Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ớt cay tại thành phố lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 126 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



HOÀNG ĐIỆP


NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG ỚT CAY
TẠI THÀNH PHỐ LẠNG SƠN


Ngành: Khoa học cây trồng
Mã ngành: 60.62.01.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN ĐIỀN





THÁI NGUYÊN - 2014




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn là trung thực và chƣa từng đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ để hoàn thành luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các
thông tin trích dẫn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn



Hoàng Điệp



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ii
LỜI CẢM ƠN

Trƣớc hết cho cá nhân tôi đƣợc gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô
giáo trƣờng đại học Nông lâm Thái Nguyên, đã dìu dắt và truyền đạt cho tôi

những kiến thức khoa học, giúp tôi có định hƣớng đúng đắn trong học tập cũng
nhƣ trong tu dƣỡng đạo đức.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy TS. Trần Văn Điền
giảng viên trƣờng đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ths Đặng Hiệp Hòa
nghiên cứu viên bộ môn rau gia vị Viện nghiên cứu Rau quả trung ƣơng đã
tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong thời gian
học tập và thực tập tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Lạng Sơn, ngày 2 tháng 11 năm 2014
Tác giả khóa luận
Học viên


Hoàng Điệp


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AVRDC
:
Trung tâm nghiên cứu phát triển rau châu Á
C. annuum
:

Capsicum annuum
C.baccatum
:
Capsicum baccatum
C.chinense
:
Capsicum chinense
C.frutescens
:
Capsicum frutescens
C.pubescens
:
Capsicum pubescens
cs

Cộng sự
CT
:
Công thức
DCIB
:
Dichloride-Isobutylate-Soda
EU
:
Liên minh Châu Âu
FAO
:
Tổ chức nông lƣơng thế giới
GS
:

Giáo sƣ
IBPGR
:
Tổ chức nguồn tài nguyên gen thực vật thế giới
ICPN6
:
Chƣơng trình cải tiến giống ớt cay quốc tế 6
LM
:
Lƣỡi mác
NSCT
:
Năng suất cá thể
NSLT
:
Năng suất lý thuyết
NSTT
:
Năng suất thực thu
PGS
:
Phó giáo sƣ
PTNN
:
Phát triển nông thôn
QCVN
:
Quy chuẩn Việt Nam
TB
:

Trung bình
TG
:
Trung gian
tp
:
Thành phố
TS
:
Tiến sĩ
UAE
:
Các tiều vƣơng quốc Ả Rập Thống Nhất


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iv
XT
:
Xanh tía
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2
3.1. Ý nghĩa khoa học 2

3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại ớt 4
1.1.1. Nguồn gốc 4
1.1.2. Phân loại cây ớt 5
1.2. Đặc điểm thực vật học và di truyền của cây ớt cay 7
1.2.1. Đặc điểm thực vật học của cây ớt 7
1.2.2. Cấu tạo hoa và đặc điểm thụ phấn 8
1.2.3. Các yếu tố di truyền liên quan tới năng suất 9
1.2.4. Di truyền tính trạng kháng bệnh thán thư 10
1.2.5. Di truyền tính trạng quy định độ cay 11
1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây ớt 12
1.3.1. Nhiệt độ 12
1.3.2. Ánh sáng 13
1.3.3. Ẩm độ 13
1.3.4. Đất và dinh dưỡng 14
1.4. Giá trị dinh dƣỡng, tình hình sản xuất, tiêu thụ ớt trên thế giới và ở Việt
Nam 15
1.4.1. Giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng của cây ớt. 15
1.4.2. Tình hình sản xuất ớt trên thế giới 17


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


v
1.4.3. Tình hình sản xuất ớt ở Việt Nam 21
1.5. Một số kết quả nghiên cứu về cây ớt trên thế giới và tại Việt Nam 24
1.5.1. Những nghiên cứu về công tác chọn tạo giống ớt trên thế giới 24
1.5.2. Các nghiên cứu chọn tạo giống ớt tại Việt Nam 26

Chƣơng 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Vật liệu nghiên cứu 30
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30
2.3. Nội dung nghiên cứu 30
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 31
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 31
2.4.2. Quy trình kỹ thuật 32
2.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá 33
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 37
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
3.1. Kết quả điều tra điều kiện tự nhiên, khí hậu và hiện trạng sử dụng đất tại
xã Mai Pha 38
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 38
3.1.2. Đặc điểm khí hậu 39
3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất 40
3.2. Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của các giống ớt thí nghiệm vụ
Đông (2013 - 2014) và Xuân 2014 tại Lạng Sơn 40
3.3. Đặc điểm hình thái và sinh trƣởng của các giống ớt 46
3.4. Đặc điểm hình thái quả sau thu hoạch của các giống ớt thí nghiệm 55
3.5. Khả năng chống chịu của các giống ớt thí nghiệm vụ Đông (2013 - 2014)
và Xuân Hè 2014 tại Lạng Sơn 56
3.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 58
3.7. Hiệu quả kinh tế của các giống 64
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 66
1. Kết luận 66


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



vi
2. Đề nghị 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
1. Tiếng Việt 68
2. Tiếng Anh 70







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm thực vật học của các loài trong chi Capsicum 6
Bảng 1.2. Thành phần các chất trong 100g ớt cay 16
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất ớt trên thế giới trong giai đoạn 2010 - 2012 18
Bảng 1.4. Sản lƣợng ớt trên thế giới trong giai đoạn 2009-2011 19
Bảng 1.5. Sản lƣợng ớt ở một số nƣớc trên thế giới trong giai đoạn 2009 -
2012 20
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của các giống ớt thí nghiệm
vụ Đông Xuân (2013 - 2014) tại Lạng Sơn 41
Bảng 3.2. Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của các giống ớt thí nghiệm
vụ Xuân Hè (2013 - 2014) tại Lạng Sơn 41
Bảng 3.3. Chiều cao cây các giống ớt cay qua các thời kỳ sinh trƣởng và phát
triển trong vụ Đông Xuân (2013-2014) và vụ Xuân Hè 2014 tại thành phố
Lạng Sơn 46

