Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện tại sở kế hoạch và đầu tƣ thành phố hà nội (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------------

VŨ THỊ THANH HƢƠNG

ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP QUA MẠNG ĐIỆN TỬ THEO
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN
TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------------

VŨ THỊ THANH HƢƠNG

ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP QUA MẠNG ĐIỆN TỬ THEO
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN
TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ THÀNH PHỐ HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60.38.01.07

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Dung

HÀ NỘI – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
đƣợc trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn
này.
Tác giả luận văn

Vũ Thị Thanh Hƣơng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐKDN

Đăng ký doanh nghiệp

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh


GCNĐKDN

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

KH&ĐT

Kế hoạch và Đầu tƣ

TP

Thành phố


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
QUA MẠNG ĐIỆN TỬ VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
QUA MẠNG ĐIỆN TỬ ..................................................................................... 7
1.1. Những vấn đề chung về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử ........... 7
1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của đăng ký doanh nghiệp............................... 7
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử13
1.1.2.1. Khái niệm đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử ........................ 13
1.2. Pháp luật Việt Nam về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử ........... 16
1.2.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của pháp luật Việt Nam về
đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử ....................................................... 16
1.2.2. Quy định pháp luật hiện hành về đăng ký doanh nghiệp qua mạng
điện tử............. ............................................................................................... 21
1.2.2.1. Loại thủ tục đăng ký doanh nghiệp đƣợc áp dụng phƣơng thức
đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.................................................... 21

1.2.2.2. Chủ thể thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử...... 23
1.2.2.3. Phƣơng thức thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử25
1.2.2.3. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử......................... 27
1.2.2.4. Thủ tục thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử ...... 28
1.2.2.5. Xử lý vi phạm về ĐKDN qua mạng điện tử .............................. 31
1.2.3. Đánh giá ƣu điểm, nhƣợc điểm của đăng ký doanh nghiệp qua mạng
điện tử theo quy định pháp luật hiện hành..................................................... 32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................. 37
Chƣơng 2.THỰC TIỄN THI HÀNH QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN
HÀNH VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP QUA MẠNG ĐIỆN TỬ TẠI SỞ
KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ THÀNH PHỐ HÀ NỘI........................................ 39
2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế- xã hội ảnh hƣởng đến hoạt động đăng ký
doanh nghiệp qua mạng điện tử tại thành phố Hà Nội ..................................... 39
2.2. Những kết quả đạt đƣợc trong thực tiễn thi hành pháp luật về đăng ký
doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hà Nội40
2.2.1. Số lƣợng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử liên tục tăng
qua thời gian................................................................................. ............. ....40
2.2.2. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đƣợc cải tiến, đổi
mới theo hƣớng đơn giản hóa, thuận tiện hơn ............................................... 44


2.3. Cơ sở của những kết quả đạt đƣợc trong thực tiễn thi hành pháp luật về
đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố
Hà Nội ............................................................................................................... 45
2.3.1. Khung pháp lý về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đã hoàn
thiện... .. ........................................................................................................ 46
2.3.2. Chính sách quan tâm, đẩy mạnh đăng ký doanh nghiệp qua mạng
điện tử của thành phố Hà Nội ........................................................................ 47
2.3.3. Sự phối hợp đồng bộ của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hà Nội
với các cơ quan liên quan .............................................................................. 49

2.3.4. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hà Nội tích cực thực hiện giải
pháp nâng cao nhận thức của ngƣời dân, doanh nghiệp về ƣu điểm của
phƣơng thức đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử ................................. 51
2.4. Những hạn chế trong thực tiễn thi hành pháp luật về đăng ký doanh
nghiệp qua mạng điện tử tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hà Nội.......... 52
2.4.1. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử vẫn còn tƣơng đối
phức tạp.......................................................................................................... 52
2.4.2. Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoạt động không
ổn định, thƣờng xuyên quá tải ....................................................................... 54
2.4.2. Ngƣời dùng chƣa thành thạo các thao tác kỹ thuật khi sử dụng Hệ
thống đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử ............................................. 55
2.4.3. Thời gian giải quyết Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
còn kéo dài ..................................................................................................... 56
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................. 58
Chƣơng 3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT
VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP QUA MẠNG ĐIỆN TỬ .......................... 59
3.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký doanh
nghiệp qua mạng điện tử ................................................................................... 59
3.2. Những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về
đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử .......................................................... 61
3.2.1. Những giải pháp áp dụng chung cho cả nƣớc .................................. 61
3.2.1.1. Nâng cấp Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ... 61
3.2.1.2. Đơn giản hóa quy trình đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử64
3.2.1.3. Tăng cƣờng các hình thức hỗ trợ, hƣớng dẫn, tuyên truyền về
đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.................................................... 65


3.2.1.4. Cải tiến phƣơng thức thanh toán phí, lệ phí khi đăng ký doanh
nghiệp qua mạng điện tử ............................................................................ 66
3.2.2. Giải pháp áp dụng cho Thành phố Hà Nội ....................................... 67

3.2.2.1. Bổ sung nhân lực giải quyết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua
mạng điện tử...........................................................................................67
3.2.2.2. Tạo điều kiện trong quá trình hoàn thành thủ tục đăng ký doanh
nghiệp sau khi có thông báo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
đã hợp lệ. .................................................................................................... 69
3.2.2.3. Thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đăng ký
doanh nghiệp qua mạng điện tử ................................................................. 71
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................. 73
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận chủ
yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP). Do đó, Nhà nƣớc cần sử dụng công cụ
để quản lý doanh nghiệp nói riêng, nền kinh tế nói chung. Một trong các công cụ đó
chính là quy định pháp luật về đăng ký doanh nghiệp. Nói cách khác, hoạt động
đăng ký doanh nghiệp là cơ sở để Nhà nƣớc thiết lập thông tin về các doanh nghiệp
đã đăng ký, để từ đó thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc với mục tiêu vừa đảm
bảo tự do kinh doanh của doanh nghiệp, vừa đảm bảo lợi ích nhiều mặt của toàn xã
hội.
Xuất phát từ ý nghĩa trên, Nhà nƣớc đã không ngừng thực hiện những chính
sách nhằm kiện toàn công tác đăng ký doanh nghiệp. Một trong những chính sách

