Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

thực trang ngân hàng thương mại việt nam trong những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.79 KB, 9 trang )

Thực Trạng Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
1. Số lượng ngân hàng thương mại biến động qua các năm
Năm
NHTM nhà nước
NHTM cổ phần
NHTM liên doanh

2010
5
37
5

Chi nhánh NH nước ngoài

50

2011
5
6

2012
6
35
10

2. Dịch vụ:
Các loại hình dịch vụ ngân hàng truyền thống.

 Thanh toán
 Chuyển tiền
- Chuyển tiền trong nước.


- Chuyển tiền ra nước ngoài.
 Dich vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ
- Dịch vụ thu đổi tiền.
- Kiểm định tiền thật, giả.
- Bảo quản các tài sản quý giá, các giấy tờ, chứng thư quan trọng của dân
chúng.
- Dịch vụ vận chuyển tiền mặt.
- Chi trả lương vào tài khoản cá nhân theo danh sách, dịch vụ chi hộ…
 Dịch vụ ủy thác
 Dịch vụ kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý.
 Dịch vụ tư vấn tài chính
Các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại
 Các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử
Các loại thẻ nhựa (Plastic Money)
Các loại thẻ hiện nay:
- Thẻ ghi có (Credit Card) hay thẻ tín dụng.
- Thẻ thanh toán (Charge Card).
- Thẻ ghi nợ (Debit Card).










Thẻ thông minh (Smart Card).
Hệ thống thanh toán điện tử tại các điểm bán hàng (EFTPOS

Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machines – ATM)
Home banking
Internet banking
Phone banking
Mobile banking
Call centre

Thực trạng phát triển của các ngân hàng hiện nay:
Trong nhiều năm trước, hầu hết các ngân hàng rất ít chú ý đến các dịch vụ của
ngân hàng. Chính vì thế, các ngân hàng luôn ở thế độc canh về tín dụng, doanh thu
từ nghiệp vụ tín dụng chiếm khoảng 90% trong tổng thu nhập của các ngân hàng,
thu về dịch vụ ngân hàng chỉ chiếm trên dưới 10%, thậm chí ở nhiều ngân hàng tỷ
trọng thu dịch vụ chưa đạt 5% tổng doanh thu. Tuy nhiên, trong một môi trường
mà các ngân hàng đều có thể cung cấp những sản phẩm tương tự nhau và số lượng
khách hàng ít thay đổi, để tăng thị phần của mình các ngân hàng luôn phải cạnh
tranh nhằm đưa ra các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, nhiều tiện ích hơn để thu hút
khách hàng. Chính vì thế, đa dạng hóa loại hình dich vụ ngân hàng ở Việt Nam là
một nội dung cấp bách hiện nay của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các NHTM
cũng đã nhận thấy được sự cần thiết của nó và hiện nay đã và đang từng bước mở
rộng và phát triển loại hình dịch vụ ngân hàng.
Bên cạnh một số dịch vụ truyền thống của ngân hàng thì hiện nay các ngân
hàng đang có xu hướng lựa chọn phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử
do tính ưu việt vượt trội của nó so với các loại hình dịch vụ ngân hàng truyền
thống khác.
Từ năm 2002 và đặc biệt là đầu năm 2003, nhiều ngân hàng trong nước đưa vào
sử dụng các dịch vụ e-banking hiện đại như phone-banking, home-banking,
internet banking. Một dịch vụ e-banking đang được nhiều ngân hàng chú trọng đầu
tư và hiện đang cạnh tranh gay gắt là dịch vụ thẻ. Dịch vụ thanh toán thẻ ngân
hàng được ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – ngân hàng đầu tiên đưa thẻ vào
Việt Nam hồi đầu những năm 90.

Về dịch vụ mở và thanh toán qua tài khoản cá nhân đang trong xu thế phát triển
nhanh chóng, với sự tham gia ngày một gia tăng lượng khách hàng vào thị trường


chứng khoán. Việc trả lương, bảo hiểm xã hội qua tài khoản vẫn được tiếp tục triển
khai tại một số tỉnh, thành phố, với sự chủ động, tích cực của một số NHTM lớn và
đạt được những thành công tại một số địa bàn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và có thể triển khai ở một số tỉnh khác. Đến năm 2020,
đưa những con số này lên lần lượt là 45 triệu tài khoản cá nhân; 95% cán bộ hưởng
lương ngân sách và 80% lao động được trả lương qua tài khoản.
Một số chỉ tiêu tài chính đáng chú ý của hệ thống các tổ chức tín dụng (đơn vị:
tỷ đồng).

