Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Cơ cấu tổ chức làng xã cổ truyền Việt Nam như thế nào? Đặc trưng cơ bản của thể chế làng xã ở Việt Nam? Ưu điểm và hạn chế của nó trong bối cảnh toàn cầu hoá hôm nay?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.2 KB, 14 trang )

MỞ BÀI
Một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là biểu hiện cao nhất của tinh thần
độc lập tự chủ, biểu hiện tiềm năng sáng tạo vô hạn của mỗi dân tộc. Bản sắc dân
tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp qua
lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước – đó là lòng yêu nước, ý
thức dân tộc, lòng nhân ái, trọng nghĩa, cần cù sáng tạo… Những giá trị truyền
thống đó được kế thừa qua các thế hệ, làm nên bản sắc riêng của văn hoá Việt Nam
mà trong đó không thể phủ nhận văn hoá làng xã. Tính cộng đồng trong xã hội
người Việt rất cao vì thế mối quan hệ làng xã được đặc biệt coi trọng. Thế nhưng
trong giai đoạn hiện nay, làng xã cổ truyền bao đời nay gắn bó với người dân Việt
Nam cũng dần biến mất. Phải chăng văn hoá làng xã cổ truyền không còn vai trò
đối với nề văn hoá Việt Nam trong xu thế hội nhập nữa. Đứng trước những vấn đề
nhạy cảm trên, em xin tìm hiểu rõ hơn về làng xã cổ truyền thông qua bài tập lớn
“Cơ cấu tổ chức làng xã cổ truyền Việt Nam như thế nào? Đặc trưng cơ bản
của thể chế làng xã ở Việt Nam? Ưu điểm và hạn chế của nó trong bối cảnh
toàn cầu hoá hôm nay?”

NỘI DUNG
I, Khái niệm
1. Làng:
“Làng” là danh từ (theo tiếng Nôm), dùng để chỉ đơn vị tụ cư nhỏ nhất nhưng
chặt chẽ và hoàn thiện nhất của người Việt. Trong buổi đầu được gọi là các Kẻ,
Chạ, Chiềng của người Việt cổ, về sau được gọi là Làng, còn ở khu vực miền núi
được gọi là Bản, Mường, Buôn, Plei, Plum, Đê,…
2. Xã:
“Xã” là danh từ (theo tiếng Hán) có nơi gọi là Thôn, dùng để chỉ đơn vị hành
chính thấp nhất của nhà nước Phong kiến ở các vùng nông thôn Việt Nam xưa.
Ngày nay tên gọi xã vẫn dùng để chỉ đơn vị hành chính địa phương cở sở ở nông
thôn.
3. Mối quan hệ.



Thông thường một “xã” bao gồm một hoặc nhiều “làng”, làng là đơn vị cấu
thành của xã, đôi lúc mỗi xã chỉ có một làng (xã ngang bằng với làng).

Trường hợp một xã gồm nhiều thôn, thì thôn là phân thể hành chính của xã
nhưng không có tư cách pháp nhân.
Trường hợp xã tương đương với thôn thì thôn mang tính chất độc lập và nó
cũng có tư cách pháp nhân là đơn vị hành chính địa phương, cơ sở của nhà nước
TW.
Tuy có trường hợp xã tương đương với làng, nhưng xét về sắc thái, ý nghĩa thì
giữa chúng vẫn có sự khác biệt: làng mang tính chất truyền thống, được sử dụng để
biểu thị tình cảm, còn xã mang ý nghĩa về mặt hành chính, thường được sử dụng
trên giấy tờ.
Trong trường hợp thôn có tư cách pháp nhân giống như xã thì người ta gọi
ghép là xã thôn. Do có nhiều xã chỉ gồm có một làng duy nhất nên người ta gọi
chung là làng xã. Do làng là một tập hợp bao gồm nhiều xóm nên người ta gọi
là làng xóm.
4 . Đôi nét về thể chế làng xã.
- Làng xã Việt nam vốn bắt nguồn từ công xã nông thôn, ra đời vào giai đoạn
tan rã của công xã nguyên thủy, tức là vào khoảng thiên niên kỉ X trở đi, cùng với
sự hưng thịnh của chế độ phong kiến, các công xã nông thôn dần dần bị phong kiến
hóa và trở thành các đơn vị hành chính cơ bản của chính quyền phong kiến với tên
gọi chung là xã, cũng có khi gọi là thôn hay làng.
- Làng xã giữ vai trò trung gian nối các cá thể với nhà nước. Tất cả các chỉ thị
từ chính quyền trung ương đến với người dân, đều phải thông qua “bộ lọc” làng xã
và do đó mà bị khúc xạ tán sắc đi nhiều.
- Làng xã là một thể chế bền vững, tồn tại hầu như xuyên suốt chiều dài lịch
sử dân tộc. Làng xã cổ truyền là đơn vị tụ cư, là cộng đồng dựa trên quan hệ láng



