Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại trại lợn ngô thị hồng gấm huyện lương sơn tỉnh hòa bình và thử nghiệm một số thuốc điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
- - - - - -- - - - - -

ĐÀO THU THẢO

TÌNH HÌNH HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TẠI TRẠI LỢN NGÔ
THỊ HỒNG GẤM, HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH VÀ THỬ
NGHIỆM MỘT SỐ THUỐC ĐIỀU TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Chăn nuôi thú y

Khoa

: Chăn nuôi thú y

Khóa học

: 2013-2017

Thái Nguyên – năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
- - - - - -- - - - - -

ĐÀO THU THẢO
HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TẠI TRẠI LỢN NGÔ THỊ HỒNG
GẤM, HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH VÀ THỬ NGHIỆM MỘT
SỐ THUỐC ĐIỀU TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Chăn nuôi thú y

Khoa

: Chăn nuôi thú y

Khóa học

: 2013-2017

Giảng viên hướng dẫn : TS. Hồ Thị Bích Ngọc

Thái Nguyên – năm 2017



i

LỜI CẢM ƠN
Mở đầu trang khóa luận tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn các thầy
cô giáo trong suốt quá trình học tập vừa qua đã tận tình giúp em tiến bước
trên con đường hoạt động khoa học.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên em xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành tới toàn thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và bổ ích trong
suốt những năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú
y đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS.Hồ Thị Bích Ngọc đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn cô Ngô Thị Hồng Gấm – chủ trang trại,
cùng toàn thể các cô, chú, anh, chị kỹ sư, công nhân trong trang trại đã tạo
điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới người thân gia đình, bạn bè đã
giúp đỡ và động viên về mọi mặt trong suốt thời gian em học tập và thực tập
vừa qua.
Vì thời gian thực tập có hạn nên khóa luận không tránh khỏi nhiều
khiếm khuyết. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để giúp cho
kiến thức của em ngày càng hoàn thiện và có nhiều kinh nghiệm bổ ích cho
công việc sau này.
Một lần nữa em xin được gửi đến tất cả các thầy cô trong nhà trường;
các thầy cô trong hội đồng và các bạn bè lời cảm ơn chân thành sâu sắc và lời
chúc sức khỏe cùng mọi điều may mắn.

Em xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Đào Thu Thảo


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả công tác thú y tại cơ sở...................................... 38
Bảng 4.2: Tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy .......................................... 39
Bảng 4.3: Tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy ở các lứa tuổi.........................
41
Bảng 4.4. Tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy theo các tháng .................. 44
Bảng 4.5. Bảng kết quả triệu chứng lợn con mắc tiêu chảy (n = 176 ) .......... 45
Bảng 4.6: Kết quả thử nghiệm một số thuốc điều trị hội chứng

tiêu

chảy ở lợn con ................................................................................................. 47


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
cs

: cộng sự


LCPT

: Lợn con phân trắng

UBND

: Uỷ ban nhân dân

CP

: Charoen Pokphand Group

TK

: Thế kỷ


iv

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................
1
1.1.Đặt vấn đề............................................................................................................
1
1.2.Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ...................................................................
2
1.2.1.Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................
2
1.2.2.Yêu cầu của đề tài............................................................................................
2

Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................................
3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập .............................................................................
3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất .................................................................
3
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở (trong 3 năm) ........................
7
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài nước ...............
8
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ..............................................................................
8
2.2.2. Những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước .......................................
29
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ........
31
3.1. Đối tượng ......................................................................................................... 31
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ......................................................................
31
3.3. Nội dung thực hiện ..........................................................................................
31
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện ..........................................................
31


v

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi .....................................................................................
31
3.4.2. Phương pháp theo dõi...................................................................................

31
3.4.3.Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................
32
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................
33
4.1. Công tác phục vụ sản xuất tại cơ sở thực tập .................................................
33
4.1.1. Công tác chăn nuôi .......................................................................................
33
4.1.2. Công tác thú y ...............................................................................................
35
4.2. Kết quả nghiên cứu hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn con tại trại ......................
39


vi

4.2.1. Kết quả điều tra lợn con mắc hội chứng tiêu chảy tại trại..........................
39
4.2.2. Tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy ở các lứa tuổi tại trại ....................
40
4.2.3. Kết quả theo dõi mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con qua các tháng. .......
44
4.2.4. Kết quả theo dõi triêu chứng lâm sàng ở lợn mắc tiêu chả..y....................
45
4.2.5. Kết quả thử nghiệm một số thuốc điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con
tại trại .......................................................................................................................
47
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................
49

5.1.Kết luận .............................................................................................................
49
5.2.Đề nghị ..............................................................................................................
49
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 51


