Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp huy động nguồn lực của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại một số xã phía nam của huyện bắc mê, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG CẰN ĐỎN

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỦA NGƯỜI DÂN TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI MỘT SỐ XÃ PHÍA
NAM CỦA HUYỆN BẮC MÊ, TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG CẰN ĐỎN

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỦA NGƯỜI DÂN TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI MỘT SỐ XÃ PHÍA
NAM CỦA HUYỆN BẮC MÊ, TỈNH HÀ GIANG
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số ngành: 8.62.01.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Điền

THÁI NGUYÊN - 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luân văn đã
được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái nguyên, ngày…tháng…năm 2018
Tác giả luận văn

Hoàng Cằn Đỏn


ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời
cảm ơn đến Thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Điền - Người trực tiếp hướng dẫn và giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn, các Thầy Cô thuộc phòng Đào tạo trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn UBND huyện Bắc Mê; UBND các xã: Yên Cường, Đường
Hồng, Đường Âm và các hộ gia đình ở 3 xã trên đã cung cấp số liệu thực tế và
thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành

cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi
trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cám ơn!
Thái nguyên, ngày…háng …năm 2018
Tác giả luận văn

Hoàng Cằn Đỏn


iii
iiii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................................. 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 3
1.1.1. Nông thôn mới .................................................................................................. 3
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 8
1.2.1. Kết quả triển khai thí điểm xây dựng nông thôn mới tại 11 xã điểm của
Ban Bí thư BCH Trung ương Đảng và xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2011-2015 và năm 2016, 2017 ....................................................................................
8
1.3. Bài học kinh nghiệm về huy động nguồn lực của người dân cho xây

dựng nông thôn mới .................................................................................................. 19
1.3.1. Bài kinh học nghiệm về huy động nguồn lực của người dân cho xây
dựng nông thôn mới miền núi phía Bắc ....................................................................
19
1.3.2. Bài học kinh nghiệm của Tỉnh Hà Giang........................................................ 21
1.3.3. Bài học kinh nghiệm một số huyện trên địa bàn tỉnh Hà Giang .....................
22
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................
24
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 24
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 24
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................


24

iv
ivi


iv
iv
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 25
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu: ......................................................................... 25
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................... 28
2.3.3. Phân tích số liệu .............................................................................................. 28
2.3.4. Phương pháp tổng hợp, khái quát hoá............................................................. 28
2.3.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ................................................................ 28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 29

3.1. Điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội huyện Bắc Mê ........................................... 29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 29
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 30
3.1.3. Đặc điểm 3 xã được chọn mẫu điều tra huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang ........ 36
3.1.4. Thực trạng xây dựng nông thôn mới của 3 xã: Yên Cường, Đường
Hồng, Đường Âm theo bộ tiêu chí năm 2017 ........................................................... 41
3.2. Thực trạng huy động nguồn lực về xây dựng nông thôn mới huyện Bắc
Mê, tỉnh Hà Giang 5 năm, 2013 - 2017 .................................................................... 43
3.2.1. Thực trạng huy động nguồn lực về xây dựng nông mới huyện Bắc Mê,
tỉnh Hà Giang giai đoạn năm 2013-2017 .................................................................. 43
3.2.2. Thuận lợi ......................................................................................................... 50
3.2.3. Khó khăn ......................................................................................................... 51
3.2.4. Nguyên nhân ................................................................................................... 52
3.2.5. Biện pháp khắc phục ....................................................................................... 53
3.3. Kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới 5 năm 2013 - 2017 trên địa bàn huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. ....................... 54
3.4. Kết quả huy động nguồn lực từ cộng đồng cho Chương trình xây dựng
phát triển nông thôn mới của 03 xã: Yên Cường, Đường Hồng, Đường Âm........... 56
3.4.1. Sự hiểu biết của người dân và cán bộ xã, thôn về chương trình xây
dựng nông thôn mới .................................................................................................. 57
3.4.2. Tình hình huy động nguồn lực xây dựng NTM ở xã Yên Cường .................. 59
3.4.3. Tình hình huy động nguồn lực xây dựng NTM ở xã Đường Hồng ................ 60
3.4.4. Tình hình huy động nguồn lực xây dựng NTM ở xã Đường Âm ................... 61
3.4.5. Những đóng góp của người dân và cộng đồng vào chương trình xây dựng NTM
....... 63
3.4.6. Những khó khăn trong việc huy động nguồn lực cộng đồng vào
chương trình xây dựng NTM .................................................................................... 67


