Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Khám phá và phân tích dãy sự kiện phổ biến trong quy trình xử lý hồ sơ thuế hải quan: luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

HUỲNH TẤN PHÁT

KHÁM PHÁ VÀ PHÂN TÍCH DÃY SỰ KIỆN PHỔ
BIẾN TRONG QUY TRÌNH XỬ LÝ HỒ SƠ THUẾ
HẢI QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Đồng Nai, Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

HUỲNH TẤN PHÁT

KHÁM PHÁ VÀ PHÂN TÍCH DÃY SỰ KIỆN PHỔ
BIẾN TRONG QUY TRÌNH XỬ LÝ HỒ SƠ THUẾ
HẢI QUAN
Chuyên ngành: Công Nghệ Thông Tin
Mã số: 60480201
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐỖ PHÚC

Đồng Nai, Năm 2017



i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, đầu tiên tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến
PGS.TS Đỗ Phúc, Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn đến tất cả quý thầy cô tại
trường Đại học Lạc Hồng đã dạy dỗ và hướng dẫn tận tình trong quá trình học tập
tại Trường. Tất cả các kiến thức mà tôi đã lĩnh hội được sẽ là hành trang quý giá
trên con đường học tập, làm việc và nghiên cứu sau này. Xin cảm ơn gia đình, bạn
bè và đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ và giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận
văn.
Tuy nhiên do kiến thức và thời gian có giới hạn nên đề tài này khó tránh khỏi
thiếu sót, kính mong quý thầy cô và các bạn đóng góp thêm để đề tài được hoàn
chỉnh hơn!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đồng Nai, Ngày 08 tháng 7 năm 2017
Học viên

Huỳnh Tấn Phát


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan :
a. Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy PGS.TS. Đỗ Phúc.
b. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng và
trung thực tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.

c. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá,
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình!
Đồng Nai, ngày 08 tháng 7 năm 2017
Học viên

Huỳnh Tấn Phát


iii

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

TÓM TẮT LUẬN VĂN
(Dùng cho học viên và người hướng dẫn)
Đề tài: Khám phá và phân tích dãy sự kiện phổ biến trong quy trình xử lý hồ sơ thuế
Hải quan.
Ngành: Công nghệ thông tin

Mã số: 60.48.02.01

Học viên: Hùynh Tấn Phát
Người hướng dẫn: PGS. TS. Đỗ Phúc
NỘI DUNG TÓM TẮT
1. Nội dung đƣợc giao và kết quả mong đợi của ngƣời hƣớng dẫn
Nội dung:
- Tập trung vào nghiên cứu, phân tích các vấn đề liên quan đến quy trình xử lý
hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế hiện tại của Cục Hải quan Đồng Nai.

- Nghiên cứu BPM và ngôn ngữ mô hình hóa quy trình nghiệp vụ BPMN.
- Nghiên cứu chuyển đổi dữ liệu trong CSDL quan hệ sang nhật ký sự kiện.
- Nghiên cứu chuyển đổi nhật ký sự kiện sang CSDL các chuỗi sự kiện.
- Nghiên cứu giải thuật GSP (khám phá và phân tích dãy sự kiện phổ biến trong
quy trình xử lý hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế tại Cục Hải quan Đồng Nai).
- Tiến hành mô hình hóa quy trình xử lý hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế bằng
ngôn ngữ BPMN.
- Xây dựng phần mền phân tích nhật ký sự kiện từ CSDL thực nghiệm trên số
liệu xử lý hoàn thuế, không thu thuế của Hải quan Đồng Nai, từ đó ứng dụng
WEKA tìm chuỗi sự kiện phổ biến trong quy trình và đánh giá kết quả.


iv

Kết quả:
- Mô hình hóa quy trình xử lý hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế Hải quan.
- Modun chuyển đổi CSDL của chương trình theo dõi hồ sơ hoàn thuế, không thu
thuế của doanh nghiệp sang nhật ký sự kiện.
- Mođun: Chuyển nhật ký sự kiện sang CSDL chuỗi sự kiện.
- Mođun phần mền phân tích nhật ký sự kiện từ CSDL thực nghiệm trên số liệu
xử lý hoàn thuế, không thu thuế của Hải quan Đồng Nai, từ đó ứng dụng WEKA
tìm chuỗi sự kiện phổ biến trong quy trình nhằm phục vụ mục đích đào tạo, phân
tích, đánh giá và cải tiến quy trình.
- Viết báo cáo tổng kết luận văn.
2. Cách thức giải quyết vấn đề
- Sử dụng quy trình xử lý hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế của Quyết định số
1780/QĐ-TCHQ ngày 17/06/2016, để làm cơ sở phân tích, đánh giá dãy sự kiện
phổ biến trong quy trình xử lý hiện tại.
- Sử dụng các kỹ thuật trong BPM và ngôn ngữ mô hình hoá BPMN để diễn giải
các bước trong quy trình.

- Sử dụng các lệnh trong TSQL server để chuyển đổi CSDL và Giải thuật GSP
để tìm dãy sự kiện phổ biến.
- Sử dụng phần mền Yaoqiang BPMN Editor và tiến hành mô hình hóa các quy
trình.
- Sử dụng công nghệ Visual Studio 2013, để viết chương trình bằng ngôn ngữ
C#, Action Script và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL server 2008. Phần giao
diện được xây dựng bằng các công cụ hỗ trợ thiết kế Flash, HTML5,CSS, Jquery…
3. Đánh giá về mặt khoa học của kết quả
- Tập trung vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quy trình xử lý hồ sơ hoàn
thuế, không thu thuế hiện tại của Cục Hải quan Đồng Nai.
- Nghiên cứu BPM và ngôn ngữ mô hình hóa quy trình nghiệp vụ BPMN.
- Nghiên cứu chuyển đổi dữ liệu trong CSDL quan hệ sang nhật ký sự kiện,
chuyển đổi nhật ký sự kiện sang CSDL các chuỗi sự kiện, giải thuật GSP.


