Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của các tổ hợp ngô lai mới tại tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.68 KB, 119 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

--------------------------------

VŨ THỊ HẢI YẾN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÁC TỔ HỢP NGÔ LAI MỚI
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Minh
Quân

Thái Nguyên - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn là hoàn toàn trung thực chưa từng được ai sử dụng để công bố
trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào. Các thông tin, tài liệu trích dẫn
trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Ngày

tháng



năm 2017

Tác giả luận văn

Vũ Thị Hải Yến


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ,
động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn
chân thành về sự giúp đỡ đó.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Trần Minh Quân, đã
tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian chỉ bảo, hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung
tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện
giúp đỡ để tôi yên tâm học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên, khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn.
Ngày

tháng

năm 2017


Tác giả

Vũ Thị Hải Yến


iii
iiii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ..........................................................................vii
MỞ ĐẦU......................................................................................................................vii
1. Đặt vấn đề.......................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài .........................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài...........................................................................................2
3.1.
Ý
nghĩa
khoa
học
tài...................................................................................2

của

đề


3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.........................................................................2
Chương
1.
TỔNG
......................................................................3

QUAN

TÀI

LIỆU

1.1.

sở
khoa
học
......................................................................................3

của

đề

tài

1.2.

sở
thực
tiễn

.......................................................................................4

của

đề

tài

1.3.
Sản
xuất
ngô
trong
nước.........................................................................5



ngoài

1.3.1. Sản xuất ngô trên thế giới ........................................................................5
1.3.2. Sản xuất ngô ở Việt Nam .........................................................................9
1.3.3. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Thái Nguyên .......................................12
1.4. Nghiên cứu về giống ngô lai trên thế giới và trong nước
................................15
1.4.1. Nghiên cứu ngô lai trên thế giới ...........................................................15
1.4.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam ............................19
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.......................25
2.1.


Đối

tượng



phạm

vi

nghiên


iv
ivi
cứu.......................................................................25

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................26


iv
iv

2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................26
2.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................26
2.3.1. Bố trí thí nghiệm ....................................................................................27
2.3.2. Quy trình kỹ thuật ..................................................................................27
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi...............................................................................29
2.4 Phân tích và xử lý số liệu ...........................................................................33

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
.............................................................34
3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các THL trong thí nghiệm vụ
Thu
Đông 2016, vụ Xuân 2017 ..........................................................................................34
3.1.1. Giai đoạn tung phấn - phun râu..............................................................35
3.1.2. Giai đoạn chín sinh lý ............................................................................37
3.2. Một số chỉ tiêu hình thái, sinh lý của các THL tham gia thí nghiệm vụ Thu
Đông năm 2016, vụ Xuân năm 2017
.........................................................................38
3.2.1. Chiều cao cây .........................................................................................40
3.2.2. Chiều cao đóng bắp ................................................................................41
3.3. Số lá và chỉ số diện tích
lá....................................................................................43
3.4. Đặc tính chống chịu của các tổ hợp ngô
lai........................................................47
3.4.1. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại ...................................................................47
3.4.2. Tỷ lệ gãy, đổ...........................................................................................51
3.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các tổ hợp
lai.......................53
3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
.....................................................54
3.6.1. Các yếu tố cấu thành năng suất ..............................................................54
3.6.2. Năng suất của các giống ngô thí nghiệm ...............................................59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................63
1. KẾT LUẬN

..............................................................................................63

2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................63



TÀI LIỆU THAM KHẢO

v
v


v
v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

B/C

Bắp/cây

CIMMYT

Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ Quốc tế

CSDTL

Chỉ số diện tích lá

ĐC


Đối chứng

ĐK

Đường kính

DTL

Diện tích lá

H/B

Hàng/bắp

H/H

Hạt/hàng

IRRI

Viện nghiên cứu lúa quốc tế

M.1000

Khối lượng nghìn hạt

NL

Nhắc lại


NS

Năng suất

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

THL

Tổ hợp lai


vi
vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 10 năm 2006 - 2016 ............... 6
Bảng 1.2 Sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2014 ..................... 7
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam năm (1995 - 2016)............... 10
Bảng 1.4 Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên (2006-2016) ...................... 13