1


2

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng là nghề truyền
thống lâu đời của nước ta. Ngành chăn nuôi lợn phát triển về cả số lượng, chất
lượng đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước cũng như
trong xuất khẩu. Các sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn mang lại có ý nghĩa
to lớn trong việc cung cấp sản phẩm thịt, mỡ… phục vụ đời sống con người.
Tuy nhiên, với số lượng các đàn nuôi ngày càng lớn, mật độ nuôi trong
chuồng càng nhiều cộng với ảnh hưởng của khí hậu, đất đai, không khí… nên
vấn đề dịch bệnh xảy ra khá nhiều, gây không ít khó khăn và tổn thất cho các
nhà chăn nuôi, đặc biệt là bệnh tiêu chảy ở lợn con do sức đề kháng của
chúng còn kém.Vì vậy biện pháp hiệu quả nhất chính là thực hiện vệ sinh,
chăm sóc, nuôi dưỡng, cùng với việc sử dụng các loại vaccine phòng bệnh và
điều trị bệnh một cách kịp thời và hợp lý
Hội chứng tiêu chảy trên lợn con là một dấu hiệu bệnh lý của các bệnh
sau: Hội chứng tiêu chảy thông thường, bệnh cầu trùng, dịch tiêu chảy cấp,
bệnh viêm dạ dày – ruột truyền nhiễm...

Tuy vậy, dù là mắc bệnh nào thì triệu chứng thường gặp ở lợn con cũng
sẽ là giảm khả năng sinh trưởng, gầy nhanh do mất nước, giảm bú, giảm ăn,
đặc biệt là tiêu chảy phân lỏng vàng. Nếu không can thiệp kịp thời lợn con sẽ
chết hoặc làm lợn con tăng trưởng kém cả giai đoạn trước và sau cai sữa.
Xuất phát từ thực tiễn chúng tôi tiến hành đề tài: “Hội chứng tiêu chảy
ở lợn con tại Trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa
Bình và thử nghiệm một số thuốc điều trị”


1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại trại
- Tìm được thuốc điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con có hiệu quả.
1.2.2.Yêu cầu của đề tài
- Tìm hiểu đúng, đầy đủ về thực trạng mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn
con của trang trại từ đó đưa ra được các đề xuất phòng và trị bệnh đạt hiệu
quả.
- Số liệu đưa ra dưới dạng bảng biểu.
- Tìm hiểu đúng, đầy đủ quy trình chăn nuôi, vệ sinh phòng bệnh của
cơ sở thực tập.
- Thực hành công tác thú y cơ sở và công tác chăn nuôi.


Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm nằm trên địa phận thôn Dẻ Cau - xã Hợp

Thanh - huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình. Là trại lợn gia công của Công ty
Chăn nuôi CP Việt Nam. Trang trại do bà Ngô Thị Hồng Gấm làm chủ và
được cán bộ kỹ thuật của Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam chịu trách nhiệm
giám sát mọi hoạt động của trang trại.
* Điều kiện tự nhiên:
Về địa hình: Huyện Lương Sơn thuộc vùng trung du – nơi chuyển tiếp
giữa đồng bằng và miền núi, nên địa hình rất đa dạng. Địa hình đồi núi thấp
có độ cao sàn sàn nhau khoảng 200-400m được hình thành bởi đá macma, đá
vôi và các trầm tích lục nguyên, có mạng lưới sông , suối khá dày đặc.
Khí hậu: Huyện Lương Sơn thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa
đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nền nhiệt trung bình cả năm 22,9
0

– 23,3 C. Lượng mưa bình quân từ 1.520,7- 2.255,6 mm/năm, nhưng phân bố
không đều trong năm và ngay cả trong mùa cũng rất thất thường.
Lương Sơn có mạng lưới sông, suối phân bố tương đối đồng đều trong
các xã.Con sông lớn nhất chảy qua huyện là sông Bùi, bắt nguồn từ dãy núi
Viên Nam cao 1.029m thuộc xã Lâm Sơn dài 32 km. Đầu tiên sông chảy theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam, khi đến xã Tân Vinh thì nhập với suối Bu ( bắt
nguồn từ xã Trường Sơn), dòng sông đổi hướng chảy quanh co, uốn khúc theo
hướng Tây – Đông cho đến hết địa phận huyện. Sông Bùi mang tính chất một
con sông già, thung lũng rộng, đáy bằng, độ dốc nhỏ, có khả năng tích nước.


