Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Sinh học 6 bài 17: Vận chuyển các chất trong thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.69 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN SINH HỌC 6
BÀI 17: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN
I. Mục tiêu:
KT: - HS biết tiến hành thí nghiệm để chứng minh: Nước và muối khoáng được vận
chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ. Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ
mạch rây
KN: - HS biết làm thí nghiệm về sự dẫn nước và muối khoáng của thân.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề, giải thích các hiện tượng thực tế.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến.
- Kĩ năng quản lí thời gian khi làm thí nghiệm
- Kĩ năng ứng xử / giao tiếp trong khi thảo luận.
TĐ: - Ý thức bảo vệ TV qua sự chăm sóc cây trồng (Tưới nước, bón phân) không bóc
vỏ cây.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Làm trước thí nghiệm cắm hoa vào nước có màu (Hoa hồng trắng, hoa huệ trắng)
- Tranh phóng to 17.1, 17.2
- Kính lúp, kéo, giấy thấm
- Chuẩn bị 1 số cành dâm bụt, dâu tằm
HS: - Làm trước thí nghiệm hình 17.1
- Quan sát những thân cây bị bóc một phần hoặc một khoanh vỏ, những thân cây có
dây thép buột ngang.
III. Tiến trình dạy học:

TaiLieu.VN

Page 1


1. Ổn định:
2. Kiểm tra:


- Cây gỗ to ra do đâu? Có thể xác định được tuổi của cây gỗ bằng cách nào?
- Cấu tạo và chức năng của mạch rây, mạch gỗ của thân non?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, yêu cầu các nhóm báo cáo tình hình chuẩn bị thí
nghiệm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan

Hoạt động dạy

Hoạt động hoc

- GV cho các nhóm mang thí nghiệm đã - HS cử đại diện nhóm lên trình bày các
làm sẵn để lên bàn. Treo tranh hình 17.1 bước tiến hành thí nghiệm và kết quả thí
- GV hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm nghiệm
đã tiến hành trên cành mang hoa và
mang lá
=> Hai thí nghiệm trên đều nhằm mục
đích chứng minh sự vận chuyển các chất
trong thân: Mạch gỗ vận chuyển nước và
muối khoáng hoà tan từ rễ qua thân lên
lá (đối với cành mang lá) hoặc hoa (đối
với cành mang hoa)

- HS tiến hành cắt và quan sát dưới kính
- GV hướng dẫn HS cắt lát mỏng qua lúp những bó mạch bị nhuộm màu, rút ra
cành, dùng kính lúp quan sát sự nhuộm kết luận.
màu
- Qua kết quả thí nghiệm, nhận xét nước

TaiLieu.VN


Page 2


và muối khoáng được vận chuyển qua - Cử đại diện nhóm trả lời (mạch gỗ)
phần nào của thân?

Tiểu kết:
a/ Thí nghiệm: (SGK )
b/ Kết luận: Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ
Hoạt động 2: Vận chuyển chất hữu cơ
Hoạt động dạy

Hoạt động hoc

- GV treo hình 17.2, hướng dẫn HS quan - HS đọc SGK và xem hình 17.2, trả lời
sát
các câu hỏi phần thảo luận SGK vào vở
- GV bổ sung thêm: Khi bóc vỏ là bóc bài tập.
luôn cả mạch rây. Vì vậy các chất hữu cơ
vận chuyển qua mạch rây bị ứ lại mép - Vài HS trả lời các câu hỏi
trên lâu ngày làm mép này phình to.
- Trong thực tế có những thân cây bị bóc
1 phần hoặc 1 khoanh vỏ, những thân
cây bị dây thép buộc ngang thì phần trên
mép đều phình to => giáo dục bảo vệ
cây cối, không bóc vỏ cây
- Nhận xét chức năng của mạch rây?

- Rút ra kết luận: Mạch rây vận chuyển

- GV: Để nhân giống nhanh cây ăn quả: chất hữu cơ.
Cam, bưởi, nhãn, vải, hồng xiêm ...
người ta thường làm gì?

TaiLieu.VN

Page 3


- Hướng dẫn thêm HS kĩ thuật chiết - HS đọc phần kết luận SGK
cành.

Tiểu kết:
a/ Thí nghiệm: ( SGK )
b/ Kết luận: Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây
4. Củng cố - Kiểm tra, đánh giá:
- Trình bày thí nghiệm chứng minh sự vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan? Rút ra
kết luận?
- Mạch rây có chức năng gì?
- Làm bài tập trang 56- SGK
- GV nhận xét, đánh giá, ghi điểm
5. Dặn dò:
- Mỗi nhóm chuẩn bị vật mẫu: Củ su hào, khoai tây, củ riềng, củ dong, cây xương rồng
- Kẻ bảng trang 59 vào vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm:

TaiLieu.VN

Page 4




×