Bảng 2.1: Nguồn gốc của các đối tượng nghiên cứu ...................................... 25
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các THL vụ Thu
Đông năm 2016, vụ Xuân năm 2017 ............................................ 36
Bảng 3.2. Một số đặc tính hình thái của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm
vụ Thu Đông 2016 và Xuân 2017 tại Thái Nguyên ..................... 39
Bảng 3.3. Số lá và chỉ số diện tích lá của các THL thí nghiệm vụ Thu
Đông 2016, vụ Xuân 2017 ............................................................ 44
Bảng 3.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp lai vụ Xuân 2017 và
Thu Đông 2016 tại Thái Nguyên .................................................. 48
Bảng 3.5. Khả năng chống đổ của các tổ hợp lai vụ Xuân 2017 và Thu
Đông 2016 tại Thái Nguyên.......................................................... 52
Bảng 3.6. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các THL vụ
Xuân 2017 và Thu Đông 2016 tại Thái Nguyên .......................... 53
Bảng 3.7. Số bắp/cây, dài bắp, đường kính bắp.............................................. 55
Bảng 3.8. Hàng/bắp, Hạt/hàng, KL.1000 hạt.................................................. 56
Bảng 3.9. Năng suất của các THL thí nghiệm ở vụ Thu Đông 2016 và
vụ Xuân 2017 tại tỉnh Thái Nguyên ............................................. 60


vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Thời gian sinh trưởng của các THL ở hai vụ gieo trồng ............ 38
Biểu đồ 3.2. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các THL tại vụ
Thu Đông 2016 tại Thái Nguyên ............................................... 42
Biểu đồ 3.3. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các THL tại vụ
Xuân 2017 tại Thái Nguyên....................................................... 42
Biểu đồ 3.4. Số lá trên cây của các THL thí nghiệm vụ Thu Đông 2016....... 46



1


2

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trên thế giới, ngô là một loại ngũ cốc quan trọng, đứng thứ ba sau lúa
mì và lúa gạo, là cây lương thực giàu dinh dưỡng hơn lúa mì và lúa gạo, góp
phần nuôi sống gần 1/3 dân số trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, ngô là cây
lương thực đứng thứ hai sau lúa gạo. Diện tích gieo trồng, năng suất và sản
lượng ngô cũng tăng mạnh từ năm 1960 đến nay, năm 1960 với diện tích 200
ha và năng suất đạt 1tạ/ha . Đến năm 2016, diện tích gieo trồng ngô đạt 1.100
nghìn ha với năng suất 46,0 tạ/ha . Trong đó diện tích trồng ngô lai chiếm đến
90% tổng diện tích.
Nước ta là một nước nông nghiệp, trong những năm gần đây, ngành
chăn nuôi phát triển mạnh mẽ kéo theo nhu cầu về thức ăn chăn nuôi cũng
tăng theo. Một thực tế đó là, hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu với một số
lượng không nhỏ các mặt hàng nông sản trong đó có ngô. Ngô là một trong 10
mặt hàng nông sản nhập khẩu nhiều nhất của Việt Nam. Theo Bộ NN&PTNT,
7 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu ngô đạt 4,13 triệu tấn, giá trị 825 triệu
USD, tăng 9% về khối lượng và tăng hơn 11% về giá trị so với cùng kỳ
năm 2016 . Năm 2016, Việt Nam bỏ ra hơn 1,6 tỷ USD để nhập khẩu 8,3 triệu
tấn ngô về phục vụ nhu cầu chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước .
Để giải quyết vấn đề sản lượng ngô chưa đáp ứng được nhu cầu trong
nước, một giải pháp được đưa ra đó là tăng cường nghiên cứu chọn tạo các
giống ngô lai có năng suất cao, ngắn ngày kết hợp với công tác chuyển đổi các
diện tích lúa kém hiệu quả sang sản xuất cây trồng cạn trong đó có cây ngô.
Tỉnh Thái nguyên là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Đông bắc.
Quyết định số 2398/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2011 của Chủ tịch

