Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Tìm hiều các hoạt động khuyến nông của cán bộ khuyến nông tại làng kawakami huyện minamisaku tỉnh nagano nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.04 KB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------

NÔNG KHÁNH HOÀN

TÌM HIỂU CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG CỦA CÁN BỘ
KHUYẾN NÔNGTẠI LÀNG KAWAKAMI - HUYỆN
MINAMISAKU - TỈNH NAGANO NHẬT BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng ứng dụng

Chuyên ngành

: Khuyến nông

Khoa

: Kinh tế& PTNT

Khóa học

: 2013-2017



Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------

NÔNG KHÁNH HOÀN
TÌM HIỂU CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG CỦA CÁN BỘ
KHUYẾN NÔNGTẠI LÀNG KAWAKAMI - HUYỆN
MINAMISAKU - TỈNH NAGANO NHẬT BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng ứng dụng

Chuyên ngành

: Khuyến nông

Lớp

: 45KN


Khoa

: Kinh tế& PTNT

Khóa học

: 2013-2017

Giảng viên hƣớng dẫn

: Th.S Hồ Lƣơng Xinh

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế&PTNT,Trung tâm đào tạo và phát
triển Quốc tế ITC, cô giáo hướng dẫnTh.S Hồ Lƣơng Xinh tôi đã tiến hành thực
hiện đề tài: “Tìm hiều các hoạt động khuyến nông của cán bộkhuyến nông tại
làng Kawakami huyện Minamisaku tỉnh Nagano Nhật Bản”.
Để hoàn thành bài khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã
tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức vô cùng bổ ích cho tôi trong suốt
thời gian 4 năm học tập và rèn luyện tại trường, đặc biệt là các thầy cô trong khoa
Kinh tế&PTNT.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô hướng dẫn Th.S Hồ Lƣơng Xinh
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bác đang công tác tại hiệp hội giao lưu
nông nghiệp quốc tế làng Kawakami, HTX Kawakami, hiệp hội hỗ trợ du học sinh,
thực tập sinh Chikyujin, cán bộ khuyến nông làng Kawakamiđặc biệt là gia đình
ông Hideki Saharađã luôn quan tâm, tạo điều kiện và cung cấp số liệu giúp đỡ em
trong suốt thời gian thực tập tốtnghiệp tại địa bàn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ, gia đình, người
thân và anh chị em bạn bè đã luôn quan tâm,sát cánh bên tôi, tạo động lực cả về
tinh thần và vật chất trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện đề tài.
Với trình độ năng lực của bản thân và thời gian có hạn, đây là lần đầu tiên
thực hiện khóa luận nên còn nhiều thiếu xót và hạn chế về kinh nghiệm lẫn kiến
thức. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo để bài khóa
luận của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 03năm 2018
Ngƣời thực hiện
Nông Khánh Hoàn


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của làng Kawakami năm 2013 ................... 18
Bảng 3.2: Mức thu nhập của các hộ nông dân năm 2014 .............................. 21
Bảng 3.3: Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt năm 2014................................... 22


iii
iiii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Lễ hội Sansai ở Nhật Bản .................................................................. 19

Hình3.2 Cây xà lách ....................................................................................... 23
Hình 3.3 Cây bắp cải tròn Đà lạt.......................................................................
23
Hình 3.4: Sinh viên thực tập đi tham quan trung tâm thử nghiệm
giống làng Kawakami ..................................................................................... 28
Hình 3.5: Sinh viên thực tập thu hoạch rau trên chính mảnh ruộng
được trồng thử nghiệm .................................................................................... 29
Hình 3.6: Sơ đồ hoạt động khuyến nông từ trung ương đến địa phương ....... 30
Hình 3.7Sơ đồ tổ chức chức mạng lưới Trung tâm khuyến nông................... 33


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

1

Viết tắt
BNN

2

BVTV

Nguyên nghĩa
Bộ Nông Nghiệp
Bảo vệ thực vật

3


KN
CBKN
CP
HĐND- UBND
HĐQT
TNHH
ĐVT
KHKT
KNKL
KT
KT và PTNT

MAFF
NN
TB
BVTV
SXNN
TTTN
UBND

Khuyến nông
Cán bộ khuyến nông
Chính phủ
Hội đồng nhân dân -Ủy ban nhân dân
Hội đồng quản trị
Trách nhiệm hữu hạn
Đơn vị tính
Khoa học kỹ thuật
Khuyến nông khuyến lâm
Kinh tế

Kinh tế và Phát triển nông thôn
Nghị định
Bộ Lâm nghiệp, Nông nghiệp và Thủy sản
Nông nghiệp
Thông báo
Bảo vệ thực vật
Sản xuất nông nghiệp
Thực tập tốt nghiệp
Ủy ban nhân dân

STT

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21



v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................
iii

DANH

MỤC

CÁC

TẮT.................................................