giềng kết hợp với quan hệ huyết thống, là môi trường sinh hoạt văn hóa xã hội từ
bao đời nay của người Việt.
- Làng xã là đơn vị xã hội mà người nông dân Việt Nam tập hợp lại để tạo
nên sức mạnh cộng đồng trong khi khai phá đất hoang, đắp đê, đào kênh làm thủy
lợi. Đấy là những công trình lao động rất bức thiết trong trong yêu cầu phát triển
của nền nông nghiệp trồng lúa nước của một xứ nhiệt đới gió mùa thường bị nạn
lụt đe dọa, mà đơn vị sản xuất nhỏ là gia đình không thể đảm đương nổi.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC LÀNG XÃ CỔ TRUYỀN Ở VIỆT NAM
Trong cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên và hoàn cảnh ứng xử
với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, người Việt đã phải dựa vào nhau,
liên kết với nhau mà sống. Cho nên, nét đặc trưng số một của làng xã cổ truyền là
tính cộng động. Cộng đồng đa chức năng và liên kết chặt. Làng xã Việt Nam được
tổ chức rất chặt chẽ đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau.
1.

Tổ chức theo dòng họ

Làng Việt Nam là một phức hợp của nhiều tổ chức xã hội mà trước hết là
dòng họ. Những người cùng quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với nhau tạo
thành đơn vị cơ sở là gia đình và đơn vị cấu thành là gia tộc (dòng họ). Các mối
liên kết trong làng có nghề nghiệp, tín ngưỡng tôn giáo, địa vực láng giềng, xóm,
giáp, đơn vị hành chính làng xã và họ hàng dòng máu, nhưng mối liên kết họ hàng
vẫn là bền vững nhất. Có thể coi cộng đồng làng trước tiên là tập hợp của những
dòng họ.
Ở Việt Nam, làng và gia tộc nhiều khi đồng nhất với nhau. Việc đó còn lưu
lại dấu ấn trong tên của rất nhiều làng hiện nay như: làng Đặng Xá (xá = nơi


ở, Đặng Xá = nơi ở của họ Đặng), Châu Xá, Lê Xá,... Tương truyền Chử Đồng
Tử sinh ra ở làng Chử Xá, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Ở Tây Nguyên còn

phổ biến tình trạng các thế hệ của một gia tộc sống tập trung trong một mái nhà
dài, bên trong nhà đó được chia thành từng ngăn nhỏ cho các gia đình. Một nhà
như thế có thể chứa đến hơn trăm người. Còn ở phần lớn miền quê Việt Nam hiện
nay vẫn có gia đình có đến ba (tam đại đồng đường) hay bốn (tứ đại đồng đường)
thế hệ cùng chung sống.
Quan hệ huyết thống là quan hệ theo hàng dọc, theo thời gian.Vì gia tộc có
vai trò quan trọng nên tôn ti của từng người cũng rất được coi trọng. Ở Việt Nam
hệ thống tôn ti trong gia tộc được phân biệt rất chi li tới 9 thế hệ (gọi là cửu đại):
K C

