Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Các tội cố ý xâm phạm tính mạng của con người trong pháp luật hình sự việt nam (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.86 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOÀNG TIẾN MINH

CÁC TỘI CỐ Ý XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CON
NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOÀNG TIẾN MINH

CÁC TỘI CỐ Ý XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CON
NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số


: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Dương Tuyết Miên

HÀ NỘI - NĂM 2016

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào.

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN
HƯỚNG DẪN

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

PGS. TS. Dương Tuyết Miên

Hoàng Tiến Minh

LỜI CÁM ƠN


Qua thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu công tác thực tiễn,
được sự hướng dẫn, giảng dạy của Quý thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình
của cơ quan cùng với sự đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành
Luận văn Thạc sỹ Luật học.
Qua đây tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến:

Ban giám hiệu cùng quý thầy cô Trường Đại học Luật Hà Nội, các Giáo
sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cám ơn Khoa Sau đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội thực hiện quản
lý đào tạo, cung cấp thông tin cần thiết về quy chế đào tạo cũng như chương
trình đào tạo một cách kịp thời, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này
đúng tiến độ.
Cám ơn Toà án nhân dân tối cao và các Toà án nhân dân địa phương đã
giúp đỡ rất nhiều để tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô giáo PGS. TS Dương Tuyết
Miên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn.
Cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập.
Tác giả luận văn

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BLHS

Bộ luật hình sự

CTTP

Cấu thành tội phạm

HĐTP

Hội đồng thẩm phán


NLTNHS

Năng lực trách nhiệm hình sự

NQ

Nghị quyết

NXB

Nhà xuất bản

TAND

Toà án nhân dân

HSST

Hình sự sơ thẩm

TNHS

Trách nhiệm hình sự


MỤC LỤC
Mở đầu

1


Chương 1. Qui định của luật hình sự Việt Nam về các tội cố ý xâm phạm tính mạng

7

con người có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP cơ bản
1.1.

Qui định của BLHS năm 1999 về các tội cố ý xâm phạm tính mạng

8

con người có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP cơ bản
1.1.1. Tội giết người

8

1.1.2. Tội giết con mới đẻ

23

1.1.3. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

29

1.1.4. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

33

1.1.5. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ


36

1.1.6. Tội không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

40

1.1.7. Phương hướng hoàn thiện qui định của BLHS năm 1999 về các tội cố ý xâm phạm

43

tính mạng con người có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP
cơ bản
1.2. Đánh giá qui định của BLHS năm 2015 về các tội cố ý xâm phạm tính mạng con 44
người
có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP cơ bản và phương
hướng hoàn thiện
Kết luận chương 1

48

Chương 2. Qui định của luật hình sự Việt Nam về các tội cố ý xâm phạm tính mạng

49

con người không có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP cơ
bản
2.1. Qui định của BLHS năm 1999 về các tội cố ý xâm phạm tính mạng

49


con người không có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTPcơ bản
2.1.1. Tội bức tử

49

2.1.2. Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát

55

2.1.3. Tội đe doạ giết người

60

2.1.4. Tội lây truyền HIV cho người khác

64

2.1.5. Tội cố ý truyền HIV cho người khác

69

2.1.6. Phương hướng hoàn thiện qui định của BLHS năm 1999 về các tội cố ý xâm phạm 71
tính mạng con người không có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của
CTTP cơ bản
2.2. Đánh giá qui định của BLHS năm 2015 về các tội cố ý xâm phạm tính mạng con
người không có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP cơ bản và

72



phương hướng hoàn thiện
Kết luận chương 2

76

Kết luận

77

Danh mục tài liệu tham khảo


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn nhận thức đúng đắn về giá
trị thiêng liêng của quyền con người. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2013, Điều 19 quy định “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người
được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”. Trên tinh thần đó,
để bảo vệ tính mạng con người, bảo vệ quyền được sống của con người, Bộ Luật Hình
sự (BLHS) năm 1999, đã qui định “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của con người” tại Chương XII và có qui định hình phạt nghiêm khắc
nhất là tử hình.
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các cơ quan có thẩm
quyền đã liên tục triển khai các biện pháp tăng cường phòng ngừa, đấu tranh, kiềm chế
sự gia tăng của các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, tình hình tội phạm vẫn
diễn biến phức tạp, đặc biệt là các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người tiếp tục xảy
ra nghiêm trọng, nhiều vụ giết người rất dã man, tàn bạo, mất hết nhân tính như giết
nhiều người để cướp tài sản, giết người sau đó chặt xác, đốt xác... Tình hình tội phạm
nói chung và các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người nói riêng đang ở mức cao đe

doạ cuộc sống bình yên của nhân dân. Theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao, trên
phạm vi toàn quốc: năm 2011, đã xét xử 1.510 vụ phạm các tội cố ý xâm phạm tính
mạng con người với 2.886 bị cáo chiếm 84,3 % tổng số vụ xâm phạm tính mạng con
người; năm 2012 đã xét xử 1.709 vụ phạm các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người
với 3.272 bị cáo chiếm 92,9 % tổng số vụ xâm phạm tính mạng con người; năm 2013
đã xét xử 1.565 vụ với 2.872 bị cáo phạm các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người
chiếm 93,9 % tổng số vụ các tội xâm phạm tính mạng con người; năm 2014 đã xét xử
1.547 vụ với 3.097 bị cáo phạm các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người chiếm
92,0 % tổng số vụ xâm phạm tính mạng con người; năm 2015 đã xét xử 1.237 vụ với
2.374 bị cáo chiếm 91,0 % tổng số vụ xâm phạm tính mạng con người1. Số liệu này
cho ta thấy số vụ cố ý xâm phạm tính mạng con người chiếm tỉ lệ rất cao trong nhóm
các tội xâm phạm tính mạng con người. Để ngăn chặn có hiệu quả các tội cố ý xâm
phạm tính mạng con người, Nhà nước cần thực hiện tổng thể các biện pháp khác nhau