Bảng 3.4. Số cành cấp I, đƣờng kính tán và kiểu hình sinh trƣởng của các
giống ớt thí nghiệm vụ Đông Xuân (2013-2104) và Xuân Hè 2014 tại thành
phố Lạng Sơn 50
Bảng 3.5. Một số đặc điểm về hình thái thực vật học của các giống ớt cay thí
nghiệm tại thành phố Lạng Sơn 54
Bảng 3.6. Đặc điểm hình thái quả của các giống ớt thí nghiệm tại thành phố
Lạng Sơn 55
Bảng 3.7. Khả năng chống chịu của các giống ớt thí nghiệm vụ Đông Xuân
(2013 - 2014) và Xuân Hè 2014 tại Lạng Sơn 57
Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ớt thí nghiệm vụ
Đông Xuân (2013 - 2014) và Xuân Hè 2014 tại Lạng Sơn 59
Bảng 3.9. Năng suất của các giống ớt thí nghiệm vụ Đông Xuân (2013 - 2014)
và Xuân Hè 2014 tại Lạng Sơn 62
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của các giống ớt trong hai vụ Đông Xuân và
Xuân Hè 64


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


viii
DANH MỤC CÁC HINH

Hình 3.1. Thời gian quả chín của các giống ở hai vụ Đông Xuân và Xuân Hè . 43
















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ớt cay (Capsicum annuum spp.) là loại rau gia vị có lịch sử trồng trọt
lâu đời ở nƣớc ta đƣợc ƣa chuộng nhất trong nhóm các cây gia vị, tiềm năng
phát triển ớt ở nƣớc ta rất lớn. Trong quả ớt có chứa nhiều vitamin A, B, C
đặc biệt là vitamin C (163mg/100g) cao nhất là so với các loại rau. Bên cạnh
đó ớt cay còn chứa lƣợng Capsicin là một loại Alcaloid không màu dạng tinh
thể có vị cay. Gần đây ngƣời ta còn chứng minh đƣợc vai trò của quả ớt trong
việc ngăn ngừa các chất gây ung thƣ. Quả ớt có thể sử dụng ở nhiều dạng
nhƣ: ăn tƣơi, ăn khô, hoặc chế biến thành tinh bột ớt (Viện Nghiên cứu Rau
quả, 2009)[27].
Ở Việt Nam, cây ớt là một loại rau gia vị có giá trị kinh tế cao, diện tích
phân bố khá rộng rãi, tập trung ở miền Bắc và miền Trung, ở miền Nam diện
tích trồng ớt còn phân tán. Những năm gần đây, một số tỉnh vùng Đồng bằng
sông Hồng cũng đã bắt đầu hình thành những vung trồng ớt tập trung với diện
tích lớn, nhằm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, các công ty sản xuất

các mặt hàng thực phẩm để tiêu thụ và xuất khẩu, đem lại lợi nhuận cao.
Trung Quốc là thị trƣờng tiêu thụ ớt cao nhất trong năm 2007 với 40%
tổng kim ngạch xuất khẩu của nƣớc ta xuất sang thị trƣờng này, tƣơng đƣơng
với trên 180 nghìn USD. Tiếp theo đó là các thị trƣờng Singapore và Đài
Loan với kim ngạch xuất khẩu lần lƣợt chiếm 27,0 và 20,5% tổng kim ngạch
xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.
Tại thành phố Lạng Sơn, ớt đƣợc bà con nông dân áp dụng vào trồng
trọt chƣa lâu, nhƣng thấy rõ đƣợc hiệu quả kinh tế đem lại từ ớt, đặc biệt là
trồng ớt xuất khẩu, nghề trồng ớt vì thế mà ngày càng đƣợc nhân rộng nhƣng
có một hiện trạng khó khăn, các giống ớt đa phần là giống ớt trôi nổi trên thị



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2
trƣờng, năng suất, chất lƣợng vì thế không ổn định. Không những thế, Lạng
Sơn còn là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, có những
điều kiện khí hậu và tập quán canh tác rất riêng, khác biệt so với các tỉnh
đồng bằng. Do vậy, cần có những nghiên cứu xác định những giống ớt phù
hợp với điều kiện canh tác, đất đai và khí hậu tỉnh Lạng Sơn. Để đáp ứng một
phần yêu cầu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu khả năng
sinh trưởng và phát triển của một số giống ớt cay ở Thành phố Lạng Sơn”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Đánh giá khẳ năng sinh trƣởng và phát triển của một số giống ớt cay ở
thành phố Lạng Sơn nhằm giới thiệu bổ sung thêm các giống ớt mới phục vụ
cho sản xuất ớt của thành phố Lạng Sơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Xác định đƣợc các thời kỳ sinh trƣởng phát triển của các giống ớt
nghiên cứu.
- Đánh giá đƣợc khả năng sinh trƣởng của các giống.
- Đánh giá khả năng chống chịu với một số loại bệnh chính phá hoại
trên cây ớt hay xuất hiện tròng vùng sản xuất ớt ở Lạng Sơn.
- Xác định yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của từng giống ớt.
- Đánh giá chất lƣợng quả của các giống ớt.
- Xác định đƣợc hiệu quả kinh tế của từng giống ớt.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định đƣợc đặc tính nông học, năng suất và khả năng chống chịu
với một số loại sâu, bệnh hại của các giống ớt cay.
- Nghiên cứu khả năng thích ứng của các giống ớt triển vọng góp phần
xây dựng cơ sở khoa học để giới thiệu giống mới cho sản xuất, góp phần làm
phong phú cơ cấu giống ớt tại địa phƣơng.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài sẽ lựa chọn đƣợc 1 - 2 giống ớt có khả năng sinh trƣởng phát
triển tốt, chống chịu tốt, cho năng suất cao và ổn định, có chất lƣợng cao,
thích nghi với điều kiện thành phố Lạng Sơn và góp phần mở rộng diện tích
các giống ớt mới làm tăng hiệu quả sản xuất.
- Đề tài góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng vụ nhằm khai thác
hết tiềm năng đất đai, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho các hộ
nông dân vùng miền núi.




