Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Thực trạng thu nhập công tại việt nam và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập công tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.55 KB, 35 trang )

Tài Chính Công

Nhóm: 02
Lớp: 1106EFIN0811

Mục lục
Phần I: Lý luận chung..................................................................................................1
I. Thu nhập công.....................................................................................................1
1.1. Khái niệm.......................................................................................................1
1.2. Đặc điểm của thu nhập công.........................................................................1
1.3. Phân loại thu nhập công...............................................................................2
II.

Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập công...................................................5

2.1. Trình độ phát triển kinh tế.............................................................................5
2.2. Trình độ tổ chức hoạt động thanh toán và hạch toán..................................7
2.3. Trình độ nhận thức của dân chúng..............................................................8
2.4. Năng lực pháp lý của bộ máy nhà nước......................................................8
2.5. Hiệu quả hoạt động của của Chính phủ.......................................................9
Phần II: Thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập công của Việt Nam
hiện nay........................................................................................................................10
I. Thực trạng thu nhập công của Việt Nam trong những năm gần đây...........10
II.

Ảnh hưởng của các nhân tố tới thu nhập công tại Việt Nam.....................13

2.1. Trình độ phát triển kinh tế.........................................................................13
2.2. Trình độ tổ chức hoạt động thanh toán và hạch toán................................19
2.3. Trình độ nhận thức của dân chúng............................................................25
2.4. Năng lực pháp lý của bộ máy nhà nước.....................................................27


2.5. Hiệu quả hoạt động của Chính phủ............................................................28
2.6. Các nhân tố khác.........................................................................................31
Phần III: Kết luận.......................................................................................................33

1


Tài Chính Công

Nhóm: 02
Lớp: 1106EFIN0811

Phần I: Lý luận chung
I. Thu nhập công
I.1. Khái niệm
Thu nhập công là quá trình hình thành các quỹ tài chính của nhà nước (Quỹ
công). Nhà nước tạo lập quỹ công của mình từ nhiều nguồn, bằng nhiều con đường
khác nhau: Nguồn thu chủ yếu là từ thuế, phí, lệ phí mang tính chất cưỡng chế bắt
buộc; Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu tài sản quốc gia bán và cho thuê tài sản để
tạo nguồn thu; các quỹ công khác nhau có thể được tạo lâp dưới hình thức đóng góp
bắt buộc hay tự nguyện của các thành viên tham gia.
Có thể hiểu: Thu nhập công là hệ thống các quan hệ kinh tế và phi kinh tế phát
sinh trong quá trình hình thành các quỹ tài chính của nhà nước.
- Những quan hệ kinh tế dựa trên quan hệ trao đổi
- Những quan hệ phi kinh tế là những quan hệ được xây dựng trên cơ sở nghĩa
vụ.
Về bản chất: Thu nhập công là các khoản thu nhập của nhà nước đựợc hình
thành trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối sản phẩm xã hội dưới hình thái giá
trị. Nó phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân chia cá nguồn tài
chính để tạo lập nên cá quỹ tiền tệ của Nhà Nước nhằm phục vụ cho việc thực hiện

các chức năng vốn có của nhà nước
I.2.

Đặc điểm của thu nhập công

- Phần lớn các khoản thu nhập công đều được xây dựng trên nền tảng nghĩa vụ
công dân, mang tính bắt buộc, cưỡng chế là chủ yếu (điển hình là thuế). Ngoài ra, thu
nhập công còn bao gồm các khoản thu dựa trên cơ sở trao đổi như lệ phí và phí thuộc
NSNN; các khoản thu do thoả thuận như vay mượn. Các khoản thu do người dân tự
nguyện đóng góp chiếm tỷ trọng không đáng kể
2


Tài Chính Công

Nhóm: 02
Lớp: 1106EFIN0811

- Phần lớn các khoản thu nhập công không mang tính bồi hoàn trực tiếp. Các tổ
chức và cá nhân nộp thuế cho nhà nước không có nghĩa là phải mua một mặt hàng hay
dịch vụ nào đó của nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước sẽ dùng tiền thuế thu được nhằm
tạo những hàng hóa, dịch vụ công và những hàng hóa, dịch vụ công đó sẽ đựơc thụ
hưởng bởi chính người dân trong nước. Như thế khoản thu nhập công được trở lại cho
dân chúng theo một cách gián tiếp và công cộng
- Thu nhập công gắn chặt chẽ với việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước. Nhà
nước thu để tài trợ cho hoạt động của mình, tức là thu để chi tiêu công chứ không phải
thu để kiếm lợi nhuận. Do đó, thu nhập công phát triển theo các nhiệm vụ của Nhà
nước.
- Thu nhập công luôn gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá trị như: giá
cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái… Xuất phát từ bản chất, thu nhập công phản ánh các quan

hệ phân phối dưới hình thai giá trị.
I.3.