Ngoài sông Bùi trong huyện còn một số sông, suối nhỏ “nội địa” có khả
năng tiêu thoát nước tốt.
Đặc điểm của hệ thống sông, suối trong huyện có ý nghĩa về mặt kinh
tế, rất thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa sử dụng chống lũ và kết hợp
với tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Có thể thấy, điều kiện khí hậu, thủy văn, sông ngòi đã tạo cho Lương

Sơn những thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa các loại cây
trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ và phát triển lâm nghiệp. Hệ thống sông
suối, hồ đập không những là nguồn tài nguyên cung cấp nước cho sinh hoạt
và đời sống nhân dân mà còn có tác dụng điều hòa khí hậu, cải thiện môi
trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản.
* Các nguồn tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên nước: Nước ngầm ở Lương Sơn có trữ lượng khá lớn, chất
lượng nước phần lớn chưa bị ô nhiễm, lại được phân bố khắp các vùng trên
địa bàn huyện. Tài nguyên nước mặt gồm nước sông, suối và nước mưa, phân
bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng phía Bắc huyện và một số hồ đập nhỏ
phân bố rải rác toàn huyện.
- Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 18.733,19 ha
chiếm 49,68% diện tích tự nhiên. Rừng tự nhiên của huyện khá đa dạng và
phong phú với nhiều loại gỗ quý. Nhưng do tác động của con người, rừng đã
mất đi quá nhiều và thay thế chúng là rừng thứ sinh.Diện tích rừng phân bố ở
tất cả các xã trong huyện. Nhờ quan tâm phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế
trang trại rừng đã góp phần đem lại thu nhập cao cho người dân và góp phần
bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, cải thiện cảnh quan khu vực.
- Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn huyện có các loại khoáng sản
trữ lượng lớn đó là đá vôi, đá xây dựng, đất sét, đá bazan và quặng đa kim.


- Tài nguyên du lịch: Với vị trí thuận lợi gần Thủ đô Hà Nội và địa hình
xen kẽ nhiều núi đồi, thung lũng rộng phẳng, kết hợp với hệ thống sông, suối,
hồ tự nhiên, nhân tạo cùng với hệ thống rừng… đã tạo cảnh quan thiên nhiên
và điều kiện phù hợp để huyện Lương Sơn phát triển du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng, sân golf.Trên địa bàn huyện có nhiều danh lam thắng cảnh, di chỉ
khảo cổ học, hệ thống hang động, núi đá tự nhiên như: hang Trầm, hang
Rồng, hang Tằm, hang Trổ…động Đá Bạc, động Long Tiên… đây là những
tiềm năng để phát triển những tour du lịch danh lam thắng cảnh kết hợp với

nghỉ dưỡng.
- Ngoài ra Lương Sơn cũng là huyện có nguồn tài nguyên du lịch văn
hóa vật thể và phi vật thể.
2.1.1.2. Cơ sở vật chất của trang trại
* Hệ thống chuồng trại
Hệ thống chuồng trại được xây dựng trên nền đất cao, dễ thoát nước.
Được bố trí tách biệt với khu hành chính và hộ gia đình, được xây dựng theo
hướng Đông Nam – Tây Bắc, đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Xung quanh khu sản xuất có hàng rào bao bọc và có cổng ra vào riêng.
Hiện nay trại xây dựng với quy mô phù hợp theo hướng chăn nuôi công
nghiệp. Hệ thống chuồng lồng, nền sàn bê tông cho lợn nái chờ phối và lợn
nái chửa. Chuồng lồng, nền sàn nhựa cho lợn nái đẻ, lợn con và lợn con sau
cai sữa cùng với hệ thống nước uống tự động. Hệ thống che chắn kín đáo
thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hệ thống mái che hai ngăn có độ
thông thoáng tốt, có tường rào bao quanh chuồng trại. Ở cuối mỗi ô chuồng
đều có hệ thống thoát phân và nước thải. Hệ thống nước sạch được đưa về
từng ô chuồng đảm bảo cho việc cung cấp nước uống tự động cho lợn, nước
tắm cho lợn và nước rửa chuồng hàng ngày. Trại đã lắp đặt hệ thống nước
máy đảm bảo cung cấp nước sạch cho lớn uống, tắm và vệ sinh chuồng trại.


* Các công trình khác
Gần khu chuồng, trại cho xây dựng một phòng kĩ thuật, một nhà kho,
một phòng thay đồ, phòng tắm, nhà vệ sinh, nhà ăn trưa riêng cho công nhân.
Phòng kĩ thuật được trang bị đầy đủ các dụng cụ thú y như: Panh, dao
mổ, bơm tiêm, kìm bấm số tai, kìm bấm nanh, bình phun thuốc sát trùng, cân,
các loại thuốc thú y đồng thời cũng là phòng trực của cán bộ kĩ thuật.
Nhà kho được xây dựng gần khu chuồng, là nơi chứa thức ăn phục vụ
cho sản xuất.
Bên cạnh đó trại còn cho xây dựng một giếng khoan, 4 bể chưa nước, 2