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại ớt
1.1.1. Nguồn gốc
Cây ớt (Capsicum annuum L.) có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới
Châu Mỹ, bằng chứng của sự trồng trọt sớm nhất tìm thấy ở nơi an táng của
ngƣời Peru và dấu vết hạt giống khoảng 5000 năm trƣớc Công nguyên đƣợc
tìm thấy trong các hang động ớt Tehuacan, Mexico (Vincent và cs, 1986)[44].
“Theo các nhà nghiên cứu phân loại thực vật thì trung tâm khởi nguồn
của ớt là Mehico và trung tâm thứ hai là Guatemala, còn theo Valilop thì trung
tâm khởi nguồn thứ hai là Evari” (Mai Thị Phƣơng Anh và cs, 1996)[1]. Cây ớt
đƣợc phân bổ rộng rãi khắp châu Mỹ kể cả dạng hoang dại và dạng trồng trọt
(Muthukrishman C.R. và cs, 1986)[36].
Ở châu Âu, đến thế kỷ thứ 16 cây ớt mới dƣợc biết đến nhờ nhà thám
hiểm Colombus. Từ Tây Ba Nha ớt đƣợc phát tán rộng rãi đến Địa Trung Hải,
nƣớc Anh và trung tâm Châu Âu trong những năm cuối thế kỷ 16. Ngƣời Bồ
Đào Nha mang ớt từ Brazil đến Ấn Độ trƣớc năm 1885 (Bouell, V.R,
1986)[31].
Khu vực châu Á, cuối thế kỷ 14 cây ớt đã đƣợc trồng ở Trung Quốc và
lan rộng ra Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên đâu thế kỷ 15. Các giống ớt trồng ở
khu vực này đều thuộc nhóm cay và không cay. Các nƣớc Đông Nam Á nhƣ
Indonesia, cây ớt đƣợc trồng sớm hơn Châu Âu và hiện nay cây ớt đƣợc trồng

hầu hết ở các nƣớc trong khu vực với dạng ớt cay là chủ yếu (S.Hinohara,
1993)[43].
Theo tổ chức nông lƣơng thế giới (FAO, 2012) cây ớt đƣợc xem là một
trong những cây trồng quan trọng của vùng nhiệt đới. diện tích trồng ớt thế



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
giới vào khoảng 1.914.685 ha cho mục đích lấy quả tƣơi với sản lƣợng
31.171.567 tấn
Các nƣớc nhập khẩu và xuất khẩu quan trọng nhất bao gồm: Ấn Độ,
Mexico, Trung Quốc, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ (Zhejiang Univ Sci B, 2008)[46].
Cây ớt có mặt ở nƣớc ta, đƣợc du nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ. Diện
tích phân bố khá rộng rãi, tập trung ở miền Bắc và miền Trung, ở miền Nam
diện tích trồng ớt còn phân tán. Ở Việt Nam cây ớt ngọt do ngƣời Pháp đƣa
sang (Trung tâm khuyến nông Tiền Giang, 2001)[25].
1.1.2. Phân loại cây ớt
Theo Bosland P.W and Votava (2000)[30] cây ớt thuộc họ cà
(Solanaceae), chi Capsicum. Hiện nay có ít nhất 25 loài hoang dại đƣợc biến
đến và 5 loài đƣợc thuần hóa bao gồm:
- Capsicum frutescens, bao gồm cả ớt Tabasco
- Capsicum chinense, bao gồm cả loài ớt cay nhất nhƣ naga, habanero
và Scotch bonnet
- Capsicum pubescens, bao gồm cả ớt rocoto Nam Mỹ
- Capsicum baccatum, bao gồm cả ớt cay Nam Mỹ
- Capsicum annuum, bao gồm nhiều loại khác nhau nhƣ Bell pepper,
Paprika, Cayenne, Jalapexnos và Chiltepin

Năm loài trồng trọt trên đƣợc xuất phát từ ba trung tâm khởi nguồn
khác nhau: Mexico là trung tâm khởi nguồn của Capsicum annuum và
Guatemala là trung tâm thứ 2, vùng rừng Amaron là trung tâm khởi nguồn
của Capsicum frutescens và Capsicum chinense, Peru và Bolivia là trung tâm
khởi nguồn của Capsicum baccatum và Capsicum pubescens (Lipert và cs,
1996)[35].
Trong năm loài trồng trọt thì loài Capsicum annuum là loài đƣợc trồng
rộng khắp và thông dụng nhất, hầu hết các giống trồng trọt đều thuộc chi



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
(FAO. ALG, 2002)[34]. Độ cay là một đặc điểm tiêu biểu của loài Capsicum
annuum, hầu hết các giống thuộc loài này đều cay, Tuy nhiên, một số giống
cay không thuộc loài này (Bosland P.W and Votava, 2000)[30]. Capsicum
frutescens đƣợc biết đến với dạng quả nhỏ và rất cay, nó đƣợc trồng phổ biến
rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các loài còn lại chỉ hạn chế ở
Nam và Trung Mỹ (Mai Thị Phƣơng Anh và cs, 1996)[1]. Các loài trồng trọt
trong chi Capsicum thƣờng đƣợc phân biệt theo đặc điểm hoa và quả thể hiện
theo bảng sau (Lipert và cs, 1996)[35].
Bảng 1.1. Đặc điểm thực vật học của các loài trong chi Capsicum
Loài

