Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

BAO CAO THUC TE afiex CONG NGHE THUC PHAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.59 MB, 50 trang )

Chương 1
Giới thiệu chung về Công Ty Cổ Phần XNK
Nông Sản Thực Phẩm An Giang
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Hình 1: Công ty Cổ phần XNK Nông
sản Thực phẩm An Giang

Hình 2: Logo của công ty

Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang (tiền thân là Công ty Xuất
nhập khẩu Nông thủy sản An Giang) là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo
Quyết định số 71/QĐ-UBTC ngày 10/02/1990 của Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang từ
sự sáp nhập của 3 công ty: Công ty Chăn nuôi; Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản và
Xí nghiệp Khai thác Chế biến Thủy sản.
Đến năm 1992, căn cứ qui chế thành lập, giải thể doanh nghiệp nhà nước ban hành
theo Nghị định 156/HĐBT ngày 07/05/1992 của Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban Nhân
dân tỉnh An Giang đã ra Quyết định số 528/QĐ ngày 02/11/1992 thành lập lại Công ty
đồng thời tiếp tục sáp nhập một bộ phận của Công ty Lâm sản vào Công ty Xuất nhập
khẩu Nông thủy sản An Giang.
Sau một thời gian hoạt động, Công ty liên tục phát triển và không ngừng lớn mạnh,
luôn mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh và trở thành một trong
những Công ty hàng đầu của tỉnh An Giang.
Đến năm 1995, nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển và tạo điều kiện thuận lợi phù hợp
với tình hình thực tế cũng như khả năng quản lý hoạt động theo chức năng chuyên
ngành, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang đã tách Công ty thành 2 công ty hoạt động độc
lập đó là Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (nay là Công ty Cổ phần Xuất
nhập khẩu Thủy sản An Giang – AGIFISH) và Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản
Thực phẩm An Giang – AN GIANG AFIEX. Theo đó, Công ty Xuất nhập khẩu Nông
sản Thực phẩm An Giang được đổi tên và thành lập theo Quyết định số 69/QĐ-UB
ngày 29/01/1996 của UBND tỉnh An Giang.


Trên chặn đường đã qua, Công ty tự hào là doanh nghiệp nhà nước đạt hiệu quả tăng
trưởng cao, luôn thể hiện vai trò chủ đạo trong thực hiện các chủ trương, chính sách
của Tỉnh. Theo xu thế phát triển, Công ty đã được UBND tỉnh phê duyệt phương án
chuyển thành công ty cổ phần theo Quyết định số 1808/QĐ-UBND ngày 22/09/2010.

1


Ngày 15/03/2011, Công ty đã tiến hành Đại hội đồng cổ đông thành lập và chính thức
hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01/04/2011 với vốn điều lệ 350 tỷ
đồng.
1.1.2 Vị trí địa lý
Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC
PHẨM AN GIANG
Tên tiếng Anh: AN GIANG AGRICULTURE AND FOODS IMPORT – EXPORT
JOINT STOCK COMPANY
Tên giao dịch: AFIEX
Tên viết tắt: AFIEX
Trụ sở đăng ký của Công ty là:
Địa chỉ: 25/40 Trần Hưng Đạo, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang
Điện thoại: 076 - 3932963

Fax: 076 – 3932981

Email:
Website: www.afiex.com.vn
Tổng giám đốc điều hành là đại diện theo pháp luật của Công ty. Công ty có thể thành
lập chi nhánh và văn phòng đại diện tại địa bàn kinh doanh để thực hiện các mục tiêu
hoạt động của Công ty phù hợp với Nghị quyết của Hội đồng quản trị và trong phạm vi
luật pháp cho phép.

1.2 Tổng quan về kinh tế, qui mô, năng suất của công ty
Nằm trong vùng trọng điểm kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), An
Giang sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, vừa là cửa ngõ giao thương giữa
các tỉnh trong khu vực với các nước láng giềng như Lào, Campuchia, vừa có diện tích
đất đồng bằng màu mỡ do dòng sông Mê kông bồi đắp quanh năm nên rất thuận lợi
cho việc sản xuất lúa và trồng thủy sản. Nhận thấy thế mạnh của tỉnh nhà, Công ty Cổ
phần Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang (tiền thân là một doanh nghiệp
nhà nước được cổ phần hóa ngày 01/04/2010) ra đời để góp phần thúc đẩy kinh tế của
tỉnh An Giang tăng trưởng.
Được thành lập năm 1990, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An
Giang (gọi tắt là AFIEX) có qui mô hoạt động đa ngành nghề nhưng chủ lực là 3 lĩnh
vực then chốt: chế biến và xuất khẩu lương thực, thủy sản, sản xuất và tiêu thụ thức ăn
chăn nuôi thủy sản, với sản phẩm chính là gạo xuất khẩu các loại, cá tra – basa đông
lạnh, thức ăn cho gia súc, gia cầm và cá. Tuy hoạt động kinh doanh trên nhiều ngành
nghề nhưng ngành lương thực từ lâu đã được xem là mũi nhọn phát triển của Công ty.
Là thành viên xuất sắc của Công ty, Chi nhánh Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông
sản Thực phẩm An Giang – Xuất khẩu Lương thực được chính thức đi vào hoạt động
vào tháng 12/1991. Với trụ sở đặt tại số 25/40 đường Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ
Thới, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, đây là một trong những đơn vị sản xuất
và kinh doanh lương thực được người tiêu dùng trong và ngoài nước đánh giá cao, góp
phần khằng định vị thế của thương hiệu AFIEX trong lòng khách hàng.
Từ khi được Công ty giao nhiệm vụ thu mua, chế biến lúa gạo, tham gia bình ổn giá
khi thị trường có biến động và kinh doanh bách hóa tổng hợp, chi nhánh Xuất nhập
2


khẩu Lương thực AFIEX đã và đang không ngừng đầu tư phát triển sản xuất, liên tục
đổi mới công nghệ tiên tiến. Từ hệ thống kho chứa, trang thiết bị hiện đại đến các dịch
vụ vận chuyển đều tuân thủ theo những yêu cầu khắc khe về chất lượng.
Điển hình như trạm thu mua và chế biến lương thực Tân Lập thuộc huyện Tịnh Biên,

