Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước và ảnh hưởng của bội chi ngân sách nhà nước đến các hoạt động kinh tế xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.87 KB, 17 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Một nhà nước dù tồn tại trong bất kì giai đoạn nào của lịch sử đều luôn cố gắng hoàn thành
được sứ mạng lịch sử của nó. Nhà nước ta cũng như vậy, và để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được
giao thì nhà nước cần có những công cụ riêng của mình. Một trong những công cụ đắc lực giúp Nhà
nước đó chính là ngân sách Nhà nước. Trong những năm qua thì vai trò của ngân sách Nhà nước đã
được thể hiện rõ trong việc giúp Nhà nước hình thành các quan hệ thị trường góp phần kiểm soát lạm
phát, tỷ lệ lãi suất thích hợp để từ đó làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, đảm bảo sự ổn định
và phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó thì việc sử dụng ngân sách
Nhà nước chưa đúng cách, đúng lúc, tình trạng bao cấp tràn lan, sự yếu kém trong việc quản lí thu
chi ngân sách đã đặt ra cho chúng ta cần có cái nhìn sâu hơn về tình trạng thâm hụt ngân sách Nhà
nước. ảnh hưởng của bội chi ngân sách Nhà nước đến các hoạt động kinh tế - xã hội là hết sức rộng
lớn.
II. NỘI DUNG
2.1. Khái niệm, vai trò ngân sách nhà nước:
Luật ngân sách nhà nước đã được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
IX, kì họp thứ 9 thông qua ngày 20/3/1996 cũng có ghi: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ khoản thu
chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực
hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước”.
● Xét về phương diện pháp lí: Ngân sách nhà nước là một đạo luật dự trù các khoản thu chi, chi
bằng tiền của nhà nước trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Đạo luật này được cơ quan
lập pháp của quốc gia đó ban hành.
● Xét về bản chất kinh tế: Mọi hoạt động của ngân sách nhà nước đều là hoạt động phân phối
các nguồn tài nguyên quốc gia. Ngân sách nhà nước thể hiện mối quan hệ phân phối. Đó là hệ thống
quan hệ kinh tế giữa một bên là nhà nước một bên là các tổ chức kinh tế, xã hội, các tầng lớp dân cư.
● Về tính chất xã hội : ngân sách nhà nước luôn là một công cụ kinh tế thuộc nội dung ngân
sách nhà nước, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng,nhiệm vu của nhà nước
Trong cơ chế thị trường, những quan hệ kinh tế thuộc nội dung ngân sách nhà nước chỉ có thể
phát sinh, phát triển trên cơ sở vận động không ngừng của các cơ quan tiền tệ trong quá trình sản xuất
và lưu thông hàng hóa. Tính chất, quy mô, mức độ và hiệu quả của quá trình vận động là tiền đề vật

1




chất quan trọng nhất của ngân sách nhà nước; sẽ không có một ngân sách lành mạnh nếu như sự vận
động của các quan hệ tiền tệ trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa bị ách tắc hoặc bị biến
dạng theo xu thế không có lợi, làm tổn thương đến sự vận động của hàng hóa. Tuy nhiên cũng cần
phải nhận thấy rằng : trong mối quan hệ giũa ngân sách nhà nước với sự vận động của các đơn vị tiền
tệ nảy sinh trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông hàng hóa, các quan hệ tiền tệ thuộc nội dung ngân sách
nhà nước hoàn toàn không mang tính thụ động mà có ảnh hưởng tích cực trở lại. Sự ảnh hưởng đó
hoàn toàn phụ thuộc vào việc nhà nước sử dụng ngân sách làm công cụ quản lý kinh tế, xã hội như
thế nào. Trong cơ chế thị trường, ngân sách nhà nước được nhà nước sử dụng làm công cụ quan trọng
để điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, xá hội. Do vậy, có thể nói :
Cùng với việc đảm bảo chi tiêu nhà của nước bằng việc huy động các nguồn tài chính trên
phạm vi rộng lớn trong và ngoài nước.
Vai trò tất yếu của ngân sách nhà nước ở mọi thời đại và mô hình kinh tế là công cụ điều
chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, là vai trò quan trọng của ngân sách trong cơ chế thị trường . Về mặt
chi tiết có thể đề cập đến nhiều nội dung và những biểu hiện đa dạng khác nhau, song trên góc độ
tổng hợp có thể khái quát 3 khía cạnh sau: kích thích sự tăng trưởng kinh tế( vai trò điều tiết trong
lĩnh vực kinh tế; giải quyết các vấn đề xã hội; góp phần ổn định thị trường giá cả, chống lạm phát
(điều chỉnh trong lĩnh vực thị trường).
2.2. Thực trạng thu chi ngân sách:
Những thách thức trong cân đối ngân sách thời gian qua:
Thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực trong đầu tư xây dựng cơ bản ở nước ta đang là
thách thức lớn không chỉ là cán bộ hư hỏng, công trình xây dựng kém chất lượng, dự án hiệu quả
thấp, mà quan trọng hơn là ảnh hưởng sự phát triển của đất nước.
Vì vậy, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong XDCB phải là cuộc đấu tranh mạnh mẽ và
toàn diện nhất cần thiết phải được triển khai ngay.
Diễn biến ngân sách nhà nước trong thời gian qua
2.2.1.

