Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Tiểu luận phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cao su đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.94 KB, 47 trang )

Bài thực hành Quản trị tài chính

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH......................................
1.1. Khái quát về phân tích tài chính........................................................................
1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp............................................
1.1.2. Mục tiêu của phân tích tài chính..............................................................
1.1.3. Tiến trình phân tích tài chính...................................................................
1.2. Báo cáo tài chính...............................................................................................
1.2.1. Bảng cân đối kế toán................................................................................
1.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh....................................................
1.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.......................................................................
1.3. Phương pháp phân tích tài chính....................................................................
1.3.1. Phân tích chỉ số (phân tích theo chiều ngang)........................................
1.3.2. Phân tích khối (phân tích theo chiều dọc)..............................................
1.3.3. Phân tích thông số tài chính...................................................................
1.3.3.1. Các thông số khả năng thanh toán..............................................
1.3.3.2. Các thông số hoạt động..............................................................
1.3.3.3. Thông số đòn bẩy tài chính........................................................
1.3.3.4. Thông số khả năng sinh lợi.........................................................
Chương 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CAO
SU ĐÀ NẴNG (DRC)......................................................................................................
2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng - DRC...................................
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................
2.1.2. Thành tích của Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng - DRC......................
1.2.3. Dây chuyền sản xuất và hệ thống kiểm tra chất lượng...........................
1.2.4. Các dòng sản phẩm................................................................................
2.1.5. Hệ thống phân phối & khách hàng trong nước và quốc tế.....................
1.2.6. Chiến lược phát triển.............................................................................
2.2. Thực trạng tình hình hoạt động của Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng........


2.2.1. Năng lực cạnh tranh của Công ty...........................................................
2.2.2. Tình hình tài chính của công ty trong những năm gần đây....................
2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh.........................................................................................
2.2.3.1. Về thuận lợi................................................................................
2.2.3.2. Về khó khăn...............................................................................
2.3. Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng.............
2.3.1. Phân tích tổng quát Bảng cân đối kế toán..............................................
2.3.1.1. Phân tích chỉ số và phân tích khối phần Tài sản.........................

SVTH: Cao Thị Lượm – Lớp LT QT3.2

Trang 1


Bài thực hành Quản trị tài chính
2.3.1.2. Phân tích chỉ số và phân tích khối phần Nguồn vốn...................
2.3.2. Phân tích khái quát Báo cáo kết quả kinh doanh....................................
2.3.3. Phân tích các thông số tài chính.............................................................
2.3.3.1. Phân tích thông số khả năng thanh toán.....................................
2.3.3.2. Phân tích thông số hoạt động......................................................
2.3.3.3. Phân tích thông số đòn bẩy tài chính..........................................
2.3.3.4. Phân tích thông số khả năng sinh lợi..........................................
Chương 3: KIẾN NGHỊ CỦA NHÓM...........................................................................
LỜI KẾT..........................................................................................................................

SVTH: Cao Thị Lượm – Lớp LT QT3.2

Trang 2



Bài thực hành Quản trị tài chính

LỜI NÓI ĐẦU
Có thể nói rằng: Không có nền kinh tế nào vận hành được nếu không có tiền. Bởi
vì sao? Vì tiền tệ là nền tảng cho tất cả các hoạt động tài chính và là công cụ văn bản
của các hoạt động kinh tế của mọi doanh nghiệp. Bởi vậy, hoạt động tài chính doanh
nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản
xuất kinh doanh và được bỉểu hiện dưới hình thái tiền tệ.
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm sản xuất cung ứng các
sản phẩm hàng hoá dịch vụ trên thị trường với mục đích đem lại lợi nhuận.
Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần chủ động về hoạt động sản xuất
kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng. Điều này đã đặt ra cho các
doanh nghiệp những yêu cầu và đòi hỏi đáp ứng kịp thời với những thay đổi của nền
kinh tế và tận dụng những cơ hội để phát triển doanh nghiệp. Bởi vậy chủ doanh
nghiệp phải có những đối sách thích hợp, nhằm tạo ra nguồn tài chính đáp ứng cho yêu
cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả. Nếu việc cung ứng sản xuất
và tiêu thụ được tiến hành bình thường, đúng tiến độ sẽ là tiền đề đảm bảo cho hoạt
động tài chính có hiệu quả và ngược lại; việc tổ chức huy động nguồn vốn kịp thời,
việc quản lý phân phối và sử dụng các nguồn vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện tối đa cho
hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) được tiến hành liên tục và có lợi nhuận cao.
Do đó, để đáp ứng một phần yêu cầu mang tính chiến lược của mình các doanh nghiệp
cần tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua
các báo cáo tài chính. Từ đó, phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế của hoạt
động tài chính của doanh nghiệp, tìm ra những nguyên nhân cơ bản đã ảnh hưởng đến
các mặt này và đề xuất được các biện pháp cần thiết để cải tiến hoạt động tài chính tạo
tiền đề nâng cao hiệu quả SXKD.
Như vậy phân tích tình hình tài chính không những cung cấp thông tin quan
trọng nhất cho chủ doanh nghiệp trong việc đánh giá những tiềm lực vốn có của doanh

nghiệp, xem xét khả năng và thế mạnh trong sản xuất kinh doanh mà còn thông qua đó
xác định được xu hướng phát triển của doanh nghiệp, tìm ra những bước đi vững chắc,
hiệu quả trong một tương lai gần. Việc phân tích tài chính là một công cụ quan trọng
cho công tác quản lý của chủ doanh nghiệp nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh
nói chung.

SVTH: Cao Thị Lượm – Lớp LT QT3.2

Trang


Bài thực hành Quản trị tài chính
Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng là Công ty trực thuộc Tổng công ty Cao su Việt
Nam, có chức năng tổ chức sản xuất, cung ứng các mặt hàng cao su. Công ty luôn làm
tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, nâng cao đời sống cán bộ công nhân.
Xuất phát từ ý nghĩa cơ bản về lý luận và thực tiễn của việc phân tích tài chính.
Nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích tình hình tài chính tại
Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng”, để nhằm tìm hiểu đánh giá và phân tích tình hình
tài chính. Vì thế quá trình phân tích chủ yếu dựa và sự biến động của báo cáo tài chính
để thực hiện các nội dung: đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty, phân tích
sự biến động trong các khoản mục báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích
các chỉ số, các thông số tài chính,…đưa ra một số biện pháp kiến nghị nhằm cải thiện
tình hình tài chính của công ty.
Kết cấu cấu của bài gồm những nội dung sau:
 Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính.
 Chương 2: Thực trạng, phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần
Cao su Đà Nẵng (DRC).
o Giới thiệu về Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng.
o Thực trạng tình hình tài chính của Công ty cổ phần Cao su Đà
Nẵng.

o Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần Cao su Đà
Nẵng.
 Chương 3: Kiến nghị của nhóm.