đó là đẩy mạnh triển khai đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử - xu hƣớng tất
yếu của đăng ký doanh nghiệp. Tại Việt Nam, đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện
tử đã đƣợc triển khai từ năm 2013, tuy nhiên kết quả áp dụng chƣa đạt đƣợc nhƣ kỳ
vọng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2014
(có hiệu lực từ 1/7/2015) cùng những văn bản thi hành với những quy định mới về
đăng ký doanh nghiệp đã, đang và sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc thúc đẩy hoạt
động đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Bởi vậy, thực hiện nghiên cứu, tìm
hiểu và đánh giá công tác thực thi quy định pháp luật hiện hành về đăng ký doanh
nghiệp qua mạng điện tử tại Việt Nam là hết sức cần thiết trong thời điểm hiện tại
và tƣơng lai.
Hà Nội là một trong những thành phố lớn của Việt Nam. Với lợi thế vƣợt trội
về vị thế Thủ đô, cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ và hiện đại, nhiều cơ quan đầu
mối và cơ sở giao thông quốc tế, đƣợc Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm hỗ trợ toàn diện,
với nhiều không gian chính sách và cơ chế đặc thù về kinh tế, tài chính, nên hoạt
động đăng ký doanh nghiệp luôn diễn ra sôi động hơn so với các địa phƣơng khác
trong cả nƣớc. Trong thời gian gần đây, cải cách công tác đăng ký doanh nghiệp nói
chung và đẩy mạnh đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử nói riêng đƣợc xem là
những mục tiêu then chốt của thành phố Hà Nội, mà cụ thể là Sở Kế hoạch và Đầu


2

tƣ thành phố Hà Nội. Để thực hiện các mục tiêu đó, song song với việc triển khai
hiệu quả pháp luật doanh nghiệp, chính quyền Thủ đô đã ban hành nhiều giải pháp,
chính sách đồng bộ, quyết liệt nằm mục đích tăng tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký qua
mạng điện tử tại thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Thực tế cho thấy, trong quá
trình thực hiện công tác đẩy mạnh đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, Sở Kế
hoạch và Đầu tƣ thành phố Hà Nội đã gặp không ít khó khăn, vƣớng mắc, ảnh
hƣởng tới tiến độ thực hiện mục tiêu sớm đạt tỷ lệ 100% hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp qua mạng điện tử của Thủ đô. Bởi vậy, tìm hiểu về thực tiễn áp dụng quy

định pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại thành phố Hà Nội
không chỉ có ý nghĩa nhằm tìm ra những giải pháp khắc phục mà còn rút ra bài học
kinh nghiệm cho các địa phƣơng khác, góp phần đẩy nhanh hiệu quả đăng ký doanh
nghiệp, cũng nhƣ nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử trong cả nƣớc.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đăng ký doanh
nghiệp qua mạng điện tử theo pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện tại
Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hà Nội” để thực hiện luận văn thạc sĩ của
mình.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Đăng ký doanh nghiệp là đối tƣợng đƣợc quan tâm nghiên cứu của nhiều tác
giả, bằng chứng là nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp, hay
những bài viết về vấn đề này đã đƣợc ra đời nhƣ: Nguyễn Thị Thu Thủy (2016),
Pháp luật về đăng ký kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học,
Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội; Lê Văn Đức (2013), Quy chế
pháp lý về đăng ký doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng ở Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ
Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội; Nguyễn Thị Bích Hà (2010), Thực
trạng thực thi pháp luật về đăng ký kinh doanh tại thành phố Hà Nội theo Luật
Doanh nghiệp năm 2005, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội; Lê Quang Mạnh (2013),
“Khung pháp lý về doanh nghiệp dần đƣợc hoàn thiện”, Cục quản lý đăng ký kinh
doanh, truy cập ngày 22/04/2017; Dƣơng Đăng Huệ, Nguyễn Lê Trung (2004), “Về
vấn đề kiện toàn hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh ở nƣớc ta hiện nay”, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, (01/2004), tr 27,….


3

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam chƣa có công trình khoa

học nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề “Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử”.
Những bài viết về vấn đề này chủ yếu đề cập tới nội dung: Hƣớng dẫn thủ tục đăng
ký thành lập/thay đổi đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử. Qua quá trình tìm hiểu,
độc giả có thể tìm thấy một số bài viết về một trong số những nội dung liên quan
đến đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử nhƣ: Lê Thu Hƣơng (2016), “Tình
hình triển khai đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử trên toàn quốc”, Cổng thông
tin

quốc

gia

về

đăng



doanh

/>
nghiệp,

tại

địa

chỉ:

2715/Tình-hình-triển-khai-


đăng-ký-doanh-nghiệp-qua-mạng-điện-tử-trên-toàn-quốc.aspx,

ngày

truy

cập

30/06/2016; Hoàng Thanh Tuấn (2017), “Một số thay đổi nổi bật về đăng ký doanh
nghiệp qua mạng điện tử trong thời gian qua”, Cục quản lý đăng ký kinh doanh, tại
địa chỉ: 2897/Một-số-thay-đổi-nổi-bật-về-đăngký-doanh-nghiệp-qua-mạng-điện-tử-trong-thời-gian-vừa-qua.aspx, ngày truy cập
22/03/2017. Những bài viết trên chỉ là một trong những khía cạnh nhỏ của vấn đề
“Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử”, không phải công trình nghiên cứu khoa
học toàn diện về vấn đề này. Bên cạnh đó, các bài viết trên chủ yếu đề cập đến tình
hình đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử trên phạm vi cả nƣớc, hiện tại chƣa có
công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu toàn diện dƣới góc độ lý luận và
thực tiễn của hoạt động đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, cũng nhƣ thực tiễn
thi hành tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hà Nội.
3.

Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn: Luận văn nghiên cứu và làm rõ các
quy định pháp luật Việt Nam về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử; thực tiễn
áp dụng quy định pháp luật trong công tác đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Pháp luật điều chỉnh hoạt động đăng ký
doanh nghiệp có nội dung rộng, bao hàm hoạt động đăng ký doanh nghiệp trực tiếp
tại cơ quan đăng ký kinh doanh và hoạt động đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện

tử. Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, tác giả tập trung nghiên cứu quy định


4

pháp luật hiện hành về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, bao gồm: Đăng ký
thành lập doanh nghiệp qua mạng điện tử, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh
nghiệp qua mạng điện tử và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định
của pháp luật qua mạng điện tử. Bên cạnh đó, luận văn tập trung nghiên cứu thực
tiễn áp dụng các quy định pháp luật trên tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hà
Nội, đánh giá thành tựu, những hạn chế trong thực trạng thi hành và đề xuất giải
pháp khắc phục những hạn chế đó.
4.

Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Luận văn hƣớng tới làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về đăng ký doanh
nghiệp qua mạng điện tử theo quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn thi hành tại
Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hà Nội, qua đó đƣa đến cho độc giả cái nhìn rõ
nét về vấn đề này.
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ các khái niệm cơ bản về đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh
nghiệp, đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử;
- Nghiên cứu, làm rõ và hệ thống hóa quy định pháp luật hiện hành điều
chỉnh hoạt động đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Việt Nam;
- Đánh giá ƣu điểm, nhƣợc điểm của hoạt động đăng ký doanh nghiệp qua
mạng điện tử so với hoạt động ĐKDN trực tiếp;
- Trình bày, phân tích những thành tựu, những hạn chế trong thực tiễn thi
hành quy định pháp luật về ĐKDN qua mạng điện tử tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ
thành phố Hà Nội;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về
ĐKDN qua mạng điện tử tại thành phố Hà Nội và cả nƣớc.
5.

Các phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn

Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác –
Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển kinh
tế và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng những phƣơng pháp nghiên
cứu của khoa học xã hội nói chung và khoa học pháp lý nói riêng nhƣ: phân tích, so
sánh, đánh giá, tổng hợp, thống kê và khái quát hóa nhằm làm sáng tỏ đề tài nghiên


5

cứu. Trong đó, tại Chƣơng 1 luận văn, tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp nghiên
cứu là phân tích, so sánh, đánh giá nhằm triển khai những vấn đề khoa học và pháp
lý về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Tại Chƣơng 2 luận văn, phƣơng pháp
nghiên cứu đƣợc tác giả sử dụng chủ yếu là: thống kê, tổng hợp và khái quát hóa
nhằm trình bày thực tiễn thi hành pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện
tử tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hà Nội. Tại Chƣơng 3 luận văn, nhằm đƣa
ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua
mạng điện tử, các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc tác giả sử dụng chủ yếu là: phân
tích và khái quát hóa.
Đặc biệt, luận văn chú trọng triển khai đề tài trên cơ sở kết hợp lý luận và
thực tiễn nhằm phát hiện những ƣu điểm và hạn chế trong quá trình áp dụng pháp
luật và đƣa ra những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp
luật về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử trong thời gian tới.
6.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên tại Việt Nam về vấn
đề đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Những nội dung về chủ thể, hồ sơ, thủ
tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử sẽ đƣợc tác giả đi sâu phân tích cụ thể,
qua đó giúp độc giả có cái nhìn toàn diện về vấn đề này.
Bên cạnh đó, đề tài đƣợc nghiên cứu trong bối cảnh hoạt động đăng ký
doanh nghiệp qua mạng điện tử đang đƣợc đẩy mạnh trên cả nƣớc. Với quyết tâm
nâng cao tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo
nhiệm vụ mà Chính phủ đã giao tại Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về
Chính phủ điện tử, trong thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã ban hành các
Công văn hƣớng dẫn cũng nhƣ phối hợp với các cơ quan có liên quan để triển khai
nhiều giải pháp tích cực nhằm đẩy mạnh áp dụng phƣơng thức đăng ký qua mạng
điện tử. Đặc biệt, tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hà Nội, công tác thực hiện
đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử luôn nhận đƣợc sự quan tâm của cơ quan
đăng ký kinh doanh và toàn thể chính quyền Thủ đô, hƣớng tới mục tiêu thực hiện
100% đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Xuất phát từ thực tiễn đó, luận văn
đã phân tích hoạt động đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Sở Kế hoạch và


6

Đầu tƣ thành phố Hà Nội, tìm ra những hạn chế trong quá trình áp dụng quy định
pháp luật và thực hiện chính sách của Nhà nƣớc, từ đó đề xuất các giải pháp mang
tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đăng ký doanh nghiệp qua mạng
điện tử tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói
chung.
7.

Bố cục của luận văn


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
và pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử;
Chƣơng 2: Thực tiễn thi hành pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua mạng
điện tử tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hà Nội;
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký doanh
nghiệp qua mạng điện tử.


7

Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP QUA MẠNG
ĐIỆN TỬ VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP QUA MẠNG
ĐIỆN TỬ
1.1.

Những vấn đề chung về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử

1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của đăng ký doanh nghiệp
1.1.1.1.

Khái niệm đăng ký doanh nghiệp

Nền kinh tế ngày càng phát triển, đồng nghĩa hoạt động kinh doanh, hoạt
động thành lập, vận hành doanh nghiệp ngày càng phổ biến và cần đƣợc sự kiểm
soát. Mọi ngƣời có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật
không cấm1. Cụm từ “kinh doanh” trong quy định trên có thể dƣới hình thức thành