v

v
3.5. Những yếu tố ảnh hưởng huy động nguồn lực của người dân trong xây
dựng nông thôn mới huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang ................................................. 68
3.6. Đề xuất giải pháp huy động nguồn lực của người dân trong xây dựng nông
thôn mới ..................................................................................................................... 71
3.6.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu ................................................................... 71
3.6.1.1. Quan điểm .................................................................................................... 71
3.6.1.2. Định hướng................................................................................................... 71
3.6.1.3. Mục tiêu ....................................................................................................... 71
3.6.2. Đề xuất giải pháp huy động nguồn lực của người dân trong xây dựng
nông thôn mới tại một số xã của huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang .............................. 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 83
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 85


vi
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa

BCĐ

Ban chỉ đạo

BQL

Ban quản lí


CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CSHT

Cơ sở hạ tầng

HTX

Hợp tác xã

KT-XH

Kinh tế xã hội

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới

PTNT


Phát triển nông thôn

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

VHXH

Văn hoá - Xã hội

VSMT

Vệ sinh môi trường

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chính của huyện Bắc
Mê giai đoạn 2013 - 2017................................................................... 31


Bảng 3.2:

Thu nhập của người dân huyện Bắc Mê giai đoạn 2013 - 2017......... 32

Bảng 3.3.

Tỷ lệ hộ nghèo huyện Bắc Mê năm 2017........................................... 32

Bảng 3.4:
33

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Bắc Mê 2013- 2017..........

Bảng 3.5:
Cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp huyện Bắc Mê năm 2013 2017......... 34
Bảng 3.6:
.......... 36

Dân số, số hộ tại 3 xã chọn điều tra của huyện Bắc Mê, Hà Giang

Bảng 3.7:

Hiện trạng lao động tại 3 xã: Xã Yên Cường, xã Đường Hồng,
xã Đường Âm chọn điều tra huyện Bắc Mê, Hà Giang ..................... 37

Bảng 3.8:

Hiện trạng giao thông 3 xã chọn điều tra của huyện Bắc Mê,
Hà Giang ............................................................................................. 37


Bảng 3.9:

Hiện trạng các nhà văn hóa tại 3 xã chọn điều tra của huyện
Bắc Mê, Hà Giang .............................................................................. 38

Bảng 3.10:

Hiện trạng về các điểm khu dân cư nông thôn tại 3 xã chọn
điều tra của huyện Bắc Mê, Hà Giang................................................ 39

Bảng 3.11:

Bảng hiện trạng sử dụng đất 3 xã chọn điều tra của huyện Bắc
Mê, Hà Giang năm 2017 .................................................................... 39

Bảng 3.12:

Kết quả huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện Bắc Mê giai đoạn 2013-2017 ...................................... 54

Bảng 3.13.

Nguồn vốn thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới
của Huyện Bắc Mê ............................................................................. 55

Bảng 3.14:

Một số thông tin 3 xã nghiên cứu thời điểm cuối năm 2017.............. 56


Bảng 3.15:

Sự hiểu biết của người dân về chương trình NTM............................. 57

Bảng 3.16:

Sự hiểu biết của cán bộ về chương trình NTM .................................. 58

Bảng 3.17:

Những công việc người dân tham gia vào xây dựng nông thôn
mới tại địa phương mình (n= 90) ....................................................... 63


viii
Bảng 3.18:

Ý kiến đánh giá của cán bộ xã, thôn về sự tham gia cộng đồng
trong xây dựng NTM (n = 35) ........................................................... 64

Bảng 3.19:

Giá trị đóng góp bình quân/hộ cho xây dựng các công trình hạ
tầng thuộc chương trình NTM của 3 xã nghiên cứu........................... 66

Bảng 3.20:

Ý kiến của các hộ dân về việc huy động nguồn lực cho chương
trình xây dựng NTM ........................................................................... 67


Bảng 3.21:

Ý kiến của cán bộ xã, thôn về khó khăn huy động nguồn lực từ
cộng đồng (n=35) ............................................................................... 68