máy bơm nước đảm bảo cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của công nhân và
đội ngũ cán bộ kĩ thuật trong trại.
 Đánh giá chung
- Thuận lợi
Được sự quan tâm tạo điều kiện và có các chính sách hỗ trợ đúng đắn
của các ngành, các cấp có liên quan như UBND xã Hợp Thanh, Trạm thú y
huyện Lương Sơn tạo điều kiện cho sự phát triển của trại.
Được Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cung cấp về con giống,
thức ăn, thuốc thú y có chất lượng tốt.
Trang trại có vị trí thuận lợi, địa hình, đường đi khá thuận tiện cho việc
vận chuyển con giống cũng như thức ăn chăn nuôi.
Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn
quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân.
Kèm theo đó là đội ngũ kỹ thuật với chuyên môn vững vàng, công nhân
nhiệt tình, năng động và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Do đó
đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trang trại.
- Khó khăn
Đội ngũ công nhân trong trại còn thiếu, do đó ảnh hưởng đến tiến độ
công việc.


Thời tiết diễn biến phức tạp cho nên chưa tạo được vành đai phòng dịch
triệt để.
Trang thiết bị vật tư, hệ thống chăn nuôi còn thiếu chưa đáp ứng được
nhu cầu sản xuất.
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở (trong 3 năm)
2.1.2.1. Đối tượng sản xuất
Trang trại chăn nuôi Ngô Thị Hồng Gấm chuyên nuôi lợn sinh sản,
cung cấp 2 giống lợn là Landrace - Yorkshire và Pietrain - Duroc. Lợn sau khi
sinh 21 - 26 ngày thì được xuất chuồng.

2.1.2.2. Kết quả sản xuất của cơ sở trong những năm gần đây
Trang trại chăn nuôi Ngô Thị Hồng Gấm là một trong những trang trại
có quy mô lớn của tỉnh Hòa Bình. Với số vốn đầu tư lớn, áp dụng khoa học
kỹ thuật vào trong sản xuất, trại luôn đạt kết quả sản xuất cao. Dưới đây là
một số chỉ tiêu mà trại đã đạt được trong 3 năm gần đây:
Năm

Số lượng lợn của các năm (con)
2014

2015

2016

Lợn nái

1347

1382

1439

Lợn hậu bị

449

462

479


Lợn đực

20

23

24

Lợn con

29400

31200

31800

(Nguồn: Cán bộ kĩ thuật trại cung cấp)
Qua bảng trên ta có thể thấy, kết quả sản xuất của trại tăng lên theo
từng năm, điều đó cho thấy tình hình chăn nuôi của trang trại khá ổn định và
không ngừng tăng lên về số lượng đầu nái cũng như số lượng lợn con được
xuất đi trong 1 năm. Theo đánh giá của Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam thì


trại hoạt động vào mức khá, tháng 5/2016 kết quả của trại đứng thứ 1 toàn
miền Bắc của công ty.
Để đạt được những kết quả như trên, ngoài việc áp dụng khoa học kỹ
thuật, đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên có tay nghề
cao…, trang trại đã tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về vệ sinh thú y, với
phương châm “phòng dịch hơn dập dịch”. Trang trại chăn nuôi Ngô Thị Hồng
Gấm là một gương sáng điển hình về mô hình chăn nuôi gia công theo hướng

công nghiệp hóa hiện nay.
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài nước
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1.1. Đặc điểm sinh lý của lợn con
Sinh lý của lợn con theo mẹ là khả năng thích ứng của cơ thể từ môi
0

trường trong bụng mẹ có nhiệt độ từ 38 – 40 C. Khi lợn sinh ra, môi trường
bên ngoài có nhiệt độ thấp hơn, làm ảnh hưởng đến sự thành thục và hoàn
thiện về chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể lợn sơ sinh.
+ Đặc điểm tiêu hóa của lợn con
Sau khi sinh ra, chức năng của các cơ quan trong cơ thể lợn con nhất là
cơ quan tiêu hoá: hàm lượng HCl và các men tiêu hoá chưa hoàn thiện. Thời
gian đầu, dịch tiêu hoá ở lợn con thiếu cả về chất và lượng. Lợn con trước
một tháng tuổi không có HCl tự do vì lúc này lượng HCl tiết ra rất ít và
nhanh chúng liên kết với niêm dịch.
+ Cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con còn kém.
- Hệ thần kinh của lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh.
- Diện tích bề mặt của cơ thể lợn con so với khối lượng cơ thể cao
hơn lợn trưởng thành nên lợn con dễ bị nhiễm lạnh (Đào Trọng Đạt và
cs,1996) [8].


