Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Tài liệu ôn tập Tài nguyên đất và kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.55 KB, 36 trang )

PHÈN HÓA
Câu 1: Sự phân bố đất phèn tại TP.HCM và nguyên nhân sự phân bố?
Trả lời:
Tại TP.HCM, nhóm đất phèn có diện tích 72.848 ha chiếm 30,02% diện tích tự nhiên ngoại thành,
là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong các nhóm đất có mặt tại thành phố.
Ðất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai tướng trầm tích-trầm tích Pleieixtoxen
và trầm tích Holoxen. Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại thành phố Hồ Chí Minh, trầm tích
này có nhiều nguồn gốc-ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và bãi bồi... nên đã hình thành
nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện tích 15.100 ha (7,8%), nhóm đất phèn 40.800 ha
(21,2%) và đất phèn mặn (45.500 ha (23,6). Ngoài ra có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%)
là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.
Nhóm đất phèn
Đất phèn phát triển trên trầm tích biển đầm lầy phân bố thành 3 vùng:



Vùng bưng Tây Nam thành phố kéo dài từ Thái Mỹ (Huyện Củ Chi) đến Bắc Bình Chánh.
Vùng bưng ven sông Sài Gòn kéo dài từ Phú Mỹ Hưng (Mỏm cực Bắc Huyện Củ Chi) tới ngã

ba hợp lưu sông Sài Gòn và Đồng Nai.
• Vùng bưng 6 xã Thủ Đức (ven sông Đồng Nai).
Ngoài ra, còn phân bố cặp theo kênh Xáng - rạch Tra và một số kênh rạch khác len lỏi sâu vào
vùng đồi gò như rạch Láng Tre, rạch Bến Cát, rạch Chợ Mới.
Bao Gồm
-

Đất phèn tiềm tàng: Phân bố ở ven sông Sài Gòn, vùng bưng Thủ Đức, trên địa hình thấp,

-

trũng, thoát nước kém


Đất phèn hoạt động: phân bố rải rác ở hầu hết vùng, nhưng tập trung chủ yếu trên vùng bưng
Tây Nam Thành Phố, từ Tam Tân - Thái Mỹ đến Nhà Bè, những nơi thoát nước có điều kiện tốt
để không khí nhập vào đất.Lương độc tố trong đất cao, đất rất chua nên phần lớn cây trồng nông
nghiệp khó bề thích nghi được.

Nhóm đất phèn Mặn:
Phân bố tập trung tại Cần Giờ, Bao Gồm:


Đất mặn phèn tiềm tàng tầng sinh phèn nông nhiều bã hữu cơ ngập mặn thường xuyên: phân bố
hầu hết khắp 6 xã Huyện Cần Giờ: An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An, Cần Thạnh,

1


Long Hòa và Lý Nhơn (Trừ Bình Khánh) nhưng tập trung nhất là vùng lòng chảo nằm giữa
Huyện.
• Đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, cát chiếm ưu thế trong thành phần cấp hạt, ngập
mặn theo con nước: phân bố tại vùng bưng nằm giữa hai giồng cát cách nhau khoảng 800m,
thuộc xã Long Hòa, Huyện Cần Giờ.
Câu 2: Phương pháp rửa phèn có ảnh hưởng gì tới môi trường xung quanh, nêu các giải pháp để
khắc phục và hạn chế vấn đề này?
Trả lời:
Rửa phèn ở đây người nông dân hay xài đó chính là phương pháp trữ nước, tận dụng nước các kênh
dẫn nước tự nhiên, hay kênh đào để lưu thông nước rửa phèn.
Phương pháp trữ nước
-

Nguyên lý hoạt động
Đối với đất phèn mặn, trong điều kiện nguyên trạng thì biểu hiện tính chất cơ bản là mặn còn


phèn đang ở dạng tiềm tàng (hợp chất sunphua), song khi có tác động của con người (hạ thủy cấp, xáo
trộn đất phèn lên...) thì đất vừa biểu hiện tính chất của phèn vừa biểu hiện tính chất của mặn.Do vậy
khi trữ nước ngọt trên đất phèn mặn này thì có những tính chất sau:
Do đang trữ nước ngọt, mà đất ở đây biểu hiện tính mặn , chủ yếu do Na+ khi trữ nước ngọt thì sẽ
xảy ra sự hòa tan thủy phân các muối, tạo nên cân bằng về độ mặn về các ion giữa đất và nước do đó
làm cho đất ngọt dần và nước mặn dần theo thời gian, phản ứng độ pH của đất, nước cũng thay đổi,
nước sẽ có phản ứng kiềm, vì đất quá mặn nên trong tầng hấp phụ bão hòa ion Na khi chứa nước ngọt
vào thì xãy ra phản ứng sau:

 Dùng ruộng trữ nước có các ảnh hưởng như sau:

Nếu để nước vào ra tự do khi nước sông ngọt một thời gian và cả khi nước sông mặn và chỉ cày
xới đất mặn để canh tác nông nghiệp thì phản ứng môi trường về chua hoặc kiềm không xãy ra nhưng
2


năng suất lúa lại thấp, không có điều kiện bón phân, không có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật, không vận dụng được điều kiện thuận lợi tự nhiện.... nhưng nếu ta ngăn mặn giữ ngọt để cải tạo
đất, có điều kiện thực hiện vấn đề trên thì có 2 phản ứng tiêu biểu xãy ra như sau:
• Phản ứng kiềm
Năm đầu tiên người ta bao bờ giữ nước ngọt để sản xuất thì đất và nước có phản ứng kiềm có nghĩa
các phản ứng (1),(2),(3),(4) đều có thể xãy ra
• Phản ứng chua
Khi tra trữ nước ngọt trong ruộng, nếu nước không chuyển động thì trong ruộng xuất hiện các khí
CH4,H2S... Mặt khác nếu mực nước trong ruộng ngày 1 giảm xuống do bốc hơi, thấm, rò rĩ, do đó tới
một lúc nào đó thì mực nước trong ruộng sẽ ở dưới tầng đất chứa pirit (FeS2) hoặc chúng ta ngăn mặn
trữ nước ngọt để canh tác lúa, sau khi thu hoạch tháo hết nước đề cày ruộng phơi ải thì phản ứng sau
xãy ra, có nghĩa là trền tầng hấp phụ đất đã được bão hòa ion H+ và sau đó bão hòa Al3+


Khi độ ẩm của đất giảm thì độ pH cũng giảm theo và khi cho nước vào đất phèn đã được oxy hóa
thì độ pH của nước giảm dần theo một thời gian mới ổn định.Đất càng xáo trộn nhiều thì diện tích tiếp
xúc của đất với không khí càng lớn đất sẽ càng chua.
Do đó: Đối với phương pháp dùng ruộng trữ nước ngọt này, nếu ta không tính toán kỹ dung
lượng hấp phụ Na+, lượng muối CaCO3 có trong đất, khối lượng hợp chất sunphua trong một đơn vị
thể tích đất thì sẽ gặp những ảnh hưởng tới xung quanh như ghi nhận tại các vùng trồng lúa trên đất
phèn ở trên.Nếu có thể tính toán được thì ta sẽ không cần tác động gì thêm ngoài vấn đề điều khiển chế
độ nước.


Dùng kênh thủy lợi, mương liếp
Khi chứa nước ngọt trong kênh thủy lợi, mương liếp trong trường hợp độ sâu các kênh này không
đụng tới tầng chứa nước hợp chất sunphua hoặc sunphat, nếu các kênh này nằm trên đất phèn thì trong
thời gian chứa nước, nước không có phản ứng chua mà chỉ có các khí CH4,H2S... nếu là đất

phèn mặn thì sẽ có phản ứng kiềm giống như trường hợp nước ngọt trong ruộng.
• Các sông rạch tự nhiên:
Đặc điểm các sộng rạch là rất giàu hữu cơ.Lớp bùn có thể che phủ cả tầng chứa hợp chất
sunphua, khi đắp đập để chứa nước trong các sông rạch tự nhiên thì do phân hủy các chất hữu cơ, sự
hoạt động của các vi sinh vật hiếm khí và nước lưu thông kém mà sinh ra các khí CH4,H2S... và do
chứa nước ngọt trên các đất phèn mặn, nên nước trong các sông rạch này đều còn phản ứng kiềm.Nếu
mực nước trong sông rạch giảm xuống dưới tầng đất chứa hợp chất sunphua thì nước có thể bị chua và
có thể mặn do nước từ ngoài thấm vào.
Tuy nhiên, phương pháp trữ nước rửa phèn này có hạn chế là tốn thời gian.
- Biện pháp khắc phục
• Đối với các hộ gia đình có diện tích đất hạn chế:
3


Thì người ta xài phương pháp trữ nước nhưng ngoài việc trữ nước mưa người ta còn làm thêm

cống để đưa nước sông ra ngoài vào và ra mỗi ngày theo triều để rửa phèn ngắn lại.


Đối với các hộ gia đình có diện tích rộng rãi hơn:
Dùng trữ nước cải tạo để nuôi tôm.Các ao nuôi tôm này khi làm đất được lót bát nhựa để làm

giảm lượng phèn trong vuông tôm.Môi trường nước được kiểm soát chặt chẽ.Một số trại nuôi tôm
công nghiệp thì đều có hệ thống kênh, ao trữ nước xung quanh.Nguồn nước này được dẫn qua hệ thống
cống với kênh rạch từ nhiên và được kiểm tra chất lượng (pH,muối...) trước khi dẫn vào vuông tôm.
Nhìn chung phương pháp trữ nước vận dung phương pháp không cho đất phèn tiếp xúc không
khí, thì sẽ không bị oxy hóa làm cho cả đất và nước cùng bị nhiễm phèn.

