Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Thâm hụt kép tại việt nam mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

THÂM HỤT KÉP TẠI VIỆT NAM:
MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ GIỮA THÂM HỤT
NGÂN SÁCH VÀ TÀI KHOẢN VÃNG LAI

GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng
SVTH: Nguyễn Hoàng Nhƣ Thủy
MSSV: 108202334
Lớp – Khóa: TC4 – K34

i


LỜI CẢM ƠN
Qua bốn năm học tập và rèn luyện tại khoa Tài chính Doanh
nghiệp, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, những kiến thức
cơ bản từ sự truyền đạt tận tâm của Quý Thầy Cô đã giúp em hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp “Thâm hụt kép tại Việt Nam: Mối quan hệ nhân quả
giữa thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai”. Chuyên đề tốt nghiệp là
cơ hội để em có thể áp dụng, tổng kết những kiến thức mà mình đã học,
đồng thời rút ra những kinh nghiệm thực tế quý giá trong suốt quá trình
thực hiện chuyên đề.
Trước tiên em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Đinh Thị Thu
Hồng đã tận tình hướng dẫn, góp ý và động viên em trong quá trình thực
hiện chuyên đề tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Khoa Tài chính Doanh


nghiệp Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp
đỡ, giảng dạy em trong bốn năm qua, những kiến thức mà em nhận được
trên giảng đường đại học sẽ là hành trang giúp em vững bước trong tương
lai.
Xin kính chúc quý thầy cô mạnh khoẻ, hạnh phúc và vững bước
trên con đường sự nghiệp trồng người vinh quang.
Sinh viên

Nguyễn Hoàng Như Thủy

ii


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN

.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

ThS. ĐINH THỊ THU HỒNG


iii


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM CHUYÊN ĐỀ 2

.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
GIẢNG VIÊN

iv


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

MỤC LỤC
Tóm tắt............................................................................................................................ 1
1. GIỚI THIỆU (INTRODUCTION) ....................................................................... 2

2. TỔNG QUAN VỀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
(LITERATURE REVIEW) .......................................................................................... 5
2.1.

Lý thuyết nền tảng về Thâm hụt kép (Theoretical basics) ................................. 5

2.1.1

Chính sách tài khóa ..................................................................................... 5

2.1.2

Tài khoản vãng lai ....................................................................................... 6

2.1.3

Thâm hụt kép............................................................................................... 7

2.2.

Những bằng chứng thực nghiệm về thâm hụt kép trên thế giới ........................ 9

2.3.

Tương quan dự kiến của thâm hụt kép tại Việt Nam ....................................... 22

3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (METHODOLOGY AND DATA) ............ 31
3.1.

Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................ 31


3.2.

Dữ liệu: ............................................................................................................ 33

4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (RESULTS) ................................. 34
4.1.

Kiểm định tính dừng ........................................................................................ 34

4.2.

Kiểm định đồng liên kết ................................................................................... 35

4.3.

Kiểm định nhân quả Granger ........................................................................... 39

4.4.

Kiểm định VECM ............................................................................................ 41

4.5.

Giải thích kết quả kiểm định ............................................................................ 45

5. TỔNG KẾT (CONCLUSIONS) .......................................................................... 48
5.1.

Kết quả nghiên cứu: ......................................................................................... 48


5.2.

Khuyến nghị giải pháp ..................................................................................... 48

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy

v


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CSTK:

Chính sách tài khóa

BD:

Thâm hụt ngân sách

CAD:

Thâm hụt tài khoản vãng lai

IR:

Lãi suất


ER:

Tỷ giá hối đoái

LNER:

Logarit cơ số tự nhiên của tỷ giá hối đoái

ADF:

Augmented Dickey – Fuller

VECM:

Vector Error Correction Model

EU:

Liên minh Châu Âu

OECD:

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

IMF:

Quỹ tiền tệ quốc tế

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy


vi


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tỷ lệ thâm hụt ngân sách, tỷ lệ tăng trưởng GDP giai đoạn 1990 – 1996.... 23
Bảng 2.2: Thâm hụt tài khoản vãng lai Việt Nam giai đoạn 1991-1996....................... 23
Bảng 2.3: Thâm hụt ngân sách so với GDP, tăng trưởng GDP năm 1997-2001 .......... 24
Bảng 2.4: Tài khoản vãng lai, tài khoản vãng lai so với GDP năm 1997-2001 ............ 25
Bảng 2.5: Tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP năm 2002-2007 ................................ 26
Bảng 2.6: Tỷ lệ thâm hụt tài khoản vãng lai so với GDP năm 2002-2007 ................... 27
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF cho các biến................................... 34
Bảng 4.2: Kết quả kiệm định nghiệm đơn vị ADF cho sai phân bậc 1 và 2 ................. 35
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF cho phần dư theo phương pháp
Engle – Granger ............................................................................................................. 37
Bảng 4.4: Kết quả kiệm định đồng liên kết Johansen ................................................... 38
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định nhân quả Granger ........................................................... 40
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định VECM ............................................................................ 41
Bảng 4.7: Kết quả kiệm định ADF phần dư mô hình VECM ....................................... 44

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy

vii


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Bốn mối quan hệ có thể có của thâm hụt kép.................................................. 9
Hình 2.2: Mối quan hệ của các biến kinh tế giữa thâm hụt ngân sách, thâm hụt tài
khoản vãng lai, lãi suất và tỷ giá ................................................................................... 20
Hình 2.3: Thâm hụt ngân sách, thâm hụt tài khoản vãng lai giai đoạn 1990-2010 ....... 30

