng,
không gây áp lực, tránh nhàm chán khi các em chưa đạt kết quả như mong
muốn.
Biện pháp 5. Giáo viên chủ nhiệm biết lắng nghe, chia sẻ với học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm phải luôn có tình cảm yêu thương, niềm tin động viên
học sinh bởi “Chỉ có tấm lòng mới đánh thức được tấm lòng”. Giáo viên gặp
riêng học sinh cá biệt bằng tình cảm chân thành của mình, bình tĩnh, nhẹ nhàng,
tế nhị, phân tích có lý, có tình cho học sinh thấy được ưu điểm để phát huy, thấy
mức độ nguy hại của khuyết điểm để sửa chữa.
Chính việc giáo viên nên thường xuyên trò chuyện, quan tâm, gần gũi, nhắc
nhở, động viên học sinh học tập, có thái độ thân thiện với học sinh sẽ tạo cho
học sinh nhìn cô giáo là cảm thấy gần gũi, chứ không phải gặp cô giáo là sợ bị
mắng. Như vậy học sinh sẽ có tâm lý tìm mọi cách để đối phó với nhiệm vụ học
tập của mình. Ta phải làm sao tạo cho học sinh có cảm giác cô giáo như là một
người bạn thân, người mẹ hiền, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của học sinh, khi các
em vui hay buồn đều có thể chia sẻ với thầy cô. Hầu hết học sinh cá biệt không
ý thức được nhiệm vụ học tập của mình. Vì vậy các em không có thói quen tự
giác, việc đi học với các em chỉ là để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, để được găp
bạn, các em chỉ học cho có học, chứ không biết học để làm gì, học có tác dụng
như thế nào đến cuộc sống của mình sau này. Vì vậy người giáo viên phải chỉ ra
cho các em thấy những ví dụ cụ thể những tấm gương rất gần gũi với các em về
sự thành công hay thất bại trong cuộc sống do sự học mang lại (Ông Trạng thả
diều, Cao Bá Quát, Nguyễn Ngọc Kí, …)

Để thực hiện được thành công, giáo viên cần có những việc làm cụ thể để cho
học sinh thấy được tình cảm yêu thương của mình đối với học sinh. Như: Cô gọi
điện hỏi thăm khi em bị ốm, cô giáo có thể cắt tóc cho em, đính khuy áo cho em,
sửa tà áo, cái khăn quàng đỏ cho em…
Trong giờ ra chơi hay sinh hoạt 15 phút đầu giờ cô giáo thường trò chuyện để
nắm bắt tâm tư nguyện vọng của từng học sinh, tìm ra nguồn gốc nảy sinh
khuyết điểm của học sinh. Khi chiếm được niềm tin của trò, giáo viên hướng
13


cho học sinh thực hiện hoạt động tích cực một cách linh hoạt gợi mở. Lúc nào
thì nghiêm nghị nhắc nhở, lúc nào thi gần gũi, lúc nào thì động viên kịp thời, lúc
nào thì phê bình nhẹ nhàng súc tích, ngắn gọn, có lúc thì phải liên hệ tới việc em
đang làm với một tấm gương hay một điển hình tiến bộ. Giáo viên cần có
phương pháp giáo dục, bền bỉ, kiên nhẫn.
Trong những buổi sinh hoạt cuối tuần giáo viên gây hứng thú cho học sinh
bằng những câu chuyện đạo đức. Cho các em một điểm tựa niềm tin. Đối xử với
các em bằng sự bao dung của người cha, sự nhân từ của người mẹ, sự cảm thông
của người anh người chị và sự thân thiết của người bạn. “Trong tất cả sự chia sẻ
thì sự chia sẻ tinh thần là quý giá nhất”. Giúp học sinh cảm nhận được “Mỗi
ngày đến trường là một ngày vui” . Tạo cho các em có được tâm thế thích học và
thích được đến trường đi học.
Biện pháp 6: Giáo dục học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Tổ chức cho tập thể lớp quan tâm tận tình giúp đỡ, như các bạn đến nhà động
viên giúp đỡ bạn, động viên cùng bạn chơi, trao đổi nội dung bài học dưới mọi
hình thức như: thăm hỏi, Đôi bạn cùng tiến. “Sức mạnh mãnh liệt nhất, phi
thường nhất trên thế gian này chính là sức mạnh của tình yêu và sự cảm thông ".
- Thường thì những học sinh cá biệt lại hay có sự tự ti, không giám hoạt động,
hay có những học sinh có thói quen nghịch ngợm trong giờ học, sinh hoạt,...
Vậy làm thế nào để những học sinh này ham thích hoạt động. Giúp học sinh hiểu