Câu 3: Tại sao trong đất phèn Photpho, Kali và Đạm thấp?
Trả lời:
Lân (Photpho), kali và đạm trong đất phèn nghèo là bởi vì:
- Photpho tồn tại trong đất phèn có nhiều dạng. Lân hữu cơ, lân dạng hòa tan. Ví dụ PO 42- trong
liên kết của chất hữu cơ đó là hợp chất trong thân thể VSV ở rễ cây, nhưng chất hữu cơ trung gian đang
phân giải và mùn. Bất cứ trong động thực vật nào cũng chứa acid nucleic, phitin, photphatit.
Ở đất phèn ít và mặn do pH cao nên lượng photpho cao hơn đạt đến 0,1% trọng lượng đất khô.
Nguyên nhân của sự nghèo lân ở đất phèn vì pH thấp, độ hòa tan và tái tạo của lân yếu. Mặt khác,
lân vô cơ trong đất chủ yếu là dạng canxiphosphat có khả năng thủy phân. Nhưng trong đất phèn đã
nghèo canxi mà trong đó một phần đã tạo thành hydroxyl apatit Ca5(PO4)3OH là một chất kết tủa bền
trong đất. Theo phản ứng:
3Ca(OH)2 +2H3PO4  Ca3(PO4) + 4Ca3(PO4)2 + 6H2O
Sau đó, 2 Ca3(PO4)2 + H2O  Ca5(PO4)3OH + CaHPO4
Hoặc là lân tác dụng với sulphat nhôm
H3PO4 + Al2(SO4)3  3H2SO4 + 2AlPO4
H3PO4 + Fe2(SO4)33H2SO4 + 2FePO4
Các hợp chất muối phosphat vừa tạo thành đều bị kết tủa, làm giảm lượng lân dễ tiêu trong dung
dịch đất.

Ngoài ra, trong đất phèn, ta còn gặp dạng AL2(OH)3PO 4 hoặc Fe2(OH)3PO4 đều là những
dạng khó tan.
Xét về biến động và lượng P2O5 dễ tiêu trong đất phèn vùng trống lúa, nếu để nước ngập 1-2cm
thường xuyên thì P2O5 có chiều hướng tăng dần, nhưng tăng chậm và dừng lại.

4


Theo dõi sự biến động của lân dễ tiêu ở tầng mặt nhưng trong điều kiện xử lý làm phèn “bốc” lên
“hạ” phèn thì ở những ngày thứ 21-36 và các ngày 51-66 thì phèn bốc lên; ở những ngày thứ 51-87,
phèn hạ xuống.
Chứng tỏ rằng, khi lượng phèn lên cao, P2O5 giảm xuống và ngược lại, nếu ta tăng cường bón
phân lân, cung cấp lân dễ tiêu cho đất, sẽ hạ được phần nào mức độ phèn. Sản phẩm của các phản ứng
đã tạo thành những hợp chất của lân với Al, Fe và cả Ca dưới dạng khó tan, nhất là trong diều kiện pH
thấp. Như vậy, so với loại đất được đánh giá là P tổng số trung bình (phù sa sông Hồng, sông Mã, sông
Chu, sông Thái Bình mức 0.08-0.12%) thì lân tổng số ở đất phèn là nghèo và lân dễ tiêu lại càng nghèo
(30-36ppm).
Vì vậy, cần phải bón lân cho đất phèn thì cây trồng mới cho năng suất và điều này cũng giải thích
vì sao một số vùng đất phèn bón thêm DAP (phân “tiêu”), năng suất tăng rõ.Lân là một yếu tố dinh
dưỡng hết sức quan trọng trong đất phèn, nên cần hiểu rõ để sử dụng cho đúng.
- Kali là sản phẩm được phóng thích từ các khoáng vật trong mẫu chất (felapat, anbit, mic,…). Trong
đất chúng ở trong các dạng muối KHCO 3, K2CO3,…hoặc K+ hấp phụ xung quanh keo đất (hạt rất nhỏ =
1-100ppm).
Kali tổng số trong đất có thể từ 0,07-0,2% đặc biệt có nơi 3%.
Kali trong đất phèn thường có khả năng trao đổi.
Vì thế lượng kali trong đất phèn thường nghèo nàn.
- Đạm thường ở đất giàu hữu cơ và mùn sẽ giàu đạm. Vì vậy ớ đất phèn do giàu hữu cơ nên đạm tổng
số rất giàu (trung bình từ 0.15-0.25%). Hầu hết các mẫu phân tích đều có hàm lượng đạm tổng số trong
đất từ 0.1- 0.45 có trường hợp lên đến 0.6%.
Tuy nhiên lượng đạm tổng sô cao nhưng đạm dễ tiêu trong đất phèn nên hàm lượng đạm luôn

nghèo. Vì vậy việc bón đạm cho đất phèn vẫn cần thiết.
Mặt khác:
-

Keo đất là các hạt keo âm hút các ion dương K+, NH4+, Ca2+, H+ trên bề mặt keo đất.
Do khả năng hấp phụ của đất: khi bón phân đất chua hấp phụ mạnh các anion PO43-, HPO42-,

-

H2PO4. Các anion này tác dụng với Ca2+, Mg2+ tạo kế tủa làm giảm P trong đất.
Do hiện tượng trao đổi ion H+ và Al3+ trong đất phèn với K+, NH4+ khi bón phân vô cơ sẽ làm
giảm kali, nito (đạm) trong đất phèn.

Câu 4: So sánh và giải thích hai phẫu diện đất phèn tiềm tàng, và đất phèn hoạt động
Trả lời:
-Đất phèn tiềm tàng (theo phân loại FAO:

-Là một đơn vị đất thuộc nhóm đất phèn. Đất phèn
5


Proto-Thionic Fluvisols) là đơn vị đất thuộc
nhóm đất phù sa phèn. Đất phèn tiềm tàng được
hình thành trong vùng chịu ảnh hưởng của
nước có chứa nhiều sulfat. Trong điều kiệm
yếm khí cùng với hoạt động của vi sinh vật,
sulfat bị khử để tạo thành lưu huỳnh và chất
này sẽ kết hợp với sắt có trong trầm tích để tạo
thành FeS2.
Phân bố: ở Việt Nam chủ yếu ở Đông Nam Bộ

và Đồng Bằng Sông Cửu Long

hoạt động được hình thành sau khi đất phèn tiềm
tàng diễn ra quá trình oxy hóa.

Diện tích:
652,244 ha bao gồm cả đất phèn tiềm tàng dưới
rừng ngập mặn.
(Tỉ lệ: 1/1.000.000 theo định lượng của FAOUnessco,1996)

Diện tích:
1.210.884 ha
(Tỉ lệ: 1/1.000.000 theo định lượng của FAOUnessco,1996)

Màu sắc: xám đen, màu xám hơi xanh có
những đóm đen chen lẫn trong đất.
-Để có thể nhận dạng đất phèn, một trong
những đặc điểm quan trọng nhất là hình thái
phẫu diện đất. Do hiện diện trong điều kiện khử
và có tầng sinh phèn nên thường nền đất có
màu xám đen, nhất là nơi có chứa khoáng pyrit
(FeS2). Mật độ và phân bố của các khoáng
pyrit đủ để hình thành một tầng sinh phèn
(sulfidic).

Màu sắc: màu vàng rơm, nâu, đỏ hiện diện trong
quá trình thủy phân, vành đậm.
-Khi đất phèn tiềm tàng bị oxy hóa để trở thành
đất phèn hoạt động thì hình thái đất bị biến đổi đầu
tiên với sự hiện diện của tinh khoáng jarosit

(KFe3(SO4)2(OH)6) có màu vàng rơm (2.5Y8/6 theo bảng so màu đất Munsell). Đây là khoáng có
màu đặc trưng dùng để chẩn đoán tầng phèn và là
một trong những tiêu chuẩn được dùng để phân
loại đất phèn hoạt động.
Thông thường, các khoáng này tập trung ở những
khe nứt, ống rễ thực vật bị phân hủy và có thể
phân bố tập trung hoặc phân tán đều tùy theo điều
kiện oxy xâm nhập vào trong đất.
-Ngoài ra, có thể có những khoáng hydroxit sắt
(III) (Fe(OH)3) màu nâu trong những tế khổng đất.
Khi đất phèn hoạt động trải qua một thời gian khá
dài, các khoáng geothit (FeO.OH) màu vàng hoặc
nâu và khoáng heamatit (Fe2O3) màu đỏ hiện diện
trong đất thông qua tiến trình thủy phân; phần lớn
các khoáng này thường thì nằm bên trên các
khoáng jarosit nhưng cũng có thể nhìn thấy chúng
xuất hiện cùng với tầng sulfuric.
Các khoáng geothit màu nâu – vàng đậm có thể
tạo thành những hạt kết von nhỏ khá cứng nằm
dọc theo ống rễ thực vật đã bị phân hủy.
Hình dạng:
-Qua nhiều phẫu diện đất phèn ở vùng châu thổ
sông Mekong cho thấy phần lớn có cấu trúc lăng
trụ hoặc cấu trúc khối.
Khi đất đã bị ôxi hóa thì nó bắt đầu phát triển,
ngoại trừ bị ngập nước trở lại, là cùng lúc đất bắt
đầu hình thành cấu trúc.

