Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với công chứng viên theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------------------

VŨ THỊ THU HƢƠNG

BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI
CÔNG CHỨNG VIÊN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------------------

VŨ THỊ THU HƢƠNG

BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI
CÔNG CHỨNG VIÊN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật kinh tế


Mã số: 60380107

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Tuyến

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả được trình bày trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kì công trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn
này.
Tác giả luận văn

Vũ Thị Thu Hƣơng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH
NHIỆM NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ PHÁP
LUẬT VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI
CÔNG CHỨNG VIÊN.................................................................................... 6
1.1. Những vấn đề lý luận về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với
công chứng viên ............................................................................................... 6
1.1.1. Khái quát về nghề công chứng và rủi ro của nghề công chứng ............. 6

1.1.2. Sự cần thiết phải bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với công
chứng viên ....................................................................................................... 12
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với
công chứng viên .............................................................................................. 16
1.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp của công chứng viên ......................................................................... 20
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TRÁCH
NHIỆM NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ THỰC
TIỄN THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM ............................................................. 23
2.1. Thực trạng pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công
chứng viên ở Việt Nam hiện nay .................................................................. 23
2.1.1. Thực trạng quy định về chủ thể và điều kiện xác lập hợp đồng bảo hiểm
trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên .............................................. 23
2.1.2. Thực trạng quy định về kí kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên ........................................................ 26
2.1.3. Thực trạng quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên ........................................................ 39


2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
của công chứng viên ...................................................................................... 49
2.2.1. Các kết quả đạt được ............................................................................ 49
2.2.2. Những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân .......................................... 55
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI
BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP CỦA CÔNG CHỨNG
VIÊN ............................................................................................................... 63
3.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp đối với công chứng viên ............................................... 63
3.2. Giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp đối với công chứng viên .................................................................... 68

KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển với sự xuất hiện ngày càng đa
dạng các ngành nghề, các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau đặc biệt
là những ngành nghề đặc thù, có trách nhiệm xã hội cao. Để đảm bảo cho sự
phát triển ổn định, bền vững của các ngành nghề đặc thù cũng như đảm bảo
niềm tin cho những cá nhân, tổ chức khác khi tham gia vào các hoạt động
nghề nghiệp chuyên biệt đó, Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đã ra đời. Là
một sản phẩm bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp nhằm góp phần
chia sẻ rủi ro cho những người làm các công việc đặc thù như Luật sư, Công
chứng viên, bác sĩ, kiến trúc sư, kiểm toán viên… nếu họ có các sai sót, bất
cẩn trong hành nghề gây thiệt hại cho các chủ thể khác.
Trong số các sản phẩm bảo hiểm nghề nghiệp nêu trên, bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp đối với công chứng viên là một trong những sản phẩm bảo
hiểm bắt buộc được pháp luật quy định. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
đối với công chứng viên giúp cho công chứng viên ổn định về tài chính để
yên tâm hoạt động chuyên môn vì đã có doanh nghiệp bảo hiểm chia sẻ gánh
nặng tài chính trong bồi thường thiệt hại nếu công chứng viên có những sai
sót, bất cẩn khi hành nghề gây ra thiệt hại cho khách hàng hoặc bên thứ ba có
liên quan. Điều đó chứng tỏ việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm về trách nhiệm
nghề nghiệp nói chung và bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với công
chứng viên nói riêng là một tất yếu khách quan, mang lại nhiều lợi ích cho các
chủ thể có liên quan. Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công
chứng viên, các chủ thể như doanh nghiệp bảo hiểm, công chứng viên, khách

hàng của công chứng viên hoặc bên thứ ba có liên quan khi công chứng viên
thực hiện các giao dịch trong quá trình công chứng đều nhận được những
quyền lợi nhất định.


2

Ở Việt Nam, pháp luật đã quy định công chứng viên phải tham gia bảo
hiểm trách nhiệm nghề nghiệp từ năm 2006 đến nay. Điều đó có nghĩa rằng
vấn đề bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên tuy không còn
xa lạ, mới mẻ song để hiểu thấu đáo, tường tận về các quy định pháp luật
cũng như thực trạng áp dụng các quy định này trong quá trình cung cấp sản
phẩm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên trong điều kiện
hiện nay không phải là điều đơn giản. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan
trọng của vấn đề, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về quy định pháp luật
cũng như nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với công chứng
viên, tác giả luận văn đã quyết định lựa chọn đề tài “Bảo hiểm trách nhiệm
nghề nghiệp đối với công chứng viên theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Dưới góc độ là một nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm
thì bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là một nghiệp vụ có tỷ trọng nhỏ, là
một sản phẩm được xếp trong nhóm bảo hiểm phi nhân thọ. Điều đó thể hiện
ở việc cho đến nay có rất ít công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề này ở
Việt Nam, đặc biệt là các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.
Ở mức độ khái quát, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau
đây đã được công bố có liên quan trực tiếp đến đề tài này:
- “Thực trạng, giải pháp phát triển bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp ở
Việt Nam”, khóa luận tốt nghiệp của Đỗ Thu Hằng, Đại học Ngoại Thương
thực hiện năm 2010;