Phân loại thu nhập công

Phân loại thu nhập công nhằm quản lý và sử dụng các nguồn lực công phù hợp
với pháp luật và có trách nhiệm trước công chúng .Có thể phân loại thu nhập công
theo các tiêu thức khác nhau:

 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ:
Thu nhập công được chia thành 2 nhóm : Thu nhập trong nước và thu nhập từ
nước ngoài:
- Thu nhập trong nước bao gồm : Thu thuế, phí , lệ phí , vay trong nước , cho
thuê công sản , khai thác và bán tài nguyên , thu khác. Thu từ trong nước là nguồn nội
lực cơ bản giúp chính phủ xây dựng một NSNN chủ động đảm bảo nền tài chính lành
mạnh .
3


Tài Chính Công

Nhóm: 02
Lớp: 1106EFIN0811

- Thu từ nước ngoài bao gồm : Thu hút đầu tư nước ngoài , viện trợ nước ngoài ,
vay nước ngoài . Đây là nguồn lực tài chính quan trọng , có thể giúp đất nước mau
chóng tích tụ và tập trung vốn đầu tư vào nhiều công trinh then chốt , từ đó có thể tạo
ra những cú hích trong quá trình Phát triển.

 Căn cứ vào tính chất kinh tế của các khoản phải thu:

Thu nhập công được chia thành : Các khoản phải thu không mang tính chất kinh
tế và các khoản phải thu mang tính chất kinh tế.
- Các khoản phải thu không mang tính chất kinh tế, gồm : Thu thuế, các khoản
quyên góp, viện trợ không hoàn lại từ nước ngoài và thu khác ( thu tiền phạt vi cảnh,
thanh lý tài sản tịch thu, thu từ quà biếu tặng…)
Trong đó thuế là khoản thu – chiếm tỷ trọng lớn nhất tại hầu hết các quốc gia
trên thế giới , không phân biệt chế độ chính trị. Khoản phải thu này được xây dưng
trên cơ sở trao đổi nghĩa vụ giữa công dân và nhà nước. Còn quyên góp và viện trợ
nươc ngoài là những khoản phải thu hình thành trên cơ sở tự nguyện, các khoản thu
này ngày càng mang tính hoàn lại và luôn kèm theo những về chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội ,..và nhỏ dần về mặt tỷ trọng .
Những khoản thu này không mang tính chất đối ứng với việc thụ hưởng các
hàng hóa dịch vụ công của các chủ thể. Tức là, không phải một chủ thể cứ nộp vào
ngân sách nhà nước nhiều thuế, hay ủng hộ cho chính phủ nhiều,… là sẻ thụ hưởng
nhiều dịch vụ công hơn người khác.
- Các khoản thu mang tính chất kinh tế bao gồm : Thu phí, thu lệ phí, vay nợ, cho
thuê công sản, bán tài nguyên thiên nhiên,…
Trong đó, phí và lệ phí là những khoản thu mang tính chất đôi giá. Tỷ trọng các
phí và lệ phí trong tổng thu nhập công nhỏ hơn so với thuế nhưng góp phần rất quan
trọng cho quá trinh nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng hàng hóa, dịch vụ công ,
đảm bảo phân phối một cách tương đối công bằng phúc lợi công công cho mọi thành
viên trong xã hội .
4


Tài Chính Công

Nhóm: 02
Lớp: 1106EFIN0811


Vay nợ trong và nước ngoài là những khoản thu có tính chất bồi hoàn. Chúng
mang tính 2 mặt. Mặt tích cực là đẩy nhanh tốc độ tâp trung và tich tụ vốn để tạo ra
những công trình lớn , khi mà các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, chưa đáp ứng được
đầy đủ nhu cầu chi đầu tư phát triển của Nhà nước. Nhưng mặt khác, nếu những công
trình đầu tư từ vay nợ mà không mang lợi ích kinh tế - xã hội như mong muốn thì nó
trở thành một gánh nặng do phải trả vốn và lãi hằng năm. Do đó, vấn đề không phải ở
chổ có nên vay nợ hay không mà là ở chổ vay cho mục đích gì và sử dụng như thế
nào?
Cho thuê công sản bao gồm : cho thuê đất, bầu trời mặt nước, vùng lãnh thổ…
Khoản thu này tương đối hấp dẫn, nhưng cái giá phải trả là sự tổn hại về môi trương
thiên nhiên sau thời hạn cho thuê.
Thu từ bán tài nguyên thiên nhiên là những khoản thu do bán quặng, dầu thô,
than, sản vật của rừng nguyên sinh,…Tài nguyên thiên nhiên là những nguồn lợi do
thiên nhiên ban tặng và đa phần là không thể tái tạo. Do đó cần có chính sách khai
thác hợp lý để tránh tình trạng cạn kiệt.
 Căn cứ tính chất phát sinh của các khoản phải thu:
Bao gồm thu thường xuyên và thu không thường xuyên .
- Các khoản thu thường xuyên như : thu thuế , phí , lệ phí
- Các khoản thu không thường xuyên : thu từ lợi tức và tài sản thuộc sở hửu nhà
nước , thu từ tài sản bị tịch thu , thu từ tiền phạt từ biếu , quà tặng…
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập công
II.1. Trình độ phát triển kinh tế
Thu nhập công chủ yếu được hình thành từ những giá trị do nền kinh tế tạo ra,
muốn thu nhập công nhiều và bền vững thì chỉ có cách duy nhất là thúc đẩy nền kinh
tế sáng tạo ra ngày càng nhiều giá trị gia tăng chứ không phải là nhà nước dùng quyền
lực ép buộc dân chúng và các tổ chức kinh tế trích chuyển thu nhập cho mình nhiều
hơn.
5