SVTH: Cao Thị Lượm – Lớp LT QT3.2

Trang


Bài thực hành Quản trị tài chính

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.1. Khái quát về phân tích tài chính
1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc nghiên cứu, đánh giá toàn bộ thực trạng
tài chính của doanh nghiệp, phát hiện các nguyên nhân tác động đến đối tượng phân
tích và đề xuất các giải pháp có hiệu quả giúp doanh nghiệp ngày càng nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh.
Phân tích tài chính doanh nghiệp có thể hiểu là quá trình kiểm tra, xem xét các số
liệu tài chính hiện hành và quá khứ nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro, tiềm
năng trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính và đánh giá doanh nghiệp
một cách chính xác.
1.1.2. Mục tiêu của phân tích tài chính
Phân tích tài chính bao gồm việc đánh giá các điều kiện tài chính của doanh
nghiệp trong quá khứ, ở hiện tại và trong tương lai. Mục tiêu của phân tích tài chính
nhằm đánh giá hiệu suất, mức độ rủi ro của các hoạt động tài chính và được cụ thể hóa
như sau:
- Phân tích tài chính nhằm đánh giá các chính sách tài chính trên cơ sở các quyết
định kinh doanh của một công ty.
- Phân tích tài chính nhằm nhận biết được các tiềm năng tăng trưởng và phát triển

của công ty.
- Phân tích tài chính có thể nhận biết được các mặt còn tồn tại về tài cính của
công ty.
- Phân tích tài chính giúp cho doanh nghiệp có sơ sở để lập nhu cầu vốn cần thiết
cho năm kế hoạch.
Tuy nhiên, tùy vào mối quan hệ của các đối tác bên ngoài mà các bên liên quan
caanf nắm các thông tin tài chính trên các khía cạch khác nhau:
* Đối với chủ nợ thương mại: Liên quan trực tiếp đối với công ty về các khoản
nợ ngắn hạn do việc cung cấp tín dụng thương mại nên mối quan tâm của họ hướng
vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Do đó họ cần chú ý đến tình hình và khả năng
thanh toán của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn của chủ sở hữu, khả năng

SVTH: Cao Thị Lượm – Lớp LT QT3.2

Trang


Bài thực hành Quản trị tài chính
sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không khi quyết định cho vay,
bán chịu sản phẩm cho đơn vị.
Đối với những người cho vay dài hạn cung cấp các khoản cho vay dài hạn cho
doanh nghiệp, họ quan tâm đến việc phân tích mức độ nợ, cấu trúc nguồn vốn, cấu trúc
tài sản, đối chiếu nguồn và sử dụng vốn, khả năng sinh lợi theo thời gian và khả năng
sinh lợi trong tương lai.
* Đối với nhà đầu tư: Điều họ quan tâm đó là vốn đầu tư mà họ bỏ ra có thật sự
an toàn không, khả năng thu hồi vốn đầu tư của họ, khả năng sinh lợi trên vốn và rủi ro
gắn với các khoản đầu tư. Vì vậy họ cần những thông tin về tài chính, tình hình hoạt
động, kết quả kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Do đó họ thường
phân tích báo cáo tài chính của đơn vị qua các thời kỳ, để quyết định đầu tư vào đơn vị
hay không, đầu tư dưới hình thức nào và đầu tư vào lĩnh vực nào.

* Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Phân tích tình hình tài chính nhằm mục
tiêu kiểm soát nội bộ, cung cấp nhiều thông tin hơn cho nhà cung cấp về điều kiện và
hiệu quả tài chính của công ty. Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt
động kinh doanh quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng
thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, định hướng các
quyết định của ban giám đốc như: quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức, phát
hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn....
* Đối với cơ quan chức năng: Như cơ quan thuế, thông qua thông tin trên báo
cáo tài chính xác định các khoản nghĩa vụ đơn vị phải thực hiện đối với nhà nước, cơ
quan thống kê tổng hợp phân tích hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê,…
1.1.3. Tiến trình phân tích tài chính
Tiến trình phân tích tài chính gồm 3 giai đoạn cơ bản sau:
* Đối tượng:
Thu thập thông tin

Đối tượng

Xử lý thông tin

Phương pháp

Đánh giá và ra quyết định

Mục tiêu

Tiến trình phân tích tài chính

SVTH: Cao Thị Lượm – Lớp LT QT3.2

Trang



Bài thực hành Quản trị tài chính
- Thông tin bên trong công ty: các báo cáo tài chính, kế hoạch và tình hình thực
hiện kế hoạch tài chính, chiến lược kinh doanh, thị phần của doanh nghiệp…Trong
những đối tượng trên thì, các báo cáo tài chính là đối tượng chính phục vụ cho việc
phân tích tài chính doanh nghiệp.
- Thông tin bên ngoài công ty: các thông tin chung về kinh tế, thuế, tiền tệ; các
thông tin về ngành kinh doanh của doanh nghiệp; các thông tin về pháp lý đối với
doanh nghiệp.
* Phương pháp:
- Sử dụng các kỹ thuật phân tích: mang tính khoa học và kết quả biểu thị các con
số cụ thể. Các phương pháp phân tích bao gồm:
+ Phân tích các thông số.
+ Phân tích khuynh hướng.
+ Phân tích đòn bẩy.
- Sử dụng thủ thuật phân tích: mang tính nghệ thuật dựa vào kinh nghiệm và khả
năng xét đoán của nhà quản trị về mối tương quan giữa các chỉ tiêu và các sự kiện
quan trọng.
* Mục tiêu:
Đánh giá được tình thế, hiệu suất tài chính và xu hướng biến đổi về tình hình tài
chính của công ty. Qua đó, giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định hợp lý, chính
xác, để làm cho tình hình tài chính trở nên thuận lợi hơn cho sự phát triển bền vững
của công ty.
1.2. Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính thể hiện tình hình tài chính của công ty ở một thời điểm (bảng
cân đối kế toán) hoặc qua một thời kỳ (báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) hoặc cả
hai. Tuy nhiên, các báo cáo tài chính này nó chỉ cun cấp được các giữ liệu tài chính
chứ chưa cung cấp nhiều thông tin tài chính. Để có được thông tin tài chính chúng ta
đưa các báo cáo tài chính này vào phân tích. Đứng trên quan điểm của nhà đầu tư,

phân tích báo cáo tài chính nhằm dự báo tương lai và triển vọng của công ty. Đứng
trên quan điểm quản lý, phân tích báo cáo tài chính nhằm cả hai mục tiêu là vừa dự
báo tương lai vừa đưa ra những hành động cần thiết để cải thiện tình hình hoạt động
của công ty.