Thu ngân sách nhà nước:


Trong thời gian qua, thu ngân sách góp phần củng cố và tăng cường tiềm lực tài chính nhà
nước. Thu ngân sách không những đã bảo đảm đủ nguồn thu cho chi tiêu thường xuyên của Chính
phủ mà còn để dành ra một phần tích luỹ cho đầu tư phát triển. Số thu ngân sách, theo giá hiện hành,

2


đã tăng 7,7 lần từ năm 1991 đến năm 2000. Trong đó số thu từ thuế lớn và chiếm tỷ trọng cao trong
tổng thu NSNN. Bình quân thu từ thuế, phí và lệ phí đạt khoảng 95% trong tổng số thu. Về quy mô,
thu NSNN so với tổng GDP tăng từ 13,8% GDP năm 1991 lên đến đỉnh cao 23,3% năm 1995. Bình
quân thu ngân sách giai đoạn này là 20,5% GDP. Giai đoạn 1996 – 2000, mục tiêu Đại hội Đảng đề
ra là huy động 20% – 21% GDP vào NSNN thông qua thuế và phí. Nhưng thực tế thực hiện năm
1997 đạt 19,4%, năm 1998 đạt 17,7%, năm 1999 đạt 17% và năm 2000 đạt 19,4%. Và như vậy là
chưa năm nào đạt mục tiêu đề ra.
Trong năm 2001-2003 cơ cấu thu NSNN đã dịch chuyển theo chiều hướng tích cực hơn, thu từ
nguồn trong nước đã tăng từ 50,7% lên 52,6% so với tổng thu trong năm 2003 nhưng thu từ dầu thô,
hoạt động XNK đã giảm từ 47,4% xuống còn 45,9% năm 2003. Ngoài ra do thực hiện pháp lệnh về
phí và lệ phí đã bãi bỏ 140 khoản phí thuộc các bộ ngành TW và 105 khoản phí thuộc các địa phương
đã làm giảm chi phí xã hội khoảng 1. 000 tỷ đồng mỗi năm. Thu NSNN năm 2004 dự kiến đạt 166.
900 tỷ đồng, vượt dự toán 11,8%, tăng 17,4% so với năm 2003 và tương đương 22,7% GDP. Trong
số tăng thu, số tăng từ dầu thô, nhà đất chiếm tỷ trọng lớn.
Tổng dự toán cân đối thu NSNN năm 2005 là 183.000 tỷ đồng, tổng dự toán chi NSNN là
229.750 tỷ đồng, bội chi NSNN là 40.750 tỷ đồng (chiếm 5% GDP). Nếu so với thời kỳ trước đây thì
thu ngân sách đã có những tiến bộ lớn. Tuy nhiên, nếu so với tốc độ tăng trưởng thì việc tăng thu
ngân sách còn chậm, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh, trong khi giá trị sản xuất công nghiệp
tăng 19,2% thì nguồn thu ngân sách chỉ tăng 12%. Dự toán thu nội địa (không kể dầu thô) năm 2005
tăng 13,6%; trong đó thu từ khu vực DN nhà nước tăng 12,3%, thu từ khu vực DN có vốn đầu tư
nước ngoài tăng 30,1%, từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng 20,5%, dự toán thu phí, lệ phí tăng
4,1% để hạ chi phí đầu vào của nền kinh tế, khuyến khích sản xuất, xuất khẩu. Điều đặc biệt trong

năm 2005, Quốc hội đã nhất trí tăng dự toán thu nội địa từ thu tiền sử dụng đất thêm 800 tỷ đồng (để
tăng dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản hạ tầng của địa phương), tăng dự toán thu ngân sách trung
ương từ dầu thô 2. 500 tỷ đồng (do giá dầu thô thế giới hiện ở mức cao và dự báo trong năm 2005 sẽ
vẫn ở mức cao).
Những Ngân sách nhà nước đã tập trung nguồn lực để tăng chi đầu tư phát triển (22.700 tỷ
đồng), tăng kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng,
an ninh (26.705 tỷ đồng). Góp phần quan trọng ngăn chặn suy giảm kinh tế, tạo đà phục hồi tăng
trưởng trong năm 2010.

3


Theo báo cáo của Bộ Tài chính thì ước thu ngân sách nhà nước cả năm 2009 đạt 390. 650 tỷ
đồng, bằng 100,2% dự toán (vượt 750 tỷ đồng), đạt tỷ lệ động viên 23,3% GDP.
Bảng: Quyết toán thu ngân sách Nhà Nước
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
TỔNG THU
Thu trong nước (Không kể thu từ
dầu thô)
Thu từ doanh nghiệp Nhà nước
Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài
Thu từ khu vực công, thương
nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Thuế thu nhập đối với người có thu
nhập cao
Lệ phí trước bạ

Thu xổ số kiến thiết
Thu phí xăng dầu
Thu phí, lệ phí
Các khoản thu về nhà đất
Các khoản thu khác
Thu từ dầu thô
Thu từ hải quan
Thuế xuất. nhập khẩu. thuế tiêu thụ
đặc biệt hàng nhập khẩu; Thu chênh
lệch giá hàng nhập khẩu
Thuế giá trị gia tăng hàng nhập
khẩu
Thu viện trợ không hoàn lại

2000

2002

2003

2004

2005

2006

2007

9074
9

4623
3
1969
2

12386
0

15227
4

63530

78687

19092
8
10457
6

22828
7
11982
6

27947
2
14540
4


31591
5
17429
8

25066

28748

32177

39079

46344

50371

4735

7276

9942

15109

19081

25838

31388


5802

7764

10361

13261

16938

22091

31178

1776

772

151

130

132

111

113

1831


2338

2951

3521

4234

5179

7422

934
1969
2192
2713
2823
1766
2353
4
1895
4

1332
3029
2995
3021
5486
4451


1817
3657
3204
3279
10546
4031

2607
4570
3583
4182
17463
7973

2797
5304
3943
4192
17757
6369

3363
6142
3969
4986
20536
6845

5690

4457
4059
33925
5695

26510

36773

48562

66558

83346

76980

31571

33845

34913

38114

42825

60381

1356

8

22083

21507

21654

23660

26280

38385

5386

9488

12338

13259

14454

16545

21996

2028


2249

2969

2877

3789

7897

4256

4


2.2.2.