- Tốc độ sinh trưởng của gia súc non rất cao, nếu sữa mẹ không đảm
bảo chất lượng, khẩu phần thức ăn thiếu đạm sẽ làm cho sự sinh trưởng chậm
lại và tăng trọng theo tuổi giảm xuống, làm cho khả năng chống đỡ bệnh tật
của lợn con kém (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2003) [13].
+ Hệ miễn dịch của lợn con
Ở cơ thể lợn con, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, chúng chưa có
khả năng tạo kháng thể chủ động mà chỉ có được kháng thể từ mẹ truyền sang

qua nhau thai hay sữa đầu. Bộ máy tiêu hóa và các dịch tiêu hóa ở gia súc non
hoạt động rất yếu. Lượng enzyme tiêu hóa và HCl tiết ra chưa đủ nên dễ gây
rối loạn tiêu hóa, vì vậy mầm bệnh (Salmonella, E.coli, Cl.perfringens…) dễ
dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa.
Theo Trần Thị Dân (2008) [4]: Lợn con mới đẻ trong máu không có
globulin nhưng sau khi bú sữa đầu lại tăng lên nhanh chóng do truyền từ mẹ
sang qua sữa đầu. Lượng globulin sẽ giảm sau 3 – 4 tuần, rồi đến tuần thứ 5 –
6 lại tăng lên và đạt giá trị bình thường 65 mg/100ml máu. Các yếu tố miễn
dịch như bổ thể, lyzozyme, bạch cầu… được tổng hợp còn ít, khả năng miễn
dịch đặc hiệu của lợn con kém. Vì vậy cho lợn con bú sữa đầu rất cần thiết để
tăng khả năng bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh nhất là bệnh LCPT.
+ Hệ vi sinh vật đường ruột
Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2004) [22], hệ vi sinh vật đường ruột
gồm hai nhóm:
- Nhóm vi khuẩn đường ruột - vi khuẩn bắt buộc gồm: E. coli,
Salmonella, Shigella, Klesiella, Proteus… Trong nhóm vi khuẩn này, người
ta quan tâm nhiều nhất đến trực khuẩn E. coli. Đây là vi khuẩn phổ biến nhất
hành tinh, chúng có mặt ở mọi nơi và khi gặp điều kiện thuận lợi, các chủng
E. coli trở lên cường độc gây bệnh. Cấu trúc kháng nguyên của E. coli rất đa
dạng. Cho đến nay đã phát hiện có ít nhất 170 kháng nguyên O, 70 kháng


nguyên K, 56 kháng nguyên H. Ngoài 3 loại kháng nguyên thông thường trên,
còn có thêm kháng nguyên bám dính F, yếu tố gây bệnh không phải là độc tố
của E. coli (Đặng Xuân Bình, 2010) [3].
- Nhóm vi khuẩn vãng lai: chúng có trong thức ăn, nước uống vào hệ
tiêu hoá gồm: Staphylococcus spp, Streptococcus spp, Bacillus subtilis…
Ngoài ra, trong đường tiêu hóa của lợn con có các trực khuẩn yếm khí gây
thối


rữa:

Clostridium

perfringens,

Bacillus

sporogenes,

Bacillus

fasobacterium, Bacillus puticfus…
2.2.1.2. Hiểu biết về hội chứng tiêu chảy
Tiêu chảy là thuật ngữ để chỉ hiện tượng đại tiện phân lỏng, được mô tả
phân lỏng, nhiều nước hoặc có máu và mủ.
Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý ở đường tiêu hóa,
là hiện tượng con vật đi ỉa nhanh, nhiều lần trong ngày, phân có nhiều nước
do rối loạn chức năng tiêu hóa, ruột tăng cường co bóp và tiết dịch (Phạm
Ngọc Thạch, 1996) [23].
Tuỳ theo đặc điểm, tính chất, diễn biến bệnh, hoặc loài gia súc, hoặc
nguyên nhân chính gây bệnh mà hội chứng tiêu chảy được gọi bằng tên khác
nhau như bệnh xảy ra đối với gia súc non theo mẹ, gọi là bệnh lợn con ỉa phân
trắng, hay bê nghé ỉa phân trắng,… còn ở gia súc sau cai sữa là chứng khó
tiêu, chứng rối loạn tiêu hoá, hoặc hội chứng rối loạn tiêu hoá... Nếu xét về
nguyên nhân chính gây bệnh thì có các tên gọi như bệnh Colibacillosis do vi
khuẩn E. coli gây ra, bệnh Phó thương hàn lợn do vi khuẩn Salmonella
cholerae suis gây ra, bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) do
Coronavirus gây ra …
Thực chất tiêu chảy là một phản ứng tự vệ của cơ thể. Khi cơ thể tiêu

chảy nhiều lần trong ngày (5 đến 6 lần trở lên) và nước trong phân từ 75% trở
lên gọi là hiện tượng tiêu chảy. Tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây ra đông