UBND tỉnh Thái Nguyên về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển
nông nghiệp nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030, tỉnh xác định cây ngô là cây trọng điểm trong chương trình phát


triển cây trồng của tỉnh để góp phần nâng cao hệ số sử dụng đất tăng thu nhập
trên 1ha đất canh tác. Định hướng đến năm 2030 ổn định diện tích trồng ngô
của tỉnh là 20.000ha, trong đó diện tích ngô lai chiếm 95% [11].
Khi các giống ngô lai mới được nghiên cứu, một khâu quan trọng trong
công tác giống đó là khảo nghiệm giống. Từ những nghiên cứu khảo nghiệm
tập đoàn giống mới tại các địa phương khác nhau, có thể xác định được những
giống mới có khả năng sinh trưởng thuận lợi trong một tiểu vùng nhất định và
cho năng suất cao, làm cơ sở để đưa vào cơ cấu giống của địa phương.
Xuất phát từ những thực tế trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của các tổ hợp ngô lai
mới tại tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định, lựa chọn tổ hợp ngô lai mới có triển vọng làm cơ sở cho công
tác chọn tạo giống ngô lai mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với
điều kiện sinh thái của tỉnh để bổ sung vào cơ cấu giống cây lương thực của
tỉnh Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác định được THL
có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của
tỉnh Thái Nguyên
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho các nhà nghiên
cứu, sinh viên, cán bộ nông nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên truy cứu và tham
khảo.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Kết quả của đề tài là cơ sở chọn tạo giống ngô lai mới phù hợp với điều
kiện sinh thái tỉnh Thái Nguyên, qua đó lựa chọn và bổ sung giống ngô lai
mới vào cơ cấu giống cây lương thực của tỉnh, góp phần tăng năng suất, chất
lượng ngô tại địa phương, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trong sản xuất nông nghiệp, giống là một nhân tố quyết định năng suất,
chất lượng của sản phẩm, các biện pháp kỹ thuật canh tác chỉ có thể đạt được
hiệu quả cao trên cơ sở các giống tốt từ đó có thể nâng cao giá trị canh tác,
nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Các nhà khoa học ước tính
khoảng 35% đến 50% mức tăng năng suất hạt của các cây lương thực trên thế
giới là nhờ việc đưa vào sản xuất những giống có chất lượng cao. Ở nước ta,
từ năm 1981 đến 1996 giống đã đóng góp cho sự tăng sản lượng cây trồng lên
43,68%, trong khi đó yếu tố phân bón hóa học - thuốc bảo vệ thực vật và yếu
tố thủy lợi đóng góp với các tỷ lệ tương ứng là 32,57% và 31,97%, thấp hơn
khoảng 10% so với giống (Phan Huy Thông, 2007)[15].
Trong bối cảnh dân số thế giới tăng nhanh ở những nước đang phát triển,
vấn đề an ninh lương thực đang là một vấn đề bức xúc đối với các nhà quản lý
và các nhà khoa học. Cùng với đó là vấn đề biến đổi khí hậu, khí hậu không
ổn định, nhiệt độ tăng lên, thiên tai hoành hành khiến sản xuất nông nghiệp
đặc biệt là nền nông nghiệp phụ thuộc vào tự nhiên bị ảnh hưởng đáng kể. Để
khắc phục tình trạng đó, các nhà sản xuất giống đã liên tục nghiên cứu, chọn
tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt và có tính chống chịu
tốt với dịch hại và điều kiện bất thuận của tự nhiên.
Chọn tạo các giống tốt, thích hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện
canh tác là cơ sở đạt được năng suất cao, ổn định với mức chi phí sản xuất
thấp nhất. Giống mới đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao

năng suất và sản lượng cây trồng, nhưng để giống phát huy hiệu quả phải sử
dụng chúng hợp lý với điều kiện khí hậu, đất đai, kinh tế xã hội từng vùng.
Giống cao sản của vùng thâm canh sẽ không cho năng suất mong muốn nếu
trồng ở vùng nông nghiệp quảng canh, thậm chí hiệu quả kinh tế còn thấp hơn


