Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống đậu tương, tại huyện bắc hà tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.91 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------

CHU THỊ DƯƠNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TẠI HUYỆN BẮC HÀ
TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành : Trồng trọt
Mã số

: 60 62 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên, 2010


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------

CHU THỊ DƯƠNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TẠI HUYỆN BẮC HÀ
TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành : Trồng trọt
Mã số


: 60 62 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Luân Thị Đẹp

Thái Nguyên, 2010


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và các thông tn trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả

Chu Thị Dương


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Luân Thị Đẹp, người đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, cũng
như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo Khoa Sau Đại học; Khoa
Nông học, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Nông học, Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên; các bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và người thân đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận
văn tốt nghiệp.

Tôi cũng xin chân thành cám ơn cán bộ huyện Bắc Hà, các hộ dân ở các
xã trong địa bàn huyện đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt các
thí nghiệm tại địa phương.
Thái nguyên, ngày

tháng năm 2010

Tác giả

Chu Thị Dương


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới từ năm 2005 – 2009 .....
5
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng của một số quốc gia sản xuất
đậu tương trên thế giới năm 2009 ......................................................
6
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam ....................................... 9
Bảng 1.4. Diện tích, sản lượng đậu tương tại một số địa phương .................
10
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất đậu tương của tỉnh Lào Cai 4 năm gần
đây............. 24
Bảng 2.1. Nguồn gốc giống đậu tương sử dụng làm vật liệu nghiên cứu
.............. 28
Bảng 3.1. Đặc điểm thực vật học của các giống đậu tương thí nghiệm ......... 38
Bảng 3.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống đậu tương thí
nghiệm vụ Thu 2009 và vụ Xuân 2010 tại Bắc Hà .......................... 39
Bảng 3.4. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ các giống đậu tương
thí

nghiệm...............................................................................................
47
Bảng 3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất các giống đậu tương thí nghiệm ..
50
Bảng 3.6. Năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm.............................. 53
Bảng 3.7. Kết quả phân tch hàm lượng Protein và Lipit của các giống
đậu tương thí nghiệm vụ Xuân năm 2010 .................................... 55
Bảng 3.8. Năng suất của các giống đậu tương trong mô hình thử nghiệm vụ
xuân 2010 ......................................................................................... 57
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá các giống đậu tương thử nghiệm ........................
58


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề
tài.............................................................................................1
2. Mục đích, yêu
cầu......................................................................................................3
2.1. Mục đích
..............................................................................................................3
2.2. Yêu
cầu.................................................................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
......................................................................................4
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề
tài.......................................................................................4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5
1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt
Nam....................................5

1.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế
giới....................................................5
1.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
....................................................8
1.2.1. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế
giới.............................................12
1.2.2. Một số phương pháp chọn tạo giống đậu tương có chất lượng hạt
cao....17
1.2.3. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương ở Việt
Nam...................18
1.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Lào
Cai.............................................................23
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............ 28
2.1. Vật liệu nghiên
cứu...............................................................................................28


2.2. Địa điểm và thời gian nghiên
cứu........................................................................28
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên
cứu................................................................29
2.3.1. Nội dung nghiên cứu
.....................................................................................29
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
.....................................................................29
2.3.3. Quy trình kỹ thuật
..........................................................................................30
2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
.................................................................31
2.4.1. Các chỉ tiêu về sinh

trưởng...........................................................................31
2.4.2. Đánh giá khả năng chống chịu
.....................................................................32


2.4.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
.............................................33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 36
3.1. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống đậu
tương thí
nghiệm.....................................................................................................................36
3.1.1. Một số đặc điểm thực vật học của các giống đậu tương thí
nghiệm.........36
3.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các giống đậu tương
..............38
3.1.3. Đặc điểm hình thái của các giống đậu tương thí nghiệm
.......................41
3.1.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống đậu tương
.......49
3.1.5.1. Các yếu tố cấu thành năng
suất.........................................................49
3.1.6. Năng suất của các giống đậu tương tham gia thí
nghiệm.......................52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 60
1. Kết luận
....................................................................................................................60
2. Kiến nghị ..................................................................................................................60
PHỤ LỤC