thơi nên g ọi là hội chứng tiêu chảy. Cho dù do bất cứ nguyên nhân nào dẫn
đến tiêu chảy thì hậu quả nghiêm trọng là mất nước, mất chất điện giải và kiệt
sức, những gia súc khỏi thường bị còi cọc, thiếu máu, chậm lớn. Đặc biệt khi
gia súc bị tiêu chảy nặng kèm hiện tượng viêm nhiễm, tổn thương thực thể
đường tiêu hóa dẫn đến gia súc có thể chết với tỷ lệ cao, gây thiệt hại lớn về
kinh tế.
2.2.1.3. Cơ chế sinh bệnh của hội chứng tiêu chảy
Vi khuẩn từ môi trường bên ngoài vào theo đường ăn uống. Khi có điều
kiện thuận lợi vi khuẩn sẽ nhân lên với số lượng lớn và sản sinh các yếu tố
kháng khuẩn, yếu tố này bị tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của các vi
khuẩn đường ruột khác, đặc biệt là vi khuẩn có lợi và trở thành vi khuẩn có số
lượng lớn trong đường ruột, cường độ và tác động gây bệnh
Để gây bệnh trước hết vi khuẩn bám vào các tế bào nhung mao ruột
non bằng nhiều kháng sinh bám dính, sau đó vi khuẩn xâm nhập vào trong các
lớp tế bào biểu mô, tại đây chúng phát triển phá hủy lớp tế bào này gây viêm
ruột. Vi khuẩn sản sinh độc tố đường ruột (Enterotoxin) phá hủy tổ chức
thành ruột và tăng tính thấm thành mạch, làm thay đổi cân bằng trao đổi
muối, nước, chất điện giải. Nước và chất điện giải không được hấp thu từ ruột
vào mà thẩm xuất từ cơ thể tập chung vào lòng ruột. Vi khuẩn phát triển làm
thay đổi pH trong dạ dày, ruột dẫn đến bị tiêu chảy.
Bệnh tiêu chảy xảy ra hai cơ chế chính là xuất tiết và thẩm thấu:
- Tiêu chảy xuất tiết
Do độc tố của vi khuẩn E. coli, Salmonella hay của virut tác động vào
niêm mạc ruột làm quá trình bài tiết dịch (muối, nước) vào lòng ruột không
bình thường sẽ chảy ra tiêu chảy xuất tiết.
Khi bị tiêu chảy nhiều sẽ gây mất nước cho cơ thể, gây rối loạn chức

năng sinh lí tiêu hoá. Khi bị rối loạn tiêu hoá dẫn tới rối loạn hệ vi sinh vật


đường ruột, một số vi khuẩn có hại phát triển nhanh, do đó độc tố của vi
khuẩn tiết ra nhiều, độc tố của vi khuẩn vào máu làm rối loạn cơ năng giải
độc của gan và quá trình lọc ở thận (Hồ Văn Nam, 1982) [16].
Lợn bị tiêu chảy nhiều sẽ làm cơ thể bị mất nước do đó làm giảm lượng
tuần hoàn của cơ thể dẫn đến truỵ tim mạch, gây nên tử vong.
- Tiêu chảy thẩm thấu: Do niêm mạc ruột non được lót bởi lớp liên bào
muối và nước qua lại rất nhanh để duy trì sự cân bằng thẩm thấu giữa lòng
ruột và dịch ngoại bào. Vì vậy, khi trong lòng ruột có chất hấp thụ kém và độ
thẩm thấu cao thì sẽ gây ra tiêu chảy.
Quá trình tiêu chảy ở lợn con đã đưa lợn con v3àotrạng thái rối
loạ:n
- Rôi loan chưc năng tiêu hoa va hâp thu.
- Rôi loan cân băng cua khu hê vi sinh vât đương ruôt.
- Rôi loan cân băng nươc va điên giai do lơn con tiêu chay qua nhiêu.
Lơn con trong tinh trang nhiêm đôc , truỵ tim mạch mà chết . Nhưng con
chưa khoi bênh thương tăng trong giam, châm lơn, còi cọc.
2.2.1.4. Nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy
Trong lịch sử nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy, nhiều tác giả đã dày
công nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy, kết quả
cho thấy nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy rất phức tạp. Tuy nhiên tiêu
chảy là một hiện tượng bệnh lý ở đường tiêu hóa, có liên quan đến rất nhiều
các yếu tố, có yếu tố nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố nguyên nhân thứ
phát. Song cho dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả của
nó cũng gây ra viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hóa và cuối cùng
là nhiễm trùng. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, hội chứng tiêu chảy ở gia súc
xảy ra do các nguyên nhân sau đây:
 Do vi khuẩn