-Ngoài ra, trong phèn tiềm tàng có thể có nhiều
hợp chất khác như H2S, các ôxít Fe, Al, các

hợp chất hữu cơ...Một số nơi, nền đất có thể có
màu xám hơi xanh nhưng quan sát kỹ thì chúng
ta có thể nhận dạng ra được những đốm đen
chen lẫn trong đất.

Hình dạng:
Do đất kém phát triển, không thuần thục nên
thường không có cấu trúc hoặc có cấu trúc rất
yếu trên tầng mặt.

Phân bố: ở Việt Nam chủ yếu ở Đông Nam Bộ và
Đồng Bằng Sông Cửu Long

6


Độ pH:
Độ pH của đất phèn tiềm tàng nằm trong
khoảng trung tính do môi trường đất ở điều
kiện khử, chưa bị ôxi hóa.
Đối với đất phèn tiềm tàng bị ảnh hưởng mặn ở
vùng duyên hải thì giá trị pH đất có thể lớn hơn
7,0. Tuy nhiên, khi bị ôxi hóa thì pH có thể hạ
xuống rất nhanh, khi đó pH có thể hạ thấp dưới
2,0.
Thành phần khoáng vật:
Thành phần khoáng vật của đất phù sa phèn
vùng nhiệt đới có thể rất đa dạng và tùy thuộc
chủ yếu vào nguồn gốc của vật liệu phù sa.


-Qua quan sát hình thái, cấu trúc yếu đã hình thành
ở ngay tầng mặt và tầng phèn; sau khi phát triển
một thời gian cùng với độ dày tầng đất được
thoáng khí thì cấu trúc cũng phát triển theo, và lúc
này một cấu trúc trung bình có thể được quan sát
ngay tại thực địa.
-Tuy nhiên, ở tầng phèn thì các cấu trúc này
thường bị phá vỡ do sự hình thành jarosit để hình
thành những kết cấu đất có cấu trúc nhỏ. Đặc tính
này thường thấy ở những đất phèn hoạt động phát
triển khá.
Độ pH:
Môi trường đất lúc bấy giờ có pH khá thấp, thông
thường pH = 3,5. Tuy nhiên, ở một vài nơi có điều
kiện rửa phèn khá tốt, có thể có giá trị pH cao hơn
(pH = 3,7 hoặc 3,9)

Thành phần khoáng vật:
Khoáng vật luôn luôn hiện diện trong đất phèn
hoạt động là khoáng jarosit.
Các độc chất trong đất phèn hoạt động chủ yếu là
hợp chất chứa sắt (Fe), nhôm (Al) và sulfat
(SO42-). Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào tất
cả các hợp chất này đều gây độc cho thực vật và
thủy sinh vật trên vùng đất phèn mà nó tùy thuộc
vào môi trường đất vốn thay đổi theo mùa hoặc do
bởi những yếu tố tác động khác.

Câu 5: Phân biệt phèn nóng, phèn lạnh?
Trả lời:

Phèn nóng hay còn gọi là phèn đỏ là loại phèn chủ yếu do Sunphat sắt FeSO 4, Fe2(SO4)3 tạo
thành, ít nhôm và Sunphat nhôm. Chúng ta có thể nhận biết được phèn nóng trên mặt nước ở ngoài
đồng ruộng có 1 lớp váng màu vàng khi dính vào người sẽ gây ngứa, có mùi tanh.
Phèn lạnh hay còn gọi là phèn trắng là loại phèn chủ yếu do Sunphat nhôm tạo nên, loại này độc
hơn phèn nóng. Nhận biết phèn lạnh khi nhìn nước trên ruộng và kênh mương trong suốt có thể nhìn
thấy đáy.

Câu 6: Tại sao cá, tôm đất phèn thì có đầu to, đuôi nhỏ?
Trả lời:
7


Nguyên nhân là do sự ảnh hưởng của thành phần hóa học trong đất đến việc hô hấp của cá tôm.
Do trong môi trường có pH thấp, khả năng kiên kết của oxy với hemoglobin giảm đi vì sự chênh lệch
về nồng độ H+ cơ thể, HbH không thể phân ly thành Hb và H + hemoglobin. Làm cho nồng độ oxy
trong nước khá cao, đồng thời vì một số chất trong nước bám trên mang chúng một lớp rỉ màu đỏ nâu
khiến chúng khó khăn khi hô hấp buộc các sinh vật phải tiêu tốn năng lượng cho quá trình hô hấp, dẫn
đến việc đầu to đuôi nhỏ.

Câu 7: Ở Bến Tre, phèn tồn tại ở dạng nào và cách cải tạo?
Trả lời:
Tỉnh Bến Tre, phèn tồn tại trong đất và làm nhiễm nước, cụ thể diện tích đất phèn ở tĩnh Bến Tre là:
Phèn trung bình và ít (2.460 ha ), Phèn mặn (47.027 ha )
Cách cải tạo:
1. Mô hình tôm - lúa thích hợp với vùng đất phèn, mặn

Theo kỹ sư Võ Hoài Chân - Phó Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
(thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trồng lúa trên đất nuôi tôm là biện pháp canh tác giúp
cải tạo môi trường rất tốt, cây lúa và con tôm trong quá trình nuôi trồng kết hợp có tác động tương hỗ
cho nhau. Cây lúa trồng sau vụ tôm, nhất là các giống lúa kháng phèn, mặn cao như OM 9915, OM

9916, OM 9921, OM 10636, OM 9577-1, OM 9584-4, MTL 580 và MTL 689 thì không những tăng độ
phì nhiêu cho đất, tạo nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cho tôm, mà còn cho lúa có năng suất, chất
lượng cao, an toàn do ít sử dụng thuốc trừ sâu trong quá trình gieo trồng. Còn theo kỹ sư thủy sản Lê
Văn Trung - Chi cục phó Chi cục Nuôi trồng thủy sản, hệ sinh thái sau vụ lúa sẽ cung cấp đủ nguồn
thức ăn cho tôm, tôm sẽ tăng trọng nhanh và sạch bệnh. Ngược lại, ruộng lúa sẽ thừa hưởng các vi
lượng vô cơ mà tôm thải ra và chu kỳ đó xoay vòng liên tục, bền vững qua từng năm. “Mô hình luân
canh tôm - lúa là giải pháp tốt nhất cho bà con vùng đất ngập mặn, nhiễm phèn cao này. Cách làm này
đã áp dụng nhiều năm vẫn chưa thấy trở ngại gì”- kỹ sư Trung nhấn mạnh.
2. Sử dụng phân hóa học gồm bón phân lân và bón phân hữu cơ
3. Sử dụng vôi: được người dân sử dụng nhiều hơn cả để xữ lí các ao đầm nuôi tôm
4. Trồng một số loại cây phân xanh họ đậu (H0STylo, Aeschinono Americana) đều làm giảm các

độc tố trong đất phèn
5. Cày đất
6. Phương pháp vi sinh
7. Xây dựng hệ thống mương tưới tiêu hợp lý
Câu 8: Phương pháp cải tạo đất phèn hiệu quả nhất?
Trả lời:
8


Việc đánh rãnh trên ruộng lúa để xả phèn và kết hợp bón lót lân là biện pháp rất đúng và rất hiệu
quả. Để có thể xả phèn tốt thì hệ thống kinh mương cần được thiết kế như sau: Một mương xả phèn với
độ sâu khoảng 1 – 1,2m, rộng 1,5 – 2m và nối với kinh nguồn. Mương này còn có tác dụng giúp cho
việc vận chuyển phân, giống, sản phẩm sau thu hoạch rất thuận lợi. Trong mỗi ruộng nên làm những
mương giáp vòng quanh ruộng để xả phèn, bề rộng và sâu chỉ cần khoảng 50 – 70cm. Đối với những
ruộng lớn thì nên xẻ thêm các mương xương cá trên ruộng nối với các mương giáp vòng để xả phèn tốt
hơn. Theo kinh nghiệm một số nông dân thì sau khi trục đất lần cuối, lấy khoảng 10 – 15kg đất bỏ vào
1 cái bao nhỏ cột vào sau máy cày và đi theo từng đường sẽ tạo thành những rãnh xương cá. Nếu thực
hiện được hệ thống kinh mương như trên thì khả năng đất thoát phèn sẽ rất tốt.

Khi trồng lúa thì nhất thiết là phải có nước, đặc biệt là trên đất phèn cần có nước để rửa phèn. Nếu
không có nước từ các kinh mương thì cũng phải tận dụng nước mưa nhưng năng suất lúa sẽ không cao.
Trường hợp không có nước để rửa phèn, thì đầu mùa mưa nên đóng các cống bọng, nện dẻ bờ bao, cố
gắng giữ nước lại trên ruộng. Khi giữ nước 1 – 2 ngày thì có thể trục qua một lần rồi xả nước ra để xả
phèn
Bón vôi sẽ giúp giảm nhanh độ chua của đất, khiến cho các độc chất trở nên bất động thông qua
việc kết hợp với các độc chất sắt, khiến chúng không thể gây hại cho cây trồng. Vôi có tác dụng nâng
độ pH của đất nhưng biện pháp này thường tốn khá nhiều tiền bạc. Các hộ nông dân có thể thay thế vôi
bằng phân hữu cơ từ rơm, rác,… đã ủ cho hoai mục bón cho đất phèn.
Ngoài ra, chúng ta cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau như canh tác giống lúa chống chịu
phèn, trồng các loại cây giúp giảm độ phèn như tram, khoai mỡ,….. để tang hiệu quả giảm phèn tốt
nhất cho đất, mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất.
Câu 9: Trong các biện pháp cải tạo phèn thì biện pháp nào chủ yếu hiện nay ? Tại sao?
Trả lời:
Kĩ thuật rữa phèn là chủ yếu. bởi vì trong đất phèn có các ion gây độc cho cây trồng, vì thế kĩ
thuật rữa phèn sẽ lấy mắt những ion đó bằng hệ thống thủy lợi, kinh mương ở những vùng đất hoặc
đồng ruộng.