- “Quy chế pháp lý về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của
luật sư, công chứng”, khóa luận tốt nghiệp của Trần Phượng Nguyên, Khoa
Luật Đại học Cần Thơ thực hiện năm 2014;
- “Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động


3

công chứng theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học của Hoàng
Văn Hưu thực hiện năm 2014.
Ngoài các công trình nghiên cứu ở cấp độ khóa luận hoặc luận văn
thạc sĩ nêu trên có liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn, còn có một số công
trình nghiên cứu khác dưới góc độ các bài báo khoa học, các sách tham khảo,
chuyên khảo có liên quan ít nhiều đến một số vấn đề thuộc phạm vi nghiên
cứu của đề tài. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào ở cấp độ
luận văn thạc sĩ luật học trực tiếp nghiên cứu về bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp của công chứng viên theo pháp luật Việt Nam. Chính vì vậy, có thể
khẳng định rằng luận văn của tác giả là một công trình khoa học đáp ứng
được các yêu cầu về tính mới của một công trình khoa học theo quy định hiện
hành.
Các công trình khác đã được công bố, tuy không trực tiếp nghiên cứu
vấn đề bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên theo pháp luật
Việt Nam nhưng đó sẽ là những tư liệu quý giá để tác giả tham khảo trong
quá trình thực hiện luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Với đề tài này, tác giả hướng tới mục đích làm rõ thêm cơ sở lý luận và
thực tiễn, bản chất, nội dung của vấn đề bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
của công chứng viên, từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả
hoạt động công chứng cũng như hoạt động cung cấp sản phẩm Bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp bảo hiểm cho công chứng viên.

Để đạt được các mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ
sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý của việc
giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công
chứng viên;


4

- Nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp của công chứng viên;
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm
nghề nghiệp của công chứng viên và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên ở Việt
Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định pháp luật trực tiếp
điều chỉnh về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên cùng
với các học thuyết pháp lý, các quan điểm khoa học của các nhà nghiên cứu
về vấn đề này. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng một số vụ việc đã xảy ra trong
thực tiễn làm đối tượng nghiên cứu của đề tài để từ đó làm sáng rõ những ưu,
nhược điểm của pháp luật hiện hành quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp của công chứng viên.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là tập trung vào việc nghiên cứu về
cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xác lập và thực hiện giao dịch bảo
hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên. Hay chính là việc thiết
lập và thực hiện hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng
viên. Từ đó chỉ ra các vướng mắc, bất cập của pháp luật cũng như những
vướng mắc bất cập trong quá trình thực hiện các quy định này trên thực tế của
các chủ thể pháp luật.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Để hoàn thành được luận văn này, tác giả đã sử dụng phối hợp các
phương pháp nghiên cứu có tính phổ biến trong khoa học xã hội và nhân văn
như: Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp,
phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử, phương pháp khảo sát...


5

6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được cấu trúc gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
đối với công chứng viên và pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
đối với công chứng viên.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
đối với công chứng viên và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện khung pháp luật đối với bảo hiểm
trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên.


6

Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM
TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI CÔNG CHỨNG VIÊN
VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP
ĐỐI VỚI CÔNG CHỨNG VIÊN
1.1. Những vấn đề lý luận về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối
với công chứng viên

1.1.1. Khái quát về nghề công chứng và rủi ro của nghề công chứng
1.1.1.1. Khái quát về nghề công chứng
Công chứng là một nghề xuất hiện từ xa xưa, cách đây hàng ngàn năm
ở Hy Lạp, Ai Cập, đặc biệt là ở La Mã - dùng để chỉ những người làm dịch vụ
văn tự. Nghề công chứng bắt đầu phát triển mạnh vào thế kỉ XIV, XV và
trong thời gian này có việc chứng nhận bản sao giấy tờ nhưng chủ yếu vẫn là
chứng nhận hợp đồng, giao dịch.
“Trên thế giới có ba hệ thống công chứng chủ yếu là: hệ thống công
chứng La tinh tương ứng với hệ thống luật La Mã, hệ thống công chứng
Ănglo Saxon và hệ thống công chứng Collectiviste (công chứng tập thể)
tương ứng với hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa”1. Mặc dù các hệ thống
công chứng có cách thức tổ chức, hoạt động, trình tự, thủ tục công chứng
khác nhau song về khái niệm công chứng thì có điểm tương đồng. Các hệ
thống này đều coi công chứng là một nghề tự do, công chứng viên được hoạt
động độc lập, tự chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động của mình.
Ở Việt Nam, sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, ngày
15/11/1945 Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 59/SL quy định về “Thể lệ
thị thực các giấy tờ”. Tiếp đó, ngày 29/02/1952 Sắc lệnh số 85/SL về “Thể lệ

1

Xem thêm: Luận văn thạc sĩ, “Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công
chứng theo pháp luật Việt Nam” – Hoàng Văn Hưu, 2014 trang 22.