1 Số liệu từ phòng tổng hợp, Tòa án nhân dân tối cao


trong đó, biện pháp hoàn thiện BLHS đóng vai trò cực kì quan trọng. Vì vậy, vấn đề
đặt ra là cần nghiên cứu các quy định của BLHS hiện hành, đặc biệt là quy định về các
tội cố ý xâm phạm tính mạng con người để đánh giá, tìm ra những điểm hạn chế, bất
cập trên cơ sở đó, đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu
quả công tác phòng và đấu tranh chống loại tội phạm này.
Chính vì những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các tội cố ý xâm phạm
tính mạng của con người trong pháp luật Hình sự Việt Nam” là luận văn thạc sỹ
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người là một vấn đề dành được nhiều sự
quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, nhà làm thực tiễn trong lĩnh vực hình sự.
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài như:
* Luận án Tiến sĩ luật học gồm có:

+ “Trách nhiệm về tội giết người theo Luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”, tác giả Đặng Quang Phương, Luận án Tiến sĩ Luật học, Taskent,
năm 1990;
+“Tội giết người trong Luật Hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng, chống loại
tội phạm này”, tác giả Đỗ Đức Hồng Hà, Hà Nội, năm 2006;
* Luận văn thạc sĩ gồm có:
+ “Tội giết người theo Luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng, chống tội
giết người”, tác giả Hoàng Công Huấn, Hà Nội, năm 1997;
+“Tội giết người trong luật hình sự Việt Nam”, tác giả Đỗ Đức Hồng Hà, Hà
Nội, năm 2001.
* Sách chuyên khảo gồm có:
+“Trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ con
người”, Thạc sĩ Định Văn Quế, Nxb Công an Nhân dân Hà Nội, năm 1994;
+“Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người” TS.Trần Văn Luyện, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000;
* Bài viết trên tạp chí gồm có:
+ “Đánh giá mức độ lỗi ở các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, của con
người”, tác giả Nguyễn Ngọc Hoà, Tạp chí Luật học, Số 1, năm 1996;


+ “Một số điểm mới trong chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân
phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật Hình sự năm 1999”, tác giả Lê Đăng
Doanh, Tạp chí Luật học, số 3, năm 2000;
+ “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người
– so sánh giữa BLHS năm 1999 và BLHS năm 1985”, tác giả Nguyễn Ngọc Hoà, Tạp
chí Luật học số 1, năm 2001;
+“Bàn về dấu hiệu cấu thành Tội giết con mới đẻ theo Điều 94 Bộ luật hình sự
năm 1999 và một số vấn đề cần lưu ý khi định tội danh”, tác giả Trần Minh Hưởng,
tạp chí Kiểm sát nhân dân, số 22, năm 2010;
+ “Một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng tội giết con mới đẻ trong Bộ luật hình

sự năm 1999”, tác giả Đặng Thu Hiền, tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề 7,
năm 2010;
+ “Những điểm mới cơ bản về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân
phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật Hình sự năm 1999”, tác giả Trần Văn
Luyện, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3, năm 2001;
+ “Cần có hướng dẫn cụ thể về trường hợp không cứu giúp người đang ở trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được coi là tội phạm” Nguyễn Văn Bốn, Tạp chí
Kiểm sát nhân dân, Số 11, năm 2002;
+“Phân biệt tội giết người với một số tội phạm khác xâm phạm tính mạng con
người”, tác giả Đỗ Đức Hồng Hà, Tạp chí Toà án nhân dân tối cao, Số 2 và 4, năm
2003;
+ “Dấu hiệu thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
quy định tại điều 102 Bộ luật Hình sự”, tác giả Nguyễn Văn Hương, Tạp chí Toà án
nhân dân tối cao, số 5, năm 2004;
+ “Bàn về trách nhiệm hình sự đối với hành vi chống người thi hành công vụ và
xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ hoặc vì lý
do công vụ của nạn nhân”, tác giả Mai Bộ, Tạp chí Kiểm sát nhân dân, số 17, năm
2014…
Ngoài ra, các giáo trình của các cơ sở đào tạo luật trên cả nước đều đề cập đến
nhóm các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người như: Giáo trình Luật Hình sự Việt
Nam, tập 1 của Trường ĐH Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2006; Giáo
trình Luật Hình sự Việt Nam của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học


quốc gia Hà Nội, 2002; Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, phần các tội phạm của Học
viện Cảnh sát nhân dân, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, năm 2012… Bên cạnh đó,
một số sách bình luận khoa học về BLHS cũng đề cập đến nhóm tội này.
Nhìn chung, các đề tài, công trình nghiên cứu trên đã đề cập ở các mức độ khác
nhau đến nhóm tội cố ý xâm phạm tính mạng con người dưới góc độ pháp lý hình sự.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào ở cấp độ luận văn thạc sĩ nghiên cứu toàn diện về

nhóm các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người, nhằm chỉ ra những bất cập còn tồn
tại của BLHS năm 1999 (BLHS hiện hành) trong sự liên hệ với BLHS năm 2015
(BLHS đã được Quốc hội thông qua nhưng chưa có hiệu lực) nhằm đưa ra ý kiến đề
xuất góp phần hoàn thiện BLHS 2015. Vì vậy, việc tác giả lựa chọn đề tài “Các tội cố
ý xâm phạm tính mạng con người trong pháp luật Hình sự Việt Nam” là hoàn toàn
cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống và toàn diện các qui
định của BLHS năm 1999 về các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người. Trên cơ sở,
nghiên cứu, đánh giá quy định của BLHS 1999 về các tội cố ý xâm phạm tính mạng
con người, tìm ra những điểm bất cập của Bộ luật này cũng như phương hướng hoàn
thiện. Do BLHS năm 2015 đã được Quốc Hội thông qua, do vậy, tác giả cũng có sự
liên hệ, đánh giá BLHS năm 2015, từ đó, tìm ra những điểm chưa hoàn thiện của
BLHS năm 2015, đề xuất những giải pháp hoàn thiện luật nhằm nâng cao hiệu quả
việc thi hành BLHS năm 2015 trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trong BLHS năm 1999, các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người có tới 11
tội qui định tại chương XII, do vậy, tác giả sẽ chia làm hai nhóm để tiện cho việc
nghiên cứu. Cụ thể: 1) Các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người có dấu hiệu hậu
quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP cơ bản và 2) Các tội cố ý xâm phạm
tính mạng con người không có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của
CTTP cơ bản. Trong từng nhóm này, tác giả sẽ phân tích các dấu hiệu pháp lý, đường
lối xử lý của các tội này, tìm ra những bất cập của Bộ luật này khi qui định về nhóm
tội trên và đề xuất kiến nghị hoàn thiện;