GLÊY HÓA
Câu 10: Giải thích tại sao đất Gley thành phần đạm (N), lân (P2O5) thấp và kali (K2O) cao ?
Trả lời:

9


Đất Gley giầu mùn có hàm lượng mùn và đạm trong đất khá đến giầu, đa số đạt được 1,5 - 2,5%
OC và 0,15 - 0,30% N. Lân tổng số thay đổi từ 0,04 - 0,08%, đạt giá trị thấp ở đất Gley giầu mùn chua và cao hơn ở đất Gley giầu mùn - ít chua. Mức độ giữ chặt lân, nhìn chung, thấp, thay đổi 20 30%. Lân dễ tiêu thấp, khoảng 2 - 4mg/100g. Kali tổng số thấp: 0,4 - 1,5%.
Đất Gley phèn có hàm lượng mùn và đạm giàu đến rất giàu, lên đến 3,0 - 6,0% OC và 0,25 0,40% N. Lân tổng số nghèo đến rất nghèo, chỉ đạt 0,03 - 0,04%. Mức độ giữ chặt lân (PR) ở các lớp
đất mặt đạt trung bình: 30 - 40%; ở các lớp đất phèn, phần lớn lân bị giữ chặt, chỉ số PR lên đến 80 90%. Vì vậy, lân dễ tiêu hầu như chỉ đạt mức rất thấp: 2 - 3 mg/100g. Kali tổng số trung bình thấp: 0,8
- 1,3%. Phẫu diện điển hình ở thành phố Biên Hòa có hàm lượng dễ tiêu một số chất vi lượng (tính

theo 1 kg đất): Co = 1,89 mg, Cu = 7,36 mg, Zn = 5,90 mg, Mn = 23,28 mg, Mo = 0,006 mg, B =
0,012 mg.

Câu 11: Phân loại đất glây?
Trả lời:
Đất glây chua (GLc) - Dystric Gleysols (GLd)


Diện tích: 350.568 ha, chiếm 1,06% diện tích đất tự nhiên.



Đất phù sa glây chua thường hình thành ở vị trí cách xa các sông lớn, trên địa hình thấp trũng,
khép kín (dạng lòng chảo) hoặc là dải đất trũng giữa các đồi gò của bậc thềm phù sa cổ, là nơi
hội tụ dễ dàng của các dòng nước đổ về khi mưa to hoặc ngập lụt theo qui luật "nước chảy chỗ
trũng".
Đất lầy (GLu) - Umbric Gleysols (GLu)



Diện tích: 43.289 ha, chiếm 0,13% diện tích đất tự nhiên.



Tập trung nhiều nhất ở Khu Bốn cũ. Đất lầy thường giàu hữu cơ, tỷ lệ mùn thường đạt 3 - 4%,
do xác các sinh vật thuỷ sinh phân huỷ ra và do mùn khoáng hoá chậm. Phản ứng của đất rất
chua (pHKCl thường dưới 4,4). Trong đất chứa nhiều chất khử oxy, độc cho cây như: Fe2+ ,
H2S,.v.v..., đất nghèo lân và kali, mức độ phân giải chất hữu cơ chậm.

Câu 12: Trình bày cơ chế tạo ra khí độc trong quá trình gley hóa?

Trả lời:
Điều kiện xảy ra khí độc của gley hóa là vùng ngập nước , dồi dào Fe3+, và do sự liên men mạnh
mẽ của các VSV yếm khí.

10


Trong đất các hợp chất hữu cơ (Protein, Carbohydrate, Cenllulose, Starch, Lipid,...) sẽ được phân
giải thành : Amino acid , Methanol, Đường, Glycerol ..., sự hiện hữu của VSV yếm khí của chuyển hóa
các chất này đến cuối cùng sản phẩm tạo ra là khí metan
Ngoài ra, trong đất còn có 2 quá trình phân giải chất hữu cơ:
+ Qúa trình thối mục ( tỏa nhiệt) : sinh ra R3PO4, NH3,..
+ Qúa trình thối rữa ( không tỏa nhiệt) : sẽ sinh ra khí metan, Nito, hidrosulfua,...
Nói chung các quá trình này sẽ tạo ra rất nhiều loại hợp chất khí độc hại.

Câu 13: Hiện tượng Gley hóa diễn ra trong loại đất nào (đất xám, đất phù sa, đất đỏ bazan, đất
phèn và đất cát)?
Trả lời:
a) Gley hóa diễn ra trong đất đất xám .
- Đất xám gley diện tích khoảng trên 100.000 . Phân bố chủ yếu ở vùng trung du Bắc Bộ, Tây
Nguyên , Đông Nam bộ, địa hình thấp, bằng ít thoát nước . Có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình.
Phẩu diện: có tầng đế cày và gley rõ , phản ứng của đất rất chua , nghèo mùn, độ no bazo,dung tích hấp
thu thấp nghèo chất dinh dưỡng và dễ tiêu. Đất xám gley ở các vùng khác nhau về tính chất , nhưng
đều ở địa hình thấp , hứng nước từ các khu vực lân cận, và thường đất này sử dụng trồng lúa.
Ngoài ra đất gley còn diễn ra trong đất phù sa và đất phèn nhưng ít hơn đất xám.
b) - Hiện tượng Gley diễn ra trong:
Đất phù sa: Tuy nói là địa hình Thái Bình bằng phẳng, song thực vật phù sa bồi tụ tạo nên địa
hình chỗ cao, chỗ thấp khác nhau, sự chênh lệch độ cao của các vùng không lớn. Các vùng có độ cao
từ 0,3m hoặc thấp hơn đã hình thành các vùng ngập nước quanh năm, những vùng này đất bị yếm khí.
Các khoáng chất có trong đất: Fe, Mg bị khử ôxy, tan và chảy theo dòng nước rồi tụ lại thành tầng gley

trong đất. Diện tích này chiếm tỷ lệ không nhiều.
Đất xám : Đất xám glây( Xg). Gleyic Acrisols( Acg) Diện tích: 101.417. Phân bố tập trung ở
trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, ở địa hình bậc thang, bằng, thấp, ít thoát nước. Đất có
thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình. Phẩu diện đất có tầng đế cày và tầng glây rõ. Phản ứng của
đất rất chua, nghèo mùn, độ no bazờ và dung tích hấp thụ thấp, nghèo các chất dinh dưỡng tổng số và
dễ tiêu. Đất xám glây ở các vùng khác nhau về tính chất, nhưng đều ở địa hình thấp, hứng nước từ các
khu vực lân cận và thường được trồng lúa nước.
Đất phèn : Đất phèn thường có màu đen hoặc nâu ở tầng đất, mặt. Đất thường bị gley hóa mạnh
ở tầng C, có mùi đặc trưng của lưu huỳnh và H2S.
11


THUỐC TRỪ SÂU
Câu 14: Đất ô nhiễm thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật nhiều nhất ở địa phương nào, tại sao?
Trả lời:
Nghệ An là một trong những tỉnh có số lượng các kho thuốc BVTV tồn lưu lớn nhất trên cả nước
với số liệu thống kê sơ bộ lên đến gần 1000 điểm. Đây là số liệu được cho là kiểm kê ban đầu dựa trên
thống kê của các cấp chính quyền về các điểm lưu chứa hoặc đã từng lưu chứa hóa chất BVTV. Vấn đề
ô nhiễm môi trường có những ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng tại Nghệ An, nên
Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, ban ngành cũng đã tiến hành công tác điều tra, khảo sát và xây dựng
các phương án quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường. Việc điều tra, thống kê được tỉnh tiến hành như sau:
− Tháng 5 năm 2007, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An và Chi cục BVTV tỉnh cùng nhân

dân địa phương đã phát hiện được 52 điểm tồn lưu ô nhiễm môi trường trên địa bàn toàn tỉnh.
− Nhận thấy số liệu trên còn ít so với con số thực tế có thể có trên tổng cộng 19 huyện thị và 478

xã, phường, tỉnh Nghệ An đã tiến hành “Điều tra, thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm các điểm
tồn tư hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh và đề xuất phương án xử lý”. Việc điều tra, khảo sát được
tiến hành trên quy mô trên toàn tỉnh, xuống đến hệ thống cấp xã, hệ thống hợp tác xã nông
nghiệp, hệ thống kho vật tư nông nghiệp và hệ thống nông, lâm trường, các đội sản xuất. Kết quả