SVTH: Cao Thị Lượm – Lớp LT QT3.2

Trang


Bài thực hành Quản trị tài chính
1.2.1. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một bảng báo cáo tài chính tổng hợp được lập vào một
thời điểm nhất định trong năm gồm hai bộ phận tài sản và nguồn vốn cân đối nhau.
Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan
hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh với DN.
- Phần tài sản phản ánh quy mô và cơ cấu các lọai tài sản hiện có đến thời điểm
lập báo cáo thuộc quyền quản lý, sử dụng của DN, năng lực và trình độ sử dụng tài
sản. Về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện tiềm lực mà DN có quyền quản lý, sử dụng
lâu dài, gắn với mục đích thu được các khoản lợi nhuận.
- Phần nguồn vốn cho thấy trách nhiệm của DN về tổng số vốn đã đăng ký kinh
doanh với Nhà nước, số tài sản đã hình thành bằng nguồn vốn vay ngân hàng, vay đối
tượng khác, cũng như trách nhiệm phải thanh toán với người người lao động, cổ đông,
nhà cung cấp, trái chủ, ngân sách...
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY X NĂM N(31/12)
A. TÀI SẢN
B. NGUỒN VỐN
I. TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. NỢ PHẢI TRẢ
1. Tiền và các khoản tương đương tiền

1. Nợ ngắn hạn
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn.
2. Nợ dài hạn.
3. Các khoản phải thu ngắn hạn
4. Hàng tồn kho
5. Tài sản ngắn hạn khác
II. TÀI SẢN DÀI HẠN
II. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
1. Tài sản cố định
1. Nguồn vốn chủ sở hữu.
2. Bất động sản đầu tư.
2. Nguồn kinh phí và các quỹ khác
3. Tài sản dài hạn khác
TỔNG TÀI SẢN
TỔNG NGUỒN VỐN
1.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp cho biết tình
hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định thường là một năm hay
một chu kỳ kinh doanh. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện khả năng
các nhà quản lý trong việc tạo ra doanh số và kiểm soát chi phí từ đó sinh lời. Về cơ
bản được sử dụng để đo lường các khía cạnh về khả năng sinh lợi của công ty trong
một thời kỳ.
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG
TY A NĂM N
Chỉ tiêu
Giá trị

SVTH: Cao Thị Lượm – Lớp LT QT3.2

Trang



Bài thực hành Quản trị tài chính
1. Doanh thu bán hàng và CCDV
2.Các khoản giảm trừ doanh thu.
3. Doanh thu thuần bán hàng và CCDV
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
8. Chi phí bán hàng.
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp.
10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
11. Thu nhập khác.
12. Chi phí khác.
13. Lợi nhuận khác
14. Lợi nhuận trước thuế
15. Thuế TNDN
16. Lợi nhuận sau thuế
- Doanh thu thuần: là thu nhập của doanh nghiệp do bán hàng hóa và cung cấp
dịch vụ trong kỳ sau khi đã khấu trừ hàng hoá bị trả lại hay giảm giá.
- Giá vốn hàng bán: là chi phí liên quan đến quá trình mua hàng hoặc sản xuất
hàng để bán ra trong kỳ. Giá vốn hàng bán bao gồm chi phí ngyên vật liệu, chi phí
nhân công và chi phí sản xuất chung liên quan đến sản phẩm được bán. Tuy nhiên, giá
vốn hàng bán xác định cho các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại
dịch vụ khác nhau.
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: là phần chênh lệch giữa doanh
thu thuần và chi phí hàng bán.
- Chi phí bán hàng và các chi phí quản lý: gồm các chi phí cho việc tiêu thụ hàng
hoá, chi phí văn phòng và lương nhân viên quản lý công ty. Khoản chi phí này tách ra

khỏi giá vốn hàng bán vì là chi phí thời kỳ chứ không phải là chi phí sản phẩm.
- Lợi nhuận trước thuế: là tổng thu nhập hoạt động và thu nhập khác trừ các chi
phí tài chính.
- Thuế thu nhập: tính toán khoản thuế phải nộp về các khoản thu nhập của công
ty theo luật thuế. Phần này thường căn cứ vào thu nhập chịu thuế và thuế suất quy
định.
- Lợi nhuận sau thuế: là phần còn lại sau khi trừ thuế thu nhập.
1.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

SVTH: Cao Thị Lượm – Lớp LT QT3.2

Trang


Bài thực hành Quản trị tài chính
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bản tường trình quá trình thu chi tiền mặt trong
năm để thực hiện các nghiệp vụ kinh tế. Qua báo cáo lưu chuyển chúng ta có thể thấy
được các hoạt động kinh doanh, đầu tư, và tài trợ vốn có ảnh hưởng như thế nào đến
dòng ngân quỹ ròng của doanh nghiệp.
KẾT CẤU CHUNG CỦA BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
STT
I

II

III

NỘI DUNG
Hoạt động kinh doanh
Dòng tiền vào

- Từ bán hàng hóa và dịch vụ.
- Thu nhập trên các khoản cho vay.
Dòng tiền ra
- Để trả cho các nhà cung cấp.
- Để trả cho nhân viên.
- Để trả cho người cho vay.
- Để trả thuế cho chính phủ.
- Để trả cho các nhà cung cấp khác cho các chi phí hoạt động
Hoạt động đầu tư
Dòng tiền vào
- Từ bán tài sản cố định.
- Từ bán các khoản nợ, chứng khoán của công ty khác.
Dòng tiền ra
- Để mua tài sản cố định.
- Để mua nợ hay chứng khoán của các tổ chức khác.
Hoạt động tài chính
Dòng tiền vào
- Từ đi vay.
- Từ bán chứng khoán của công ty.
Dòng tiền ra
- Để trả lại các khoản tiền đã vay.
- Để mua lại các chứng khoán của công ty.
- Để trả cổ tức cho cổ đông.

1.3. Phương pháp phân tích tài chính
1.3.1. Phân tích chỉ số (phân tích theo chiều ngang)
Phân tích chỉ số: so sánh từng khoản mục trong báo cáo tài chính với số liệu năm
gốc, nhằm xác định mức độ phát triển của từng khoản trong bối cảnh chung.