Màu tràng
hoa
Đốm trên
tràng hoa

Màu bao
phấn hoa
Răng
đài hoa
Màu
hạt
Số hoa/
đốt
C. annuum
Trắng
không
Xanh tía

Vàng
1
C.frutescens
Trắng
không
Xanh
Không
Vàng
1-3(5)
C.chinense
Trắng xanh
không
Xanh

Vàng
1-5
C.baccatum

Trắng xanh
Xanh vàng
Vàng

Vàng
1-2
C.pubescens
Tím
không
Tím

Đen
1

Qua đặc điểm thực vật học của các loài trồng trọt cho thấy sự khác biệt
của chúng, hai loài C.baccatum và C.pubescens có thể phân biệt qua màu hạt
và màu cánh hoa so với 3 loài còn lại, còn giữa chúng có thể phân biệt qua
màu của trang hoa và bao phấn. Để phân biệt loài C. annuum với loài
C.frutescens và C.chinense dựa vào đặc điểm hoa, quả của chúng. Loài C.
annuum mỗi đốt có 1 hoa, loài C.frutescens và C.chinense ra hoa theo chùm,
một đốt có 1 vài hoa, nhƣng thƣờng loài C.frutescens chỉ đậu 1 quả/đốt. Còn
loài C.chinense có vài quả/đốt. Ngoại trừ sự thắt eo nhƣ 1 cái vòng ở chân đế
của đài hoa, loài C.chinense tƣơng tự nhƣ hai loài C. annuum và C.frutescens.
Theo Smith P.G and Heiser (1957)[41], C. annuum là cây hàng năm còn
C.frutescens là cây nhiều năm.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



7
Sự phong phú về các loài trồng trọt và hoang dại là một ƣu thế để phục
vụ cho công tác chọn tạo giống. Tuy nhiên, sự tƣơng hợp giữa các Loài khác
nhau rất phức tạp. Tất cả các loài trong chi Capsicum đều có bộ nhiễm sắc thể
2n=24, nhƣng khi thực hiện lai không phải luôn thu đƣợc hạt lai và con lai hữu
dục (Bosland P.W and Votava, 2000)[30]. Đặc điểm chung của các loài hoang
dại là quả nhỏ, rất cay, quả các loài trồng trọt có sự thay đổi lớn về độ cây (Mai
Thị Phƣơng Anh và cs, 1996); (Bosland P.W and Votava, 2000)[1]; [30].
1.2. Đặc điểm thực vật học và di truyền của cây ớt cay
1.2.1. Đặc điểm thực vật học của cây ớt
- Thân: ớt là cây thân bụi 2 lá mầm, thân thƣờng mọc thẳng, đôi khi có
thể gặp các dạng (giống) có thân bụi, nhiều cành, chiều cao trung bình 0,5-
1,5m, có thể là cây hàng năm hoặc cây lâu năm nhƣng thƣờng đƣợc gieo
trồng là cây hàng năm.
- Rễ: Ban đầu ớt có rễ cọc phát triển mạnh với rất nhiều rễ phụ, rễ cọc
chính đứt, một hệ rễ chùm phát triển mạnh, vì thế nhiều khi lầm tƣởng ớt có
hệ rễ chùm.
- Lá: Thƣờng ớt có lá đơn mọc xoắn trên thân chính, lá có nhiều hình
dạng khác nhau, nhƣng thƣờng gặp nhất là dạng lá móc, trứng ngƣợc, mép lá
hình răng cƣa. Mặt trên lá phụ thuộc vào các loài khác nhau, một số có mùi
thơm. Lá thƣờng mỏng có kích thƣớc trung bình 1,5-12,0cm x 0,5-7,5cm.
- Quả: Thuộc loại quả mọng có rất nhiều hạt với nhiều thịt quả nhăn và
chia làm 2 ngăn. Các giống khác nhau có kích thƣớc quả, hình dạng, độ nhọn,
màu sắc, độ cay (hăng) và độ mềm của thịt quả rất khác nhau. Quả chƣa chín
có màu xanh, khi chín chuyển thành màu vàng, hoặc đỏ.
- Hạt: Hạt có dạng thận và màu vàng rơm, chỉ có hạt của C.pubescens
có màu đen. Hạt có chiều dài khoảng 3-5mm. Một gam hạt ớt cay có khoảng
220 hạt (Mai Thị Phƣơng Anh, 1999)(Bosland P.W and Votava, 2000)[3][30].