v

- Tiến hành mô hình hóa quy trình xử lý hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế Hải
quan bằng ngôn ngữ BPMN.
- Xây dựng phầm mềm phân tích nhật ký sự kiện từ CSDL thực nghiệm trên số
liệu xử lý hoàn thuế, không thu thuế của Hải quan Đồng Nai, từ đó ứng dụng
WEKA tìm chuỗi sự kiện phổ biến trong quy trình nhằm phục vụ mục đích đào tạo,
phân tích, đánh giá và cải tiến quy trình.
4. Những vấn đề còn tồn tại so với nội dung đƣợc giao
Thời gian thử nghiệm còn hạn chế và việc chạy thử hệ thống để đánh giá kết quả
và khắc phục các nhược điểm chưa được đầy đủ và chính xác cao. Để luận văn trở
thành sản phẩm hoàn chỉnh thì cần phải kiểm thử nhiều hơn, chi tiết hơn.
Ngày

tháng 07 năm 2017


NGƢỜI HƢỚNG DẪN

HỌC VIÊN

PGS. TS. Đỗ Phúc

Hùynh Tấn Phát


vi

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
LỜI CAM DOAN ......................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................ ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... x
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. xi
Chƣơng 1 – MỞ ĐẦU ............................................................................................. 01
Chƣơng 2 – TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ QUY TRÌNH NGHIỆP
VỤ VÀ MÔ HÌNH HÓA QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ
2.1 Qui trình nghiệp vụ......................................................................................... 9
2.1.1 Qui trình nghiệp vụ.................................................................................... 9
2.1.2 Vòng đời của một quy trình nghiệp vụ ...................................................... 9
2.1.2.1 Phân tích và thiết kế (Design anh Analysis) .......................................... 9
2.1.2.2 Cấu hình (Configuration) ....................................................................... 9
2.1.2.3 Thực thi (Enactment) .............................................................................. 9
2.1.2.4 Đánh giá (Evaluation) ............................................................................ 9

2.2 Quy trình nghiệp vụ BPM (BPM – Business Process Management) ....... 10
2.3 Quản lý qui trình nghiệp vụ ......................................................................... 11
2.3.1 Các chuẩn công nghệ của BPM ............................................................... 13
2.3.2 Quá trình phát triển của BPM.................................................................. 14
2.3.3 BPM và các ứng dụng Doanh nghiệp khác ............................................. 15
2.3.4 Lợi ích của BPM ..................................................................................... 16
2.3.5 BPM và phát triển hệ thống thông tin ..................................................... 16
2.4 Thiết kế qui trình nghiệp vụ với BPMN ..................................................... 17
2.4.1 Khái niệm và mục tiêu của BPMN .......................................................... 17
2.4.2 Lịch sử phát triển của BPMN .................................................................. 18
2.4.3 Các thành phần cơ bản trong BPMN ....................................................... 18
2.4.3.1 Hoạt động (Activity) ............................................................................ 19
2.4.3.2 Sự kiện (Event) ..................................................................................... 21


vii

2.4.3.3 Cổng (Gateways) .................................................................................. 22
2.4.3.4 Kết nối đối tượng (Connecting object) ................................................. 23
2.4.3.5 Đường bơi (Swimlane) ......................................................................... 24
2.4.3.6 Artifacts ................................................................................................ 25
2.5 Các bƣớc trong thiết kế Qui trình nghiệp vụ với BPMN .......................... 26
2.6 Dãy phổ biến trong qui trình nghiệp vụ ..................................................... 27
2.6.1 Giới thiệu: ................................................................................................ 27
2.6.2 Bài toán tìm dãy phổ biến trong nhiều chuỗi .......................................... 27
Chƣơng 3 – MÔ TẢ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ THUẾ TẠI CỤC HẢI QUAN
ĐỒNG NAI.
3.1 Giới thiệu về Cục Hải quan Đồng Nai ........................................................ 29
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................. 29
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ ............................................................................. 29

3.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý ........................................................................ 30
3.1.4 Tình hình hoạt động và kết quả hoạt động ............................................ 32
3.2 Qui trình thuế Hải quan và quản lý qui trình thuế Hải quan .................. 33
3.2.1 Khái niệm hoàn thuế XNK ..................................................................... 33
3.2.2 Căn cứ pháp lý ........................................................................................ 33
3.2.3 Phạm vi áp dụng ..................................................................................... 33
3.2.4 Mô hình qui trình Thuế hiện tại (dạng Flowchart) ................................. 33
3.2.5 Quy trình hoàn thuế XNK ...................................................................... 35
3.2.6 Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ bằng BPMN ...................................... 41
3.2.7 Thời gian tiếp nhận, xử lý hồ sơ hoàn thuế ............................................ 41
3.3 Đánh giá qui trình ......................................................................................... 42
3.4 Mục đích của phân tích qui trình nghiệp vụ .............................................. 43
Chƣơng 4 – PHÂN TÍCH QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ THUẾ TẠI CỤC HẢI
QUAN ĐỒNG NAI.
4.1 Phân tích Qui trình nghiệp vụ thuế hải quan ............................................ 44
4.1.1 Cách thức tiến hành ................................................................................ 44
4.1.2 Mục đích thực hiện ................................................................................ 44
4.1.3 Phạm vi, quy mô thực hiện ..................................................................... 44


viii

4.1.4 Các kết quả cần đạt được........................................................................ 45
4.1.5 Thời gian thu thập dữ liệu ...................................................................... 45
4.1.6 Mẫu biểu thu thập dữ liệu ....................................................................... 45
4.2 Phƣơng thức thực hiện ................................................................................. 45
4.2.1 Nhật ký sự kiện (Event log) ................................................................... 45
4.2.2 Chuổi sự kiện .......................................................................................... 48
4.2.3 Sequence data ......................................................................................... 49
4.2.4 Giải thuật AprioriAll (GSP) ................................................................... 50