7

trước bạ về mua, bán, cho, đổi nhà cửa, ruộng đất” được ban hành. Theo hai
Sắc lệnh này, một số việc chứng nhận giấy tờ giao cho Ủy ban kháng chiến
hành chính nay là Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện. Ngày 10/10/1987 Bộ

Tư pháp đã ban hành Thông tư số 574/QLTPK về Công chứng nhà nước,
nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Công tác
chứng thực của Ủy ban nhân dân các địa phương được cải tiến một bước về
chất lượng, đồng thời phòng Công chứng nhà nước tại Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh được thành lập ngày 27/2/1991 trên cơ sở Nghị định số
45/HĐBT ngày 27/2/1991 của Hội đồng bộ trưởng về tổ chức và hoạt động
Công chứng nhà nước. Trước đó, các giao dịch dân sự cũng như việc xác
nhận các văn bản, giấy tờ thuộc thẩm quyền chứng thực của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
Trong bối cảnh hiện nay, tuy chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền công
chứng của công chứng viên đã có những thay đổi nhất định nhưng về bản chất
của nghề công chứng thì không hề thay đổi - đó là việc xác nhận tính xác thực
và tính hợp pháp của các giao dịch dân sự cũng như các giấy tờ, tài liệu pháp
lý khác theo quy định của pháp luật. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành,
công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng
“chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác
bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản
dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước
ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc
cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”2.
Thực tế hiện nay cho thấy, nghề công chứng không chỉ dành riêng cho
các nhân viên nhà nước (công chức) mà còn là một nghề nghiệp đặc thù mà
một cá nhân không phải là công chức có thể lựa chọn, nếu có đủ các điều kiện
2

Xem thêm: Điều 2 Luật Công chứng 2014.


8


để được bổ nhiệm làm công chứng viên theo quy định của pháp luật3.
Ngoài ra, thực tế cũng cho thấy rằng một vấn đề quan trọng đặt ra trong
quá trình hành nghề công chứng chính là ở chỗ, công chứng viên phải đối mặt
với những rủi ro nào trong quá trình hành nghề công chứng và làm thế nào để
ngăn ngừa và chống đỡ các rủi ro đó nếu xảy ra?
Phần phân tích dưới đây của luận văn sẽ giải đáp phần nào câu hỏi đó.
1.1.1.2. Các rủi ro và nguyên nhân dẫn đến rủi ro đối với công chứng
viên trong quá trình hành nghề công chứng
Không thể phủ nhận rằng nghề công chứng là một nghề nghiệp đặc thù
có tính rủi ro cao (giống như nghề luật sư, bác sĩ, kế toán, kiểm toán...) và
công chứng viên chính là người có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro khác
nhau trong quá trình hành nghề công chứng. Các rủi ro này rất đa dạng và có
thể xuất phát từ cá nhân công chứng viên hoặc từ phía khách hàng, hoặc từ
các lí do khách quan khác nhưng đều có một điểm chung là làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên đối với người bị thiệt
hại. Đây là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng phát sinh trên cơ sở quy định
của pháp luật dân sự. Vì vậy, trong trường hợp công chứng viên có hành vi
trái quy định của pháp luật gây thiệt hại thì người bị thiệt hại có thể khiếu nại,
khiếu kiện đòi bồi thường từ phía người gây thiệt hại tức là từ phía công
chứng viên.
Vậy, các rủi ro của công chứng viên có thể bắt nguồn từ những nguyên
nhân nào?
Về phương diện lý thuyết, các rủi ro mà công chứng viên gặp phải
trong quá trình hành nghề công chứng có thể bắt nguồn từ các lý do sau đây:
Thứ nhất: Các rủi ro xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của công

3

Điều 2 Luật Công chứng 2014 ghi nhận: Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật
này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.