- Cũng theo cách chia nhóm nói trên, đối với BLHS năm 2015, tác giả sẽ đánh
giá điểm mới của của BLHS năm 2015 đối với các tội này, chỉ ra BLHS năm 2015 đã
khắc phục được bất cập nào của BLHS năm 1999, những bất cập nào của BLHS năm

1999 mà BLHS năm 2015 vẫn chưa giải quyết được hoặc giải quyết chưa triệt để, từ
đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện BLHS năm 2015.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các qui định của BLHS năm 1999 về các
tội cố ý xâm phạm tính mạng con người; bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu qui
định của BLHS năm 2015 đối với các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dưới góc độ Luật hình sự. Tác giả tập trung nghiên
cứu qui định chương XII của BLHS năm 1999 về các tội cố ý xâm phạm tính mạng
con người2, bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên cứu, đánh giá qui định tương ứng của
BLHS năm 2015 về nhóm tội này.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận tác giả sử dụng nghiên cứu luận văn là phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, các
quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về hình sự và cải cách tư pháp.
Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng là phương pháp phân tích, so
sánh, tổng hợp, lịch sử,…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn đã nghiên cứu qui định của các tội cố ý xâm phạm tính
mạng con người trong BLHS năm 1999 một cách có hệ thống và tương đối toàn diện,
từ đó, tìm ra những bất cập của BLHS năm 1999, đề xuất kiến nghị hoàn thiện. Trên
cơ sở đánh giá qui định của BLHS năm 2015, tác giả đã tìm ra những điểm mới và
những điểm hạn chế còn tồn tại của BLHS năm 2015, từ đó đưa ra những phương
hướng, kiến nghị nhằm hoàn thiện qui định của BLHS năm 2015 và nâng cao hiệu quả
thi hành trong thời gian tới.
2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung vào chương XII – Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm của con người. Do khuôn khổ luận văn thạc sĩ giới hạn về số trang, do vậy, trong BLHS năm
1999 cũng có một số tội phạm, người phạm tội có hành vi xâm phạm tính mạng con người với lỗi cố ý, ví dụ tội
khủng bố (Đ230a), nhưng tác giả không tiến hành nghiên cứu.



Về thực tiễn, luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho cơ quan có thẩm quyền
nghiên cứu, tham khảo phục vụ cho việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của BLHS sắp tới nhằm khắc phục sai sót của BLHS năm 2015.
Ngoài ra, luận văn còn có thể được sử dụng là tài liệu tham khảo trong công tác
nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo bậc đại học, sau đại học về
chuyên ngành luật học.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Qui định của luật hình sự Việt Nam về các tội cố ý xâm phạm tính
mạng con người có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP cơ bản
Chương 2: Qui định của luật hình sự Việt Nam về các tội cố ý xâm phạm tính
mạng con người không có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP
cơ bản


Chương 1
QUI ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI CỐ Ý XÂM PHẠM
TÍNH MẠNG CON NGƯỜI CÓ DẤU HIỆU HẬU QUẢ CHẾT NGƯỜI LÀ
DẤU HIỆU BẮT BUỘC CỦA CTTP CƠ BẢN
…………………
Các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người là những hành vi nguy hiểm cho
xã hội, xâm hại tính mạng người khác, được quy định trong BLHS, do người có năng
lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm đến quyền sống của con
người. Trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu các tội cố ý xâm phạm tính
mạng của con người được qui định trong Chương XII (Các tội xâm phạm tính mạng,
sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người)3. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, tác
giả sẽ chia các tội này làm 2 nhóm:

Nhóm thứ nhất - Các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người có dấu hiệu hậu
quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP cơ bản. Nhóm này gồm các tội sau: a)
Tội giết người (Điều 93); b) Tội giết con mới đẻ (Điều 94); c)Tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95); d) Tội giết người do vượt quá phòng
vệ chính đáng (Điều 96); đ) Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97);
e) Tội không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 102).
Nhóm thứ hai - Các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người không có dấu hiệu
hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP cơ bản. Nhóm này bao gồm các tội:
a) Tội bức tử (Điều 100); b) Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát (Điều 101); c)
Tội đe doạ giết người (Điều 103); d) Tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 117);
đ) Tội cố ý truyền HIV cho người khác (Điều 118).
Qui định về các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người gồm có dấu hiệu pháp
lí và đường lối xử lý. Do vậy, tại chương 1, tác giả sẽ làm rõ các dấu hiệu pháp lí,
3 Các tội cố ý xâm phạm tính mạng của con người tại chương XII bao gồm các tội danh sau:
1. Tội giết người (Điều 93);
2. Tội giết con mới đẻ (Điều 94);
3. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95);
4. Tội giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng (Điều 96);
5. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97);
6. Tội bức tử (Điều 100);
7. Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát (Điều 101);
8. Tội không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 102);
9. Tội đe doạ giết người (Điều 103);
10. Tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 117);
11. Tội cố ý truyền HIV cho người khác (Điều 118).


đường lối xử lý của nhóm thứ nhất; tại chương 2, tác giả sẽ làm rõ dấu hiệu pháp lí,
đường lối xử lý đối với nhóm tội thứ hai nói trên.
1.1. Qui định của BLHS năm 1999 về các tội cố ý xâm phạm tính mạng con