TỪ,
v

CỤM

TỪ

MỤC

VIẾT
LỤC


......................................................................................................... v PHẦN 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1
1.2. Mục đích, yêu cầu ...................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu..................................................................................................... 2
1.3 Nội dung và phương pháp thực hiện ..........................................................
4
1.3.1 Nội dung thực tập ..................................................................................... 4
1.3.2 Phương pháp thực hiện............................................................................. 4
1.4Thời gian và địa điểm thực tập .................................................................... 5
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 6
2.1 Cơ sở lý luận đề tài...................................................................................... 6
2.2 Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 8
2.2.1 Cơ sở hình thành và phát triển của Khuyến nông ....................................
8
2.2.2 Lịch sử khuyến nông Việt Nam .............................................................. 8
2.2.3 Lịch sử khuyến nông Nhật Bản.............................................................. 10
2.2.4 Bài học kinh nghiệm từ các địa phương ............................................... 13
2.2.4.1 Làng thần kỳ tại Nhật Bản ................................................................. 13
2.2.4.2 Làng thần kỳ thứ hai tại Đà Lạt .......................................................... 14


vi

PHẦN 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP................................................................... 16
3.1 Khái quát về cơ sở thực tập ....................................................................... 16
3.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 16
3.1.1.1Vị trí địa lý .......................................................................................... 16
3.1.1.2 Địa hình địa mạo ................................................................................ 16

3.1.1.3Điều kiện khí hậu ................................................................................. 17
3.1.1.4 Thủy văn ............................................................................................. 17
3.1.1.5 Các nguồn tài nguyên.......................................................................... 17
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 19
3.1.2.1 Thực trạng phát triển các nghành kinh tế............................................ 19
3.1.2.2 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ............................................. 20
3.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp làng Kawakami................................... 22
3.1.3.1 Trồng trọt ........................................................................................... 22
3.1.3.2 Lâm nghiệp ......................................................................................... 24
3.1.3.3 Chăn nuôi ........................................................................................... 24
3.1.4 Những thành tựu đạt được của cơ sở thực tập ...................................... 24
3.1.5 Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ............. 26
3.2 Tóm tắt kết quả thực tập........................................................................... 27
3.2.1Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập .......... .27
3.2.1.1 Bồi dưỡng thêm về kiến thức chuyên môn ......................................... 27
3.2.1.2 Tiếp xúc thực tế................................................................................... 28
3.2.2 Tóm tắt kết quả thực tập........................................................................ 29
3.2.2.1 Tổng quan chung về bộ máy khuyến nông ở Nhật Bản...................... 29
3.2.2.2 Tổ chức mạng lưới trung tâm khuyến nông làng Kawakami ............. 32
3.2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông làng Kawakami ........ 34
3.2.2.4 Các công việc thực tế của cán bộ khuyến nông làng Kawakami........ 37


vii

3.2.2.5 Đánh giá của người dân về hiệu quả của công tác khuyến nông làng
Kawakami........................................................................................................ 39
3.3Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình học tập ................................... 39
3.4 Một số bài học được rút ra để cho cán bộ khuyến nông có thể học tập.... 42
3.4.1 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .................................................... 42

3.4.2 Nâng cao vai trò của nông nghiệp.......................................................... 42
3.4.3 Hoàn thiện hệ thống tổ chức .................................................................. 43
3.4.4 Giám sát đánh giá công tác khuyến nông .............................................. 43
3.4.5 Những thuận lợi và khó khăn ................................................................. 43
PHẦN 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 45
4.1 Kết luận .................................................................................................... 45
4.2 Kiến nghị ................................................................................................... 45
4.3 Để áp dụng ở Việt Nam............................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 47
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 47
II. Tài liệu tiếng Nhật ..................................................................................... 47
III. Tài liệu từ Internet..................................................................................... 47


1


2
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Chương trình thực tập nghề tại Nhật Bản là một chương trình có sự hợp
tác, liên kết chặt chẽ giữa Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên với Trung
tâm Đào Tạo và Phát Triển Quốc Tế về nhiều lĩnh vực giáo dục đào tạo,
chuyển giao khoa học công nghệ. Trong đó lĩnh vực về hợp tác phát triển
nông nghiệp đang được chú trọng quan tâm vì đặc thù của Việt Nam vẫn đang
là một nước nông nghiệp dựa vào nông nghiệp là chính. Nhật Bản là một
nước dù chịu nhiều thiên tai điều kiệm thời tiết khắc nghiệt nhưng nền nông
nghiệp phát triển một cách thần kỳ và là một trong những nước có nên nông
nghiệp công nghệ cao tiên tiến, hiện đại hàng đầu thế giới.