điều tra đã phát hiện được 913 địa điểm tồn lưu hóa chất BVTV trên các huyện thị trong tỉnh. Tại
thời điểm này, tỉnh cũng đã phân loại ra các mức độ ô nhiễm cho các điểm dựa trên độc tính của
loại thuốc tồn lưu, lượng thuốc tồn lưu, khả năng phát tán, mùi và hoạt động dân sinh của người
dân địa phương. Kết quả phân loại được như sau: 165 điểm có khả năng gây ô nhiễm rất cao trên
diện rộng, 292 điểm có khả năng gây ô nhiễm cao và 465 điểm có khả năng gây ô nhiễm.
− Trên cơ sở phân loại sơ bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành lấy mẫu trên
tổng cộng là 277 điểm ô nhiễm, với 8 mẫu/1 điểm, 4 vị trí lấy mẫu, mỗi vị trí lấy 2 tầng ở 0-50cm
và 50-100cm. Kết quả thu được 263/277 điểm có hàm lượng vượt Quy chuẩn 15:2008/BTNMT
với phân loại theo hàm lượng ô nhiễm như sau: 101 điểm có dư lượng hóa chất BVTV vượt
ngưỡng QCVN15:2008 đến 10 lần; 46 điểm có dư lượng hóa chất BVTV vượt ngưỡng
QCVN15:2008 từ 10 đến 100 lần và 116 điểm có dư lượng hóa chất BVTV
− vượt ngưỡng QCVN15:2008 từ 100 đến 1000 lần.
− Thực hiện yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Nghệ An tiếp tục tiến hành các hoạt
động điều tra chi tiết theo phương pháp luận do Tổng cục Môi trường hướng dẫn, tỉnh Nghệ An
tiếp tục triển khai các hoạt động điều tra trong năm 2014-2016.
Câu 15: Ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tổn lưu thuộc nhóm chất hữu cơ khó
phân hủy tại Việt Nam
Trả lời:
12


Nhìn chung, theo các số liệu thống kê hiện tại, số lượng các điểm tồn lưu hóa chất BVTV tại
Nghệ An là lớn nhất trên cả nước. Đa phần các khu vực ô nhiễm đều phát hiện được các loại hóa chất
BVTV thuộc nhóm POP, điển hình là DDT, lindane. Đặc thù ô nhiễm tại địa bàn tỉnh Nghệ An khá đa
dạng, nhưng cũng phản anh bức tranh chung là nhỏ lẻ, nằm rải rác và khá gần khu dân cư, khu vực sản
xuất nông nghiệp. Có những điểm nằm ngay trong vườn nhà dân, các hoạt động dân sinh như trồng
rau, dùng nước ngầm vẫn tiếp diễn. Cũng chính vì vậy, hiện trạng của các điểm ô nhiễm thường bị thay
đổi do các hoạt động dân sinh này, điều này làm khó khăn cho công tác quản lý, xử lý, khắc phục ô
nhiễm và cải thiện môi trường.


Câu 16: Trình bày phương pháp dịch hại tổng hợp (IPM)
Trả lời:
Định nghĩa :
IPM được viết tắt từ cụm tiếng Anh “ Integrated Pest Management” có nghĩa là “quản lí dịch hại
tổng hợp”: là 1 hệ thống quản lí dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến
động quần thể của các loại gây hại,sử dụng tất cả kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được ,nhằm
duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế.
+ Năm 1992 Việt Nam đã chính thức tham gia mạng lưới IPM network và từ đó đến nay chương
trình quản lí dịch hại tổng hợp IPM đã phát hiện mạnh mẽ ở VN trên cây lúa,cây rau và cây ăn quả đã
mạng lại cho nông nhân nhiều lợi ích thiết thực
+ Các nguyên tắc của IPM: (4 nguyên tắc)
-

Trồng cây khỏe: Chọn giống tốt ,bón phân cân đối và chăm sóc hợp lí nhằm tạo tiền đề cho
cây trồng sinh trưởng khỏe,có khả năng cho năng suất cao và đền bù lại những mất

-

mát(lá,thân) do sâu hại hay tác nhân khác gây ra.
Bảo vệ thiên địch:Thiên địch là những côn trùng có ích,sử dụng nguồn thức ăn chính là sâu

-

hại do đó tác dụng kìm hãi mật độ sâu hại một cách đáng kể.
Thăm đồng thường xuyên: Quan sát sự sinh trưởng của cây trồng để có biện pháp tác động
thích hợp( Nước,phân,…) giúp cây trồng phát triển tốt.Điều tra mật độ sâu hại và thiên địch

-

để đánh giá mức độ cân bằng của chúng nhằm giúp đề ra quyết định xử lí thích hợp.

Nông dân trở thành chuyên gia:Chuyên gia nghĩa là tinh thông trong lĩnh vực nào đó.Họ có
khả năng ứng dụng thành công IPM trên ruộng nhà và hướng dẫn cho nhiều nông dân khác
cùng làm theo IPM.Nguyên tắc mang tính xã hội và tính cộng đồng

+ Các nguyên lí IPM cần được hiểu:
-

Trong quản lí dịch hại tổng hợp,tất cả các biện pháp kĩ thuật tham gia cần phải hài hòa với
các yếu tố môi trường đặc biệt cần khai thác tối đa các yếu tố gây chết tự nhiên của sâu hại.
13


-

Không thể cho rằng có thể tiêu diệt các cá thể gây hại trên đồng ruộng mà chỉ có thể duy trì
mật độ chúng ở dưới mức gây hại có ý nghĩa.Như vậy một biện pháp phòng trừ sẽ được áp

-

dụng nếu không thì giá trị về tổn thất về sản lượng sẽ lớn hơn chi phí của việc xử lí
IPM là sự vận dụng linh hoạt trên nền tảng khoa học cũ và những tiến bộ kỹ thuật mới.
Sâu hại ở mật độ thấp không được xem là dịch hại mà đôi khi còn có lợi vì là nguồn thức ăn
để duy trì sự sống của quần thể thiên địch.Chấp nhận một mật độ sâu hại nhỏ trên đồng ruộng
là một ý tưởng tốt.

+ Các phương pháp quản lí dịch hại tổng hợp:


Biện pháp kiểm dịch và khử trùng:
- Kiểm dịch thực vật: là biện pháp ngăn ngừa sự xâm nhập của sâu bệnh mới và cỏ dại từ nước

ngoài vào trong nước hoặc lây lan giữa các vùng trong nước.
- Khử trùng: là biện pháp để ngăn ngừa sâu bệnh lan rộng trên đồng ruộng,giảm được chi phí
phòng trừ trong sản xuất .Việc khử trùng thường được tiến hành với các thuốc diệt nấm ,thuốc xông
hơi diệt sâu bọ,làm sạch hạt giống bị lẫn cỏ dại cũng là biện pháp ngăn ngừa tác hại của cỏ dại trên



đồng ruộng.
Biện pháp cơ giới:
-là biện pháp đơn giản ,dễ thực hiện và áp dụng rất lâu.Nguyên lí:dùng tay bắt giết sâu bọ,ngắt bỏ
lá thân bị bệnh,thu lượm ổ trứng.Ưu điểm:đơn giản,rẻ tiền,và tận dụng dc nhân công nhàn rỗi.Nhược
điểm:có tác dộng chậm,hiệu quả thấp.



Biện pháp canh tác: là 1 bộ phận không thể thiếu,đây là biện pháp chủ lực của các nhà nông nghiệp

hữu cơ trong xu hướng bảo tồn sự đa dạng sinh học.
- Làm đất và vệ sinh đồng ruộng
- Luân canh
- Thời vụ gieo sạ thích hợp
- Gieo sạ giống chống chịu sâu bệng
- Mật độ gieo sạ
- Bón phân cân đối hợp lí
- Chế độ nước
• Biện pháp sinh học: là hoạt động của con người nhằm sử dụng các sinh vật sống hoặc các tác nhân
sinh học để phòng trừ dịch hại. Nó cũng bao gồm việc bảo vệ và tăng cường hoạt động của các loại
thiên địch trong tự nhiên.
- Bảo vê và tăng cường hoạt động của thiên địch sẵn có
- Nhập nội các thiên địch mới

- Nuôi nhân và lấy thả thiên địch trên ruộng: Kỹ thuật này được áp dụng với các loại ký sinh
chuyên tính hẹp.Khi được thả trên ruộng, ký sinh sẽ tìm đên vật chủ ưa thích của chúng để tiêu diệt
.Việc lây thả được tiến hành nhiều lần trong vụ, vào những thời gian thích hợp để ngăn chặn sự bùng
phát của sâu hại
- Sử dụng các chế phẩm sinh học: Phần lớn các chế phẩm sinh học có nguồn gôc VSV như:
nấm, vi khuẩn, virus, nguyên sinh động vật.
14


- Các chế phẩm từ nấm như: Beauveria và Metarhizum đang được thử nghiệm ở nước ta để trừ
rầy nâu, châu chấu và một số sâu hại khác.
- Các chế phẩm từ vi khuẩn phổ biến nhất hiên nay là BT (Bacillus Thurigiensis) dùng để trừ sâu
non bộ cánh phấn như: sâu tơ, sâu keo da láng.
- Sử dụng Pheromone và Hoemone điều hòa sinh trưởng côn trùng:
+ Pheromone là chất tiết ra từ côn trùng và nhện để trao đổi thông tin giữa các cá thể cùng
loài .Phổ biên nhất là Pheromone hấp dẫn sinh dục được tiết ra từ con cái để quyến rũ con đực đến
giao phối và Pheromone hội đàn do các cá thể tiết ra để gọi nhau tìm kiếm thức ăn hoạc giao phối. Các
hợp chất tổng hợp tương tự như Pheromone đã được dùng trong phòng trừ sâu hại với mục đích là
bẫy dẫn dụ giết các con đực.
. + Hormone là chất điều hoà sinh trưởng có trong cơ thể sinh vật. Cơ chế tác động của các chất
điều hoà sinh trưởng côn trùng là làm cho trứng phát triển không bình thường (không nở hoặc bị chết
sau nở), sâu non không hoá thành nhộng và trưởng thành được, một số có thể hoá trưởng thành nhưng
không sinh sản được
-

Kỹ thuật diệt sinh:
Kỹ thuật này dựa trên phương pháp xử lý phóng xạ các con đực(ở giai đoạn nhộng hoặc cuối giai

đoạn ấu trùng) làm chúng mất khả năng sinh sản.Các con đực đã bị diệt sinh,khi thả ra ngoài ruộng với
số lượng đủ lớn,sẽ cạnh tranh với các con đực khác trong tự nhiên khi giao phối với con cái,làm trứng

không được thụ tinh và không nở được.