người có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP cơ bản
1.1.1. Tội giết người (Điều 93)
1.1.1.1. Dấu hiệu pháp lí của tội giết người
Khách thể tội giết người: Mang những đặc điểm chung của nhóm tội cố ý xâm
phạm tính mạng con người, khách thể của tội giết người là quyền sống của con người.
Đối tượng tác động của tội giết người chỉ có thể là con người đang sống, bào thai hay
người đã chết không phải là đối tượng tác động của tội phạm này. Ví dụ, nếu xâm
phạm người chết mà biết rõ là người đó đã chết thì phạm tội xâm phạm thi thể, mồ mả,
hài cốt (Điều 246 BLHS).
Đối tượng tác động của tội giết người chỉ có thể là con người đang sống, vậy
hiểu thế nào là người đang sống? “Thời điểm bắt đầu của con người đang sống được
tính từ thời điểm được sinh ra và kết thúc khi sự sống thực sự chấm dứt”4.
Tuy nhiên, về thời điểm bắt đầu sự sống của con người, ở Việt Nam hiện nay
có quan điểm khác cho rằng “cuộc sống của một con người được bắt đầu từ khi người
mẹ đang đẻ, vào một thời điểm một phần cơ thể của thai nhi được nhìn thấy từ bên
ngoài qua cửa mình của người mẹ.”5 Bởi vì, sinh ra một con người là một quá trình,
từ thời điểm bắt đầu sinh cho đến khi kết thúc. Theo quan điểm này, “kể từ thời điểm
bắt đầu được sinh ra đứa trẻ đã tách khỏi bào thai của cơ thể mẹ. Lúc này đứa trẻ chỉ
còn dính với cơ thể mẹ qua rau thai. Tất cả mạch máu, dây chằng, đường dẫn khí và
dinh dưỡng từ mẹ vào con đều đã bị cắt đứt. Do đó, có thể coi thời điểm này là thời
điểm đứa trẻ đã tách khỏi cơ thể người mẹ chuẩn bị chui ra ngoài để trở thành thực
thể tự nhiên độc lập” 6. Tác giả không đồng ý với quan điểm trên, với lý do, sự sống
của con người chỉ được xác định khi đứa trẻ được sinh ra, đã tách rời khỏi cơ thể
người mẹ và cất tiếng khóc chào đời; đứa trẻ phải còn sống và trở thành một cơ thể
độc lập hay một thực thể tự nhiên độc lập và không còn là một phần thuộc cơ thể
người mẹ. “Trên phương diện luật pháp thì phần lớn các quốc gia trên thế giới đều
4 Trường Đại học luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,
tr.377.
5 Xem Trần Hữu Ứng (1993), “Thời điểm bắt đầu và kết thúc sự sống của con người nhìn từ góc độ luật học”,
Tạp chí Toà án nhân dân, (10), tr.11

6 Đỗ Đức Hồng Hà (2008), “Tội giết người và đấu tranh phòng chống tội phạm giết người ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay”, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, tr. 24


thừa nhận tư cách làm con người của công dân nước mình bắt đầu từ khi đứa bé được
sinh ra, rời khỏi cơ thể người mẹ và kết thúc bằng cái chết của con người đó.”7
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần hiểu thế nào về thời điểm kết thúc sự sống hay
còn gọi là thời điểm một người bị coi là đã chết? Thời điểm kết thúc sự sống chính là ở
“thời điểm ngừng vĩnh viễn các tín hiệu của sự sống của một con người, cụ thể là tim
ngừng đập, phổi ngừng thở, không còn hoạt động điện não.”8 Đây chính là thời điểm
con người đã chết sinh vật và sự sống lúc này đã ở giai đoạn cuối cùng, hoàn toàn
không còn khả năng để phục hồi.
Hiện nay, trong cấu thành tội phạm (CTTP) cơ bản của tội giết người được qui
định tại Điều 93, Khoản 2 BLHS chưa mô tả cụ thể dấu hiệu định tội của tội này. “Qua
thực tiễn xét xử, có thể hiểu tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính
mạng người khác”9. Qua định nghĩa này, chúng ta có thể xác định tội giết người có
những dấu hiệu pháp lí đặc trưng sau:
Về mặt khách quan của tội giết người:“Mặt khách quan của tội phạm là mặt
bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại
bên ngoài thế giới khách quan”10. Từ nhận thức chung về mặt khách quan của tội
phạm, có thể hiểu, mặt khách quan của tội giết người bao gồm: Hành vi khách quan
của tội giết người; hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội giết người và quan hệ nhân
quả giữa hành vi và hậu quả đó.
Thứ nhất, hành vi khách quan của tội giết người là hành vi tước đoạt trái pháp
luật tính mạng của người khác. Như vậy, hành vi khách quan của tội giết người phải
thoả mãn hai điều điều kiện: Một là, hành vi khách quan của tội giết người phải là
những biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách quan được ý thức kiểm
soát và ý chí điều khiển; Hai là, hành vi đó phải là hành vi tước đoạt tính mạng của
người khác một cách trái pháp luật. Nếu hành vi tước đoạt tính mạng con người
không trái pháp luật (như trường hợp thi hành án tử hình, phòng vệ chính đáng, tình

thế cấp thiết,…) hoặc tước đoạt tính mạng không phải của người khác – hành vi tước

7 Nguyễn Hoài Nam (2006), “Chết não và cái chết của con người”, Báo Khoahoc.tv, tại địa chỉ
truy cập ngày 23/7/2016
8 Nguyễn Hoài Nam (2006), “Chết não và cái chết của con người” Báo Khoahoc.tv, tại địa chỉ
truy cập ngày 23/7/2016
9 Trường Đại học luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,
tr. 368
10 Trường Đại học luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, tr.91.


đoạt tính mạng của chính mình (hành vi tự sát) thì không phải là hành vi khách quan
của tội giết người.
“Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác được hiểu là hành vi có khả
năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ”11. Hành vi khách quan
của tội giết người được thể hiện dưới hai hình thức: hành động như đâm, bắn, chém,
đầu độc… hoặc không hành động như mẹ cố tình không cho con bú, y tá cố tình không
cho bệnh nhân uống thuốc,…
Thứ hai, hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội giết người đó chính là hậu quả
chết người. Tội giết người là tội có cấu thành vật chất, tội phạm hoàn thành khi hậu
quả chết người đã xảy ra, nói cách khác hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc trong
CTTP tội giết người.
Xin nêu ví dụ điển hình: “Vì nguyên nhân mâu thuẫn trong tình cảm vợ chồng,
chị Trần Thị Dụ đã xin ly hôn với chồng là Nguyễn Hữu Khính nhưng anh Khính
không đồng ý. Chị Dụ đã bỏ về nhà bố mẹ đẻ, đến ngày 2/9/2015 thì Khính đến gặp
chị Dụ để thuyết phục vợ không nên ly hôn, chị Dụ không đồng ý. Khính đã dùng tay
đấm chị Dụ một cái vào mặt, sau đó dung chày gỗ đánh liên tiếp nhiều cái vào vùng
mặt và đầu chị Dụ. Khi chị Dụ ngã xuống, Khính tiếp tục dùng dao chém liên tiếp
nhiều nhát vào đầu và cổ chị Dụ, nhát cuối Khính giữ nguyên dao đồng thời đè mạnh