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8
Trong điều kiện nóng ẩm, ẩm độ không khí thấp, ớt có thể giao phấn
đến 91% (TansKey), đồng thời vị trí giữa vòi nhụy và ống phấn khác chênh
lệch nhau ở một số giống (Vũ Hữu Yêm, 1995); (Bosland P.W and Votava,
2000)[24] [30].
1.2.2. Cấu tạo hoa và đặc điểm thụ phấn
Cấu tạo hoa ảnh hƣởng đến hình thức thụ phấn, qua đó ảnh hƣởng đến
phƣơng pháp duy trì, bảo tồn tập đoàn.
Cấu tạo của hoa ớt gồm 5-7 cánh, cuống dài 1,5cm, đài ngắn có dạng
chuông có từ 5-7 răng đài dài khoảng 2mm bọc lấy quả. Nhị đơn giản có màu
trắng hoặc tím, hoa có từ 5-7 nhị đực với ống phấn màu xanh da trời hoặc màu
tía. Vị trí có thể thấp hơn hoặc cao hơn so với ống phấn vừa là một tính trạng di
truyền nhƣng cũng thay đổi theo điều kiện khí hậu. Thông thƣờng các giống có
cọc vòi nhụy cao hơn ống phấn thì có tỷ lệ giao phấn cao, còn các giống có vòi
nhụy thấp hơn ống phấn thì tỷ lệ tự thụ cao (Nguyễn Thị Giang, 2005)[6].
Hoa ớt là hoa lƣỡng tính, đƣợc xếp vào nhóm cây tự thụ (tỷ lệ giao phấn
<4%) (S.Borojevyc, 1990)[40]. Nhƣng theo Odland, M.L và Poter A.M (Odland
và cs, 1941)[37] tỷ lệ giao phấn của ớt là 7,6-36,8%, trung bình là 16,5%. Tùy
theo giống và điều kiện ngoài cảnh sẽ ảnh hƣởng tới mức độ giao phấn.
Những giống có ống phấn thấp hơn vòi nhụy thƣờng có tỷ lệ giao phấn
khá cao đôi khi lên tới 36,5%, trong điều kiện nhiệt độ cao thông thƣờng tỷ lệ
giao phấn tới 90% và đƣợc thụ bằng ong và một số loài sâu khác (Mai Thị
Phƣơng Anh, 1999)[3].
Bao phấn thƣờng không tung phấn tại thời điểm nở hoa, có thể sớm
hơn hoặc muộn hơn. Đặc điểm này phụ thuộc vào các giống và điều kiện

nhiệt độ. Trong điều kiện nóng bao phấn nở sớm hơn mùa lạnh nhiệt độ tối
thiểu để hạt phấn nảy mầm là 10ºC. Trong điều kiện 35 - 40ºC quá trình nảy
mầm của hạt phấn bị đình trệ. Bảo quản hạt phấn dƣới 20ºC có thể kéo dài



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9
sức sống của hạt phấn từ 2 - 4 ngày. Chứng tỏ vị trí vòi nhụy so với ống phấn
là một tính trạng di truyền đồng thời nó cũng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu.
Thông thƣờng ớt giao phấn nhờ côn trùng, vì vậy để sản xuất hạt giống nên
trồng cách ly (Vũ Hữu Yêm, 1995)[24].
Theo Bosland P.W and Votava (2000)[30] nhiệt độ lý tƣởng để hạt
phấn nảy mầm 20-25
o
C, sự hình thành hạt phấn bị tổn hại ở nhiệt độ 30
o
C. Ở
0
o
C hạt phấn có thể bảo quản 5-6 ngày, mất khoảng 6-42 giờ để hạt phấn nảy
mầm trên đầu nhụy và thực hiện quá trình thụ tinh.
Theo Martin (1995) hiện tƣợng bất dục đực tìm thấy ở ớt. Tính di
truyền của dạng bất dục đực này do hệ thống gen tế bào chất (S,N) và gen
nhân (MS,ms) chi phối. Hisoe (1966) còn sử dụng chất Dichloride-
Isobutylate-Soda (DCIB) để tạo bất dục. Tuy nhiên, hiện nay công tác sản
xuất hạt giống lai F1 vẫn sử dụng phƣơng pháp thụ phấn và khử đực bằng tay
là chủ yếu (trích: Trần ngọc hùng, 1999)[11].

1.2.3. Các yếu tố di truyền liên quan tới năng suất
Trên thế giới năng suất ớt giao động từ 1,7-38 tấn/ha, tùy thuộc vào
điều kiện trồng trọt và giống ớt. Ở ớt cay năng suất đƣợc quyết định bởi số
quả trên cây và khối lƣợng quả Đa gen chi phối di truyền tính trạng năng
suất, nhƣng trong quẩn thể xác định có thể xác định những tính trạng này
ngay từ những thế hệ đầu (Lee và Shin, 1989; Singh, 1977). Nghiên cứu xác
định mối tƣơng quan giữa kiểu gen và kiểu hình đã giúp xây dựng chỉ số chọn
lọc gián tiếp (Hwang và Lee, 1978; Joshi và Singh, 1983; Kim và cs, 1985;
Venkata Rao và Chhonkar, 1980,1983). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng năng
suất liên quan chặt nhất với số quả trên cây hơn là khối lƣợng quả trung bình
(Legg và Lippert, 1966; Gill và cs, 1977; Gopalakrishnan và cs, 1985; Gupta
và Yadav, 1984; Ramada-Rao và cs, 1974; Venkata Rao và Chhonkar,1983).



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
Năng suất có tƣơng quan thuận với chiều cao cây và số cành cấp 1 tƣơng quan
nghịch với tính chín sớm (trích: Trần Ngọc Hùng, 1999)[11].
Theo Gopalakrishnan (1980), số cành và số quả có tƣơng quan thuận
với nhau. Ngoài việc xác định mối tƣơng quan giữa năng suất và một số
tính trạng, Jovanovic (1999) đã tìm thấy nguồn cung cấp gen tạo giống
năng suất cao. Theo ông giống loài phụ Microcarpum có gen trội về trọng
lƣợng quả và số quả trên cây, Ssp. Microcarpum có gen trội về chiều dài quả
(Muthukrishman C.R. và cs, 1986)[36].
1.2.4. Di truyền tính trạng kháng bệnh thán thư
Đối với bệnh thán thƣ những nghiên cứu ở nƣớc ta chƣa nhiều. Theo
Ngô Bích Hảo (1991)[7], nguyên nhân gây bệnh thán thƣ ớt là do hai loại

