Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại xã đồng thái, huyện ba vì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.11 KB, 57 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau hai tháng thực tập tại UBND xã Đồng Thái, huyện Ba Vì, với sự giúp đỡ của
các bác, các cô chú trong cơ quan cùng sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, em đã
hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp một cách tốt đẹp.
Hai năm học tập tai Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, em đã được thầy cô giáo
truyền đạt những kiến thức lý luận cơ bản về ngành Quản trị nhân lực nhưng chưa có
điều kiện va chạm thực tiễn. Nhân đợt thực tập do Trường tổ chức, em được UBND xã
Đồng Thái tiếp nhận về thực tập, những lý luận được học tại trường hôm nay được đem
ra thực hành soi chiếu và áp dụng trong thực tiễn hàng ngày để làm việc, tiếp cận công
việc hàng ngày như cán bộ công chức. Em đã quan sát và học hỏi được nhiều điều về
công việc, kỹ năng nghiệp vụ hành chính cũng như trách nhiệm trong công việc, tác
phong, thái độ ứng xử làm việc nơi công sở, vững vàng, tự tin với nghề nghiệp mình đã
chọn.
Qua bài Báo cáo này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến các bác,
các cô, chú, anh chị công tác tại UBND xã Đồng Thái cùng các thầy cô giáo Khoa Tổ
chức và Quản lý nhân lực. Đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Hoa, thầy Đoàn Văn Tình,
cán bộ Nguyễn Thị Tình đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cũng như tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này!
“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại xã Đồng Thái, huyện Ba
Vì, thành phố Hà Nội” là một đề tài mang tính gắn liền lý luận và thực tiễn. Do trình độ
hiểu biết còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có giới hạn vì vậy bài báo cáo không tránh
khỏi các thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu từ phía thầy cô
giáo và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
Xin chân thành cảm ơn!..................................................................................................1
MỤC LỤC........................................................................................................................ 2
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................1


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................2
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.....................................................................2
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..........................................3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................3
6. Ý NGHĨA ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.....................................................4
7. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO.....................................................................4
Chương 1.......................................................................................................................... 5
TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐỒNG THÁI VÀ.................................5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG...................................................5
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC...............................................................................5

1.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức: ....................................................................18
1.1.3 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển:...................................19
1.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................19
1.2.1. Cơ sở lý luận về cán bộ, công chức...............................................19
1.2.2. Khái niệm về cán bộ, công chức và năng lực làm việc của cán bộ,
công chức.........................................................................................................20
1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực làm việc của cán bộ ,công chức
cấp cơ sở..........................................................................................................22
1.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cán bộ, công chức trong cơ
quan hành chính xã Đồng Thái........................................................................25
1.2.5 Mối quan hệ giữa năng lực của cán bộ, công chức với hiệu quả làm
việc trong cơ quan hành chính nhà nước.........................................................26
Chương 2........................................................................................................................ 27
THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ ĐỒNG THÁI,
HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI......................................................................27


2.1. Thực trạng về tự nhiên, kinh tế-xã hội của xã Đồng Thái cũng ảnh

hưởng đến năng lực làm việc của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính
xã. .......................................................................................................................27
2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức xã Đồng Thái..........................28
2.3 Thực trạng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Việt Nam hiện nay....................32
2.4. Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức hiện nay........34
Chương 3........................................................................................................................ 40
GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG.......................40
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ ĐỒNG THÁI, BA VÌ, HÀ NỘI....................................40

3.1. Giải pháp chung:..................................................................................40
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức tại UBND xã Đồng
Thái......................................................................................................................40
3.2.1) Thực hiện cải cách tiền lương, nâng cao đời sống cho cán bộ công
chức ................................................................................................................41
3.2.2) Đánh giá năng lực của cán bộ, công chức để làm cơ sở cho việc
tuyển dụng sử dụng, điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức tại UBND xã
Đồng Thái........................................................................................................42
3.2.3) Đào tạo bồi dưỡng và sử dụng cán bộ công chức phù hợp với yêu
cầu thực trạng của UBND xã Đồng Thái........................................................43
3.2.4) Xây dựng quy hoạch cán bộ, công chức ......................................46
3.2.5) Xây dựng chính sách thu hút và đãi ngộ cán bộ, công chức phù
hợp với điều kiện của xã..................................................................................47
3.3. Các giải pháp khác:..........................................................................48
3.4. Kiến nghị..............................................................................................48
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................53