SVTH: Cao Thị Lượm – Lớp LT QT3.2


Trang


Bài thực hành Quản trị tài chính
Phân tích theo chỉ số sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó
qua thời gian và việc phân tích này sẽ làm nổi rõ tình hình đặc điểm về lượng và tỷ lệ
các khoản mục theo thời gian.
Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ
tiêu tài chính, từ đó đánh giá tình hình tài chính. Sau khi đánh giá ta liên kết các thông
tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro, nhận ra những khoản mục nào có biến
động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân.
Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối hoặc bằng số tương đối: Số tuyệt
đối: Y = Y1 – Y0
Y1: Trị số của chỉ tiêu phân tích
Y0: Trị số của chỉ tiêu gốc
Số tương đối: T = (Y1/Y0)*100%
1.3.2. Phân tích khối (phân tích theo chiều dọc)
Phân tích khối: so sánh các khoản mục trong tổng số của báo cáo tài chính, nhằm
xác định tỷ trọng hay cơ cấu các khoản mục trong các báo cáo tài chính. Với báo cáo
qui mô chung, từng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so
với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%.
Sử dụng phương pháp phân tích khối giúp chúng ta đưa về một điều kiện so sánh,
dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm
như thế nào. Từ đó đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp.
1.3.3. Phân tích thông số tài chính
Phân tích các thông số tài chính cho biết mối quan hệ của các chỉ tiêu trên báo
cáo tài chính, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất và khuynh hướng tài chính của
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phân tích tài chính cho phép đánh giá kết quả hoạt động
của công ty, cung cấp công cụ để ra các quyết định quản lý, chỉ ra các lĩnh vực cần cải

tiến, cung cấp cơ sở cho việc so sánh với các công ty và các ngành công nghiệp khác.
Ngoài ra, phân tích các thông số tài chính còn cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư
về cơ hội đầu tư tốt nhất… Sau đây là các nhóm thông số chủ yếu được sử dụng để
phân tích tài chính:
Các thông số khả năng thanh toán.
Các thông số hoạt động

SVTH: Cao Thị Lượm – Lớp LT QT3.2

Trang


Bài thực hành Quản trị tài chính
Các thông số đòn bẩy tài chính.
Các thông số khả năng sinh lợi.
1.3.3.1. Các thông số khả năng thanh toán
Tính thanh khoản của tài sản phụ thuộc vào mức độ dễ dàng chuyển đổi tài sản
thành tiền mặt mà không phát sinh thua lỗ lớn. Việc quản lý khả năng thanh toán bao
gồm việc khớp các yêu cầu trả nợ với thời hạn của tài sản và các nguồn tiền mặt khác
nhằm tránh mất khả năng thanh toán mang tính chất kỹ thuật. Việc xác định khả năng
thanh toán là quan trọng. Do đó, vấn đề chính là liệu một công ty có khả năng tạo ra đủ
tiền mặt để thanh toán cho những nhà cung cấp nguyên vật liệu và các chủ nợ hay
không.
Về cơ bản, các hệ số về khả năng thanh toán thử nghiệm mức độ thanh toán của
một công ty, vì nó bao hàm khả năng chuyển đổi các tài sản thành tiền trong khoảng
thời gian ngắn, quy thành một chu kỳ kinh doanh, thường nhỏ hơn hay bằng một năm.
Ý nghĩa chung của thông số này là biểu hiện khả năng trả nợ, bằng cách chỉ ra phạm
vi, quy mô các tài sản có thể dùng để trang trải các yêu cầu của chủ nợ với thời hạn
phù hợp. Hai thông số cơ bản được sử dụng để xác định khả năng thanh toán của một
công ty: thông số khả năng thanh toán hiện thời và thông số khả năng thanh toán

nhanh.
+ Thông số khả năng thanh toán hiện thời là thông số lưu động, là mối tương
quan giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán hiện thời =

Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại cho thấy mức độ an toàn của một công ty
trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này có thể khác
nhau, tuỳ thuộc vào ngành công nghiệp và loại công ty. Hệ số bằng 2,0 hoặc lớn hơn
có thể tốt cho một công ty sản xuất, trong khi hệ số bằng 1,5 có thể chấp nhận được
với một công ty dịch vụ công cộng vì nguồn tiền mặt dự tính thu vào cao và nợ hiện tại
hay nợ ngắn hạn nhỏ.
+ Thông số khả năng thanh toán nhanh (Acid - test) là một chỉ dẫn chính xác hơn
so với khả năng thanh toán hiện thời bằng cách loại bỏ giá trị không chắc chắn của
hàng trong kho và tập trung vào những tài sản có khả năng chuyển đổi dễ dàng, qua đó

SVTH: Cao Thị Lượm – Lớp LT QT3.2

Trang


Bài thực hành Quản trị tài chính
xác định khả năng đáp ứng nhu cầu trả nợ của công ty một cách nhanh nhất, đặc biệt
trong trường hợp doanh số bán tụt xuống một cách bất lợi.
Tài sản ngắn hạn – Tồn kho
Khả năng thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn


Thông số này có thể cho bạn biết rằng công ty có khả năng đáp ứng việc thanh
toán nợ ngắn hạn hay không? Vì những tài sản ngắn hạn dùng để thanh toán nợ ngắn
hạn, có thể chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng. Tuy nhiên, đôi khi công ty này có thể
có các khoản phải thu khó đòi hoặc hoạt động trong một ngành công nghiệp vô cùng
nhạy cảm mà các chủ nợ đòi hỏi phải được thanh toán nhanh. Do đó, nhà quản trị tài
chính khi phân tích về khả năng thanh toàn cần sử dụng thông minh các thông số và
vận dụng linh hoạt chúng trong mối liên hệ với các thông tin khác.
1.3.3.2. Các thông số hoạt động
+ Kỳ thu tiền bình quân: là khoản thời gian bình quân mà các khoản phải thu của
công ty có thể chuyển thành tiền. Nó thể hiện chất lượng các khoản phải thu và khả
năng thu hồi các khoản phải thu, số ngày các khoản phải thu còn nằm ngoài tầm kiểm
soát.
Khoản phải thu bình quân × 360
Kỳ thu tiền bình quân =

Doanh thu thuần

* Vòng quay khoản phải thu: thể hiện tốc độ thu tiền nợ.
Vòng quay khoản phải thu =

Doanh thu thuần
Khoản phải thu bình quân

+ Thời gian giải tỏa tồn kho: thời hạn bình quân mà một sản phẩm được lưu kho.
Thời gian giải tỏa tồn kho = (Tồn kho bình quân * 360)/ Giá vốn hàng bán
* Vòng quay tồn kho: thể hiện mức độ luân chuyển tồn kho, hiệu quả của việc
quản trị tồn kho.
Vòng quay tồn kho =


Giá vốn hàng bán
Tồn kho bình quân

+ Vòng quay tài sản là tương quan giữa doanh thu thuần và tổng tài sản.