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập WTO ngành nông nghiệp nước ta đứng trước
những thời cơ và thách thức lớn. Nông nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với
những nước có nền nông nghiệp phát triển của thế giới và khi rào cản về
thuế không còn giá trị. Thì sự cạnh tranh này càng diễn ra gay gắt. Do vậy
tăng năng suất và sản lượng cây trồng là một việc làm cần thiết của nông
nghiệp nước ta.
Trước năm 1975, khi lương thực chưa đáp ứng đầy đủ thì người dân
quan tâm chủ yếu đến các cây lương thực chính như lúa, ngô, khoai…lúc đó
đậu tương chỉ chiếm một diện tch nhỏ (27.100 ha), năng suất còn rất thấp
(5,09 tạ/ha) (năm 1975). Khi nhu cầu lương thực được thoả mãn thì đậu
tương trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn trong chiến lược
phát triển kinh tế của đất nước. Sở dĩ đậu tương quan trọng như vậy là
nhờ giá trị của nó, đậu tương không chỉ được sử dụng như một loại thực
phẩm (đậu phụ, sữa đậu nành, thịt nhân tạo…) mà còn được sử dụng làm
thức ăn cho gia súc, sử dụng trong công nghiệp chế biến bánh kẹo, cây cải
tạo đất… Đặc biệt là giá trị lấy dầu của đậu tương.
Các nhà khoa học cùng với giới kinh tế học đã tnh được rằng 1kg
đậu tương chứa các hợp chất dinh dưỡng tương đương với 7,5 lít sữa,
hay
2,5kg thịt, hoặc 58 quả trứng - là những sản phẩm từ động vật phải
chăm sóc công phu. Để có được 1kg chất đạm dinh dưỡng từ động vật,
cần phải sản xuất một lượng thành phẩm ít nhất cũng gấp chục lần so với
sản phẩm đậu tương. Hạt đậu tương thành phẩm chứa ít tnh bột, nhưng
lại có từ 3540% chất đạm anbumin rất giàu dinh dưỡng và 18-22% lượng chất
béo.



2

Đây là giống cây trồng cho lượng đạm nhiều nhất trong tất cả các loài thực
vật, vì vậy đậu tương thường được tôn là “thịt thực vật”.
Những tính chất tối ưu khác của đậu tương như hạt đậu thành phẩm
có chứa rất nhiều các chất cần thiết cho con người như kali, magiê, phốtpho
và sắt. So với các thành phẩm dinh dưỡng khác, đậu tương chứa lượng
phốtpho tương đương với sữa bột, hàm lượng sắt cao gấp 10 trong sữa
bột và ngang với ca cao bột. Ngoài ra, đậu tương chứa lượng vitamine thuộc
nhóm B gấp 3 lần sữa bột, nhiều hơn 30% so với thịt lợn. Lượng vitamine
chứa trong đậu tương còn vượt cả men ủ làm bánh mì - là nguyên liệu chủ
chốt mà người ta chế ra các loại tân dược cung cấp vitamine hiện nay.
Với giá trị nhiều mặt to lớn của nó nên sản xuất đậu tương trên thế giới
tăng rất nhanh cả về diện tích năng suất và sản lượng. Năm 1960 diện tch
trồng đậu tương trên thế giới là 21 triệu ha thì đến năm 2009 đã tăng lên
đạt
98,8 triệu ha, năng suất đạt 22,5 tạ/ha, sản lượng đạt 222,3 triệu tấn
(FAO,
2010) [32].
Ở Việt Nam đậu tương cũng được phát triển rất mạnh mẽ cả về diện
tch, năng suất và sản lượng. Trước Cách mạng tháng 8/1945 diện tch trồng
đậu tương còn ít mới đạt 32.000 ha (1944), năng suất thấp 4,1 tạ/ha. Sau khi
đất nước thống nhất (1976) diện tích trồng đậu tương bắt đầu được
mở rộng
39.400 ha, năng suất đạt 5,3 tạ/ha. Từ năm 1977 đến năm 1995 diện tích
tăng lên rất nhanh, đến năm 1996 là 110.300 ha, năng suất đạt 11,1 tạ/ha
(Ngô Thế Dân và các cs, 1999)[3]. Năm 2009 nước ta đã trồng được 146,2 ha
nghìn đậu tương với năng suất bình quân thấp 14,6 tạ/ha, sản lượng đạt
213,6 nghìn tấn (FAO, 2010)[32]. Tuy nhiên năng suất đậu tương của Việt