9

chứng viên.
Xuất phát từ trách nhiệm của công chứng viên thì công chứng viên có
các nghĩa vụ sau: (i) Tư vấn cho khách hàng và bên thứ ba có liên quan về
cách thức thực hiện thỏa thuận, (ii) Tạo điều kiện để bảo vệ quyền, lợi ích
chính đáng của họ, (iii) Bảo đảm hiệu lực thực sự của thỏa thuận giữa các
bên. Việc công chứng viên không thực hiện tốt bất cứ nghĩa vụ nào trong ba
nghĩa vụ nêu trên thì đều có khả năng làm phát sinh rủi ro và phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về những sai sót đó của mình.
Trong một số trường hợp, các rủi ro có thể phát sinh do công chứng
viên thực hiện các hành vi mà luật cấm như hành vi: (i) Thực hiện công chứng
trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản
dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người
tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian
dối khác; (ii) Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài
sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc
chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng;
con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột
của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi4.
Tóm lại, phần lớn các rủi ro trong hoạt động nghề nghiệp của công
chứng viên đều xuất phát từ nguyên nhân chủ quan do năng lực, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ yếu kém hoặc do sự bất cẩn của công chứng viên trong
quá trình hành nghề công chứng. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro công chứng viên
cần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và trách nhiệm cá nhân khi thực
hiện các hoạt động nghề nghiệp của mình.
Thứ hai: Các rủi ro của công chứng viên trong hoạt động nghề nghiệp
xuất phát từ nguyên nhân khách quan (có liên quan trực tiếp đến khách hàng

4

Xem thêm: Điểm b, c Khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng 2014.


10

hoặc từ bên thứ ba).
Thực tế cho thấy trong nhiều trường hợp công chứng viên gặp rủi ro
nghề nghiệp do nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng hoặc bên thứ ba
như: “(i) Giả mạo người yêu cầu công chứng; (ii) Cung cấp thông tin, tài liệu
sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái
pháp luật để yêu cầu công chứng; (iii) Người làm chứng, người phiên dịch có
hành vi gian dối, không trung thực”5. Việc khách hàng hoặc bên thứ ba thực
hiện các hành vi trên khiến cho việc công chứng của công chứng viên bị sai
lệch so với sự thật khách quan của sự kiện pháp lý được công chứng.
Hiện nay, vấn nạn gian dối, lừa đảo, giả mạo giấy tờ, giả mạo người
yêu cầu công chứng có chiều hướng gia tăng với mức độ ngày càng tinh vi,
phức tạp. Đây chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến các rủi ro cho công
chứng viên trong quá trình hành nghề công chứng. Trong “Báo cáo về công
tác công chứng năm 2014” của Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh đã cảnh
báo hiện tượng giả mạo người đi công chứng và giả mạo giấy tờ công chứng
đang ngày một gia tăng. Vì vậy, công chứng viên đang phải đối mặt với nhiều
nguy cơ rủi ro. Nếu công chứng viên không có chuyên môn nghiệp vụ vững,
không thận trọng, tận tụy trong công việc thì có thể sẽ gặp những rủi ro mà
nguyên nhân xuất phát từ những toan tính của khách hàng hoặc bên thứ ba.
Ngoài hai nhóm nguyên nhân nêu trên, có nhiều trường hợp dù công
chứng viên đã tiến hành công chứng đúng pháp luật, đúng chuẩn mực đạo đức
khi hành nghề song vẫn có thể bị xác định là bị đơn trong các vụ khởi kiện
yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Tại buổi tọa đàm về Nghề

công chứng, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh - bà Phan
Thị Bình Thuận cho hay: Do quan điểm khác nhau nên tư cách pháp lý của
công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng trong các vụ yêu cầu tuyên
5

Xem thêm: Điểm a, b, c khoản 2 điều 7 Luật Công chứng 2014.


11

bố hợp đồng công chứng vô hiệu chưa được xác định rõ ràng. “Lúc thì bị đơn,
khi là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Vừa rồi Sở Tư pháp cũng nhận
được thư triệu tập của một tòa án gửi đến với tư cách Sở là người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan trong một vụ tranh chấp yêu cầu tuyên bố hợp đồng
công chứng vô hiệu…”6.
Ông Bùi Văn Trí, Phó Chánh Tòa Dân sự Tòa án nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh, cho biết “bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện”. Do đó, nếu
người yêu cầu công chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hay cơ
quan nhà nước có thẩm quyền có đơn khởi kiện đối với cơ quan công chứng
đã chứng thực giao dịch, hợp đồng về việc yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu
thì lúc này “cơ quan công chứng là bị đơn”. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng
không phải cứ nguyên đơn kiện thì công chứng viên đương nhiên là bị đơn
mà phải gắn thêm điều kiện khi người này xâm phạm quyền và lợi ích hợp
pháp của nguyên đơn. Chẳng hạn như một vụ việc có thật ở Thủ Đức, công
chứng viên chứng nhận một vụ bán nhà, thủ tục đúng pháp luật. Sau đó người
hàng xóm kiện cho rằng người bán còn nợ tiền nên yêu cầu hủy hợp đồng đã
bán. Công chứng viên không liên quan đến vụ tranh chấp, căn nhà không phải
là tài sản bảo đảm trong vụ mượn tiền thế nhưng vẫn bị xác định là bị đơn.
Theo tác giả luận văn, việc xác định như vậy là chưa chính xác, gây nhiều
tranh luận trái chiều.