An Giang có sức chứa 8.000tấn được đầu tư với hệ thống sản xuất liên hoàn gồm hệ
thống hút lúa nguyên liệu, cân tự động, sấy tự động, xay xát và lau bóng gạo thành
phẩm. Tất cả đều được đầu tư theo dây chuyền tiên tiến nhất hiện nay, đáp ứng yêu cầu
của các nước nhập khẩu gạo. Hơn nữa, trong thời gian tới, trạm còn sỡ hữu một nguồn
lúa nguyên liệu dồi dào với khoảng 5.000ha được sản xuất ngay tại xã Tân Lập. Đó là
những tín hiệu vui giúp trạm Tân Lập trở thành đầu mối giao thương, cung cấp lúa gạo
quan trọng cho Công ty nói riêng và cho thị trường nói chung.
Bên cạnh trạm Tân Lập, Chi nhánh Xuất nhập khẩu lương thực AFIEX mở rộng mạng
lưới thu mua trên khắp địa bàn An Giang – tỉnh có sản lượng lúa gạo lớn nhất cả nước
như:
Kho Mỹ Thới tại khóm Thạnh An, Phường Mỹ Thới, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An
Giang có sức chứa 28.000tấn. Là trung tâm điều hành hoạt động chế biến lúa gạo của
công ty. Công suất thiết bị chế biến: 300.000tấn gạo/năm. Hệ thống các kho được bố
trí ở vùng sản xuất, lưu thông lúa gạo trọng điểm trong tỉnh. Sản xuất mỗi năm:
250.000tấn gạo các loại, trong đó xuất khẩu 150.000tấn đến 200.000tấn. Sản phẩm:
Gạo trắng hạt dài (5% đến 100% tấm), gạo đặc sản địa phương, gạo thơm.
Trạm thu mua và chế biến lương thực Bình Hòa tại ấp An Hòa , xã An Hòa, huyện
Châu Thành, tỉnh An Giang có sức chứa 15.000tấn.
Trạm thu mua và chế biến lương thực Bình Đức tại đường Võ Văn Hoài, Phường Bình
Khánh, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang có sức chứa 5.000tấn.
Trạm thu mua và chế biến lương thực Mỹ Khánh tại ấp Bình Khánh, xã Mỹ Khánh,
Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Trạm thu mua và chế biến Thoại Sơn tại tỉnh lộ 943 ấp Bắc Sơn, thị trấn Núi Sập,
huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang có sức chứa 8.000tấn.
So với trạm Tân Lập chế biến từ nguyên liệu ban đầu là lúa, các trạm này thu mua chủ
yếu là gạo xô (thường là gạo từ 15 – 25% tấm, hoặc 100% tấm) để chế biến. gạo được
mua từ các ghe thương lái, theo băng tải đến thẳng cân điện tử. Kế tiếp, nó được
chuyển đến các bồn chứa rồi thông qua máy xát trắng, gạo được làm sạch, cho màu sắc
tự nhiên. Sau đó, theo đường chuyền gạo được đưa vào hệ thống lau bóng, đánh bóng
theo yêu cầu của khách hàng để có những hạt gạo vừa thon, dài vừa bóng, đẹp. Không

chỉ thế, mới đây, Chi nhánh Xuất khẩu lương thực AFIEX vừa lắp đặt thêm hệ thống
tách màu tự động với công suất 20tấn/giờ nhằm nâng cao phẩm chất gạo, hướng tới
xuất khẩu các sản phẩm đẳng cấp hơn.
Bên cạnh việc liên tục đổi mới công nghệ mới theo yêu cầu thị trường, Chi nhánh Xuất
khẩu lương thực AFIEX cam kết tuân thủ các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ
cũng như nghĩa vụ đối với khách hàng. Đến nay, các cơ sở sản xuất, chế biến của Chi
nhánh đều được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm
cùng các chứng nhận quốc tế khác như ISO 90001 : 2000, HACCP, BRC, HALAL,
SQL 2000,…

3


Song song đó, Chi nhánh Xuất khẩu lương thực AFIEX đã và đang liên kết với các cơ
sở vệ tinh chế biến gạo xuất khẩu trên địa bàn tỉnh An Giang và khu vực ĐBSCL, tạo
ra nguồn cung ứng lương thực dồi dào đáp ứng các đơn đặt hàng với số lượng lớn,
nhằm xây dựng được niềm tin và uy tín trong lòng khách hàng.
Ngoài ra, nguồn nhân lực cũng luôn là mối quan tâm hàng đầu của Công ty nói chung
và của Chi nhánh Xuất khẩu lương thực AFIEX nói riêng. Đến nay, số lượng công
nhân viên chức có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ 21%, trình độ cao đẳng
trung cấp chiếm 42% trong tổng số lao động định biên của Công ty.
Hơn 20 năm trưởng thành và phát triển, Chi nhánh Xuất khẩu lương thực AFIEX đã
đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển của Công ty. Tỷ lệ thu mua, chế biến
cũng như xuất khẩu lương thực luôn ổn định và giữ ở mức cao. Công suất chế biến đạt
gần 300.000tấn/năm gấp 10 lần so với ngày đầu thành lập, sản lượng xuất khẩu từ
35.000tấn (1990) tăng lên 184.000tấn (2005) và giữ ổn định 150.000 – 160.000tấn cho
đến nay. Hiện các sản phẩm gạo AFIEX đang có mặt tại thị trường của các nước
ASEAN, châu Phi, Iran, Irắc, Ý, Haiti, Cuba,… định hướng sắp tới sẽ mở rộng sang
Nam Á, Đông Bắc Á, Đông Âu,… nhằm nâng cao tỷ trọng gạo cao cấp, gạo thơm của
thương hiệu AFIEX.

Không chỉ thực hiện nhiệm vụ thu mua, chế biến và xuất khẩu gạo, Chi nhánh Xuất
khẩu lương thực AFIEX còn chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu tại thị trường
nội địa với hệ thống bán lẻ, bách hóa tổng hợp, cửa hàng lương thực tại trung tâm
thành phố Long Xuyên và vùng ven Nam Châu Đốc.
Siêu thị AA tại số 36 – 39 Hai Bà Trưng, phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên, tỉnh An
Giang.
Cửa hàng lương thực thực phẩm ở số 109 Nguyễn Huệ, phường Mỹ Long, TP. Long
Xuyên, tỉnh An Giang.
Và cửa hàng lương thực thực phẩm Nam Châu Đốc thuộc QL.91, ấp Mỹ Chánh, xã
Mỹ Đức, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Thông qua hệ thống bán lẻ, siêu thị, cửa hàng lương thực thực phẩm, các sản phẩm
gạo mang thương hiệu AFIEX ngày càng được người tiêu dùng nội địa ưa chuộng.
Từ hiệu quả kinh doanh đã đạt được, Chi nhánh Xuất khẩu lương thực AFIEX còn
cùng Công ty đem về những danh hiệu cao quý khẳng định niềm tin chất lượng của
thương hiệu AFIEX: Huân chương Lao động hạng Ba (2003), Top 200 Doanh nghiệp
hàng đầu Việt Nam (2007), Danh hiệu Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
(2007, 2008, 2009), Top 100 Thương hiệu mạnh xuất khẩu uy tín và hiệu quả, Danh
hiệu Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín từ năm 2004 đến 2009,… cùng nhiều danh hiệu và
giảiHình
thưởng
khác. chương lao động hạng 3 Hình 4: Thương hiệu mạnh Việt Nam 2009
3: Huân