Nam còn rất thấp so với năng suất trung bình của thế giới, đặc biệt là các
tỉnh Miền núi phía Bắc năng suất đậu tương rất thấp như Lai Châu, Hà


Giang, Lào Cai chỉ đạt từ
7,1
tạ/ha.

9

3


4

Bắc Hà là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, tại đây đậu tương đã trở
thành cây trồng không thể thiếu trong công thức luân canh, tăng vụ
(đậu tương Xuân – lúa mùa – cây vụ đông, ngô Xuân - đậu tương Thu) đậu
tương đã góp phần tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích. Tuy
nhiên sản xuất đậu tương tại Bắc Hà còn nhiều hạn chế vì chưa có bộ giống
đậu tương thích hợp, công tác giống chưa được chú trọng đúng mức, canh
tác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, đầu tư thâm canh còn hạn chế, chưa chú ý
đến việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tên tiến trong sản xuất. Do đó
diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của huyện chưa đồng đều
và không ổn định, Năm 2008, diện tch trồng đậu tương đạt 679 ha
(giảm 81 ha so với năm
2005), năng suất đạt 9 tạ/ha (tăng 2,3 tạ/ha so với năm 2005), sản lượng
đạt
611 tấn (tăng 99 tấn so với năm 2005) (Niên giám thống kê tỉnh Lào cai, năm
2009) [13].

Để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của sản xuất nông nghiệp, làm tăng
năng suất đậu tương trên một đơn vị diện tch, góp phần chuyển dịch cơ cấu
cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa đồng thời đẩy mạnh sản xuất nông
nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế cho người dân tỉnh Lào Cai nói chung và trên
toàn huyện Bắc Hà nói riêng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống đậu tương, tại
huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai”.
2. Mục đích, yêu cầu
2.1. Mục đích
Xác định được những giống đậu tương có khả năng sinh trưởng, phát
triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt để bổ sung vào cơ cấu giống của
huyện.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng và khả năng chống chịu của các giống


5
đậu tương thí nghiệm.


6

- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
đậu tương thí nghiệm.
- Xây dựng mô hình thử nghiệm những giống đậu tương có triển vọng
trong vụ Xuân năm 2010 ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đậu tương được sản xuất với các mục têu khác nhau, cho nên công tác
chọn tạo giống cần tập trung vào một số mục têu: giống cho năng suất
cao phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, giống có chất lượng

hạt tốt phục vụ xuất khẩu, giống có hàm lượng dầu cao phục vụ chương
trình sản xuất dầu thực vật... Điều kiện khí hậu, đất đai của Việt Nam rất
thuận lợi cho cây đậu tương sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là
điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của các loài sâu, bệnh
hại. Bởi vậy, khi sản xuất cần phải xây dựng, áp dụng các biện pháp canh tác
thích hợp cho từng vùng sinh thái.
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Hiện nay, ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Lào
Cai nói riêng, diện tch đất bỏ hoá còn rất nhiều, tập trung chủ yếu ở những
vùng không chủ động nước, đất đồi thấp hoặc ở những vùng này trồng
trọt một số loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp, đất ruộng vùng cao chủ yếu
là trồng 1 vụ lúa. Do đó, việc đưa cây trồng cạn nói chung và cây đậu tương
nói riêng vào sản xuất và tăng vụ trên chân ruộng lúa 1 vụ ở các vùng này là
rất cần thiết, để tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần cải tạo đất, chống xói
mòn, thoái hoá đất, nâng cao thu nhập cho nông dân, cải thiện đời sống cộng
đồng.