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


UBND

Ủy ban Nhân dân

HĐND

Hội đồng Nhân dân

UBMTTQ

Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc

UBMTTQVN

Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

HCCB

Hội cựu chiến binh

CBCC

Cán bộ, công chức

KT-XH


Kinh tế - xã hội


LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Với đường lối đổi mới đúng đắn và sáng tạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đất
nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoách hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh
tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội
chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Bằng những cải cách mạnh mẽ về kinh tế, chúng
ta đã vượt qua khủng hoảng, ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, đưa đất nước
vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, hội nhập vào sự phát triển của khu vực và thế giới.
Cùng với công cuộc cải cách kinh tế, công cuộc đổi mới tổ chức và phương thức
hoạt động của hệ thống chính trị cũng từng bước được triển khai. Hệ thống pháp luật
ngày càng phát triển và từng bước được hoàn chỉnh để điều chỉnh ngày một có hiệu quả
các quan hệ kinh tế - xã hội. Bộ máy nhà nước dần dần được chấn chỉnh và nâng cao
hiệu lực, hiệu quả trong điều hành và quản lý xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, trong quá trình phát triển, nền hành chính
nhà nước cũng đã bộc lộ nhiều khuyết tật, bất cập trước những yêu cầu mới của sự phát
triển kinh tế - xã hội, công tác quản lý hành chính nhà nước của các cấp chính quyền
trong cả nước còn bị buông lỏng ở nhiều khâu, hiệu quả, hiệu lực quản lý của chính
quyền chưa cao, tập trung chủ yếu ở cấp chính quyền cơ sở, trong đó chính quyền xã,
phường là cấp có nhiều khó khăn phức tạp khi thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đứng
trước tình hình đó, Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương cải cách nền hành chính
nhà nước và coi đó là trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Một trong những nội dung quan trọng của công cuộc cải cách hành chính là xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa có năng
lực, trình độ chuyên môn cao, có kĩ năng quản lý, vận hành bộ máy hành chính để thực
hiện có hiệu quả các chủ trương , đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước.

Đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng,
1


hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp nói chung và chính quyền cấp cơ sở nói
riêng. Hiệu lực quản lý nhà nước được thực hiện bởi số lượng và chất lượng của đội ngũ
cán bộ, công chức, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn " Cán bộ nào thì phong trào
ấy". Do vậy, nhận biết được thực trạng của đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường là yếu
tố cơ bản có tính quyết định góp phần đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý
nhà nước ở chính quyền cấp xã, phường nói chung và xã Đồng Thái, huyện Ba Vì nói
riêng.
Trên cơ sở những nhận định trên, tôi lựa chọn đề tài : “Nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ công chức tại xã Đồng Thái, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội ” .
Với đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại xã Đồng Thái,
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”, tôi muốn đóng góp một phần công sức của mình vào
việc nghiên cứu thực trạng và tìm ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cán
bộ, công chức trong Bộ máy cơ quan hành chính Nhà nước cấp cơ sở để hoàn thiện hơn
về trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ nhân dân
Tuy nhiên với kiến thức còn nhiều hạn chế, tôi rất mong nhận được sự đóng góp
của quý thầy cô trong nhà trường, các anh chị, cô chú trong UBND xã Đồng Thái để báo
cáo của tôi được hoàn chỉnh hơn.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu những lý luận cơ bản và thực trạng của công tác đào tạo nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức của xã Đồng Thái, huyện Ba Vì, phát hiện ra những ưu
điểm và những mặt còn tồn tại.
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã
Đồng Thái.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Khảo sát về thực trạng năng lực của công chức hành chính UBND xã Đồng Thái,

Ba Vì, Hà Nội.
Khảo sát và phân tích các hình thức và mô hình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công
2


chức xã hiện nay, tìm phương án tối ưu để đáp ứng yêu cầu cấp thiết về năng lực trong
thực thi công vụ của công chức hành chính xã Đồng Thái.
Tìm hiểu để nắm bắt những yếu tố chi phối và tác động đến người cán bộ, công
chức trong thực thi công vụ. Giải quyết một cách rõ ràng, có cơ sở khoa học không chỉ
kỹ năng, thái độ mà còn về vấn đề đạo đức công vụ của công chức trong bối cảnh cụ thể
của xã Đồng Thái.
Nghiên cứu và đưa ra được những kiến nghị giải pháp hữu hiệu cho việc nâng cao
năng lực thực thi công vụ của công chức hành chính của xã Đồng Thái hiện nay.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Báo cáo tập trung khảo sát và nghiên cứu công chức đang
thi hành công vụ thuộc UBND xã Đồng Thái. Báo cáo không mở rộng thực hiện nghiên
cứu đối với cán bộ, viên chức làm việc trong cơ quan hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên,
trong quá trình phân tích, so sánh để làm rõ nét đặc trưng của công chức thi hành công vụ
trong bộ máy nhà nước so với công việc của những người thuộc diện không phải công
chức thì báo cáo sẽ sử dụng những tư liệu mở rộng hơn.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung chủ yếu vào các vấn đề nhân sự và đặc biệt là
công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND xã Đồng Thái, huyện
Ba Vì.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu đề tài, các phương pháp được nghiên cứu trong bài báo cáo chủ yếu
là: Phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn và phương pháp thu thập thông tin
thực tế từ cơ quan.
Phương pháp thu thập thông tin:Thu thập thông tin trực tiếp tại UBND xã, tham
khảo tài liệu số liệu cán bộ, công chức của các năm trước còn lưu giữ lại, các văn bản của
cơ quan. Sự hướng dẫn trực tiếp và giúp đỡ của lãnh đạo cơ quan. Những kiến thức học