4


Hình 5: Cúp vàng doanh nghiệp

Hình 6: Thương hiệu vàng


xuất khẩu gạo uy tín

chất lượng doanh nghiệp

Phát huy những thành công trước, Chi nhánh Xuất khẩu lương thực AFIEX luôn đặt ra
mục tiêu phát triển lâu dài, từng bước xây dựng một thương hiệu mạnh cả về lượng và
chất. Chi nhánh Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang –
AFIEX tự hào là đối tác uy tín, nơi cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho
mọi người.
Chi nhánh Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang – Xuất
khẩu lương thực AFIEX – một thương hiệu, triệu niềm tin.

5


Chương 2
Tổ chức và thiết kế
2.1 Tổ chức quản lí
2.1.1 Sơ đồ tổ chức
Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Hành
chính

Kế toán


tổ

Bộ phận
thu mua,
kho

Bộ phận
sản xuất

Các trạm
trực thuộc

Cửa hàng
bách hoá
tổng hợp

chức
Hình 7: Tổ chức nhân sự của chi nhánh xuất khẩu lương
thực An Giang
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy
2.1.2.1 Chức năng
Tổ chức mua gạo nguyên liệu và tổ chức xay xát, chế biến lau bóng, đấu trộn gạo theo
tiêu chuẩn xuất khẩu, mua bán gạo nội địa, quản lý và sử dụng tài sản có hiệu quả.
Là trung gian đưa gạo Việt ra thế giới.
Thanh toán tiền bán gạo nguyên liệu cho thương lái.
2.1.2.2 Nhiệm vụ
Cung ứng gạo xuất khẩu và nội địa theo đơn hàng, tổ chức thị trường mạng lưới mua,
bán gạo xát, chế biến, dự trữ.
Theo dõi tình hình biến động giá cả thị trường, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu.
Thực hiện nghiêm chế độ tài chính, kế toán và tổ chức quản lý, sử dụng tài sản vốn có

hiệu quả. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động, đảm bảo an
toàn lao động, vệ sinh môi trường.
Tổ chức mua, bán công khai bằng phương pháp thỏa thuận giá, thực hiện dịch vụ, mua
bán, bảo quản, bốc xếp, nhận gởi hàng, thực hiện các thông tin về giá cả thị trường lúa
gạo.
Hợp tác tốt đối với các cơ quan chức năng thực hiện đúng các chế độ, chính sách của
Nhà nước đối với thương lái.

6


2.2 Những thuận lợi và khó khăn của nhà máy
2.2.1 Thuận lợi
AFIEX có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương các cấp.
AFIEX đã liên kết với hợp tác xã nông nghiệp trong quá trình vận chuyển sản phẩm
đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
AFIEX nằm trong vùng có sản lượng lúa rất lớn đáp ứng nhu cầu giao dịch cho nông
dân trong các vụ lúa.
Cơ sở hạ tầng tốt có thể đáp ứng nhu cầu xuất khẩu gạo quanh năm.
2.2.2 Khó khăn
Diện tích sử dụng đất nông nghiệp của nông dân nhỏ lẻ, manh mún. Do đó việc quy
hoạch sản xuất lúa đồng chủng có chất lượng cao còn gặp nhiều khó khăn.
Chưa kiểm soát được nguồn nguyên liệu ban đầu cũng như nguồn gốc xuất xứ và dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật còn trong hạt gạo nguyên liệu.
2.2.3 Hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian qua
Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang được đổi tên và thành lập
theo Quyết định số 69/QĐ-UB ngày 29/01/1996 của UBND tỉnh An Giang.
Công ty đã được UBND tỉnh phê duyệt phương án chuyển thành công ty cổ phần theo
Quyết định số 1808/QĐ-UBND ngày 22/09/2010.
Hơn 20 năm trưởng thành và phát triển, chi nhánh Xuất khẩu lương thực AFIEX đã

đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển của công ty.
Công suất chế biến đạt gần 300.000tấn/năm gấp 10 lần so với ngày đầu thành lập.
Sản lượng xuất khẩu từ 35.000tấn (1990) tăng lên 184.000tấn (2005) và giữ ổn định
150.000 – 160.000tấn cho đến nay.
Hệ thống các kho được bố trí ở các huyện trong tỉnh sản xuất mỗi năm: 150.000tấn
gạo các loại, trong đó xuất khẩu 120.000tấn.
2.3 Thiết kế của nhà máy

7


Quốc lộ 91, Đường Trần Hưng
Đạo
Phòng Bảo Vệ
Kho 6

Bãi Xe

Kho 5

Kho 4

Kho 7

Đội
Bảo Vệ

Sân
Tennic


Kho 3

Nhà
Tập
Thể

Buồng
Lắng
Cám

Nhà
Tập
Thể

Kho 2
(Dây Chuyền
sản xuất chính
Năng Suất 816Tấn/Giờ)

Phòng
Kế Toán

Phòng
Kho
P.Thu
Mua

Phòng
Phân
Tích


Kho 1

Khu Vực Đấu
Trộn
( Bồn Đấu
Trộn)

Cân
Băng
Tải

Khu Vực Xuất
Hàng

Sông Hậu
Hình 8: Sơ đồ thiết kế mặt bằng tổng thể của chi nhánh

8

Cân
Băng Tải


Chương 3
Công nghệ và thiết bị
3.1 Quy trình công nghệ sản xuất gạo
Gạo nguyên liệu

Sàng tạp chất


Gạo pass2

Tạp chất

Sàng tạp chất

Xát trắng lần 1,2,3
Cám xát

Lau bóng lần 1,2

Cám lau

Tách thóc

Thóc

Sấy
Sàng đảo

Tấm 1,2

Trống phân loại

Tấm 1

Đấu trộn
Sàng
Tách màu (nếu có)