nấm Colletotrichum nigrum và Colletotrichum capsici. Bệnh thƣờng xuất
hiện vào giai đoạn quả nhiệt độ từ 28 - 30
o
C, mƣa nhiều. Ở nhiệt độ 20
o
C bào
tử nấm nảy mầm với tốc độ nhanh.
Khả năng nhiễm bệnh của Isolate Colletotrichum nigrum trên giống ớt
Chìa vôi Huế là rất mạnh. Các Isolate nấm ở các vùng sinh thái khác nhau có
khả năng gây bệnh khác nhau. Sự phân bố, mức độ gây hại của hai loài nấm
Colletotrichum nigrum và Colletotrichum capsici có sự khác nhau. Ở vùng
trồng ớt tỉnh Thừa Thiên Huế và Hà Nội loài C. Nigrum là phổ biến, ngƣợc
lại Hải Dƣơng, Hƣng Yên loài Colletotrichum capsici là phổ biến. Tuy
nhiên, hai loài phá hoại vào cuối giai đoạn sinh trƣởng của ớt ở khắp các
vùng. Cây ớt đặc biệt mẫn cảm với bệnh vào giai đoạn quả già và chín, quả
càng già tỷ lệ nhiễm bệnh càng cao, ở quả xanh tỷ lệ nhiễm bệnh là 8,64%,
Quả ƣơng 23,9%, quả chín 44,47%. Bệnh gây hại nếu gặp mƣa nhiều, độ ẩm
cao nên biện pháp phòng trừ bằng hóa học ít hiệu quả, cần áp dụng biện
pháp phòng trừ tổng họp với bệnh này. Theo tác giả hai loài nấm C. nigrum



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
và Colletotrichum capsici có khả năng tồn tại trên hạt giống 16 tháng bảo
quản (Ngô Bích Hảo, 1991)(Ngô Bích Hảo, 1993)[7] [8].
Thán thƣ là bệnh nguy hiểm gây thối quả hàng loạt, bệnh thƣờng xuất
hiện vào các tháng nóng ẩm trong năm (tháng 5,6,7) và gây hại hầu hết ở các

vùng trồng ớt. Nấm bệnh thƣờng xâm nhập vào quả lúc xanh nhƣng triệu chứng
thƣờng không biểu hiện tới khi trái chín hoàn toàn, bệnh có thể phát ra trên đồng
ruộng hoặc làm thối trái ớt đã thu hoạch (Bùi Bách Tuyến, 1998)[23].
Hầu hết các giống trồng trọt đều bị nhiễm bệnh này, có một số giống
đƣợc ghi nhận kháng bệnh thán thƣ là C. Chinense. 1555, 1554, 906. Tính
kháng bệnh thán thƣ là trội và do vài gen quy định (Bartz và cs, 1974)[29].
1.2.5. Di truyền tính trạng quy định độ cay
Nhiều tác giả khẳng định độ cay là do gen trội quy định. Khi lai Red
chili (cay) x Golden dawn (ngọt) ở F2 thu đƣợc tỷ lệ 25 cay: 5 ngọt (Webber,
H.J., 1992)[45]. Deshpander, R.B (Deshpander, R.B., 1935)[32] khi lai giữa
Cayene và ớt ngọt ở F2 thu đƣợc 202 cây cay và 70 cây ngọt. Gen xác định độ
cay đƣợc ký hiệu là “C” định vị trên nhiễm sắc thể 11.
Nhƣng theo Ohta, Y. (1963)[39] cho rằng di truyền tính trạng độ cay do
nhiều gen quy định và còn chịu sự tác động của các yếu tố nhiệt độ ngày đêm.
Kobayasi (1996) khi lai giữa dạng ớt cay và ớt ngọt, F1 thu đƣợc 100%
cây cay, F2 phân ly tỷ lệ 18 cay: 7 ngọt. Theo ông sự di truyền này khá phức
tạp đƣợc quy định bởi một gen chính và nhiều gen phụ, một số trƣờng hợp
còn chịu sự tác động của môi trƣờng thay đổi (khô hạn, thiếu nguyên tố
khoáng ) (trích: Suteki Hinohara, 1993)[43].
Bên cạnh nghiên cứu đặc điểm di truyền của một số tính trạng,
Muthukrishnan và cộng sự (Muthukrishman C.R. và cs, 1986)[36] đã tiến
hành đánh giá khả năng kết hợp chung và khả năng kết hợp riêng (SCA) chỉ



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12
ra rằng: các tính trạng chiều cao cây, số cành và chiều dài quả, số quả trên

cây có liên quan đến tác động gen cộng gộp và không cộng gộp.
1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây ớt
1.3.1. Nhiệt độ
Ớt đƣợc trồng ở độ cao từ 3000m trở xuống, chúng dễ bị ảnh hƣởng bởi
sƣơng giá và nhiệt độ thấp. Cần yêu cầu khí hậu ấm áp, thời gian sinh trƣởng
dài trƣớc khi thu hoạch (V.E. Rubatzky, M.Yamaguchi, 1986)[44].
Theo tác giả Rylsky (1972) nhiệt độ ảnh hƣởng tới số hoa và tỷ lệ đậu
quả. Nhiệt độ đất 10ºC làm sinh trƣởng chậm lại, còn nhiệt độ 17ºC cây sinh
trƣởng bình thƣờng, ở nhiệt độ > 30ºC phần trên sinh trƣởng bình thƣờng
nhƣng rễ ngừng sinh trƣởng. Nhiệt độ không khí thích hợp là 20 - 25ºC. Nhiệt
độ này thay đổi đáng kể đặc tính thực vật học của ớt. Khi nhiệt độ đất và nhiệt
độ không khí xuống thấp làm kéo dài thời gian sinh trƣởng. Hạt bắt đầu mọc
ở nhiệt độ > 13ºC. Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm có ý nghĩa rất quan trọng để
tăng chiều dài quả, đƣờng kính quả, trọng lƣợng quả. Ban đêm nhiệt độ xuống
thấp 8 - 10ºC sẽ làm tăng số lƣợng quả không hạt (Pasthenocaspic) giảm sức
sống hạt phấn (trích: Nguyễn Xuân Điệp, 2010)[5].
Theo V.E. Rubatzky, M. Yamaguchi (1986)[44] nhiệt độ trung bình ngày
là 20 - 25ºC, cây sinh trƣởng tốt khi nhiệt độ ban đêm không vƣợt quá là
20ºC, nhiệt độ có khuynh hƣớng làm giảm mùi vị và sự phát triển của màu
sắc quả.
Nhìn chung, ớt có thể chịu đƣợc nhiệt độ cao hơn so với khoai tây hoặc
cà chua. Tuy nhiên, hoa không thụ tinh ở nhiệt độ dƣới 16ºC hoặc trên 32ºC
do số lƣợng hạt phấn ít. Nhiệt độ tối cao cho hoa đậu là nhiệt độ ban ngày và
ban đêm trong khoảng 16 - 21ºC, nhiệt độ ban đêm trên 24ºC dẫn đến hiện
tƣợng rụng hoa, nhƣng quả đậu có thể rụng nếu nhiệt độ trên 32ºC (Bosland
P.W and Votava, 2000)(V.E. Rubatzky, M.Yamaguchi, 1986)[30][44].