lập và vận hành doanh nghiệp hoặc không thành lập và vận hành doanh nghiệp. Tuy
nhiên dù hoạt động kinh doanh dƣới hình thức nào, hoạt động kinh doanh luôn cần
đặt trong khuôn khổ kiểm soát của pháp luật và sự quản lý của cơ quan nhà nƣớc.
Đó cũng chính là nguyên nhân xuất hiện khái niệm đăng ký doanh nghiệp.
Theo định nghĩa tại Từ điển Tiếng Việt, “đăng ký” đƣợc hiểu là “ghi vào sổ
của cơ quan quản lý để chính thức đƣợc công nhận cho hƣởng quyền lợi hay làm
nghĩa vụ”2; “doanh nghiệp” đƣợc hiểu là “đơn vị hoạt động kinh doanh, cơ sở sản
xuất”3. Theo đó “đăng ký doanh nghiệp” đƣợc hiểu là hoạt động “ghi vào sổ của cơ
quan quản lý để đơn vị hoạt động kinh doanh, cơ sở sản xuất chính thức đƣợc công
nhận cho hƣởng quyền lợi hay làm nghĩa vụ”. Phân tích nghĩa các từ cấu thành theo
từ điển nhƣ trên đã phần nào giúp ngƣời đọc hiểu về khái niệm “đăng ký doanh
nghiệp”. Tuy nhiên, cách hiểu đó chỉ là về mặt hình thức ngôn từ mà chƣa chứa
đựng những nội dung hàm chứa trong khái niệm này.
Về mặt pháp lý, quy định pháp luật Việt Nam chƣa đề cập đến khái niệm
“đăng ký”, nhƣng khái niệm “doanh nghiệp” đã đƣợc quy định cụ thể ngay từ Luật
Công ty năm 1990 nhƣ sau: “Doanh nghiệp” là đơn vị kinh doanh được thành lập
1

Điều 33 Hiến pháp năm 2013
Giáo sƣ Hoàng Phê (chủ biên, 2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
3
Từ điển điện tử Cồ Việt, tại: ngày truy cập:
22/5/2017
2


8

nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh”4. Theo đó, bản chất
“kinh doanh” của doanh nghiệp đã đƣợc thể hiện qua khái niệm trên. Tuy nhiên,

quy định về khái niệm “doanh nghiệp” tại Luật Công ty 1990 chƣa cụ thể và đầy đủ,
bởi với nội dung nhƣ trên, các chủ thể cần tìm hiểu về “đơn vị kinh doanh” và
“thành lập” để có thể có cái nhìn rõ nhất về doanh nghiệp. Nói cách khác khái niệm
“doanh nghiệp” đƣợc quy định tại Luật Công ty 1990 đƣa ngƣời tiếp cận đi từ khái
niệm này đến khái niệm khác. Nhằm khắc phục hạn chế trên, khái niệm “doanh
nghiệp” đã đƣợc quy định theo hƣớng đầy đủ về bản chất và cụ thể tại Luật doanh
nghiệp 20055 và Luật doanh nghiệp 2014 nhƣ sau: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của
pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”6.
Nhƣ vậy, khái niệm “doanh nghiệp” đã đƣợc quy định ngay từ các văn bản
pháp luật đầu tiên về hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm “đăng ký doanh
nghiệp” lại đƣợc đề cập đến lần đầu tiên tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày
15/04/2010 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, “đăng ký doanh
nghiệp” bao gồm nội dung về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với các loại
hình doanh nghiệp thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Đăng ký doanh
nghiệp bao gồm đăng ký thành lập mới doanh nghiệp và đăng ký thay đổi nội dung
đăng ký doanh nghiệp7. Có thể thấy, khái niệm trên đƣợc quy định dƣới hình thức
liệt kê các thủ tục pháp lý mà tổ chức, cá nhân cần thực hiện khi đăng ký doanh
nghiệp. Ngƣời đọc sẽ khó hình dung về những công việc, hoạt động hàm chứa trong
nội dung đăng ký doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quy định tại Nghị định 43/2010/NĐCP có thể khiến ngƣời đọc hiểu nhầm ngƣời thành lập doanh nghiệp sẽ cần thực
hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan đăng ký kinh doanh khi đăng ký thành lập
doanh nghiệp.

4

Khoản 2, Điều 3 Luật Công ty năm 1990
Khoản 1, Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có
trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động
kinh doanh”.
6

Khoản 7, Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
7
Khoản 1, Điều 3 Nghị định 43/2010/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp
5


9

Xuất phát từ mục đích khắc phục những hạn chế trên, Nghị định
78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp đã quy
định về khái niệm “đăng ký doanh nghiệp” tại Khoản 1, Điều 3 nhƣ sau:
Đăng ký doanh nghiệp là việc ngƣời thành lập doanh nghiệp đăng ký
thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những
thay đổi hoặc dự kiến thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với
cơ quan đăng ký kinh doanh và đƣợc lƣu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về
đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập
doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và các nghĩa
vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này.
Mặc dù khái niệm “đăng ký doanh nghiệp” theo quy định trên vẫn đƣợc đề
cập dƣới hình thức liệt kê nhƣng đã giúp ngƣời đọc hình dung cụ thể, chính xác
những vấn đề pháp lý đƣợc bao hàm trong khái niệm, qua đó xác định đƣợc phạm vi
và các thủ tục pháp lý cần thực hiện nhằm đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
Khi nghiên cứu về khái niệm “đăng ký doanh nghiệp”, tác giả nhận thấy cần
thiết phân biệt khái niệm trên với khái niệm “đăng ký kinh doanh”, nhằm đem đến
cho ngƣời đọc cái nhìn rõ nét về vấn đề này. Tại Việt Nam, cụm từ “đăng ký kinh
doanh” đƣợc đề cập đến từ những văn bản pháp luật đầu tiên về hoạt động kinh
doanh, đó là Luật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tƣ nhân năm 1990, Luật
Doanh nghiệp năm 1999. Tuy nhiên trong tất cả các văn bản pháp luật từ thời điểm
năm 1990 đến nay không có quy định về khái niệm “đăng ký kinh doanh”. Qua quá
trình nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng pháp luật về

đăng ký kinh doanh, tác giả nhận định: Đăng ký kinh doanh đƣợc hiểu là đăng ký để
tiến hành hoạt động kinh doanh và đây là nghĩa vụ bắt buộc đối với các cá nhân, tổ
chức có hoạt động kinh doanh. Trừ những chủ thể kinh doanh nhỏ (cá nhân, nhóm
cá nhân, hộ gia đình8), khi có nhu cầu tiến hành hoạt động kinh doanh, cá nhân, tổ
chức (với tƣ cách là chủ sở hữu, ngƣời góp vốn thành lập) có nghĩa vụ đăng ký kinh
doanh dƣới hình thức thành lập doanh nghiệp và tiến hành hoạt động kinh doanh
thông qua doanh nghiệp đã thành lập. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu
8