Cân
Bao gói
Gạo thành phẩm
Hình 9: Sơ đồ sản xuất gạo nguyên liệu

9

Tạp chất

Tạp chất


Hình 10: Quy trình chế biến từ gạo lức ra gạo bóng (năng suất 8 – 16 tấn/giờ)

10


3.2 Thuyết minh quy trình
3.2.1 Nguyên liệu
3.2.1.1 Nguyên liệu gạo
Nguyên liệu gồm hai loại: gạo lật và gạo trắng.
Nguyên liệu đưa vào sản xuất là gạo lật (gạo xô) qua dây chuyền xát trắng và lau bóng
sẽ cho ra thành phẩm tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp như: gạo super, gạo 5% tấm,
gạo 10% tấm, 15% tấm,….
Gạo nguyên liệu: đây là một loại nguyên liệu rất khó bảo quản. Do đó, khi thu mua
phải bảo đảm vừa đủ cho việc sản xuất. Gạo nguyên liệu dễ bị sâu mọt, côn trùng hay
nấm mốc xâm nhập và phá hoại. Gạo phải đảm bảo các chỉ tiêu về độ ẩm, tạp chất, tỷ
lệ các hạt hư hỏng trong gạo.
Nhập nguyên lệu: trong quá trình nhập cán bộ kiểm nghiệm sẽ lấy mẫu để đo độ ẩm và
tiến hành so sánh xem có giống với mẫu lúc đầu không, để quyết định có nên nhập

hàng tiếp hay phải ngưng để thoả thuận lại giá cả. Cân nguyên liệu và đưa vào bồn
chứa nhờ hệ thống băng tải và gàu tải.
Khi gạo nguyên liệu nhập vào với số lượng nhiều, để giảm thiểu việc hư hỏng gạo thì
lô nào, kho nào nhập trước thì đưa ra sản xuất trước.
3.2.1.2 Lấy mẫu phân tích
Mẫu được lấy theo cách ngẫu nhiên, lấy đều khắp nơi trên lô hàng, khối lượng mẫu lấy
từ 1 – 3kg.
Để kiểm tra, phân tích chất lượng gạo các nhân viên kiểm phẩm phải thường xuyên lấy
mẫu để phân tích, kiểm tra, so sánh xem có giống với mẫu ban đầu hay không. Đối với
gạo bán thành phẩm từ các khâu của dây chuyền sản xuất cán bộ muốn kiểm tra khâu
nào thì đến khâu đó lấy mẫu.
Mẫu được lấy bằng cây xiên gạo, và thường được chứa bằng cái nia.
Cấu tạo cây xiên gạo được làm bằng inox rỗng ruột, một đầu khuyết sâu và được làm
nhọn để lấy được gạo còn một đầu được bao nhựa để cầm nắm được dễ dàng.

Hình 11: Cây xiên và nia chứa gạo

11


3.2.1.3 Tiến trình phân tích
3.2.1.3.1 Trộn và chia mẫu
Trộn và chia mẫu bằng tay: cho mẫu ra bàn rồi dùng hai tấm nhựa để trộn đều mẫu,
sau đó chia mẫu ra làm bốn phần, lấy hai phần đối diện có thể là 1 – 3 hoặc 2 - 4. Tiếp
tục làm như thế đến khi mẫu còn khoảng 25g thì mang đi phân tích.
1
4

3


2

Hình 12: Cách chia mẫu
Trộn và chia mẫu bằng máy: Máy có một cái phễu, dưới phễu có một van đóng mở cho
gạo chạy xuống theo hai đường ra.
Trộn mẫu: cho gạo vào phễu, dùng hai dụng cụ hứng gạo ở hai đường ra, mở khoá cho
gạo chạy xuống, gạo chạy hết thì đóng khoá lại rồi tiếp tục đổ gạo vừa hứng được ở cả
hai đường ra vào phễu. Làm như thế khoảng 3 – 4 lần.
Chia mẫu: sau khi đã trộn mẫu xong ta tiếp tục làm như thế nhưng chỉ lấy gạo của một
đường ra đổ lại phểu. Chia mẫu còn lại khoảng 25g thì đem mẫu đó đi phân tích.

Hình 13: Máy trộn và chia mẫu
3.2.1.3.2 Đo độ ẩm
Nhấn nút Power để mở máy, chỉnh máy về mục gạo (rice) bằng nút Select. Lấy một ít
mẫu cho vào khay lấy mẫu của máy kett để tiến hành đo độ ẩm. Khi đo dùng ngón tay
trỏ giữ chặt khay và dùng tay còn lại xiết chặt tay vặn, rồi nhấn nút Power.
Đo khoảng 4 – 7 lần rồi lấy trung bình bằng cách nhấn nút Ave (average) từ đó suy ra
kết quả cuối cùng.
Hình 14: Máy đo độ ẩm
Bảng 1: Các thông số trên màn hình của máy kett
Thông số

Ý nghĩa

Paddy

Đo lúa
12



Wheat

Đo lúa mì

Barley

Đo lúa mạch

Paddy in dryer

Đo lúa sấy

Naked Barly

Đo lúa mạch bóc vỏ

Rice

Đo gạo

Average

Trung bình độ ẩm các lần đo

Power

Tắt mở máy và đo độ ẩm

Sellect


Lựa chọn mục cần đo

“Nguồn: Xí nghiệp xuất khẩu lương thực”
Bảng 2: Độ ẩm của gạo trong 2 mùa vụ
Mùa vụ

Độ ẩm

Đông xuân

16 – 17o

Hè thu

17 – 19o
“Nguồn: Xí nghiệp xuất khẩu lương thực”

3.2.1.3.3 Các tiêu chí khác
Phân tích tỷ lệ tấm, các hạt bạc bụng, hạt xanh non, hạt sọc đỏ… thì dựa vào công
thức:

Trong đó:
m là khối lượng hạt bị bắt bạc bụng, xanh non, sọc đỏ…
M là khối lượng của mẫu đem đi phân tích.
Phân tích tấm: đầu tiên cho mẫu vào sàng tay để loại bớt gạo nguyên. Phần còn lại ta
đổ ra bảng đen để lựa gạo nguyên còn xót lại. Tấm được xác định theo thước đo ứng
với chiều dài của hạt. Sau khi phân tích xong đem tấm bắt được đi cân rồi tính tỷ lệ
phần trăm.
Đối với các chỉ tiêu khác cũng thực hiện tương tự như phương pháp phân tích tấm.