được từ các bài giảng, sách giáo khoa, tài liệu của các giảng viên trong và ngoài nhà
trường, thông tin trên internet, các bài luận văn, báo cáo thực tập của sinh viên các năm
trước.
3


Phương pháp quan sát:Việc quan sát cung cấp sự hiểu biết về những gì các thành
viên của tổ chức thực sự đang làm. Nhìn nhận trực tiếp các quan hệ tồn tại giữa những
người ra quyết định và các thành viên khác của tổ chức
Phương pháp phân tích - tổng hợp: nghiên cứu sách, báo, các báo cáo, luận văn
chuyên ngành, từ đó rút ra các hướng đề xuất cho chuyên đề.
Phương pháp thống kê: nghiên cứu chỉ tiêu giữa các năm để so sánh về số tương
đối và tuyệt đối.
Ngoài các phương pháp trên đề tài còn sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh tình
hình thực tế cho quá trình thu thập tài liệu và phân tích tài liệu.
6. Ý NGHĨA ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Tôi muốn đóng góp một chút ít công sức của mình vào việc nghiên cứu thực trạng
và tìm ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng cán bộ, công
chức của xã Đồng Thái nói riêng và trong cơ quan hành chính nhà nước cấp cơ sở nói
chung để hoàn thiện hơn nữa về trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ nhân dân của
đội ngũ cán bộ công chức.
7. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO
Chương 1. Tổng quan về UBND xã Đồng Thái và cơ sở lý luận về nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Chương 2. Thực trạng về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại
UBND xã Đồng Thái.
Chương 3. Giải pháp, kiến nghị về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
công, chức tại xã Đồng Thái.

4



Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐỒNG THÁI VÀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
1.1. Tổng quan về xã Đồng Thái
UBND xã Đồng Thái, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Email:



Điện thoại: 0433625404.
* Thông tin giới thiệu.
Cơ quan xã Đồng Thái hiện nay gồm 19 cán bộ, công chức. Trong đó có 9 cán bộ
chuyên trách, 6 công chức, 4 cán bộ không chuyên trách. Có tất cả 08 tổ chức, cơ quan,
đoàn thể chính trị: gồm: Đảng ủy, HĐND, UBND, Hội Phụ nữ, Hội Nông Dân,
UBMTTQ, Hội CCB, Đoàn thanh niên.
1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đảng ủy, HĐND, UBND,
UBMTTQVN
* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đảng ủy xã:
Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ
trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.
Xây dựng đảng bộ, trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực
hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự
phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng;
thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo
đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm công tác phát
triển đảng viên.
Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp, quốc

5


phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng
pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi
ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường
lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Kiểm tra việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của
Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hành
Điều lệ Đảng.
* Chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn HĐND xã:
+ Trong lĩnh vực kinh tế:
Quyết định quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội,
sử dụng đất đai, phát triển ngành và quy hoạch xây dựng nông thôn trong phạm vi quản
lý; lĩnh vực đầu tư và quy mô vốn đầu tư theo phân cách của Chính phủ;
Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư, khuyến công ở địa phương và thông qua cơ chế khuyến khích phát triển sản
xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển các thành phần kinh tế ở địa phương; bảo
đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các cơ sở kinh tế theo quy định của pháp
luật;
Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách
địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa
phương; quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách địa phương;
điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực
hiện ngân sách đã được HĐND quyết định;
Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng bộ phận thụ hưởng
ngân sách ở địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;
Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động
vốn theo quy định của pháp luật;

Quyết định phương án quản lý, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực ở địa phương;
6


Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng,
chống buôn lậu và gian lận thương mại.
+ Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao:
Quyết định chủ trương, biện pháp phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo; quyết định
quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; bảo
đảm cơ sở vật chất và điều kiện cho các hoạt động giáo dục, đào tạo ở địa phương;
Quyết định chủ trương, biện pháp phát triển sự nghiệp văn hoá, thông tin, thể dục
thể thao; biện pháp bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hoá ở địa phương; biện pháp bảo
đảm cơ sở vật chất và điều kiện cho các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao ở
địa phương theo quy định của pháp luật.
Quyết định chủ trương, biện pháp phát triển nguồn nhân lực, sử dụng lao động, giải
quyết việc làm và cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của người lao động, bảo hộ lao
động; thực hiện phân bổ dân cư và cải thiện đới sống nhân dân ở địa phương;
Quyết định biện pháp giáo dục, bảo vệ, chăm sóc thanh niên và nhi đồng; xây dựng
nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; giáo dục truyền thống đạo đức tốt đẹp, giữ gìn
thuần phong mỹ tục của dân tộc; biện pháp ngăn chặn việc truyền bá văn hoá phẩm
phản động, đồi truỵ, bài trừ mê tín, hủ tục và phòng, chống các tệ nạn xã hội, các biểu
hiện không lành mạnh trong đời sống xã hội ở địa phương;
Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh; biện pháp
bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không
nơi nương tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch
hoá gia đình; phòng, chống dịch bệnh và phát triển y tế địa phương.
Quyết định biện pháp thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi đối với thương binh, bệnh
binh, gia đình liệt sỹ, những người và gia đình có công với nước; thực hiện chính sách
bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội và xoá đói, giảm nghèo.
+ Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên môi trường:

Quyết định chủ trương, biện pháp khuyến khích việc nghiên cứu, phát huy sáng
kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất, kinh
7


doanh và đời sống của nhân dân ở địa phương.
Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước,
tài nguyên trong lòng đất, nguốn lợi ở sông hồ tại địa phương theo quy định của pháp
luật.
Quyết định biện pháp bảo vệ môi trường; phòng chống và khắc phục hậu quả thiên
tai, bão lụt, suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường ở địa phương
theo quy định của pháp luật.
+ Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội:
Quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế,
kinh tế với quốc phòng, an ninh và thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động
viên ở địa phương.
Quyết định biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa, chống
tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương.
+ Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo:
Quyết định biện pháp thực hiện chính sách tôn giáo, quyền bình đẳng giữa các tôn
giáo trước pháp luật; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo
một tôn giáo nào của công dân ở địa phương theo quy định của pháp luật.
+ Trong lĩnh vực thi hành pháp luật:
Quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của mình ở đại phương.
Quyết định biện pháp bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, các quyền và
lợi ích hợp pháp khác của công dân;
Quyết định biện pháp bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước; bảo hộ tài sản của cơ
quan, tổ chức và cá nhân ở địa phương;
Quyết định biện pháp bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cùa công dân theo

quy định của pháp luật.
+ Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành
8


chính:
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực HĐND,
Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của UBND, trưởng Ban và các thành viên
khác của các Ban của HĐND, Hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân cùng cấp; bãi
nhiệm đại biểu HĐND và chấp nhận việc đại biểu HĐND xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu
theo quy định của pháp luật;
Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu;
Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị trái pháp luật của UBND cùng
cấp, nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp huyện;
* Hoạt động giám sát của HĐND:
Hoạt động giám sát của HĐND được tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.
Giám sát của HĐND bao gồm: giám sát của HĐND tại kỳ họp; giám sát của
Thường trực HĐND và giám sát của đại biểu HĐND.
HĐND giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
- Xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân,
- Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, các thành
viên khác của UBND.
- Thành lập Đoàn giám sát khi xét thấy cần thiết;
- Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu.
HĐND quyết định chương trình giám sát hàng năm của mình theo đề nghị của
Thường trực HĐND, đại biểu HĐND, Ban Thường trực UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
xã và kiến nghị của cử tri ở địa phương.
Thường trực HĐND dự kiến chương trình giám sát của HĐND trình HĐND xem

xét, quyết định tại kỳ họp cuối năm của năm trước và tổ chức thực hiện chương trình đó.
Tại kỳ họp cuối năm, HĐND xem xét, thảo luận báo cáo công tác hàng năm của
9