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy

viii


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

Tóm tắt
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là đóng góp hơn nữa vào cuộc tranh luận về giả
thuyết “thâm hụt kép” trong một nền kinh tế đang phát triển. Chúng tôi tiến hành kiểm
định giả thuyết này cho Việt Nam với dữ liệu từ quý 1 năm 2000 đến quý 3 năm 2011.
Kết quả thực nghiệm thu được qua các kiểm định tính dừng Unit root test, kiểm định
quan hệ nhân quả Granger, kiểm định đồng liên kết Engle – Granger và Johansen
Juselius (1990) cùng mô hình VECM (Vector Error Correction Models) cho thấy rằng
thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai tại Việt Nam là có mối quan hệ nhân
quả một chiều, điều này ngụ ý rằng một sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách sẽ làm
trầm trọng thêm cán cân tài khoản vãng lai tại Việt Nam. Các tác động của lãi suất và
tỷ giá hối đoái trong chuỗi quan hệ nhân quả giữa ngân sách và thâm hụt tài khoản
vãng lai cũng được nhấn mạnh.


SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy

1


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

1. GIỚI THIỆU (INTRODUCTION)
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và liên tục là
nguyên nhân của sự mất cân bằng trong kinh tế vĩ mô và điều này có ảnh hưởng lớn
đến tiến trình kinh tế trong dài hạn. Một trong các biện pháp mà các nhà hoạch định
chính sách và chính trị gia dùng để kiểm soát thâm hụt tài khoản vãng lai là tiến hành
thực hiện các chính sách tài khóa. Vấn đề quan trọng hơn là Chính phủ nên làm gì khi
cả thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai xuất hiện đồng thời. Hiện tượng trên có tên
là “thâm hụt kép”, xuất hiện lần đầu tiên ở Hoa Kỳ vào những năm 1980, đánh dấu một
giai đoạn đồng USD bị định giá cao và một sự thay đổi bất thường trong tài khoản
vãng lai cũng như thâm hụt ngân sách của Mỹ. Các nước ở Châu Âu như Đức, Thụy
Điển… cũng đối mặt với vấn đề tương tự trong những năm đầu thập niên chín mươi,
khi sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách kèm theo một sự đánh giá cao đồng nội tệ đã
ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai (Ibrahim và Kumah, năm 1996). Giả thuyết thâm hụt
kép khẳng định rằng một sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách sẽ gây ra một sự gia
tăng tương tự trong thâm hụt tài khoản vãng lai và ngược lại. Mối liên hệ của tình trạng
thâm hụt kép có thể được xem như là khi một quốc gia trải qua một sự bùng nổ đầu tư,
thâm hụt tài khoản vãng lai có thể làm cho đất nước hoặc là giảm các tài sản nước
ngoài hoặc là mượn từ phần còn lại của thế giới để tài trợ cho việc đầu tư mới bằng
cách bán tài sản cố định và tài chính (trái phiếu chứng khoán, đất...). Vì vậy, thâm hụt
tài khoản vãng lai liên tục sẽ làm cho đất nước tăng nợ nước ngoài ròng và kết quả là

thâm hụt ngân sách. Về mặt lý thuyết, các cơ chế đằng sau trạng thâm hụt kép có thể
được giải thích đơn giản thông qua học thuyết Keynes. Keynes xem xét sự thay đổi
ngân sách Chính phủ là yếu tố chính làm thay đổi các biến số kinh tế. Mỗi việc giảm
thuế hoặc tăng chi tiêu của Chính phủ là nguyên nhân làm tăng tổng chi tiêu của nền
kinh tế và kéo theo sự tăng lên của lạm phát và lãi suất. Lãi suất tăng ảnh hưởng đến
nền kinh tế trong nước và dòng vốn vào tăng. Điều này dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng,
đồng nội tệ được đánh giá cao, làm tăng nhu cầu nhập khẩu đối với sản phẩm nước
ngoài, cũng như dẫn đến giảm nhu cầu của người nước ngoài đối với sản phẩm trong
SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy

2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

nước. Hơn nữa, lạm phát tăng gây ra do thực hiện các chính sách mở rộng tài khóa, kết
quả làm tăng giá trị tương đối của hàng hóa trong nước đối với hàng hóa nước ngoài,
một lần nữa làm giảm nhu cầu của người nước ngoài đối với hàng trong nước và tăng
nhu cầu của người dân trong nước đối với hàng hóa nước ngoài, áp lực làm tăng thâm
hụt tài khoản vãng lai trong nền kinh tế. Sự xuất hiện của thâm hụt ngân sách và thâm
hụt tài khoản vãng lai ở rất nhiều nước đã thu hút sự chú ý ngày càng tăng của nhiều
nhà nghiên cứu về vấn đề thâm hụt kép và đã có nhiều bài nghiên cứu lý thuyết cũng
như thực nghiệm của nhiều tác giả để kiểm định giả thuyết này. Kết quả nghiên cứu
đưa ra bốn mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách (BD) và thâm hụt tài khoản
vãng lai (CAD), bao gồm BD → CAD, BD ↔ CAD, CAD → BD và BD ↔ CAD.
Việt Nam cũng tồn tại trường hợp tương tự như các nước trên thế giới vì trong suốt
khoảng thời gian sau khi mở cửa, ngân sách Chính phủ và cán cân vãng lai luôn trong
trạng thái thâm hụt. Trừ năm các từ 1999-2001, những năm mà lần đầu tiên cán cân