4.2.5 Một số dãy sự kiện phổ biến trong quy trình hồ sơ thuế ........................ 54
Chƣơng 5 – CHẠY THỬ NGHIỆM CHƢƠNG TRÌNH PHÂN TÍCH QUI
TRÌNH NGHIỆP VỤ THUẾ.
5.1 Thông số kỹ thuật của chương trình ............................................................... 58
5.2 Sơ đồ thiết kế các chức năng của chương trình .............................................. 58
5.3 Giao diện chương trình ................................................................................... 59
5.3.1 Chức năng “1. Mô hình qui trình nghiệp vụ thuế hải quan” ....................... 59
5.3.2 Chức năng “2. Lấy nhật ký sự kiện” ............................................................ 60
5.3.3 Chức năng “3. Tính thời gian thực hiện” ..................................................... 61
5.3.4 Chức năng “4. Kết xuất dữ liệu ra file Excel” ............................................. 62
5.3.5 Dùng weka sử dụng giải thuật AprioriAll (GSP): ...................................... 62
5.3.6 Chức năng “ Kết thúc” ................................................................................. 64
5.4 Tổng hợp kết quả, phân tích, đánh giá ................................................................ 64
5.4.1 Kết quả tổng hợp chung ............................................................................... 64
5.4.2 Phân tích, đánh giá, đề xuất ......................................................................... 65
Chƣơng 6 – KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN ........................................ 67
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 69


ix

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Thuật ngữ

TCHQ

Tổng Cục Hải quan


HQĐN
XNK

Hải quan Đồng Nai
Xuất nhập khẩu

DN
BPM

Doanh nghiệp
Business Process Management

BPMN
GSP

Business Process Management Notation
Generalized Sequencetial Pattems


x

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1 mô tả tên công việc của chuổi sự kiện .................................................. 49


xi

BẢNG DANH MỤC HÌNH
Hình 2.3: Các thành phần cơ bản dùng trong BPMN .............................................. 19
Hình 2.4: Công việc trong biểu đồ BPMN............................................................... 19

Hình 2.5: Các loại Task trong biểu đồ BPMN ......................................................... 20
Hình 2.6: Sự kết hợp của tác vụ Task ...................................................................... 20
Hình 2.7: Ký hiệu bổ sung ngữ nghĩa cho các tác vụ trong biểu đồ BPMN ............ 21
Hình 2.8: Sự kiện trong biểu đồ BPMN ................................................................... 22
Hình 2.9: Các cổng trong biểu đồ BPMN ................................................................ 22
Hình 2.10: Mô tả chi tiết các cổng trong biểu đồ BPMN ........................................ 23
Hình 2.11: Các kết nối trong biểu đồ BPMN ........................................................... 24
Hình 2.12: Pool và Lane........................................................................................... 24
Hình 2.13: Quy trình phát hành phiếu khảo sát ý kiến gửi thông báo cho DN ........ 25
Hình 2.14: Mô tả Data Object, Group và Annotation .............................................. 26
Hình 2.15: Năm bước của thiết kế Qui trình nghiệp vụ ........................................... 27
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Cục Hải quan Đồng Nai .................................................... 31
Hình 3.2: Quy trình hoàn thuế XNK ........................................................................ 35
Hình 3.3 Mô hình thuế hải quan đươc mô hình hóa bằng BPMN ........................... 41
Hình 4.1: Bảng dữ liệu của Nhật ký sự kiện ............................................................ 46
Hình 4.2: Nhật ký sự kiện Quy trình thuế của Hải quan Đồng Nai ......................... 46
Hình 4.3: Chuỗi nhật ký sự kiện chi tiết Quy trình thuế của HQ Đồng Nai ............ 48
Hình 4.4: Sequence data của Quy trình thuế của Hải quan Đồng Nai ..................... 50
Hình 4.5: Sơ đồ quy trình Hồ sơ không đủ điều kiện ra quyết định hoàn thu ......... 54
Hình 4.6: Sơ đồ quy trình Hồ sơ không đủ điều kiện ra quyết định hoàn thuế ....... 54
Hình 4.7: Sơ đồ quy trình Hồ sơ đủ điều kiện ra quyết không thu thuế .................. 55


xii

Hình 4.8: Sơ đồ quy trình Hồ sơ đủ điều kiện ra quyết định hoàn thuế .................. 55
Hình 4.9: Sơ đồ quy trình HS đủ điều kiện ra QĐ hoàn thuế, không thu thuế ........ 56
Hình 4.10: Sơ đồ quy trình HS đủ điều kiện ra quyết định không thu thuế............. 56
Hình 4.11: Sơ đồ quy trình HS đủ điều kiện ra quyết định hoàn thuế. .................... 57
Hình 4.12: Sơ đồ quy trình HS đủ điều kiện ra QĐ hoàn thuế, không thu thuế. ..... 57

Hình 5.1: Sơ đồ thiết kế các chức năng chương trình. ............................................. 58
Hình 5.2: Giao diện màn hình chính của chương trình ............................................ 59
Hình 5.3: Chức năng Mô hình qui trình nghiệp vụ thuế Hải quan. ......................... 59
Hình 5.4: Chức năng Đọc nhật ký sự kiện ............................................................... 60
Hình 5.5 Kết quả nhật ký sự kiện. ............................................................................ 61
Hình 5.6 Kết quả thời gian thực hiện qua từng bộ phận. ......................................... 61
Hình 5.7 Báo cáo quá trình xử lý hồ sơ qua các bộ phận ........................................ 62
Hình 5.8 Kết quả thực hiện tìm dãy sự kiện phổ biến.............................................. 63

Hình 5.4 Quy trình tương ứng .............................................................................. 64