Theo luật sư Nguyễn Bảo Trâm, Công ty Luật TNHH Sài Gòn Luật,
“trong vụ án dân sự tranh chấp liên quan đến văn bản công chứng vô hiệu thì
công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng có thể tham gia với nhiều tư
cách. Có thể là nguyên đơn, có thể là bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan tùy theo tình huống”7. Về văn bản công chứng bị tuyên vô hiệu,

6
7

Xem thêm: Tài liệu Tọa đàm về Nghề Công chứng, Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015.
Văn phòng công chứng Việc nhiều nhưng ngại rủi ro //baothanhnien/News/item/2607/195/vi-VN


12

luật sư Bảo Trâm cho rằng đó là khi có căn cứ xác định việc công chứng có vi
phạm pháp luật, tức là văn bản công chứng không đảm bảo được tính xác
thực, tính hợp pháp hay tính không trái đạo đức xã hội kể cả trường hợp có lỗi
hay không có lỗi của công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng. Dù
còn nhiều ý kiến tranh luận nhưng có thể thấy rằng công chứng viên có thể
phải đối mặt với rủi ro trong cả những trường hợp thực hiện nghiệp vụ chuyên
môn đúng quy định của pháp luật, đúng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
Trong thực tế và theo quy định của pháp luật một người không những
phải chịu trách nhiệm về những hậu quả gây ra do hành vi của chính họ mà
còn có thể phải chịu trách nhiệm về những hậu quả gây ra bởi hành vi hoặc
việc làm của những người mà họ chịu trách nhiệm quản lý vì vậy rủi ro mà
công chứng viên gặp phải cũng chính là rủi ro mà các tổ chức hành nghề công
chứng phải đối mặt.
Chính vì công chứng viên có khả năng gặp rủi ro cao, thường xuyên
phải đối mặt với nguy cơ bồi thường thiệt hại trong thực tế nên nhu cầu bảo

vệ và chuyển giao rủi ro rất lớn. Cần có công cụ, cách thức để san sẻ, chuyển
giao rủi ro cho công chứng viên khi rủi ro đó phát sinh, một trong những cách
thức để có thể chuyển giao rủi ro một cách hiệu quả đó là tham gia bảo hiểm
trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên.
1.1.2. Sự cần thiết phải bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với
công chứng viên
Trước những rủi ro mà công chứng viên phải đối mặt trong quá trình
hành nghề công chứng mà chúng ta vừa phân tích ở trên thì công chứng viên
cần có các biện pháp bảo vệ để có thể phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra hoặc
giúp công chứng viên khắc phục những tổn thất mà mình gây ra do các sai
sót, bất cẩn khi hành nghề. Một trong những biện pháp hiệu quả đó là tham
gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tại doanh nghiệp bảo hiểm - đây chính


13

là cách thức để công chứng viên chuyển giao rủi ro sang cho doanh nghiệp
bảo hiểm gánh chịu với điều kiện phải chấp nhận đóng phí bảo hiểm.
Sự ra đời của loại hình bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đã góp phần
chia sẻ gánh nặng bồi thường cho những người có hành vi gây thiệt hại nhưng
lại không có đủ khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho
người bị thiệt hại. Việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp có ý
nghĩa to lớn đối với cả doanh nghiệp bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm và
người bị thiệt hại, chính vì vậy có thể khẳng định việc tham gia bảo hiểm
trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên là rất cần thiết bởi những lí do
cụ thể sau đây:
Thứ nhất, các văn bản mà công chứng viên tiến hành công chứng đều là
những văn bản có giá trị pháp lý, có khả năng tác động đến quyền, lợi ích và
làm phát sinh các nghĩa vụ pháp lí cho nhiều chủ thể khác nhau. Vì vậy, nếu
việc thực hiện hoạt động công chứng không chính xác có thể đem lại hậu quả