SVTH: Cao Thị Lượm – Lớp LT QT3.2

Trang


Bài thực hành Quản trị tài chính
Doanh thu thuần

Vòng quay tài sản =

Tổng tài sản

+ Vòng quay tài sản cố định là tương quan giữa doanh thu thuần và tài sản cố
định ròng
Doanh thu thuần
Vòng quay tài sản cố định =

Tài sản cố định ròng

+ Vòng quay vốn luân chuyển ròng là tương quan giữa doanh thu thuần và vốn
luân chuyển ròng.
Doanh thu thuần
Vòng quay vốn luân chuyển =

Vốn luân chuyển


1.3.3.3. Thông số đòn bẩy tài chính
Mở rộng các phân tích sang khả năng thanh toán nợ dài hạn của công ty chúng ta
có thể sử dụng đến thông số đòn bẩy tài chính.
*Thông số nợ: tương quan giữa tổng nợ và tổng tài sản, thể hiện khả năng tài trợ
bằng nợ và mức độ tự chủ tài chính của công ty.
Tổng nợ
Thông số nợ =

Tổng Tài sản

*Thông số nợ dài hạn:
Thông số nợ dài hạn =

Nợ dài hạn
Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu

*Thông số ngân quỹ/nợ: là một công cụ đo lường khả năng một công ty phục vụ
các khoản nợ hiện hành của mình bằng ngân quỹ hàng năm. Ngân quỹ hàng năm chính
là sự chuyển dịch từ hoạt động của công ty. Trong trường hợp công ty đang sinh lợi,
ngân quỹ bằng lợi nhuận sau thuế cộng với khấu hao.

SVTH: Cao Thị Lượm – Lớp LT QT3.2

Trang


Bài thực hành Quản trị tài chính
Ngân quỹ ròng


Thông số ngân quỹ/nợ =

Tổng nợ

*Thông số khả năng trả lãi vay: tỷ số giữa thu nhập trước thuế và lãi của một
thời kỳ với tiền lãi phải trả của kỳ đó.
Thông số khả năng trả lãi vay =

EBIT
Lãi vay

*Thông số chi trả nợ gốc và lãi vay: là tỷ số giữa thu nhập trước thuế và lãi với
chi phi lãi vay và vốn gốc.
Thông số chi trả nợ gốc
và lãi vay

EBIT
=

Chi phi lãi
+
vay

Nợ gốc
1 – thuế suất

1.3.3.4. Thông số khả năng sinh lợi
*Thông số lợi nhuận gộp biên: là tỷ số giữa lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần.
Lợi nhuận gộp biên =


Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Doanh thu thuần

*Thông số khả năng sinh lợi ròng: là tỷ số giữa lợi nhuận ròng sau thuế và doanh
thu thuần, thể hiện hàm lượng lợi nhuận ròng trong doanh thu.
Lợi nhuận ròng biên =

Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần

*Thông số suất sinh lợi trên tài sản (ROA): là quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau
thuế với tổng tài sản của công ty. ROA là công cụ đo lường cơ bản tính hiệu quả của
việc phân phối và quản lý các nguồn lực của công ty.

SVTH: Cao Thị Lượm – Lớp LT QT3.2

Trang


Bài thực hành Quản trị tài chính
ROA =

=
=

Lợi nhuận sau thuế
Tổng Tài sản
Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần


×

Doanh thu thuần

Tổng Tài sản

Lợi nhuận ròng biên × Vòng quay tài sản

ROA được hình thành trên cơ sở kết hợp giữa lợi nhuận ròng biên và vòng quay
tài sản, ROA của một doanh nghiệp sẽ rất tốt khi cả hai thông số lợi nhuận ròng biên
và vong quay tài sản đều tăng và khi đó sẽ thu hút rất nhiều đối thủ cạnh tranh tham
gia thị trường.
*Thông số suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE):
ROE là một sự so sánh tương quan giữa lợi nhuận sau thuế với vốn chủ sở hữu.
ROE phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của chủ sở hữu, nó xem xét lợi nhuận trên mỗi
đồng vốn chủ sở hữu mang đi đầu tư, hay nói cách khác đó là phần trăm lợi nhuận thu
được của chủ sở hữu trên vốn đầu tư của mình.
ROE =

=
=

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế

×

Doanh thu thuần


Doanh thu thuần
Tổng Tài sản

Tổng Tài sản

×

Vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận ròng biên × Vòng quay tài sản × Số nhân vốn chủ
(Đẳng thức Du Pont)

*Số nhân của vốn chủ: là tương quan giữa tổng tài sản và vốn chủ sở hữu, thể
hiện số lượng vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho các tài sản ở công ty.
Tài sản

Số nhân của vốn chủ =

Vốn chủ sở hữu

=

1
1 - (Tỷ số nợ/Tài sản)

Số nhân vốn chủ là hệ số khuếch đại ROA thành ROE.
ROE = ROA × số nhân vốn chủ

SVTH: Cao Thị Lượm – Lớp LT QT3.2


Trang


Bài thực hành Quản trị tài chính

Chương 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ
PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG (DRC)
2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng - DRC
o Tên Công ty: Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng
o Tên tiếng Anh: Danang Rubber Joint Stock Company
o Tên thương mại – Tên viết tắt: DRC
o Trụ sở chính: 01 Lê Văn Hiến, Phường Khuê Mỹ, Quận Ngũ Hành Sơn,
Thành phố Đà Nẵng
o Điện thoại: 0511. 3950824 – 3954942 – 3847408
o Fax: 0511. 3836195 – 3950486
o Email:
o Website: />Lĩnh vực kinh doanh:
+ Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tư thiết bị
cho ngành công nghiệp cao su;
+ Chế tạo lắp đặt thiết bị ngành công nghiệp cao su;
+ Kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng trực thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, tiền
thân là một xưởng đắp vỏ xe ô tô được Tổng cục hóa chất Việt Nam tiếp quản và chính
thức được thành lập vào tháng 12 năm 1975.
Công ty Cao su Đà Nẵng được thành lập lại theo Quyết định 320/QĐ/TCNSĐT
ngày 26/5/1993 của Bộ Công Nghiệp Nặng.
Ngày 10/10/2005 theo Quyết định số 3241/QĐ-TBCN của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp, Công ty Cao su Đà Nẵng được chuyển thành Công ty cổ phần Cao su Đà

Nẵng.

SVTH: Cao Thị Lượm – Lớp LT QT3.2

Trang


Bài thực hành Quản trị tài chính
Ngày 01/01/2006 Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động
với vốn điều lệ là: 92.475.000.000 đồng, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
3203000850 ngày 31/12/2005 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp, và
lần thay đổi gần đây nhất vào ngày 5/3/2009 với số chứng nhận đăng ký kinh doanh
mới là: 0400101531.
Ngày 28/11/2006 Ủy ban chứng khoán Nhà Nước có Quyết định số
86/UBCK/GPNY về việc cấp giấy phép niêm yết cổ phiếu Công ty cổ phần Cao su Đà
Nẵng trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng cổ
phiếu niêm yết là: 9.247.500 cổ phiếu với tổng giá trị là 92.475.000.000 đồng (Mệnh
giá: 10.000.đồng/ 1 cổ phiếu)
Ngày 25/12/2006 Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh có
thông báo số 859/TTGDHCM/NY về việc niêm yết cổ phiếu Công ty cổ phần Cao su
Đà Nẵng. Số lượng cổ phiếu niêm yết là: 9.247.500 cổ phiếu với tổng giá trị chứng
khoán niêm yết: 92.475.000.000 đồng (Mệnh giá: 10.000.đồng/ 1 cổ phiếu). Ngày
niêm yết có hiệu lực: 28/11/2006. Ngày chính thức giao dịch: 29/12/2006.
Ngày 31/05/2007 Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh có
thông báo số 427/TTGDHCM−NY về việc niêm yết và giao dịch cổ phiếu phát hành
thêm từ lợi nhuận được chia năm 2007 của Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng. Số
lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung là: 3.791.052 cổ phiếu với tổng giá trị chứng khoán
niêm yết bổ sung: 37.910.520.000 đồng (Mệnh giá: 10.000.đồng/ 1 cổ phiếu). Ngày
niêm yết có hiệu lực: 28/05/2007. Ngày chính thức giao dịch: 06/06/2007.
Ngày 11/08/2008 Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh có thông