Đối với chương trình thực tập lần này không chỉ học về kiến thức
nông nghiệp mà còn được trải nghiệm văn hóa, cuộc sống thường nhật của
người bản địa. Thông qua những trải nghiệm thực tế để khám phá thêm những
kiến thức mới biến nó thành kinh nghiệm cho bản thân.
Nhắc đến Nhật Bản chúng ta sẽ nghĩ đến một đất nướcphát triển về
kinh tế khoa học và kỹ thuật rất phát triển mà ít nghĩ đến nghành nông nghiệp
Nhật Bản,nông nghiệp của Nhật Bản phát triển theo hướng khoa học bền
vững ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vì vậy có sản
lượngrất cao, chất lượng rất tốt và đứng hàng đầu thế giới.Những người
làm nông nghiệp của Nhật rất giàu có và sung túc.
Nông nghiệp của Nhật Bản chỉ có vai trò thứ yếutrong nền kinh tế Nhật
Bản,tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP chỉ chiếm khoảng 1%. Diện tích đất
nông nghiệp ít, chỉ chiếm chưa đầy 14% lãnh thổ.Chỉ có khoảng 3% dân số
của Nhật Bản làm nông nghiệp nhưngcung cấp đầy đủ thực phẩm chất lượng
cao cho hơn 127 triệu dân của quốc gia này, ngoài ra còn dư thừa để xuất
khẩu sang các nước như là Hồng Kông, Đài Loan, Singapore.


Sự thành công của nền nông nghiệp Nhật Bản là do sự quan tâm đầu tư
của chính phủ vào nông nghiệp nhưng cũng phải nói đến vai trò tích cực của
các hoạt động khuyến nông trong việc phát triển nông nghiệp tại Nhật Bản.
Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, hoạt động khuyến nông ở Nhật
Bản đãđược chính thức hóa bằng pháp luật và đội ngũ cán bộ khuyến nông
không ngừngđược xây dựng, củng cố.Trước tình hình đó, vai trò của Khuyến
nông được đề cao, là một tác nhân nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền nông
nghiệp.
Khuyến nônglà cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng
thời giúp họ hiểu được chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến
thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý, những thông tin về thị trường để họ
có đủ khả năng tự giải quyết các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy

mạnh sản xuất, cải thiện chất lượng đời sống , nâng cao dân trí, góp phần xây
dựng và phát triển nông thôn mới.
Từ những điều trên tôi rất muốn biết rằng cán bộkhuyến nôngtại Nhật
Bản hoạt động như thế nào? Đã phát huy được hết vai trò và trách nhiệm của
mình trong việc phát triển nông nghiệp hay chưa?
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu các
hoạt

động

khuyến

nông

của

cán

bộ

khuyến

nông

tại

làng

Kawakami,huyệnMinamisaku, tỉnh Nagano, Nhật Bản”.
1.2 Mục đích yêu cầu

1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu được các hoạt động KN của CBKN làng Kawakami tỉnh
Nagano Nhật Bản từđó rút ra một số bài họckinh nghiệm trong công tác
KNtại làng Kawakami.
1.2.2 Yêu cầu
 Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ:
- Hiểu được như thế nào là sản xuất rau công nghệ cao và an toàn.
- Yêu cầu các thực tập sinh phảigiao tiếp cơ bản với người nông dân.


- Đánh giá cơ sở TTTN tại làng Kawakami huyện Minamisaku,
Nagano, Nhật Bản.
- Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của CBKN tại làng Kawakami.
- Tìm hiểu hoạt động thường ngày của CBKN tại làng Kawakami.
- Mô tả những công việc mà tác giả đã tham gia trong thời gian TTTN
tại làng Kawakami.
- Đánh giá thuận lợi, khó khăn của KN làng Kawakami.
- Bài học kinh nghiệm và giải pháp.
 Yêu cầu về thái độ và ý thức trách nhiệm:
- Hoàn thành tốt công việc được giao.
- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của UBND làng
Kawakami.
 Yêu cầu về kỷ luật:
- Chấp hành phân công của khoa, quy chế thực tập của trường và các
quy định của nơi thực tập.
- Đảm bảo kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong công việc.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại nơi thực tập.
- Luôn trung thực trong lời nói và hành động.
 Yêu cầu về tác phong, ứng xử:
- Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị. Thực tập tại nước ngoài

không chỉ là để học tập chuyên môn mà còn là dịp tốt để tập làm việc trong
tập thể, đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp và xử thế.
- Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người.
- Hòa nhã với các nhân viên, cán bộ khuyến nông tại nơi thực tập.
- Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch sự.
 Yêu cầu về kết quả đạt được:
- Tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại nơi thực tập.