sử dụng giống địa phương. Vì vậy, xác định bộ giống thích hợp với mỗi vùng
sinh thái là rất cần thiết.
Do điều kiện sinh thái và trình độ canh tác của các vùng khác nhau nên
giống mới phải qua quá trình đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, khả
năng thích nghi, tính ổn định, độ đồng đều, ... trước khi mở rộng sản xuất.
Với dải đất hình chữ S của nước ta, mỗi một vùng lại có một tiểu khí hậu
khác nhau. Do đó, để có được một bộ giống có năng suất cao, chất lượng tốt,
thích ứng với điều kiện sinh thái tại địa phương là vấn đề mà các địa phương,
các nhà khoa học quan tâm.
Việc đưa các giống ngô lai vào sản xuất có vai trò quan trọng trong
chuyển dịch cơ cấu giống nhằm nâng cao năng suất, chất lượng ngô từ đó đáp
ứng được nhu cầu ngày càng tăng về sản lượng ngô. Vì vậy để có thể đánh giá
được các đặc tính sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và tính thích
ứng với điều kiện tự nhiên tại một vùng, một địa phương cụ thể thì cần có
những nghiên cứu khảo nghiệm trực tiếp trên đồng ruộng ở các vùng sinh thái
khác nhau.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Cây ngô được đánh giá là cây trồng có vai trò hết sức quan trọng trong
cơ cấu cây trồng ở nước ta; năm 2016 diện tích trồng ngô là 1.152,4 nghìn ha
(trong đó trên 90% diện tích trồng ngô lai), sản lượng đạt trên 5,2 triệu tấn.
Tuy vậy sản xuất ngô trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, hàng năm
nước ta phải nhập khẩu lượng lớn ngô nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn
nuôi.
Nhà nước có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ giống đã khuyến khích các

doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất, cung cấp giống, giới thiệu các
giống mới có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất, nhiều tiến bộ khoa học
kỹ thuật về sản xuất ngô đã được chuyển giao đến người nông dân. Tuy nhiên
việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, với địa
hình phức tạp, trên 70% diện tích ngô được trồng trên đất có độ cao, phụ
thuộc vào


nước trời, ít đầu tư thâm canh nên năng suất ngô vẫn còn thấp so với tiềm
năng của giống.
Người dân tỉnh Thái Nguyên bắt đầu được tiếp cận với các giống ngô
lai từ năm 1991, nhưng phải đến năm 2004, 2005, cây ngô lai mới thật sự
được lên ngôi trên đồng đất Thái Nguyên. Đến nay, giống ngô lai đã chiếm
tới 90% trong cơ cấu giống ngô của tỉnh.
Phát triển cây ngô lai là đi đúng với chủ trương và định hướng của tỉnh
tại Quyết định số 2398/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2011 của Chủ tịch
UBND tỉnh Thái Nguyên về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển
nông nghiệp nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030.
1.3. Sản xuất ngô trong và ngoài nước
1.3.1. Sản xuất ngô trên thế giới
So với lúa mỳ và lúa nước, ngô đang đứng đầu về năng suất và sản
lượng, đứng thứ 3 về diện tích. Ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về
năng suất cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu, ngô còn là cây trồng có
nền di truyền rộng nên có khả năng thích ứng với nhiều vùng sinh thái khác
nhau từ 550 bắc bán cầu đến 420 nam bán cầu, chính vì vậy ngô được trồng ở
140 nước trên thế giới, trong đó có 38 nước là các nước phát triển còn lại là
các nước đang phát triển.
Do nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của cây ngô trong nền kinh
tế nên từ đầu thế kỷ 20 đến nay sản xuất ngô trên thế giới phát triển liên tục cả

về diện tích, năng suất và sản lượng.


Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 10 năm 2006 - 2016
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2006

146,7

4,8

706,8

2007

158,0

5,1


790,2

2009

158,6

5,2

820,2

2010

163,9

5,2

851,3

2011

171,3

5,2

886,9

2012

178,6


4,9

873,2

2013

185,6

5,5

1.014,30

2014

184,8

5,6

1.037,80

2015

178,0

5,4

968,3

2016


181,4

5,7

1.040,2

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2016; USDA,2017)
Số liệu thống kê của FAO (2017) cho thấy sản xuất ngô trên thế giới giai
đoạn 2006 - 2016 có sự tăng trưởng đáng kể về diện tích, năng suất, sản
lượng. Năm 2006 diện tích ngô của thế giới mới chỉ đạt 146,7 triệu ha, năng
suất ngô trung bình thế giới đạt 4,8 tấn/ha, sản lượng đạt 706,8 triệu tấn, đến
năm 2016 diện tích trồng ngô của thế giới đạt 181,4 triệu ha; năng suất ngô
trung bình thế giới đạt 5,7 tấn/ha; sản lượng đạt 1.040,2 triệu tấn. Như vậy
năm 2016, so với năm 2006 thì diện tích tăng 23,7%; năng suất bình quân
tăng 18,8%; sản lượng tăng 47,2%. Có được kết quả này là nhờ có cuộc cách
mạng về chọn tạo giống ngô, đặc biệt là giống ngô lai và các biện pháp kỹ
thuật canh tác mới được đưa vào áp dụng trong sản xuất ngô.