7

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Đậu tương là cây lấy hạt, cây lấy dầu quan trọng bậc nhất của thế giới
đứng hàng thứ tư sau cây lúa mì, lúa nước và ngô.
Do khả năng thích ứng khá rộng nên ngày nay đậu tương đang
được trồng trên khắp các châu lục và có tầm quan trọng lớn đối với nền kinh
tế của nhiều nước trên thế giới. Vì vậy mà diện tích, năng suất đậu tương

không ngừng được mở rộng và nâng cao.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
từ năm 2005 – 2009


8

Năm

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

2005

92,5

23,2

214,3

2006

95,2


23,2

218,4

2007

90,0

24,4

219,5

2008

96,2

23,9

230,6

2009

98,8

22,5

222,3

(Nguồn: FAOSTAT, năm 2010 )[32]
Số liệu bảng 1.1 cho thấy diện tích đậu tương trên thế giới tăng liên

tục, Trong 5 năm qua diện tích đậu tương trên thế giới đã tăng 6,3 triệu ha.
Năng suất đậu tương ổn định biến động trong khoảng 22,4 – 24,4 tạ/ha. Do
diện tch đậu tương trên thế giới không ngừng được mở rộng, vì vậy sản
lượng đậu tương trên thế giới không ngừng được tăng lên. Sản lượng đậu
tương của toàn thế giới năm 2009 là 222,3 triệu tấn tăng 8 triệu tấn so với
năm 2005.
Các quốc gia trồng nhiều đậu tương trên thế giới là Mỹ, Brazil,
Argentina, Trung Quốc, Ấn Độ.


Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng của một số quốc gia sản
xuất đậu tương trên thế giới năm 2009


Tên nước

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Mỹ


30,9

29,57

91,41

Brazil

21,76

26,18

56,96

Argentina

16,76

Ấn Độ

9,6

Trung Quốc

8,8

18,48
10,64
16,45


30,99
10,22
14,50

(Nguồn: FAOSTAT, năm 2010 ) [32]
Số liệu bảng 1.2 cho thấy Mỹ là nước có diện tích và năng suất đậu
tương cao nhất thế giới, năm 2009 diện tch đậu tương của Mỹ là 30,9
triệu ha, năng suất 29,57 tạ/ha), sản lượng 91,41 triệu tấn. Do đó Mỹ là quốc
gia có sản lượng đậu tương lớn nhất trên thới giới.
Đứng thứ 2 về diện tích trồng đậu tượng là Brazil, năm 2009 diện tích
trồng đậu tương của Brazil 21,76 triệu ha, năng suất 26,18 tạ/ha, sản
lượng
56,96 triệu tấn.
Argentina là nước đứng thứ 3 về diện tích trồng đậu tương trên thế
giới, năm 2009 diện tích trồng đậu tương của Argentina là 16,76 triệu ha,
năng suất đạt 18,48 tạ/ha, sản lượng 30,99 triệu tấn.
Năm 2007 Ấn Độ vượt qua Trung Quốc để trở thành nước có diện tích
trồng đậu tương đứng thứ 4 thế giới, tuy nhiên năng suất đậu tương của
Ấn Độ thấp, năm 2009 mới chỉ đạt 10,64 tạ/ha, sản lượng 10,22 triệu tấn.
Mặc dù diện tch trồng đậu tương của Trung Quốc đứng sau Ấn Độ, song do
năng suất đậu tương của Trung Quốc cao hơn của Ấn Độ (Trung Quốc 16,45
tạ/ha, Ấn


Độ 10,64 tạ/ha), do đó sản lượng đậu tương của Trung Quốc đạt 14,5 triệu
tấn cao hơn Ấn Độ (10,22 triệu tấn).
Một số yếu tố hạn chế sản xuất đậu tương trên Thế giới
Khi nghiên cứu các yếu tố hạn chế sản xuất đậu tương các nhà
khoa học đã xếp chúng thành 3 nhóm gồm: nhóm yếu tố kinh tế - xã hội,
nhóm yếu tố sinh học, nhóm yếu tố phi sinh học.

Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội, Wiliam M.J., Dillon J. L. (1987) [48]
đã chỉ ra rằng: Yếu tố quan trọng nhất hạn chế sản xuất đậu đỗ là sự
thiếu quan tâm chú ý ưu tiên phát triển cây đậu đỗ kể cả phía nhà nước
và nông dân. Nhiều nơi, con người chủ yếu chú trọng phát triển cây lương
thực, coi cây đậu đỗ là cây trồng phụ. Nông dân nghèo không có cơ hội tiếp
cận với những tiến bộ kỹ thuật. Một số quốc gia có sự thay đổi của các
chính sách quản lý, thương mại.
Nhóm các yếu tố sinh học hạn chế sản xuất đậu tương là vấn đề sâu
bệnh hại, thiếu giống cho năng suất cao thích hợp cho từng vùng sinh thái,
giống có khả năng chống chịu với sâu bệnh và giống phù hợp với từng mục
đích sử dụng. Do cây đậu tương là cây trồng không độc nên nó là đối tượng
của rất nhiều sâu bệnh hại như sâu xanh, sâu đo, sâu ăn lá, côn trùng
cánh cứng , sâu đục quả, bọ xít, rệp... Nghiên cứu của Pitaksa và cs (1998)
[43] cho biết: Tổng số quả/ cây, khối lượng hạt giảm dần theo mức tăng
của mật độ rệp, trong khi đó số quả bị hại và số quả không phát triển được
có tương quan thuận chặt chẽ với mật độ rệp (r = 0,86).
Đặc biệt bệnh hại là trong yếu tố hạn chế quan trọng nhất đến
năng suất đậu tương. Theo Mulrooney (1998) [40]: Tại Mỹ bệnh hại đã
làm mất từ 4 - 40% sản lượng đậu tương tùy theo năm và giống. Theo Surin
và các cs (1988) [45]: Trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm bệnh gỉ sắt là
bệnh nguy hiểm và xuất hiện với tỷ lệ cao nhất. Tại Thái Lan bệnh gỉ sắt
có thể làm giảm năng suất từ 10 - 20% (Sangawongse , 1773) [46]. Ở Úc, gỉ
sắt là một bệnh đại dịch xuất hiện ở tất cả các bang trồng đậu tương như
Queensland, New Sougth Wale và có thể làm giảm năng suất và sản
lượng tới 60% (Keogh, 1979) [39]. Sing (1976) [47] cũng cho biết: Tại Ấn
Độ vào những


năm 1970 - 1976 bệnh gỉ sắt đã làm giảm 70% sản lượng đậu tương của Ấn
Độ. Tại Brazil, một vùng sản xuất đậu tương quan trọng của thế giới cũng

xác định bệnh gỉ sắt là yếu tố hạn chế cơ bản đến năng suất của đậu tương
(Chares and Fransisco, 1981) [27].
Nhóm các yếu tố phi sinh học là đất đai, khí hậu đã hạn chế sản
xuất đậu tương trên thế giới. Theo Carangan và các cs (1987) [28], cho rằng:
Các yếu tố khí hậu, điều kiện đất, chế độ mưa là những yếu tố hạn chế năng
suất đậu đỗ ở hầu hết khu vực châu Á. Theo Caswell (1987) [29] cho rằng
châu Á dinh dưỡng đất là nguyên nhân chính gây ra năng suất thấp ở câu đậu
đỗ. Đậu tương là là cây trồng cạn rất mẫn cảm với nước. Theo Villalobos Rodriguez và các cs (1985) [48], Garside và các cs (1992) [34] cho rằng: Đậu
tương gặp hạn muộn sau giai đoạn ra hoa làm quả thì năng suất sẽ giảm
nghiêm trọng do hệ số thu hoạch giảm mạnh. Nghiên cứu của Wien và các cs
(1979) [50] cho biết: Năng suất hạt có thể bị giảm từ 9 - 37% ở các giống đậu
tương khi gặp hạn ở giai đoạn bắt đầu ra hoa trong điều kiện gieo trồng
ngoài đồng ruộng.
1.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Ở Việt Nam cây đậu tương được biết đến từ rất sớm. Từ thế kỷ XVI, đậu
tương đã được trồng ở khu vực Bắc Bộ nước ta. Đến nay cây đậu tương
giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và đời sống kinh tế - xã hội
ở nước ta. Đậu tương cung cấp Protein làm thức ăn cho người và gia súc,
làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấp dầu thực vật cho đời
sống và phục vụ cho xuất khẩu.
Ở Châu Á, Việt Nam xếp thứ 6 về sản xuất đậu tương sau Trung Quốc,
Ấn Độ, Indonexia, Triều Tiên và Thái Lan.
Trước cách mạng tháng tám, diện tích đậu tương chỉ đạt 32.000 ha,
năng suất thấp (4,1 tạ/ha) chủ yếu là dùng giống địa phương, sản xuất nhỏ
lẻ, theo hướng quảng canh.
Sau cách mạng tháng tám năm 1945 sản xuất đậu tương của nước ta
tăng nhanh về cả diện tích và năng suất, diện tch trồng đậu tượng của cả
nước lúc đó là 39.954 ha, năng suất 5,2 tạ/ha. Trong những năm gần
đây, cây đậu