con dao xuống cổ chị Dụ cắt sang trái và sang phải 2 – 3 lần rồi vứt dao xuống nền
nhà, hậu quả là chị Dụ chết ngay tại chỗ...”12
Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn
thì chia làm các trường hợp sau:
- Đối với lỗi cố ý trực tiếp, nếu hậu quả chết người không xảy ra vì lý do khách
quan thì người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm như sau:
+ Trường hợp người phạm tội đã thực hiện đã chuẩn bị công cụ, phương tiện
hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội giết người hoặc là thành
lập, tham gia nhóm tội phạm giết người để giết người nhưng không thực hiện được
hành vi khách quan của tội giết người do nguyên nhân khách quan, ngoài ý muốn chủ
quan của người phạm tội. Trường hợp này, người phạm tội đã phạm tội giết người
thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội.
11 Trường Đại học luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, tr.377.
12 Bản án HSST số 33/2016/HSST ngày 6 tháng 4 năm 2016 của Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An


+ Trường hợp người phạm tội đã thực hiện đầy đủ hành vi cho là cần thiết nhằm
mục đích tước đoạt tính mạng của người khác nhưng nạn nhân không chết do nguyên
nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Ví dụ như sau khi đâm nạn nhân nhiều nhát,
nghĩ là nạn nhân đã chết, đối tượng bỏ đi nhưng sau đó, nạn nhân được người khác
phát hiện đưa đi cấp cứu nên còn sống. Trường hợp này, người phạm tội đã phạm tội
giết người thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.
+ Trường hợp người phạm tội đang thực hiện hành vi khách quan của tội giết
người (đã thực hiện hành vi khách quan, nhưng chưa thực hiện hết) thì bị dừng lại do
nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội và hậu quả chết người
chưa xảy ra. Trường hợp này, người phạm tội đã phạm tội giết người thuộc trường hợp
phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.
+ Trường hợp sai lầm về đối tượng tác động. Ví dụ người phạm tội buổi đêm
lén lút vào phòng của chủ tài sản và lao tới bóp cổ nạn nhân, tin rằng nạn nhân đã chết,

người phạm tội mới buông tay và bỏ đi. Nhưng khám nghiệm pháp y lại xác định rằng
nạn nhân đã chết do bị suy tim trước khi người phạm tội thực hiện hành vi nói trên và
người phạm tội cũng không hề biết nạn nhân đã chết trước đó. Trường hợp này, người
phạm tội đã phạm tội giết người thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt vô hiệu.
- Đối với lỗi cố ý gián tiếp: nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì người phạm
tội phải chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác (và trong trường hợp này thương tích xảy ra phải thoả mãn đòi hỏi của
CTTP của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác);
nếu không có hậu quả gì xảy ra thì người thực hiện hành vi không phải chịu TNHS về
bất cứ tội danh nào, tức là không có tội.
Thứ ba, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan của tội giết người và
hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội giết người là một dấu hiệu bắt buộc của mặt
khách quan của tội giết người đã hoàn thành. Vì lý do hậu quả chết người là dấu hiệu
bắt buộc trong CTTP tội giết người. Trong đó, mối quan hệ này phải thoả mãn các đặc
điểm sau:
+ Về mặt thời gian, hành vi khách quan của tội giết người phải xảy ra trước hậu
quả chết người;
+ Hành vi khách quan của tội giết người độc lập và phải chứa đựng khả năng
thực tế làm phát sinh hậu quả chết người;


+ Hậu quả chết người đã xảy ra là sự hiện thực hoá khả năng thực tế làm phát
sinh hậu quả của hành vi khách quan của tội giết người.
Mặt chủ quan của tội giết người: Lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan
của cấu thành tội giết người. Lỗi của tội giết người là lỗi cố ý (có thể là cố ý trực tiếp
hoặc cố ý gián tiếp). Điểm khác biệt chủ yếu giữa 2 trường hợp này là trường hợp giết
người với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội mong muốn hậu quả tội phạm xảy ra; còn
ở trường hợp giết người với lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội tuy không mong muốn
nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả chết người xảy ra, trường hợp này, người phạm
tội thực chất không quan tâm đến hậu quả xảy ra. Điểm khác thứ hai, trường hợp giết

người với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội thấy trước hậu quả chết người tất yếu xảy
ra hoặc có thể xảy ra; còn ở trường hợp giết người với lỗi cố ý gián tiếp, người phạm
tội có thái độ chỉ là thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn Định dùng dây điện rào quanh vườn và nối với nguồn
điện để đề phòng kẻ trộm. Anh Võ Văn Lộc và vợ là chị Nguyễn Thị Hoa đi qua vô
tình chạm vào đã chết vì điện giật. Trong vụ án này, ông Định đã phạm tội giết người
với lỗi cố ý gián tiếp vì ông nhận thức rõ hành vi giăng dây điện trần quanh vườn có
thể làm chết người nhưng vì muốn bảo vệ tài sản của mình, ông vẫn thực hiện hành vi
nguy hiểm và không quan tâm đến hậu quả (hay nói cách khác, ông đã bỏ mặc cho hậu
quả chết người xảy ra). Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long, căn cứ vào điểm a và điểm 1,
khoản 1 Điều 93 Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 1999, đã xử phạt Nguyễn Văn Định
12 năm tù về tội giết người.13
Việc nghiên cứu và xác định đúng dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm giết
người sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt tội giết người với các tội phạm
khác cũng có hậu quả chết người. Ví dụ: tội cướp tài sản (làm nạn nhân chết), tội hiếp
dâm (làm nạn nhân chết)... “Xác định đúng dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội giết người
còn là cơ sở để đánh giá đúng mức độ lỗi trong trường hợp phạm tội cụ thể. Đánh giá
đúng mức độ lỗi của người phạm tội ở mỗi trường hợp phạm tội cụ thể là một trong
những điều kiện để có thể quyết định đúng về loại và mức hình phạt được áp dụng cho
người phạm tội đó.”14 Cụ thể, trường hợp phạm tội giết người với lỗi cố ý trực tiếp,
hình phạt phải nghiêm khắc hơn giết người với lỗi cố ý gián tiếp (trong điều kiện các
13 Bản án HSST số 30/2001 ngày 27 tháng 03 năm 2001 của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long
14 Nguyễn Ngọc Hoà (1996), “Đánh giá mức độ lỗi ở các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ con người”,
Tạp chí luật học, (1). Tr.18


tình tiết khác tương đương). “Muốn xác định đúng lỗi của người phạm tội đối với cái
chết của nạn nhân là cố ý hay vô ý cần phải làm sáng tỏ hai vấn đề: Một là, người
phạm tội có thấy trước hậu quả chết người không? Hai là, nếu thấy trước thì họ mong
muốn, chấp nhận hay loại trừ khả năng hậu quả này xảy ra? Nếu vấn đề thứ nhất đã