vãng lai Việt Nam chuyển sang thặng dư, suốt thời gian còn lại cán cân vãng lai luôn
trong trạng thái thâm hụt, đặc biệt là năm 2008, thâm hụt tăng lên đến mức 9 tỷ đô la
Mỹ do bị ảnh hưởng của khủng hoàng tài chính thế giới. Ngân sách của Việt Nam luôn
trong trạng thái thâm hụt vì thuế không bù đắp đủ cho chi tiêu của Chính phủ nhằm
phát triển kinh tế và điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Liệu rằng thâm hụt cán cân vãng lai và
thâm hụt ngân sách ở Việt Nam có tồn tại một mối quan hệ tác động qua lại hay không,
nhóm chúng tôi tiến hành thực hiện bài nghiên cứu thực nghiệm để kiểm định mối
quan hệ này tại Việt Nam, thu thập dữ liệu về thâm hụt tài khoản vãng lai, thâm hụt
ngân sách, lãi suất ngắn hạn và tỷ giá hối đoái USD/VND theo quý, từ quý 1 năm 2000
đến quý 3 năm 2011. Phần 2 của bài nghiên cứu này trình bày về cơ sở lý thuyết của
giả thuyết “thâm hụt kép”, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây ở các quốc
gia trên thế giới và thực trạng thâm hụt kép tại Việt Nam trong những năm qua. Phần 3
trình bày mô hình và phương pháp ước lượng, chúng tôi sử dụng kiểm định tính dừng
(unit root test) ADF (Augmented Dickey – Fuller), kiểm định đồng liên kết bằng
phương pháp Engle-Granger và phương pháp Johasen, tiếp đến thực hiện kiểm định
SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy

3


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

mối quan hệ nhân quả Granger và cuối cùng là dùng kiểm định VECM. Phần 4 đưa ra
các kết quả kiểm định và phân tích kết quả kiểm định. Phần cuối bài nghiên cứu sẽ kết
luận về mối quan hệ giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách tại Việt
Nam.

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy


4


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

2. TỔNG QUAN VỀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC
ĐÂY (LITERATURE REVIEW)
2.1.

Lý thuyết nền tảng về Thâm hụt kép (Theoretical basics)

2.1.1 Chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa (CSTK) là chính sách của Chính phủ nhằm tác động lên định
hướng phát triển của nền kinh tế, mục tiêu điều tiết vĩ mô nền kinh tế, ổn định nền kinh
tế ở mức sản lượng mục tiêu (Yp) thông qua các hệ thống các giải pháp gồm điều chỉnh
thu nhập và chi tiêu của Chính phủ.
Chính sách tài khóa, trong ngắn hạn, điều tiết sản lượng thực tế, lạm phát, thất nghiệp
nhằm ổn định kinh tế. Trong dài hạn, chính sách tài khóa điều chỉnh cơ cấu kinh tế và
thúc đẩy tăng trưởng lâu dài.
Chính sách tài khóa liên quan đến tác động tổng thể của ngân sách đối với hoạt động
kinh tế. Tùy vào thực trạng của nền kinh tế và mục tiêu điều tiết nền kinh tế, Chính phủ
sẽ sử dụng các chính sách tài khóa khác nhau:
-

Chính sách tài khóa trung lập là chính sách cân bằng ngân sách, khi đó

G=T, (trong đó G: chi tiêu Chính phủ, T: thu nhập từ thuế), chi tiêu của Chính

phủ hoàn toàn được cung cấp do nguồn thu từ thuế và nhìn chung kết quả có ảnh
hưởng trung tính lên mức độ của các họa động kinh tế.
-

Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái,Nhà nước có thể áp dụng

chính sách tài khóa mở rộng, chính sách tăng cường chi tiêu của Chính phủ (G >
T) thông qua chi tiêu Chính phủ tăng hoặc giảm bớt nguồn thu từ thuế hoặc kết
hợp cả hai. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách nặng nề hơn hoặc thặng dư
ngân sách ít hơn nếu trước đó có ngân sách cân bằng.
-

Ngược lại, khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát và có hiện tượng nóng,

Nhà nước có thể sử dụng chính sách tài khóa thu hẹp, trong đó chi tiêu của
Chính phủ ít đi thông qua việc tăng thu từ thuế hoặc giảm chi tiêu hoặc kết hợp
SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy

5


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

cả hai. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư ngân sách
lớn hơn so với trước đó, hoặc thặng dư nếu trước đó có ngân sách cân bằng.
2.1.2 Tài khoản vãng lai
Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của một quốc
gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa, dịch vụ và thu nhập giữa người cư trú trong

nước với người cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư
trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ". Còn những giao
dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước
được ghi vào bên "có". Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ.
Cán cân tài khoản vãng lai bao gồm:
-

Cán cân thương mại hàng hóa: ghi lại các giao dịch về xuất khẩu và nhập

khẩu hàng hóa của một quốc gia. Đối với phần lớn các quốc gia thì cán cân
thương mại là thành phần quan trọng nhất trong tài khoản vãng lai. Tuy nhiên,
đối với một số quốc gia có phần tài sản hay tiêu sản ở nước ngoài lớn thì thu
nhập ròng từ các khoản cho vay hay đầu tư có thể chiếm tỷ lệ lớn. Vì cán cân
thương mại là thành phần chính của tài khoản vãng lai, và xuất khẩu ròng thì
bằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước, nên tài khoản
vãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch này.
-

Cán cân dịch vụ: ghi chép lại các giao dịch về vận tải, du lịch, và các

dịch vụ khác của một quốc gia.
-

Cán cân thu nhập: ghi chép những khoản thu nhập của người lao động

như kiều hối, thu nhập từ đầu tư.
-

Cán cân chuyển khoản: bao gồm những khoản viện trợ không hoàn lại,


giá trị của những khoản quà tặng, và các chuyển giao khác bằng tiền và hiện vật
cho mục đích tiêu dùng của người cư trú và không cư trú.
Tất cả các khoản thanh toán của các bộ phận Nhà nước hay tư nhân đều được gộp
chung vào trong tính toán này.
SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy

6


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

Cùng với tài khoản vốn, và thay đổi trong dự trữ ngoại hối, tài khoản vãng lai hợp
thành cán cân thanh toán.
Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, hay khi tiết
kiệm nhiều hơn đầu tư. Ngược lại, tài khoản vãng lai thâm hụt khi quốc gia nhập nhiều
hơn hay đầu tư nhiều hơn. Mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hàm ý quốc gia gặp
hạn chế trong tìm kiếm nguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu và đầu tư một cách bền
vững.
2.1.3 Thâm hụt kép
Theo lý thuyết thâm hụt kép, sự thay đổi trong thâm hụt ngân sách dẫn đến sự thay đổi
tương tự trong thâm hụt tài khoản vãng lai và ngược lại. Để làm rõ mối quan hệ giữa
hai biến này, chúng ta bắt đầu với định nghĩa thu nhập quốc gia cho một nền kinh tế
mở:
Y=C+I+G+X–M

(1)

Trong đó Y là thu nhập quốc dân; C là tiêu dùng tư nhân; I là chi tiêu đầu tư thực sự

trong nền kinh tế như chi tiêu cho thiết bị, xây dựng, nhà máy; G là chi tiêu của Chính
phủ về hàng hoá và dịch vụ; cuối cùng, X là xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, và M là
nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.
Từ phương trình (1), tài khoản vãng lai (CA) được định nghĩa là bằng sự chênh lệch
giữa xuất khẩu (X) trừ nhập khẩu (M), có thể được viết lại là:
CA = Y - (C + I + G)

(2)

Với (C + I + G) được xác định là chi tiêu của người dân trong nước. Trong một nền
kinh tế đóng, không có thương mại quốc tế, tiết kiệm (S) bằng đầu tư (I) (S = I). Tuy
nhiên, trong một nền kinh tế mở được có thể được định nghĩa là:
S = I + CA

(3)

Từ phương trình (3), chúng ta biết rằng trong một nền kinh tế mở, một quốc gia có thể
tìm kiếm quỹ đầu tư cả trong nước và quốc tế để tăng thu nhập trong tương lai. Tiết
SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy

7


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

kiệm quốc gia có thể được chia thành các thành phần tư nhân và Chính phủ. Tiết kiệm
tư nhân, ký hiệu là Sp trong khi tiết kiệm Chính phủ, ký hiệu là Vn:
Sp = Y - T - C


(4)

Vn = T - G

(5)



trong đó T là thu thuế của Chính phủ. Sau đó, chúng ta có thể sử dụng các phương trình
(4) và (5) để thay thế vào phương trình (3) và sẽ có được kết quả:
Sp = I + CA – Vn

(6)

Sp = I + CA + (G - T)

(7)

CA = Sp - I - BD

(8)

Hay

Hay

Phương trình (8) nói lên rằng sự gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ gây ra một sự gia tăng
tương tự trong thâm hụt tài khoản vãng lai, nếu tiết kiệm tư nhân và đầu tư không thay
đổi nhiều hoặc giữ nguyên. Điều này ủng hộ quan điểm của Keynes. Ngược lại,

Summers (1988) lập luận rằng một quan hệ nhân quả đảo ngược có thể xảy ra từ tài
khoản vãng lai tới biến ngân sách Chính phủ khi suy giảm trong thâm hụt tài khoản
vãng lai dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn và sau đó làm tăng thâm hụt
ngân sách.
Trong bối cảnh khác, theo giả thuyết cân bằng Ricardo, khi Chính phủ cắt giảm thuế và
tăng thâm hụt ngân sách, người dân dự đoán rằng họ sẽ phải đối mặt với thuế cao hơn
trong tương lai và sau đó họ phải trả lại các khoản nợ của Chính phủ. Vì vậy, người
dân sẽ giảm chi tiêu của họ và tăng tiết kiệm (tư nhân) để bù đắp cho sự sụt giảm trong
tiết kiệm của Chính phủ. Như vậy, thâm hụt ngân sách không có ảnh hưởng đến thâm
hụt tài khoản vãng lai.
SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy

8


Chuyên đề tốt nghiệp

2.2.

GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

Những bằng chứng thực nghiệm về thâm hụt kép trên thế giới

Như đã đề cập trước đây, mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách Chính phủ và thâm hụt
tài khoản vãng lai là một vấn đề được chú ý của các nhà hoạch định chính sách và các
nhà nghiên cứu trong các thập kỷ qua, và rất nhiều lý thuyết và nghiên cứu và thực
nghiệm đã được thực hiện. Các nước đã đối mặt với thâm hụt tài khoản vãng lai cố
gắng áp dụng chính sách tài khóa nhằm giảm thâm hụt hoặc loại bỏ nó. Đã có rất nhiều
nghiên cứu thực nghiệm về giả thuyết thâm hụt kép. Theo các nghiên cứu, có thể có 4
mối quan hệ nhân quả có thể có giữa thâm hụt ngân sách (BD) và thâm hụt tài khoản

vãng lai (CAD), bao gồm BD → CAD, BD↔ CAD, CAD → BD và BD ↔ CAD.
Hình 2.1: Bốn mối quan hệ có thể có của thâm hụt kép (4 possible types of
relationship between twin deficit)

Nguồn: Jui-Chuan Chang và Zao-Zhou Hsu (2009)

