Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

những người thùa kê không phụ thuộc vào di chúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.24 KB, 9 trang )

LTT

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………...2
NỘI DUNG…………………………………………………………………………2
1, Di chúc…………………………………………………………………………...2
2, Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc……………………
3
3, Vụ việc về thừa kế có liên quan đến người hưởng di dản thừa kế mà không phụ
thuộc vào nội dung di chúc…………………………………………………………5
KẾT LUẬN………………………………………………………………………...7

1


LTT

MỞ ĐẦU
Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định có 2 hình thức thừa kế là thừa kế theo
di chúc và thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp thừa kế theo di chúc, di sản
được chia theo ý nguyện của người để lại di chúc. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi
chính đáng của những người có quan hệ thân thiết với người chết, pháp luật dân sự
có quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
NỘI DUNG
1, Di chúc:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho
người khác sau khi chết. Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập
được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Thời điểm mở thừa kế là thời
điểm người có tài sản chết. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người
để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa
kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.


Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của
mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp
luật.
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
a) Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
b) Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
c) Di chúc bằng văn bản có công chứng;
d) Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
2


LTT

e) Di chúc miệng: Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do
bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có
thể di chúc miệng.
Di chúc hợp pháp:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối,
đe doạ hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không
trái quy định của pháp luật.
c) Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập
thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
d) Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải
được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
e) Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp
pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định pháp luật.
f) Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí
cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những
người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm

ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải
được công chứng hoặc chứng thực.
2, Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc:

3


LTT

Theo Điều 644 BLDS 2015 Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của
di chúc:
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của
một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong
trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho
hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản
theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản
theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
Có thể hiểu là những người nêu trên thuộc diện thừa kế không phụ thuộc vào
nội dung của di chúc trong trường hợp người lập di chúc không cho hưởng di sản
theo di chúc hoặc có cho hưởng, nhưng phần mà họ được hưởng theo di chúc ít
hơn 2/3 của một suất thừa kế nếu di sản được chia theo pháp luật. Không cho
hưởng được hiểu là người lập di chúc thể hiện rõ ý chí truất quyền hưởng di sản
của những người nói trên hoặc là họ không đề cập đến những người này trong di
chúc.
Theo điều 644 thì các đối tượng sau có quyền được hưởng di sản thừa kế khi
người lập di chúc không để lại di sản cho họ, mà họ không từ chối di sản hay thuộc
các trường hợp không có quyền hưởng di sản:


4


LTT


Con chưa thành niên: Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên.
Như vậy, con chưa đủ 18 tuổi thì được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ



mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Cha, mẹ, vợ, chồng: Đây đều là những người có mối quan hệ thân thiết,
tiếp xúc hàng ngày với người để lại di sản, vì vậy việc chia di sản cho



những người này là hoàn toàn hợp lý.
Con thành niên mà không có khả năng lao động: Để bảo vệ quyền và lợi
ích của đối tượng này, pháp luật có quy định chia di sản cho những người
này mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc để lại.

Đây có thể được xem là một ngoại lệ của thừa kế theo di chúc, khi mà bất
luận nội dung di chúc thể hiện di nguyện của người chết như thế nào thì
những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc như được liệt kê ở trên
vẫn được đảm bảo hưởng một phần tối thiểu nhất định.
Tuy nhiên, việc áp dụng ngoại lệ này cũng đi kèm điều kiện. Theo đó,
những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc dù được liệt kê như
trên nhưng có những vi phạm nghiêm trọng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc người

để lại di sản hoặc xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự của người để lai thừa kế
hoặc người thừa kế khác nhằm mục đích hưởng thừa kế thì không được áp dụng
quy định này.
3, Vụ việc về thừa kế có liên quan đến người hưởng di dản thừa kế mà không
phụ thuộc vào nội dung di chúc:
Anh Bùi Văn Toán có bố là Bùi Văn Nhu sinh năm 1962, mẹ là Lành Thị
Hường sinh năm 1968. Bố mẹ anh lấy nhau năm 1989 và đã đăng ký kết hôn. Sau
khi lấy mẹ anh, bố anh đã cặp bồ với một người khác và sống chung như vợ chồng
năm 1999, đã có một người con sinh năm 2003. Năm 2008, bố mẹ anh có mua một
5


LTT

mảnh đất rộng 130m2. Tháng 8/2016, bố anh qua đời, có để lại di chúc cho mẹ con
anh mảnh đất trên.
Giải quyết:
Về quyền sở hữu tài sản trong thời kỳ sống chung
Để xác định di sản người chết để lại khi người đó chung sống với người khác
như vợ chồng mà không được pháp luật công nhận, thì cần nhận biết được quyền
sở hữu của mỗi người đối với tài sản hình thành trong thời gian sống chung. Pháp
luật dân sự hiện nay quy định các loại sở hữu chung là: sở hữu chung theo phần và
sở hữu chung hợp nhất. Mỗi loại sở hữu chung được hiểu như sau:


Sở hữu chung theo phần: theo điều 209 Bộ luật dân sự 2015 thì sở hữu
chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi
chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Trong đó, mỗi chủ sở hữu
chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung
tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận




khác.
Sở hữu chung hợp nhất: theo điều 210 Bộ luật dân sự 2015, là sở hữu chung
mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác
định đối với tài sản chung.
Trường hợp 2 người sống chung với nhau như vợ chồng không có đăng ký kết

hôn, thì tài sản làm ra trong thời gian này được xác định là sở hữu chung theo
phần. Như vậy, đối với thửa đất bố mẹ anh Toán mua năm 2008 được xác định sở
hữu tương ứng với mức độ đóng góp. Bố anh có quyền để lại thừa kế đối với phần
đất mà mình có quyền sử dụng.
Người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho
người khác sau khi chết. Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, trong
6


LTT

trường hợp di chúc là hợp pháp, thì tài sản sẽ được phân chia theo ý muốn của
người để lại di sản. Tuy nhiên, để giải quyết một số tranh chấp về thừa kế, pháp
luật có quy định về những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung
của di chúc.
Khoản 1 điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của
một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong
trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho
hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”
Căn cứ vào quy định trên, thì người con cùng cha khác mẹ của anh Toán là
người chưa thành niên nên được hưởng thừa kế, nhưng chỉ trong phạm vi di sản bố
anh để lại, nghĩa là sau khi xác định quyền sở hữu của mẹ anh trong số tài sản
chung. Vì bố mẹ anh đã đăng ký kết hôn nên đã được công nhận là vợ chồng nên
phải xác định quyền sở hữu của mẹ anh trong số tài sản chung với cha anh rồi mới
căn cứ vào quy định trên chia cho người con cùng cha khác mẹ với anh Toán.
Như vậy, người con cùng cha khác mẹ với anh Toán trong vụ việc trên là
người được hưởng di dản thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo
Điều 644 BLDS năm 2015
KẾT LUẬN
Điều 644 BLDS 2015 về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di
chúc có giá trị mang lại sự cân bằng giữa ý chí của người để lại di sản và quyền lợi
cần có của những đối tượng có quan hệ thân thích với người để lại di sản. Từ đó,
7


LTT

đảm bảo di sản được chuyển dịch lại cho thế hệ tiếp theo đặc biệt là những người
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc một cách hợp lý, tạo nền tảng phát
triển những giá trị cho tương lai.

8


LTT

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, luattoanquoc.com/nguoithua-ke-khong-phu-thuoc-vao-noi-dung-di-chuc/
2. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, lyhonnhanh.com/nguoithua-ke-khong-phu-thuoc-vao-noi-dung-di-chuc.html
3. Bộ Luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, Nhà xuất
bản lao động

9



×