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 31 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân,
nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Nông nghiệp tiếp tục
được phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng
suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một
số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới. Kinh tế nông thôn
chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ
chức sản xuất tiếp tục đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ
mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu
hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện. Xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả
to lớn. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường, An ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Dân chủ cơ sở được phát huy. Vị thế chính
trị của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao.
Huyện Bắc Mê với tổng diện tích tự nhiên 85,606,5 ha, chiếm 10,79% diện
tích toàn tỉnh, huyện có 13 đơn vị hành chính (12 xã và 1 thị trấn), có 10.375 hộ =
53.100 nhân khẩu, gồm 14 dân tộc. Mục tiêu đến năm 2020 huyện Bắc Mê, tỉnh Hà
Giang thực hiện hoàn thành 70% số xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới trên tổng số 13
xã, thị trấn triển khai, có thể thấy rõ những khó khăn thách thức trong xây dựng
nông thôn mới của huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang (Trích dẫn báo cáo UBND huyện
Bắc Mê, năm 2017).
Trình độ dân trí phân bố không đồng đều giữa các vùng. Chênh lệch phát
triển kinh tế - xã hội giữa các xã còn lớn. Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng

nông thôn mới là một chương trình lớn, mới đòi hỏi huy động nguồn lực đầu tư rất
lớn từ ngân sách nhà nước và các nguồn lực xã hội hóa.., Huyện Bắc Mê triển khai
thực hiện trên diện rộng (100% số xã, thị trấn), từ Trung ương đến địa phương đều
vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm chưa có mô hình chung cụ thể nào để vận
dụng vào các địa phương của từng tỉnh, huyện, xã cho phù hợp.


2
Mặc dù Tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều biện pháp, giải pháp để thực hiện
Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới song kết quả đạt được ở
mức độ chưa cao, nhiều tiêu chí mặc dù không cần đầu tư từ nguồn ngân sách
nhưng chưa đạt so với kế hoạch. Có sự chênh lệch về nhận thức dẫn đến sự tham
gia đóng góp nguồn lực của người dân ở các vùng ven đô thị kinh tế phát triển hơn
thì lại hạn chế hơn người dân ở các vùng sâu vùng khó khăn. Do vậy, việc “Nghiên
cứu và đề xuất giải pháp huy động nguồn lực của người dân trong xây dựng
nông thôn mới tại một số xã phía nam của huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang” là một
giải pháp phát triển nông thôn dựa vào nội lực bền vững được lựa chọn làm đề tài
của luận văn này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng huy động nguồn lực của người dân trong xây
dựng nông thôn mới của huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.
- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng huy động nguồn lực của người dân
trong xây dựng nông thôn mới huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
- Xác định khó khăn trong việc huy động nguồn lực của người dân và giải
pháp tăng cường xây dựng nông thôn mới tại một số xã phía năm của huyện Bắc
Mê, tỉnh Hà Giang.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp
theo về phát triển nông thôn mới tại tỉnh Hà Giang nói riêng và các tỉnh miền núi

phía bắc nói chung.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những phát hiện mới của đề tài góp phần góp phần giúp các xã tại Huyện
Bắc Mê, tỉnh Hà Giang có thêm các giải pháp phù hợp để huy động tốt hơn nguồn
lực cho phát triển nông thôn mới tại địa phương.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Nông thôn mới
1.1.1.1. Khái niệm nông thôn mới
Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người
dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và
thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản
lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới (Nguồn: Bộ
NN&PTNT, năm 2017).
Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được
xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông
nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá
dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được
nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội (Nguồn: Bộ
NN&PTNT, năm 2017)
* Xây dựng nông thôn mới:
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng
đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang
trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch
vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu
nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao (Nguồn: Bộ

NN&PTNT, năm 2017).
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân,
của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là
vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp (Nguồn: Bộ NN&PTNT, năm 2017).
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực,
chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ,
văn minh (Nguồn: Bộ NN&PTNT, năm 2017).


4
1.1.1.2. Nội dung và tiêu chí xây dựng nông thôn mới
a, Quy hoạch xây dựng nông thôn mới:
* Tiêu chí 1: Quy hoạch.
- Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và được công bố công
khai đúng thời hạn.
- Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực
hiện theo quy hoạch.
b, Hạ tầng kinh tế - xã hội
* Tiêu chí 2: Giao thông
- Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc
bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm.
- Đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa,
đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm.
- Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa.
- Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh
năm.
* Tiêu chí 3: Thủy lợi
- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động
đạt từ 80% trở lên.
- Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng

chống thiên tai tại chỗ.
* Tiêu chí 4: Điện
- Hệ thống điện đạt chuẩn.
- Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn.
* Tiêu chí 5: Trường học
- Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có
cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia.
* Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa
- Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh
hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã.