Những chủ thể này thƣờng đăng ký thành lập hộ kinh doanh


10

doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh đã đăng
ký, doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh với cơ
quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
Khái niệm “đăng ký kinh doanh” đƣợc sử dụng tại các văn bản pháp luật
Việt Nam trong khoảng thời gian tƣơng đối dài, kể từ khi Luật Công ty 1990, Luật
Doanh nghiệp tƣ nhân 1990 có hiệu lực đến trƣớc khi Nghị định 43/2010/NĐ-CP
ngày 15/4/2010 về Đăng ký doanh nghiệp đƣợc ban hành. Trong đó, trong giai đoạn
1991-1999, đặc điểm cơ bản của thủ tục đăng ký kinh doanh là sự ‟ xin phép” của
doanh nghiệp đối với Nhà nƣớc9. Luật Doanh nghiệp 1999 đƣợc ban hành đã thay
đổi bản chất của thủ tục đăng ký kinh doanh từ ‟ xin phép đƣợc tiến hành kinh
doanh” sang ‟ thông báo với các cơ quan có thẩm quyền về sự hiện hữu của doanh
nghiệp”. Đăng ký kinh doanh không chỉ là nghĩa vụ đối với các chủ thể thành lập
doanh nghiệp, mà còn là nghĩa vụ đối với các chủ thể thành lập hộ kinh doanh cá
thể10. Thủ tục đăng ký kinh doanh cũng đƣợc áp dụng đối với trƣờng hợp bổ sung,
thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh11. Giấy chứng nhận đƣợc cấp cho các doanh
nghiệp trong giai đoạn này đƣợc gọi là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Ngày 15/4/2010, Nghị định 43/2010/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp đƣợc
ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/6/2010 đã đề cập tới cụm từ “đăng ký
kinh doanh” trong nội dung khái niệm “đăng ký doanh nghiệp” nhƣ sau: “Đăng ký
doanh nghiệp quy định tại Nghị định này bao gồm nội dung về đăng ký kinh doanh
và đăng ký thuế đối với các loại hình doanh nghiệp thành lập theo quy định của
Luật Doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập mới doanh
nghiệp và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp”12. Quy định tại Nghị
định 43/2010/NĐ-CP nhƣ trên sẽ dẫn đến cách hiểu: “đăng ký kinh doanh” là một

9

Theo quy định tại Điều 17 Luật Công ty 1990, Điều 11 Luật Doanh nghiệp tƣ nhân 1990, mục I Thông tƣ 07TT/ĐKKD ngày 29/07/1991 hƣớng dẫn thực hiện đăng ký kinh doanh do Trọng tài Kinh tế Nhà nƣớc ban hành: Doanh
nghiệp (bao gồm doanh nghiệp tƣ nhân, công ty TNHH và CTCP) phải đăng ký kinh doanh sau khi đƣợc cấp giấy phép
thành lập để đƣợc cấp GCNĐKKD, đƣợc thừa nhận về tƣ cách pháp lý và thiết lập các quan hệ kinh tế.
10
Chƣơng 5 Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 2/4/2004 về Đăng ký kinh doanh, Chƣơng IV Nghị định 88/2006/NĐ-CP
ngày 29/8/2006 về Đăng ký kinh doanh
11
Chƣơng V Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 về Đăng ký kinh doanh
12
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về Đăng ký doanh nghiệp


11

nội dung của “đăng ký doanh nghiệp”. Trong khi đó, Nghị định 43/2010/NĐ-CP
cũng quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh đối với Hộ kinh doanh.
Nhằm khắc phục hạn chế trên, Luật doanh nghiệp 2014 và Nghị định
78/2015/NĐ-CP đƣợc ban hành quy định rõ khái niệm “đăng ký doanh nghiệp” bao
gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh

nghiệp13. Theo đó, khái niệm “đăng ký doanh nghiệp” đƣợc sử dụng thống nhất và
áp dụng đối với hai đối tƣợng sau: cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp để tiến
hành hoạt động kinh doanh và đối với các doanh nghiệp sau khi đã đăng ký thành
lập. Trong khi đó, khái niệm “đăng ký kinh doanh” đƣợc áp dụng đối với các chủ
thể kinh doanh chỉ đăng ký kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh
doanh nhƣng không đăng ký thành lập doanh nghiệp (tiến hành hoạt động kinh
doanh thông qua đăng ký thành lập hộ kinh doanh).
Nhƣ vậy, về cơ bản khái niệm “đăng ký doanh nghiệp” và “đăng ký kinh
doanh” có nhiều điểm tƣơng đồng nhƣng không đồng nhất với nhau. Quy định về
“đăng ký kinh doanh” và “đăng ký doanh nghiệp” trong giai đoạn trƣớc khi Luật
doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP đƣợc ban hành là chƣa rõ ràng,
khiến các chủ thể không có sự hình dung cụ thể về nội hàm của các khái niệm trên,
từ đó gây khó khăn trong công tác áp dụng và thực thi pháp luật trong thực tiễn.
Quy định hiện hành về khái niệm “đăng ký doanh nghiệp” tại khoản 1 Điều 3 Nghị
định 78/2015/NĐ-CP đã đƣợc trình bày rõ ràng và đƣợc sử dụng thống nhất trong
các văn bản pháp luật. Theo tác giả, khái niệm “đăng ký doanh nghiệp” đƣợc quy
định nhƣ hiện nay là phù hợp, tạo thuận lợi cho công tác nghiên cứu và quá trình
thực thi quy định pháp luật về đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam.
Trên cơ sở khái niệm “đăng ký doanh nghiệp” nhƣ trên, trong phạm vi bài
viết này, tác giả không chỉ đề cập đến các vấn đề liên quan đến đăng ký thành lập
doanh nghiệp mà còn phân tích những vấn đề liên quan đến đăng ký thay đổi nội
dung doanh nghiệp và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định pháp
luật hiện hành.
1.1.1.2.
13