1

CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tổng quan (Trình bày các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
liên quan đến đề tài từ đó nêu bật lý do để thực hiện đề tài. Tài liệu tham khảo nếu
nhiều có thể liệt kê ở cuối phần tổng quan và đánh số thứ tự để tham chiếu đến)
Qua lịch sử xây dựng, hình thành và phát triển ngành Hải quan từ khi thành
lập đến nay cho thấy ngành Hải quan đã sớm áp dụng công nghệ thông tin (CNTT)
vào các chính sách phát triển và ứng dụng CNTT một cách thống nhất, nhất quán,
liên tục, kế thừa sâu sắc qua từng giai đoạn phát triển. Ngành Hải quan đã xác định
CNTT đóng vai trò rất quan trọng trong sự đổi mới. CNTT vừa là yêu cầu, vừa là
giải pháp quan trọng nhất để hiện thực hóa các mục tiêu, các nội dung của quá trình
cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa Ngành Hải quan.
Hiện nay, nhiệm vụ trọng tâm và hàng đầu đối với lĩnh vực Thông tin và
Truyền thông cần tập trung thực hiện việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt chú trọng đến việc chỉ đạo
các đơn vị trực thuộc đề xuất sáng kiến cải cách thủ tục hành chính; ứng dụng công
nghệ thông tin và xây dựng quy trình giải quyết thủ tục hành chính nội bộ, bảo đảm

nhanh, gọn, khoa học, thuận tiện, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cho cá nhân,
tổ chức. Từ đó, tạo cơ sở và căn cứ đáng giá chất lượng, khả năng đáp ứng công
việc của từng cán bộ công chức, dễ dàng thanh kiểm tra, rà soát góp phần nâng cao
năng lực quản lý của người đứng đầu.
Năm 2004, Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Ngành Hải quan
giai đoạn 2004 – 2006 ban hành theo Quyết định số 810/QĐ-BTC của Bộ Tài chính
đã xác định “ứng dụng tiến bộ của khoa học CNTT và sử dụng các trang thiết bị kỹ
thuật hiện đại trong công tác quản lý đang là xu thế chung của thời đại nhằm đẩy
nhanh tốc độ xử lý thông tin và nâng cao hiệu quả quản lý”.
Năm 2008, Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Ngành Hải quan
giai đoạn 2008 – 2010 được ban hành theo Quyết định số 456/QĐ-BTC của Bộ Tài
chính đã đưa ra mục tiêu tổng quát đến năm 2010 “Mô hình nghiệp vụ hải quan đến
năm 2010 được dựa trên nền tảng của việc tự động hóa một phần và xử lý dữ liệu
tập trung ở cấp Cục, từng bước áp dụng kỹ thuật CNTT để xây dựng các phần mềm
quản lý: chương trình quản lý rủi ro, chương trình SXXK, SLXNK, …”.


2

Năm 2011, Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 được ban hành
theo Quyết định số 448/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ xác định mục tiêu tổng
quát đến năm 2020 là “Xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, có chính
sách đầy đủ, minh bạch, chuyên nghiệp, thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa đạt
chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng CNTT, xử lý dữ liệu tập trung,…”.
Bằng các giải pháp, chương trình, kế hoạch cụ thể, trong những năm qua,
việc ứng dụng CNTT trong cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan đã
được triển khai mạnh mẽ. Điều đó thể hiện ở các nội dung nổi bật sau:
- CNTT đã được ứng dụng mạnh mẽ trong cải cách thủ tục hành chính, tạo
thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan.
- Ứng dụng CNTT một cách toàn diện trong các mặt công tác nghiệp vụ hải

quan.
- Ứng dụng mạnh mẽ CNTT vào công tác chỉ đạo điều hành.
- Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, liên kết với các ngân hàng, kho bạc để
thực hiện thanh toán trực tiếp và kết nối Cơ chế một cửa ASEAN.
- Cung cấp thông tin thống kê hải quan đầy đủ, kịp thời, ngày càng có độ tin
cậy cao và chất lượng cao, qua đó góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả và hiệu
lực quản lý nhà nước nói chung, sự phát triển và hiện đại hóa của ngành Hải quan
nói riêng.
Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin để cải cách thủ tục hành chính sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và hòa nhập vào cộng đồng quốc tế của đất
nước Việt Nam nói chung, ngành hải quan nói riêng và đó là vấn đề hết sức cần
thiết. Qua đó hạn chế và đẩy lùi các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực.
Ngày nay, việc đánh giá, phân tích và quản lý quy trình nghiệp vụ (Business
Process Management - BPM) [5] và mô hình hóa quy trình nghiệp vụ (Business
Process Model and Notation - BPMN) [6] là một công việc hết sức quan trọng, có ý
nghĩa lớn đối với việc tổ chức, xây dựng và quản lý cơ quan, doanh nghiệp. Việc sử
dụng các ngôn ngữ mô hình hóa để biểu diễn, mô phỏng và đánh giá các quy trình
nghiệp vụ trong thực tế ngày càng tăng lên. Vấn đề đặt ra là nên lựa chọn ngôn ngữ
nào để phù hợp với hoạt động tin học hóa, phát triển sản phẩm dịch vụ trong lĩnh
vực hải quan vốn đòi hỏi sự linh hoạt, ổn định và khả năng tích hợp với các hệ
thống sẵn có.