5
- Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo
quy định.
- Tỷ lệ thôn, bản, ấp có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao
phục vụ cộng đồng.
* Tiêu chí 7: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
- Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán, trao đổi hàng hóa.
* Tiêu chí 8: Thông tin và Truyền thông
- Xã có điểm phục vụ bưu chính.
- Xã có dịch vụ viễn thông, internet.
- Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn
- Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành
* Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư
- Nhà tạm, dột nát
- Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định
c, Kinh tế và tổ chức sản xuất
* Tiêu chí 10: Thu nhập
- Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 (triệu

đồng/người)
* Tiêu chí 11: Hộ nghèo
- Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020
* Tiêu chí 12: Lao động có việc làm
- Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng
tham gia lao động
* Tiêu chí 13: Tổ chức sản xuất
- Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã
năm 2012
- Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo
bền vững


6
d, Văn hóa - xã hội - Môi trường
* Tiêu chí 14: Giáo dục và Đào tạo
- Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục
tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ
thông, bổ túc, trung cấp)
- Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo
* Tiêu chí 15: Y tế
- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế
- Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi)
* Tiêu chí 16: Văn hóa
- Tỷ lệ thôn, bản, ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định
* Tiêu chí 17: Môi trường và an toàn thực phẩm
- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định
- Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo

quy định về bảo vệ môi trường
- Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn
- Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch
-. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất
- kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định
- Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm
bảo 3 sạch
- Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường
- Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy
định về đảm bảo an toàn thực phẩm
f, Hệ thống chính trị.
* Tiêu chí 18: Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật
- Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn
- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định


7
- Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh"
- Tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên
- Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định
- Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ
những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội
* Tiêu chí 19: Quốc phòng và An ninh
- Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các
chỉ tiêu quốc phòng
- Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không
có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã
hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các
năm trước
1.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới thường bị ảnh hưởng các nhân tố đó
là:
- Những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên.
- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn làm thay
đổi, biến dạng, chia nhỏ các đơn vị sản xuất nông nghiệp, làm giảm tỷ trọng nông
nghiệp, lao động các ngành phi nông nghiệp tăng lên, ngành công nghiệp, dịch vụ
đã thu hút một lượng khá lớn lao động nông thôn, làm cho bộ mặt nông thôn chuyển
biến nhanh chóng, đạt ra nhiều vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn.
- Các chính sách của Đảng và nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Đặc điểm tâm lý và văn hóa và đội ngũ cán bộ lãnh đạo cơ sở.
1.1.1.4. Các nguồn lực của người dân trong xây dựng nông thôn mới của huyện Bắc
Mê, tỉnh Hà Giang
Tổ chức đóng góp được 1.244,115 triệu đồng tiền mặt, và 6.141 ngày công
lao động làm đường bê tông nông thôn, đổ bê tông sân trường học, nhân dân hiến
được 20.333m2 đất… Điển hình như xã Minh Sơn có 55 hộ dân đóng góp 220,0
triệu đồng mua dây kéo điện về thôn Lùng Thóa và 31,0 triệu đồng để mua vật liệu
làm đường giao thông nông thôn, đóng góp 1.573 ngày công làm đường giao thông
nông thôn, có 02 hộ hiến 720 m2 đất để làm điểm trường thôn Lùng Quốc; Xã
Đường Hồng có 13 hộ hiến 14.450m2 đất để làm đường giao thông, điểm trường


8
học, nhà VH thôn, sân thể thao thôn; Xã Lạc Nông nhân dân đóng góp 130,0 triệu
đồng tiền mặt để kéo điện tại nhóm hộ thôn Nà Pâu và đóng góp 720 ngày công lao
động làm đường; Xã Phú Nam nhân dân đã đóng góp 33,5 triệu đồng tiền mặt và
đóng góp 176 ngày công lao động làm đường giao thông nông thôn (Nguồn: Phòng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Bắc Mê).)
Nhờ làm tốt công tác truyền thông, thông tin tuyên truyền, vận động nên
người dân hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa của Chương trình NTM, từ đó người dân
đã tự nguyện hiến dất, đóng góp tiền mặt và tham gia ngày công lao động để xây

dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh tại các xã; đã xây dựng được nhiều
mô hình điển hình trong các phong trào, góp phần tích cực trong công tác xóa đói,
giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, bảo vệ môi trường nông thôn, giữ gìn an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội...
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kết quả triển khai thí điểm xây dựng nông thôn mới tại 11 xã điểm của
Ban Bí thư BCH Trung ương Đảng và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20112015 và năm 2016, 2017
1.2.1.1. Thí điểm xây dựng nông thôn mới tại 11 xã điểm của ban Bí thư, BCH
Trung ương Đảng
Chương trình thí điểm xây dựng NTM thời kỳ CNH-HĐH do Ban bí thư chỉ
đạo thực hiện tại 11 xã điểm trong 3 năm (2009-2011), nhằm xây dựng các xã điểm
trở thành mô hình thực tế về NTM, đồng thời thử nghiệm đổi mới một số cơ chế,
chính sách không phù hợp với phương pháp tiếp cận xây dựng NTM dựa vào nội
lực cộng đồng như cơ chế quản lý sử dụng vốn ngân sách hỗ trợ, cơ chế quản lý xây
dựng cơ bản… Trên cơ sở đó tổng kết rút kinh nghiệm về nội dung, cơ chế, chính
sách nhằm thúc đẩy nhanh, đảm bảo tính nhân rộng của mô hình khi thực hiện
chương trình MTQG trên phạm vi cả nước.
Để huy động các nguồn lực cho hoạt động thí điểm tại 11 xã điểm, Bộ
Tàichính đã có Thông tư số 174/2009/TT-BTC ngày 08 tháng 09 năm 2009 hướng
dẫn cơ chế huy động và quản lý các nguồn vốn tại 11 xã điểm. Thông tư xác định
nguồn lực và ngày công lao động của nhân dân, cộng đồng trong xã là một trong


9
những nguồn lực để tổ chức thực hiện Đề án của Ban bí thư. Việc quản lý vốn được
thực hiện như sau: đối với các đối tượng mà ngân sách nhà nước hỗ trợ chiếm từ
50% trở lên thì thực hiện theo quy định của Thông tư này; Đối với các đối tượng
mà ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn chiếm dưới 50% thì việc thực hiện quản lý vốn
do cộng đồng và Ban quản lý xây dựng NTM xã tự bàn bạc thống nhất.

Cơ chế huy động vốn thực hiện trên nguyên tắc huy động tối đa nguồn lực
của địa phương; huy động sức dân (nhân lực, vật lực) đóng góp tự nguyện, tích cực
để xây dựng làng quê của mình (với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng
làm); huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp. Điểm đáng lưu ý trong cơ chế hỗ trợ
vốn ngân sách nhà nước cho xây dựng NTM là:
Các đối tượng (dự án) ngân sách trung ương hỗ trợ 100% gồm: chi phí cho
công tác quy hoạch; đường giao thông đến trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã; kinh
phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng NTM cho cán bộ xã, thôn, cán bộ
HTX và chủ trang trại.
Các đối tượng còn lại, căn cứ trên cơ sở điều kiện KTXH, cũng như điều
kiện tự nhiên của từng vùng, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ một phần từ nguồn bổ
sung có mục tiêu để thực hiện Đề án; phần còn lại do ngân sách địa phương hỗ trợ,
doanh nghiệp đầu tư, nhân dân đóng góp và huy động từ cộng đồng.
Mức hỗ trợ cho từng đối tượng (dự án) cụ thể do UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương quy định, đảm bảo nguyên tắc số tiền hỗ trợ từ ngân sách trung
ương tối đa không quá 70% tổng chi phí thực hiện của từng đối tượng của Đề án
(Nguồn: Bộ NN&PTNT, năm 2016).
Như vậy, trong Chương trình thí điểm xây dựng NTM của Ban bí thư, ngân
sách Trung ương hỗ trợ 100% kinh phí cho các công trình hạ tầng cấp xã đường
giao thông, và 02 hoạt động (công tác quy hoạch, công tác đào tạo kiến thức NTM
cho cán bộ). Các nội dung khác trong Đề án NTM của mỗi xã, nguyên tắc hỗ trợ từ
ngân sách trung ương tối đa không quá 70%. Phần còn lại (30%) các địa phương
huy động nguồn lực từ cộng đồng, doanh nghiệp,… Trong thông tư không nêu rõ
30% này có thể quy từ việc hiến đất làm công trình hay công lao động hay tiền mặt
(Nguồn: Bộ NN&PTNT, năm 2016).


10
10
1.2.1.2. Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và năm 2016, 2017.