- Thực hiện tốt công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp
phần giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường.
- Đạt được các mục tiêu do trường đề ra và tích lũy được kinh nghiệm.
- Không được tùy tiện sử dụng các trang thiết bị ở nơi thực tập.
- Không tự ý sử dụng điện thoại ở nơi thực tập cho việc riêng.
- Không tự ý sao chép dữ liệu ở nơi thực tập.
 Yêu cầu khác:
Ghi nhật ký thực tập đầy đủ để có tư liệu viết báo cáo.
1.3Nội dung và phƣơng pháp thực hiện
1.3.1 Nội dung thực tập
- Điều tra sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của làng
Kawakami huyện Minamisaku tỉnh Nagano Nhật Bản.
- Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của CBKN tại làng Kawakami.
- Đánh giá các hoạt động của CBKN tại làng Kawakami.
- Đánh giá thuận lợi và khó khăn vềcông tác KN tại làng Kawakami.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động KN
của làng Kawakami trong thời gian tới.
1.3.2 Phương pháp thực hiện
- Tiêp cân có sự tham gia hướng dẫn của cán bộ khuy

ến nông làng


Kawakami.
- Thảo luận, tham vấn cung can bô khuyến nông làng Kawakami.
- Thu thập thông tin thứ cấp: các thông tin thứ cấp lấy được từ nhiều
nguồn khác nhau như báo cáotổng kết tình hình kinh tế xã hội, tham khảo các
tài liệu liên quan đến tình hình kinh tế, xã hội, tài liệu do làng Kawakami
cung cấp người phiên dịchdịch lại,qua giáo trình, Internet…nhằm khái quát sự
phát triển của cơ sở, những thuận lợi, khó khăn, hạn chế của cán bộ khuyến
nông. Để từ đó thấy được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán khuyến nông
làng Kawakami.


- Thu thập thông tin sơ cấp: Thông qua phỏng vấn cán bộ, tiếp xúc tìm
hiểu trực tiếp CBKN.
- Phương pháp quan sát: quan sát trung tâm thực tâm thực nghiệp
giống, cách xử lý công việc, tác phong làm việc của CBKN.
- Tổng hợp và phân tích thông tin: những thông tin, số liệu thu thập
đượctôi tiến hành tổng hợp, phân tích lại để có được thông tin cần thiết cho đề
tài.
1.4 Thời gian và địa điểm thực tập:
- Thời gian: Từ 13/04/2017 đến 08/11/2017.
- Địa điểm: Tại làng Kawakami,huyện Minamisaku, tỉnh Nagano,
Nhật Bản.


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận đề tài
Các khái niệm về Khuyến nông
Theo nghĩa Hán-Văn: “Khuyến” có nghĩa là khuyến khích- khuyên

bảo- triển khai, còn “nông” là nông - lâm- ngư nghiệp, nông dân, nông thôn.
“Khuyến nông” là khuyên mở mang phát triển trong nông nghiệp.
Theo D. Mahony, 1987: “Khuyến nông được định nghĩa như thể là một
tiến trình của việc lôi kéo quần chúng tham gia việc trồng và quản lí cây trồng
một cách tự nguyện.”
Theo tổ chức FAO, 1987: “Khuyến nông khuyến lâm được xem như
một tiến trình của việc hòa nhập những kiến thức KHKT hiện đại, các quan
điểm, kỹ năng để quyết định cái gì cần làm, cách thức làm trên cơ sở cộng
đồng địa phương sử dụng các nguồn tài nguyên tại chỗ với sự trợ giúp từ bên
ngoài để có khả năng vượt qua trở ngại gặp phải.”
Theo A.W.Van den Ban và H.S.Hawkins,1988: “Khuyến nông khuyến
lâm là một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằm giúp nông dân hình thành các
ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định đúng đắn.”
Theo Malla, 1989 : “Khuyến nông khuyến lâm là làm việc với nông
dân, lắng nghe những khó khăn, các nhu cầu và giúp họ tự giải quyết lấy vấn
đề của chính họ.”
Theo Thomas: “Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công
việc có liên quan đến sự nghiệp phát triển nông thôn, đó là một hệ thống giáo
dục ngoài nhà trường, trong đó có người già và trẻ em học bằng cách thực
hành.”
Khuyến nông theo tiếng Nhật Bản là “Nōgyō kakuchō” là khái niệm
để chỉ các hoạt động thúc đẩy nông nghiệp khu vực, phát triển nông thôn, cải
thiện năng suất nông nghiệp, phổ cập, hỗ trợ đưa các thông tin tới người nông
dân.


Qua tất cả các khái niệm trên, có thể tóm tắt và hiểu Khuyến nông theo
2 nghĩa:
Theo nghĩa rộng: Khuyến nông là khái niệm chung để chỉ tất cả các
hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn.