Ô

C

T

C

C

C

C

kỵ cụ ông cha tôi con cháu chắt chút

2.Tập hợp người theo địa vực ngõ, xóm.
Nếu coi tổ chức nông thôn theo huyết thống là bước phát triển thứ nhất thì tổ
chức nông thôn theo địa bàn cư trú là bước phát triển tiếp theo để hình thành
nên làng và xóm, đơn vị tổ chức quan trọng nhất của nông thôn Việt Nam. Một

làng gồm nhiều xóm gộp lại. Đây là cách tổ chức nông thôn dựa trên quan hệ hàng
ngang, theo không gian.
Những người sống gần nhau có xu hướng liên kết chặt chẽ với nhau. Ở Việt
Nam sự liên kết này chặt chẽ tới mức “bán anh em xa, mua láng giềng gần”.
Nguyên tắc này bổ sung cho nguyên tắc “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”: người
Việt Nam không thể thiếu được anh em họ hàng, nhưng đồng thời cũng không thể


thiếu được bà con hàng xóm. Ở nông thôn Việt Nam, việc tổ chức thành làng là cần
thiết vì các lý do sau đây:
- Đối phó với môi trường tự nhiên: nhu cầu của nghề lúa nước mang tính thời
vụ và cần đông nhân lực
- Đối phó với môi trường xã hội: cả làng và thậm chí cả liên làng phải hợp sức
đối phó nhằm chống lại nạn trộm cướp và lớn hơn cả là hoạ xâm lược của các thế
lực bên ngoài.
Xóm ngõ là phần thể của làng về mặt cư trú và có cuộc sống riêng của chúng.
Một cuộc sống không ồn ào, cs thẻ nói là thầm lặng đợc kết tinh trong một hình
thái thờ phụng giản đơn nhưng bền chặt: Thờ thổ thần của xóm, của ngõ (nơi thờ tự
là cây hương, miếu, lầu ở đầu xóm, ngõ), lấy việc tế tự theo một lịch gần khớp với
lịch nghi lễ của làng làm thời gian biểu.
3.Tập hợp người theo tổ chức phường hội
Làng Việt Nam có phường hội, mối dây ràng buộc người tổ chức họ
Phường tổ chức nghề nghiệp người làm nghề thủ công buôn bán. Phường thủ
công hay buôn bán có qui định cụ thể gọi phường lệ để ràng buộc người nghề, ổn
định sản xuất, chống cạnh tranh. Nội dung quy đònh phường chủ yếu tương trợ
điều kiện làm ăn (như cho vay vốn chịu lãi nhẹ), giá mua bán nguyên liệu thành
phẩm để bảo đảm mối đoàn kết người nghề nghiệp
Phường lệ (có văn hay văn bản) kỷ luật bắt buộc tất thành viên, mối dây ràng
buộc chặt chẽ người làm nghề thủ công buôn bán Làng Việt có hội, tổ chức theo
giới tính, theo chức nghiệp theo lứa tuổi hội Tư văn, Tư võ, hội làng binh người có

học, người lính quan văn, quan võ làng; hội theo giới tính (chồng xếp tôn giáo) hội


Chư bà; hội theo lứa tuổi có hội mục đồng (của trẻ chăn trâu); hội lão (của người
già cả)…
Sự ràng buộc loại hội không chặt chẽ phường họ, góp phần ràng buộc cư dân
theo định hướng “tương thân, tương ái” về luân lý đạo đức.

4. Tập hợp người theo giáp
Nếu như trong làng xã cổ truyền Viêt Nam, ngõ xóm và tổ chức họ là biểu thị
quan hệ làng giềng và huyết thống, thì tổ chức giáp định vị trong làng xã Việt Nam
là tổ chức được coi là “đa diện” quản lý con người, và là tổ chức được rất nhiều
nhà nghiên cứu để tâm lưu ý và không ít những tranh luận, ý kiến trái chiều, bên
cạnh những vấn đề lớn đã được thống nhất trên một số đặc điểm như sau:
- Chỉ có đàn ông mới được tham gia vào giáp
- Có tính cha truyền con nối, cha ở giáp nào, con ở giáp ấy.
Đứng đầu có ông cai giáp (câu đương), giúp việc cho cai giáp có ba
ông lềnh (lềnh nhất, lềnh hai, lềnh ba). Giáp được chia thành ba hạng: ty ấu: từ nhỏ
đến 18 tuổi; đinh (hoặc tráng): 18 đến 59 tuổi; lão: 60 tuổi trở lên.
Con trai, khi mới sinh được cha làm lễ để được vào giáp, lúc này nó thuộc
hạng ty ấu. Vào giáp lúc này có quyền lợi là được chia phần khi làng có lễ hội. Đến
18 tuổi, người con trai phải làm lễ làng để lên đinh hoặc tráng (đinh = đứa, tráng =
khỏe mạnh). Đinh, tráng có nghĩa vụ với làng (giúp đỡ trong các dịp lễ lạt, đình
đám) và với nước (đóng sưu thuế, đi lính, đi phu). Về quyền lợi thì đinh, tráng
được ngồi trên một chiếu nhất định trong kỳ họp hành, ăn uống, hoặc được nhận
một phần ruộng công để cày, ngoài ra còn được thêm một phần hoa màu khi thu
hoạch. Đến 60 tuổi (một số nơi còn hạ tuổi xuống còn 49, 50 hoặc 55), đàn ông