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy

9


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

Đầu tiên, lý thuyết giải thích quan hệ giữa BD và CAD là mô hình Mundell-Fleming.
Mô hình Mundell - Fleming cho rằng sự gia tăng trong BD gây ra một áp lực lên lãi
suất, và lãi suất sẽ tác động đến dòng vốn chảy vào, làm tăng tỷ giá hối đoái, cuối cùng
dẫn đến sự gia tăng trong CAD. Lý thuyết thứ hai giải thích mối liên kết giữa trạng
thâm hụt kép là lý thuyết hấp thụ Keynes, cho thấy rằng sự gia tăng trong BD sẽ gây ra
sự hấp thụ trong nước và do đó tăng nhập khẩu, gây ra sự gia tăng hoặc làm xấu đi
trạng thái thâm hụt tài khoản vãng lai. Cả hai mô hình Mundell-Fleming và lý thuyết
Keynes đều hỗ trợ các mối quan hệ gián tiếp BD tới CAD (BD → CAD).
Laney (1984) tìm thấy mối quan hệ một chiều từ thâm hụt ngân sách tới thâm hụt tài
khoản vãng lai khi ông nghiên cứu mối quan hệ giữa đồng đô la Mỹ được định giá quá
cao, thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai lớn của Mỹ và các nước phát
triển cũng như các nước đang phát triển khác. Sử dụng phương pháp bình phương bé
nhất (OLS), kết quả cho thấy rằng cân bằng tài khóa là một yếu tố quyết định sự cân
bằng bên ngoài, có ý nghĩa thống kê đáng chú ý ở các nước đang phát triển hơn là các
nước công nghiệp. Trong khi đó, Ahmed (1986) báo cáo rằng một sự thay đổi rõ ràng

và tạm thời trong chi tiêu Chính phủ sẽ dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai thông qua
cầu giảm. Các nghiên cứu khác ủng hộ các đề xuất của Keynes, trong đó sự gia tăng
thâm hụt ngân sách dẫn đến tài khoản vãng lai trở nên thâm hụt hơn bao gồm Abell
(1990), Zietz và Pemberto (1990), Bachman (1992), Rosensweig và Tallman (1993),
Dibooglu (1997), Vomvoukas (1997), Piersanti (2000), Akbostanci và Tunc (2001), và
Leachman và Francis (2002).
Trong bài nghiên cứu xem xét lại giả thuyết thâm hụt kép, điều tra tác động của việc
củng cố tài khóa lên tài khoản vãng lai của tác giả John Bluedorn và Daniel Leigh. Dữ
liệu được lấy từ năm 1978-2009 của 16-17 quốc gia. Kiểm định bằng mô hình hồi quy
với các biến: thay đổi trong tỉ lệ tài khoản vãng lai trên GDP, biên độ lớn của hành
động dựa trên sự bền vững tài khóa theo phần trăm GDP, đó chính là tác động của
ngân sách lên thay đổi trong thuế và chi tiêu được thúc đẩy bởi mong muốn giảm thâm
hụt ngân sách dựa trên các số liệu của Devries (2011). Xem kết quả thu được dựa trên
SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy

10


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

phương pháp chuẩn CAPB, kết quả cho thấy sự bền vững tài khóa có tác dụng đáng kể
đến tài khoản vãng lai. Ước tính cho thấy tỷ lệ bền vững tài khóa trên GDP tăng 1%
làm tăng tỷ lệ tài khoản vãng lai trên GDP khoảng 0,6%.
Thứ hai, Một giải thích khác về mối quan hệ giữa BD và CAD được dựa trên giả định
rằng thâm hụt kép này không liên quan với nhau. Họ tuyên bố rằng thâm hụt ngân sách
không gây ra bất kỳ sự thay đổi nào về lãi suất và tỷ giá hối đoái (Garcia và Ramajo,
2004), do đó không ảnh hưởng đến sự mất cân bằng tài khoản vãng lai. Do đó, theo lý
thuyết cân bằng Ricardo, thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai là độc lập,

có nghĩa là, BD ↔ CAD.
Barro (1974) phát hiện ra rằng không có mối tương quan giữa thâm hụt trong khu vực
công và sự mất cân bằng trong tài khoản vãng lai, khi ông bắt đầu từ trường hợp tiêu
chuẩn "nợ trung lập". Điều này có thể được hiểu bằng cách giảm tiết kiệm công do
thâm hụt ngân sách sẽ gắn liền với một sự gia tăng tương ứng trong tiết kiệm tư nhân
(xem Barro, 1989). Lý do đằng sau là người tiêu dùng mong đợi rằng cắt giảm thuế
ngày hôm nay mà kết quả là thâm hụt tài khóa sẽ dẫn đến sự gia tăng thuế trong tương
lai để phục vụ nợ công, do đó, họ sẽ tiết kiệm tiền ngày hôm nay để trả tiền tăng thuế
trong tương lai. Các nghiên cứu thực nghiệm bởi Miller và Russek (1989), Dewald và
Ulan (1990), Enders và Lee (1990), Evans và Hasan (1994), Wheeler (1999) cũng tìm
thấy bằng chứng hỗ trợ cho lý thuyết cân bằng Ricardo, trong đó thâm hụt tài khóa bên
trong và bên ngoài là không tương quan.
Theo nghiên cứu của Kaufmam và các cộng sự (2002), liệu tài khoản vãng lai của của
Áo có chịu sự tác động của thâm hụt ngân sách quốc gia (thông qua liên kết giữa thâm
hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai là lãi suất, như đã được trình bày trong
mô hình truyền thống Mundell – Fleming) hay chịu sự tác động của sự tái phân bổ giữa
chi tiêu dùng và đầu tư (như đã nhấn mạnh trong giả thuyết cân bằng Ricardo). Sử
dụng kiểm định VECM bao gồm 3 vecto đồng tích hợp và độ trễ bổ sung của biến nội
sinh là 4, tác giả tính toán phương sai sai số dự báo của biến tài khoản vãng lai và phản
SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy

11


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

ứng đẩy. Sử dụng dữ liệu theo quý từ năm 1976 đến năm 1997, các biến bao gồm GDP
là thước đo thu nhập, năng suất nội địa, và một thước đo cho năng suất nước ngoài, chi

tiêu Chính phủ; thặng dư ngân sách và tài khoản vãng lai thể hiện dưới dạng phần trăm
trên GDP. Các biến tài chính bao gồm lãi suất dài hạn và điều khoản thương mại. Biến
năng suất là sản phẩm công nghiệp bình quân trên số lao động, điều khoản thương mại
là tỷ lệ giá xuất khẩu/giá nhập khẩu. Tính toán phương sai sai số dự báo đưa ra kết quả
là: trong dài hạn, năng suất nội địa và điều khoản thương mại chiếm 65% sai số dự
đoán. Lãi suất ko có ý nghĩa đáng kể, thâm hụt ngân sách là 14%, trong khi chi tiêu
Chính phủ chỉ chiếm khoảng gần 5% phương sai sai số dự đoán. Mặc dù bằng chứng
này không mâu thuẫn với giả thuyết thâm hụt kép, song phương sai sai số dự báo cũng
cho thấy rằng lãi suất chỉ giải thích một phần nhỏ của sai số của tài khoản vãng lai. Tác
giả lập luận rằng lãi suất là một biến quan trọng trong mô hình Mundell-Fleming, do đó
có thể xem đây như là bằng chứng chống lại sự liên kết giữa thâm hụt ngân sách và
thâm hụt tài khoản vãng lai.
Trong bài nghiên cứu về cú sốc sản lượng, thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai
của Matthieu Busiere, Marcel Fratzscher và Gernot J.Muller (2005), tác giả sử dụng
mẫu gồm 21 quốc gia thuộc OECD với dữ liệu thời gian từ năm 1960 đến 2003. Tác
giả đã xem xét rất nhiều biến tài chính tác động đến tài khoản vãng lai như sản lượng,
tiết kiệm, đầu tư, ngân sách Chính phủ. Kết quả kiểm định về tác động của ngân sách
Chính phủ lên tài khoản vãng lai cho thấy rằng tác động này rất thấp. Đối với các quốc
gia G7 thì mô hình hồi quy không có ý nghĩa còn đối với cả mẫu trong OECD, hệ số
là 0.07. Trong khi đó, yếu tố cú sốc sản lượng của mỗi quốc gia thì có ý nghĩa ở hầu
hết các quốc gia.
Thứ ba, Một quan hệ nhân quả theo một hướng từ thâm hụt tài khoản vãng lai tác
động đến thâm hụt ngân sách cũng có thể tồn tại. Kết quả này xảy ra khi sự suy thoái
trong tài khoản vãng lai dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn và dẫn đến sự
gia tăng thâm hụt ngân sách. Một đất nước trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính
hoặc khủng hoảng khả năng thanh toán do thâm hụt tài khoản vãng lai quá mức có thể
SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy

12



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

phải đối mặt với tình huống trong đó lượng lớn quỹ công được bơm vào để phục hồi
ngành tài chính đang gặp khó khăn, cải thiện hệ thống quản trị doanh nghiệp, và để
giảm cuộc suy thoái. Ví dụ tại Hàn Quốc, thâm hụt tài khóa được phép tăng đáng kể
cho các mục đích hỗ trợ các hoạt động kinh tế và tăng sức mạnh mạng lưới an toàn xã
hội sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Mối quan hệ nhân quả trong trường
hợp này có chiều từ thâm hụt tài khoản vãng lai tới thâm hụt ngân sách (CAD → BD).
Mối quan hệ nhân quả đảo ngược này được gọi là "tài khoản vãng lai mục tiêu ' của
Summers (1988). Ông cho rằng điều chỉnh bên ngoài có thể tìm kiếm thông qua chính
sách tài khóa. Điều này đặc biệt đúng đối với một nền kinh tế nhỏ mở cửa, đang phát
triển phụ thuộc lớn vào dòng vốn đầu tư nước ngoài (ví dụ như đầu tư trực tiếp nước
ngoài) để tài trợ cho sự phát triển kinh tế. Nói cách khác, ngân sách của một quốc gia
sẽ bị ảnh hưởng bởi dòng vốn chảy vào lớn hoặc thông qua tích lũy nợ và điều này cuối
cùng sẽ dẫn tới thâm hụt ngân sách. Nghiên cứu về tình hình của châu Mỹ La Tinh và
một số các nước Đông Á đã minh họa cho điều này (xem Reisen, 1998). Các bài viết
bởi Anoruo và Ramchander (1998) về Philipin, Ấn Độ, Indonesia và Hàn Quốc; Khalid
và Teo (1999) về Indonesia và Pakistan cũng đã cung cấp đầy đủ bằng chứng để hỗ trợ
cho giả thuyết này. Theo họ, điều này sẽ xảy ra nếu Chính phủ của một quốc gia sử
dụng chính sách tài khóa để thực hiện mục tiêu cân bằng tài khoản vãng lai.
Alkswani và Al-Towaijari (1999) cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ
nhân quả đảo ngược giữa hai thâm hụt cho Ả-rập Xê-út. Trong khi đó Anoruo và
Ramchander (1998) cũng khám phá ra rằng thâm hụt thương mại gây ra thâm hụt ngân
sách ở một số nước châu Á. Họ lập luận rằng các Chính phủ ở các nước đang phát triển
có thể tham gia vào các kích thích tài chính để giảm bớt hậu quả kinh tế và tài khóa do
sự thâm hụt thương mại lớn. Nền kinh tế tăng trưởng chậm do thâm hụt tài khoản vãng
lai lớn hiện nay không những làm tăng chi tiêu của Chính phủ mà còn giảm doanh thu

thuế.