Trong đường ruột của gia súc nói chung và c ủa lợn nói riêng, có rất
nhiều loài vi sinh vật sinh sống. Vi sinh vật trong đường ruột tồn tại dưới


dạng hệ sinh thái. Hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột ở trạng thái cân bằng
động theo hướng có lợi cho cơ thể vật chủ. Hoạt động sinh lý của gia súc chỉ
diễn ra bình thường khi mà hệ sinh thái đường ruột luôn ở trạng thái cân bằng.
Sự cân bằng này biểu hiện ở sự ổn định của môi trường đường tiêu hóa của
con vật và quan hệ cân bằng giữa các nhóm vi sinh vật với nhau trong hệ vi
sinh vật đường ruột. Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh, trạng thái cân
bằng này bị phá vỡ dẫn đến loạn khuẩn và hậu quả là lợn bị tiêu chay. Nhiều
tác giả nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy đã chứng minh rằng khi gặp những
điều kiện thuận lợi, những vi khuẩn thường gặp ở đường tiêu hóa sẽ tăng độc
tính, phát triển với số lượng lớn trở thành có hại và gây bệnh.
Các vi khuẩn gây hội chứng tiêu chảy chủ yếu là:
+ Escherichia coli (thường được viết tắt là E. coli) hay còn được gọi
là vi khuẩn đại tràng là một trong những loài vi khuẩn chính ký sinh trong
đường ruột của động vật máu nóng (bao gồm chim và động vật có vú). Vi
khuẩn này cần thiết trong quá trình tiêu hóa thức ăn và là thành phần
của khuẩn lạc ruột. Sự có mặt của E. coli trong nước ngầm là một chỉ thị
thường gặp cho ô nhiễm phân. E. coli thuộc họ vi khuẩn Enterobacteriaceae và
thường được sử dụng làm sinh vật mô hình cho các nghiên cứu về vi khuẩn.
Hình thái: E. coli là một trực khuẩn Gram âm, hình gậy ngắn, kích thước
2 - 3 x 0,6µ. Trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ đôi khi xếp
thành chuỗi ngắn, có lông xung quanh thân nên có thể di động được, không
hình thành nha bào, có thể có giáp mô.
Độc tố: vi khuẩn E. coli tạo ra 2 loại độc tố là nội độc tố và ngoại độc tố
0

Ngoại độc tố: là một chất không chịu được nhiệt, dễ bị phá hủy ở 56 C

trong vòng 10 - 30 phút. Dưới tác dụng của formon và nhiệt ngoại độc tố
chuyển thành giải độc tố. Ngoại độc tố có tính thần kinh và gây hoại tử.


Nội độc tố: là yếu tố gây độc nằm trong tế bào vi khuẩn và gắn với tế
bào vi khuẩn rất chặt. Nội độc tố có tính kháng nguyên hoàn toàn, chịu nhiệt
và có khả năng sinh choáng mạch máu.
+ Salmonella
Salmonella thuộc họ enterobacteriaceae. Các loại gây bệnh có thể kể
đến
như: salmonella typhimurium, salmonella cholera và salmonella
ententidis.
Đây là những trực khuẩn Gram âm, hiếu khí tùy ý, hầu hết các Salmonella
đều có lông xung quanh thân (trừ Salmonella gallinarum và Salmonella
pullorum) vì vậy có khả năng di động, không sinh nha bào kích thước khoảng
0,4 - 0,6 x 2 - 3 μm.
Salmonella lên men glucose có sinh hơi (trừ Salmonella typhi lên men
glucose không sinh hơi) không lên men lactose, indol âm tính, đỏ methyl
dương tính, VP âm tính, citrat thay đổi, urease âm tính. H2S dương tính( trừ
Salmonella paratyphi A: H2S âm tính)…
Dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường.
o

o

Nhiệt độ phát triển từ 5 - 45 C, thích hợp ở 37 C, pH thích hợp = 7,6
nhưng nó có thể phát triển được ở pH từ 6 - 9. Với pH > 9 hoặc < 4,5 vi
o

khuẩn có thể bị tiêu diệt, khả năng chịu nhiệt của vi khuẩn kém: ở 50 C trong

o

o

1 giờ, ở 70 C trong 15 phút và 100 C trong 5 phút.
Ở nồng độ muối 6 - 8% vi khuẩn phát triển chậm và ở nồng độ muối là 8
19% sự phát triển của vi khuẩn bị ngừng lại. (Nguyễn Như Thanh và cs, 2004)
[22] .
Theo Phạm Sỹ Lăng (2009) [14] cho biết, bệnh tiêu chảy ở lợn do vi
khuẩn chủ yếu sau:
* Nguyên nhân do vi khuẩn E. coli
E. coli thuộc họ trực khuẩn Enterobacteriaceae, giống Escherichia. E.
coli là một trực khuẩn hình gậy ngắn, bắt màu Gram âm, sống trong điều kiện