pháp lí vô cùng nghiêm trọng cho các chủ thể có liên quan. Việc tham gia bảo
hiểm trách nhiệm nghề nghiệp có thể giúp san sẻ rủi ro, doanh nghiệp bảo
hiểm có thể chung tay gánh vác trách nhiệm bồi thường từ đó làm giảm gánh
nặng tài chính cho công chứng viên có hành vi công chứng thiếu chính xác.
Qua đó, kịp thời khắc phục những hậu quả mà khách hàng hoặc các bên có
liên quan phải gánh chịu.
Thứ hai, trong quá trình hành nghề công chứng, công chứng viên có thể
đưa ra những quyết định chuyên môn thiếu chính xác do bất cẩn hoặc do lỗi
vô ý, việc đó gây ra những thiệt hại nhất định cho khách hàng. Về nguyên tắc,
công chứng viên phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra trong quá
trình hành nghề dù do lỗi cố ý hay vô ý. Lúc này, các quy định của Bộ luật
Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được áp dụng đối với công
chứng viên vi phạm nghĩa vụ khi hành nghề không có tổ chức các nhân nào


14

chịu trách nhiệm thay cho công chứng viên. Nếu công chứng viên tham gia
bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thì rủi ro trong quá trình hành nghề sẽ
được chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm. Lúc này doanh nghiệp bảo
hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho phía bị thiệt hại theo mức độ và
mệnh giá bảo hiểm mà công chứng viên đã tham gia. Với việc chuyển giao
trách nhiệm bồi thường sang cho doanh nghiệp bảo hiểm thì công chứng viên
sẽ không phải đối mặt với những khó khăn về tài chính, không bị áp lực, lo
lắng khi hành nghề từ đó công chứng viên có thể sáng suốt đưa ra các quyết
định chuyên môn đúng đắn, chính xác.
Những quyết định thiếu chính xác của công chứng viên có thể xảy ra
trong bất cứ tình huống, giai đoạn nào, vì vậy việc tham gia bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là rất quan trọng và phải kéo dài suốt
thời gian công chứng viên hành nghề chuyên môn. Việc công chứng viên

tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm
chung tay gánh vác trách nhiệm bồi thường và điều đó giúp cho công chứng
viên có thể tiếp tục đứng vững và tiếp tục hành nghề sau khi gặp các rủi ro
nghề nghiệp.
Thứ ba, việc công chứng viên tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp không chỉ xuất phát từ việc doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo sẽ bồi
thường cho khách hàng khi công chứng viên thực hiện các hoạt động chuyên
môn thiếu chính xác do bất cẩn hoặc khinh suất, mà còn nâng cao uy tín xã
hội của chính công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng, từ đó tạo
được sự tin cậy nơi khách hàng. Thực hiện chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp cho công chứng viên là một biện pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa và
hạn chế những rủi ro tổn thất cho công chứng viên trong quá trình hành nghề
công chứng và lành mạnh hoá sự cạnh tranh trong thị trường dịch vụ pháp lý.
Thứ tư, việc công chứng viên trong quá trình hành nghề thực hiện các


15

công việc chuyên môn có các sai sót do bất cẩn gây thiệt hại cho bên thứ ba
thì bên thứ ba có quyền yêu cầu công chứng viên bồi thường các thiệt hại đó.
Tuy nhiên, nếu công chứng viên đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng sẽ được doanh
nghiệp bảo hiểm thực hiện thay trên cơ sở cam kết của họ trong hợp đồng bảo
hiểm. Thực tế cho thấy, việc trả tiền bồi thường thiệt hại từ doanh nghiệp bảo
hiểm tỏ ra tốt hơn cho bên bị thiệt hại, bởi lẽ doanh nghiệp bảo hiểm là chủ
thể có khả năng tài chính rất tốt để có thể thực hiện nghĩa vụ bồi thường một
cách nhanh chóng, thuận lợi cho người bị thiệt hại.
Thứ năm, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên góp
phần ổn định cuộc sống của bên thứ ba cụ thể là của bên thứ ba bị thiệt hại do
hoạt động nghề nghiệp của công chứng viên gây ra. Thông qua các khoản bồi

thường kịp thời mà doanh nghiệp bảo hiểm chi trả bên thứ ba có thể nhanh
chóng khắc phục được các tổn thất và vượt qua được khó khăn. Vai trò này có
ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đặc biệt là trong các trường hợp khi thiệt hại thực tế
quá lớn ảnh hưởng nặng nề tới đời sống của bên thứ ba và vượt quá khả năng
bồi thường của công chứng viên thì lúc này việc chi trả bảo hiểm của doanh
nghiệp bảo hiểm sẽ giúp giải quyết khó khăn từ các phía.
Thứ sáu, đối với doanh nghiệp bảo hiểm, việc pháp luật quy định công
chứng viên bắt buộc phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đã
khiến cho hoạt động này trở thành một sản phẩm bảo hiểm độc lập. Cùng với
các sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các ngành nghề đặc thù
khác thì bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên đang trở
thành một nghiệp vụ bảo hiểm nhiều tiềm năng, ngày càng được các doanh
nghiệp bảo hiểm quan tâm. Việc doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sản phẩm
này ra thị trường cho công chứng viên giúp doanh nghiệp bảo hiểm thu được
một khoản phí nhất định, từ đó gia tăng lợi nhuận.