báo số 584/TB-SGDHCM về việc niêm yết và giao dịch cổ phiếu phát hành thêm từ
lợi nhuận được chia trong năm 2008 của Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng. Số lượng
cổ phiếu niêm yết bổ sung là: 2.346.072 cổ phiếu với tổng giá trị chứng khoán niêm
yết bổ sung: 23.460.720.000 đồng (Mệnh giá: 10.000.đồng/ 1 cổ phiếu). Ngày niêm
yết có hiệu lực: 05/08//2008. Ngày chính thức giao dịch: 15/08/2008.
Hiện tại, tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành của Công ty cổ phần Cao su Đà
Nẵng: 15.384.624 cổ phiếu với tổng giá trị chứng khoán: 153.846.240.000 đồng.
2.1.2. Thành tích của Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng - DRC
Với hơn 34 năm trưởng thành và phát triển, Công ty tự hào là một trong những
doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm về lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp
cao su, và các quy cách lốp siêu trường siêu trọng phục vụ công trình và mỏ.

SVTH: Cao Thị Lượm – Lớp LT QT3.2

Trang


Bài thực hành Quản trị tài chính
Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng
là: sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại sản phẩm và vật tư thiết bị cho ngành
công nghiệp cao su; chế tạo, lắp đặt thiết bị cho ngành công nghiệp cao su; kinh doanh
thương mại, dịch vụ tổng hợp.
Trong những năm gần đây, Công ty được đánh giá là một trong những đơn vị
hoạt động hiệu quả nhất tại Đà Nẵng với những thành tích đạt được như sau:
Stt
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Thành tích
Nhiều Huân chương Lao động Hạng Nhất, Hạng
Nhì, Hạng Ba các năm 2000 và năm 2005
Cờ dẫn đầu thi đua của Chính phủ liên tục các năm
từ năm 1999 đến năm 2003
Được người tiêu dùng bình chọn: “Hàng Việt Nam
chất lượng cao” liên tục các năm từ năm 1998 đến
năm 2006
10 năm liền được bầu là “Hàng Việt Nam được yêu
thích nhất”
Giám đốc được công nhận là “Nhà Doanh nghiệp
giỏi”, được trao tặng chân dung Bạch Thái Bưởi
Giải thưởng chất lượng Việt Nam
Nguyên Giám đốc Phan Trung Thu được phong
tặng “Anh hùng lao động”
Đạt cúp Sen Vàng Việt Nam
Huy chương vàng Lốp Ô tô, Lốp Xe đạp, Lốp xe

máy DRC năm 2003
Giấy chứng nhận sản phẩm DRC phù hợp tiêu chuẩn
Quốc tế
Nhiều cúp Vàng, Huy chương Vàng tại các triển lãm,
hội chợ trong nước và Quốc tế từ năm 1997 đến năm
2005
Cúp Vàng Đà Nẵng
Top 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam 2004 –
2005
Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2000
Chứng nhận đạt Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản
(JIS)
Bằng khen của Bộ Thương Mại Lào – sản phẩm
Việt Nam được yêu thích
Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2004

SVTH: Cao Thị Lượm – Lớp LT QT3.2

Đơn vị cấp
Nhà nước
Chính phủ
Báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ
chức bình chọn
Báo Đại Đoàn Kết tặng
huy hiệu 10 năm
Bộ Công nghiệp
Tổng cục TC – ĐLCL
Nhà nước
Bộ Công nghiệp
Bộ Công nghiệp

Bộ Công nghiệp
Các tổ chức trong nước
và nước ngoài
UBND TP. Đà Nẵng
Thời báo Kinh tế bình chọn
Quacert
Quacert
Bộ Thương Mại Lào
Hội Doanh nghiệp trẻ
Việt Nam

Trang


Bài thực hành Quản trị tài chính
18
19
20

Cúp Vàng Top ten Thương hiệu Việt năm 2005
và năm 2006
Được chọn lốp ôtô là 01 trong 05 sản phẩm chủ
lực của Tp. Đà Nẵng thời kỳ hội nhập
Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2006

23

Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phát triển
sản phẩm và thương hiệu tham gia hội nhập kinh tế
quốc tế

Cờ thi đua xuất sắc năm 2007 của Tổng Liên Đoàn
Lao Động Việt nam
Cờ thi đua xuất sắc năm 2007 của Bộ Công Nghiệp

24

Thương hiệu Vàng năm 2007

25

Cúp topten thương hiệu Việt hội nhập WTO

26

Xác lập kỷ lục chiếc lốp ô tô lớn nhất Việt Nam

27

Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2008

28

Bằng khen có thành tích xuất sắc trong xây dựng, phát
triển thương hiệu và tham gia hội nhập kinh tế quốc
tê .

29

Hàng Việt Nam chất lượng cao 2008.


30

Thương hiệu chứng khoán uy tín , Công ty Cổ Phần
hàng đầu Việt Nam 2008.

31

Tóp 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2008

21
22

32

Thương hiệu chứng khoán uy tín năm 2009 .

SVTH: Cao Thị Lượm – Lớp LT QT3.2

Bình chọn qua mạng
Internet
UBND Tp. Đà Nẵng
Hội Doanh nghiệp trẻ
Việt Nam
Ủy ban Quốc gia về hợp
tác kinh tế quốc tế
Tổng Liên Đoàn Lao
Động Việt Nam
Bộ Công Nghiệp
Hiệp hội chống hàng giảBảo vệ thương hiệu
Liên hiệp các hội khoa

học và kỹ thuật VN
Trung tâm sách kỷ lục
Việt Nam
Ủy ban Quốc gia về hợp
tác kinh tế quốc tế
Ủy ban Quốc gia về hợp
tác kinh tế quốc tế
Báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ
chức bình chọn
Hiệp hội kinh doanh
chứng khoán VN,UB
chứng khoán Nhà nước
và các đơn vị khác kết
hợp bình chọn
Báo điện tử
VietNamNet kết hợp CT
CP báo cáo
đánh giá VN
Hiệp hội kinh doanh
chứng khoán VN,UB
chứng khoán Nhà nước
và các đơn vị khác kết
hợp bình chọn