Theo nghĩa hẹp: Khuyến nông là một tiến trình giáo dục không chính
thức, mà đối tượng của nó là nông dân. Tiến trình này đem lại cho nông dân
những thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề
hoặc khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động
sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng
cuộc sống của nông dân và gia đình họ.
Mục tiêu của khuyến nông: Là làm thay đổi cách đánh giá, cách nhận
thức của nông dân trước nhưng khó khăn trong cuộc sống. KN không chỉ nhằm
những mục tiêu phát triển kinh tế mà còn hướng tới sự phát triển toàn diện của
bản thân người nông dân và nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông thôn
 Triết lý khuyến nông: Nông dân là mục tiêu của phát triển, họ đóng
vai trò trung tâm và là người thông minh, có năng lực, rất mong muốn nhận
được thông tin và kiến thức mới để phát triển sản xuất nhằm đem lại cuộc
sống ấm no hạnh phúc cho gia đình, cho cá nhân và cho cộng đồng của mình.
Khuyến nông được thực hiện ở mọi nơi: tại gia đình, trên lớp học, trên
đồng ruộng…cùng với nông dân thông qua những gia đình hay nhóm hộ, xuất
phát từ những nhu cầu của nông dân, bắt đầu bằng những gì nông dân có, để
giải quyết những vấn đề của chính những người nông dân này trên cơ sở tự
lực cánh sinh.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Sự hình thành và phát triển của Khuyến nông
Trên thế giới, Khuyến nông ra đời từ rất sớm, nó bắt nguồn từ những
lĩnh vực Nông nghiệp.
Ở Pháp: Thế kỷ 15-16: Một số công trình khoa học NN ra đời như “
Ngôi nhà nông thôn” của Enstienme và Liebault nhiên cứu về kinh tế nông
thôn và khoa học nông nghiệp.


Ở Mỹ: Năm 1845 tại Ohio, N.S Townshned Chủ nhiệm khoa Nông học
đề xuất việc tổ chức những câu lạc bộ nông dân tại các quận huyện và sinh

hoạt định kỳ. Đây là tiền thân của KN tại Mỹ. Năm 1907 có 42 trường Đại
học trong 39 bang đã thực hiện công tác KN. Năm 1910, 35 trường Đại học
đã có bộ môn Khuyến nông.
Năm 1914 Tổ chức Khuyến nông chính thức được hình thành ở Mỹ, có
1.861 Hội nông dân với 3.050.150 hội viên.
Tại Trung Quốc đã có khoa Khuyến nông ở trường Đại học Kim
Lăng 1933.
Hoạt động Khuyến nông ở châu Âu, Oxtraylia, New Zealand, Canada có
nhiều điểm tương tự như ở Pháp, Mỹ. Hoạt động dịch vụ KN thường bắt đầu
từ các hội NN, nó được giao trách nhiệm cho một cơ quan thuộc Bộ Nông
Nghiệp.
2.2.2 Lịch sử khuyến nông Việt Nam
Cùng với sự phát triển cả KN thế giới, KN Việt Nam cũng được hình
thành và vua Lê Đại Hành, là ông vua đầu tiên đích thân đi cày ruộng tịnh
điền ở Đọi Sơn, Bàn Hải thuộc vùng Duy Tiên, Hà Nam ngày nay.
Ở thời nhà Lê, đã có những chính sánh phát triển NN để động viên
nông dân tích cực tham gia sản xuất. Triều vua Lê Thái Tông 1492, mỗi xã
có 1 xã trưởng phụ trách NN và đê điều. Triều đình ban bố chiếu KN, chiếu
lập đồn điền và đầu tiên sử dụng cụm từ “ KHUYẾN NÔNG” trong bộ luận
Hồng Đức.
Dưới chế độ Sài Gòn cũ (1960), thành lập nhà KN chuyên lo phát triển
NN, PTNT.
Từ sau cách mạng tháng 8/1945 - 1958. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đặc
biệt quan tâm tới NN, người kêu gọi quốc dân “tăng gia sản xuất! Tăng gia
sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là những việc cấp bách của chúng
ta lúc này”.
Từ năm 1958 - 1975 nông nghiệp miền Bắc Việt Nam phát triển trong
sự tác động tực tiếp của mô hình hợp tác xã NN. Từ tổ đổi công (1956), đến