Tài Chính Công

Nhóm: 02
Lớp: 1106EFIN0811

GDP là cơ sở duy nhất và bền vững nhất của thu nhập công, mối quan hệ giữa
GDP và thu nhập công được mô tả bằng công thức:
Thu nhập công = f (GDP)
Mọi nguồn vay hay viện trợ chỉ đáp ứng nhu cầu tạm thời và đều phải trích từ
thuế để trả, vì vậy chăm lo phát triển kinh tế chính là chăm lo nguồn thu nhập công
trong tương lai.
Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa quyết định đặc biệt tới các nước đang phát triển.
Nó là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo, giảm khoảng cách tụt hậu với
các nước phát triển, củng cố quốc phòng, an ninh chính trị, tạo niểm tin cho cộng
đồng quốc tế. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết thất nghiệp, tăng thu nhập
và phúc lợi xã hội cho nhân dân. Từ đó tạo đà cho nhà nước thu ngân sách nhà nước.
Của cải xã hội làm ra ngày càng tăng, thu nhập công cũng ngày càng tăng mà không
tăng gánh nặng cho xã hội.
Mặt khác, nhập công thu ngày càng tăng, nhà nước có đủ điều kiện hơn để đầu tư
cho các công trình sự nghiệp, các chương trình phúc lợi xã hội, các cơ sơ hạ tầng phục
vụ phát triển đất nước…Nhân dân được hưởng nhiều lợi ích hơn từ các công trình
công đó. Tạo cơ sở vật chất cho xã hội phát triển. Từ đó, giúp kinh tế tăng trưởng
nhanh hơn, thu nhập công lại được đảm bảo, lại là điều kiện để giúp kinh tế tăng
trưởng nhanh hơn. Đó là mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tương hỗ nhau, cùng tạo đà
cho nhau phát triển. Và ngược lại, nếu nền kinh tế chậm phát triển, tụt hậu, của cải xã
hội tạo ra ít, tình trạng thất nghiệp gia tăng thì sẽ làm giảm đáng kể thu nhập công.
Muốn ổn định kinh tế thì nhà nước lại phải tăng thêm chi tiêu công, khi mà nguồn thu
nhập công không đủ bù đắp các khoản chi tiêu công thì gây ra tình trạng mất cân đối
ngân sách. Tình trạng này càng nghiêm trọng thì sẽ dẫn đến làm tụt hậu thêm nền kinh
tế, thu ngân sách quá gắt gao lại gây ra tình trạng mất ổn định chính trị, nhân dân

6


Tài Chính Công

Nhóm: 02
Lớp: 1106EFIN0811

không tin tưởng vào nhà nước nữa. Cái vòng luẩn quẩn này sẽ lặp lại mãi nếu không
có chính sách giải quyết phù hợp.
Chính vì vậy, một nền kinh tế phát triển là mảnh đất màu mỡ cho thu nhập công
tăng trưởng, là tiền đề cần thiết để phát triển xã hội. Thu nhập công cũng chính là đòn
bẩy cho nền kinh tế quốc gia đi lên.
Sơ đồ mối quan hệ giữa thu nhập công và sự phát triển kinh tế
Sơ đồ 1 : Thu nhập công với nền kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Đầu tư công
được tăng cường

GDP lớn

Thu NSNN nhiều

Sơ đồ 2 : Thu nhập công với nền kinh tế kém phát triển
Kinh tế lạc hậu

Đầu tư công manh
mún, nhỏ bé và kém
hiệu quả


GDP nhỏ

7

Thu NSNN ít


Tài Chính Công

Nhóm: 02
Lớp: 1106EFIN0811

II.2. Trình độ tổ chức hoạt động thanh toán và hạch toán
Khi trình độ hiện đại trong thanh toán và hạch toán gia tăng, thu nhập công
cũng sẽ tự động tăng theo mà không cần điều chỉnh mức thu vì lúc đó mọi khoản thu
và chi phí của mọi tổ chức và cá nhân được ghi chép và phản ánh minh bạch hơn, nên
quá trình Nhà nước động viên một phần thu nhập của nhân dân cũng chính xác và
công bằng hơn, đặc biệt trong quản lý và thu thuế. Vì trong thu nhập công, thuế chiếm
hơn 70% tổng thu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trình độ thanh toán và hạch
toán càng hiện đại, nhà nước có thể giảm và kiểm soát phần nào sự thất thoát trong
thu ngân sách, tăng thu ngân sách và đảm bảo công bằng giữa các chủ thể trong xã
hội. Tăng động viên vào ngân sách nhà nước và làm lành mạnh hóa đời sống kinh tế xã hội.
Tính hiện đại trong công nghệ thanh toán thể hiện trước hết ở sự phong phú đa
dạng của các phương tiện thanh toán, loại hình thanh toán, trình độ công nghệ, sự phát
triển của các tổ chức tài chính trung gian cung cấp dịch vụ và thói quen của dân
chúng. Xu hướng chung khi mà nền kinh tế các nước phát triển thì tỷ trọng thanh toán
không dùng tiền mặt trong nền kinh tế càng tăng, theo đó thu nhập công cũng tăng lên.