Chi ngân sách nhà nước.

Trong những năm đầu thập niên 90, diễn biến NSNN khá thất thường. Tổng chi NSNN chiếm 20,5%
GDP năm 1990 đã giảm xuống còn 15,9% năm 1992. Sau đó tăng đột ngột lên 29,4% năm 1993. Từ
năm 1994, tổng chi so với GDP lại giảm liên tục, từ 29,4% (năm 1993) xuống còn 22,7% GDP (năm
1998), tương ứng với việc cắt giảm 1/5 tổng chi NSNN. Nhưng xét bình quân giai đoạn 1991-1995
đạt 24,5% GDP và khoảng 24,1% GDP giai đoạn 1996-2001 là tăng mạnh so với mức bình quân
19,7% giai đoạn 1986-1990.
Giai đoạn 1991 – 2001, chi NSNN được kết cấu lại theo hướng chi trên cả ba lĩnh vực chi đầu
tư, chi thường xuyên và chi trả nợ. Trong đó, chi đầu tư phát triển, nhất là chi đầu tư xây dựng cơ bản
được quan tâm. Mặc dù chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn, bình quân khoảng 63,5% tổng chi
NSNN, nhưng tỷ trọng chi đầu tư phát triển đã vươn lên đạt mức bình quân khoảng 25%, chi viện trợ
và trả nợ chiếm hơn 11% trong tổng chi NSNN.

Đầu năm 2003, các khoản chi mới phát sinh như chi phòng chống và dập dịch SARS, chi công
tác chuẩn bị SEA Games 22 và ASEAN Paragames 2, chi bổ sung khắc phục hậu quả thiên tai đã dẫn
đến chi 2003 tăng 6,1% so với dự toán ban đầu và chiếm 27,3% so với GDP, trong đó chi đầu tư phát
triển bằng 7,8% GDP và chi thường xuyên bằng 15,5% GDP. Cũng trong năm 2003 cải cách tiền
lương khiến tổng quỹ lương nhà nước tăng 13. 302 tỷ đồng so với 2002 lấy từ khoản giảm chi thường
xuyên 10% và một số nguồn khác.
Năm 2005, Quốc hội cũng đã quyết định chi bổ sung cho một số lĩnh vực sau: chi đầu tư phát
triển (tăng thêm 1. 495 tỷ đồng, trong đó tăng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách địa phương
tương ứng số tăng thu về sử dụng đất là 800 tỷ đồng); chi thường xuyên (tăng thêm 190 tỷ đồng, gồm
y tế tăng 50 tỷ đồng, giáo dục - đào tạo - dạy nghề tăng 70 tỷ đồng, quốc phòng tăng 40 tỷ đồng, an
ninh tăng 30 tỷ đồng); chi dự phòng NSNN (tăng thêm 1. 600 tỷ đồng để xử lý những biến động bất
thường của giá dầu, đồng thời bảo đảm chủ động ngân sách thực hiện trong phòng, chống, khắc phục
hậu quả thiên tai và thực hiện những nhiệm vụ quan trọng phát sinh).
Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2009 ước đạt 533.005 tỷ đồng, tăng 8,5% (41.705 tỷ đồng)
so với dự toán. Chi ngân sách nhà nước đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ chi theo tiến độ và dự toán
được duyệt tập trung nguồn nhân lực để tăng chi đầu tư phát triển, thực hiện tốt các chính sách bảo
đảm an sinh xã hội phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. Số bội chi ngân sách nhà
nước năm 2009 là 115.900 tỷ đồng, bằng 6,9% GDP. . .

5


Những khoản chi mang tính bao cấp không thuộc chức năng, nhiệm vụ của NSNN nhìn chung
được cắt giảm đáng kể, giảm bớt gánh nặng chính đáng cho NSNN trong điều kiện mới. Đồng thời
các khoản chi bao cấp cho DNNN cũng giảm đáng kể nhờ có biện pháp cổ phần hóa và kiên quyết
cắt giảm chi bao cấp từ NSNN. Bên cạnh đó, ta thấy được một xu hướng mới đang hình thành. Chi
đầu tư phát triển từ nguồn vốn tập trung của Nhà nước đang được dành chủ yếu cho xây dựng cơ sở
hạ tầng và những khu vực khó hoặc không thu hồi được vốn. Xu hướng này tích cực, phù hợp với
thực tế nước ta, cần được củng cố và tăng cường trong giai đoạn chuẩn bị bước đầu hội nhập.
Bảng: Quyết toán chi ngân sách Nhà Nước

Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

181183

21417
6

262697

308058 399402

59629
54430


66115
61746

79199
72842

88341 112160
81078 107440

132327

161852 211940

Chỉ tiêu
TỔNG CHI
Trong tổng chi
Chi đầu tư phát
triển
Trong đó: Chi XDCB
Chi phát triển sự
nghiệp kinh tế xã
hội
Trong đó:
Chi sự nghiệp giáo
dục, đào tạo
Chi sự nghiệp y tế
Chi dân số kế họach
hoá gia đình
Chi sự nghiệp khoa

học và CNMT
Chi sự nghiệp văn
hoá, thông tin
Chi sự nghiệp phát
thanh, truyền hình
Chi sự nghiệp thể
dục, thể thao
Chi lương hưu, đảm
bảo xã hội
Chi sự nghiệp kinh
tế