* Giai đoạn năm 2011- 2015
Trong 5 năm, cả nước đã huy động được khoảng 851.380 tỷ đồng đầu tư cho
Chương trình. Trong đó, ngân sách nhà nước (bao gồm các chương trình, dự án
khác) 266.785 tỷ đồng (31,34%), tín dụng 434.950 tỷ đồng (51%), doanh nghiệp
42.198 tỷ đồng (4,9%), người dân và cộng đồng đóng góp 107.447 tỷ đồng
(12,62%)(Bộ NN&PTNT, 2017).
Riêng ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình 98.664 tỷ đồng
(11,59%). Trong đó, ngân sách Trung ương 16.400 tỷ đồng (SNKT 3.480 tỷ đồng,
ĐTPT 2.420 tỷ đồng, Trái phiếu Chính phủ 10.500 tỷ đồng), ngân sách địa phương
các cấp 82.264 tỷ đồng (Bộ NN&PTNT, 2017)
Đến tháng 9/2016, cả nước đã có 2.061 xã (23,1%) xã đã có quyết định công
nhận đạt chuẩn nông thôn mới; còn 299 xã (chiếm 3,4%) dưới 5 tiêu chí. Bình quân
tiêu chí/xã: 13,1 tiêu chí, tăng 8,4 tiêu chí so với năm 2010 (Bộ NN&PTNT, 2016)
Có 27 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Việc một số huyện đạt tiêu chí nông thôn mới
trong giai đoạn 2011-2015 là bước phát triển quan trọng về chất của Chương trình
(Nguồn: Bộ NN&PTNT, năm 2017).
Đến nay, cả nước đã cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch, nhiều địa
phương đã triển khai, hoàn thành quy hoạch cho phù hợp yêu cầu mới, nhất là tái cơ
cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn; các đề án được xây dựng đồng bộ; có 98,8% số
xã đạt tiêu chí quy hoạch.
- Về giao thông nông thôn: 38,9% số xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông nông
thôn. Cả nước đã xây dựng mới được 47.436 km đường giao thông các loại đáp ứng
tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ GTVT, tăng 10.251 km so với cả giai đoạn 2001 - 2010;
cải tạo sửa chữa 103.394 km đường, xây dựng mới và cải tạo sửa chữa 26.997 cầu
(Bộ NN&PTNT, 2017).
- Về Thủy lợi: Đến nay cả nước có 64,6% số xã đạt tiêu chí về thủy lợi. Số
kênh mương do xã quản lý đã kiên cố hóa được trên 50.246 km kênh mương các
loại; xây dựng, tu bổ, sửa chữa, nâng cấp được hơn 28.765 công trình thủy lợi gồm
bờ bao, cống, trạm bơm phục vụ tưới tiêu và 6.070 km đê bao, bờ bao chống lũ

trong phạm vi xã quản lý (Bộ NN&PTNT, 2017)


11
11
- Về Điện nông thôn: Đến nay, cả nước có 7.359 xã (82,2%) đạt tiêu chí số 4
về điện nông thôn. Nhiều thôn, bản vùng cao chưa có điện lưới quốc gia đã được hỗ
trợ bằng máy phát điện nhỏ (Bộ NN&PTNT, 2017)
- Về Trường học các cấp: Đã có 42,6% số xã đạt tiêu chí số 5 về trường học.
Cơ sở vật chất trường học các cấp trên địa bàn xã đã được các địa phương tập trung
đầu tư xây dựng, nhất là các trường mẫu giáo, trường học nội trú, cơ bản đáp ứng
được yêu cầu dạy và học. Chính sách hỗ trợ học phí cho con em đồng bào dân tộc,
miền núi; chính sách cho vay vốn để học tập được điều chỉnh, tạo thuận lợi cho học
sinh, sinh viên từ các vùng nông thôn.
- Về Cơ sở vật chất văn hóa: Đến nay đã có khoảng 34,9% số xã đạt tiêu chí
số 6 về cơ sở vật chất văn hóa. Cả nước hiện có 4.998 xã có Trung tâm văn hóa thể thao, trong đó khoảng 30% đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch; 54.391/118.034 thôn, bản, ấp (46%) có nhà văn hóa, trong đó đã đạt
chuẩn là 47% (Bộ NN&PTNT, 2017)
- Về Chợ nông thôn: đã có 5.177 xã (61,6%) đạt tiêu chí số 7 về chợ nông
thôn. Một số địa phương đã có cơ chế ngân sách hỗ trợ một phần vốn (20-30%)
nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn nông
thôn (Bộ NN&PTNT, 2017)
- Về Hệ thống trạm y tế: Đến nay đã có 68,2% số xã đạt tiêu chí số 15 về
y tế. Hầu hết các xã đã có trạm y tế; 95% trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản
nhi để chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và trẻ em. Tại một số địa
phương, trạm y tế xã đã có cán bộ y học dân tộc, cán bộ dược trình độ từ dược
tá trở lên. Đối với y tế dưới cấp xã (thôn, ấp), khoảng 90% ấp, cụm dân cư có
cán bộ y tế (Bộ NN&PTNT, 2017)
- Về Bưu điện và hạ tầng công nghệ thông tin nông thôn: Có 93,1% số xã đạt
tiêu chí số 8 về Bưu điện. Internet tốc độ cao đã đến được hầu hết các điểm bưu