hợp tác xã bậc thấp (1960), đến hợp tác xã bậc cao (1968), đến hợp tác xã
toàn xã (1974).
Từ 1976 - 1988, Nông nghiệp Việt Nam thống nhất thành một mối,
tiềm năng và thế mạnh của 2 miền Bắc - Nam được bổ sung cho nhau và cùng
nhau phát triển theo một đường lối chung là hợp tác hóa NN. Ngày 13/1/1981,
chỉ thị 100 CT/TW của ban bí thư TW đảng về “cải tiến công tác khoán, mở
rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã NN” (gọi
tắt là khoán 100). Tháng 12/1986, đại hội VI, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề
ra đường lối mới trong lãnh đạo và quản lý kinh tế. Và nghị quyết 10 của bộ
chính trị TW ĐảngCộng Sản Việt Nam khóa VI(5/4/1988) về quản lý đổi mới
trong NN nhằm giải phóng sản xuất trong nông thôn đến từng hộ nông dân,
khẳng định hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn.
Năm 1993, cục khuyến lâm được thành lập vừa quản lý nhà nước vừa
làm KN.
Ngày 2/3/1993, Chính phủ ra Nghị định 13/CP về công tác Khuyến nông.
Năm 2001, Trung tâm Khuyến nông Trung ương ra đời, trực thuộc cục
Khuyến nông.
Năm 2003, Trung tâm Khuyến nông quốc gia được thành lập.
Ngày 26/4/2005, Nghị định số 56/CP - NĐ được ban hành về khuyến
nông- khuyến ngư quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Khuyến nông - khuyến ngư.
Ngày 8/1/2010, Chính phủ ra Nghị định 02/CP - NĐ về công tác
Khuyến nông hay thế cho Nghị Định 56/CP - NĐ.
2.2.3Lịch sử khuyến nông Nhật Bản
Công tác khuyến nông được hình thành và đi vào hoạt động từ những
năm 1900 tại Nhật Bản và được xem là sớm nhất trên thế giới. Cơ cấu hành
chính và các chính sách về khuyến nông đã được nước này điều chỉnh, hoàn
thiện qua các thời kỳ khác nhau. Cơ cấu hành chính và các chính sách về
khuyến nông đã được nước này điều chỉnh, hoàn thiện qua các thời kỳ khác
nhau.



Lúc đầu khuyến nông được thực hiện bởi các trường học và các trang
trại của chính phủ thông qua việc tiến hành thử nghiệm và đưa các công nghệ
mới vào sản xuất. Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, hoạt động khuyến
nông ở Nhật đã được chính thức hóa bằng pháp luật và đội ngũ cán bộ khuyến
nông được xây dựng và củng cố. Các giai đoạn tiếp theo, do sự cải cách hệ
thống xã hội, nông dân đã buộc phải áp dụng các hướng dẫn kỹ thuật và kiến
nghị của cán bộ khuyến nông - được gọi là "Mở rộng bắt buộc". Đến năm
1948, dịch vụ khuyến nông chính thức được khôi phục tại Nhật Bản với tên
gọi là “Dịch vụ khuyến nông Hợp tác xã” và phát triển đến nay. Vai trò, hệ
thống tổ chức và chính sách khuyến nông tại Nhật Bản:
Vai trò: Dịch vụ khuyến nông tại Nhật Bản có ba vai trò chính :
1, Cải thiện kỹ thuật sản xuất nông nghiệp.
2, Cải thiện các tiêu chuẩn sống của cộng đồng dân cư ở các vùng nông


thôn.
3, Giáo dục thế hệ trẻ ở nông thôn
Hệ thống tổ chức: Bộ Lâm nghiệp, Nông nghiệp và Thủy sản (MAFF)
là cơ quan giúp Chính phủ Nhật bản thực hiện dịch vụ khuyến nông trên
phạm vi toàn quốc. Đội ngũ cán bộ khuyến nông của Nhật Bản hiện nay có
khoảng 10.000 người, Đội ngũ cán bộ này làm việc như các chuyến gia cố
vấn và được phân bổ chủ yếu ở 47 cơ quan khuyến nông cấp tỉnh và 630 cơ
quan khuyến nông cấp huyện. Mỗi tỉnh có một trung tâm đào tạo nông dân.
- Về chính sách hỗ trợ hoạt động khuyến nông, Chính phủ Nhật Bản đã
tập trung vào các nội dung:
+ Tạo hành lang pháp lý về khuyến nông, phát triển nông thôn, với
phương châm “thể chế mạnh và minh bạch”.
+ Hàng năm, Chính phủ hỗ trợ 40% kinh phí cho các hoạt động dịch vụ