108961

29624
26211

12977
3 148208

40236
36139

45218
40740

61823

71562


78039

95608

10797
9

12677
3453

15432
4211

17844
4656

22881
5372

25343
6009

28611
7608

37332
11528

53774
16426


559

434

841

666

397

483

489

612

1243

1625

1852

1853

2362

2584

2540


7604

919

921

1066

1258

1584

2099

1874

2346

717

838

681

1056

1325

1464


1184

1410

387

483

586

648

883

879

956

1005

10739

13425

13221

16451

17282


17747

22157

36597

5796

6288

7987

8164

10301

11801

14212

16145

6


Chi quản lý hành
chính
Chi bổ sung quĩ dự
trữ tài chính


8089

8734

8599

11359

15901

18761

18515

29214

846

849

535

111

78

69

135


185

2.3. Thách thức trong cân đối ngân sách thời gian qua.
Năm 1996 luật NSNN ra đời đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong phương pháp điều
hành tài khóa. Nhìn chung chúng đã giúp cải thiện rất lớn tình hình ngân sách những năm qua. Tuy
vậy, liên tiếp từ năm 1999 đến nay, bội chi ngân sách tính trên GDP tăng liên tục, năm 1999 là 4,9%;
năm 2000 là 5%, điều này cũng cho thấy chính sách nới lỏng tài khóa đã được thực hiện. Nhưng xét
về hình thức thì lại xuất hiện mâu thuẫn giữa tốc độ tăng chi đầu tư xây dựng cơ bản chậm, tỷ lệ giải
ngân vốn còn thấp với chủ trương tăng chi ngân sách cho đầu tư phát triển nhằm kích thích tổng cầu
nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Chính những bất cập trong lĩnh vực đầu tư và cấp phát vốn đầu tư
từ NSNN đã cho thấy những dấu hiệu cảnh báo cần thận trọng khi sử dụng chính sách tài khóa nới
lỏng. Tăng mức chi ngân sách cho đầu tư phát triển là chủ trương đúng, là biện pháp kinh tế có thể
làm tăng tổng cầu, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhưng bội chi tăng thêm phải được sử dụng
cho những công trình có hiệu quả, tạo sản phẩm, hàng hóa dịch vụ cho nền kinh tế, vừa tích luỹ tài
chính tạo nguồn để trả nợ, bù đắp bội chi; hoặc phải sử dụng bội chi để đầu tư vào những công trình
xây dựng cơ bản tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh. Tuy nhiên, khi quan sát diễn biến thực tế
chi NSNN thời gian qua chúng ta có thể nhận thấy chính sách tài khoá được điều hành dưới áp lực
chống lạm phát. Do đối mặt với những khó khăn về nguồn thu, tiềm lực tài chính, tâm lý lo ngại nguy
cơ giá cả tăng vọt không kiểm soát được, tình trạng lãng phí. Ngân sách đã được điều hành theo chủ
trương thắt chặt chi tiêu tiến hành tiết kiệm, cắt giảm chi thường xuyên.
Trong giai đoạn 2001-2003 bội chi NSNN năm 2001 là -4,67%, sang năm 2002 có tăng đôi
chút là -4,96% và trong năm 2003 là -5,0% so với GDP, như vậy mức thâm hụt ngân sách trong
những năm gần đây đều nằm trong phạm vi cho phép (là mức đã được Quốc hội thông qua) và không
gây mất ổn định kinh tế vĩ mô. Để bù đắp cho các khoản thiếu hụt này Chính phủ đã vay nợ trong
nước bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ chủ yếu khoảng 60% và bù đắp bội chi từ bên ngoài
ở mức xấp xỉ 39%-40%. Bên cạnh việc đạt được những kết quả tích cực, thu chi NSNN vẫn còn
không ít tồn tại, cần có những thay đổi cơ bản.

7



 Tình trạng thất thu còn khá phổ biến, hiệu quả kiểm soát nguồn thu ngân sách còn hạn chế.
Thu NSNN vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các biến động theo thị trường thế giới như dầu thô và hoạt
động xuất nhập khẩu. Theo những đánh giá của IMF, hoạt động ngân sách trong một số năm gần đây
là tích cực, ngoài ra, do có nguồn thu lớn từ dầu thô cho nên vị thế về trung hạn của ngân sách là có
thể kiểm soát được, miễn là hoạt động cho vay lại và các khoản nợ nằm ngoài ngân sách được kiểm
soát chặt chẽ. Tuy nhiên trong năm gần đây cũng ghi nhận những chuyển biến, theo đó cơ chế quản
lý tài chính được sửa đổi theo hướng minh bạch và tăng cường tự chủ tài chính, gắn trách nhiệm của
đơn vị sử dụng ngân sách, tạo cơ sở cho việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính công trong những năm
tới. Luật NSNN sửa đổi từ năm ngân sách 2004 đã được hoàn thiện dần và đến nay cơ bản đã hoàn
tất cùng với việc hoàn tất 3 luật thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNDN mới sửa đổi, bổ sung có hiệu
lực thi hành từ ngày 1/1/2004 chắc chắn sẽ có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh
và dẫn đến kết quả tích cực hơn cho thu chi NSNN năm 2004 và những năm sau.
Biểu đồ: Thâm hụt ngân sách Nhà nước ta trong những năm gần đây.