8



Tài Chính Công

Nhóm: 02
Lớp: 1106EFIN0811

Thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang trở thành phương tiện thanh toán
phổ biến, được nhiều quốc gia khuyến khích sử dụng, đặc biệt là đối với các giao dịch
thương mại, các giao dịch có giá trị và khối lượng lớn.
II.3. Trình độ nhận thức của dân chúng
Khi ý thức của người dân càng cao họ càng nhận ra sự cần thiết của nhà nước và
trách nhiệm của mỗi bên ( nhà nước và dân chúng ) trong tiến trình thúc đẩy kinh tế xã
hội phát triển. Khi đó, đóng góp tài chính cho Nhà nước là một nghĩa vụ hiển nhiên của
mọi công dân để cùng chia sẻ những chi phí công cộng. Đến khi đó nghĩa vụ đóng góp
tài chính cho nhà nước không còn là nặng nề nữa bởi nó là kết quả của một quá trình
nhận thức của dân chúng về trách nhiệm của mình với nhà nước.
Trình độ nhận thức cao của dân chúng cũng giúp Chính phủ có những hành xử
công bằng sòng phẳng hơn và cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng đạt hiệu quả kinh
tế xã hội cao hơn.
II.4. Năng lực pháp lý của bộ máy nhà nước
Có thể hiểu một cách đơn giản, Chính phủ là một bộ máy do xã hội xây dựng để
dẫn dắt xã hội đạt được những mục tiêu công cộng. Bộ máy này đương nhiên phải dựa
trên một cơ sở pháp lý vững chắc và phải được mọi thành viên trong xã hội tôn trọng.
Năng lực pháp lý của bộ máy nhà nước được nâng cao sẽ giúp Nhà nước đặt ra
chế độ thu phù hợp với khả năng của các tổ chức và dân chúng, đồng thời quản lý các
khoản thu một cách hữu hiệu, hạn chế thất thu đến mức tối thiểu, góp phần nâng cao
tính minh bạch trong quá trình động viên và sử dụng một phần của cải xã hội.
II.5. Hiệu quả hoạt động của của Chính phủ
Chính phủ hoạt động hiệu quả khi nó sử dụng nguồn lực một cách thích hợp để

cung cấp những hàng hóa dịch vụ công được xã hội chấp nhận. Chính phủ hoạt động
9


Tài Chính Công

Nhóm: 02
Lớp: 1106EFIN0811

càng hiệu quả thì khả năng thu từ các khu vực kinh tế và dân cư càng cao; và ngược
lại, khi thu nhập công được gia tăng thì chính tiềm lực tài chính này là tiền đề phát
triển các hoạt động của Chính phủ.

10


Tài Chính Công

Nhóm: 02
Lớp: 1106EFIN0811

Phần II:
Thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố đến thu
nhập công của Việt Nam hiện nay
I. Thực trạng thu nhập công của Việt Nam trong những năm gần đây
Trong những năm gần đây, thu nhập công ở nước ta ngày càng gia tăng và được
cải thiện. Điều này được thể hiện qua số liệu thực tế tình hình thu Ngân sách nhà nước
qua các năm. Dưới đây là bảng số liệu ước tính về thu ngân sách nhà nước ta trong vài
năm gần đây. Số liệu được tổng hợp từ bảng cân đối ngân sách nhà nước các năm
2007-2010 của Bộ Tài Chính.

Bảng 1: Thu ngân sách nhà nước ước thực hiện (2007-2010)Đơn vị: tỉ đồng
Năm

2007

2008

2009

2010

Chỉ tiêu
TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

311 840 408 080 468 795 560 170

Thu cân đối NSNN

287 900 399 000 442 340 559 170

Thu nội địa

159 500

205000 269 656 354 400

Thu từ dầu thô

68 500


98 000

Thu cân đối ngân sách từ hoạt động XNK

56 500

91 000 105 664 130 100

Thu viện trợ không hoàn lại
Thu chuyển nguồn

60 500

3 400

5 000

6 520

5 500

23 940

9 080

26 455

1 000

(Nguồn “Báo cáo NSNN hàng năm” - Bộ Tài Chính)


11

69 170


Tài Chính Công

Nhóm: 02
Lớp: 1106EFIN0811

Bảng 2: Mức tăng tuyệt đối và tốc độ tăng thu NSNN (2007-2010)
Năm
Mức tăng tuyệt đối so với năm trước (tỉ đồng)

Tốc độ tăng thu NSNN (%)

2007

2008

2009

2010

38

96

60


91

963

240

715

375

14.28

30.86

14.88

19.49

Năm 2007, thu ngân sách nhà nước ước đạt 311 840 tỉ đồng tăng 14.28% so với
ước thục hiện năm 2006
Năm 2008 thu ngân sách đạt 408 080 tỉ đồng tương ứng 130.86% mức tăng
tuyệt đối 96 240 tỉ tướng ứng tăng 30.86% so với năm 2007.
Năm 2009 thu ngân sách nhà nước đạt 468 795 tỉ đồng tương ứng tăng 14.88%
so với năm 2008, tăng 50% so với năm 2007.
Năm 2010 thu ngân sách đạt 560 170 tỉ đồng tăng so với năm 2009 một mức 91
375 tỉ đồng tương ứng 19.49%. Chỉ trong 4 năm từ 2007 đến 2010, ngân sách đã tăng
được gần 80%. Dự đoán đến hết năm 2011, thu ngân sách sẽ đạt gấp đôi năm 2007.