điện văn hóa xã, khoảng 55% số xã có điểm truy cập Internet công cộng, vùng phủ
sóng 3G đã đạt trên 80% dân số; tỷ lệ xã có điện thoại công cộng là 97%. Hầu hết
người dân khu vực nông thôn được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông phổ
cập (Bộ NN&PTNT, 2017)


12
12
Sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới thì thành tựu
nổi bật nhất là phát triển cơ sở hạ tầng. Không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển kinh tế - xã hội mà còn tăng hưởng thụ trực tiếp cho người dân. Nhiều tiêu chí
đã có mức tăng cao (tiêu chí giao thông năm 2010 có 3,23% số xã đạt đến nay là
38,9%; cơ sở vật chất văn hóa từ 2,3% lên 34,9%...). Nhiều địa phương dành 7075% kinh phí xây dựng nông thôn mới cho phát triển hạ tầng và hầu hết đóng góp
của người dân cũng dành cho lĩnh vực này (Bộ NN&PTNT, 2017)
Nhiều địa phương đã quan tâm chỉ đạo kiện toàn tổ chức sản xuất, cùng với
việc tăng cường hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, mô hình “cánh đồng lớn”
được 43 tỉnh trong cả nước áp dụng. Đến nay, có khoảng 556 nghìn ha với 2.500 mô
hình hợp tác, liên kết theo mô hình “cánh đồng lớn”. Nhiều mô hình liên kết sản xuất
theo chuỗi trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp, mô hình tổ, đội sản
xuất trong khai thác thủy sản... đã được thiết lập và hoạt động có hiệu quả.
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn bước đầu phát huy hiệu quả.
Đến hết năm 2015 đã có khoảng 2,42 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề, trong đó
khoảng 1,02 triệu người học nghề nông nghiệp và 1,4 triệu người học nghề phi nông
nghiệp. Khoảng 60.000 hộ nghèo có người tham gia học nghề có việc làm đã thoát
nghèo và gần 100.000 hộ có người tham gia học nghề và có việc làm với thu nhập
cao hơn mức bình quân tại địa phương (trở thành hộ khá) (Bộ NN&PTNT, 2017)
Nhờ các hoạt động nêu trên, đến tháng 9/2016 đã có 58,9% số xã đạt tiêu chí
số 10 về thu nhập; 88,2% số xã đạt tiêu chí số 12 về việc làm. Tỷ lệ hộ nghèo khu
vực nông thôn giảm từ 17,4% năm 2010 xuống còn khoảng 8,2% (bình quân giảm
1,84%/năm). Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 50,07% cuối năm 2011

xuống còn 32,59% cuối năm 2014 (bình quân giảm trên 5%/năm). Có 50,4% số xã
đạt tiêu chí số 11 về Hộ nghèo (Bộ NN&PTNT, 2017)
Riêng những xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, khi bắt đầu thực hiện Chương
trình, thu nhập bình quân là 16 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 11,6%, đến nay, thu
nhập bình quân đạt 28,4 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,6%.
Về phát triển giáo dục: Công tác giáo dục các cấp ở cơ sở tiếp tục được chú
trọng. Đến nay đã có 5.943 xã (78,9%) đạt tiêu chí số 14 về giáo dục.