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



13
Nghiên cứu của Egorova (1975) cho thấy ảnh hƣởng của ánh sáng lên
cây trồng bao gồm thời gian chiếu sáng và cƣờng độ ánh sáng. Cây ớt không
mẫn cảm với quang chu kỳ, Tuy nhiên, trong điều kiện ngày ngắn (thời
gian chiếu sáng 9 - 10 giờ/ngày) sẽ kích thích cây sinh trƣởng và có thể
tăng năng suất từ 21 - 24% (trích: Nguyễn Xuân Điệp, 2010)[5]
1.3.2. Ánh sáng
Theo Egovora (1975) ảnh hƣởng của ánh sáng đến cây trồng bao gồm
thời điểm chiếu sáng và cƣờng độ ánh sáng. Ớt là cây trồng không mẫn cảm
với quang chu kỳ (ở nƣớc ta cây ớt có thể trồng đƣợc quanh năm), Tuy nhiên,
trong điều kiện ánh sáng ngày ngắn (thời gian chiếu sáng 9 - 10 giờ/ngày) sẽ
kích cây sinh trƣởng tăng năng suất 21-24% (trích: Mai Thị Phƣơng Anh và cs,
1996)[1].
Bigotti (1974) nghiên cứu ảnh hƣởng của cƣờng độ ánh sáng đến cây ớt
nhận thấy giảm bức xạ xuống 50% sẽ làm tăng lƣợng quả, nhƣng không ảnh
hƣởng tới hàm lƣợng Capsicum và Vitamin C. Nếu quả tiếp xúc với cƣờng độ
ánh sáng mạnh thì phần thịt quả sẽ mỏng và bề mặt thịt quả không mịn tạo
điều kiện cho vi sinh vật gây hại tấn công vào mô quả làm giảm chất lƣợng
quả thƣơng phẩm (Bùi Thị Oanh, 2010)[17].
Trong điều kiện trời âm u sẽ hạn chế sự đậu quả và giảm năng suất
(Mai Thị Phƣơng Anh, 1999)[3].
1.3.3. Ẩm độ
Ớt rất thích hợp với thời tiết ấm, ẩm. Cây sinh trƣởng tốt trong điều
kiện lƣợng mƣa từ 600-1250mm và phân bố trong suốt quá trình sinh trƣởng
và phát triển. Lƣợng mƣa lớn trong thời gian hoa nở là nguyên nhân của sự
rụng hoa, tỷ lệ đậu quả thấp. Trong điều kiện khô hạn sẽ kích thích quá trình
chín của quả, còn thời kỳ chín lƣợng mƣa lớn sẽ làm trái thối và hỏng (Mai
Thị Phƣơng Anh, 1999)[3].




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
Trong điều kiện khô hạn sẽ kích thích quá trình chín của quả. Ở thời kỳ
ra hoa, đậu quả thì ẩm độ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành khối
lƣợng quả và chất lƣợng quả. Ớt có bộ rễ ăn nông tập trung chủ yếu ở tầng đất
mặt (0 - 30cm) nên rất mẫn cảm với đất quá ẩm. Nhƣng nếu ẩm độ khoảng
10% tăng tỷ lệ rụng hoa, quả 71,2%, trong khi ẩm độ 35,6-57,4% thì tỷ lệ
rụng quả chỉ còn 20-30%. Do vậy, duy trì ẩm độ từ 70 - 80% là thích hợp cho
quá trình sinh trƣởng, phát triển, nhất là thời kỳ cây non, ra hoa và hình thành
quả. Ẩm độ cao sẽ làm rễ sinh trƣởng kém và chết hoặc cây còi cọc làm giảm
tỷ lệ nảy mầm. Ngƣợc lại, ẩm độ thấp ở giai đoạn ra hoa, hình thành quả sẽ
hạn chế vận chuyển các chất dinh dƣỡng (Nguyễn Thị Minh Phƣơng và cs,
2010)[18].
1.3.4. Đất và dinh dưỡng
Với cây ớt, đất tƣơng đối phù hợp là đất nhẹ, giàu vôi. Ớt có thể sinh
trƣởng trên đất cát nhƣng phải đảm bảo tƣới tiêu và bón phân. Đất chua và
kiềm đều không thích hợp cho ớt phát triển. Ớt có thể sinh trƣởng ở đất màu
nhƣng tỷ lệ nảy mầm và tính chín sớm bị ảnh hƣởng. Theo nghiên cứu của
Kaliappan và Rajagopal (1970) thì ớt có thể nảy mầm trong điều kiện độ muối
4.000 ppm và pH =7,6 (Mai Thị Phƣơng Anh, 1999)[3].
Về độ pH đất, cây có thể sinh trƣởng ở độ pH từ 6-7 nhƣng lý tƣởng
nhất là 6-6,5 (Mai Thị Phƣơng Anh và cs, 1996)[1].
Nhu cầu dinh dƣỡng của cây ớt tƣơng đối lớn do cây sinh trƣởng và phát
triển mạnh, cây vừa sinh trƣởng sinh dƣỡng vừa ra hoa kết quả, thời gian sinh
trƣởng và thu hái kéo dài.