Bảng 1.2 Sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)


(tạ/ha)

(nghìn tấn)

Mỹ

33644,3

107,3

361091,1

Trung Quốc

35981,0

60,0

215812,1

Brazil

15.431,7

51,8

79877,7

Mexico


7060,3

32,7

23273,3

Ấn Độ

8600,0

27,5

23670,0

Italia

870,0

106,2

9239,5

Đức

481,3

106,8

5142,1


Hy Lạp

181,4

119,6

2169,9

4,8

341,0

163,6

Nước

Israel

(Nguồn FAOSTAT, 2016 ) [19].
Theo FAO, Mỹ luôn đứng đầu về sản lượng đồng thời cũng là một trong
những nước có năng suất ngô cao nhất thế giới và Trung Quốc là nước đứng
thứ hai trên thế giới về sản lượng.
Năm 2014, Mỹ có diện tích trồng ngô là 33644,3 nghìn ha; năng suất
bình quân đạt 107,3 tạ/ha và tổng sản lượng đạt 36109,1 nghìn tấn chiếm
khoảng 34,8% sản lượng ngô thế giới. Mỹ là nước sử dụng giống ngô lai vào
sản xuất đại trà đầu tiên trên thế giới, nhờ đó mà năng suất ngô bình quân từ
1,5 tấn/ha năm 1930 tăng lên tới 7,4 tấn/ha vào năm 1990 và đạt 9,23 tấn/ha
vào năm 2011. Hiện nay 100% diện tích ngô của Mỹ là trồng các giống ngô
lai trong đó hơn 90% là giống ngô lai đơn (Ngô Hữu Tình , 2009) [13].
Những năm gần đây, năng suất ngô ở hầu hết các nước phát triển tăng

không đáng kể, nhưng năng suất ngô ở Mỹ lại tăng đột biến. Kết quả đó có
được là nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất.


Mỹ cũng là nước xuất khẩu ngô lớn nhất thế giới. Hàng năm, lượng ngô
xuất khẩu trên thị trường thế giới khoảng 60 - 73% tổng lượng ngô thương
mại thế giới .
Trung Quốc là nước đứng thứ 2 trên thế giới về sản lượng ngô. Năm
2014, diện tích trồng ngô của Trung Quốc là 35981,0 nghìn ha, chiếm 19,63%
diện tích trồng ngô thế giới, sản lượng đạt 215812,1 nghìn tấn, chiếm khoảng
20,8% sản lượng ngô toàn thế giới.
Sản xuất ngô trên thế giới có sự khác biệt rất lớn về năng suất giữa các
nước phát triển và các nước đang phát triển. Những nước phát triển đứng đầu
về năng suất ngô như Israel 341tạ/ha, Italia 106,2 tạ/ha, Hy Lạp 119,6 tạ/ha,
Đức 106,8 tạ/ha, Mỹ 107,3 tạ/ha.... Trong khi đó những nước đang phát triển
lại có năng suất ngô rất thấp như Ấn Độ 27,5 tạ/ha, Mexico
33,0tạ/ha...(FAOSAT, 3/2016). Nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch
này là do sự khác biệt về khoa học kỹ thuật. Ở các nước phát triển 90-100%
diện tích ngô được trồng bằng các giống lai có ưu thế lai cao, trong khi đó các
nước đang phát triển chủ yếu là trồng các giống thụ phấn tự do, diện tích
trồng giống ngô lai chỉ chiếm 37% diện tích. Ngoài ra ở các nước đang phát
triển do điều kiện kinh tế khó khăn, khả năng đầu tư thâm canh thấp nên
không khai thác hết tiềm năng năng suất của giống.
Theo dự báo của Viện nghiên cứu lương thực Thế giới (IPRI,
2003) vào năm 2020 tổng nhu cầu ngô thế giới là 852 triệu tấn, trong đó
15% dùng làm lương thực, 69% dùng làm thức ăn chăn nuôi, 16% dùng
làm nguyên liệu cho công nghiệp. Ở các nước phát triển chỉ dùng 5% ngô
làm lương thực nhưng ở các nước đang phát triển tỷ lệ này là 22%. So với
năm 1997, năm 2020 nhu cầu ngô thế giới tăng 45%, nhu cầu ngô tăng chủ
yếu ở các nước đang phát triển (72%), riêng Đông Á nhu cầu tăng 85%.