khuyến nông của các tổ chức khuyến nông địa phương. Phần còn lại là sự


đóng góp của người dân hoặc doanh nghiệp và thậm chí là sự huy động của tổ
chức khuyến nông.
Một trong những hình thức khuyến nông được áp dụng phổ biến ở Nhật
bản hiện nay là hệ thống khuyến nông điện tử, với hệ thống thông tin điện tử
này đã giúp cho tất cả các nông dân có điều kiện tiếp cận các chính sách và kỹ
thuật mới.
Hệ thống thông tin điện tử trong hoạt động khuyến nông của Nhật Bản:
Khoảng 20 năm trước đây, hệ thống thông tin điện tử trong khuyến nông được
hình thành xuất phát từ nhu cầu cung cấp thông tin trong các dịch vụ khuyến
nông và sự bùng nổ của xã hội internet. Cơ quan thực hiện và triển khai hệ
thống thông tin điện tử trong dịch vụ khuyến nông ở trung ương làTrung tâm
Thông tin khuyến nông Trung ương, hoạt động của Trung tâm thông tin
khuyến nông nhận được sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ quốc gia và sự phối
hợp cung cấp thông tin từ các cơ quan nghiên cứu và cơ quan khuyến nông
địa phương. Hiện nay, vai trò chính của Trung tâm Thông tin là để quản lý hệ
thống mạng máy tính, và hệ thống đó được gọi là “Mạng thông tin mở rộng,
EI-net”. Các EI-net bao gồm nhiều cơ sở dữ liệu về kỹ thuật, chính sách, bản
tin, hệ thống e-mail để tư vấn kỹ thuật….
Nguồn số liệu được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau:
- Các cơ quan quản lý nhà nước của Chính phủ, cấp quốc gia cung cấp
các thông tin về thống kê, kết quả nghiên cứu, chính sách mới…
- Các công ty cung cấp về tin tức, thị trường và thời tiết…, thông tin về
nguyên liệu nông nghiệp như phân bón, hóa chất, máy móc, vv.
- Các thông tin mở rộng, được cung cấp bởi các các cố vấn hoặc cán bộ
khuyến nông, tình nguyện viên.
- Các thông tin sử dụng cho hệ thống còn được cung cấp bởi những
người nông dân, hoặc các diễn đàn, hệ thống e-mail. Đối tượng sử dụng hệ

thống thông tin điện tử EI-net không chỉ là nông dân, chủ trang trại, cán bộ


khuyến nông, các nhà cố vấn chuyên môn, mà còn có các nhà hoạch định
chính sách, người làm công tác nghiên cứu, các nhà kinh doanh... và hệ thống
thông tin điện tử khuyến nông được xem là một mạng lưới giúp cho việc trao
đổi thông tin giữa các cơ quan khuyến nông, cán bộ khuyến nông và nông dân
một cách nhanh nhất.
Pháp luật quy định về cán bộ KN đã được hơn 70 năm. Quy định các
hoạt động của cán bộ KN mới đc sửa đổi vào năm 2013.
Tất cả những hoạt động của hiệp hội KN được trung ương, chính phủ
kết hợp với bộ Nông Nghiệp Lâm Nghiệp – Thủy sản(MAFF) .
2.2.4 Bài học kinh nghiệm từ các địa phương
2.2.4.1Làng thần kỳ tại Nhật Bản
Từng là ngôi làng nghèo nhất Nhật Bản thập niên 60, 70 của thế kỷ 20,
hiện tại nhờ trồng xà lách, làng Kawakami được gọi là "làng thần kỳ" bởi
những đổi thay mà loại rau này mang lại cho người dân nơi đây.
Có một ngôi làng nhỏ bé nằm ở tỉnh Nagano của Nhật Bản mang tên
Kawakami là nơi đất đai cằn cỗi, nằm sâu trong vách núi, xa đường lớn và là
làng nghèo nhất nước Nhật vào thập niên 60 – 70 của thế kỷ 20.
Bước ngoặt đổi đời của nông dân Kawakimi tới vào trước thời điểm
chiến tranh với Mỹ nổ ra. Người Mỹ muốn ăn xà lách và họ nhận ra khí hậu
khô, lạnh của làng Kawakami là môi trường hoàn hảo để trồng loại rau này.
Sau khi người Mỹ rời đi, khẩu vị người Nhật cũng dần bị “tây hóa” và họ trở
nên ưa thích loại rau này bởi nó có lợi cho sức khỏe và rất ngon.
Nhận thấy nhu cầu cao, năm 1980, một vị trưởng làng đã đứng lên kêu
gọi người dân canh tác rau theo tiêu chuẩn chung của làng, những người vi
phạm sẽ bị cấm sản xuất. Làng có hẳn một kênh truyền hình để thông tin về
thị trường hàng ngày và thông qua hướng dẫn của kênh truyền hình này, kỹ
thuật canh tác đảm bảo 100 hộ như một. Rau của làng Kawakami sản xuất ra

có thể ăn tươi ngay tại vườn.