13


Hình 15: Sàng tay

Hình 16: Bộ dụng cụ phân tích
Bảng 3: Kích thước tấm bắt theo loại gạo
Stt

Loại gạo

Kích thước (mm)

1

5%

4,65

2

10%

4,3

3

15%

4,13


4

20%

3,6

5

25%

3,1

“Nguồn: Xí nghiệp xuất khẩu lương thực”
Bảng 4: Bảng phân loại hạt gạo
Stt

Loại hạt

Đặc điểm

1

Hạt hư hỏng nhẹ

Hạt có chấm nâu ở giữa bụng hạt (do ong chích).

14



2

Hạt hư hỏng nặng

Hạt có dấu hiệu của sự hư hỏng, nâu nhiều.

3

Hạt vàng

Hạt có màu vàng hơi sậm khi đem so với gạo trắng.

4

Hạt đỏ

Hạt có màu đỏ.

5

Hạt sọc đỏ

Hạt có sọc đỏ chiếm ½ chiều dài của hạt.

6

Hạt bạc bụng

Hạt có màu trắng đục chiếm ¾ của hạt.


7

Hạt xanh non

Hạt chưa chín hoàn toàn (có màu xanh non).
“Nguồn: Xí nghiệp xuất khẩu lương thực”

3.2.2 Cân
Gạo nguyên liệu từ dưới phương tiện được băng tải đưa qua gàu tải rồi vào cân điện tử
để xác định khối lượng. Cân điện tử sẽ cân đủ lượng gạo (200kg) rồi xả xuống gàu tải
theo băng tải khác đi vào dây chuyền sản xuất. Cũng có thể sử dụng cân bàn đối với
gạo đóng bao.
Cân điện tử với độ chính xác và ổn định cao. Sự vận hành cân được điều khiển bằng
lập trình.
Trong quá trình cân, một phận bụi từ nguyên liệu sẽ được hút ra ngoài thông qua hệ
thống cylone và quạt, thuận tiện cho quá trình chế biến tiếp theo.

Hình 17: Cân bàn lớn

15


Hình 18: Cân điện tử
3.2.3 Sàng, phân loại tạp chất
Là quá trình tách tạp chất ra khỏi gạo nguyên liệu khi đưa vào chế biến:
Tạp chất vô cơ: đất, sạn, đá, cát,….
Tạp chất hữu cơ: rơm, rác, bụi,…
Tạp chất của gạo: rơm, rác, đá, sạn, bụi,…
Để đảm bảo chất lượng thành phẩm, không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, độ bền
thiết bị do lượng tạp chất gây nên, ta dùng sàng để tách các tạp chất này ra khỏi thóc

gạo.
3.2.4 Bồn chứa
Dùng để chứa nguyên liệu vào dự trữ khi thu mua, phục vụ cho quá trình chạy gạo
nhưng không để quá lâu (không quá ngày) để đảm bảo chất lượng gạo thành phẩm và
kiểm soát tốt hơn trong quá trình bảo quản sau này.
Có hai bồn lớn dùng để chứa ngguyên liệu đầu vào. Mỗi bồn chứa lớn gồm sáu bồn
nhỏ chứa được 240tấn gạo nguyên liệu dùng để chạy trong một ngày một đêm.
Bồn định lượng năng suất 12tấn/giờ.
16


Hình 19: Bồn chứa nguyên liệu
3.2.5 Xát trắng
Là quá trình đi lớp vỏ cám bên ngoài của gạo nguyên liệu hay còn gọi là quá trình làm
trắng hạt gạo.
Đây là khâu quan trọng trong công nghệ sản xuất gạo. Là quá trình tách vỏ gạo lật hay
nói cách khác là bóc vỏ cám bên ngoài tạo nên tính cảm quan tốt và giúp quá trình bảo
quản được tốt hơn.
Người ta dùng máy xát trục ngang hay trục đứng để xát gạo. Khi xát, nhờ tác dụng của
lực ma sát của hạt gạo với trục xát, gạo với dao cao su, ma sát của các hạt gạo với
nhau làm vỡ vỏ lụa mòn dần và bong ra khỏi hạt.
Nguyên liệu sau khi làm sạch sẽ được đưa qua máy xát trắng 1, máy xát trắng 2, máy
xát trắng 3 để bóc vỏ cám, ở đây ta có cám trắng là phụ phẩm đầu tiên được loại ra.
Cám được tách ra và đưa về cylone lắng, sau đó cám được vít tải đưa theo đường ống
dẫn cám ra nơi đóng bao.
Nếu chạy gạo có chất lượng cao như 5% tấm,, 10% tấm nguyên liệu sẽ lần lượt qua
máy xát trắng 1, máy xát trắng 2, máy xát trắng 3 để dưỡng cho hạt gạo không cho hạt
gạo bị gãy, tỷ lệ thu hồi thành phẩm sẽ cao, đồng thời do gạo cao cấp nên đòi hỏi chất
lượng phải cao, do đó khi chạy theo kiểu nối tiếp này sẽ đảm bảo chất lượng.
Nếu chạy gạo có chất lượng thấp như 15% tấm, 20% tấm, 25% tấm ta có thể chạy song

song ba (hoặc 2 máy tùy theo quy trình thiết bị của công ty) máy xát trắng để bóc cám
và làm bóng bề mặt gạo xuất khẩu.
Tùy theo từng loại gạo mà máy hoạt động khác nhau. Ví dụ như gạo xuất khẩu tách
cám từ 8,5 - 10%, gạo dùng trong nước từ 5,5 - 6,5% so với khối lướng toàn hạt gạo
lật.
Mức xát trắng có thể thay đổi dễ dàng nhờ việc điều chỉnh khe hở của thanh dao cao
su và trái đá.
17