1.3.2. Sản xuất ngô ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng và phát triển. Song với nền canh tác
quảng canh chủ yếu là trồng các giống ngô có dạng hạt đá và ngô địa phương
năng suất thấp nên đến đầu những năm 1980 năng suất ngô ở Việt Nam vẫn
chỉ đạt khoảng 1 tấn/ha. Trong những năm 1980 – 1990, thông qua sự hợp tác
với CIMMYT, Việt Nam đã chọn và đưa vào sản xuất một số giống ngô thụ
phấn tự do cải tiến như VM1, HSB1, MSB2649, TSB1, TSB2,... Từ năm
1990 đến nay đã có những bước nhảy vọt đáng kể về diện tích, năng suất
và tổng sản lượng, nhờ việc không ngừng mở rộng diện tích ngô lai ra sản
xuất, đồng thời cải thiện các biện pháp canh tác theo đòi hỏi của những giống
ngô mới. Năm 1991, diện tích trồng ngô lai chưa đến 1% trên hơn 400 nghìn
ha ngô. Năm 2007, giống ngô lai đã chiếm trên 90% trong tổng diện tích trên
1 triệu ha trồng ngô. Năng suất ngô của Việt Nam tăng nhanh liên tục với tốc
độ cao hơn trung bình thế giới trong suốt 20 năm qua. Năm 1980, năng suất
ngô nước ta chỉ bằng 34% so với trung bình thế giới (11/32 tạ/ha); năm 1990
bằng 42% (15,5/37 tạ/ha); năm 2000 bằng 60% (25/42 tạ/ha); năm 2005 bằng
73% (36/49 tạ/ha) và năm 2007 đạt 81,0% (39,6/49 tạ/ha), 2009 đạt 78,46%
(40,8/52,0 tạ/ha). Chúng ta cùng nhìn lại tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam
giai đoạn 1995-2014 (Bảng 1.3).


10
10

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam năm (1995 - 2016)
Diện tích


Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

1995

556,8

21,14

1177,2

2005

1052,6

36,0

3787,1

2006

1033,1


37,3

3854,5

2007

1096,1

39,3

4303,2

2008

1440,2

31,8

4573,1

2009

1089,2

40,1

4371,7

2010


1126,4

41,0

4606,8

2011

1121,3

43,1

4835,7

2012

1156,1

43,0

4973,5

2013

1170,3

44,3

5190.8


2014

1178,6

44,1

5202,5

2015

1164,8

45,4

5287,2

2016

1152,4

45,3

5225,6

Năm

(Nguồn: FAOSTAT,3/2017)
Năm 1995, diện tích trồng ngô của nước ta chỉ có 556,8 nghìn ha năng
suất bình quân đạt 21,14 tạ/ha, sản lượng đạt 1177,2 nghìn tấn, giai đoạn
này việc trồng ngô năng suất đạt rất thấp vì người nông dân trồng chủ yếu

giống ngô địa phương và kỹ thuật canh tác còn hạn chế.
Năm 2005 diện tích trồng ngô của nước ta đạt 1052,6 nghìn ha, năng
suất bình quân đạt 36,0 tạ/ha, sản lượng đạt 3787,1 nghìn tấn. Có được kết
quả này nhờ có sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đặc biệt việc
chọn tạo các giống ngô lai mới có năng suất cao được đưa vào sản suất.
Sản xuất ngô trong năm 2010 đạt 1126,4 nghìn ha với năng suất bình
quân 41,00 tạ/ha và tổng sản lượng 4,620 triệu tấn. Năm 2012 sản lượng ngô
đạt 4,97 triệu tấn, và năm 2013 sản lượng đạt 5,19 triệu tấn.