hiếu khí, yếm khí tuỳ tiện, phần lớn di động. Chúng phát triển dễ dàng trên
các môi trường nuôi cấy thông thường.
Các yếu tố gây bệnh của E. coli: Yếu tố bám dính, khả năng dung huyết,
độc tố đường ruột (enterotoxin).
+ Yếu tố bám dính: Kháng nguyên (yếu tố) bám dính K88 (F4) là một
trong những yếu tố gây bệnh đầu tiên, quan trọng của các chủng E. coli độc.
+ Khả năng dung huyết: Dung huyết là một yếu tố độc lực quan trọng
của các chủng E. coli gây tiêu chảy ở lợn.
+ Độc tố đường ruột: Enterotoxin của E. coli quyết định mức độ tiêu
chảy của lợn theo Trương Quang và cs (2007) [17].
* Nguyên nhân do Salmonella
Salmonella thuộc họ trực khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae, là một
loại vi khuẩn có hình gậy ngắn, hai đầu tròn, không hình thành nha bào, giáp
mô. Đa số Salmonella có khả năng di động, bắt màu Gram âm, vừa hiếu khí
vừa kỵ khí bắt buộc.

 Do virus
Đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng virus cũng là nguyên nhân gây
tiêu chảy ở lợn. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và kết luận một số virus như
Rotavirus, TGE, Enterovirus, Parvovirus, Adenivirus có vai trò nhất định gây
hội chứng tiêu chảy ở lợn. Sự xuất hiện của virus đã làm tổn thương niêm
mạc đường tiêu hóa, suy giảm sức đề kháng của cơ thể và gây ỉa chảy ở thể
cấp tính.
Theo Bergenland (1992) [29] trong số những mầm bệnh thường gặp ở
lợn trước và sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy có rất nhiều loại virus, 29% phân
lợn bệnh tiêu chảy phân lập được Rotavirus, 11,2% có virus TGE, 2% có
Entervirus, 0,7% có Parvovirus.


Virus TGE (Transmissible gastro enteritis) được chú ý nhiều trong
hội chứng tiêu chảy ở lợn. TGE gây bệnh viêm dạ dày, ruột truyền nhiễm ở
lợn, là một bệnh có tính chất truyền nhiễm cao, biểu hiện đặc trưng là nôn
mửa và tiêu chảy nghiêm trọng. Bệnh thường xảy ra ở các cơ sở chăn nuôi tập
trung khi thời tiết rét, lạnh. Virus chỉ gây bệnh cho lợn. lợn con 2 đến 3 ngày
tuổi hay mắc nhất và thường có tỷ lệ chết cao. Ở lợn, virus nhân lên mạnh
nhất trong niêm mạc của không tràng và tá tràng rồi đến hồi tràng, chúng
không sinh sản trong dạ dày và kết tràng.
Virus Rotavirus: Bệnh tiêu chảy do Rotavirus thường xảy ra ở lợn
đang bú

từ 1 tới 6 tuần tuổi và cao nhất ở lợn khoảng 3 tuần tuổi. Nguyên

nhân có thể do lúc 3 tuần tuổi lượng kháng thể ở sữa mẹ giảm, cùng với lợn
vừa tập ăn đã tạo điều kiện cho bệnh xảy ra. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là
lợn đi ỉa phân màu trắng hoặc vàng, lúc bị bệnh phân lợn lỏng như nước, sau
đó vài giờ hoặc 1 ngày phân sẽ đặc hơn và có dạng như kem rồi keo quánh

trước khi trở lại bình thường. Lợn tiêu chảy gầy sút rõ rệt, lông xù. Sau khi
khỏi bệnh lợn còi cọc, chậm lớn, biếng ăn, còn ở lợn lớn không có biểu hiện
lâm sàng (Đào Trọng Đạt và cs, 1995) [7]. Bệnh tích: Thành ruột non mỏng,
dạ dày chứa cục sữa hơi vàng lổn nhổn, không tiêu, mùi chua.
 Do ký sinh trùng
Ký sinh trùng sinh trong đường tiêu hóa là một trong những nguyên
nhân gây hội chứng tiêu chảy. Khi ký sinh trong đường tiêu hóa ngoài việc
chúng

cướp đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ, tiết độc tố đầu độc cơ thể vật

chủ, chúng còn gây tác động cơ giới làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa
và là cơ hội khởi đầu cho một quá trình nhiễm trùng. Có rất nhiều loại ký sinh
trùng đường ruột tác động gây ra hội chứng tiêu chảy như sán lá ruột lợn
(Fasciolopsis busky), giun đũa lợn (Ascaris suum) …


×