thêm được tác dụng, ý nghĩa của từng hoạt động cũng góp phần vào việc tạo
thành thói quen thích hoạt động của các em. Giáo viên cũng có thể chủ động tổ
chức cho các em chơi và tham gia chơi cùng các em, lôi cuốn các em vào cuộc
chơi, góp phần tạo nên sự ham thích hoạt động của học sinh.

Hình ảnh “đôi bạn cùng tiến” giúp bạn học Toán trong giờ tự học.
- Để các em yêu thích hoạt động Đội, giáo viên phối hợp tổ chức các hoạt
động bổ ích. Chẳng hạn, trong hoạt động tập thể, múa hát tập thể, giáo viên đến
bên một số học sinh cá biệt đó có thể thân thiện cùng các em, cùng hòa vào điệu
múa của các em, để các em tự tin hơn và thích thú hơn bởi cô cũng tham gia.
Giờ ra chơi, các em này hay nghịch, hay tìm cách phá phách.
- Đối với đội cờ đỏ: Kiểm tra, đôn đốc những bạn chưa thực hiện nội quy của
trường, của lớp. Nắm được các khuyết điểm vi phạm của các em kịp thời có biện
pháp uốn nắn, khắc phục những hành vi chưa tốt. Từ đó, thầy có thể định hướng
cho các em phân tích những khuyết điểm, tự khắc phục sửa lỗi. Mỗi việc làm
cần có sự thay đổi linh hoạt, phối hợp nhiều hình thức, tránh rập khuôn lặp nhiều
lần tạo cho học sinh thói quen không tốt.
- Tổ chức hoạt động tập thể, hoạt động nhân đạo để học sinh tham gia, xây
dựng môi trường lành mạnh, tích cực, để các em có cơ hội tự thể hiện mình.
Những học sinh cá biệt, tự ti sẽ mạnh dạn, tích cực hơn trong học tập và rèn

14


luyện, như hoạt động quyên góp ủng hộ vì bạn nghèo, ủng hộ các bạn vùng bị
bão lụt thiên tai; hoạt động công ích như: chăm sóc bồn hoa, làm kế hoạch nhỏ,
chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ ...
- Có những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi cha, mẹ phải ở với bà
ngoại, mà bà lại không biết chữ. bạn cùng xóm đến giúp Chung học bài.
Biện pháp 7. Tăng cường phối hợp với phụ huynh học sinh.