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy

13


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

Trong bài nghiên cứu của ông Carlos Fonseca Marinheiro (2007), nghiên cứu về tính
hợp lý của giả thuyết thâm hụt kép ở Ai Cập. Sử dụng dữ liệu về CAD và BD theo tỷ lệ
phần trăm của GDP trong giai đoạn từ năm 1974 đến năm 2004. Đầu tiên, ông kiểm
định giả thuyết cân bằng Ricardo liệu rằng thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản
vãng lai có quan hệ với nhau hay không, một sự gia tăng trong thâm hụt có được bù
đắp bằng một sự gia tăng trong tiết kiệm tư nhân hay không. Kết quả thực nghiệm đã
bác bỏ tính hợp lệ của giả thuyết này đối với trường hợp của Ai Cập: chỉ có sự cân
bằng một phần, tức là tiêu dùng tư nhân chỉ bù đắp được một phần (chưa được một
nửa) thuế hoán đổi nợ công trong tương lai. Tiếp tục nghiên cứu về giả thuyết thâm hụt
kép, ông cũng đã thực sự tìm thấy bằng chứng (yếu) ủng hộ mối quan hệ dài hạn giữa
thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai.
CADt = 0.308*BDEFt
Trong thực tế, nếu đây là một vector đồng tích hợp, nó sẽ cho thấy một mối tương quan
tích cực giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, việc phát
hiện một mối tương quan tích cực không chỉ ra quan hệ nhân quả rằng: liệu thâm hụt
ngân sách là nguyên nhân gây thâm hụt bên ngoài, hay là chiều ngược lại. Ông tiếp tục
kiểm định mô hình nhân quả Granger trong mô hình VECM và mô hình quan hệ nhân
quả Granger truyền thống, và kết quả chỉ ra rằng: có mối quan hệ nhân quả Granger
chạy từ thâm hụt tài khoản vãng lai tới thâm hụt ngân sách:

CAD  BD
Giải thích cho mối quan hệ nhân quả đảo ngược này dựa trên sự chịu ảnh hưởng của
cán cân ngân sách với các biến động về sản lượng trong nước. Thứ nhất, dòng vốn vào
có xu hướng đánh giá cao tỷ giá hối đoái, từ đó làm suy giảm thương mại. Ngoài ra,
một cú sốc ngoại sinh tiêu cực, có thể dẫn đến sự giảm sút trong xuất khẩu hoặc làm
tăng nhập khẩu. Sự suy thoái trong cân bằng bên ngoài, phản ánh sự thay thế của hàng
sản xuất trong nước bằng hàng nhập khẩu (tương đối rẻ hơn), có tác động tiêu cực đối
với sản lượng trong nước, từ đó dẫn đến doanh thu thuế giảm và làm suy giảm cán cân
SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy

14


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

ngân sách. Thứ hai, Chính phủ có thể sử dụng kích thích tài chính để giảm thiểu tác
động tiêu cực của thâm hụt tài khoản vãng lai đối với sản lượng trong nước. Trong
trường hợp này, thâm hụt tài khoản vãng lai gây ra sự suy thoái kinh tế, làm tăng chi
tiêu Chính phủ và làm giảm doanh thu thuế. Điều này cho thấy thâm hụt ngân sách của
Chính phủ không tác động đến thâm hụt bên ngoài, mà thay vào đó là mối nhân quả
đảo ngược chạy từ thâm hụt bên ngoài tới thâm hụt ngân sách bên trong. Do đó, sự cải
thiện cân bằng bên ngoài cho phép làm giảm thâm hụt ngân sách. Do đó không phải
giảm các khoản thu thuế cũng không phải tăng chi Chính phủ để đối phó với sự suy
giảm tăng trưởng. Tác giả đề xuất rằng chính sách cần được áp dụng chủ yếu là giảm
thâm hụt tài khoản vãng lai. Từ những phân tích, bài nghiên cứu cũng nhấn mạnh tính
quan trọng của việc duy trì tính linh hoạt trong hệ thống tỷ giá hối đoái. Điều này sẽ
làm cho nền kinh tế Ai Cập ít bị tổn thương do tác động của dòng vốn đầu cơ và tránh
các chi phí vô hiệu hóa.

Antonio Afonso và Christophe Rault (2009) cũng sử dụng kiểm định nhân quả Granger
để kiểm định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản bên ngoài
cho các nước EU và OECD. Bài nghiên cứu này này góp phần vào khẳng định mối
quan hệ nhân quả giữa các cân đối ngân sách và cân bằng bên ngoài tại các nước Liên
minh châu Âu và các nước OECD, trong giai đoạn 1970-2007. Trong cách tiếp cận tác
giả, tác giả chấp nhận mối tương quan giữa các quốc gia, mà không cần kiểm định
nghiệm đơn vị (unit root test). Tất cả các dữ liệu số dư tài khoản vãng lai, ngân sách
Chính phủ và tỷ giá hối đoái thực được lấy từ Ủy ban châu Âu AMECO (Annual
Macro-Economic Data), từ IMF và dữ liệu của OECD. Tác giả chia thành bốn nhóm
quốc gia khác nhau: EU15, EU25, Cgroup21, và Cgroup26 để dễ dàng trong việc kiểm
định. Tác giả xây dựng kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger dựa trên phương
pháp tiếp cận của Konya (2006) trên hai biến (tài khoản vãng lao, (CA), ngân sách
Chính phủ, (BUD)) hoặc ba biến (CA, BUD và tỷ giá hối đoái thực, (REX)) trong giai
đoạn 1970-2007, cho một số nước EU và các nhóm nước OECD. Tác giả sử dụng các
phương pháp tiếp cận của Konya (2006), dựa trên hệ thống SUR và kiểm định Wald.
SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy

15


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

Tác giả xây dựng mô hình có một số lợi thế. Thứ nhất, nó không giả định rằng các dữ
liệu bảng là đồng nhất, do đó, có thể kiểm tra quan hệ nhân quả Granger trên mỗi bảng
riêng biệt. Tuy nhiên, bởi mối tương quan được chấp nhận qua các nước, làm cho có
thể khai thác thêm các thông tin được cung cấp bởi các dữ liệu bảng. Thứ hai, cách tiếp
cận này không yêu cầu kiểm định nghiệm đơn vị và kiểm định đồng liên kết, mặc dù
nó vẫn còn đòi hỏi các đặc điểm kỹ thuật của cấu trúc độ trễ. Đây là một tính năng

quan trọng bởi vì kiểm định nghiệm đơn vị và đồng liên kết nói chung là khả năng
thấp, và các kiểm định khác nhau thường dẫn đến kết quả trái ngược. Thứ ba, phương
pháp tiếp cận quan hệ nhân quả Granger cho phép các nhà nghiên cứu phát hiện cho
bao nhiêu và cho biến nào của dữ liệu tồn tại một quan hệ nhân quả, quan hệ nhân quả
hai chiều hoặc không có quan hệ nhân quả Granger. Đối với thiết lập dựa trên hai biến
thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai, tác giả kiểm định được sự tồn tại
của mối quan hệ nhân quả Granger trực tiếp một chiều từ ngân sách Chính phủ đến tài
khoản vãng lai (BD  CAD) tại năm quốc gia châu Âu: Bulgaria, Cộng hòa Séc, Phần
Lan, Lithuania, và Xlô-va-ki-a, trong đó Phần Lan không phải là một nước thành viên
mới (NMS) của EU. Khi tỷ giá hối đoái thực được đưa vào mô hình, kiểm định còn cho
thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả một chiều từ ngân sách Chính phủ đến tài khoản
vãng lai ở Estonia, Hungary, Ba Lan, Pháp và Italy. Về sự tồn tại của mối quan hệ nhân
quả từ tài khoản vãng lai đến Ngân sách Chính phủ ( CAD  BD), có bằng chứng
thống kê cho một bộ khác nhau của các quốc gia, bảy quốc gia thuộc Liên minh châu
Âu (Áo, Bỉ, Ireland, Tây Ban Nha, Cộng hòa Séc, Estonia, và Ý), và năm quốc gia
không thuộc EU (Úc, Canada, Na Uy, Iceland, và Mexico). Kết quả không thay đổi khi
thêm biến tỷ giá hối đoái thực vào mô hình kiểm định.
Thứ tư, quan hệ nhân quả hai chiều có thể tồn tại giữa ngân sách và thâm hụt tài khoản
vãng lai, (BD ↔ CAD). Trong khi thâm hụt ngân sách có thể gây ra thâm hụt tài khoản
vãng lai, sự tồn tại của thông tin phản hồi có thể gây ra mối quan hệ nhân quả giữa hai
biến trong cả hai hướng. Các nhà nghiên cứu Darrat (1988), Islam (1998) và Mansouri
(1998) đã tiến hành một số nghiên cứu thực nghiệm kiểm tra mối liên kết hai chiều của
SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy

16


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng


thâm hụt kép. Darrat (1988) sử dụng kiểm định nhân quả đa biến Granger kết hợp với
tiêu chí dự đoán sai số Akaike để nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân
sách và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Mỹ cho giai đoạn từ 1/1960 đến 4/1984. Kết quả
thực nghiệm cho thấy một liên kết hai chiều tồn tại giữa hai biến. Islam (1998) phân
tích sự liên quan của giả thuyết trạng thâm hụt kép ở Brazil cho giai đoạn 1973 - 1991.
Kết quả của ông cũng cho kết quả quan hệ hai chiều giữa cán cân ngân sách và sự mất
cân bằng thương mại. Đối với trường hợp của Marốc, sử dụng kiểm định đồng liên kết
và các mô hình hiệu chỉnh sai số, Mansouri (1998) cho rằng có hai hướng ngắn hạn và
dài hạn trong quan hệ nhân quả giữa thâm hụt tài chính trong và bên ngoài.
Trong bài nghiên cứu kiểm định giả thuyết thâm hụt kép ở Iran (2011) của tác giả
Akbar Zamanzadeh, bộ nội vụ Kinh tế và Tài chính Iran cùng Mohsen Mehrara, khoa
kinh tế, đại học Tehran, Iran. Để minh họa mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và tài
khoản vãng lai, bằng cách sử dụng mô hình cung cầu của Keynes cho một quốc gia mở
cửa, tác giả xem xét phương trình tổng thu nhâp quốc dân, tác giả lý luận rằng trong
điều kiện cân bằng, xuất khẩu ròng phải bằng tổng tiết kiệm tư nhân và khu vực công,
nó có nghĩa là nếu ngân sách Chính phủ cân bằng (G-T=0), tiết kiệm tư nhân bằng đầu
tư (S-I=0), thì sẽ không có bất kỳ thâm hụt hay thặng dư tài khoản vãng lai (N-X=0).
NX = (S-I) + (G-T)
Chia phương trình trên cho GDP
𝐶𝐴𝐷
𝑡=
𝐺𝐷𝑃

CBD
t + €t
𝐺𝐷𝑃

Các biến được sử dụng bao gồm tổng sản phẩm quốc nội (GDP), xuất khẩu (không tính
xuất khẩu dầu), nhập khẩu (M), chi tiêu Chính phủ(G) và thuế (T), tất cả được tính ở

mức giá không đổi ở năm 1997, nguồn lấy từ Ngân hàng Trung ương Iran trong
khoảng thời gian từ năm 1959-2007. Sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM), hệ số
của sai số hiệu chỉnh (EET) âm và ở mức ý nghĩa 5%, điều này chứng minh cho sự tồn
tại của một mối quan hệ lâu dài ổn định giữa các biến số. Hệ số EET đạt giá trị khoảng
SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy

17


×