3

Có thể kể đến các ngôn ngữ như Petri Net, EPCs, UML, EEML hay gần đây
là ngôn ngữ YAWL hay BPMN. Có nhiều khung đánh giá các ngôn ngữ mô hình
hóa quy trình nghiệp vụ. Trong đó 2 nhà nghiên cứu Anna Gunhild Nysetvold và
John Krogstie đã phát triển một khung đánh giá chất lượng các ngôn ngữ mô hình
hóa với 6 nhóm lĩnh vực với 32 tiêu chí đánh giá. Tác giả đã tiến hành chấm điểm

các ngôn ngữ UML, BPMN, EEML... Kết quả cho thấy, về tổng thể BPMN có điểm
số cao nhất.
Kết quả đánh giá các ngôn ngữ cho thấy, ngôn ngữ BPMN [5] là một ngôn
ngữ được tiếp cận theo hướng quy trình, có hệ thống ký hiệu phong phú nhất, có
khả năng mở rộng thêm các ký hiệu. Ngôn ngữ này còn có các kỹ thuật sinh tự động
mã BPEL thực thi dưới dạng các Web-services dể dàng liên kết với các ứng dụng
khác. Các công cụ mô hình hóa sử dụng BPMN đều được trang bị các chức năng
tạo báo cáo và đánh giá hiệu quả, chỉ có khác là mức độ tiện dụng và sự thân thiện.
BPMN có thể được sử dụng bởi cả người làm công nghệ và người làm nghiệp vụ
nhưng chắc chắn người làm nghiệp vụ sẽ dễ dàng làm quen với BPMN hơn so với
các ngôn ngữ mô hình hóa khác.
Điểm quan trọng trong việc nghiên cứu, sử dụng ngôn ngữ mô hình hóa
chính là nghiên cứu quá trình nhận thức, cụ thể là quá trình con người xử lý thông
tin, tạo ra tri thức và giải quyết vấn đề. Bởi lẽ ngôn ngữ mô hình hóa sử dụng rất
nhiều đến các ký tự đồ họa nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng nhận thức thông
qua hình ảnh của con người. Đồng thời, các khái niệm được các biểu tượng đó diễn
tả cũng có tác động không nhỏ đến cả khả năng nhớ ngắn hạn và dài hạn của con
người.
Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học của nước ngoài liên
quan đến đề tài Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ với BPMN được công bố trên tạp
chí thế giới. Tuy nhiên các nghiên cứu chuyên sâu về BPMN tại Việt Nam nói
chung và nhất là trong ngành hải quan nói riêng hầu như chưa được thực hiện nhiều.
* Tình hình ngoài nước: Trên thế giới, giải pháp BPMN đang được quan tâm
và ứng dụng ngày càng rộng rãi. Nghiên cứu “BPMN, tập công cụ và phương pháp
luận: trường hợp ứng dụng của quản lý tiến trình nghiệp vụ trong đào tạo đại học”
của các tác giả tại trường đại học London – Anh tập trung vào việc ứng dụng giải
pháp BPM trong lĩnh vực đào tạo [7]. Các tác giả đã sử dụng các ký pháp mô hình


4


hóa quy trình nghiệp vụ (BPMN) và bộ công cụ Italio Designer để mô tả những lợi
ích cũng như các thách thức gặp phải trong quá trình phân tích thiết kế cho các bài
toán quản lý trong lĩnh vực đào tạo đại học. Nghiên cứu này cũng đưa ra ý tưởng
cho việc xây dựng những quy trình đặc thù cho việc triển khai ứng dụng BPM trong
các lĩnh vực như: giáo dục, y tế, tài chính – ngân hàng, sản xuất,…
* Tình hình trong nước:
Tại Việt Nam, hiện nay BPMN đang còn là một khái niệm tương đối mới và
chỉ được quan tâm đến trong một vài năm gần đây.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Thị Hòa: “Mô hình hóa tiến trình nghiệp
vụ cho hệ thống quản lý sinh viên”, trường Đại học Thái Nguyên, năm 2013: Luận
văn đã áp dụng quy trình nghiệp vụ BPMN 2.0 để thực hiện mô hình hóa các quy
trình của hệ thống quản lý sinh viên, từ đó thấy được ưu điểm nổi bật của ứng dụng
quản lý BPM so với ứng dụng truyền thống.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Quý: “Khảo sát tính hợp lệ của
mô hình tiến trình nghiệp vụ”, trường Đại học Thái Nguyên, năm 2012: Luận văn
thực hiện kiểm tra tính hợp lệ của mô hình BPMN trong quy trình vay tín dụng.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Hoàng Việt: “Quản lý và phân tích qui
trình nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa tại Hải quan Đồng Nai”, của trường Đại
học Lạc Hồng năm 2016, Luận văn đã cho thấy được ưu điểm nổi bật của quy trình
trình nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên vẫn chưa đánh giá và phân tích
được dãy sự kiện phổ biến trong quy trình xử lý hồ sơ thuế tại Cục Hải quan Đồng
Nai.
Việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục hành
chính, hiện đại hóa hải quan thì bản thân tôi thấy hiện cần phải ứng dụng công nghệ
thông tin để mô hình hóa các quy trình xử lý hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế Hải
quan (dựa trên tính pháp lý của một số văn bản trọng tâm như Luật Hải quan 2014
[1] và Thông tư số 38/2015/TT-BTC [2], Quyết định số 1780/QĐ-TCHQ [3]) qua
đó phục vụ cho công tác đào tạo, nâng cao năng lực và phân tích, đánh giá các quy
trình đó xem việc vận hành như thế nào, có đạt hiệu quả như lý thuyết đề ra hay

không, vấn đề này đặt ra cho cơ quan Hải quan cần phải giải quyết một số việc cơ
bản như:


5

- Làm thế nào để đánh giá được quy trình đó đã tối ưu hay chưa, cần bổ sung
hay tối giản thời gian hoặc các bước thực hiện? (Kiểm tra, rà soát lại những quy
trình thủ tục đã thực hiện xem tỷ lệ hoàn thành đúng hạn; trễ hạn; tìm hiểu lý do trễ
hạn, thủ tục thường ách tắt ở bước nào trong quy trình, phân tích thời gian thực
hiện quy trình).
- Làm thế nào để mô hình hóa các quy trình xử lý hồ sơ hoàn thuế, không thu
thuế? (hiện tại các quy trình xử lý hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế hải quan còn
biểu diễn dưới dạng flow-chart, mô hình thường sơ sài và không đủ ký hiệu để mô
tả  Đưa ra quyết định: dùng BPMN để mô hình hóa các quy trình nghiệp vụ).
- Làm thế nào để đánh giá được quy trình đang vận hành thuận lợi, nhanh
chóng như thế nào? (Sau khi chạy mô phỏng tìm ra các dãy sự kiện phổ biến sẽ tiến
hành phân tích, đánh giá và rút ra kết luận; Qua thời gian xử lý từng bước trong
quy trình thủ tục hải quan điện tử sẽ đánh giá tổng quan xem bước nào xử lý chậm