Tính đến cuối tháng 5/2013, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,3% so với cuối
năm 2012, cao hơn so với mức tăng 3,88% tính đến cuối tháng 5/2012 trong kỳ so
sánh.
Một điểm đáng chú ý quan trọng là tính đến cuối tháng 5/2012, tiền gửi của các tổ
chức kinh tế giảm 3,58% so với cuối năm 2011, tuy nhiên, cho dù lãi suất huy động
liên tục giảm thì đến cuối tháng 5/2013, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt tốc độ
tăng 2,54%.
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, đến cuối tháng 5/2013, tổng
phương tiện thanh toán đã tăng gần 652 nghìn tỷ đồng so với 1 năm trước đó.
- Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.


Dư nợ tín dụng theo các ngành (đơn vị: tỷ đồng)

Tính đến cuối tháng 5/2013, tổng dư nợ của nền kinh tế đạt 3.187.638 tỷ đồng,
tăng 3,13% so với cuối năm trước, trong đó dư nợ mảng nông nghiệp, lâm nghiệp


thuỷ
sản
tăng
cao
nhất
với
9,18%.
Trong khi đó, dư nợ hoạt động thương mại, vận tải và viễn thông giảm 1,39%. Vào
tháng 5/2012, tổng dư nợ của nền kinh tế đạt 2.855.444 tỷ đồng, chỉ tăng 0,38% so
với cuối năm 2011 - Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.
Hạn chế của đa dạng hóa loại hình dịch vụ ngân hàng ở các NHTMViệt Nam.
Các NHTM Việt Nam đang từng bước đổi mới đa dạng hóa hoạt động dịch vụ
của mình. Tuy nhiên việc thực hiện đang ở giai đoạn đầu cho nên vẫn còn nhiều
hạn chế và bất cập.
Trong những năm gần đây, qua số liệu thực tế chúng ta thấy rằng việc đa dạng
hóa loại hình dịch vụ ngân hàng vẫn còn kém xa so với thế giới. Tuy nhiên, chúng
ta cũng cần thấy rằng hệ thống NHTM Việt Nam chỉ mới bắt đầu tham gia vao việc
đa dạng hóa loại hình dịch vụ ngân hàng, việc thua kém thế giới là điều khó tránh
khỏi. Nhưng trong một tương lai không xa chúng ta sẽ bắt kịp thế giới, đó là mục
tiêu mà NHTMViệt Nam đặt ra; đòi hỏi các ngân hàng phải có phương án cho
mình.


Việc đa dạng hóa loại hình dịch vụ ngân hàng buộc các ngân hàng phải hoạt
động đa năng, cho nên đòi hỏi việc quản lý phức tạp hơn, nguồn vốn bị phân tán,
ngân hàng phải có đủ bộ máy, cán bộ vận hành giỏi ở mỗi loại nghiệp vụ, vì không
thể có các bộ trình độ đa năng nghiệp vụ được; đồng thời người lãnh đạo cũng phải
am hiểu hết sức sâu sắc về kinh doanh và chỉ đạo điều hành đồng bộ hợp lý. Đây là
một yêu cầu hết sức khó khăn, đặt biệt với các NHTMở Việt Nam. Hơn nữa không
phải ngân hàng nào cũng có điều kiện về vốn đủ lớn để thực hiện đa dạng hóa loại

hình dịch vụ. Nếu quản lý điều hành không tốt thì chi phí cho việc đa dạng hóa có
khi còn cao hơn so với hậu quả rủi ro xảy ra.
3. Đánh giá kết quả hoạt động
Những tác động tích cực:
NHVN vẫn là một kênh đáp ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, đóng góp không
nhỏ vào mức tăng GDP hàng năm. Chính sự cạnh tranh khi hội nhập(gia nhập
WTO) đã tác động đến quản trị nội bộ và văn hóa rủi ro của ngân hàng theo
hướng minh bạch hơn, tin cậy hơn, đặc biệt khi 4 ngân hàng thương mại
(NHTM) Nhà nướci thực hiện cổ phần hóa, chuyển sang hoạt động theo mô
hình cổ phần (CP) ->VCB 2007, Viettinank 2008, BIDV 2011, MHB 2010
Các NHTM CP cũng có sự bứt phá trong việc tăng năng lực tài chính thông qua
việc góp vốn của các cổ đông chiến lược trong, ngoài nước. Trước hội nhập, chỉ
có 6 NHTM Cp( sacombank, ACB, techcombank, Vpbank, OCB- ngân hàng
phương đông, NHPN) có nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tham gia, nhưng
sau 6 năm hội nhập, đã có thêm 17 NHTM có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn.
Một số NHTM có số vốn góp của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài chiếm tới
20- 30% như VietinBank,VCB, VIB


Tác động tiêu cực
1. Gia tăng rủi ro:
Kể từ cuối năm 2008 đến nay, nền kinh tế phải đối mặt với một số bất cập. Đó
là chất lượng tăng trưởng không cao, năng suất và hiệu quả đầu tư thấp, sức
cạnh tranh của nền kinh tế yếu, kết cấu hạ tầng trở thành điểm ngẽn của nền
kinh tế. Lạm phát lên xuống thất thường
Năm
CPI %