16

Thứ bảy, đối với nền kinh tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp nói
chung và bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên nói riêng
giúp chia sẻ rủi ro cho các chủ thể, từ đó chia sẻ rủi ro cho nền kinh tế. Đặc
biệt, đối với những ngành nghề đặc thù như nghề công chứng của công chứng
viên thì pháp luật các nước đều quy định công chứng viên phải tham gia bảo
hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Đây chính là thông lệ tốt để Luật Kinh doanh
bảo hiểm và Luật Công chứng của Việt Nam quy định công chứng viên phải
tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp – với tư cách là một loại hình bảo
hiểm bắt buộc.
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
đối với công chứng viên

1.1.3.1. Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về bảo hiểm.
Theo Dennis Kessler thì “bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự
bất hạnh của số ít”. Còn theo Monique Gaullier thì “bảo hiểm là một nghiệp
vụ qua đó, một bên là người mua bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là
phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba
trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù, các tổn thất
được trả bởi bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách
nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo phương pháp của
thống kê”8.
Quan điểm khác lại cho rằng: “bảo hiểm là phương sách xử lí rủi ro,
nhờ đó việc chuyển giao, phân tán rủi ro trong từng nhóm người được thực
hiện qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm của của các tổ chức bảo hiểm”9
Từ kết quả nghiên cứu, khảo sát các quan điểm trên đây về bảo hiểm,
8
9

Xem thêm: Giáo trình Bảo hiểm – Học viện Tài Chính xuất bản 1999, nhà XB Tài chính, tr7
Xem thêm: Giáo trình Bảo hiểm – Học viện Tài Chính xuất bản 1999, nhà XB Tài chính, tr7


17

có thể đưa ra định nghĩa về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp như sau:
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là một nghiệp vụ bảo hiểm, trong
đó những người làm các công việc đặc thù (gọi là bên mua bảo hiểm) trả một
khoản tiền gọi là phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm (gọi là bên bảo
hiểm) để được doanh nghiệp này bồi thường cho bên thứ ba bị thiệt hại khi
tổn thất xảy ra là kết quả của quá trình hoạt động nghề nghiệp mang lại.
Nói cách khác, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thực chất là việc bên

bảo hiểm cam kết bảo hiểm cho đối tượng là trách nhiệm dân sự của người
tham gia bảo hiểm đối với bên thứ ba do việc người này thực hiện nghề
nghiệp một cách bất cẩn, khinh xuất gây thiệt hại cho bên thứ ba. Khi đó,
doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sự bảo đảm về mặt tài chính cho các cá
nhân, tổ chức, công ty hành nghề chuyên môn có thể thực hiện được trách
nhiệm dân sự của mình đối với bên thứ ba do việc hành nghề chuyên môn gây
ra. Bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, mỗi cá nhân cũng như mỗi tổ chức đều
có khả năng sẽ gây thiệt hại cho người khác do bất cẩn hoặc do lỗi cố ý hoặc
vô ý và trách nhiệm bồi thường lúc này được đặt ra. Trách nhiệm đó có thể
phát sinh theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng, nhưng dù xuất phát từ cơ sở
nào thì bên gây thiệt hại cũng phải gánh chịu tổn thất tài chính nhất định để
bù đắp cho những thiệt hại mà mình gây ra.
Trong xã hội, một số nghề nghiệp có tính chuyên môn cao như bác sỹ,
môi giới thương mại, luật sư, công chứng viên… là những ngành nghề có khả
năng phát sinh trách nhiệm bồi thường cho đối tượng phục vụ (khách hàng)
hoặc bên thứ ba bị thiệt hại do sai phạm, thiếu sót trong quá trình hoạt động
chuyên môn của người làm nghề. Tùy vào từng loại nghề nghiệp mà tính rủi
ro, khả năng gây ra những thiệt hại với mức độ khác nhau dẫn đến việc bồi
thường tương ứng cũng khác nhau.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp ra đời với mục đích bảo vệ quyền


