Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Chuyên đề một số quy định chung về thuế thu nhập doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.34 KB, 4 trang )

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP
I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Khái niệm
Thu nhập là một phạm trù trừu tượng. Để hiểu rõ về thu nhập, ta có thể
tìm hiểu chung về một số đặc điểm của thu nhập:
- Thu nhập luôn luôn gắn với một chủ thể nhất định trong nền kinh tế,
xã hội - thể hiện tính sở hữu của thu nhập.
- Thông thường việc xác định thu nhập của chủ thể khác nhau trong
môt thời gian nhất định được biểu hiện dưới hình thức giá trị - là hình thức
thông qua đó có thể biết được tổng số thu nhập từ các nguồn khác nhau của
một cá nhân hay một pháp nhân khác.
- Thu nhập được hình thành thông qua quá trình phân phối lần đầu và
phân phối lại thu nhập quốc dân.
Qua các đặc điểm trên, có thể đưa ra khái niệm chung về thu nhập:
Thu nhập là những khoản thu dưới dạng tiền tệ hoặc hiện vật của các
tổ chức hoặc cá nhân nhận được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch
vụ, từ lao động, từ quyền sở hữu quyền sử dụng về tài sản, tiền vốn mà có
hoặc các khoản thu nhập khác mà xã hội dành cho trong một thời kỳ nhất
định thường là một năm.
Căn cứ vào tiêu thức khác nhau người ta chia ra các loại thu nhập nhằm
đáp ứng các yêu cầu quản lý khác nhau như thu nhập công ty, thu nhập cá
nhân, thu nhập thường xuyên, thu nhập không thường xuyên, thu nhập từ lao
động và các thu nhập khác.
Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập
thực tế của các tổ chức và cá nhân. Thuế thu nhập gồm có thuế thu nhập
doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.
Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) là một loại thuế trực thu
đánh vào thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Tuy nhiên, không phải toàn bộ thu nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh
đều là đối tượng điều chỉnh của thuế TNDN. Thuế TNDN chỉ điều chỉnh


phần thu nhập chịu thuế. Vì việc đánh thuế vào loại thu nhập nào, đánh nặng
hay đánh nhẹ vào từng loại thu nhập là tuỳ thuộc vào quan điểm của mỗi
Nhà nước về điều tiết thu nhập qua thuế thu nhập, phụ thuộc vào khả năng


quản lý thuế, chi phí quản lý thuế cũng như mục tiêu của thuế thu nhập phải
đạt được để góp phần thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của
mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhất định.
2. Đặc điểm thuế Thu nhập doanh nghiệp
- Thuế TNDN là một loại thuế trực thu. Tính chất trực thu của loại thuế
này được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng
chịu thuế.
- Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, bởi vậy
mức động viên vào NSNN đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Vai trò của thuế TNDN
3.1 Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những loại thuế trực thu. Nó
và thuế thu nhập cá nhân chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu Ngân sách
Nhà nước. Ở các nước phát triển hai loại thuế chủ yếu này đã làm cho thuế
trực thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu Ngân sách nhà nước. Ví dụ như
Mỹ: thuế trực thu chiếm 74,8%, Nhật Bản là 74%. Hầu hết các nước có thu
nhập quốc dân bình quân đầu người thấp thì thuế gián thu thường chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng số thuế ngân sách; ví dụ như: Philipin chiếm 60%; Thái
Lan chiếm 66%; Ấn Độ 63%; Kênia: 61%; Gana: 65%...
Ở Việt nam, tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp trong tổng số thu
Ngân sách Nhà nước (trừ dầu thô) năm 2004 là 24%; năm 2005 là 24, 5%,
năm 2006 là 24,1%.
Tuy nhiên, cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế, quy mô của các hoạt
động kinh tế ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao

sẽ tạo ra nguồn thu về thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNN.


3.2 Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều
tiết vĩ mô nền kinh tế
Nói cách khác, thuế phải góp phần khuyến khích sản xuất, kinh doanh
phát triển theo định hướng của Nhà nước trong từng thời kỳ.
- Nhà nước ban hành một hệ thống pháp luật về thuế thu nhập doanh
nghiệp áp dụng chung cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành
phần kinh tế, tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sản xuất
phát triển. Như vậy, với các doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng như
nhau, cùng bán giá bán trên thị trường như nhau, nếu cơ sở sản xuất nào
càng hạ thấp được giá thảnh sản phẩm, càng thu được nhiều lợi nhuận thì
càng phát triển mạnh, và ngược lại thì dễ dẫn tới bị phá sản.
- Thông qua việc xác định phạm vi thu thuế và không thu thuế, Nhà
nước thể hiện sự ưu đãi của mình đối với một số đối tượng trong xã hội
không phải nộp thuế hoặc thể hiện sự khuyến khích của Nhà nước đối với
việc phát triển của một lĩnh vực ở một vùng nào đó.
- Ngoài việc quy định thuế suất chung cho các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, Nhà nước cũng đưa ra thuế suất ưu đãi để áp dụng đối với từng
ngành nghề, mặt hàng, lĩnh vực thể hiện mức độ khuyến khích hay không
khuyến khích của Nhà nước đối với những ngành nghề, mặt hàng, lĩnh vực
đó trong nền kinh tế.
- Không những chỉ khuyến khích đầu tư bằng việc định ra một thuế
suất hợp lý, mà thuế thu nhập doanh nghiệp còn được sử dụng là một biện
pháp khuyến khích bỏ vốn đầu tư vào các ngành nghề, mặt hàng, các vùng
mà Nhà nước cần tập trung khuyến khích đẩy mạnh sản xuất, khai thác tiềm
năng về vốn trong dân cư và của các nhà đầu tư nước ngoài, hỗ trợ các
doanh nghiệp khắc phục khó khăn, rủi ro để phát triển sản xuất bằng việc sử



dụng biện pháp miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức độ khác
nhau.
3.3 Thuế TNDN là một công cụ của Nhà nước thực hiện chính sách
công bằng xã hội
Một trong những mục tiêu của thuế thu nhập doanh nghiệp là điều tiết
thu nhập, đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập xã hội. Thuế thu
nhập doanh nghiệp được áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế, không những đảm bảo bình đẳng công bằng về chiều
ngang mà còn cả công bằng về chiều dọc. Về chiều ngang, bất kể một doanh
nghiệp nào kinh doanh bất cứ hình thức nào nếu có thu nhập chịu thuế thì
phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Về chiều dọc, cùng một ngành nghề
không phân biệt quy mô kinh doanh nếu có thu nhập chịu thuế thì đều phải
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Với mức thuế suất thống nhất, doanh
nghiệp nào có thu nhập cao thì phải nộp thuế nhiều hơn (theo số tuyệt đối)
doanh nghiệp có thu nhập thấp.



×