được xác định là không thì có thể loại trừ ngay khả năng lỗi cố ý giết người”.15
Chú ý rằng: “Trong trường hợp hậu quả chết người đã xảy ra, việc xác định lỗi
là cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp không có ý nghĩa trong việc định tội nhưng việc xác
định này sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng nếu người phạm tội đã thực hiện hành vi
khách quan nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra.”16 Cụ thể, tác giả đã trình bày ở
phần trên của luận văn khi phân tích về dấu hiệu hậu quả của tội giết người.
Trong mặt chủ quan của cấu thành tội giết người, ngoài dấu hiệu lỗi còn các
dấu hiệu khác không bắt buộc là động cơ, mục đích. Trong một số trường hợp, việc
xác định dấu hiệu động cơ, mục đích sẽ có ý nghĩa trong việc góp phần định đúng tội
và xác định đúng khung hình phạt, phân biệt giữa tội giết người với tội phạm khác
cũng có hành vi tước đoạt tính mạng của nạn nhân.
Chủ thể của tội giết người: Chủ thể của tội giết người là những người có đủ
năng lực trách nhiệm hình sự (NLTNHS) và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (TNHS).
Căn cứ theo qui định tại khoản 2, Điều 12; khoản 3, Điều 8 và Điều 93 BLHS năm
1999 thì chủ thể của tội giết người là những người từ đủ 14 tuổi trở lên. Qui định này
dựa trên cơ sở nghiên cứu tâm sinh lí con người Việt Nam, thực tiễn của quá trình đấu
tranh chống tội phạm ở Việt Nam, phù hợp với truyền thống lập pháp và chính sách
hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.
Hiện nay, có nhiều quan điểm về độ tuổi chịu TNHS của người phạm tội nói
chung và của người phạm tội giết người nói riêng.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: nên giảm độ tuổi bắt đầu chịu TNHS của người
phạm tội xuống còn 12 tuổi hoặc 13 tuổi thay vì qui định 14 tuổi như hiện nay. Đặc
biệt, khi những vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng do người chưa thành niên thực
hiện có xu hướng gia tăng (như vụ án Lê Văn Luyện tại Bắc Giang phạm tội giết
người, cướp tài sản gây chấn động dư luận), thì số người theo quan điểm này càng
nhiều. Những ý kiến trên xuất phát từ lý do: “Trong những năm gần đây nước ta đang
15 Nguyễn Ngọc Hoà (Chủ biên, 1997), Luật hình sự Việt Nam – Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb. Công
an nhân dân, Hà Nội, Tr. 107 – 116.
16 Trường Đại học luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, tr.379.



có tốc độ phát triển kinh tế và xã hội tăng vượt bậc, do đó, năng lực nhận thức xã hội
và năng lực điều khiển hành vi phù hợp với sự nhận thức của con người được hình
thành sớm hơn so với trước. Do vậy, ở tuổi 12 hoặc 13 con người có thể nhận thức
được tính nguy hiểm cho xã hội của hành của mình và có đủ khả năng tự chịu trách
nhiệm độc lập đối với hành vi đó”.17 Hoặc “Cần quy định tuổi chịu trách nhiệm hình
sự sớm hơn, cụ thể là người từ đủ 13 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về
hành vi do mình thực hiện. Những năm gần đây, số tuổi trẻ em dưới 14 tuổi thực hiện
các hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự ngày càng nhiều, không ít vụ việc hết
sức nghiêm trọng và đang có chiều hướng gia tăng. Do pháp luật không buộc người
dưới 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nên không ít người lợi dụng trẻ em dưới 14
tuổi vào việc thực hiện các hành vi trái pháp luật như buôn lậu, buôn bán ma túy…
Trong khi đó, pháp luật nhiều nước trên thế giới đều quy định độ tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự rất sớm, trong đó nhóm nước quy định độ tuổi bắt đầu phải chịu trách
nhiệm hình sự là 12 tuổi chiếm khá đông..”18.
Quan điểm thứ hai cho rằng: “nên tăng độ tuổi chịu TNHS của người phạm tội
nói chung và người phạm tội giết người lên 15 hoặc 16 tuổi; bởi vì, xã hội càng phát
triển thì độ tuổi chịu TNHS càng cao, điều này thể hiện truyền thống lập pháp và chính
sách hình sự của một quốc gia trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội.”19
Quan điểm này cho rằng, xã hội càng văn minh thì độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
càng cao.
Có thể thấy, tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay, số lượng người chưa thành
niên phạm tội ngày càng gia tăng về cả số lượng lẫn tính chất nguy hiểm của hành vi
phạm tội. Tuy nhiên, người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về mặt thể
chất và tâm - sinh lý, sự nhận thức và kinh nghiệm sống còn hạn chế, khả năng tự kiềm
chế thấp dẫn đến dễ bị kích động, dụ dỗ và lôi kéo thực hiện những hành vi phạm tội.
Đảng và Nhà nước ta luôn có những chủ trương chính sách riêng đối với người chưa
thành niên phạm tội, chủ yếu nhằm mục đích giáo dục bởi ở lứa tuổi này, ý thức phạm
17 Xem Vũ Việt Hà, Hà Minh Thảo (2015), “Nên quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự sớm hơn”, Luật sư Việt

Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, (11), tr 10- 14. Hoặc xem Chung Hoàng (2016), “Giảm tuổi chịu TNHS của
người chưa thành niên”, Báo điện tử Vietnamnet.vn, tại địa chỉ: truy cập ngày 23/7/2016
18Xem Minh Tuấn (2013), “Cần qui định tuổi chịu trách nhiệm hình sự sớm hơn”, báo điện tử Vnmedia, tại địa
chỉ: truy cập ngày 23/7/2016
19 Xem Đỗ Đức Hồng Hà (2006), Tội giết người trong Luật Hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng, chống loại
tội phạm này, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.32


tội của họ chưa cao, có khả năng tiếp thu sự cải tạo, giáo dục dễ dàng hơn so với người
đã thành niên. Vì vậy, tác giả cho rằng, với điều kiện hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam,
truyền thống lập pháp, chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội và
tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện hiện nay thì “Việc xử lý hình sự
người chưa thành niên phạm tội phải hướng tới chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ
sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, tạo cơ hội cho họ được sống hướng thiện và
thực sự trở thành công dân có ích cho xã hội”.20 Do vậy, việc xác định độ tuổi chịu
TNHS của người phạm tội nói chung và người phạm tội giết người nói riêng như qui
định của pháp luật hiện hành tại Điều 12 BLHS năm 1999 là phù hợp về lí luận và
thực tiễn. Điều này có nghĩa là đối với tội giết người, nếu người phạm tội đủ 14 tuổi
thì đã phải chịu TNHS về tội giết người.
1.1.1.2. Đường lối xử lý đối với tội giết người
Do tội giết người là tội phạm có tính nguy hiểm cao nhất thuộc nhóm này, nên
nhà làm luật đã xếp tội giết người ở vị trí đầu tiên của chương XII với mức hình phạt
rất nghiêm khắc có hình phạt cao nhất là tử hình.
Nếu hành vi của người phạm tội thỏa mãn khung cơ bản của tội giết người
(khoản 2 Điều 93 BLHS năm 1999) tức là trường hợp thỏa mãn dấu hiệu định tội và
không có thêm tình tiết định khung tăng nặng, thì bị phạt tù từ bảy đến mười lăm năm.
Nếu người phạm tội thỏa mãn một trong các tình tiết định khung tăng nặng
được qui định tại khoản 1 Điều 93 BLHS năm 1999 thì bị phạt tù từ mười hai năm đến
hai mươi năm, chung thân hoặc tử hình gồm các tình tiết sau:
a. Giết nhiều người: “Giết nhiều người” là trường hợp giết từ hai người trở

lên, có thể cùng một lần hoặc nhiều lần khác nhau. Điều luật không đòi hỏi các nạn
nhân phải chết. “Tình tiết định khung tăng nặng giết nhiều người không những nói lên
mức độ tàn ác rất cao của can phạm mà tác hại gây ra cũng lớn hơn nhiều so với
trường hợp giết một người. Cho nên, thực tiễn xét xử cũng coi đây là một tình tiết
nghiêm trọng vào bậc nhất”.21
Ví dụ: Trần Văn Giang đã có hành vi giết người rất dã man bằng cách tưới xăng
vào người vợ là chị Đàm khi chị đang bế con 6 tháng tuổi trên tay rồi bật lửa đốt làm
nạn nhân Nguyễn Thị Oanh Đàm và cháu Trần Văn Đoàn đều tử vong. Trường hợp
20 Xem Dương Tuyết Miên (2015), “Một số ý kiến về tuổi chịu TNHS và biện pháp thay thế hình sự trong Dự
thảo BLHS sửa đổi ”, Tạp chí tòa án nhân dân, (18), Tr.1
21 Toà án nhân dân tối cao (1979), Hệ thống hoá luật lệ về hình sự, tập 2 (1975 – 1978), Hà Nội, tr. 345.


này, tên Giang đã giết 2 người là vợ và con thỏa mãn tình tiết “giết nhiều người”. Bên
cạnh đó, tên Giang còn thỏa mãn tình tiết định khung tăng nặng khác là giết trẻ em.22
b. Giết phụ nữ mà biết là có thai: “Giết phụ nữ biết là có thai” là trường hợp
người phạm tội biết rõ người mình giết là phụ nữ đang có thai (không kể tháng thứ
mấy). Trường hợp giết người này bị coi là trường hợp tăng nặng vì hành vi phạm tội
xâm phạm đối tượng cần được xã hội quan tâm và bảo vệ đặc biệt, thể hiện rõ người
phạm tội thực hiện hành vi rất vô nhân tính. “Hành vi giết phụ nữ mà biết là có thai
thể hiện tính vô nhân đạo cao độ, rất khác so với trường hợp phạm tội giết người
thông thường. Hành vi phạm tội không chỉ xâm phạm đến tính mạng của người mẹ mà
con xâm phạm đến sự sống trong tương lai của đứa con.”23 Trường hợp người phạm
tội có hành vi giết người, nhưng thực sự không biết nạn nhân đang mang thai (như
không quen biết nạn nhân, nạn nhân mới có thai 6 tuần tuổi, ngoại hình bên ngoài của
người phụ nữ không thể hiện là có thai) thì không thỏa mãn tình tiết tăng nặng này mà
xác định là phạm tội thuộc trường hợp thông thường (K2 Điều 93)
c. Giết trẻ em: Theo điều 1, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì “trẻ
em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Do vậy, có thể hiểu giết trẻ em là trường hợp
người phạm tội đã cố ý tước đoạt tính mạng cho người dưới 16 tuổi.