18

lợi của người mua bảo hiểm trước các rủi ro do hoạt động nghề nghiệp mang
lại, bằng cách chia sẻ trách nhiệm bồi thường khi rủi ro xảy ra đối với người
mua bảo hiểm, từ đó bảo vệ được quyền lợi của bên thứ ba bị thiệt hại nếu rủi
ro xảy ra. Từ thực tế nêu trên, pháp luật của nhiều nước (trong đó có Việt
Nam) quy định khá cụ thể về các ngành nghề mà người thực hiện chúng phải
tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, cách thức tham gia, cách thức

chi trả bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm được quy định trong hợp đồng bảo
hiểm trách nhiệm nghề nghiệp xảy ra trong thực tế.
Ở Việt Nam, một trong số những ngành nghề pháp luật quy định phải
được bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là nghề công chứng, theo đó công
chứng viên là người phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp khi hành
nghề tại tổ chức hành nghề công chứng.
Vậy, có thể quan niệm như thế nào về bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp của công chứng viên?
Phần phân tích dưới đây sẽ làm rõ hơn về câu trả lời cho vấn đề này.
1.1.3.2. Khái niệm và đặc trưng của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
của công chứng viên
Xuất phát từ bản chất của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là việc
doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm cho những người hành
nghề đặc thù đã tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm theo đó doanh
nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bồi thường cho bên thứ ba thay cho
người mua bảo hiểm khi phát sinh sự kiện bảo hiểm, có thể đưa ra khái niệm
về bảo hiểm trách nhiệm nghề đối với công chứng viên như sau:
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là thỏa thuận
giữa doanh nghiệp bảo hiểm với tổ chức hành nghề công chứng, theo đó
doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ chi trả tiền bồi thường
đối với bên thứ ba khi người này bị thiệt hại do hoạt động nghề nghiệp


19

chuyên môn của công chứng viên, với điều kiện tổ chức hành nghề công
chứng phải đóng phí bảo hiểm.
Định nghĩa trên đây về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công
chứng viên cho thấy sản phẩm bảo hiểm này có một số đặc trưng cơ bản sau
đây:

Thứ nhất, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là
loại hình bảo hiểm bắt buộc.
Trên thế giới, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp nói chung và bảo
hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên nói riêng thường được
nhà làm luật xác định là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Ở Việt Nam, theo quy
định của Luật Công chứng 2014 thì “bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của
công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Việc mua bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên phải được duy trì trong suốt thời
gian hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng”10. Với quy định này, nhà
làm luật Việt Nam đã xác định rõ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công
chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc và do đó Nhà nước sẽ quy định cụ
thể về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ
chức hành nghề công chứng tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có
nghĩa vụ thực hiện. Sở dĩ nhà làm luật coi bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc là bởi vì, những rủi ro,
tổn thất xảy ra cho bên thứ ba do hoạt động nghề nghiệp của công chứng viên
là rất lớn và có tính thường xuyên nên việc đảm bảo quyền lợi cho bên thứ ba
là yêu cầu cấp bách. Việc đòi hỏi tổ chức hành nghề công chứng bắt buộc
phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên chính
là nhằm đáp ứng yêu cầu này.
Thứ hai, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên có đối
10

Xem thêm: Điều 37 Luật Công chứng 2014.


20

tượng là trách nhiệm dân sự của công chứng viên đối với bên thứ ba (bên bị
thiệt hại) phát sinh do hoạt động nghề nghiệp của công chứng viên gây ra.

Đặc điểm này cho thấy bản chất của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
đối với công chứng viên là loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Vì thế,
toàn bộ quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp
bảo hiểm với tổ chức hành nghề công chứng đều phải tuân thủ các quy định
về bảo hiểm trách nhiệm dân sự, theo đó các bên phải thỏa thuận rõ những
loại trách nhiệm dân sự nào của công chứng viên đối với bên thứ ba thì mới là
đối tượng được bảo hiểm và nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra thì bên bảo hiểm có
trách nhiệm bồi thường.
Thứ ba, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên luôn
có điều khoản thỏa thuận giữa các bên về giới hạn bảo hiểm.
Điều này xuất phát từ tính đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp của
công chứng viên là hoạt động có nguy cơ gây ra tổn thất rất lớn cho bên thứ
ba nên doanh nghiệp bảo hiểm thường thỏa thuận một điều khoản có tính cách
bảo đảm an toàn cho quyền lợi của mình – đó là điều khoản về giới hạn bảo
hiểm. Điều khoản này có nội dung cơ bản là bên bảo hiểm cam kết chỉ chấp
nhận bảo hiểm trong một giới hạn nhất định về các tổn thất phát sinh cho
người thứ ba do hoạt động nghề nghiệp của công chứng viên gây ra. Các tổn
thất vượt quá giới hạn này thì bên bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi
thường, mặc dù chúng có thể phát sinh do chính hoạt động nghề nghiệp của
công chứng viên.
1.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp của công chứng viên
Như đã đề cập ở trên, việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với bảo hiểm
trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là yêu cầu và là xu hướng tất
yếu trong xã hội đương đại. Tuy nhiên, việc Nhà nước can thiệp bằng pháp


×