 Việc hoàn thuế và kiểm tra hoàn thuế còn nhiều bất cập. Vấn đề không hoàn thành các mục
tiêu đề ra là cần phải xem xét. Như vậy, trong bối cảnh tiến hành hội nhập với những biến động phức
tạp của thị trường thế giới thì đây là dấu hiệu cảnh báo về quản lý NSNN. Nguồn thu ngân sách qua
các năm không ổn định và Thực hiện không công khai, minh bạch toàn bộ hoạt động đầu tư từ nguồn
vốn NSNN là một vấn đề cấp bách trong quá trình hội nhập. Nhất là khi đường lối chủ động hội nhập
quốc tế và lộ trình cắt giảm thuế quan được công khai.
 Bên cạnh những nhiệm vụ chi thực hiện sát với dự toán, một số nhiệm vụ chi tăng so với dự
toán là cần thiết như tăng chi sự nghiệp kinh tế để khắc phục hậu quả thiên tai; hỗ trợ nông dân khắc

8


phục hậu quả của dịch bệnh cúm gia cầm và khôi phục sản xuất chăn nuôi; tăng chi đầu tư phát triển;
một số địa phưng đã chủ động bố trí vốn trong dự toán ngân sách năm 2004 để thanh toán nợ xây

dựng cơ bản… Tuy nhiên, những tồn tại trong quản lý ngân sách còn lớn như nhiều địa phương bố trí
vốn còn phân tán; sử dụng ngân sách lãng phí; việc sử dụng vốn trái phiếu chính phủ, công trái xây
dựng trường, lớp học chưa hiệu quả, vốn huy động phi lãi suất chưa được sử dụng kịp thời, thường
xuyên bị tồn đọng ở mức lớn.
 Chi đầu tư xây dựng cơ bản còn dàn trải, sử dụng vốn đầu tư kém hiệu quả, tỷ lệ thất thoát
lớn khi mà nợ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN cao là vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát
triển kinh tế – xã hội và kết quả cân đối ngân sách nhưng vẫn chậm được xử lý.
 Trong công tác điều hành, thực hiện dự toán ngân sách nhà nước trên thực tế vẫn còn bộc lộ
một số mặt hạn chế. Đến thời điểm hiện nay, vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thành
việc phân khai kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung năm 2009 và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư
xây dựng cơ bản năm 2009 thấp. Tình trạng lãng phí trong một số lĩnh vực như: đầu tư xây dựng cơ
bản, quản lý và sử dụng đất đai vẫn chậm được khắc phục (thậm chí có trường hợp do động cơ tham
nhũng dẫn đến các vi phạm về quản lý kéo theo hậu quả lãng phí). Chủ trương “Người Việt Nam ưu
tiên dùng hàng Việt Nam” ở một số nơi vẫn còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất, do đó
chưa mang lại hiệu quả cao.

2.4. Các giải pháp xử lý bội chi NSNN:
Vấn đề thiếu hụt ngân sách thường làm đau đầu các chính trị gia giữa một bên là phát triển bền
vững, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế với một bên là nguồn lực có hạn. Đòi hỏi các chính trị
gia phải lựa chọn để phù hợp với yêu cầu phát triển thực tế và sự phát triển trong tương lai. Từ sự lựa
chọn đó họ đưa ra mức bội chi "hợp lý", bảo đảm nhu cầu tài trợ cho chi tiêu cũng như đầu tư phát
triển kinh tế, đồng thời bảo đảm cho nợ quốc gia ở mức hợp lý. Bội chi NSNN được hiểu một cách
chung nhất là sự vượt trội về chi tiêu so với tiền thu được trong năm tài khóa hoặc thâm hụt NSNN
do sự cố ý của chính phủ tạo ra nhằm thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. Có nhiều cách để chính phủ
bù đắp thiếu hụt ngân sách như tăng thu từ thuế, phí, lệ phí; giảm chi ngân sách; vay nợ trong nước,
vay nợ nước ngoài; phát hành tiền để bù đắp chi tiêu;… Sử dụng phương cách nào, nguồn nào tùy
thuộc vào điều kiện kinh tế và chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia.

9



Bội chi NSNN tác động đến kinh tế vĩ mô phụ thuộc nhiều vào các giải pháp nhằm bù đắp bội
chi NSNN. Mỗi giải pháp bù đắp đều làm ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô. Về cơ bản, các quốc
gia trên thế giới thường sử dụng các giải pháp chủ yếu nhằm xử lý bội chi NSNN như sau:
Thứ nhất: Nhà nước phát hành thêm tiền. Việc xử lý bội chi NSNN có thể thông qua việc nhà
nước phát hành thêm tiền và đưa ra lưu thông. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ gây ra lạm phát nếu nhà
nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp bội chi NSNN. Đặc biệt, khi nguyên nhân bội chi
NSNN là do thiếu hụt các nguồn vốn đối ứng để đầu tư cho phát triển gây "tăng trưởng nóng" và
không cân đối với khả năng tài chính của quốc gia.
Thứ hai: Vay nợ cả trong và ngoài nước. Để bù đắp thâm hụt NSNN, nhà nước có thể vay nợ
nước ngoài và trong nước. Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo vấn đề phụ thuộc nước
ngoài cả về chính trị lẫn kinh tế và làm giảm dự trữ ngoại hối quá nhiều khi trả nợ, làm cạn dự trữ
quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá. Vay nợ trong nước sẽ làm tăng lãi suất, và cái vòng nợ - trả
lãi - bội chi sẽ làm tăng mạnh các khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của NSNN cho
các thời kỳ sau…
Thứ ba: Tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế. Việc tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế có thể
sẽ bù đắp sự thâm hụt NSNN và giảm bội chi NSNN. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp cơ bản
để xử lý bội chi NSNN, bởi vì nếu tăng thuế không hợp lý sẽ dẫn đến làm giá cả hàng hóa tăng gây
ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân, nghiêm trọng hơn sẽ triệt tiêu động lực của các
doanh nghiệp trong các ngành sản xuất kinh doanh và làm mất đi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế
đối với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thứ tư: Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công và chi thường xuyên từ NSNN. Đây là một
giải pháp tuy mang tính tình thế, nhưng vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia khi xảy ra bội chi
NSNN và xuất hiện lạm phát. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chỉ đầu tư vào
những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã
hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư. Mặt
khác, bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của các
cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần
thiết.
Thứ năm: Tăng cường vai trò quản lý nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách vĩ mô

và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế. Để thực hiện vai trò của mình, nhà