Ý nghĩa của đăng ký doanh nghiệp

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp



12

Đăng ký doanh nghiệp là thủ tục pháp lý bắt buộc và có ý nghĩa quan trọng
đối với các chủ thể hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, thông qua ĐKDN, cơ quan
quản lý nhà nƣớc cũng đạt đƣợc những mục đích nhất định. Tại Việt Nam, ý nghĩa
của ĐKDN thể hiện nhƣ sau:
Đối với doanh nghiệp: ĐKDN có ý nghĩa xác nhận hoặc xác nhận lại địa vị
pháp lý của doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh. Khi đã đƣợc cơ quan
ĐKKD có thẩm quyền cấp GCNĐKDN (mới hoặc thay đổi), doanh nghiệp đƣợc
tiến hành các hoạt động kinh doanh theo nội dung GCNĐKDN; đƣợc thừa nhận về
tƣ cách doanh nghiệp để thiết lập các quan hệ kinh tế; đƣợc bảo vệ các quyền và lợi
ích theo quy định của pháp luật.
Đối với nhà nƣớc: Một là, thông qua ĐKDN, Nhà nƣớc thực hiện việc quản
lý quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ khi thành lập đến giải thể
hoặc phá sản, nhằm ngăn ngừa các hoạt động kinh doanh trái pháp luật, cũng nhƣ để
bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời lao động và các chủ nợ hoặc con nợ
của họ trong trƣờng hợp doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản. Hai là, thông qua
ĐKDN, Nhà nƣớc nắm bắt đƣợc xu hƣớng của thị trƣờng, nắm bắt đƣợc các yếu tố
trong kinh doanh cũng nhƣ hiệu ứng của việc áp dụng các quy định của pháp luật
trong thực tế, để từ đó làm căn cứ đƣa ra các chủ trƣơng, chính sách, biện pháp
khuyến khích hoặc hạn chế phù hợp và kịp thời hơn.
Đối với “bên thứ ba” (khách hàng, đối tác của doanh nghiệp,…) và đối với
xã hội nói chung: ĐKDN không chỉ có ý nghĩa khai sinh doanh nghiệp hay xác
nhận thay đổi nội dung doanh nghiệp đã đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh,
mà còn có ý nghĩa cập nhật, lƣu trữ và cung cấp thông tin doanh nghiệp để hỗ trợ
nhu cầu thông tin của các chủ thể trong xã hội. Ví dụ: những đối tác, khách hàng
muốn tìm hiểu thông tin của doanh nghiệp mà họ dự định hợp tác; nhà đầu tƣ muốn
tìm kiếm thông tin doanh nghiệp để xác định năng lực của đơn vị dự thầu; những tổ
chức cung cấp giao dịch bảo đảm, dịch vụ tín dụng cần xác thực thông tin của

doanh nghiệp trong giao dịch dự định thiết lập với doanh nghiệp; Tòa án khi tiến
hành xét xử việc thi hành hợp đồng kinh doanh cần thông tin pháp lý của một hay
nhiều bên liên quan là doanh nghiệp đã đăng ký; các ngân hàng, tổ chức tín dụng


13

muốn thực hiện cho vay đối với doanh nghiệp có thể xác minh điều kiện tài chính
và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua những thông tin doanh nghiệp
trên Hệ thống thông tin quốc gia về ĐKDN. Do vậy, ĐKDN không chỉ có ý nghĩa
đối với chính doanh nghiệp đã thực hiện ĐKDN, đối với Nhà nƣớc để quản lý, mà
còn có ý nghĩa quan trọng đối với “bên thứ ba” và đối với xã hội nói chung.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
1.1.2.1.

Khái niệm đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử

Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những quốc gia có số lƣợng ngƣời
dùng internet tăng nhanh nhất thế giới trong những năm qua. Sau gần 20 năm ra đời
và phát triển, Việt Nam đang có khoảng 50 triệu ngƣời sử dụng internet, tƣơng
đƣơng với khoảng trên 53% dân số cả nƣớc. Đây là một con số khá cao so với mặt
bằng chung của thế giới14. Mục tiêu của Việt Nam trong thời gian tới là tăng ngƣời
sử dụng Internet lên mức 80-90% dân số, ngang bằng với các nƣớc phát triển hiện
nay15. Sự phát triển mạnh mẽ của tốc độ sử dụng Internet tại Việt Nam nhƣ trên đã
thúc đẩy nhiều hoạt động thƣơng mại, dịch vụ qua Internet, trong đó có đăng ký
doanh nghiệp qua mạng điện tử.
Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hay còn gọi là đăng ký doanh
nghiệp trực tuyến đƣợc quy định lần đầu tiên tại Điều 27 Nghị định 43/2010/NĐ-CP
và đƣợc tiếp tục quy định tại Thông tƣ 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn về đăng ký doanh nghiệp nhƣ sau: “Đăng ký

doanh nghiệp qua mạng điện tử” là việc người thành lập doanh nghiệp thực hiện
việc đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc
gia”. Theo định nghĩa trên, hoạt động đăng ký doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với
chủ thể là ngƣời thành lập doanh nghiệp, không áp dụng đối với các trƣờng hợp
thay đổi đăng ký doanh nghiệp.

14

Báo cáo xếp hạng mức độ phát triển internet của 75 quốc gia trên thế giới của Economist, tại:
truy cập ngày
9/3/2017
15
Phát biểu của Cục trƣởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Thanh Hải tại Tọa đàm về
công dân số và hƣởng ứng ngày sử dụng an toàn Internet 2017, truy cập ngày 22/2/2017


14

Theo quy định tại Khoản 5, Điều 3 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, đăng ký
doanh nghiệp qua mạng điện tử đƣợc định nghĩa là: “việc người thành lập doanh
nghiệp hoặc doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng
thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”. Nhƣ vậy, chủ thể thực hiện đăng ký
doanh nghiệp qua mạng điện tử không chỉ là ngƣời thành lập doanh nghiệp mà mở
rộng đối với các doanh nghiệp đã đăng ký thành lập, đang trong quá trình hoạt
động. Nói cách khác, đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử bao gồm: đăng ký
thành lập doanh nghiệp qua mạng điện tử và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký
doanh nghiệp qua mạng điện tử. Đây cũng chính là điểm khác biệt và chính xác hơn
về định nghĩa “đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử” đƣợc quy định tại Nghị
định 78/2015/NĐ-CP so với quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP và Thông tƣ
01/2013/TT-BKHĐT đã nêu ở trên.