Biện pháp hóa học:
- Sử dụng thuốc theo ngưỡng KT
- Sử dụng loại thuốc an toàn với thiên địch
- Sử dụng thuốc theo kỹ thuật: đúng thuốc,đúng lúc,đúng liều lượng nồng độ, đúng cách.

Câu 17: Một số TTS từ thảo mộc và VSV được nghiên cứu ở Việt Nam
Trả lời:
TTS từ thảo mộc :
VINEEM 1500 EC là sản phẩm của cty thuốc sát trùng Miền Nam. Chiết xuất từ nhân hạt
NEEM (Azadirachta indica A.juss ) các sản phẩm từ cây NEEM : Neemaza , Neemcide 3000 SP ,
Neem Cake.
Hoạt chất rotenone được chiết xuất từ hai giống cây họ đậu là Derris elliptica Benth và Derris
trifoliata
Chế phẩm Đầu trâu Bihopper
15


Một số loại thuốc trừ sâu được chiết xuất từ : cây hành tây, tỏi, ớt, lá cà chua bột thực vật.
TTS từ VSV : thuốc trừ sâu vi sinh Bacillus thuringiensis (gọi tắt là Bt)
Có nhiều loại thuốc Bacillus thuringiensis trên thị trường thế giới như:
+Bacilus thuringiensis var aizawai kiểu serotype, hoạt chất ở dạng bào tử và tinh thể, chế biến
thành dung dịch đặc, dùng trừ ấu trùng mọt hại kho tàng.
+Bacillus thuringiensis var. israelensis (tên khác: Teknar) hoạt chất ở dạng tinh thể ô-endotoxin
tạo thành qua lên men Bacillus thuringiensis Berliner var. israelensis, Serotype (H-14). Thuốc được gia
công ở nhiều dạng như dung dịch, bột thấm nước... dùng trừ muỗi, ấu trùng ruồi.
+Bacillus thuringiensis var. kurstaki (tên khác Bakthane, Agritol, Bactospeine plus, Biotrol...),
hoạt chất ở dạng bào tử và tinh thể ô-endotoxin được tạo thành qua lên men Bacillus

thuringiensisBerliner, var. kurstaki, Serotype H-3a 3b. Thuốc được gia công thành nhiều dạng như bột
thấm nước, sữa huyền phù, dung dịch đặc... dùng trừ ấu trùng bộ Lepidoptera như sâu khoang, sâu tơ,
sâu xanh và nhiều loại sâu khác hại rau, màu và cây ăn trái.
+ Bacillus thuringiensis var. morrisoni, hoạt chất ở dạng bào tử và tinh thể ô-endotoxin được tạo
thành qua lên menBacillus thuringiensisBerliner var morrisoni, serotype 8a 8b. Thuốc được gia công
thành dạng bột khô tan trong nước và bột thấm nước, dùng trừ ấu trùng bộ Lepidoptera hại rau, màu,
cây ăn trái, cây cảnh, cây công nghiệp.
+ Bacillus thuringiensis var. San Diego (tên khác: Myx 1850), dùng để trừ bọ cánh cứng cho
khoai tây, cà chua, cây xanh.

KIM LOẠI NẶNG
Câu 18: Chì bị ô nhiễm trong đất đi vào rau như thế nào? Quá trình hấp thụ và đào thải ra sao? Tại
sao rau bị nhiễm chì lại xanh tươi hơn?
Trả lời:
- Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu đối với đời sống của con người. Trong quá
trình phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, con người đã tạo ra nhiều sản phẩm vật chất tốt đặc biệt là
các sản phẩm về thực phẩm, đó là cơ sở để tạo nên một cuộc sống no đủ và dinh dưỡng cho con người.
Và nhu cầu của con người càng ngày càng thay đổi từ “ ăn no mặc ấm” sang “ăn ngon mặc đẹp” và
đang chuyển dần sang ăn đẹp, cân bằng và đầy đủ về dinh dưỡng. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường
16


có rất nhiều loại thực phẩm không an toàn cho người tiêu dùng, có chứa hàm lượng kim loại nặng như:
Fe, Zn, Pb, Cu, Cr, Mn, As, Hs, Cd, Ni vượt quá mức cho phép. Ô nhiễm môi trường đất bởi kim loại
nặng ngày càng gia tăng và đang ở mức báo động. Theo tổ chức bảo vệ môi trường của Mỹ (USEPA)
thì 8 nguyên tố kim loại được xếp vào danh sách các chất độc hại hàng đầu: Pb, As, Hg, Cd, Cr, Ni, Cu,
Be. Đồng, kẽm là những nguyên tố vi lượng cần thiết cho đời sống con người và thực vật, tuy nhiên ở
hàm lượng cao chúng có thể gây độc, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người. Chì là kim
loại không cần thiết gây độc ngay khi ở nồng độ thấp. Những năm gần đây, vấn đề ngộ độc thực phẩm
trong đó có ngộ độc rau xanh đang bùng phát, sự ngộ độc đã gây ra các bệnh cấp tính hay mãn tính ảnh

hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Rau xanh là nguồn thực phẩm quan trọng không thể
thiếu trong bữa ăn hàng ngày của dân Việt Nam. Do đó, việc đảm bảo chất lượng và an toàn về rau
xanh cần phải được quan tâm hàng đầu. Sử dụng rau an toàn vừa là nhu cầu, vừa là quyền lợi của
người dân. Trong số những thực phẩm nhiễm chì lớn nhất hiện nay là rau muống.
- Quá trình hấp thụ: Rễ hấp thụ. Khi các chất ô nhiễm trong dung dịch đất tiếp xúc với rễ, chúng
được rễ hấp thụ và liên kết cấu trúc rễ và các thành phần tế bào. Hemiselluoza trong thành tế bào và
lớp lipid kép của màng thực vật có thể tạo thành các chất hữu cơ kỵ nước mạnh (Hemixenluloza: là
polisacarit cấu tạo từ các gốc pentozan (C5H8O4)n và hecxozan (C6H10O)n. Hemixenluloza không
hòa tan trong nước nhưng hòa tan trong kiềm.
- Quá trình phân hủy và chuyển hóa: Bên trong thực vật tùy từng thực vật mà quá trình xảy ra ở
các bộ phận khác nhau. Là quá trình thực vật phân hủy các chất ô nhiễm thông qua quá trình trao đổi
chất và chuyển hóa bên trong thực vật, hoặc phân hủy các chất ô nhiễm nhờ các enzyme do rễ thực vật
tiết ra khi chúng từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong thực vật. Xung quanh vùng rễ của các cây trồng
trên cạn hay trồng dưới nước luôn tồn tại một vùng oxy hóa. Đó là do: Sự giải phóng oxy do rễ gây
oxy hóa Fe2+, đồng thời làm tăng độ axit theo phản ứng:
Fe2+ +O2 + 10H2O -> 4Fe(OH)3 + 8H+
Giải phóng ioon H+ và CO2 từ rễ qua quá trình hô hấp dẫn đến làm thay đổi pH đất. Những chất
tiết thải của rễ có chứa các enzyme, vitamin, đường và nhiều loại axit hữu cơ phân tử bé rất hấp dẫn
cho nhiều loài vi sinh vật. Do đó, vùng quyển rễ là nơi có mật độ vi sinh vật cao, hoạt tính sinh học lớn
hơn các vùng khác và đó cũng là nguyên nhân xảy ra nhiều quá trình chuyển hóa các chất và cũng là
nguyên lý cho cho việc sử dụng thực vật để xử lý ô nhiễm đất
- Quá trình tích tụ: Xãy ra ở rễ ,lá và những cơ quan khí sinh. Khi các chất ô nhiễm được rễ hấp
thụ, một số di chuyển vào các tế bào xong rồi bị bài tiết ra ngoài, còn một số còn đọng lại bên trong
thực vật.
Con đường cây hấp thụ chất ô nhiễm
17


Từ không khí vào lá cây (dạng khí – dạng hạt)
Bay hơi từ đất và đi vào lá cây

Các hạt đất dính vào thân và lá cây (bắn lên do nước mưa)
Hấp thu cân bằng từ giữa các hạt đất và dịch đất
Vận chuyển từ đất vào rễ cây
Vận chuyển trong hệ thống mạch
Vận chuyển từ trồi sang quả thông qua dịch libe
Vận chuyển qua rễ