11
11

Năm 2014 diện tích trồng ngô của nước ta 1178,6 nghìn ha, năng suất
đạt 44,1tạ/ha; sản lượng đạt 5202,5 nghìn tấn giảm 22,36% . Như vậy so với
năm 2005 thì năm 2014 diện tích ngô cả nước tăng 12% , năng suất bình
quân tăng 22,5%; sản lượng tăng 37,4%
Năm 2016 diện tích gieo trồng đạt hơn 1152,4 nghìn ha, giảm 12,4 ngàn
ha, với năng suất ngô năm 2016 đạt 45,3 tạ/ha (tương đương với năng suất
ngô năm 2015). Sản lượng ước đạt 5225,6 nghìn tấn , giảm 61,6 nghìn tấn so
với năm 2015;
Có được kết quả trên là nhờ việc nghiên cứu và đưa vào sản xuất những
giống ngô mới chọn tạo trong nước và nước ngoài, việc phát triển và sử dụng
các giống ngô lai trong sản xuất ở Việt Nam là thành tựu to lớn trong sản xuất
nông nghiệp, là động lực thúc đẩy sản xuất ngô phát triển.
Hiện nay nhu cầu ngô làm thức ăn cho chăn nuôi rất lớn, theo Hiệp hội
thức ăn chăn nuôi Việt Nam, năm 2010 nước ta phải nhập 1,6 triệu tấn ngô
làm thức ăn cho chăn nuôi. Đây chính là cơ hội và cũng là thách thức đối với
ngành sản xuất ngô. Chính vì vậy trong thời gian tới sản xuất ngô sẽ tiếp tục
phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Tình trạng cung không đủ cầu ngô ở Việt Nam còn kéo dài. Theo Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Hiệp hội chăn nuôi Việt
Nam năm 2013, nước ta phải nhập khẩu 2,19 triệu tấn ngô từ Ấn Độ, Brazil,
Argentina, Campuchia, Lào và Thái Lan, tăng 35,6% về lượng và 34,9% về
giá trị so với cùng kỳ năm 2012 (ISAAA, 2013). Ngô tiếp tục đóng một vai
trò ngày càng quan trọng, góp phần chuyển đổi nhanh chóng về cơ cấu kinh tế
theo hướng sản xuất hàng hoá nông nghiệp, phát triển an toàn, bền vững và đa
dạng. Vì vậy, đây là những thách thức lớn, đòi hỏi phải không ngừng nâng
cao năng suất, chất lượng giống, quy trình canh tác, ứng dụng cơ giới hóa,
tưới tiêu để nâng tổng sản lượng ngô sản xuất tại Việt Nam.


12
12

1.3.3.Điều kiện tự nhên và tình hình sản xuất ngô của tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng Trung du phía Bắc, có diện tích tự nhiên
3.562,82km2, dân số 1.127.430 nghìn người . Đất đai của Thái Nguyên chủ
yếu là đồi núi (chiếm đến 85,8% tổng diện tích tự nhiên). Diện tích đất nông
nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ 12,4 %. Những diện tích đất mầu mỡ, đầy đủ dinh
dưỡng và chủ động tưới tiêu đều được sử dụng gieo trồng lúa nước, cây ngô
được trồng trên đất không đủ tưới tiêu do đó năng suất, sản lượng ngô hàng
năm của Thái Nguyên còn ở mức rất thấp, chưa hình thành các vùng ngô hàng
hoá lớn.
Khí hậu ở Thái Nguyên được chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình
hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào
tháng 1.
Nhiệt độ chênh lệch lớn giữa các tháng mùa hè và mùa đông. Nhiệt độ
chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng

1: 15,2°C) là 13,7°C. Mùa đông nhiệt độ khác nhau giữa các vùng: Vùng rất
lạnh nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; vùng lạnh gồm các huyện Định Hóa,
Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai; vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ,
Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công.
Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân bố
tương đối đều cho các tháng trong năm.
Từ năm 1995 đến nay, do thay đổi cơ cấu giống, diện tích trồng ngô lai
tăng mạnh (chiếm trên 90% diện tích), chính vì vậy năng suất ngô của Thái
Nguyên đã được cải thiện đáng kể. Năm 2013, năng suất đạt 42,9 tạ/ha, tăng
8,2 tạ/ha so với năm 2005.
Nhận thức được hiệu quả và tầm quan trọng của cây ngô đối với sự phát
triển kinh tế địa phương và an ninh lương thực. Năm 2011, UBND tỉnh Thái
Nguyên đã đưa cây ngô vào quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh. Theo
đó, tỉnh khuyến khích phát triển cây ngô đặc biệt là cây ngô lai. Khuyến khích
chuyển đổi trồng cây ngô trên những diện tích lúa hiệu quả thấp và diện tích 1
lúa của tỉnh.