10


nước sử dụng một hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động vào đời
sống kinh tế - xã hội, nhằm giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội,
nhất là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với giữ
gìn môi trường v.v… Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi lạm phát là một vấn nạn của các nước
trên thế giới, vấn đề tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với quản lý NSNN nói chung và xử lý
bội chi NSNN nói riêng có ý nghĩa vô cùng cấp thiết.
2.5. Tình hình lạm phát hiện nay và những nguyên nhân.
Kể từ nửa cuối năm 2007 đến nay, lạm phát luôn là vấn đề nóng bỏng trên các bàn thảo luận,
cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo dự báo, chỉ số giá tiêu dùng các tháng còn
lại của năm 2008 có thể giao động từ 1,1%/ tháng đến 1,5%/ tháng, nếu lấy mức trung bình là 1,3%/
tháng, thì 5 tháng còn lại sẽ tăng 6,5%, tính cả năm 2008 chỉ số giá tiêu dùng sẽ là 26,28%. Thực tế
cho thấy, do lạm phát nên tình hình kinh tế - xã hội đã phát sinh nhiều biến động lớn gây ra không ít
khó khăn cho sự tăng trưởng kinh tế và đời sống nhân dân:
Một là, lạm phát đã làm cho giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng, trong đó có những loại tác động trực
tiếp vào sản xuất kinh doanh như xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng (6 tháng đầu năm 2008 giá
xăng dầu nhập khẩu tăng 61,8%, sắt thép tăng 29,8%. . . ), đời sống người lao động bị tác động trực
tiếp bởi sự tăng giá lương thực, thực phẩm. Sáu tháng đầu năm 2008 so với tháng 12 năm 2007, giá
lương thực tăng 57%, thực phẩm tăng 22,44%, ăn uống ngoài gia đình tăng 24,6%. . . Tính đến hết
tháng 7 năm 2008 chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam đã bằng 121,28% so với cùng kỳ năm 2007
(tăng 21,28%) và bằng 119,78% so với cuối năm 2007 (tăng 19,7%, tính trung bình mỗi tháng tăng
2,83%).
Hai là, với biện pháp khống chế tăng trưởng tín dụng ở mức 30%, nâng lãi suất cơ bản lên
14%/năm làm cơ sở cho các ngân hàng thương mại định lãi suất kinh doanh phù hợp với cung cầu
vốn trên thị trường, tạo mặt bằng lãi suất huy động, cho vay hợp lý khiến cho các doanh nghiệp, hộ
sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn về vay vốn kinh doanh và phải chịu lãi suất rất cao.

Chính vì vậy, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp và xã hội sẽ tăng cao làm ảnh hưởng không nhỏ
đến hiệu quả kinh tế chung của nền kinh tế, mặt khác làm yếu sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam
trên trường quốc tế.

11


Ba là, kinh tế vĩ mô có những dấu hiệu đi xuống do tác động của lạm phát (Chính phủ đã phải
đề nghị Quốc hội phê duyệt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2008 chỉ còn khoảng 7%). Nhiều doanh
nghiệp phải giảm quy mô sản xuất, thậm chí có những doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí có thể phá sản.
Nguyên nhân của tình trạng lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua là do những nguyên
nhân chủ yếu sau:
 Do chi phí đẩy (giá dầu tăng cao, nhập siêu lớn trong điều kiện tỷ giá biến động, chi phí sử
dụng vốn tăng, tác động của các chính sách vĩ mô. . . )
 Do cầu kéo (khủng hoảng lương thực thế giới, dịch bệnh triền miên. . . làm lượng nhiều loại
hàng hóa bị suy giảm, tuy nhiên tổng lượng cầu hàng hóa vẫn có xu hướng gia tăng);
 Do tác động của chính sách tiền tệ (riêng năm 2007, cung tiền M2 tăng trưởng với tốc độ kỷ
lục trong vòng 5 năm trở lại đây, với con số 35%, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tương đối
lớn. . . ).
 Do yếu tố tâm lý (người tiêu dùng chạy theo các tin đồn từ đó làm tăng lượng cầu đột biến,
không chuyển tiền của mình sang đầu tư sản xuất - kinh doanh mà mua vàng, kim loại quý…).
 Vấn đề quản lý NSNN chưa sát với tình hình lạm phát trong thời gian vừa qua . Đầu năm
2006, những dấu hiệu của lạm phát đã xuất hiện, nhưng trong quản lý và điều hành NSNN vẫn chưa
đánh giá hết tác động của nó nên việc đầu tư công vẫn còn quá lớn và chưa hiệu quả. Chi thường
xuyên chưa được giám sát chặt chẽ nên còn lãng phí, xử lý bội chi NSNN vẫn còn chưa quyết liệt.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, các nguyên nhân trên vẫn đang tiềm ẩn và từng ngày tác
động làm gia tăng lạm phát, vì vậy, xu hướng gia tăng này trong các tháng còn lại của năm 2008 là
điều khó tránh khỏi.
Như vậy, trong 5 nguyên nhân chủ yếu gây ra tình hình lạm phát trong thời gian vừa qua ở Việt
Nam, nguyên nhân xử lý bội chi NSNN vẫn còn thiếu quyết liệt. Do vậy, để kiềm chế lạm phát, ngoài

các biện pháp kiềm chế lạm phát mà Chính phủ, cũng như các bộ, ngành đang thực thi, vấn đề quản
lý chặt tình hình chi NSNN như: chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước, đầu tư công… thông
qua việc xử lý bội chi NSNN là vô cùng cấp thiết và có ý nghĩa rất quan trọng.
2.6. Những vấn đề đặt ra về xử lý bội chi NSNN nhằm kiềm chế lạm phát: Thực tế trong
những năm qua, chúng ta đã kiểm soát được mức bội chi NSNN ở giới hạn cho phép (không quá 5%
GDP/năm) và nguồn vay chủ yếu chi đầu tư phát triển. Ngoài ra, chúng ta cũng tích lũy được một