tương đã phát triển mạnh tăng về cả diện tch và năng suất. Tình hình sản
xuất
đậu tương trong nước mấy năm gần đây được trình bày trong bảng 1.3.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
từ năm 2005 – 2009


Năm

Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(nghìn tấn)

2005

204,1

14,3

292,7

2006

185,6


13,9

258,2

2007

187,4

14,7

260,5

2008

191,5

14,0

268,1

2009

146,2

14,6

213,6

(Nguồn: FAOSTAT, năm 2010) [32]

Số liệu bảng 1.3 cho thấy 5 năm qua diện tích đậu tương của nước ta
không ổn định và có xu hướng giảm, diện tích năm 2009 là 146,2 nghìn ha
giảm so với năm 2005 là 57,9 nghìn ha, năng suất biến động từ 13,9 – 14,7
tạ/ha, sản lượng đậu tương giảm 79,1 nghìn tấn. Diện tích, năng suất
đậu tương của nước ta vẫn thấp hơn nhiều so với bình quân trên thế giới.
Đậu tương ở Việt Nam được trồng tập trung tại một số tỉnh như Hà
Tây, Hà Giang, Cao Bằng, Đắc Nông... Trong đó địa phương trồng nhiều
nhất là Hà Tây với 32.600 ha sản lượng đạt 51,7 nghìn tấn, tiếp đến Hà
Giang với
18.200 ha, Đắc Nông là 14.800 ha, Đắc Lắc là 9.900 ha, Sơn La 9.200 ha,
Điện Biên 9.100 ha.
Về năng suất An Giang là tỉnh dẫn đầu năng suất, năm 2008 năng suất
đậu tương của An Giang là 28 tạ/ha, tếp đến là Đồng Tháp 22 tạ/ha, Đắc
Nông 19,8 tạ/ha, Thái Bình 19,2 tạ/ha. Năng suất đậu tương của các tỉnh
miền núi phía đạt thấp như: Cao Bằng 7,8 tạ/ha, Lai Châu 8,6 tạ/ha, Lào Cai
và Hà Giang 9,5 tạ/ha... Tình hình sản xuất đậu tương một số tỉnh được trình
bày ở bảng 1.4.


10
10

Bảng 1.4. Diện tích, sản lượng đậu tương tại một số địa phương


11
11
2004

2005


2006

2007

Năng suất
(Tạ/ha )

Diện tích

(nghìn ha)

Năng suất
(Tạ/ha )

Diện tích

(nghìn ha)

Năm

4,3

Bắc Ninh

1,9

16,3

1,7


16,5

1,8

19,0

15,2

27,5

15,5

31,8

Hưng Yên

5,5

19,1

7,3

17,9

Thái Bình

6,0

19,8


6,2

Hà Nam

3,5

17,7

Nam Định

2,8

Hà Giang

14,4

16,1

2,0

15,0

32,6

4,7

17,9

4,4


17,7

19,0

6,7

18,5

7,2

19,2

6,2

16,6

7,7

14,4

8,2

14,6

16,4

3,2

14,1


3,6

14,7

3,2

15,6

14,9

8,7

15,7

9,4

15,9

8,9

18,2

9,5

Cao Bằng

7,3

7,1


7,6

7,6

6,4

6,9

6,3

7,8

Bắc Cạn

2,5

12,4

2,6

12,3

2,3

12,6

2,1

13,3


T,Quang

2,1

13,8

2,0

14,0

2,2

14,5

2,6

15,4

Lào Cai

5,2

8,1

5,3

8,9

5,6


8,4

5,7

9,5

Năng suất
(Tạ/ha )

