Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tìm hiểu các loại ống kính và chức năng của từng loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.43 KB, 14 trang )

Tìm hiểu các loại ống kính và chức năng
của từng loại

Understanding Lens Types
Sau khi đã sắm cho mình một thân máy ảnh ưng ý, dù đó là máy cơ
chụp thủ công hay máy ảnh số DSLR, điều còn lại làm nhiều người chơi ảnh,
kể cả dân chuyên nghiệp phải băn khoăn suy tính, cân đối túi tiền và giá trị
sử dụng cũng như chất lượng hình ảnh chính là tìm kiếm những ống kính phù
hợp với mục đích chụp ảnh của mình.
Một thân máy hoàn hảo trong tay một người sành sỏi về kỹ thuật sử dụng
và nghệ thuật nhiếp ảnh cũng không thể thiếu một ống kính chất lượng cao mới có
thể cho ra đời được những tác phẩm hài lòng người xem. Dù túi tiền eo hẹp đến
đâu, thì lời khuyên đầu tiên vẫn là hãy tập trung mua 01 (viết bằng chữ: Một) ống
kính chất lượng còn hơn sắm hai hay nhiều ống kính rẻ tiền kém chất lượng, bởi
bạn luôn có cơ hội mua thêm ống kính sau này để sử dụng lâu dài ngay cả khi bạn
muốn nâng cấp thân máy lên những đời máy hiện đại hơn. Một ống kính có chất
lượng cao luôn là tài sản đáng giá với giá trị “thanh khoản” cao của nhiếp ảnh gia.
Ống kính tốt nên được cân nhắc kỹ lưỡng hơn một thân máy tốt và mới giúp bạn
ghi lại những hình ảnh chất lượng. Hãy luôn luôn cân nhắc để tậu một ống kính tốt
nhất với túi tiền mà bạn hiện có, bạn sẽ không bao giờ phải hối hận vì đã mua một
ống kính chất lượng cao.
Các tiêu chí để đánh giá chất lượng một ống kính
Sau khi đã quyết định mục đích chụp ảnh để chọn mua loại ống kính thích
hơp, người chơi ảnh cần cân nhắc các tiêu chí tạo thành một ống kính chất lượng
tốt:
- Chất lượng các thấu kính / loại kính sử dụng để chế tạo các thấu kính và
đặc tính của các chất liệu đó
- Các lớp phủ bề mặt thấu kính
- Mức độ quang sai (gồm cầu sai và sắc sai)
- Mức độ chắc chắn của kết cấu ống kính, vỏ ống kính
- Khả năng căn nét chính xác nhanh, êm; các chuyển động bên ngoài vỏ