Tự ổn định mức độ xát trắng bằng chương trình điều khiển PLC và truyền động vô dao
một lượt.
Khả năng điều chỉnh năng suất dễ dàng thông qua tay điều chỉnh ở bệ máy.
Kích thước máy nhỏ gọn, năng suất cao. Máy hoạt động êm và ổn định. Thao tác
chỉnh, vận hành thuận tiện.
Kết cấu đơn giản, dễ dàng cho tháo lắp và bảo dưỡng.
Chú ý: Nếu gạo chạy lại (gạo pass2) thì gạo sẽ không qua công đoạn xát trắng.
3.2.6 Lau bóng
Đây là khâu rất quan trọng tạo nên chất lượng gạo xuất khẩu và cũng là yếu tố làm
tăng giá thành sản phẩm.
Gạo sau khi xát cần phải được đánh bóng để tách các hạt cám còn bám lại trên bề mặt
sau khi xát, làm bề mặt gạo nhẵn đẹp và đồng nhất làm tăng giá trị cảm quan và khả
năng bảo quản hạt.
Ví dụ: Đối với gạo 5%, 10%, 15% tấm, phải qua hai máy lau bóng để đạt chất lượng
xuất khẩu, nhưng đối với gạo 20%, 25% tấm thường là đấu trộn từ các loại gạo thành
phẩm trên: 5%. 10%, 15% tấm với tấm 1 để sản xuất ra).
Thường dùng phương pháp đánh bóng ướt, bằng cách sử dụng nước phun vào khối hạt
đang bị chà xát tạo môi trường ẩm, trong môi trường này lớp cám được tách ra dễ dàng
hơn. Trong quá trình lau bóng, gạo sẽ được phun sương nhờ bình phun nước ở phía sau
máy lau bóng kết hợp với gió lấy từ bên ngoài làm xáo trộn gạo bên trong khoang lưới

tạo sự ma sát giữa gạo – lưới – thanh cản cao su dưới áp lực nén sẽ làm cho gạo trắng
bóng. Suốt cả quá trình cán bộ kỉ thuật thường xuyên điều chỉnh vòi phun sương theo
kinh nghiệm của mình và điều chỉnh máy lau để đạt độ bóng theo yêu cầu. Trên thân
máy có lắp đặt hệ thống hút cám và đưa về cylone lắng để thu hồi.
Điều kiện nạp liệu bằng khí nén và điện nên an toàn thuận tiện.
Kết cấu máy cứng vững, các chi tiết chuyển động được cân bằng tốt.
Bảng 5: Cảm quan hạt gạo khi dư và thiếu nước
Lượng nước

Cảm quan

Dư nước

Gạo đóng bệch, dính.

Thiếu nước

Gạo nóng, sừ lang beng.

Đủ nước

Mặt gạo bóng đẹp, cầm trong lòng bàn tay
trơn trơn.
“Nguồn: Xí nghiệp xuất khẩu lương thực”

3.2.7 Tách thóc và sấy
Tiếp tục gạo qua gằn bắt thóc để tách thóc còn sót, đảm bảo chất lượng gạo thành
phẩm có từ 15-25hạt/kg. Gạo nguyên liệu phải qua 10 lớp sàng chính và 1 lớp sàng
phụ và được chia ra làm 3 phần:
Phần gạo lẫn nhiều thóc sẽ được đưa ra ngoài đóng bao nhờ lớp sàng phụ.

Phần gạo còn lẫn ít thóc sẽ được gàu tải đưa hoàn lưu trở lại máy tách thóc để tiếp tục
tách thóc.
18


Phần gạo đã bắt hết thóc thì tiếp tục được đưa qua máy sấy.
Do máy móc thiết bị ngày càng hiện đại hơn, có một số cơ sở bỏ qua công đoạn bắt
thóc vì khi qua cối xát khả năng tách cám rất cao có thể tách vỏ cả những hạt thóc còn
sót lại trong gạo nguyên liệu.
Sấy là phương pháp điều chỉnh độ ẩm của gạo. Do trong lúc đánh bóng có phun một
lượng nước lên gạo nên độ ẩm tăng lên. Do đó cần phải sấy để giảm độ ẩm.
Nhiên liệu dùng để sấy là than đá. Tuy nhiên tùy theo độ ẩm nguyên liệu và độ ẩm yêu
cầu của khách hàng mà sử dụng nhiên liệu hay thời gian sấy khác nhau.
3.2.8 Phân loại sản phẩm
Để phân loại sản phẩm người ta thường dùng cả hai phương pháp sau:
Phân loại bằng sàng
Mục đích là phân ra các loại tấm, gạo, gạo gãy. Tùy theo kích thước của gạo và tấm
mà ta sử dụng lưới sàng có kích thước thích hợp.
Phân biệt theo chiều rộng: dụng mặt sàng lỗ tròn
Phân biệt theo chiều dài: dùng mặt sàng lỗ dài
Phân loại bằng máy chọn
Là thiết bị hình trụ, lắp đặt theo độ nghiêng máng hứng. Việc phân loại phụ thuộc vào
độ nghiêng và tốc độ quay của trống phân loại. Tùy theo tiêu chuẩn gạo mà lắp, lắp độ
nghiêng của trống khác nhau.
3.2.8.1 Sàng đảo
Gạo sấy xong được gàu tải chuyển đến 2 máy sàng đảo. Tách được 4 loại:
Gạo hạt nguyên
Hỗn hợp gạo nguyên và tấm lớn
Tấm vừa
Tấm nhỏ

Lưới luôn được làm sạch bằng những miếng gạc bằng cao su.
Phần gạo nguyên hoàn toàn không lẫn tấm.
Phần hỗn hợp của gạo nguyên và tấm lớn hoàn toàn khong lẫn tấm nhỏ.
Sàng đảo thường sử dụng kết hợp với trống phân hạt để tách tấm lẫn trong gạo một
cách triệt để.
3.2.8.2 Trống phân loại
Từ sàng đảo gạo lẫn tấm đều được đưa xuống trống phân loại, ở đây gạo được tách ra
riêng
3.2.9 Đấu trộn
Đấu trộn là một biện pháp điều hoà các chỉ tiêu chất lượng của các lô hàng tương ứng
với nhau để tạo ra lô hàng có chất lượng đúng theo tiêu chuẩn hợp đồng.
Tuỳ thuộc vào tiêu chuẩn quốc gia gạo trên thị trường sẽ chứa từ 5 – 25% tấm. Việc
phối trộn tỷ lệ gạo khi xuất hàng là điều không thể tránh khỏi ở các nhà máy.
19


Ví dụ: Đấu gạo A với gạo B với tỷ lệ 3:1. Thì ở van xả gạo A phải cân được khối lượng
gạo gấp 3 lần ở van xả gạo B (lấy gạo bằng cách cho một cái thau đặt trên băng tải và
chạy qua van xả gạo).
Bảng 6: Định mức đấu trộn gạo thành phẩm
Chỉ tiêu

Tỷ lệ thu hồi (%)

Thành phẩm thu hồi gạo

99,5

Hao hụt


0,5
“Nguồn: Xí nghiệp xuất khẩu lương thực”