 Nguyên nhân tại sao  Đưa ra quyết định: thay đổi, cải tiến về cơ sở hạ tầng,
con người hay quy trình thông qua quá trình khai thác dữ liệu [3]).
- Làm thế nào để cải tiến quy trình xử lý một hồ sơ hoàn thuế, không thu
thuế (các quy trình này hiện đang được đăng công khai trên trang web của Tổng cục
hải quan [9] và Cục Hải quan Đồng Nai [10]?
- Năng cấp cơ sở hạ tầng giúp cho hệ thống hoạt động tốt hơn.
- Tập huấn nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ công chức hải
quan để giải quyết công việc một các khoa học và hiệu quả.
- Thay đổi, cải tiến quy trình nhằm rút ngắn thời gian hoàn thành xử lý hồ sơ
hoàn thuế nhanh chóng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Ứng dụng CNTT vào quy trình xử lý hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế hải
quan.
Rõ ràng để tăng cường khả năng quản lý một cách linh hoạt các cơ quan nhà
nước phải có cách thức quản lý quy trình đang hoạt động, không chỉ đơn giản là
quản lý một vài quy trình mà có thể là rất nhiều quy trình. Một số quy trình có thể
đóng vai trò cốt lõi, trong khi các quy trình khác chỉ đóng vai trò hỗ trợ đối với hoạt
động của cả cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, tất cả quy trình đều phải được ghi chép,
phân tích và tối ưu hóa. Qua đó, cơ quan nhà nước mới có thể cải hiện được hiệu
quả hoạt động, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng.


6

Việc ứng dụng CNTT trong quy trình xử lý hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế
nhằm mục đích thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính và nâng cao năng
lực quản lý và điều hành của cơ quan Hải quan để mang lại hiệu quả cao nhật cho
doanh nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, Ngành Hải quan cần phải xây
dựng một ứng dụng có khả năng phân tích, đánh giá được quy trình xử lý hồ sơ
hoàn thuế, không thu thuế hiện tại để từ đó thấy được những điểm có lợi và những
điểm bất lợi của quy trình trình, để có những chỉ đạo và điều chỉnh kịp thời, phù
hợp với nhu cầu thực tế. Đó là lý do thực hiện và cũng là ý nghĩa thực tiễn của đề
tài “Khám phá và phân tích dãy sự kiện phổ biến trong quy trình xử lý hồ sơ thuế
hải quan”.
1.2 Mục tiêu của luận văn:
Xây dựng phần mền tìm dãy sự kiện phổ biến (luật dãy) trong quy trình xử lý
hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế được quy định tại Quyết định số 1780/QĐ-TCHQ
ngày 17/06/2016 của Tổng Cục Hải quan áp dụng tại Cục Hải quan Đồng Nai. Từ
đó sử dụng kết quả của chương trình vào việc đánh giá và phân tích quy trình để
thấy được những tồn tại trong các hoạt động hiện thời nhằm hỗ trợ tối đa công tác
đào tạo, quản lý, đề xuất và cải tiến quy trình.

1.3 Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu (để giới hạn những nghiên cứu cho
phù hợp):
- Phạm vi nghiên cứu đề tài: Tập trung vào nghiên cứu quy trình xử lý hồ sơ
hoàn thuế, không thu thuế tại Cục Hải quan Đồng Nai; tìm hiểu chuẩn ngôn ngữ
BPMN trên khía cạnh quản trị và công nghệ, sự ra đời và xu thế phát triển của
BPMN trên thế giới và tại Việt Nam; nghiên cứu giải thuật GSP để khám phá và
phân tích dãy sự kiện phổ biến trong quy trình xử lý hồ sơ.
- Đối tượng nghiên cứu: khai thác số liệu xử lý hồ sơ thuế của cục Hải quan
Đồng Nai từ năm 2010 đến nay.
1.4. Nội dung thực hiện (những công việc cần thực hiện để đạt mục tiêu)
- Tập trung vào nghiên cứu, phân tích các vấn đề liên quan đến quy trình xử
lý hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế hiện tại của Cục Hải quan Đồng Nai.
- Nghiên cứu BPM và ngôn ngữ mô hình hóa quy trình nghiệp vụ BPMN.
- Nghiên cứu chuyển đổi dữ liệu trong CSDL quan hệ sang nhật ký sự kiện.


7

- Nghiên cứu chuyển đổi nhật ký sự kiện sang CSDL các chuỗi sự kiện.
- Nghiên cứu giải thuật GSP (khám phá và phân tích dãy sự kiện phổ biến
trong quy trình xử lý hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế tại Cục Hải quan Đồng Nai).
- Tiến hành mô hình hóa quy trình xử lý hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế
bằng ngôn ngữ BPMN.
- Xây dựng phầm mềm phân tích nhật ký sự kiện từ CSDL thực nghiệm trên
số liệu xử lý hoàn thuế, không thu thuế của Hải quan Đồng Nai, từ đó ứng dụng
WEKA tìm chuỗi sự kiện phổ biến trong quy trình nhằm phục vụ mục đích đào tạo,
phân tích, đánh giá và cải tiến quy trình.
1.5 Phƣơng pháp thực hiện (cần tương ứng với các nội dung)
Nội dung thực hiện


Phương pháp thực hiện

- Tập trung vào nghiên cứu các vấn đề - Sử dụng quy trình xử lý hồ sơ hoàn thuế,
liên quan đến quy trình xử lý hồ sơ không thu thuế của Quyết định số 1780/QĐhoàn thuế, không thu thuế hiện tại của TCHQ ngày 17/06/2016, để làm cơ sở phân
Cục Hải quan Đồng Nai.

tích, đánh giá dãy sự kiện phổ biến trong quy
trình xử lý hiện tại.