Tuy nhiên, cả hai định nghĩa về “đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử”
trong các văn bản pháp luật trên đều mang tính chất khái quát cao. Cụ thể, để có thể
hiểu về khái niệm “đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử”, ngƣời đọc cần tìm
hiểu khái niệm “đăng ký doanh nghiệp” và “Cổng thông tin quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp”.
Trên phƣơng diện công nghệ thông tin, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp đƣợc hiểu là trang thông tin điện tử để các tổ chức, cá nhân thực hiện
đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, truy cập thông tin về đăng ký doanh
nghiệp và phục vụ cho công tác cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cơ
quan đăng ký kinh doanh16.
Trên phƣơng diện pháp lý, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
đƣợc định nghĩa là: cổng thông tin điện tử để các tổ chức, cá nhân thực hiện đăng
ký doanh nghiệp qua mạng điện tử; truy cập thông tin về đăng ký doanh nghiệp;
công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và phục vụ công tác cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh17.

16

ngày truy cập:
30/6/2017
17
Khoản 3, Điều 3 Nghị định 78/2015/NĐ-CP


15

Nhƣ vậy, từ khái niệm “đăng ký doanh nghiệp” (đã đƣợc tác giả trình bày tại
mục 1.1.1.1 của luận văn) và khái niệm “Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh
nghiệp”, tác giả đƣa ra khái niệm về “đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử” nhƣ
sau:

Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử là việc ngƣời thành lập
doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh
nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và các nghĩa vụ
đăng ký, thông báo khác theo quy định pháp luật thông qua Cổng thông tin
điện tử đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hiện tại của Việt Nam là
.
1.1.2.2.

Đặc điểm của đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử

Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử là xu thế tất yếu của hoạt động đăng
ký doanh nghiệp trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Khác với đăng
ký doanh nghiệp trực tiếp, ĐKDN qua mạng điện tử có những đặc điểm nổi bật sau:
Một là, phƣơng thức thực hiện qua mạng điện tử. Đây là đặc điểm nổi bật
nhất, giúp các chủ thể phân biệt ĐKDN qua mạng điện tử và ĐKDN trực tiếp. Cụ
thể, qua Cổng thông tin quốc gia về ĐKDN, ngƣời thành lập doanh nghiệp và các
doanh nghiệp có thể chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ ĐKDN mà không cần phải trực tiếp
đến nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của cơ quan ĐKKD. Đồng thời, thông qua mạng
điện tử, cơ quan ĐKKD sẽ tiếp nhận, xem xét xử lý hồ sơ và thông báo kết quả giải
quyết hồ sơ ĐKDN. Hiện nay Cổng thông tin quốc gia về ĐKDN đã hỗ trợ cung
cấp dịch vụ công trực tuyến đến cấp 418. Theo đó, các chủ thể có thể hoàn thành thủ
tục ĐKDN qua mạng điện tử và nhận kết quả tại nhà mà không bắt buộc liên hệ trực
tiếp với cơ quan ĐKKD. Nói cách khác, chủ thể nộp hồ sơ ĐKDN và cán bộ thuộc
cơ quan ĐKKD không tiếp xúc trực tiếp với nhau trong bất kỳ giai đoạn nào của thủ
tục ĐKDN.

18

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí

(nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu
điện đến người sử dụng (Điểm d, khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 quy định về việc cung cấp
thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nƣớc).


16

Hai là, hoạt động ĐKDN qua mạng điện tử gắn liền với hệ thống, thiết bị
công nghệ thông tin, cụ thể là mạng internet. Để triển khai hoạt động ĐKDN qua
mạng điện tử, cá nhân, doanh nghiệp và cơ quan ĐKKD phải sử dụng các phƣơng
tiện điện tử của ngành công nghệ thông tin đã kết nối với nhau để đảm bảo thông tin
đƣợc lƣu chuyển liên tục. Trong khi đó, trƣờng hợp ĐKDN trực tiếp, con ngƣời
luôn là yếu tố quan trọng để thực hiện và hoàn thành thủ tục ĐKDN. Hiện nay, cùng
với sự phát triển của mạng viễn thông 3G và 4G, ĐKDN qua mạng điện tử còn có
thể đƣợc tiến hành trên các thiết bị di động, đem đến sự tiện lợi cho ngƣời sử dụng.
Cá nhân, doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục ĐKDN trong mọi lúc và ở mọi nơi
mà không bắt buộc phải tới cơ quan ĐKKD có thẩm quyền.
1.2.

Pháp luật Việt Nam về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử

1.2.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của pháp luật Việt Nam
về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
Đặc điểm nổi bật nhất của ĐKDN qua mạng điện tử là phƣơng thức ĐKDN
đƣợc thực hiện qua Cổng thông tin quốc gia về ĐKDN. Bởi vậy, quá trình hình
thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về ĐKDN qua mạng điện tử gắn liền với
sự phát triển của công nghệ thông tin, sự ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong hoạt
động ĐKDN, mà cụ thể là việc nâng cấp Hệ thống thông tin quốc gia về ĐKDN.
Nhận định này đƣợc chứng minh nhƣ sau:
Giai đoạn trƣớc thời điểm Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh

nghiệp có hiệu lực thi hành (trƣớc ngày 1/6/2010): Khung pháp lý về ĐKDN qua
mạng điện tử chƣa đƣợc hình thành. Giai đoạn này đƣợc chia thành hai khoảng thời
gian nhƣ sau:
Từ năm 1990 đến trƣớc năm 2007: Nhằm quản lý hoạt động kinh doanh ngày
càng phát triển, văn bản luật đầu tiên về doanh nghiệp đã đƣợc ban hành vào năm
1990, đó là Luật Công ty (hiệu lực từ 15/4/1991) và Luật Doanh nghiệp tƣ nhân
(hiệu lực từ 15/4/1991). Tiếp đó, các văn bản hƣớng dẫn thi hành hai văn bản luật
trên đã ra đời nhằm quy định cụ thể, chi tiết hơn về hoạt động của các doanh nghiệp
nói chung và hoạt động ĐKKD nói riêng. Sau tám năm thi hành, Luật Công ty và
Luật Doanh nghiệp tƣ nhân đã bộc lộ nhiều hạn chế cần đƣợc hoàn thiện. Trƣớc yêu