Vận chuyển qua lá

18


Bám trên bề mặt lớp cutin.
Hòa tan các chất ô nhiễm dạng khí thông qua khí khổng.
Vận chuyển qua tế bào vào mạch gỗ
Vận chuyển qua rễ vào mạch gỗ

Cách nhận biết rau muống nhiễm chì
Hình dáng, màu sắc rau muống
Rau muống nhiễm chì có lá màu xanh đen do hấp thụ quá nhiều kim loại nặng trong đó có chì.
Thân rau muống to hơn bình thường và khi rửa rau nổi bong bóng quá nhiều.
Nước luộc rau muống
Thông thường, bát canh rau muống sau khi luộc nếu vắt chanh vào sẽ chuyển sang màu hanh
vàng và hơi trong. Nguyên nhân là do chanh tươi làm chết đi chất diệp lục và làm chuyển màu nước.
Còn nếu nước luộc rau muống chuyển sang xanh đen và khi vắt chanh vào nước vẫn không thay đổi
màu sắc thì đó là rau muống đã nhiễm chì.
Hương vị rau muống
Rau bị nhiễm độc chì thường có vị chát.
Lưu ý khi mua rau muống
Ngưởi tiêu dùng nên chọn mua những mớ rau muống ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng và màu xanh bình

thường. Khi ngắt, cuống rau có vết nhựa loãng còn khi ăn lại giòn, ngon. Ngoài ra, trước khi chế biến
rau nên rửa nhiều lần bằng nước sạch và ngâm rau trong nước muối để giảm nồng độ các chất hóa học
còn bám dính.
19


Câu 19: Đất bị nhiễm KLN nhẹ và đất bị nhiễm KLN nặng thì có các phương pháp xử lý đất như
thế nào?
Trả lời:


Tuỳ theo mức độ ô nhiễm của đất mà lựa chọn biện pháp sử dụng, cải tạo và trồng cây phù hợp.



Theo các phương án thông thường, ở trường hợp ô nhiễm nhẹ hoặc mới bị lây nhiễm người ta có
thể:

o Bón vôi: Đất chua (độ pH thấp) làm tăng tính di động của các kim loại trong đất. Bón thêm vôi cho

đất sẽ giảm đáng kể sự giải phóng Cd và những kim loại nặng khác từ đất từ đó giảm mức hấp thu
của cây trồng cũng như sinh vật.
o Bón thêm sét: Đối với đất cát để rắc thêm đất sét làm giảm việc hấp phụ kim loại bởi thực vật, đặc

biệt nếu đất sét có tính kiềm.
o Cày sâu: ông bà ta có câu ‘nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa’. Canh tác đất sâu hơn làm tăng sinh khối

của đất. Ví dụ, cày bừa ở độ sâu 20 cm tốt hơn ở độ sâu 10 cm vì như vậy nồng độ của bất kỳ hoá
chất độc hại nào cũng sẽ nhỏ đi vì lượng đất canh tác tăng lên.Lưu ý: chỉ đúng với miền bắc nước
ta, với miền nam nước ta thì không sử dụng được

o Tăng hàm lượng vật chất hữu cơ: Duy trì hoặc tăng hữu cơ sạch trong đất bằng cách trả lại tàn dư

thực vật, bón thêm các phân chuồng truyền thống, vùi rơm rạ cũng có thể làm cho sự cố định kim
loại nặng và hoá chất độc hại trong đất tốt hơn, hạn chế gây ô nhiễm phân tán.
o Xử lý bằng thực vật:cây hoa hướng dương hấp thụ urani; dương xỉ hấp thụ asen; cỏ ba lá hấp thụ

dầu; cây hoa lantana camara L, rau muống, khoailang,…có khả năng hấp thụ chì; rau diếp, cần tây
có thể hấp thụ Cd… ngoài ra còn có cỏ vetiver, cỏ napier…Lưu ý: không nên trồng các cây lương
thực và thực phẩm vì kim loại nặng hay hoá chất độc hại có thể không có trong sản phẩm nhưng sự
phơi nhiễm là rất cao cho người sản xuất, và chất độc hại có thể bị dính bẩn ngay trên bề mặt sản
phẩm.
o

Phương pháp xử lí thụ động: sử dụng các quá trình xảy ra một cách tự nhiên như các quá trình bay
hơi, thông khí, phân hủy. sinh học, phân hủy do ánh sáng để phân hủy các chát gây ô nhiễm.



Đối với đất đã bị ô nhiễm KLN cao, nghiêm trọng ta có một số các phương pháp chính như sau:

o Phương pháp hóa lý:


Phương pháp bay hơi: đất gần nhà máy hóa chất và khu công nghiệp, dùng dòng không khí mạnh
làm bay hơi các chất ô nhiễm có trong đất (As,Hg), hấp thụ bằng than hoạt tính.Lưu ý:có thể làm
phát tán vào không khí gây ô nhiễm.

20





Phương pháp hấp phụ: KLN ở dạng linh động có thể dc hấp phụ và cố định chặt trong cấu trúc của
những vật liệu hấp phụ như: than hoạt tính, zeolite…



Phương pháp điện hóa: cắm 2 cực điện vào sâu trong lòng đất, dựa trên quá trình OXH-khử trên
các điện cực khi có dòng điện 1 chiềuchạy qua.

o

Xử lý bằng thực vật: đối với đất bị ô nhiễm KLN nặng hay nghiêm trọng cần phải lựa chọn loại
cây có khả năng hấp thụ lượng lớn KLN trongđất, các loại có sức chống chịu tốt với nồng độ ô

nhiễm cao, cho sinh khối nhanh như dương xỉ, cỏ mần trầu, ngổ dại, cỏ voilai, cỏ vetiver…
o Xử lý bằng vi sinh vật:các vsv có khả năng hấp thụ và tích lũy KLN, ko có biểu hiện gì về mặt
hình thái khi nồng độ KLN trongcơ thể cao hơn sv khác vd một số loài vi tảovà vi khuẩn
như Thiobacillusdenitrificans, Nitrosomonas, Nitrobacte…
o Phương pháp xử lý bóc tách bề mặt đất ô nhiễm: dùng với vùng đất bị ô nhiễm ko quá sâu xuống
dưới lòng đất.


Phương pháp gia nhiệt.



Phương pháp kết tủa.




Phương pháp ngâm chiết: kết hợp với chất hoạt động bề mặt để ngâm và chiết các chất gây ô
nhiễm ra khỏi đất thu gom chất chiết bằng hệ thống thu gom, phânloại và xử lý riêng.



Phương pháp đóng khối (bêtônghóa, thủytinhhóa)

o Đổi đất, lật đất: Khi đất bị nhiễm kim loại nặng (như Cd) có thể áp dụng biện pháp đổi đất, lật đất.

Biện pháp này cải tạo triệt để nhưng khó thực hiện trên diện rộng.

Câu 20: Trên đất nhiễm asen, pb và cd thì có những loại thực vật nào phù hợp để cải tạo đất ở đó?
Trả lời:
Mô hình được xây dựng tại xã Hà Thượng và làng Hích. Diện tích mỗi mô hình hơn 700m 2. Đất
được xử lý sơ bộ (điều chỉnh pH, trồng cây họ Đậu) trước khi tiến hành thực nghiệm, mô hình được
chia thành các lô để tiện cho việc canh tác.
Mô hình xử lý đất nhiễm As tại Hà Thượng: Tại đây trồng hai loài Dương xỉ có khả năng tích lũy
As cao là Pterisvittata và Pityrogrammacalomelanos.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 2,5 năm tiến hành xử lý ô nhiễm hàm lượng As còn lại trong đất
chỉ bằng 14,5 % so với ban đầu. Tuy nhiên, hàm lượng As còn lại trong đất vẫn cao hơn quy chuẩn cho
phép nên cần thời gian xử lý dài hơn để môi trường đất an toàn đối với sinh vật và con người. Một số
tác giả nước ngoàI khi sử dụng Pterisvittata để loại bỏ As trong đất mỏ cho biết đạt hiệu quả loại bỏ As

21


khoảng 10%/năm, trong khi xử lý As tại mô hình nêu trên với việc sử dụng cả 2 loài dương xỉ đạt hiệu
quả cao hơn (khoảng 30% /năm)
Mô hình xử lý đất nhiễm Pb và Zn tại Làng Hích: Sử dụng 3 loài thực vật là: Dương xỉ

Pterisvittata, cỏ Vetiver và cỏ MầnTrầu.
Kết quả chỉ ra cho thấy, sau thời gian 2,5 năm thực nghiệm, hàm lượng Pb và Zn còn lại là 399,11
và 780,49 ppm (tương ứng với 11,5 %và 24,46 %) giảm đi đáng kể so với ban đầu. Tuy nhiên, muốn
đưa đất đạt với QCVN 03:2008/BTNMT áp dụng cho đất nông nghiệp thì cần thêm thời gian xử lý.
Với xử lý cd trong đất loại thực vật có thể xử lý: cannabis sativa, helianthus.