12



Tài Chính Công

Nhóm: 02
Lớp: 1106EFIN0811

Biểu đồ 1: Thu ngân sách theo khoản mục các năm (2007-2010)
600
500

Thu chuyển nguồn

400

Thu viện trợ không
hoàn lại

300

Thu cân đối ngân
sách từ hoạt động
XNK

200
100
0

2007


2008

2009

Đơn vị: nghìn tỉ đồng

Thu từ dầu thô
2010
Thu nội địa

Biểu đồ 2: Cơ cấu các khoản thu ngân sách nhà nước (2007-2010)
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

Thu chuyển nguồn
Thu viện trợ không
hoàn lại
Thu cân đối ngân
sách từ hoạt động
XNK
Thu từ dầu thô

2007

2008

2009
13

Thu nội địa
2010


Tài Chính Công

Nhóm: 02
Lớp: 1106EFIN0811

Về cơ cấu thu, nhìn vào biểu đồ 2 chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đã có
những dấu hiệu cho thấy cơ cấu các khoản thu đang chuyển dịch theo xu hướng tích
cực:
 Các khoản thu nội địa ngày càng chiếm tỉ trọng cao hơn. Tỉ trọng của các khoản
thu nội địa đạt mức xấp xỉ 50% trong 2 năm 2007 và 2008 nhưng đã tăng đần
đạt mức xấp xỉ 57% trong năm 2009 và 63% vào năm 2010.
 Tỷ trọng khoản thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu trong cả 4 năm trung
bình đạt mức 2223%.
 Tỷ trọng khoản thu từ dầu thô có xu hướng giảm dần từ năm 2007 đến năm
2010. Năm 2008, khoản thu từ dầu thô đạt mức cao nhất trong 4 năm chiếm
24% tổng thu NSNN nguyên nhân là do biến động giá dầu tăng cao. Trong hai
năm tiếp theo khoản thu từ dầu thô đã giảm còn hơn 12%.
Như vậy nhìn chung cơ cấu thu nhập công có tiến bộ tăng dần tỷ trọng các
khoản thu từ nội lực nền kinh tế, tăng tính ổn định vững chắc cho nguồn thu nhập

công.

II. Ảnh hưởng của các nhân tố tới thu nhập công tại Việt Nam
II.1. Trình độ phát triển kinh tế
Thực tiễn tại Việt Nam những năm gần đây cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của
sự phát triển kinh tế tới thu nhập công. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều cảnh
báo cho rằng, thu nhập công sẽ giảm đi trông thấy khi mà theo cam kết, chúng ta phải
giảm thuế suất nhập khẩu cho nhiều mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Điều đó sẽ
làm giảm đáng kể nguồn thu cho ngân sách, lại thêm nguy cơ hàng hóa nước ngoài
cạnh tranh gắt gao với hàng nội địa. Tuy nhiên, việc giảm thu nhập công từ thuế suất
thuế nhập khẩu chỉ vào khoảng 10% tổng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, còn lợi ích
14


Tài Chính Công

Nhóm: 02
Lớp: 1106EFIN0811

đối với nền kinh tế khi gia nhập WTO là lớn hơn nhiều. Năm 2008, khủng hoảng tài
chính Mỹ lan ra toàn cầu làm nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Bởi
sự phát triển quá nóng những giai đoạn trước mà dẫn đến lạm phát phi mã, chính phủ
phải sử dụng đến những biện pháp kinh tế vĩ mô có tính tạm thời để giảm lạm phát.
Đẩy mạnh tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất sàn, các ngân hàng phải nâng mức lãi suất
cho vay lên cao, đến 24%. Nhà đầu tư và người đi vay khốn đốn và giảm các hoạt
động đầu tư.
Theo Bộ Công thương, tính đến cuối tháng 3 năm 2009, trong 13 mặt hàng chủ
lực, thì có đến 12 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm 10-20% như than đá, linh
kiện máy tính, thủy sản, cafe, điều.. đặc biệt giá thu dầu thô giảm mạnh. Nguồn thu từ
dầu thô đóng góp lớn nhất vào tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm. Theo dự kiến,

giá thanh toán bình quân dầu thô đạt 70 USD mỗi thùng nhưng thực tiễn, do tác động
của khủng hoảng, giá dầu thô giảm mạnh chỉ còn 45 USD. Như vậy so với cùng kỳ
năm 2008, dầu thô giảm mạnh tới gần 50%. Điều này có nghĩa ngân sách Nhà nước sẽ
mất đi một khoản thu đáng kể. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nước cắt giảm chi
tiêu làm xuất nhập khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh, các thị trường lớn của Việt
Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU đều trong tình trạng suy thoái, tăng trưởng kinh tế âm
nên khó khăn trong việc đẩy mạnh và tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Nhờ sự chỉ đạo nhạy bén, kịp thời, tập trung và quyết liệt của Đảng, Chính phủ;
sự nỗ lực chủ động khắc phục khó khăn của các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn
kinh tế, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất... nền kinh tế nước ta nhanh chóng thoát khỏi đà
suy giảm, càng về cuối năm nâng cao tốc độ tăng trưởng. Cụ thể, quý II, III và IV, tốc
độ tăng tổng sản phẩm trong nước đã nâng dần lên lần lượt là 4,46%; 6,04% và 6,9%.
Tính chung cả năm 2009, tổng sản phẩm trong nước tăng 5,32% bao gồm khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
5,52%; khu vực dịch vụ tăng 6,63%.
15