Trang


Bài thực hành Quản trị tài chính

33


TOP 50 Doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam
năm 2009

Hiệp hội kinh doanh
chứng khoán VN,UB
chứng khoán Nhà nước
và các đơn vị khác kết
hợp bình chọn

1.2.3. Dây chuyền sản xuất và hệ thống kiểm tra chất lượng
Công ty luôn cập nhật thông tin về máy móc thiết bị để đầu tư phục vụ nâng cao
chất lượng sản phẩm. Dây chuyền sản xuất được đầu tư đồng bộ với nhiều máy móc
hiện đại, tiêu biểu là:
o Dây chuyền luyện kín công suất 270 lít nhập của Ý, là thiết bị tiên tiến, có
quy trình tự động hoá cao, cung cấp cao su bán thành phẩm với chất lượng
ổn định.
o Hệ thống ép đùn mặt lốp nhập từ CHLB Đức, cung cấp cao su mặt lốp 3
thành phần đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, giúp lốp chịu mài mòn và gia
tăng tuổi thọ.
o Hệ thống máy thành hình lốp ô tô giúp cho việc phân bổ kết cấu lốp đồng
đều, đảm bảo lốp chịu tải nặng và an toàn.
o Hệ thống máy lưu hoá lốp ô tô, tự động vào ra lốp và kiểm soát thời gian
lưu hoá, đáp ứng tốt tính năng kỹ thuật của lốp ô tô...
Cao su bán thành phẩm trong quá trình sản xuất được kiểm tra nghiêm ngặt bằng
các thiết bị chuyên dùng như: máy kiểm tra độ khuyếch tán than đen, máy đo tốc độ
lưu hoá, máy đo cường lực kéo đứt....
Lốp thành phẩm được chạy thử nghiệm trên máy đo cân bằng lốp, máy chạy lý
trình, ... Tất cả sản phẩm lỗi được loại bỏ. Chỉ những sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất
lượng, gắn phiếu bảo hành trước khi bán ra thị trường.

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 giúp cho sản phẩm DRC có độ tin cậy
cao. Săm lốp ô tô - xe máy DRC đạt tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS. Lốp ô tô
DRC đạt tiêu chuẩn an toàn DOT 119 của Mỹ.
1.2.4. Các dòng sản phẩm
Lốp ô tô DRC được người tiêu dùng tin dùng nhờ chịu tải nặng, chịu mài mòn
tốt, tuổi thọ cao và được bảo hành chu đáo.

SVTH: Cao Thị Lượm – Lớp LT QT3.2

Trang


Bài thực hành Quản trị tài chính
- Dòng lốp tải nhẹ có nhiều quy cách, phù hợp với xe khách từ 24 -35 chỗ ngồi,
các loại xe tải nhẹ và xe ben dưới 5 tấn...
- Dòng lốp tải nặng có nhiều quy cách, phù hợp với các loại xe vận tải hàng
hoá ,xe ben từ 5 tấn trở lên, xe buýt...
- Dòng lốp đặc chủng có nhiều quy cách phục vụ máy cày, máy kéo nông nghiệp.
Đặc biệt DRC là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam sản xuất lốp ô tô siêu tải nặng
dành cho các loại xe, máy đặc chủng khai thác hầm mỏ, xe cẩu container tại bến Cảng,
xe san, ủi đất đá ...với nhiều quY cách có cở vành từ 24 inch đến 51 inch...
- Dòng lốp ô tô đắp mang lại lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng với giá bán thấp,
nhưng giá trị sử dụng tương đương lốp chính phẩm.
- Dòng sản phẩm săm lốp xe đạp, xe máy quen thuộc với đông đảo người tiêu
dùng từ hơn 30 năm qua; sản phẩm thường xuyên được cải tiến đổi mới, đáp ứng tốt
thị hiếu người tiêu dùng và xuất khẩu đi nhiều nước.
- DRC còn sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm cao su kỹ thuật đáp ứng nhu cầu
đa dạng tại các công trình giao thông, bến cảng, các chi tiết cao su kỹ thuật của xe ô
tô ...
2.1.5. Hệ thống phân phối & khách hàng trong nước và quốc tế

DRC đã thiết lập hệ thống phân phối mạnh và rộng khắp Việt Nam. Các nhà phân
phối DRC có nhiều kinh nghiệm, có sự gắn kết, hợp tác vì sự phát triển chung và lâu
dài.
Nhiều khách hàng lớn tin dùng sản phẩm DRC như: Công ty Ôtô Trường Hải, Công ty
ô tô Huyndai, Cty TMT, Công ty ô tô Xuân Kiên, Tập đoàn than khoáng sản VN,
nhiều Công ty vận tải, xe khách cả nước.
DRC cũng có nhiều khách hàng nước ngoài tin cậy tại hơn 25 quốc gia thuộc
Châu Á , Nam Mỹ, Châu Âu ...
1.2.6. Chiến lược phát triển
Với lợi thế về nguồn nhân lực năng động, trách nhiệm; sản phẩm DRC có thị
phần lớn, được Tập đoàn hoá chất Việt Nam quan tâm chỉ đạo...
DRC đang đầu tư nhà máy mới sản xuất lốp xe tải Radial bố thép công suất
600.000 lốp/năm. Đây là nhà máy có quy mô lớn, công nghệ hiện đại được xây dựng
tại Khu công nghiệp Liên Chiểu Đà Nẵng sẽ đáp ứng tốt chiến lược tăng tốc của Công
ty.
SVTH: Cao Thị Lượm – Lớp LT QT3.2

Trang


Bài thực hành Quản trị tài chính
Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất săm lốp, DRC tin tưởng sẽ tiếp
tục đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế, xứng đáng là Nhà sản
xuất săm lốp xe hàng đầu Việt Nam.
“An toàn trên mọi địa hình, vững chãi với sức tải lớn, luôn bền bỉ theo thời
gian - DRC- Chinh phục mọi nẻo đường”
2.2. Thực trạng tình hình hoạt động của Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng
2.2.1. Năng lực cạnh tranh của Công ty
Là doanh nghiệp cổ phần, hoạt động trong lĩnh vực SXKD, xuất nhập khẩu các
sản phẩm cao su và vật tư thiết bị cho ngành công nghiệp cao su... nhưng lãnh đạo