- Nghiên cứu BPM và ngôn ngữ mô - Sử dụng các kỹ thuật trong BPM và ngôn
hình hóa quy trình nghiệp vụ BPMN.

ngữ mô hình hoá BPMN để diễn giải các
bước trong quy trình.

- Nghiên cứu chuyển đổi dữ liệu trong - Sử dụng các lệnh trong TSQL server để
CSDL quan hệ sang nhật ký sự kiện, chuyển đổi CSDL và Giải thuật GSP để tìm
chuyển đổi nhật ký sự kiện sang dãy sự kiện phổ biến.
CSDL các chuỗi sự kiện, giải thuật
GSP
- Tiến hành mô hình hóa quy trình xử - Cài đặt phần mền Yaoqiang BPMN Editor
lý hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế và tiến hành mô hình hóa các quy trình.
Hải quan bằng ngôn ngữ BPMN.
- Xây dựng phầm mềm phân tích nhật - Sử dụng công nghệ Visual Studio 2013, để
ký sự kiện từ CSDL thực nghiệm trên viết chương trình bằng ngôn ngữ C#, Action
số liệu xử lý hoàn thuế, không thu Script và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu


8


thuế của Hải quan Đồng Nai, từ đó SQL server 2008. Phần giao diện được xây
ứng dụng WEKA tìm chuỗi sự kiện dựng bằng các công cụ hỗ trợ thiết kế Flash,
phổ biến trong quy trình nhằm phục HTML5,CSS, Jquery…
vụ mục đích đào tạo, phân tích, đánh
giá và cải tiến quy trình.

1.6 Dự kiến kết quả:
- Mô hình hóa quy trình xử lý hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế Hải quan.
- Modun chuyển đổi CSDL của chương trình theo dõi hồ sơ hoàn thuế,
không thu thuế của doanh nghiệp sang nhật ký sự kiện.
- Mođun: Chuyển nhật ký sự kiện sang CSDL chuỗi sự kiện.
- Mođun phần mền phân tích nhật ký sự kiện từ CSDL thực nghiệm trên số
liệu xử lý hoàn thuế, không thu thuế của Hải quan Đồng Nai, từ đó ứng dụng
WEKA tìm chuỗi sự kiện phổ biến trong quy trình nhằm phục vụ mục đích đào tạo,
phân tích, đánh giá và cải tiến quy trình.
Kết cấu luận văn (các chương mục): ngoài phần lời cảm ơn, mục lục, danh
mục các ký hiệu, các chữ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục các hình vẽ, mở
đầu, kết luận và hướng phát triển, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có 05
chương gồm:
Chƣơng 1: MỞ ĐẦU.
Chƣơng 2: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ QUY TRÌNH
NGHIỆP VỤ VÀ MÔ HÌNH HÓA QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ.
Chƣơng 3: MÔ TẢ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ THUẾ TẠI CỤC HẢI
QUAN ĐỒNG NAI.
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ THUẾ TẠI CỤC
HẢI QUAN ĐỒNG NAI.
Chƣơng 5: CHẠY THỬ NGHIỆM CHƢƠNG TRÌNH PHÂN TÍCH QUI
TRÌNH NGHIỆP VỤ THUẾ.
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.



9

CHƢƠNG 2: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ QUY TRÌNH
NGHIỆP VỤ VÀ MÔ HÌNH HÓA QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ
2.1 Qui trình nghiệp vụ
2.1.1 Qui trình nghiệp vụ
Quản lý quy trình nghiệp vụ bao gồm các khái niệm, phương pháp và kỹ
thuật để hỗ trợ từ việc thiết kế, quản lý, cấu hình, thực thi và phân tích các quy trình
nghiệp vụ. Một số cơ quan đơn vị thực hiện tất cả các bước trong thiết kế, quản lý,
cấu hình, thực thi và phân tích các quy trình nghiệp vụ, có sự quản lý và kiểm soát
của cơ quan khác, trong ngành và ngoài ngành…. Tuy nhiên, hiện nay tại một số cơ
quan chỉ dừng lại ở mức độ vẽ lưu đồ trên giấy bằng kinh nghiệm hoặc hướng dẫn
của cấp trên và thực thi các quy trình nghiệp vụ theo trình tự đã ban hành, chưa hiện
thực hóa các quy trình đó, chưa có phân tích, đánh giá, cấu hình. Việc đề xuất sửa
đổi thay thế, tái cấu trúc lại quy trình chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của
các cá nhân đã thực thi quy trình nghiệp vụ đó trong suốt thời gian dài.
2.1.2 Vòng đời của một quy trình nghiệp vụ
Gồm 4 giai đoạn chính phân tích và thiết kế, cấu hình, thực thi, đánh giá, các
bước này xen kẽ nhau từ thiết kế, cấu hình, thực thi, đánh giá đến thiết kế lại.
2.1.2.1 Phân tích và thiết kế (Design anh Analysis)
- Thực hiện khảo sát quy trình nghiệp vụ trong môi trường tổ chức và kỹ
thuật của họ được tiến hành. Dựa trên kết quả, quy trình được xác định, xem xét,
xác lập các mô hình quy trình nghiệp vụ.
2.1.2.2 Cấu hình (Configuration)
- Sau khi thiết kế mô hình quy trình nghiệp vụ, các quy trình nghiệp vụ cần
phải được thực hiện. Có nhiều cách khác nhau để làm như vậy, nó có thể được thực
hiện bởi một tập hợp các chính sách và thủ tục.
2.1.2.3 Thực thi (Enactment)
- Khi hoàn tất giai đoạn cấu hình hệ thống, quy trình nghiệp vụ được thực thi

bao gồm chạy thực tế của quy trình. Quy trình được thực thi cần đảm bảo các hoạt
động của quy trình được thực hiện theo đúng quy định.
2.1.2.4 Đánh giá (Evaluation)