Tình tiết định khung tăng nặng “giết trẻ em” là tình tiết được bổ sung trong
BLHS năm 1999 so với BLHS năm 1985. Việc áp dụng tình tiết định khung tăng nặng
này có hai quan điểm:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, chỉ áp dụng tình tiết này nếu thoả mãn hai điều
kiện: “Một là, nạn nhân là người dưới 16 tuổi; hai là, người phạm tội biết rõ nạn nhân
dưới 16 tuổi.”24
Quan điểm thứ hai cho rằng, chỉ cần xác định nạn nhân là trẻ em thì người
phạm tội đã bị coi là phạm tội đối với trẻ em.25
Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai, bởi vì Điều luật không hề qui định rõ thái
độ của người phạm tội là “biết” hay “không biết” nạn nhân là trẻ em. Do vậy, trên thực
tế, nếu nạn nhân là trẻ em – người dưới 16 tuổi thì vẫn áp dụng tình tiết này. Tình tiết
này rất khác với tình tiết “Giết phụ nữ biết là có thai” vì nhà làm luật đã nói rõ người
22 Bản án hình sự sơ thẩm số 31/2016/HSST ngày 05 tháng 04 năm 2016, Toà án Nhân dân Tỉnh Nghệ An
23 Trường Đại học luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, tr.381
24 Xem Đinh Văn Quế (1997), “Người bị hại trong vụ án hình sự”, Tạp chí Toà án nhân dân, (12), tr.36.
25 Xem Đỗ Đức Hồng Hà (2001), Tội giết người trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Luật
Hà Nội, Hà Nội, tr.63


phạm tội “biết” nạn nhân có thai. Nhưng ở tình tình “giết trẻ em”, nhà làm luật không
qui định người phạm tội phải “biết”, do vậy, trên thực tế, nếu hành vi của người phạm
tội thỏa mãn tình tiết này thì áp dụng như bình thường. Vì vậy, để áp dụng tình tiết
tăng nặng định khung “giết trẻ em” đối với tội giết người chỉ cần xác định nạn nhân là
người dưới 16 tuổi.
Ví dụ: Do mâu thuẫn cá nhân, Nguyễn Hữu Cường đã dùng dao đâm vào vùng
lưng bên phải của cháu Trần Văn Minh (15 tuổi), vết thương thấu lưng thủng thuỳ gan
phải làm cháu Minh chết.26Trường hợp này, do nạn nhân mới có 15 tuổi (dưới 16
tuổi), do vậy tên Cường đã phạm tội giết người với tình tiết tăng nặng giết trẻ em).
d. Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân

+ Giết người đang thi hành công vụ
Đây là trường hợp giết người mà tại thời điểm xảy ra hành vi giết người, nạn
nhân đang thực hiện một nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao phó và
động cơ giết người không liên quan đến công vụ của nạn nhân. “Nhiệm vụ được giao
có thể là đương nhiên do nghề nghiệp quy định: cán bộ chiến sĩ công an nhân dân đang
làm nhiệm vụ bảo vệ, thầy thuốc đang điều trị tại bệnh viện; thầy giáo đang giảng bài
hoặc hướng dẫn học sinh tham quan, nghỉ mát; thẩm phán đang xét xử tại phiên toà;
cán bộ thuế đang thu thuế; thanh niên cờ đỏ, dân quân tự vệ đang làm nhiệm vụ bảo vệ
trật tự ở nơi công cộng,… Hoặc nạn nhân là những người tuy không được giao nhiệm
vụ nhưng họ tự nguyện tham gia vào việc giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội trong một số trường hợp nhất định như: đuổi bắt người phạm tội bỏ trốn; can ngăn,
hoà giải những vụ đánh nhau ở nơi công cộng,…”27
+ Giết người vì lý do công vụ của nạn nhân
Giết người vì lý do công vụ của nạn nhân là trường hợp giết người mà động cơ
của hành vi giết người gắn liền với việc thi hành công vụ của nạn nhân. Như giết
người để không cho nạn nhân thi hành công vụ hoặc giết người vì nạn nhân đã thi
hành công vụ.
Việc BLHS năm 1999 qui định tình tiết định khung tăng nặng “giết người đang
thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân xuất phát từ cơ sở tính nguy hiểm
của những trường hợp này là ở chỗ: “…nó không chỉ xâm phạm đến tính mạng con
26 Bản án hình sự sơ thẩm số 01/2015/HSST ngày 13 tháng 01 năm 2015 của Toà án Nhân dân Tỉnh Nghệ An.
27 Đinh Văn Quế (1994), Trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của con người,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, Tr. 25 - 26


người mà đồng thời còn xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự công cộng, cản trở hoạt
động chung xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự trị an.”28
đ. Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình: Đây
là hành vi giết người mà nạn nhân là người có quan hệ đặc biệt với người phạm tội.
Trong mối quan hệ này, người phạm tội hơn ai hết phải là người biết ơn nạn nhân,

kính trọng nạn nhân vì đó có thể là đấng sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục, dạy dỗ
người phạm tội. Thế nhưng người phạm tội lại đang tâm giết họ. Hành vi giết ông, bà,
cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi
phạm đạo lý làm người và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Hơn nữa, nhằm
giáo dục ý thức kính trọng ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo, bảo
vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cũng như nhằm trừng trị nghiêm khắc
những người phạm tội; vì vậy, BLHS năm 1999 đã bổ sung tình tiết định khung tăng
nặng này vào tội giết người.
e. Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm
trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng: Đây là trường hợp giết người mà liền trước
hoặc ngay sau hành vi giết người, người phạm tội đã phạm thêm một hoặc nhiều tội rất
nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Thực tiễn xét xử coi là “liền trước” hành vi giết người hoặc “ngay sau” hành vi
giết người”, nếu như tội phạm được thực hiện trước tội giết người hoặc tội phạm thực
hiện sau tội giết người hầu như không có khoảng cách về thời gian với tội giết người
hoặc có khoảng cách về thời gian nhưng là không đáng kể. Ví dụ, vừa hiếp dâm xong
nạn nhân, người phạm tội đã bóp cổ nạn nhân chết rồi mới bỏ đi; hoặc sau khi giết chết
nạn nhân trong phòng ngủ, người phạm tội liền phóng hỏa đốt nhà rồi mới bỏ trốn.
Việc liên tiếp phạm tội như vậy (trong thời gian ngắn) chứng tỏ người phạm tội là đối
tượng nguy hiểm, có ý thức phạm tội sâu sắc điều này phản ánh rõ tính nguy hiểm của
hành vi tăng lên rất đáng kể so với trường hợp thông thường và trường hợp này đòi hỏi
phải xử lý thật nghiêm khắc.
g. Giết người để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác: Đây là trường
hợp sau khi giết người, người phạm tội lại thực hiện một tội phạm khác do BLHS qui
định. Ở trường hợp này, động cơ thúc đẩy người phạm tội có hành vi giết người là
nhằm thực hiện tội phạm khác hoặc che giấu tội phạm khác. Tội phạm khác ở đây, có
28 Trường Đại học luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, tr.382



×