Ở địa phương nơi tôi công tác, trình độ dân trí còn thấp, nhiều phụ huynh
chưa thật sự tìm hiểu về kiến thức giáo dục con em mình. Hơn nữa, nhiều gia
đình có hoàn cảnh éo le, con cái để thuận theo tự nhiên, được thế nào hay thế đó.
Chưa kể một số gia đình khác, con để cho ông bà già, bố mẹ làm ăn xa.
Để giáo dục học sinh gặp khó khăn trong học tập là vấn đề khó đòi hỏi sự
kiên trì tỉ mỉ và sự hợp tác của nhiều người, trong đó sự cần thiết là phải phối
hợp với cha mẹ học sinh - người trực tiếp nuôi nấng các em. Để làm tốt điều
này, trước hết giáo viên phải làm tốt công tác tuyên truyền để các bậc phụ huynh
nhận thức đầy đủ về các biên pháp giáo dục học sinh. Trong buổi họp phụ huynh
đầu năm, tôi xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh cá biệt thông qua trước phụ
huynh cùng thống nhất phương pháp để thực hiện. Thông qua các cuộc trao đổi
trò chuyện với phụ huynh, tuyên truyền vận động phụ huynh tham gia vào việc
giáo dục con em mình.
Ví dụ: Trường hợp học sinh Vũ Hoàng Mạnh không chăm lo học hành, hay
có hành vi múa máy, đánh các em nhỏ hay các bạn; giáo viên nhắc nhở chỉ bảo
mãi vẫn không thay đổi là bao, vừa hứa xong lại đâu vào đấy, tay chân, mồm
miệng không để yên. Tôi suy nghĩ, sẽ có nguyên nhân nào đó mà chưa tìm ra
được. Tôi đến nhà gặp ông bà của em, ông bà nói rằng nó không nghe lời mà tối
ngày xem phim đánh nhau, chơi gem hành động, phim hoạt hình mà không chịu
học bài. Đầu óc em lúc nào cũng lơ mơ. Tôi đề nghị ông bà không cho em xem
ti vi tùy tiện nữa. Lúc đầu em tỏ ra khó chịu nhưng sau rồi em đã hiểu và có ý
thức học tập tốt hơn.
Có thể trao đổi qua việc đến thăm gia đình học sinh. Thường học sinh cá biệt
thì lại có phụ huynh cá biệt; một là không quan tâm đến việc học của con em,
hoặc không dám đối diện với sự thật về những sai phạm của con mình...thường
những phụ huynh này ít tham gia vào các cuộc họp chung kể cả những lúc có
giấy mời riêng cùng không đến. Đối với đối tượng này giáo viên cần nhiệt tình
hơn, có thể đến thăm gia đình để tìm hiểu điều kiện sinh hoạt của gia đình và
nắm được tình hình của các em ở nhà. Giáo viên tránh nêu một loạt khuyết điểm
của học sinh thì phụ huynh sẽ có sự mặc cảm, hoặc nảy sinh sự tiêu cực, buông

xuôi, ngại nói ra những điều mà ta cần tìm hiểu, trao đổi.
Vào đầu năm học, giáo viên chuẩn bị sổ liên lạc. Sau mỗi tháng, giáo viên trao
đổi về sự tiến bộ, chuyển biến của học sinh. Phụ huynh trao đổi lại những vấn đề
tiếp thu, những khó khăn, những đề xuất qua số liên lạc. Hoặc trao đổi trực tiếp
với phụ huynh thông qua điện thoại để có biện pháp kịp thời giáo dục động viên
khuyến khích, con em mình.

15


Phụ huynh học sinh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc góp phần năng cao
chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn cần:
- Bố trí góc học tập ổn định, đủ sáng để các em học bài. Thu xếp việc nhà để
hàng ngày các em có thể học bài vào thời gian cố định, không bị ảnh hưởng bởi
sinh hoạt của gia đình (xem tivi, tiếp khách, …).
- Hàng ngày nên dành thời gian thích hợp để kiểm tra việc học bài, làm bài
tập ở nhà nhưng tránh gây áp lực cho con em mình. Xem sổ liên lạc, định kỳ liên
hệ với giáo viên chủ nhiệm để nắm được tình hình học tập và hỗ trợ kịp thời
việc học tập, rèn luyện của con em mình.
- Xây dựng môi trường thân thiện trong từng gia đình, trong đó mọi thành viên
đều yêu thương và tôn trọng lẫn nhau; người lớn cần gương mẫu về cách sống,
làm việc, nói năng và hành vi ứng xử; nên dành thời gian ít nhất 15 - 30 phút
mỗi ngày để trò chuyện, lắng nghe chia sẻ các ý kiến và nguyện vọng chính
đáng của con em mình.
- Phân công và hướng dẫn con em mình đảm nhận một số công việc thích hợp
trong gia đình (nấu cơm, rửa cốc chén bát đĩa, chăm sóc ông bà, nhổ cỏ vườn
rau, cho gà ăn, chơi với em, …), qua đó rèn luyện ý thức tự lập và kĩ năng sống.
Biện pháp 8. Tổ chức thi đua, động viên khen thưởng.
- Giáo viên luôn ghi nhận những việc làm tốt, sự tiến bộ của học sinh. Bằng