17

cầu đó, ngày 12/6/1998, Luật Doanh nghiệp đã đƣợc Quốc hội ban hành nhằm khắc
phục những hạn chế của các văn bản pháp luật doanh nghiệp trƣớc đó. Luật Doanh
nghiệp năm 1999 cùng các văn bản hƣớng dẫn thi hành là cơ sở pháp lý vững chắc,
có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tạo lập môi trƣờng kinh doanh thông thoáng,
các thành phần kinh tế tƣ nhân phát triển mạnh tại Việt Nam. Tuy nhiên, trƣớc sự
thay đổi và phát triển của kinh tế - xã hội, Quốc hội nhận thấy cần ban hành một
văn bản luật mới thay thế Luật Doanh nghiệp 1999. Đây chính là lý do ra đời của
Luật Doanh nghiệp năm 2005 (bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2006) - đƣợc coi là bƣớc
đột phá về pháp luật doanh nghiệp và khẳng định doanh nghiệp đƣợc kinh doanh
trong những ngành nghề pháp luật không cấm.
Từ năm 2007 đến trƣớc ngày 1/6/2010: đây là khoảng thời gian chuẩn bị để
tiến tới hình thành khung pháp lý về ĐKDN qua mạng điện tử. Biểu hiện đầu tiên là
văn bản quy định về Chƣơng trình cải cách đăng ký kinh doanh quốc gia đƣợc ban
hành và triển khai thực hiện tại Việt Nam. Cụ thể, ngày 30/11/2007, Chính phủ đã
ban hành Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP Về một số giải pháp xử lý những vƣớng
mắc trong hoạt động đầu tƣ xây dựng và cải cách một số thủ tục hành chính đối với

doanh nghiệp, trong đó quy định rõ: “Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, trong quý IV năm
2008, hoàn thành cơ bản việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh
doanh; nối mạng thông tin đăng ký kinh doanh để thực hiện bảo hộ tên doanh
nghiệp trong phạm vi toàn quốc và triển khai thí điểm việc đăng ký kinh doanh qua
mạng”19. Theo đó, xây dựng Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp nhằm tin học
hóa công tác ĐKKD trên phạm vi toàn quốc là một trong những nội dung cải cách
hành chính về ĐKDN đƣợc đề ra trong giai đoạn này. Bởi thủ tục ĐKDN qua mạng
điện tử sẽ đƣợc thực hiện qua Cổng thông tin quốc gia về ĐKDN nên sự chuẩn bị
về cơ sở dữ liệu, nối mạng thông tin ĐKKD là thực sự cần thiết.
Thực hiện Chƣơng trình cải cách trên, ngày 08/11/2008, Văn kiện Dự án “Hỗ
trợ kỹ thuật cải cách đăng ký kinh doanh ở Việt Nam” giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ
và Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Cơ quan Hợp tác Phát

19

Khoản 3 mục II Nghị quyết 59/2007/NQ-CP Về một số giải pháp xử lý những vƣớng mắc trong hoạt động đầu tƣ xây
dựng và cải cách một số thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp


18

triển của Na Uy (NORAD) đã đƣợc ký kết. Theo đó, Dự án đƣợc khởi động từ năm
2008 và giai đoạn đầu tiên kết thúc vào cuối năm 2010.
Nhƣ vậy, hệ thống văn bản pháp luật trong khoảng thời gian này chƣa có quy
định về ĐKDN qua mạng điện tử. Mọi thủ tục về ĐKDN đƣợc thực hiện bằng
phƣơng thức tiếp xúc, trao đổi trực tiếp giữa ngƣời dân, doanh nghiệp với cơ quan
ĐKKD, tức các chủ thể có nhu cầu đăng ký doanh nghiệp cần nộp hồ sơ và thực
hiện thủ tục trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan ĐKKD có thẩm quyền. Bên
cạnh đó, vai trò của sự ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin đối với các
nghiệp vụ ĐKKD chƣa đƣợc quan tâm. Do vậy, Cổng thông tin quốc gia về ĐKDN

cũng chƣa đƣợc hình thành trong giai đoạn này.
Giai đoạn từ thời điểm Nghị định 43/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày
1/6/2010) đến trƣớc ngày 1/7/2015 (ngày Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thi
hành): Khung pháp lý về ĐKDN qua mạng điện tử đƣợc hình thành và bƣớc đầu áp
dụng trong thực tiễn Việt Nam.
Kết quả của quá trình Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật cải cách đăng ký kinh doanh ở
Việt Nam” là môi trƣờng pháp lý liên quan đến ĐKDN đã có nhiều chuyển biến,
điển hình là việc ban hành Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính
phủ về đăng ký doanh nghiệp và tiếp sau đó là Thông tƣ số 14/2010/TT-BKH
hƣớng dẫn một số nội dung của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP đƣợc ban hành vào
ngày 4/6/2010. Lần đầu tiên, định nghĩa về “Hệ thống thông tin đăng ký doanh
nghiệp quốc gia” và “Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” đƣợc pháp
điển hóa trong văn bản pháp luật20. Các nội dung liên quan đến ĐKDN qua mạng
điện tử nhƣ: phƣơng thức thực hiện, trình tự thực hiện,…đƣợc quy định tại Điều 27
Nghị định 43/2010/NĐ-CP và Chƣơng IV Thông tƣ số 14/2010/TT-BKH. Tuy
nhiên các quy định này còn khá khái quát, chƣa cụ thể.
Bên cạnh kết quả về phƣơng diện pháp lý, Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật cải cách
đăng ký kinh doanh ở Việt Nam” còn mang lại kết quả trong việc thiết lập cơ sở dữ
liệu quốc gia về ĐKDN. Đến hết năm 2010, Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN đã cơ
bản hoàn thiện, trở thành kho dữ liệu chứa đựng thông tin của hơn 800 nghìn doanh
20

Khoản 3, Khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2010/NĐ-CP


×