ống kính trong quá trình căn nét
- Các tính năng như căn nét tự động, chống rung, chống lóa cục bộ, chống
hiện tượng bóng ma, v.v…
- Các tiện ích trong khi sử dụng như các lẫy chuyển đổi, khóa tụt ống, các
vòng hiệu chỉnh, v.v…
- Các đặc điểm khác chất liệu vỏ ống kính, kích thước và trọng lượng của
ống, v.v…
Nhưng làm thế nào để có thể lựa chọn ống kính phù hợp với mục đích sử
dụng? Để làm được điều này, bạn cần hiểu được tính năng của các loại ống kính
để lựa chọn ống kính phù hợp. Sau đây là các loại ống kính với những tính năng
đặc trưng giúp bạn trả lời được những câu hỏi thường thấy nhất khi lựa chọn các
loại ống kính.
Có nên chọn mua ống kính “kit” được quảng cáo bán kèm theo máy?
“Kit” là từ tiếng Anh có nghĩa là “bộ dụng cụ đi kèm với nhau” hay “theo
bộ”. Các ống này thường được tung ra thị trường kèm với một hay nhiều loại thân
máy mà nhà sản xuất quảng bá. Đặc điểm của các ống này là có giá tiền trung bình
nhưng chất lượng thường vào loại “xoàng”, chủ yếu phục vụ những người mới
chơi máy ảnh hay có “tài khoản” quá eo hẹp nhưng vẫn có ống kính mà chụp - vì
bạn không thể chụp ảnh chỉ bằng thân máy DSLR được! Chất lượng các ống này
thấp hơn nhiều so với các ống kính bán rời; giá thành và giá bán rẻ bởi mỗi thứ
đều được “bớt” đi một chút như loại kính sử dụng rẻ tiền hơn, công nghệ thấp hơn,
v.v… Cực chẳng đã mới phải mua một ống “kit” để chơi tạm; còn nói chung, nếu
bạn thấy có thể “cố dấn” lên đôi chút thì nên suy nghĩ lại và tìm mua các ống kính
chất lượng cao bởi ngoài chất lượng kém hơn, những ống “kit” này còn khó bán
lại sau này khi bạn nhận ra chất lượng trung bình của ống.
Nên chọn ống kính tiêu cự cố định (prime lens) hay ống kính tiêu cự
thay đổi có thể phóng to thu nhỏ (zoom lens)?
Ống kính tiêu cự cố định (prime / fixed lens) chỉ có một tiêu cự duy nhất;
ngược lại các ống zoom có tiêu cự thay đổi giúp bạn đặt máy ở một vị trí cố định
nhưng vẫn có thể xoay hay kéo zoom để thu gần khoảng cách chụp - tức thu hẹp

hay phóng lớn góc ảnh. Một trong những loại ống kính tiêu cự cố định phổ biến
nhất là ống tiêu cự 50mm (trước kia thường bán kèm theo các máy cơ); ống tiêu
cự 50mm được coi là một ống tiêu chuẩn và có góc ảnh và phối cảnh giống với
mắt thường nhất. Đặc điểm của các ống tiêu cự cố định là cho hình ảnh có độ
chính xác quang học cao. Để chụp được hình ảnh trung thực nhất, nên chọn các
ống kính tiêu cự cố định. Các ống tiêu cự cố định khoảng 70mm-135mm như
Nikon 80mm, 105mm hay Canon 85mm, 100mm, 135mm thường được sử dụng
để chụp chân dung với chất lượng hình ảnh cao và cho phép tạo những hiệu ứng
xóa phông (shallow depth of field/ DOF) vừa phải của tầm tiêu cự này, còn được
gọi là tầm tiêu cự chụp xa trung bình (medium telephoto).
Tuy nhiên, với các ống tiêu cự cố định bạn sẽ phải tiến lại gần chủ thể để
chụp cận cảnh hơn hay tiến ra xa để mở rộng góc nhìn - thường được giới chơi ảnh
ở Việt Nam gọi đùa là “zoom bằng chân”, vì thế không đạt được tính “đa năng” và
“cơ động” như các ống zoom đem lại. Trong nhiều trường hợp cần thay đổi nhanh
tiêu cự, bạn sẽ cần tới một ống zoom có khả năng nhanh chóng thay đổi tiêu cự -
bằng cách xoay vòng tiêu cự hoặc kéo ra kéo vào - để nhanh chóng đưa hình ảnh
xa hay gần vào khuôn hình theo tỷ lệ mong muốn. Tuy nhiên, nhược điểm của các
ống zoom thường là chất lượng hình ảnh không sắc nét bằng các ống tiêu cự cố
định, nhiều ống giá thành thấp thường có chất lượng không ổn định và “công lực”
thay đổi theo chiều dài tiêu cự do những thách thức về công nghệ sản xuất ống
kính. Bạn luôn phải cân nhắc để dung hòa giữa mức độ tiện lợi của một ống zoom
so với chất lượng vượt trội của một ống kính tiêu cự cố định trong khi quyết định
sử dụng một trong hai loại.
Nên mua ống kính chính hãng hay của các hãng sản xuất ống kính độc
lập?

×