2008
22


2009
6.52

2010 2011 2012
11.75 18.13 9.21

sau năm 2007, tăng trưởng kinh tế giảm xuống dưới mức tiềm năng, năm 2012
là 5,03%. chính sách kinh tế - tài chính – ngân hàng được điều chỉnh theo
hướng kiểm soát được lạm phát, nhưng lại ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ
chức tài chính. Tính chủ động và tiên liệu trong đầu tư, kinh doanh thấp.
Tín dụng giảm mạnh, năm 2012, con số này là 8,91%; 6 tháng đầu năm 2013
tín dụng mới chỉ tăng 3,31%v so với chỉ tiêu cả năm là 12%.

Nợ xấu tăng trong thời gian qua cũng gắn với cho vay bất động sản (BĐS),
trong khi vốn huy động chủ yếu ngắn hạn và không kỳ hạn, nhưng cho vay
trung và dài hạn thường chiếm tỷ lệ cao (40 -50%), trong đó có ngân hàng tỷ lệ
này lên tới 60%-70%. Như vậy rủi ro tín dụng, rủi ro kỳ hạn là điều khó tránh
khỏi.=> đẩy lãi suất liên ngân hàng lên cao


Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng trong những tháng gần
đây (đơn vị:%) - Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.
2. Rủi ro do giảm sút niềm tin
Lạm phát tăng đã kéo theo lãi suất huy động và cho vay tăng (lãi suất cho vay
khoảng 20%- 25%/năm ở một số thời điểm), lãi suất trên thị trường 1 và 2 tăng
cao trong giai đoạn 2008–2011
kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh giảm sút, hàng tồn kho tăng cao, cầu có
khả năng thanh toán yếu, nên phải sử dụng các biện pháp hành chính để can
thiệp trực tiếp vào hoạt động ngân hàng

Việc lạm dụng tác động tức thì của biện pháp hành chính đã tạo ra việc lách quy
định từ phía các NHTM ở một số lĩnh vực: tiền gửi, tiền vay, phái sinh lãi suất,
tỷ giá... Điều này không chỉ tạo ra sự lơi lỏng trong kỷ luật tài chính, mà còn
khó khăn cho NHNN trong việc giảm lãi suất cho vay
Năm 2012 đến nay, NHNN đã 8 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động,
nhưng lúc này, công cụ lãi suất hầu như tác động chưa nhiều đến đầu tư.=>
thiếu thiện cảm, mất niềm tin
Kết luận: Sau 6 năm hệ thống NHVN hội nhập, một mặt chỉ ra những thành tựu
và những hạn chế, nhưng mặt khác quan trọng hơn là giúp mỗi ngân hàng nhận


thức rõ những cái mất bên cạnh cái được mang tính ngắn hạn, để có động cơ
quyết liệt hơn trong việc tái cơ cấu, nâng cao chất lượng quản trị DN, nhằm
thích ứng với quá trình hội nhập, tạo nền tảng góp phần đẩy nhanh việc áp dụng
các thông lệ tốt nhất trong quản lý hoạt động ngân hàng.

Kinh nghiệm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng của một số nước sau hội
nhập

Việt nam học hỏi những chính sách, biện pháp và được triển khai quyết liệt
1, Cải cách thể chế pháp luật: rà soát lại toàn bộ văn bản pháp luật, cơ chế chính
sách có liên quan đến hoạt động của hệ thống ngân hàng theo hướng thị trường,
triển khai kịp thời và giám sát chặt chẽ khâu thực hiện, giảm bớt các rào cản tham
gia thị trường của các thành phần kinh tế, kể cả yếu tố nước ngoài
2, Phân loại các TCTD để có biện pháp xử lý cụ thể: NHTM yếu kém, bằng cách
sáp nhập, mua lại, giải thể...đi đôi với xử lý nợ xấu bằng nhiều biện pháp (từ dự
phòng rủi ro; cơ cấu lại nợ, bán nợ cho công ty mua bán nợ quốc gia; xử lý
TSBĐ...
3, Cải cách hoạt động của Ngân hàng TW: tính độc lập trong quá trình ban hành cơ
chế chính sách, giảm các thủ tục phiền hà trong quá trình ra quyết định, nhằm nâng



cao chất lượng của các quyết định. Minh bạch trong quá trình vận hành, tăng quyền
lực giám sát của NHTW đối với các TCTD
Năm 2008, 2009, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cao hơn Thái lan, Malaixia,
Indonexia. Nhưng năm 2012, tăng GDP của Việt Nam đang ở mức thấp so với
Trung Quốc, Lào, Thái lan, Malaixia, Indonexia. Vì thế, có thể thấy, hệ thống
NHVN nói riêng, nền kinh tế nói chung chưa tận dụng tối đa các cơ hội do hội
nhập mang lại.



×