được lên lão làng, đó là một vinh dự rất lớn, được mọi người nể trọng, xin ý kiến

khi gặp khó khăn. Phần lớn các giáp được gọi tên theo vị trí, ví dụ: Thượng (trên),
Hạ (dưới), Đông (phía đông), Đoài (phía tây).
Một điều cần nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa làng và giáp, giữa việc
làng và việc hàng giáp đó chính là đinh, tráng không chỉ là thành viên chính thức
của giáp, mà qua tư cách này họ tự nhiên thành dân làng chính thức.

5. Tập hợp người theo mặt hành chính
Về mặt tổ chức hành chính thì nông thôn Việt Nam được chia thành các đơn
vị cơ bản là xã, và thôn. Thông thường một xã gồm một làng nhưng cũng có xã
gồm một vài làng. Mỗi thôn gồm một xóm, cũng có thôn gồm một vài xóm.
Về dân cư thì một thôn có hai loại:
- Dân chính cư (còn gọi là nội tịch), là dân gốc của thôn, dân chính cư được
hưởng nhiều quyền lợi hơn dân ngụ cư rất nhiều.
- Dân ngụ cư (còn gọi là ngoại tịch), là dân ở nơi khác đến, những người dân
này chỉ được làm một số nghề mà dân chính cư không muốn làm như: làm thuê,
làm mướn, làm mõ,... trong khi vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ như dân
chính cư. Dân ngụ cư thường bị khinh rẻ, coi thườngDân ngụ cư muốn thành dân
chính cư thì phải: cư trú ở làng hơn ba đời, có một ít điền sản.
Việc đối xử khắt khe đối với dân ngụ cư là một hình thức ngăn cản người ở
làng này di chuyển sang làng khác nhằm duy trì sự ổn định của làng.
Dân chính cư được chia làm 5 hạng:
1)Chức sắc gồm những người đỗ đạt hoặc có phẩm hàm vua ban
2)Chức dịch gồm những người đang giữ những chức vụ nhất định trong bộ
máy hành chính


3)Lão gồm những người thuộc hạng lão trong các giáp
4)Đinh gồm trai đinh trong các giáp
5)Ty ấu là hạng trẻ con của các giáp
Ba hạng đầu gồm chức sắc, chức dịch và lão lập thành bộ phận quan

viên hàng xã. Quan viên lại được chia thành ba nhóm theo lứa tuổi là kỳ mục, kỳ
dịch, và kỳ lão:
- Kỳ mục là quan trọng nhất, có nhiệm vụ bàn bạc và quyết định các công việc
của xã. Kỳ mục còn được gọi là hội đồng kỳ mục, do tiên chỉ và thứ chỉ đứng đầu;
ở miền nam sau này, hội đồng kỳ mục được gọi là hội tề do hương cả đứng đầu.
- Kỳ lão gồm những người cao tuổi nhất, có vai trò làm tư vấn cho hội đồng
kỳ mục.
Kỳ dịch, hay còn gọi là lý dịch, thường do hội đồng kỳ mục cử ra, có nhiệm
vụ thực thi quyết định của hội đồng kỳ mục. Đứng đầu nhóm lý dịch này là lý
trưởng (còn gọi là xã trưởng); dưới đó có phó lý (giúp việc), hương trưởng (lo việc
công ích), trương tuần (còn gọi là xã tuần, lo việc an ninh). Phương tiện quản lý
chủ yếu là hai cuốn sổ là sổ đinh (quản lý nhân lực) và sổ điền (quản lý về kinh tế).
III.

ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA THỂ CHẾ LÀNG XÃ TẠI VIỆT

NAM
1.Tính tập thể
-Trong truyền thống cộng đồng của người Việt Nam ,ít thấy có quan hệ trực
tiếp giữa cá nhân vs cộng đồng lớn mà chỉ có quan hệ giữa cá nhân vs gia đình ,gia
tộc, gia tộc có quan hệ vs làng, lang có trách nhiệm vs nước ,vì vậy ,đối vs cộng
đồng lớn thì vai trò của cá nhân bị hòa tan .Để duy trì đc quan hệ giữa các cộng
đồng thì cá nhân phải hòa vào tập thể và ngược lại cơ chế quản lí làng xã phải toor
chức sao cho đảm bảo đc quyền lợi bình đẳng giữa các thành viên. Biểu hiện rõ nét
nhất là quyền tham gia bầu chọn ng đại diện tham gia vào bộ máy quản lí của làng
xã .Dân làng đc hỏi ý kiến trước những quyết định hẹ trọng.
-Trong cơ chế này ,luật pháp của làng là những phong tục tập quán ,tục lệ đc
hình thành trong quá trình lâu dài .Công cụ điều chỉnh hành vi của mọi ng là dư



luận. Trong trường hợp đặc biệt ,lang áp dụng hình thức phạt vạ, hoặc bêu riếu ,hạ
nhục trước tập thể ( như 1 nhà nước thu nhỏ).
-Do tính cộng đồng cao nên nhiều học giả cho rằng cộng đồng làng xã Việt
Nam đã làm nảy sinh truyền thống dân chủ làng xã .
-Truyền thống dân chủ làng xã về thực chất là tính chất công xã – thi tộc còn
đc lưu tồn từ thời CSNT và cũng chỉ vận hành trong thời kì đầu , sau này làng xã
vận hành theo những nguyên tắc cứng nhắc .
-Thể chế làng xã khó chấp nhận những cái mới và không có năng lực tự biến
đổi trước sự biến động của hoàn cảnh XH .Vì vậy không nên đánh giá quá cao tính
dân chủ của làng xã.
2.Tính tự quản.
-Tính tự quản đượcc thể hiện ở chỗ ,các thành viên giám sát lẫn nhau đã trở
thành 1 yêu cầu tự nhiên và là biện pháp quan trọng để duy trì kỉ cương .Tính tự
quản đc vận hành thông qua kết cấu quản trị của làng xã bao gồm :cơ quan quyết
nghị và cơ quan chấp hành .Tính tự quản đc thực hiện trên cơ sở việc tất cả mọi ng
đều tự nguyện hành động theo hương ước (có từ TK 15) .Lệ làng chỉ có hiệu lực
khi trở thành hương ước và đc phê chuẩn của chính quyền cấp trên .Chính quyền
trung ương chỉ làm việc vs đại diện của làng xã.
-Tính tự quản của làng xã dễ dàng biến thái thành tính tự trị .Lịch sử Việt
Nam cho thấy làng xã tự quản theo lệ mà không dựa vào luật của chính quyền
trung ương nên đã tạo điều kiện cho hội đồng kì mục và kì dịch tùy tiện hành động
và sách nhiễu nhân dân .Tính tự trị đc biểu tượng = lũy tre làng .
-Tính tự trị này làm cho sự tiếp nhận các quy định chung của nhà nước bị bê
trễ và mang tính hình thức ,giải thích sai nội dung .Tóm lại là đc giải thích theo
quan điểm địa phương chủ nghĩa, dẫn đến chủ nghĩa địa phương cục bộ.
-Chủ nghĩa cục bộ địa phương làm cho sự tiếp nhận các quy định chung của
nhà nước trở nên bê trê hoặc chỉ mang tính hình thức , hoặc bị áp dụng và giải
thích sai lệch về nội dung ( phép Vua thua lệ làng) .Trong không gian làng xã ,pháp
luật bị đẩy xuống hàng thứ yếu và mọi vấn đề phát sinh đều đc giải quyết trong nội


IV.
HIỆN NAY.

ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA


1.