Tài Chính Công

Nhóm: 02
Lớp: 1106EFIN0811

Tổng sản phẩm trong nước năm 2009 theo giá so sánh 1994
Đơn vị: %
2008

2009

6,18


5,32

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

4,07

1,83

Công nghiệp và xây dựng

6,11

5,52

Dịch vụ

7,18

6,63

Qúy I

7,49

3,14

Qúy II

5,72


4,46

Qúy III

5,98

6,04

Qúy IV

5,89

6,90

Tổng số
A. Phân theo khu vực kinh tế

B. Phân theo quý trong năm

Số liệu của Tổng cục thống kê
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 tuy vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,18% của năm
2008, nhưng đã vượt mục tiêu tăng 5% của kế hoạch. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy
thoái, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm mà kinh tế nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng
dương tương đối cao như trên là một thành công lớn. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong
nước quý I và quý II năm 2009 thấp hơn tốc độ tăng của quý I và quý II năm 2008;
nhưng quý III/2009 tăng 6,04%, cao hơn tốc độ tăng 5,98% của quý III/2008 và quý
IV/2009 tăng 6,9%, cao hơn tốc độ tăng 5,89% của quý IV/2008 cho thấy nền kinh tế
nước ta đã vượt qua thời kỳ suy giảm tốc độ tăng trưởng, chứng tỏ các chính sách, giải
16



Tài Chính Công

Nhóm: 02
Lớp: 1106EFIN0811

pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế của Chính phủ đề ra, được triển khai trong năm vừa
qua phù hợp với tình hình thực tế, đã và đang phát huy hiệu quả.
Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010 là giai đoạn có nhiều biến động, đặc biệt
là ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (2008-2009)
đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế nước ta làm cho sản xuất, kinh doanh và xuất
khẩu giảm sút. Tuy nhiên chúng ta đã khắc phục được những khó khăn và vẫn đạt
được những kết quả khá khả quan trong việc duy trì phát triển nền kinh tế.
Bảng 3: GDP, tốc độ tăng trưởng GDP, GDP bình quân đầu người của Việt Nam
(2007 – 2010)
Năm

2007

2008

2009

2010

Tổng GDP *(tỉ USD)

71.111


90.274

97.147

103.572

Tốc độ tăng trưởng

8.5

6.3

5.3

6.8

844

1 061

1 129

1 191

GDP*(%)
GDP bình quân đầu
người (USD/năm)
(Nguồn: Thống kê của Ngân hàng thế giới WB)
* Chú thích:
GDP tính theo giá USD hiện tại, không được điều chỉnh theo mức lạm phát.

Tốc độ tăng trưởng GDP: Phần trăm thay đổi GDP thực so với năm trước; GDP
thực được điều chỉnh theo mức lạm phát.
Biểu đồ 3: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam qua các năm (2007-2010)

17


Tài Chính Công

Nhóm: 02
Lớp: 1106EFIN0811

$120

9.00%
8.50%

$100
$80

103.57

97.15
90.27

8.00%
6.80% 7.00%

6.30%


6.00%

71.11

5.30%

5.00%

$60
4.00%
$40

3.00%
2.00%

$20
1.00%
$0

0.00%
2007

2008

2009

2010

GDP*(tỉ USD)
Tốc độ tăng trưởng GDP*


Biểu đồ 3 cho chúng ta thấy rõ về sự tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các
năm và tốc độ tăng trưởng của GDP từng năm. GDP của nước ta có xu hướng tăng dần
qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước tuy nhiên về tốc độ tăng tăng GDP của
cả nước thì không ổn định. Tốc độ tăng GDP giảm từ mức 8.5% vào năm 2007 xuống
còn 6.3% và 5.3% vào năm 2008 và 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính thế giới. Đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP được cải thiện lại lên mức
6.8%.
Để thấy rõ được sự ảnh hưởng của trình độ phát triển kinh tế đến thu nhập công,
chúng ta hãy cùng xem xét mối quan hệ giữa GDP và thu ngân sách nhà nước.

Biểu đồ 4: GDP, Tổng thu NSNN và chi đầu tư phát triển tại Việt Nam
18


Tài Chính Công

Nhóm: 02
Lớp: 1106EFIN0811

(2007-2010)
120.0000

560170

100.0000

480000

468795

408080

80.0000

580000

380000

311840
60.0000

280000

40.0000

20.0000

0.0000

179961
101500

172710 180000

117800
80000

71.1110

90.2740


97.1470

103.5720

2007

2008

2009

2010

GDP (tỉ USD)
Chi đầu tư phát triển (tỉ VNĐ)

-20000

Thu NSNN (tỉ VNĐ)

Nhìn vào biểu đồ 4 chúng ta có thể thấy sự tương quan rõ nét giữa GDP và tổng
thu NSNN từ năm 2007 đến năm 2010. Trong cả 4 năm, GDP và tổng thu NSNN đều
có xu hướng tăng trưởng đều đặn và cùng chiều với nhau. Mức độ tăng của cả hai chỉ
tiêu này khá đồng đều cho thấy sự tác động qua lại lẫn nhau của 2 chỉ tiêu trên. Điều
này được giải thích một cách đơn giản như sau: khi nền kinh tế phát triển sẽ tạo ra
tổng sản phẩm quốc nội lớn. Tổng sản phẩm quốc nội lớn sẽ trở thành nguồn động
viên lớn cho thu nhập công khiến thu nhập công sẽ gia tăng nhiều hơn. Khi thu nhập
công nhiều lên lượng đầu tư công cũng sẽ gia tăng và tạo điều kiện, thúc đẩy nền kinh
tế phát triển.
II.2. Trình độ tổ chức hoạt động thanh toán và hạch toán

19


Tài Chính Công

Nhóm: 02
Lớp: 1106EFIN0811

Trình độ tổ chức hoạt động thanh toán và hạch toán là một khái niệm chung và
không co một thước đo cụ thể nào cho biết được trình độ thanh toán và hạch toán của
một quốc gia. Yếu tố này biểu hiện qua nhiều mặt, nhiều khía cạnh như tỉ lệ thanh
toán không dung tiền mặt, sự đa dạng phong phú về phương tiện thanh toán, loại hình
thanh toán, trình độ công nghệ, sự phát triển của các tổ chức tài chính trung gian …
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về trình độ tổ chức hoạt động thanh toán và hạch toán ở
Việt Nam.