Câu 21: Trong ba kim loại As, Pb,Cd kim loại nào bị ô nhiễm nhiều nhất trong đất ở Việt Nam ?Có
nguồn gốc ở đâu và phương pháp xử lý như thế nào?
Trả lời:
Ở Viêt Nam Asen là kim loại có nhiều trong đất nông nghiệp
• Nguồn gốc tự nhiên :

Asen có trong đá mẹ và quặng
Hàm lượng phân bố không đều ở các dạng đá dao động từ 0,5 đến 2,5ppm
As nằm chủ yếu trong các hợp chất với Al,Ca,Fe
• Nguồn gồc nông nghiệp :

Asen được con người sử dụng nhiều nhất trong lĩn vực hóa chât nông nghiệp ,như thuốc trong sâu
,thuốc diệt cỏ ,thuốc diệt côn trùng ,chất làm khô và bảo quản gỗ phụ gia thức ăn …Arsen trioxit là
nguyên liệu chính của nhiều loại thuốc diệt côn trùng vô cơ ,ví dụ :chì arsenate ,sodium arsenate
,monosodium,…Người ta ước lượng thế giới có khoảng 8000 tấn As/năm dùng làm thuốc diệt cỏ
Ngoài ra những khu vực dân tự đào và lắp giếng không đúng tiêu chuẩn kĩ thuật khiến đất bẩn và
độc hại thẩm thấu xuống mạch nước .Cũng như việc khai thác nguồn nước ngầm quá lớn làm cho mức
nướ trong các giếng hạ xuống khiến oxy đi vào địa tầng gây ra phản ứng hóa học tạo ra thạch tín ,từ
quặng pyrite trong đất và nước ngầm.
• Nguồn gốc công nghiệp:

Asen là nguyên tố có mặt trong nhiều loại hóa chất sử dụng nhiên liệu hóa thạch như hóa
chất,giấy, dệt nhuộm.
Khai thác và chế biến các loại quặng nhất là quặng sunfua ,luyện kim tạo ra nguồn ô nhiễm asen.

Nhiều ngành công nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch như công nghiệp xi măng ,luyện đồng
,nhiệt điện,công nghệ đốt chất thải rắn cũng la nguồn gây ô nhiễm không khí ,nước bởi Asen.
• Phương pháp xử lý Asen :


Phương pháp xử lí bằng thực vật :
22


Cỏ Vetiver


Hình dáng :

+ Có bộ rễ đồ sộ ,rất phát triển mọc rất nhanh và ăn rất sâu trong 12 tháng đã có thể ăn sâu tới 3,6 m trên

đất tốt.
+ Do có bộ rễ ăn sâu nên cỏ Vetiver chịu hạn rất khỏe ,có hể hút độ ẩm từ tầng đất sân bên dưới và

thường xuyên qua các lớp đất bị nén chặt ,qua đó giảm bớt lượng nước thải thấm xuống quá sâu.
+ Phần lớn các bộ rễ trong bộ rễ khổng lồ của nó lại rất nhỏ và mịn ,đường kính trung bình chỉ khoảng

0.5 đến 1mm,tạo nên một bộ rễ rất lớn rất thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm là điều cần
thiết để hấp thụ và phân hủy các chất gây ô nhiễm như nito,..
+ Thân cỏ mọc thẳng đứng ,rất cứng có thể đạt tới 3m chiều cao,nếu trồng dày thì chúng tạo thành hàng

rào sống ,kín nhưng vẫn thoáng khiến nước chảy chậm lại và hoạt động như một màng lọc ,giữ lại bùn
đất.



Đặc điểm sinh lý :

+ Cỏ vetiver có thể thích nghi với đất có độ chua ,độ mặng ,độ phèn cao, có hàm lượng Na và Mg cao.
+ Cỏ vetiver có thể thích nghi với đất và nước có hàm lượng Al ,Mn cao và những kim loại nặng như As,

Cd, Cr, Ni,Pb,Hg,Se,Zn
+ Cỏ vetiver có thể chịu được nồng độ thuốc trừ sâu ,thuốc trừ cỏ cao
+ Cỏ vetiver có thể phân hủy một số hợp chất hữu cơ liên quan với thuốc trừ sâu thuốc trừ cỏ
+ Cỏ vetiver có khả năng phục hồi rất nhanh sau khi bị ảnh hưởng của hạn hán ,giá lạnh ,cháy,nhiễm mặn

và những điều kiện bất thuận khác sau khi những điều kiện này kết thúc
Các loại thực vật khác


Cây thơm ổi



Cây cải xoong



Cây dương xỉ


Lọc asen bằng đá tô ong



Lọc asen bằng than hoạt tính




Phương pháp bằng tách chiết,phân cấp cỡ hạt



Phương pháp xử lý đất bằng điện



Phương pháp chiết tách hơi tại chỗ



Phương pháp kết tủa hóa học

23


Câu 22: Hiện nay trong đất nông nghiệp ở Việt Nam thì kim loại nặng nào ảnh hưởng nhiều nhất
(minh chứng)?
Trả lời:
Có thể chọn 1 trong 2 câu trả lời sau:
Cách 1:
– Nước ta là nước có nền nông nghiệp chủ yếu. Hiện nay trong đất dùng để canh tác nông nghiệp
có chứa rất nhiều kim loại nặng Cd là kim loại nặng không mong muốn và là chất gây ô nhiễm chính
trong phân bón được quan tâm. Cd được tìm thấy trong trầm tích chứa kẽm và phospho, bởi vậy nó
thường có trong các loại phân lân.
– Mức độ Cd tồn tại trong phân bón chứa lân phụ thuộc vào nguồn gốc của đá phốt phát sử dụng

để sản xuất phân lân. Rất may mắn là các loại đá phosphorit và apatit dùng để sản xuất phân lân ở Việt
Nam có lượng Cd tương đối thấp so với một số loại khoáng chứa phosphore từ các nước khác. Tuy vậy
việc sử dụng phân lân quá nhiều trong thời gian dài cũng không tốt .
– Trong quá trình sản xuất nông nghiệp ,con người đã làm tăng đáng kể các nguyên tố kim loại
nặng trong đất .Các loại thuốc bảo vệ thực vật thường có chứa các kim loại nặng như As ,Pb ,Hg .Các
loại phân bón hóa học đặc biệt là phân photpho thường chứa nhiều As ,Cd ,Pb .Các loại bùn nước thải
cũng là nguồn có chứa nhiều các KLN khác như As, Pb ,Cd ,Bi,Hg ,Zn
→Khi phân tích kim loại nặng Cd,Cu,Pb,Hg,Zn,Cr) từ 126 mẫu đất trồng lúa bị ô nhiễm ở
TP.HCM người ta đã chỉ ra rằngCr,Hg,Cu ở một số mẫu đã bị ô nhiễm nhưng khi sao sánh với chỉ
số này ở Châu Âu thì vẫn còn ở mức giới hạn cho phép .
Còn Zn rất cao,đặc biệt là ở khu vực gần nhà máy và khu công nghiệp Cd đã có sự tích lũy cao
trong đất với nồng độ từ 9,9 -10,3 mg/kg vượt quá 5 lần mức độ cho phép
– KLN trong thuốc trừ sâu ở đất nước và nông sản gần Tây Ninh ,Long An Trà Vinh và một số
vùng ngoại thành ở TP.HCM …tại tất cả các điểm khảo sát tại sông Nhật Tảo, sông Rạch Cát và rạch
thuộc ấp Mỹ Bình ,rạch thuộc huyện Cần Đước….ở các huyện Tân Trụ và Cần Giờ đã phát hiện hàm
lượng KLN có trong nước như Arsen ,Cadmium ,PB ,Cu.
→Cụ thể hàm lượng Cadmium 2-8 mg/l gấp 40 đến 60 lần tiêu chuẩn cho phép ,chì 0,7-2,7
mg/l gấp 7 đến 27 l6a2n ,kẽm 32-197mg/l gấp 1,3 đến 8,2 lần.
Cách 2:
• Tùy theo từng vùng tại VN mà tình trạng ô nhiễm KLN trong đất nông nghiệp có sự khác

nhau, hàm lượng của các nguyên tố KLN của nhiều loại đất có trong đất nông nghiệp cũng khác
nhau.
24


Bảng 1.Giới hạn hàm lượng tổng số của KLN ở từng đất mặt ở một số loại đất. Đơn vị tính:
mg/kg đất khô( Nguồn: QCVN 03:2008)
Thông số


Cu

Pb

Zn

Cd

Đất NN

50

70

200

2

Bảng 2.Hàm lượng một số KLN trong đất nông nghiệp ở một số vùng của VN (mg/kg) – theo
nghiên cứu của Hồ Thị Lam Trà và Kazuhiko Egashira (2001)
Địa điểm

Đá mẹ và
mẫu chất

Cây trồng

Cu

Pb


Zn

Cd

Hải Phòng

Phù sa

Lúa

24

33

98

0.09

Hà Nội

Phù sa

Lúa – rau

22

24

195


0.09

Hà Giang

Phù sa

Lúa

24

21

57

0.05

Bắc Giang

Đá cát

Cây ăn quả

16

19

32

0.07


Sơn La

Đá vôi

Cây ăn quả

58

27

144

0.04

Ninh Bình

Đá vôi

Mía

106

33

153

0.02

Nghệ An


Đá ba zan

Cao su

47

24

159

0.02

Đắc Lắc

Đá ba zan

Lúa

90

10

124

0.08

Gia Lai

Đá ba zan


Cao su

83

11

105

0.08

Lâm Đồng

Đá ba zan

Càphê

49

11

80

0.08

Đối chiếu từ 2 bảng trên ta nhận thấy đồng có trong đất nông nghiệp nhiều nhất.

25



×