13
13

Quyết định số 2999/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2014 của chủ tịch
UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt phương án sản xuất nông nghiệp
năm 2014 năm 2015 tỉnh Thái Nguyên đã quy hoạch cơ cấu cây trồng năm
2014 – 2015 trong đó có cây ngô như sau:
* Vụ Đông – Xuân: Cây Ngô diện tích 13.500 ha , năng suất 42,7 tạ/ha ,
snar lượng 57.700 tấn
- Diện tích Ngô Đông 6.800 ha, năng suất 42,5 tạ/ha , sản lượng 28.900
tấn. Trong đó ngô cao sản diện tích 5.000 ha, năng suất 45,0 tạ/ha, sản lượng
22.500 tấn.

- Diện tích Ngô Xuân 6.700 ha, năng suất 43 tạ/ha, sản lượng 28.800 tấn.
* Vụ Mùa: Cây ngô diện tích 4.000 ha, năng suất 44 tạ/ha, sản lượng 17.600
tấn. Trong đó ngô cao sản diện tích 1.600 ha, năng suất 45,0 tạ/ha, sản lượng
7.200 tấn.

Năm
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

Bảng 1.4 Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên (2006-2016)
Chỉ tiêu
Diện tích
Năng suất
sản lượng
(nghìn ha)
(tạ/ha)
(nghìn tấn)
15,3
35,2
53,9
17,8

42,0
74,8
20,6
41,1
84,6
17,4
39,1
68,0
17,9
42,0
75,2
18,6
43,3
80,6
17,9
42,2
75,5
19,0
42,9
81,6
19,5
40,6
79,2
21,0
41,9
80
20,0
42,9
86,3
(Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2017)


Tóm lại: Cây ngô là cây trồng quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ
riêng nước ta mà cây ngô là cây lương thực quan trọng trên thế giới. Những
nghiên cứu về cây ngô đã được các nhà khoa học trên khắp thế giới nghiên
cứu, chọn tạo những giống mới nhằm phù hợp với điều kiện sinh thái của


14
14

từng vùng và phù hợp với từng mục đích sử dụng (làm rau, làm thức ăn chăn
nuôi, làm thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người….).
Tỉnh Thái Nguyên quan tâm tập chung phát triển cây ngô đặc biệt là cây
ngô lai. Những giống ngô lai luôn được nghiên cứu chọn tạo hàng năm. Công
tác khảo nghiệm các giống ngô mới là việc làm cần thiết và quan trọng để đưa
các giống mới này vào sản xuất.
1.4. Tình hình tiêu thụ ngô trên thế giới và Việt Nam
Ngô đã trở thành hàng hóa được sử dụng trên khắp thế giới. Theo
USDA, trong những năm gần đây xu hướng tiêu thụ ngô của toàn thế giới
tăng và mức độ tiêu dùng đã thay đổi ở các nước trên thế giới
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA, 2016)[22] trong niên vụ 2015/16,
nhu cầu tiêu thụ nội địa của ngô trên thế giới là 967,45 triệu tấn và xuất khẩu
119,4 triệu tấn.
Bảng 1.5. Tiêu thụ ngô trên thế giới và Việt Nam niên vụ 2015/16
Đơn vị: triệu tấn
Tỷ lệ tiêu thụ
so với thế giới
(%)

Tiêu thụ

Khu vực/
Nước
Thế giới
Mỹ
Argentina
Brazil
Nam Phi
Ai Cập

Tổng mức
tiêu thụ
1086,85
344,06
26,5
86
11,3
14,51

Ngành
TACN
596,65
134,63
6
49
5,2
12,1

EU-27
Nhật Bản
Mexico

Đông Nam
Á
Hàn Quốc
Canada
Trung Quốc
FSU-12
Ukraine
Việt Nam

77
14,7
35,7

Nội địa

Xuất khẩu

967,45
302,15
9,5
58
10,7
14,5

119,4
41,91
17
28
0,6
0,01


31,66
2,44
7,91
1,04
1,34

57,5
10,4
17,9

76
14,7
34,7

1
0
1

7,08
1,35
3,2

39,04

30,4

38,4

0,64


3,59

10,1
14,4
216.05
41,3
23,9
8,4

8
8
152
18,66
7
6,7

10,1
13,4
216
21,53
8,4
8

0
1
0,05
19,5
15,5
0,05


0,93
1,33
19,88
3,80
2,2
0,77

(Nguồn USDA, 2016) [22]


×