13
13
Có 66,7% số xã đạt tiêu chí số 16 về văn hóa và khoảng 40,8 triệu lượt người
tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ ở
nông thôn (các tỉnh đồng bằng có 27% người dân thường xuyên luyện tập thể dục,
thể thao; ở miền núi là 11%) (Bộ NN&PTNT, 2017)
- Về cảnh quan và môi trường nông thôn: Đã xây dựng được hơn 1.000 công
trình nước sạch tập trung, 500 bãi thu gom rác thải, 1.200 cống rãnh thoát nước thải
vệ sinh. Đến năm 2015, tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt
khoảng 86%, trong đó 45% đạt QCVN 02/2009/BYT của Bộ Y tế;
Khoảng 65% nhà tiêu đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh; 93% trường học mầm non,
phổ thông và 95% trạm y tế xã có công trình nước sạch vệ sinh.
Tuy vậy, vệ sinh môi trường vẫn đang là vấn đề bức xúc của xã hội, tiêu chí
môi trường đang là tiêu chí đạt thấp nhất. Đến nay, cả nước mới có khoảng 44% số
xã đạt tiêu chí số 17 về Môi trường (Nguồn: Bộ NN&PTNT, năm 2017).
Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và giữ gìn an ninh,
trật tự xã hội:
Nhiều tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn đã thực sự đóng vai trò là hạt nhân
trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới. Đại hội Đảng bộ
các cấp vừa qua đều quan tâm, đánh giá cao tác động xây dựng nông thôn mới và
coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của các tổ chức Đảng trong nhiệm kỳ tới. Nhờ vậy,

uy tín của nhiều tổ chức Đảng ngày càng được nâng cao. Thông qua những hoạt
động thực tiễn, đội ngũ cán bộ xã đã có bước trưởng thành nhanh, năng lực, tinh
thần trách nhiệm, kỹ năng vận động quần chúng được nâng lên. Công tác đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở đạt chuẩn được quan tâm. Nhiều nơi đã luân
chuyển, tăng cường cán bộ về xã. Sự phối hợp giữa Đảng, chính quyền, các đoàn
thể chính trị - xã hội trong chỉ đạo thực hiện Chương trình ngày càng cụ thể và hiệu
quả. Đã có 72,4% số xã đạt tiêu chí số 18 về hệ thống tổ chức chính trị - xã
hội(Nguồn: Bộ NN&PTNT, năm 2017).


14
14
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, thường xuyên nắm
bắt kịp thời tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân; đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân ở các vùng nông thôn, làm tốt công
tác bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, nhiều địa
phương tổ chức có hiệu quả mô hình tự quản về ANTT, bước đầu đã có sức lan
tỏa trong cộng đồng. Đến nay, 92% số xã trên cả nước đạt tiêu chí số 19 về an
ninh trật tự xã hội.
Trong 19 tiêu chí, chất lượng đạt chuẩn tiêu chí môi trường chưa thực sự bền
vững và đang là vấn đề bức xúc của xã hội, kể cả đối với những địa phương (huyện,
xã) đã được công nhận đạt chuẩn.
* Năm 2016:
Năm 2016, cả nước huy động được khoảng 332.475 tỷ đồng, trong đó: ngân
sách Trung ương là 7.374 tỷ đồng (2,2%), ngân sách địa phương 23.193 tỷ đồng
(7%) và các nguồn vốn huy động khác (Lồng ghép từ chương trình, dự án khác:
4,7%, tín dụng: 78,3%, từ doanh nghiệp: 3,1%, người dân đóng góp: 4,7%) (Bộ
NN&PTNT, 2016)
Cả nước đã có 2.235 (25,07%) xã đạt chuẩn nông thôn mới (Hoàn thành mục
tiêu có 25% số xã đạt chuẩn năn 2016); còn 261 xã dưới 5 tiêu chí (3,36%). Số tiêu

chí đạt chuẩn bình quân của cả nước là 13,45 tiêu chí/xã (Bộ NN&PTNT, 2016)
Tính riêng trong 11 tháng đầu năm 2016, đã có thêm 14 huyện được công
nhận đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 46,4% tổng số huyện được công nhận đạt
chuẩn nông thôn mới đến nay) và có thêm 640 xã được công nhận đạt chuẩn nông
thôn mới (Bộ NN&PTNT, 2016)
Phong trào mỗi xã một sản phẩm của tỉnh Quảng Ninh đã bắt đầu phát huy
hiệu quả, bước đầu thành công là kinh nghiệm tốt để các địa phương khác học tập,
nhân rộng...
Vấn đề môi trường đã được các địa phương quan tâm hơn. Trên cơ sở ý kiến
góp ý của Đoàn công tác liên ngành thẩm định huyện đạt chuẩn, các tỉnh đã thực
hiện các giải pháp khắc phục cụ thể và chủ động xây dựng các Đề án xử lý môi
trường đảm bảo tính bền vững.


×