Tỉ lệ thanh toán không dùng tiền mặt:
Đối với các nền kinh tế phát triển trên thế giới, khái niệm “thanh toán không
dùng tiền mặt” là một khái niệm phổ biến và gần như đồng nghĩa với hoạt động
“thanh toán”chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, với nhiều nước đang phát triển khác,
trong đó có Việt Nam thì thực tế lại có sự khác biệt khi mà thanh toán bằng tiền mặt
vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn và thanh toán không dùng tiền mặt tuy tỷ lệ đang tăng dần,
nhưng vẫn đang là mục tiêu được nhắc đến hàng năm của các chính phủ và ngân hàng
trung ương.
Tại Việt Nam tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán của nước ta đã
có chiều hướng giảm xuống, từ mức hơn 32% năm 1997 xuống gần 23,7% năm 2001,
17,2% năm 2006 và theo dự ước tính khoảng 14% trong năm 2010 nhưng tỷ lệ này là
rất cao khiến cho việc thanh toán bằng tiền mặt tại nước ta vẫn còn rất phổ biến, nhất
là các hoạt động thanh toán ở khu vực dân cư. Với nỗ lực của Chính phủ và Ngân
hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ sử dụng công cụ tiền mặt trong hoạt động thanh toán

trong vòng khoảng 10 năm từ 2001 - 2010 đã giảm khoảng gần một nửa, nếu so với
năm 1997, tỷ lệ này đã giảm khoảng 2,2 lần, đây cũng là con số cho thấy một sự tiến
bộ đáng kể trong chủ trương đẩy mạnh TTKDTM.
Bảng 4: Tỉ lệ tiền mặt trong nền kinh tế trong một số năm

20


Tài Chính Công

TT

Năm

Nhóm: 02
Lớp: 1106EFIN0811

Tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt/ Tổng

Mức độ thay đổi

phương tiện thanh toán
1997
32%
2001
23.7%
-26.0%
2006
17.2%
-27.5%

2010
14%
-18.7%
Nguồn: Báo cáo Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam

1
2
3
4

Số liệu của Bảng 1 cho thấy, tuy thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ cao
so với nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc khoảng 9,7%, Thái Lan khoảng
6,3%... nhưng đã có sự cải thiện đáng kể so với trước đây.



Phương tiện thanh toán, loại hình thanh toán và các tổ chức tài chính

trung gian :
Phương tiện thanh toán:
Tỷ lệ thanh toán tiền mặt giảm đồng nghĩa với tỷ lệ sử dụng các phương tiện
TTKDTM ngày càng được phổ biến, điển hình nhất là sử dụng công cụ Thẻ thanh
toán ngân hàng. Theo kết quả thống kê và báo cáo của Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt
Nam cho thấy trong những năm gần đây, sử dụng thanh toán bằng thẻ ngân hàng
đang trở thành “điểm nhấn”

chủ yếu trong công tác triển khai hoạt động

TTKDTM trong nền kinh tế nước ta. Sự phát triển của công cụ thẻ thanh toán đã tạo
ra một hiệu ứng tích cực cho cộng đồng dân cư trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng

- tài chính, tăng tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng - tài chính chiếm khoảng
trên dưới 25% dân số tính đến giữa năm 2011.
Bảng 5: Số lượng thẻ phát hành, số ngân hàng phát hành thẻ và số thương hiệu thẻ

TT
1
2

năm
2006
2007

Số ngân hàng

Số thương

phát hành thẻ

hiệu thẻ

17
22

70
95
21

Tổng số thẻ
phát hành
(triệu)

5.1
9.34


Tài Chính Công

3
4
5
6

Nhóm: 02
Lớp: 1106EFIN0811

2008
25
160
15.03
2009
34
210
22
2010
39
234
31.7
30/06/2011
41
240
36.53

Nguồn: Báo cáo của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam

Nếu như năm 2006, toàn thị trường mới có khoảng gần 5,1 triệu thẻ và khoảng
70 thương hiệu thẻ các loại thì đến 30/6/2011, con số đó đã lên tới hơn 36,63 triệu
thẻ, cao gấp 7 lần so với năm 2006, một mức tăng trưởng rất lớn, trong đó, hơn 89%
là thẻ ghi nợ nội địa (32,4 triệu thẻ). Trong số 32,4 triệu thẻ ghi nợ nội địa là sự góp
mặt của 20 triệu khách hàng mở tài khoản và đang sử dụng thẻ với số dư bình quân
khoảng 1,5 triệu VND/tài khoản.
Hệ thống thanh toán:
Trong những năm gần đây, hoạt động mở rộng hệ thống ATM và đơn vị chấp
nhận thanh toán thẻ - POS (ĐVCNT) đã có sự tăng trưởng đáng kể, nhất là giai đoạn
2006 - 2011:
Có thể nói hoạt động phát triển hệ thống ATM và POS phục vụ các hoạt động
thanh toán thẻ đã được các ngân hàng quan tâm phát triển cả về số lượng lẫn chất
lượng vì thế đã tạo điều kiện rất tốt cho các hoạt động thanh toán thẻ được phát triển
góp phần cải thiện tỷ lệ đáng kể hoạt động TTKDTM trong nền kinh tế.
Biểu đồ 5: Số ngân hàng phát hành thẻ