3.2.10 Làm nguội, đóng bao, thành phẩm
Cuối cùng gạo thành phẩm sẽ đi vào thùng chứa cho hạt gạo nguội, sau đó được đóng
bao PP theo quy cách. Còn tấm 1 thì được chuyển trực tiếp ra ngoài đóng bao.
Đóng bao là khâu cuối cùng của khâu sản xuất gạo, bao phải nguyên vẹn, khô sạch,
không nhiễm bẩn, mốc, sâu mọt, hóa chát thuốc sâu,… để tiện cho việc bảo quản hay
xuất hàng.
Gạo xuất khẩu, bao phải là lần đầu tiên sử dụng, trọng lượng mỗi bao thường 25kg
hoặc 50kg để dễ vận chuyển, bốc vác và bảo quản. Khâu miệng bao bằng cách sử dụng
máy may, may hai đường chỉ cotton song song nhau. Bao bì được cung cấp từ phân
nghiệp của công ty, nhưng Mark thì phải thực hiện theo yêu cấu của khách hàng.
Thông thường dùng bao bì PP, vỏ bao nặng khoảng 80g.
Cân đóng bao thuộc loại cân điện tử, lượng gạo được điều chỉnh bằng màn hình máy
tính. Cân có bộ phận giữ miệng bao khi cho sản phẩm vào. Hệ thống gồm hai cân hoạt
động liên tiếp nhau.

Hình 20: Cân tự động
Trong khi xuất hàng phải luôn luôn cân lại khối lượng gạo, để kịp thời điều chỉnh khi
có sai xót, thiếu hụt hay dư thừa. Việc này được thực hiện bằng cân bàn điện tử.

20


Hình 21: Cân bàn điện tử
Thường phải tịnh sao cho khối lượng thực tế cao hơn khối lượng quy định xuất khẩu.
Nghĩa là khi xuất hàng gạo có khối lượng 50kg thì phải tịnh khối lượng khoảng 50,06
-50,12kg để bù trừ cho việc lấy mẫu và khối lượng bao bì.
Khi xuất gạo cán bộ kiểm tra sẽ dùng cây xiên để lấy mẫu và mang đi phân tích xem

có giống với mẫu ban đầu không.
Bên mua gạo cũng cử người xuống kiểm tra xem xét lại hàng xuất đi.
Gạo thành phẩm tiêu thụ không kịp, cần phải cho vào kho bảo quản để giữ gạo lâu bị
hư hỏng. Gạo chất theo lô, kiểm tra gạo thường xuyên trong thời gian bảo quản. Kho
phải đạt tiêu chuẩn về kho bảo quản.
Lưu ý: nếu gạo thành phẩm (thường là gạo chợ) có lẫn nhiều tạp chất cũng như hạt
màu, hạt hư hỏng, sâu, mọt,… thì gạo cần qua công đoạn sàng tạp chất và tách màu để
thu gạo thành phẩm đảm bảo chất lượng trước khi đóng bao.

Hình 22: Bao gói thành phẩm
3.3 Thiết bị
3.3.1 Gàu tải
21


Gàu tải hay còn gọi là bù đài là một loại thiết bị dùng để vận chuyển vật liệu rời đi lên
theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng trên 50 o từ công đoạn chế biến sang công đoạn
tiếp theo.
3.3.1.1 Cấu tạo
Cấu tạo của gàu tải gồm có hai puli đặt trong một thân làm bằng thép mỏng. Một đai
dẹt trên đó có bắt các gàu múc được mắc vào giữa hai puli. Puli trên cao được truyền
động quay nhờ động cơ điện thông qua hộp giảm tốc, còn puli dưới được nối với bộ
phận căng đai có nhiệm vụ giữ cho đai có đủ độ căng cần thiết bảo đảm đủ lực ma sát
giữa đai và puli. Vật liệu được mang lên cao nhờ các gàu múc di chuyển từ dưới lên.
Vỏ đầu máy có bộ phận tháo liệu và cửa quan sát
Thân máy được cấu tạo bao gồm nhiều đoạn ống có tiết diện tròn hoặc chữ nhật ghép
nối tiếp với nhau bằng xích, nằm ở khoảng giữa của đầu gàu và chân gàu, bao kín bộ
phận kéo, được chế tạo bằng thép tấm với các đoạn 1,265m hoặc 0,64m. Các ống được
ghép bằng bulông nên việc tăng giảm chiều cao dễ dàng.Vỏ chân máy có cửa quan sát.
Việc nạp liệu vào chân gàu tải thường được tiến hành bằng hai phương pháp: chuyển

động cùng chiều của tấm băng và ngược chiều chuyển động của nó. Trường hợp vật
liệu đi ngược chiều chuyển động là phương pháp tốt nhất, vì hướng hạt vào gặp gàu tải
đang chuyển động, gàu tải sẽ chứa đầy hơn và trỡ lực nạp liệu vào gàu nhỏ hơn so với
trường hợp nạp liệu theo chiều chuyển động của tấm băng.

Hình 23: Cấu tạo gàu tải
3.3.1.2 Nguyên lý hoạt động

22


Khi máy hoạt động thì gàu xúc vật liệu ở trong khu vực chân máy và vận chuyển lên
phía đầu máy, dưới sự tác dụng của trọng lực và lực quán tính, vật liệu đổ từ gàu vào
bộ phận tháo liệu rồi từ đó chuyển đến nơi sử dụng.
Ưu nhược điểm khi sử dụng gàu tải
Ưu điểm: gàu tải có cấu tạo đơn giản, kích thước lắp đặt nhỏ gọn, máy hoạt động nhẹ
nhàng và êm, tiêu thụ điện năng thấp. Máy hoạt động với năng suất 12tấn/giờ, công
suất 1,5 - 2,2KW.
Nhược điểm: dễ bị quá tải, cần phải nạp liệu một cách đều đặn.
3.3.2 Vít tải
3.3.2.1 Cấu tạo
Vít tải là máy vận chuyển vật liệu rời chủ yếu theo phương nằm ngang. Ngoài ra vít tải
có thể dùng để vận chuyển lên cao với góc nghiêng có thể lên tới 90 o, tuy nhiên góc
nghiêng càng lớn hiệu suất vận chuyển càng thấp.
Vít tải gồm có một trục vít xoắn ốc quay được trong lòng một máng hình nửa trụ.
Trường hợp góc nghiêng lớn, vít tải quay trong ống trụ thay cho máng. Máng của vít
tải gồm nhiều đoạn dài từ 2m đến 4m, đuờng kính trong lớn hơn đường kính cánh vít
khoảng vài mm, được ghép với nhau bằng bích và bulông. Trục vít làm bằng thép ống
trên có cánh vít. Cánh vít làm từ thép tấm được hàn lên trục theo đường xoắn ốc tạo
thành một đường xoắn vô tận. Trục vít và cánh quay được nhờ các ổ đỡ ở hai đầu

máng. Nếu vít quá dài thì phải lắp những ổ trục trung gian, thường là ổ treo, cách nhau
khoảng 3 - 4m.