Ớt là cây rất mẫn cảm với phân bón, trƣớc hết là phân hữu cơ, nó cần
lƣợng phân bón cao, bón sớm và cân đối lƣợng N:P:K. Trong quá trình sinh
trƣởng của cây ớt cần xới xáo, làm cỏ để cây sinh trƣởng và phát triển tốt
(Nguyễn Xuân Điệp, 2010)[5]



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


15
Nghiên cứu về liều lƣợng bón phân NPK trên đất trồng ớt ở Thừa Thiên
Huế, kết quả cho thấy tỷ lệ NPK thích hợp nhất, cho năng suất cao nhất là 150N:
175P: 50K, công thức bón vừa cho năng suất cao, vừa cho hiệu quả kinh tế lớn
và có tác dụng cải tạo đất là 150N: 75P: 50K (Lê Thị Khánh, 1999)[13].
1.4. Giá trị dinh dƣỡng, tình hình sản xuất, tiêu thụ ớt trên thế giới và ở
Việt Nam
1.4.1. Giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng của cây ớt.
Ớt đƣợc chia thanh hai nhóm ớt cay và ớt ngọt dựa vào hàm lƣợng
capsicin chƣa trong quả. Trong ớt cay hàm lƣợng capsicin rất cao còn trong ớt
ngọt hàm lƣợng capsicin có thể không có hoặc rất ít. Ớt cay đƣợc trồng nhiều
ở Ấn Độ, châu Phi và một số nƣớc nhiệt đới khác, ớt ngọt đƣợc trồng nhiều
tại châu Âu, châu Mỹ và một số nƣớc châu Á quả đƣợc dùng nhƣ một loại rau
xanh để ăn hoặc chế biến (Trần Khắc Thi, 2003)[19].
Ớt là loại cây trồng vừa đƣợc sử dụng nhƣ rau tƣơi, vừa đƣợc dùng làm
gia vị vì có giá trị vitamin cao trong các loại rau nhất là vitamin C và provitamin
A (Caroten), theo một số tài liệu thì hàm lƣợng vitamin C ở một số giống ớt là
340mg/100g quả tƣơi, ngoài ra còn chƣa một số vitamin nhƣ B1, B2, P, E và
khoáng chất (Mai Thị Phƣơng Anh và cs, 1996), (Mai Thị Phƣơng Anh, 1999),
(Trần Thị Tú Ngà, Trần Thế Tục và ctv, 1995)[1], [3], [16].

Quả ớt đƣợc sử dụng dƣới dạng ăn tƣơi, muối chua, nƣớc ép, nƣớc sốt,
tƣơng, chế xuất dầu, sấy khô hoặc làm bột.
Trong ớt cay còn có chất capsicin là một loại alcaloid có vị cay, gây
cảm giác ngon miệng khi ăn, khích thích quá trình tiêu hóa. Chất này có nhiều
trong thành giá noãn và biểu bì của hạt (trong 1kg có chứa tói 1,2g). Hoạt chất
capsicin giúp cơ thể phòng đƣợc sự hình thành của các cục máu đông, giảm
đau trong nhiều trứng viêm do ức chế các yếu tố P trong cơ thể, gần đây



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


16
ngƣời ta còn chứng minh đƣợc vai trò của ớt trong ngăn cản các chất gây ung
thƣ (Mai Thị Phƣơng Anh, 1999)[3].
Trong thịt quả có chứa khoảng 25% chất dầu có tên là capsicin màu đỏ,
không cay, năng suất chiết suất 20-25% dịch chiết alcoholic gây đỏ da và
nóng (Mai Thị Phƣơng Anh và cs, 1996)[1].
Theo Vũ Văn Chuyên (1995)[4] ớt dùng dƣới dạng cồn chống khản cổ,
chữa đau do trĩ, chữa đầy hơi, chữa lị, còn capsicin dùng chế bông đắp cho
nóng. Ớt đƣợc dùng để trị phong thấp, đau lƣng, đau khớp, sát khuẩn. Lá ớt
còn đƣợc kết hợp với các loại thuốc nam khác trong các bài thuốc dân gian có
giá trị.
Theo Bajajj và CS (trích: Mai Thị Phƣơng Anh và cs, 1996)[1] cho rằng
thành phần của ớt đỏ nhƣ sau:
- Chất khô 22,01%;
- Axit acorbic 131,06mg/100g tƣơi;
- Chất khô có màu 67,38 đơn vị ASTA;
- Capsicin 0,34% trọng lƣợng khô;

- Chất sơ thô 26,75% và tro tổng số 6,69%
Bảng 1.2. Thành phần các chất trong 100g ớt cay
Chất
Giá trị
dinh
dƣỡng
Tỷ lệ
%
Chất
Giá trị
dinh
dƣỡng
Tỷ lệ
%
Năng lƣợng
40 Kcal
2%
Folates
23 mcg
6%
Carbohydrate
8.81 g
7%
Niacin
1.244 mg
8%
Đạm
1.87 g
3%
Pantothenic acid

0.201 mg
4%
Tổng lƣợng chát béo
0.44 g
2%
Pyridoxine
0.506 mg
39%
Cholesterol
0 mg
0%
Riboflavin
0.086 mg
6.5%

×