Tính tập thể:

- Ưu điểm:
+ Tinh thần đoàn kết, tương trợ, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau: toàn cầu hóa với
sự cạnh tranh quyết liệt, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ
quốc khiến người Việt luôn có thể giúp nhau đứng vững trong môi trường quốc tế.
+Tính tập thể, hòa đồng: dễ dàng tiếp cận, giao lưu trong nước và cả nước
ngoài.
+Nếp sống dân chủ, bình đẳng: tạo điều kiện để mọi người đều có thể nắm bắt cơ
hội, phát huy khả năng, hội nhập sâu rộng.
Ví dụ: Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh
doanh có sự cạnh tranh rất quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và
nhất với các doanh nghiệp nước ngoài trong việc nâng cao tỷ trọng sản phẩm sản
xuất trong nước. Các doanh nghiệp Việt Nam luôn đoàn kết, hợp tác trong nhiều
lĩnh vực như sản xuất, nhập khẩu, phân phối sản phẩm. Do đó, tạo nên nhiều thành
công và cạnh tranh hiệu quả với nước ngoài.
- Hạn chế:
+Sự thủ tiêu vai trò cá nhân: Người Việt Nam luôn hòa tan vào các mối quan
hệ xã hội, giải quyết xung đột theo lối hòa cả làng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa,
khi ở ngoài cộng đồng, họ không xác định được vị thế của mình, trở nên lúng túng.
+Tư tưởng cầu an, cả nể: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi làm việc phải gạt
đi tình cảm, không để tình cảm xen vào thì mới công minh, chính xác.

+Thói dựa dẫm, ỷ lại, cào bằng, đố kị: là cản trở to lớn để mỗi cá nhân phát
huy năng lực và trách nhiệm đối với tập thể.


Ví dụ: Thời bao cấp, vì quá đề cao tính xã hội và tính tập thể của con người
đến độ phủ nhận nét độc đáo của cá nhân. Khi ấy mỗi người chạy theo thành tích,
theo đám đông phong trào và chỉ tìm cách khẳng định mình qua các thành tích
khen thưởng đó, chứ không xây dựng trên một cá nhân tự tại, tự lập, có trách
nhiệm và sáng tạo.
2.Tính tự trị:
-Ưu điểm:
+ Tinh thần tự quản, tự lập: không bị quá phụ thuộc vào bên ngoài, hạn chế
được sự bị động khi điều kiện quốc tế có nhiều biến động, hội nhập một cách an
toàn.
+Tinh thần cần cù: sự nhiệt tình với công việc, chịu khó, hiệu quả trong lao
động sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển và là điều kiện thuận lợi khi làm ăn trên trường
quốc tế.
-Hạn chế:
+Tư tưởng tư hữu ích kỉ, óc bè phái, địa phương, cục bộ: chỉ lo vun vén cho
địa phương, đôi khi không nghĩ tới lợi ích số đông và còn có thể gây thiệt hại cho
cái chung.Trong quá trình toàn cầu hóa có thể gây mất uy tín.
+Thói gia trưởng và nếp sống tôn ti: thói quen áp đặt ý chí lên người khác,
thiếu sự lắng nghe học hỏi và những đột phá để xóa bỏ những nề thói cũ.

KẾT LUẬN
Qua phần tìm hiểu về làng xã cổ truyền Việt Nam ở trên, ta có thể thấy rằng
thể chế làng xã Việt Nam có những ưu điểm và nhược điểm cụ thể trong quá trình
giao lưu, hội nhập với thế giới. Nhận thức được vấn đề đó, chúng ta cần phải phát
huy những ưu điểm, chuyển biến trong giá trị văn hoá để thích ứng với những yêu



cầu mới, bỏ đi những văn hoá cổ hủ lỗi thời, cải thiện những hạn chế nhằm xây
dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Và từ đó giúp đất nước phát triển lớn
mạnh hơn, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ LÀNG XÃ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Gíao trình Đại cương văn hoá Việt Nam-TS. PHẠM THÁI VIỆT(Chủ

2.
3.
4.
5.

biên),TS. ĐÀO NGỌC TUẤN, Nxb Văn hoá thông tin.
Đại cương văn hoá Việt Nam- Nguyễn Khắc Thuần, Nxb giáo dục Việt Nam.
/> /> />


×