Ngoài việc áp dụng nghiêm ngặt những kỹ thuật cao vào canh tác, nếu
có dịp tới thăm Kawakami chứng kiến những người cao tuổi trong làng vẫn
hăng hái làm việc trên các cánh đồng rau.
Theo thống kê, nông dân tại Kawakami có khoảng 10% trong độ tuổi
30 còn 20% khoảng 40 tuổi so với mức trung bình của cả nước lần lượt là
3,2% và 5%.
Tuy nhiên điều đáng nói là 63% người dân địa phương trên 65 tuổi vẫn
làm việc và không hề bất ngờ khi chứng kiến những người đã 70 – 80 tuổi vẫn
làm việc chăm chỉ, đặc biệt là vào mùa hè.
Các công việc của nông dân Kawakami bao gồm – thu hoạch, vận
chuyển, trồng cấy thường diễn ra trong 4 tháng (tháng 6 đến tháng 10), 8
tháng còn lại do nhiệt độ xuống quá thấp (dưới 20 độ C) nên không thể canh
tác được.
Một ngày làm việc lúc mùa vụ của nông dân Kawakami thường bắt đầu
vào lúc 2 giờ sáng dưới sự trợ giúp của ánh đèn pha. Họ trở về nhà lúc 5 giờ
chiều, tắm rửa, ăn tối và đi ngủ.
Dù thời gian canh tác ít là vậy nhưng năng suất cao nên người dân
Kawakami có thu nhập đáng ngưỡng mộ. Riêng năm 2014, Kawakami đã
cung cấp ra thị trường trong nước được 60.000 tấn rau xà lách, thu về 16 tỉ
yên (3200 tỉ đồng).
Vào những khoảng thời gian trong năm không canh tác được do thời
tiết, thì người dân nơi đây thường chọn cách hưởng thụ bằng việc đi du lịch,
nghỉ dưỡng ở những đất nước khác trên thế giới. Đến mùa sản xuất thì họ lại
quay về tiếp tục bắt tay vào các công việc sản xuất rau của mình.
Với những kỹ thuật đã đúc rút được, Nhật Bản muốn chuyển giao sang
các nước khác, trong đó có Việt Nam. Thời gian qua làng Kawakami đã tích
cực tìm kiếm cơ hội hợp tác với Việt nam. Hiện nay làng đang tiếp nhận hơn

240 thực tập sinh nông nghiệp từ Việt Nam trên tổng số gần 1.000 thực tập
sinh nước ngoài đang làm việc trên làng.
2.2.4.2 Làng thần kỳ thứ hai tại Đà Lạt


Tại Lạc Dương (Lâm Đồng) chỉ sau 8 tháng thử nghiệm từ tháng
2/2014, “làng thần kỳ” rau xà lách Mỹ sản xuất theo công nghệ Nhật Bản đã
xuất hiện. Người có công biến mảnh đất cằn ấy thành vựa rau sạch nổi tiếng
Lâm Đồng là 1 người Nhật Bản, ông Hironosi Tsuchiya - Giám đốc đại diện
Quỹ Đầu tư HT Capital tại Việt Nam, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH
An Phú Lacue.
Hiện, lượng rau mà Công ty này hiện đang trồng, chăm sóc và thu
hoạch đã được bán tại nhiều cửa hàng, siêu thị và quán ăn Nhật tại Việt Nam
và cả xuất khẩu trở lại Nhật nữa. Chính nhờ tuân thủ quy trình kỹ thuật, an
toàn vệ sinh thực phẩm và giống đã giúp ranh xanh công nghệ trồng Nhật Bản
sản xuất tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của phía Nhật Bản đưa ra.
Nhắc đến câu chuyện ông Hironosi Tsuchiya đưa rau xà lách vào trồng
tại Lạc Dương lại là chuyện thật kỳ công. Cách đây chưa lâu, khu vườn xà
lách này của Cty chỉ là một vùng đất bạc màu với lởm chởm sỏi đá, cỏ bụi
rậm rạp. Sau khi thuê được đất của bà con nông dân, ông Hironosi Tsuchiya
đã quyết tâm biến vùng đất khó này thành “làng thần kỳ” Nhật Bản tại Việt
Nam.
Sở dĩ Hironosi Tsuchiya tin tưởng vào quyết tâm của mình bởi ở quê
ông, làng Kawakami (huyện Minamisaku, tỉnh Nagano) nơi được mệnh danh
là “Làng Thần Kỳ” Nhật Bản- vốn là vùng đất cằn cỗi, nghèo khó và lạc hậu.
Sau 20 năm áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã trở nên giàu
có bậc nhất Nhật Bản thu nhập bình quân trên 300.000 USD/hộ/năm (6,3 tỷ
đồng/năm) trong khi mỗi năm người dân chỉ làm việc 4 tháng (các tháng còn
lại do tuyết phủ nên không thể canh tác được). So sánh điều kiện sản xuất
nông nghiệp ở Lạc Dương, rõ ràng nơi đây có những ưu thế vượt trội: sản

xuất nông nghiệp được quanh năm, khí hậu ôn hòa và nhiệt độ lý tưởng.
Hiện nay, sau thời gian ấp ủ mô hình, sản xuất và phân phối thành
công, mô hình rau xà lách của An Phú Lacue đã được nhân rộng ra nhiều hộ
nông dân của địa phương. Các sản phẩm của làng hiện đang được cung cấp
chủ yếu cho các cửa hàng bán đồ Nhật, phục vụ người Nhật.


×