nhiều hình thức khác nhau: Khen trực tiếp học sinh, khen trước lớp, cuối một
giai đoạn, có thể là giữa kì, cuối kì hay sau một đợt thi đua. Giáo viên tổ chức
bình bầu, khen thưởng các em những món quà mà các em thích. Những món quà
tuy nhỏ nhưng cũng là nguồn động viên kịp thời khích lệ học sinh. Đó cũng là
cách ghi nhận sự tiến bộ của các em. Giúp học sinh tự tin với bản thân và
khuyến khích các em nhìn nhận những mặt tích cực của bạn khác.
- Mọi học sinh đều rất thích thú và có nhu cầu được khen thưởng, khuyến
khích, động viên. Học sinh sẽ có cách xử sự tích cực, những hành vi tốt của các
em được củng cố và phát huy.
Lãnh đạo địa phương cùng với BGH nhà trường trao thưởng cho HS
Như chúng ta đã biết việc động viên khuyến khích học sinh tích cực được
thực hiện bằng nhiều hình thức như: một nụ cười, một lời khen ngợi, sự công
nhận trước bạn bè, sự biểu dương trước lớp học hay một phần thưởng;.... Chế độ
khen thưởng tích cực sẽ đạt hiệu quả cao khi gắn với quyền lợi đặc biệt, đầy ý
nghĩa, dành cho những học sinh có những cách cư xử tốt. Ngược lại, những
quyền lợi đó sẽ bị tước bỏ khi học sinh đó có cách cư xử xấu. Vì thế, giáo viên
cần động viên, khuyến khích các em có thái độ hay hành vi tích cực, không bỏ
qua cơ hội khen trước lớp khi học sinh thể hiện tinh thần hợp tác, tiến bộ.
Bản thân học sinh cũng như các bậc phụ huynh càng phấn khởi hơn khi các
em nhận được giấy khen, phần thưởng vào cuối năm học được nhà trường trao

16


tặng. Đây là một thành quả, nỗ lực của cô trò đến ngày được gặt hái thành
công. Tạo thêm động lực để các em tiến xa hơn trong các năm học tiếp theo.
2.4. Kết quả đạt được
Trên đây là tám biện pháp mà tôi đã đúc rút vận dụng để giáo dục, rèn luyện
cho học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong thời gian qua. Với
sự nổ lực vươn lên không ngừng của bản thân mà các em học sinh cá biệt lớp

tôi đã đạt được kết quả rất khả quan. Sau khi tiến hành các cuộc thực nghiệm
được chuyên môn nhà trường công nhận, thu được kết quả về số lượng học sinh
cá biệt ở mức độ tích cực hoạt động như sau:
- Từ học kì 2 tuần nào cô tổng phụ trách đội cũng xếp loại thi đua lớp tôi luôn
được nhận “cờ đỏ” ở tiết chào cờ đầu tuần.
- Các em thực hiện tốt nội quy trường lớp, không còn em nào bị nhắc nhở hay
bị hạ bậc thi đua trong các buổi sinh hoạt lớp.
- Các em trong giờ học tập trung chú ý, không nói chuyện riêng trong giờ học,
không còn tình trạng trêu chọc, hay đánh nhau; khi gặp những tình huống khó
khăn bất lợi các em biết kìm chế không nổi nóng hung hăng với bạn như trước.
- Các em đã biết chia sẻ cùng nhóm bạn, tham gia sinh hoạt sôi nổi, vui vẻ
cởi mở hơn.
- Cả 6 em đều hoàn thành nhiệm vụ học tập. Đặc biệt có em Bùi Văn Sơn và
em Vũ Hoàng Mạnh kết quả học tập rất tiến bộ được các bạn trong lớp bình xét
và được Ban giám hiệu nhà trường khen ngợi ở cuối học kì II: “ Có nhiều tiến
bộ vượt bậc trong học tập và rèn luyện”.
Số lượng
6 em