12


phần từ nguồn thu thuế, phí, lệ phí chi đầu tư phát triển. Đây là những thành công bước đầu đáng ghi
nhận trong công tác quản lý cân đối NSNN cũng như kiểm soát vấn đề bội chi NSNN. Tuy nhiên,
trong quá trình xử lý bội chi NSNN, đặc biệt trong tình hình hiện nay khi vấn đề lạm phát đang gây
ra những khó khăn rất lớn cho nền kinh tế và đời sống nhân dân, chúng ta cần lưu ý đến những vấn
đề sau trong việc xử lý bội chi NSNN:
- Sự thiếu hụt ngân sách do nhu cầu vốn tài trợ cho sự phát triển nền kinh tế quá lớn đòi hỏi
phải đi vay để bù đắp. Điều này được thể hiện qua việc chúng ta chỉ vay để đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng và các công trình trọng điểm quốc gia phục vụ lợi ích phát triển của đất nước. Nhưng, trên
thực tế số tiền vay, đặc biệt của nước ngoài, chưa được quản lý chặt chẽ. Tình trạng đầu tư dàn trải ở
các địa phương vẫn chưa được khắc phục triệt để, tiến độ thi công những dự án trọng điểm quốc gia
còn chậm và thiếu hiệu quả. Chính vì vậy, các khoản đầu tư phát triển lấy từ nguồn vốn vay (cả trong
và ngoài nước) cần bảo đảm các quy định của Luật NSNN và mức bội chi cho phép hằng năm do
Quốc hội quyết định.
- Sự thiếu hụt ngân sách trong những năm qua được sử dụng như một công cụ trong chính sách
tài khóa để kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều này thông qua cân
đối NSNN hằng năm. Về nguyên tắc, sau khi lấy tổng thu trừ đi tổng chi trong năm sẽ xác định được
số thặng dư hoặc thiếu hụt ngân sách trong năm. Tuy nhiên, khi cân đối ngân sách chúng ta thường
xác định số bội chi trước (thông thường tương đương với mức Quốc hội cho phép) và nguồn còn lại
được Quốc hội cho phép chuyển nguồn sang năm sau. Đây là chính sách ngân sách thận trọng khi áp
dụng lý thuyết bội chi một cách chủ động và điều đó không gây xáo trộn trong chính sách kinh tế vĩ

mô, nhưng phải cân nhắc và kiểm tra xem toàn bộ số bội chi có được sử dụng để chi đầu tư phát triển
cho các dự án trọng điểm và hiệu quả qua đó tạo thêm công ăn việc làm, tạo đà cho nền kinh tế phát
triển, tăng khả năng thu NSNN trong tương lai hay không.
- Chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Đây là một trong
những nguyên nhân gây căng thẳng về ngân sách áp lực bội chi ngân sách (nhất là ngân sách các địa
phương). Chúng ta có thể thấy, thông qua cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp
ngân sách và cơ chế bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Ngân sách địa phương
được phân cấp nguồn thu ứng với các nhiệm vụ chi cụ thể và được xác định cụ thể trong dự toán
ngân sách hằng năm. Vì vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư sẽ đòi hỏi bảo đảm nguồn chi
thường xuyên để bố trí cho việc vận hành các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng

13


như chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu tư. Chính điều đó luôn tạo sự
căng thẳng về ngân sách, để công trình vận hành và phát huy tác dụng, luôn phải đòi hỏi nhu cầu kinh
phí cho hoạt động. Để có nguồn kinh phí này hoặc phải đi vay để duy trì hoạt động hoặc yêu cầu cấp
trên bổ sung ngân sách, cả hai trường hợp đều tạo áp lực bội chi NSNN.
- Liệu có tồn tại vấn đề bội chi ngân sách địa phương ở Việt Nam hay không? Biện pháp xử lý
ra sao? Quản lý vấn đề này thế nào? Đó là những vấn đề cần được xem xét kỹ càng hơn. Theo khoản
3, Điều 8, Luật NSNN năm 1996, ngân sách địa phương được cân đối theo nguyên tắc tổng số chi
không vượt quá tổng số thu, trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhu cầu đầu tư kết
cấu hạ tầng thì được phép huy động vốn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và phải cân đối
vào ngân sách địa phương để trả nợ khi đến hạn. Luật NSNN sửa đổi năm 2002 mở rộng thêm quyền
chủ động trong việc huy động vốn của ngân sách địa phương. Vay vốn đầu tư thuộc danh mục đầu tư
trong kế hoạch 5 năm do hội đồng nhân dân tỉnh quyết định (không phải theo quyết định của Thủ
tướng Chính phủ quy định như trước đây). Như vậy, mặc dù chúng ta chấp nhận về nguyên tắc là
không có việc bội chi ngân sách địa phương nhưng thực tế lại vẫn cho phép địa phương vay để đầu
tư.
Vấn đề là ở chỗ, hiện nay, các địa phương vay vốn để đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 8

của Luật NSNN tương đối lớn và chưa được quản lý một cách chặt chẽ. Với nhiều địa phương đây là
điều kiện để tăng cường cơ sở vật chất, tạo điều kiện phát triển kinh tế. Điều đáng lưu ý là trong khi
nguồn vốn ngân sách hiện có chưa tận dụng hết, các địa phương vẫn tiến hành vay vốn; tỷ lệ vốn vay
chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi đầu tư phát triển. Trong khi phải đi vay thì ngân sách địa
phương lại để kết dư lớn, có tỉnh cuối năm kết dư bằng 78,5% số bổ sung từ ngân sách trung ương và
bằng 24,9 % so với tổng chi ngân sách địa phương. Mặt khác, còn một số khoản vay không cân đối
vào ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo nên khoản thu chi ngoài ngân sách và khi
đến hạn, ngân sách địa phương không có nguồn để thanh toán gốc và lãi.
Thực chất các khoản vay của ngân sách địa phương chính là bội chi NSNN. Một trong những
nguyên tắc quản lý NSNN ở Việt Nam là tuân theo theo nguyên tắc thống nhất, tổng thể NSNN bao
gồm ngân sách các cấp, điều đó đòi hỏi các khoản bội chi của ngân sách địa phương phải được tổng
hợp để tính bội chi NSNN. Tuy nhiên khi vay, các địa phương phải cân đối ngân sách nên không thể
hiện đầy đủ bội chi khi quyết toán NSNN. Mức bội chi NSNN hằng năm trình Quốc hội mới chỉ phản