22


Tài Chính Công

Nhóm: 02
Lớp: 1106EFIN0811

Bảng 6: Mức độ phát triển hệ thống ATM/POS 2006-2011

Về phát triển mạng lưới ATM: Ngoài việc cung cấp các dịch vụ cơ bản như rút
tiền mặt, chuyển khoản, các ngân hàng còn chủ động nghiên cứu và triển khai nhiều

tính năng gia tăng trên hệ thống ATM như thanh toán hoá đơn dịch vụ (điện, nước,
viễn thông, bảo hiểm...), góp phần mang lại tiện ích cho khách hàng và qua đó giúp
giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán.
23


Tài Chính Công

Nhóm: 02
Lớp: 1106EFIN0811

Về phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ - POS: nếu năm 2006, cả thị
trường mới có hơn 11.000 POS thì đến 30/6/2011, con số đó đã lên tới hơn 63.000
POS, tăng gần 6 lần. Bên cạnh việc gia tăng về số lượng POS, các ngân hàng đã rất
tích cực trong việc mở rộng phạm vi ngành hàng phối hợp lắp đặt mạng lưới chấp
nhận thẻ, trong đó chú trọng các ngành kinh doanh bán lẻ, các đơn vị cung ứng
dịch vụ hàng ngày như dịch vụ taxi, dịch vụ bán vé tàu hoả,...
Từ năm 2008, thực hiện chỉ đạo của NHNN về việc kết nối với các tổ chức
chuyển mạch thẻ nhằm tạo ra mạng lưới chấp nhận thẻ thống nhất trên toàn quốc, các
ngân hàng Việt Nam đã cùng với các công ty chuyển mạch như Smartlink, BanknetVn
và VNBC liên tục mở rộng việc kết nối. Mạng lưới ATM đến nay gần như cơ bản đã
liên thông toàn thị trường, chủ thẻ của các ngân hàng đã có thể thực hiện các giao
dịch trên ATM của các ngân hàng khác và ngược lại một cách dễ dàng, thuận lợi với
mức phí rất hợp lý.
Như vậy nhìn chung có thể thấy hệ thống thanh toán hạch toán của nước ta hiện
nay đang ngày càng phát triển: phương tiện thanh toán phong phú, nghệ thanh toán
ngày càng hiện đại đã góp phần gia tăng thuận tiện cho chủ thể kinh tế, nâng cao tính
minh bạch, tiết kiệm chi phí cho toàn xã hội qua đó thúc đẩy và tác động tích cực đến
nguồn thu nhập công.
Tuy nhiên, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát

triển mạnh, tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong
khu vực công, doanh nghiệp và dân cư. Chất lượng, tiện ích mới trong thanh toán
không dùng tiền mặt còn hạn chế, các tiện ích thiết thực và phổ biến (như thanh toán
tiền điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp) chưa được triển khai mạnh trên thực tế.
Các dịch vụ thanh toán trực tuyến như Mobile Banking, Internet Banking, Ví điện

24


Tài Chính Công

Nhóm: 02
Lớp: 1106EFIN0811

tử… mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ hẹp, chưa triển khai trên diện rộng để đáp ứng
nhu cầu thanh toán nhỏ lẻ của khách hàng.
Trong quá trình triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công,
bên cạnh mặt đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Mặc dù, các tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán đã cố gắng tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa dịch vụ,
mở rộng mạng lưới khách hàng, nhưng hạ tầng CNTT và viễn thông phục vụ thanh toán
của các NHTM còn chưa đáp ứng nhu cầu gia tăng về hoạt động thanh toán trong nền
kinh tế; trong quá trình triển khai Chỉ thị 20 đã nảy sinh một số vướng mắc, chất lượng
dịch vụ trả lương qua tài khoản và chăm sóc khách hàng chưa tốt (máy ATM hết tiền,
gặp trục trặc kỹ thuật, việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện chưa nhanh chóng, kịp thời,
…).
Trình độ hạch toán thể hiện ở ở phương tiện sử dụng, thể hiện ở công nghệ và
thói quen của dân chúng. Trình độ hạch toán cao sẽ làm giảm được thất thoát ngân
sách và phản ánh minh bạch, chính xác hơn các khoản thu và chi phí của mọi tổ chức
và cá nhân.
Ở Việt Nam hiện nay mọi doanh nghiệp, tổ chức đều hạch toán theo chế độ kế

toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 23/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính được sửa đổi bổ sung
theo thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Tài Chính.
Trước đây, trong thời kỳ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp việc hạch toán
ở các cửa hàng cấp 2, cấp 3, cấp 3 còn thô sơ, nhà nước quản lý không chặt chẽ làm
thất thoát trong thu, chi công, do đó đã dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách nhà nước,
lạm phát tăng hơn 700%.
Hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hạch toán kế toán với các
phần mềm tiện ích như : Misa ,fast ,bravo... công tác kế toán đã được đơn giản hoá,
chính xác và minh bạch hơn. Từ đó cung cấp các số liệu chính xác hơn, là cơ sở để
nhà nước thu thuế, tránh được tình trạng tham nhũng lãng phí quỹ công.
25


×