Không hứng thú
trong học tập
0 em

Hứng thú ít
trong học tập
1em

Hứng thú trong
học tập
5


Kết quả cho thấy việc giáo dục rèn luyện học sinh cá biệt của lớp 4A2 có hiệu
quả cao. Từ đó, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao rõ rệt. Thực hiện
tốt chỉ tiêu đăng kí giáo dục toàn diện với nhà trường.
3. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
3.1. Kêt luận
Qua quá trình thực hiện đề tài này tôi rút ra được một số kinh nghiệm như:
- Giáo dục tích cực sẽ đem đến cho học sinh nhiều điều tốt đẹp như: Các em
có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ, được mọi người quan tâm, tôn trọng và lắng
nghe ý kiến; tích cực chủ động hơn trong học tập và rèn luyện; tự tin trước mọi
người; khả năng của học sinh được phát huy.
- Tôi thấy rằng về lâu dài giúp học sinh cảm nhận được môi trường sống hoà
bình, sống vì mọi người, được tôn trọng lẫn nhau, giải quyết được các xung đột
hay mâu thuẫn thông qua thương lượng.

17


- Nhận thấy việc giáo dục tích cực học sinh trong đó có giáo dục học sinh cá
biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong môi trường thân thiện cần tiến hành
đồng bộ từ các cấp quản lí; từ những giáo viên chủ nhiệm thì học trò sẽ được
vận hành trong mội trường giáo dục tích cực thân thiện. Từ đó học sinh thích
học tập, ham hoạt động; dần hình thành kĩ năng sống cho các em.. Hình thành
những con người có nhân cách mới, ứng xử tiến bộ với môi trường sống, với xã
hội. Chúng ta sẽ thành công và đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục.
3.2. Đề xuất
- Đối với nhà trường: Cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, các
chuyên đề để phổ biến các kinh nghiệm có chất lượng trong công tác giáo dục,
rèn luyện học sinh cá biệt để giáo viên trong nhà trường học hỏi và vận dụng
vào thực tiễn công tác chủ nhiệm lớp, để góp phần nâng cao chất lượng giáo

dục toàn diện học sinh của nhà trường.
- Đối với giáo viên chủ nhiệm phải thật sự tâm huyết, trăn trở, yêu thương
học sinh cần có bí quyết riêng trong giáo dục, rèn luyện học sinh nói chung và
học sinh cá biệt nói riêng.
- Đối với cha mẹ học sinh: Tạo điều kiện tốt nhất cả về vật chất, tinh thần,
môi trường giáo dục để các em được phát triển toàn diện. Cần quan tâm, động
viên hơn nữa tới việc tự học, tự rèn ở nhà của các em. Báo với với giáo viên
những sai sót ở nhà để cùng giáo viên có biện pháp uốn nắn, giáo dục kịp thời.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi về công tác chủ nhiệm lớp
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh cá biêt, học sinh có
hoàn cảnh khó khăn trong thời gian qua. Chắc chắn rằng đề tài này còn có
những thiếu sót nhất định, kính mong các cấp quản lý cùng bạn bè đồng nghiệp
góp ý chân thành giúp cho công tác chủ nhiệm của tôi ngày càng gặt hái được
nhiều thành công hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của Hiệu trưởng

Vương Thị Hằng

Ngọc Lặc, tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thu

18


19




×