DRC đã có những tư tưởng đột phá trong định hướng đầu tư cho CNTT. Chi phí đầu tư
vào CNTT của DRC chiếm 10% tổng chi phí hoạt động thường niên của công ty. DRC
xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư ứng dụng CNTT một cách bài bản, chuyên
nghiệp, công nghệ tiên tiến theo các chuẩn phù hợp để có thể cập nhật nâng cấp, điều
chỉnh theo lộ trình đầu tư của công ty. Việc ứng dụng CNTT đã đem lại hiệu quả cao
trong hoạt động của DRC. Đơn cử, phần mềm kế toán Oracle e-Business Suite được
triển khai trong toàn bộ công ty và các chi nhánh trực thuộc với các phân hệ: Phân hệ
quản lý công nợ phải trả, Phân hệ quản lý công nợ phải thu, Phân hệ quản lý tiền, Phân
hệ quản lý mua hàng, Phân hệ quản lý bán hàng, Phân hệ quản lý sổ cái tổng hợp,
Phân hệ quản lý tài sản cố định . Đây là phần mềm “đồ sộ” nhất vì có liên quan đến tất
cả hoạt động tài chính của công ty. Đối với doanh nghiệp, việc xác định tình trạng lỗ,
lãi kịp thời trong tháng sẽ tạo điều kiện cho lãnh đạo có thể kịp thời điều chỉnh các
chính sách kinh doanh phù hợp.
Nếu như trước đây, sau khi hoàn thành báo cáo tài chính của tháng trước thì phải
đến ngày 20-25 tháng sau mới xác nhận được tình trạng lỗ lãi trong tháng, thì bây giờ
với việc ứng dụng phần mềm kế toán Oracle thời gian giảm xuống chỉ còn 2 ngày.
Nhờ vậy, công tác quản lý tài chính được đơn giản hơn nhiều, số liệu chính xác,
giúp lãnh đạo có thể đưa ra các quyết định, chính sách một cách kịp thời. Việc đưa
CNTT vào quản lý kho cũng được đánh giá là nỗ lực lớn của công ty giúp tiết kiệm chi
phí đáng kể trong việc quản lý nguyên liệu, hàng tồn kho, đáp ứng kịp thời nhu cầu
đầu vào, đầu ra giúp cho hoạt động SXKD luôn được tiến hành trôi chảy, không bị
thiếu nguyên liệu sản xuất cũng như kiểm soát được chi phí tồn kho, không để tồn
đọng vốn quá lớn.

SVTH: Cao Thị Lượm – Lớp LT QT3.2

Trang


Bài thực hành Quản trị tài chính

Với hệ thống bán hàng trải rộng trên toàn quốc (có 2 chi nhánh tại Hà Nội và
TP.HCM), sự trợ giúp của Phân hệ quản lý bán hàng của phần mềm kế toán cũng rất
lớn, giúp kết nối hệ thống bán hàng trên toàn quốc, theo dõi đến từng mặt hàng, từng
nhân viên bán hàng, cập nhật hàng ngày các chính sách bán hàng, chương trình khuyến
mãi. Qua đó, bộ phận quản lý có thể giám sát cũng như hỗ trợ tối đa công tác bán hàng
trong toàn hệ thống...
2.2.2. Tình hình tài chính của công ty trong những năm gần đây
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế thế giới suy thoái lạm
phát gia tăng, thị trường chứng khoán sụt giảm…đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
Hoạt động sản xuất sản phẩm phát triển mạnh đáp ứng kịp thời lịch giao hàng
trong điều kiện thị trường tiêu thụ tăng đột biến kể từ quý II/2009.
HĐQT Công ty đã tuân thủ các qui định và hướng dẫn của các cơ quan thẩm
quyền đối với tổ chức và hoạt động của Công ty niêm yết; bảo đảm chế độ báo cáo đối
với UBCKNN, Sở GDCK và qui định về công bố thông tin trên thị trường chứng
khoán.
Năm 2010 Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng đạt giải thưởng“ Thương hiệu
chứng khoán uy tín” và Danh hiệu “ TOP 50 Doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt
Nam ”.
Chủ tịch HĐQT điều hành các hoạt động của HĐQT theo đúng thẩm quyền, thực
hiện hoàn thành các mục tiêu đã được ĐHĐCĐ và HĐQT Công ty quyết định.
Các thành viên HĐQT và BKS được chia sẻ đầy đủ kịp thời các thông tin nội bộ;
sâu sát nắm vững tình hình; tư vấn, tham gia hoạch định các chủ trương, kế hoạch và
giám sát tốt các hoạt động của Công ty.
Năm 2010, tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp; vì vậy
ngay từ đầu năm Công ty đã có quyết tâm cao trong hoạt động quản lý điều hành.
Bằng những giải pháp linh hoạt, trên tinh thần chủ động sáng tạo, năm qua công tác
điều hành sản xuất đã thực hiện hoàn thành nhiệm vụ, các mục tiêu kinh tế đạt mức
tăng trưởng cao.
Công ty đã quản lý điều phối tốt dòng tiền, bảo đảm cân đối tài chính cho các

hoạt động theo kế hoạch. Kiểm soát chặt chẽ thu chi, thanh toán; theo dõi công nợ và
thường xuyên thu thập thông tin, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. Kiểm

SVTH: Cao Thị Lượm – Lớp LT QT3.2

Trang


Bài thực hành Quản trị tài chính
soát chặt chẽ tồn kho nguyên vật liệu, vật tư kỹ thuật, bán thành phẩm và thành phẩm,
không để phát sinh ngoài định mức.
2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh
2.2.3.1. Về thuận lợi
Với tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã tạo
ra nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm của ngành công nghiệp cao su, đây là điều kiện
thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh việc đầu tư mở rộng quy mô sản
xuất, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nội địa trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế.
Mô hình công ty cổ phần đã thúc đẩy không ngừng sự phát triển lớn mạnh, khẳng
định vị thế của Công ty đối với ngành sản xuất cao su Việt Nam cũng như trong khu
vực.
Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 năm: 2006, 2007, 2008,
2009. Đây là lợi thế rất lớn giúp cho DRC gia tăng nguồn vốn kinh doanh cũng như lợi
ích của nhà đầu tư và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Các máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại được Công ty đầu tư trong những năm
qua đã phát huy hiệu quả, góp phần ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra
nhiều quy cách sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường.
Thị phần lốp ôtô của Công ty ổn định, phát triển và có uy tín trong nhiều năm, hệ
thống phân phối mạnh và rộng khắp trong cả nước đã giúp công tác tiêu thụ của công

ty tiếp tục ổn định trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường.
Năm 2009 với gói kích cầu của Chính phủ, cộng với giãn thời gian một năm tăng
thuế GTGT đối với các sản phẩm săm lốp ô tô cỡ lớn từ 5% lên 10%, bên cạnh với giá
cao su thiên nhiên năm 2009 tương đối ổn định ở mức thấp đã tạo điều kiện để Công ty
hoàn thành và vượt mức kế hoạch về lợi nhuận được giao.
2.2.3.2. Về khó khăn
Tình hình kinh tế thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp về mọi
mặt; xu thế toàn cầu hóa và hội nhập phát triển ngày càng mạnh, tính cạnh tranh trên
thị trường càng trở nên gay gắt, đã tạo ra những thách thức rất lớn cho các doanh
nghiệp trong nước.

SVTH: Cao Thị Lượm – Lớp LT QT3.2

Trang


×