14


ánh được mức bội chi của ngân sách trung ương. Đây là một trong những mắt xích cần phải được giải
quyết trong việc xử lý bội chi NSNN.
Để giải quyết tổng thể vấn đề bội chi NSNN ở Việt Nam theo chúng tôi cần thiết phải có
những quy định chặt chẽ hơn, theo đó có thể áp dụng các giải pháp sau:
1- Tập trung các khoản vay do Trung ương đảm nhận. Các nhu cầu đầu tư của địa phương cần
được xem xét và thực hiện bổ sung từ ngân sách cấp trên. Thực hiện như vậy tránh được đầu tư tràn
lan, kém hiệu quả và để tồn ngân sách quá lớn và quản lý chặt chẽ số bội chi NSNN. Hiện tại, chúng
ta đang đứng trước mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển với nguồn lực hạn hẹp. Nếu
thực hiện thắt chặt, hạn chế vay để đầu tư sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế đang có nhu cầu
vốn rất cao. Nhưng nếu chúng ta không kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ của NSNN, nhất là vay
của ngân sách địa phương, thì nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia, sự bền vững của
NSNN. Thực hiện đầu tư tập trung cũng có lợi là bảo đảm phát triển hài hoà, cân đối giữa các vùng,
miền trong toàn quốc. Kinh nghiệm của Trung Quốc: nghiêm cấm ngân sách các địa phương vay vốn

dưới bất kỳ hình thức nào, các khoản chi đầu tư của địa phương được xem xét tính toán và bổ sung từ
ngân sách trung ương.
2 - Giải quyết tốt mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, nhất là ngân sách
các địa phương. Do vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư, sẽ kiên quyết không bố trí nguồn chi
thường xuyên cho việc vận hành các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí
duy tu, bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu tư. Có như vậy, các địa phương phải tự cân
đối nguồn kinh phí này chứ không thể yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách.
3 - Nếu chấp nhận bội chi ngân sách địa phương thì cần quản lý và giám sát chặt chẽ việc vay
vốn. Các khoản vốn vay chỉ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển các cơ sở kinh tế. Các
khoản vay của ngân sách địa phương cần được tổng hợp và báo cáo Quốc hội để tổng hợp số bội chi
NSNN hằng năm. Vấn đề vay vốn của các địa phương không được kiểm soát chặt chẽ chẳng những
tạo ra nguy cơ vay vốn tràn lan, đầu tư kém hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến tính bền vững của
NSNN trong tương lai. Bội chi NSNN hằng năm không được kiểm soát chặt chẽ trước khi trình Quốc
hội, mức bội chi thực tế khác với mức bội chi báo cáo cáo Quốc hội. Điều đó tạo nên gánh nặng nợ
cho NSNN, bởi NSNN là một thể thống nhất và đa số các địa phương trông chờ chủ yếu vào ngân
sách trung ương, do vậy suy cho cùng, các khoản nợ của ngân sách địa phương sẽ là gánh nợ của
NSNN trong khi việc đầu tư lại dàn trải, kém hiệu quả.

1


III. KẾT LUẬN.
Trong công tác điều hành, thực hiện dự toán ngân sách nhà nước trên thực tế vẫn còn bộc lộ
một số mặt hạn chế. Đến thời điểm hiện nay, vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thành
việc phân khai kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung năm 2009 và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư
xây dựng cơ bản năm 2009 thấp. Tình trạng lãng phí trong một số lĩnh vực như: đầu tư xây dựng cơ
bản, quản lý và sử dụng đất đai vẫn chậm được khắc phục (thậm chí có trường hợp do động cơ tham
nhũng dẫn đến các vi phạm về quản lý kéo theo hậu quả lãng phí). Chủ trương “Người Việt Nam ưu
tiên dùng hàng Việt Nam” ở một số nơi vẫn còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất, do đó
chưa mang lại hiệu quả cao.

Do đó mục tiêu trong năm 2010 của ngành tài chính là thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch 2010,
phục hồi nền kinh cao hơn năm 2009, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn chặn tái lạm phát ở mức cao,
phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 2006-2010.
Bên cạnh đó, trong năm 2010 công việc mà ngành tài chính phải phấn đấu để đạt được là đấu
tranh hoàn thành vượt mức chỉ tiêu Quốc hội giao; huy động các nguồn lực từ doanh nghiệp phát
triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, huy động vốn trái phiếu chính phủ; tiếp tục hỗ trợ lãi suất cho các
đối tượng ở nông thôn, quan tâm kiểm soát chặt chi tiêu công, tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo
ngân sách, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, chủ động rà soát các công ty nhà nước chuyển đổi
sang công ty cổ phần . . .

16


 Danh sách nhóm:
1. Lê Thị Huê
2. Đinh Thị Huệ
3. Cao Thị Kim Ngân
4. Nguyễn Thị Phương
5. Trần Thị Ngoan Thoa
6. Nguyễn Thị Quỳnh Trang

17



×