10

- Giai đoạn đánh giá sử dụng thông tin có sẵn để đánh giá và cải thiện nghiệp
vụ mô hình quy trình. Ví dụ trong quy trình nghiệp vụ quản lý kinh doanh thì nhật
ký thực thi được đánh giá bằng cách giám sát các hoạt đông kinh doanh và kỹ thuật
khai thác quá trình. Từ đó, giúp cho tổ chức xác định được chất lượng của mô hình
quy trình nghiệp vụ và tính đầy đủ của môi trường thực hiện.
2.2 Quy trình nghiệp vụ BPM (BPM – Business Process Management)
được ra đời dựa trên quan điểm cho rằng mỗi sản phẩm, dịch vụ của một doanh
nghiệp, tổ chức là kết quả của một chuỗi các hoạt động sản xuất, quản lý – được tổ
chức thành các quy trình nghiệp vụ. Mỗi quy trình sẽ bao gồm một tập hợp các hoạt
động được thực hiện theo một trình tự nhất định do con người hay thiết bị thực hiện
ở các vị trí khác nhau nhằm xử lý đầu vào, tính toán, xử lý thành đầu ra tương ứng
và tạo thành các sản phẩm hay dịch vụ ở bước cuối cùng. Các quy trình nghiệp vụ là
mục tiêu và cũng là công cụ để tổ chức và cải thiện mối quan hệ giữa các hoạt động
trong doanh nghiệp. Thông qua việc quản lý các quy trình nghiệp vụ người chủ
doanh nghiệp, tổ chức có thể tiếp cận với việc giảm chi phí quản lý, cải thiện sự hài
lòng của khách hàng, xây dựng các sản phẩm và dịch vụ mới trong thời gian nhanh
nhất với chi phí hợp lý nhất và cuối cùng là chiếm lĩnh thị trường bằng các lợi thế
cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận.
Đứng trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp, tổ chức phải
thích ứng nhanh trước những biến đổi của thị trường và các kết quả điều tra, khảo
sát, các định hướng quan trọng, khiến tổ chức phải quan tâm đến việc thay đổi quy
trình nghiệp vụ như nhu cầu giảm chi phí, tăng hiệu suất công việc hoặc cải thiện sự
cộng tác giữa các đơn vị trong một tổ chức… Điều này đòi hỏi quy trình nghiệp vụ

cũng phải thích ứng tốt trước những thay đổi, và các nhu cầu phát triển này.
Do đó, khi nói đến vấn đề thay đổi qui trình nghiệp vụ của một công ty hoặc
một tổ chức, dù lớn hay nhỏ đều phải tuân theo tuần tự các bước của quy trình xử lý
nghiệp vụ. Từ cấp Lãnh đạo đến cán bộ điều hành của các tổ chức, các Doanh
nghiệp nhỏ và lớn, tất cả đều có những thách thức, đều có những vấn đề khó khăn:
- Làm thế nào để quy trình nghiệp vụ tạo ra giá trị cho tổ chức?
- Làm thế nào để quy trình nghiệp vụ phù hợp với các mục tiêu và chiến lược
của tổ chức?


11

- Cấp độ quy trình nghiệp vụ nào cần thiết để chúng được hoạt động hiệu
quả, được kiểm soát, được sử dụng và rõ ràng?
- Làm thế nào tổ chức có thể cải thiện mức độ và nâng cao năng suất mà
không cần chi phí phát sinh?
- Làm thế nào những yêu cầu cho một giải pháp có thể bao phủ hiện trạng
quy trình trong tương lai?
Khi phân tích một quy trình nghiệp vụ, các chuyên viên phân tích quy trình
nghiệp vụ tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi trên. Nhiều Lãnh đạo tại các doanh
nghiệp, tổ chức cho rằng việc cải tiến qui trình có ý nghĩa rất quan trọng như việc
cắt giảm bớt công việc dư thừa để mang lại hiệu quả cao hơn, điều chỉnh lại các
bước trong quy trình: bước nào phù hợp, bước nào không phù hợp trong quy trình
… từ đó mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các doanh nghiệp, tổ chức.
Có thể nói Quy trình nghiệp vụ là giải pháp tiềm năng giúp các doanh
nghiệp, tổ chức không ngừng cải tiến dịch vụ và nâng cao chất lượng phục vụ khách
hàng của mình. Với BPM, các doanh nghiệp, tổ chức có một hướng mới để triển
khai ứng dụng CNTT. Mặc dù mới ra đời hơn một thập kỷ, nhưng BPM đã phát
triển rất nhanh trên nhiều mặt: phương pháp luận, phương pháp và công cụ, và
cũng đã có nhiều kinh nghiệm triển khai thành công. Nhờ những ưu điểm vượt trội

về tính đơn giản, dễ triển khai so với phương pháp ứng dụng CNTT truyền thống,
BPM đã được nhiều tổ chức, doanh nghiệp trên toàn thế giới vận dụng hiệu quả và
phổ biến. Đã đến lúc các tổ chức nghiên cứu, các nhà quản trị cần tìm hiểu, nghiên
cứu. Qua đó ứng dụng BPM để thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp,
tổ chức trong điều kiện mới và đặc thù quản lý.
2.3 Quản lý qui trình nghiệp vụ
BPM là một phương pháp tiếp cận hệ thống bao gồm các khái niệm, phương
pháp và các kỹ thuật nhằm hỗ trợ việc thiết kế, quản lý, cấu hình, thực thi và phân
tích các quy trình nghiệp vụ.
Về mặt quản lý: BPM là cách tiếp cận hệ thống nhằm giúp các doanh
nghiệp, tổ chức tiêu chuẩn hóa, tối ưu hóa, tự động hoá quy trình hoạt động với mục
đích giảm chi phí, tăng chất lượng hoạt động, rút ngắn thời gian sản xuất và đảm
bảo sản phẩm đạt chất lượng cao.


×