Hình 24: Cấu tạo vít tải
3.3.2.2 Nguyên lý hoạt động
Khi trục vít quay sẽ đẩy vật liệu chuyển động tịnh tiến trong máng nhờ cánh vít, tương
tự như chuyển động của bulông và đai ốc. Vật liệu trượt dọc theo đáy máng và trượt
theo cánh vít đang quay.
Vít tải chỉ có thể đẩy vật liệu di chuyển khi vật liệu rời, khô. Nếu vật liệu ẩm, bám
dính vào trục sẽ quay theo trục, nên không có chuyển động tương đối giữa trục và vật
liệu, quá trình vận chuyển không xảy ra. Để có thể chuyển được các nguyên liệu dạng
cục hoặc có tính dính bám, cần chọn loại cánh vít có dạng băng xoắn hoặc dạng bơi
chèo, tuy nhiên năng suất vận chuyển bị giảm đáng kể.
Chiều di chuyển của vật liệu phụ thuộc vào chiều xoắn của cánh vít và chiều quay của
trục vít. Nếu đảo chiều quay của trục vít sẽ làm đổi chiều chuyển động của vật liệu.
23


Hai trục vít có chiều xoắn của cánh vít ngược nhau sẽ đẩy vật liệu theo hai hướng
ngược nhau nếu quay cùng chiều.
Vít tải thường được truyền động nhờ động cơ điện thông qua hộp giảm tốc. Số vòng
quay của trục vít trong khoảng từ 50 - 250vòng/phút. Chiều dài vận chuyển của vít tải
thường không dài quá 15 - 2m.
3.3.3 Băng tải
Băng tải là một máy vận chuyển vật liệu rời theo phương ngang bằng cách cho vật liệu
nằm trên một mặt băng chuyển động. Vật liệu sẽ được mang từ đầu nầy tới đầu kia của
băng và được tháo ra ở cuối băng.

3.3.3.1 Cấu tạo
Băng tải gồm một băng bằng cao su hoặc vải hoặc bằng kim loại được mắc vào hai

puli ở hai đầu. Bên dưới băng là các con lăn đỡ giúp cho băng không bị chùng khi
mang tải. Một trong hai puli được nối với động cơ điện còn puli kia là puli căng băng.
Tất cả được đặt trên một khung bằng thép vững chắc. Khi puli dẫn động quay kéo
băng di chuyển theo.

Hình 25: Cấu tạo băng tải
3.3.3.2 Nguyên lý hoạt động
Vật liệu cần chuyển được đặt lên một đầu băng và sẽ được băng tải mang đến đầu kia.
Trong nhiều trường hợp cần phải tháo liệu giữa chừng có thể dùng các tấm gạt hoặc xe
tháo di động. Thông thường puli căng là puli ở vị trí nạp liệu, còn puli dẫn động ở phía
tháo liệu vì với cách bố trí như vậy nhánh băng phía trên sẽ là nhánh thẳng giúp mang
vật liệu đi dễ dàng hơn. Để tránh hiện tượng trượt, giữa puli và băng cần có một lực
ma sát đủ lớn, do đó băng cần phải được căng thẳng nhờ puli căng được đặt trên một
khung riêng có thể kéo ra phía sau được.
Băng tải có các đặc điểm như sau:
Không làm hư hỏng vật liệu do vật liệu không có chuyển động tương đối với mặt băng
24


Có thể áp dụng cho nhiều loại sản phẩm khác nhau như các loại vật liệu rời, vật liệu
đơn chiếc hoặc các loại vật liệu không đồng nhất.
Có khả năng vận chuyển tương đối xa.
Chiếm nhiều diện tích và không gian lắp đặt.
Tiêu tốn năng lượng trên một đơn vị khối lượng vận chuyển tương đối cao
3.3.4 Sàng tạp chất
3.3.4.1 Cấu tạo
Gồm một thùng sàng, bên trong có lắp hai mặt sàng có độ dốc ngược nhau, hai mặt
sàng được làm bầng tol, thép dày 2mm, lỗ mặt sàng trên có đường kính 10mm, lỗ mặt
sàng dưới 2,2mm. Đáy thùng làm bằng tol, thép. Sàng được lắp trên bốn chân bằng
thép dẻo. Ngoài ra ở dòng nguyên liệu vào và ra có hai phễu hút bụi, ở phía đầu vào

của nguyên liệu có gắn hệ thống nam châm giúp tách các tạp chất kim loại. khi làm
việc sàng dao động nhờ một cơ cấu lệch tâm gắn trên trục truyền động.
3.3.4.2 Nguyên lý hoạt động
Sàng tạp chất chủ yếu dựa vào sự rung động để phân ly qua lỗ sàng các tạp chất trong
nguyên liệu: đá, sạn, dây leo, cát bụi,… có kích thước khác với kích thước hạt nguyên
liệu.
Khi làm việc sàng dao động, hỗn hợp nguyên liệu đổ lên mặt sàng trên do có kích
thước lớn. Gạo lứt và tạp chất to có kích thước lớn hơn kích thước lỗ sàng được giữ lại
ở mặt sàng trên (dây may bao, đất, đá,…). Khi xuống mặt sàng dưới, những tạp chất
có kích thước nhỏ hơn kích của lỗ sàng (bụi, cát,…) lọt qua sàng và được đưa ra ngoài,
còn gạo lứt không lọt qua sàng do có kích thước lớn hơn kích thước của lỗ sàng và
được đi về cuối sàng qua các công đoạn tiếp theo.
Ưu nhược điểm của sàng tạp chất
Ưu điểm: hiệu suất làm việc cao, cấu tạo đơn giản, độ bền cao.
Nhược điểm: năng suất làm việc thấp.
Các thông số kỹ thuật:
Model: SG1-10NA
Năng suất: 10tấn/giờ
Động lực: 1HP
Số vòng quay trục chính: 250 - 280r.p.m
Trọng lượng máy: 350kg

25


×