14,8

Hà Tây

6,9

Diện tích

15,6

(nghìn ha)

8,5

Năng suất
(Tạ/ha )

15,6

Diện tích


6,2

(nghìn ha)

Vĩnh Phúc

15,5

15,9

Thái Nguyên

3,6

11,9

3,4

12,6

2,9

12,4

2,3

13,0

Lạng Sơn


2,3

12,6

2,4

14,2

2,1

9,5

2,0

15,5

Bắc Giang

4,8

15,0

4,2

14,5

3,1

14,5


2,3

14,3

Điện Biên

6,1

11,1

8,6

11,7

8,9

12,0

9,1

12,1

Lai Châu

1,5

7,3

1,7


7,6

2,0

8,5

Sơn La

13,2

11,2

12,1

11,2

9,2

12,1

9,2

12,4

Hoà Bình

2,2

14,1


2,2

14,5

2,3

14,8

2,7

15,6

Thanh Hoá

6,2

13,9

5,6

13,0

4,9

13,5

5,3

14,3


10,8

9,9

10,3

2,1

8,6

Đắk Lắk

11,7

8,8

11,5

11,3

9,6

Đắk Nông

14,0

10,6

15,1


19,2

13,7

19,5

14,8

Đồng Nai

5,2

8,5

4,5

10,7

3,2

10,0

2,7

11,1

Đồng Tháp

10,4


20,7

11,5

21,0

6,7

20,9

7,3

22,7

19,8

Nguồn: Tổng cục thống kê http://www,gso,gov,vn tháng 12/2008 [17]


Một số yếu tố hạn chế sản xuất đậu tương ở việt Nam
Cũng như các nước sản xuất tương tương khác trên thế giới,
các yếu tố hạn chế đến sản xuất đậu tương ở Việt Nam bao gồm 3
nhóm yếu tố là: Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội, nhóm yếu tố sinh học và
nhóm yếu tố phi sinh học.
Theo Trần Văn Lài (1991) [9] yếu tố kinh tế - xã hội hạn chế sản xuất
đậu đỗ là thiếu sự quan tâm của nhà nước, lãnh đạo các địa phương. Đặc
biệt là nông dân có thu nhập thấp nên không có khả năng mua giống tốt,
phân bón vật tư đủ để đầu tư cho trồng đậu tương. Kết quả cho thấy 70 80% số hộ nông dân Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An thiếu vốn đầu tư thâm
canh, trong khi nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ tch cực (Nguyễn Văn

Viết và cs,
2006) [21]. Giá bán sản phẩm không ổn định cũng là nguyên nhân cản trở
sản xuất đậu tương. Hệ thống cung ứng giống còn bất cập. Vấn đề thủy lợi
hóa trong sản xuất đậu đỗ chưa được đáp ứng. Do vậy tình trạng thiếu nước
vào thời điểm gieo trồng nhưng lại thừa nước vào thời kỳ thu hoạch đã làm
giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.
Do quan niệm của nông dân chưa thực sự coi trọng cây đậu tương
là cây trồng chính nên ở nhiều nơi, nhiều vùng không chú ý đến việc lựa
chọn đất trồng và không đầu tư đúng mức cho chúng. Do vậy chưa khai thác
hết tềm năng của giống.
Nhóm yếu tố sinh học hạn chế sản xuất đậu tương ở Việt Nam là sâu
bệnh hại và thiếu giống cho năng suất cao thích ứng hợp với từng vùng sinh
thái. Theo Trần Đình Long (1991) [11]: Một số cơ quan nghiên cứu gần đây
giới thiệu một số giống đậu tương mới đề nghị đưa ra sản xuất nhưng thực
tế số giống được nhân dân chấp nhận đưa ra sản xuất còn ít, chủ yếu người
dân vẫn sử dụng giống cũ là chính.


×