Thường trực HĐND, UBND. tại kỳ họp giữa năm, các cơ quan này gởi báo cáo công tác
đến đại biểu HĐND; khi cần thiết, HĐND có thể xem xét, thảo luận.
Tại kỳ họp cuối nhiệm kỳ, HĐND xem xét, thảo luận báo cáo công tác cả nhiệm kỳ
của HĐND, Thường trực HĐND, UBND.
HĐND có thể yêu cầu Thường trực HĐND, UBND báo cáo về những vấn đề khác
khi xét thấy cần thiết.
HĐND xem xét, thảo luận báo cáo theo trình tự sau:
- Người đứng đầu cơ quan quy định ở trên trình bày báo cáo;
- Trưởng Ban của HĐND trình bày báo cao thẩm tra;
- HĐND thảo luận;
- Người đứng đầu cơ quan trình báo cáo có thể trình bày thêm những vấn đề có liên
quan mà HĐND quan tâm;
- HĐND ra nghị quyết về báo cáo công tác khi xét thấy cần thiết.
Tại kỳ họp HĐND, việc chất vấn và trả lời chất vấn được thực hiện như sau.
Đại biểu HĐND ghi rõ nội dung chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu ghi chất vấn
và gửi đến Thường trực HĐND. Thường trực HĐND chuyển chất vấn đến người bị chất
vấn và tổng hợp các chất vấn của đại biểu HĐND để báo cáo HĐND;
Thường trực HĐND dự kiến danh sách những người có trách nhiệm trả lời chất vấn
và báo cáo HĐND quyết định;
Việc trả lời chất vấn tại phiên họp toàn thể của HĐND được thực hiện theo trình tự
sau:
- Người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ về các nội dung mà đại biểu HĐND đã
chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục;
- Đại biểu HĐND có thể nêu câu hỏi liên quan đến nội dung đã chất vấn để người
bị chất vấn trả lời.

Thời gian trả lời chất vấn do HĐND quyết định;
10


- Sau khi nghe trả lời chất vấn, nếu đại biểu HĐND không đồng ý với nội dung trả
lời thì có quyền đề nghị với HĐND tiếp tục thảo luận tại phiên họp đó, đưa ra thảo luận
tại phiên họp khác của HĐND hoặc kiến nghị HĐND xem xét trách nhiệm của người bị
chất vấn. HĐND ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất
vấn khi xét thấy cần thiết.
Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp có dấu hiệu trái với
hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của
mình thì HĐND xem xét, quyết định việc bãi bỏ văn bản đó.
- HĐND ra nghị quyết về việc văn bản quy phạm pháp luật không trái với Hiến
pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; quyết định bãi
bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó.
Khi thực hiện nhiệm vụ giám sát do HĐND giao, Đoàn giám sát có trách nhiệm:
- Thông báo nội dung, kế hoạch giám sát cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chịu
sự giám sát chậm nhất là bảy ngày trước ngày bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát;
- Mời đại diện Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, các
tổ chức thành viên của Mặt trận và yêu cầu đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có
liên quan tham gia giám sát; cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu
này;
- Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát và thẩm quyền, trình tự, thủ tục giám
sát theo quy định của pháp luật; không làm cản trở hoạt động bình thường của các cơ
quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chịu sự giám sát;
- Trong trường hợp cần thiết; Đoàn giám sát yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền áp dụng các biện pháp để chấm dứt hành vi vi phạm, xử lý người vi phạm
nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị vi phạm và
chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu, kiến nghị qua hoạt động giám sát của

mình.Căn cứ vào kết qủa giám sát, HĐND có các quyền sau đây:
- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp;
11


- Ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét
thấy cần thiết;
- Miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực HĐND, Chủ
tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của UBND theo quy định của pháp luật.
HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu theo trình tự
sau:
- Thường trực HĐND trình HĐND về việc bỏ phiếu tín nhiệm;
- Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trước
HĐND;
- HĐND thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm.
Trong trường hợp không được quá nửa tổng số đại biểu HĐND tín nhiệm thì cơ
quan hoặc người đã được giới thiệu để bầu người đó có trách nhiệm trình HĐND xem
xét, quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm người không được HĐND tín nhiệm.
* Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND:
Thường trực HĐND có quyền giám sát hoạt động của UBND và các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND; giám sát cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội,
đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiếp pháp, luật, các văn bản
của cơ quan Nhà nước cấp trên và các nghị quyết của HĐND cùng cấp.
Thường trực HĐND quyết định chương trình giám sát hàng quý, hàng năm của
mình căn cứ vào chương trình giám sát của HĐND và ý kiến của các thành viên Thường
trực HĐND, đề nghị của các Ban của HĐND, đại biểu HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam cùng cấp và ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương.
Căn cứ vào chương trình giám sát của mình hoặc theo yêu cầu của HĐND, các đại
biểu HĐND, Thường trực HĐND quyết định thành lập Đoàn giám sát.
Quyết định của Thường trực HĐND về việc thành lập Đoàn giám sát phải xác định

rõ nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân
chịu sự giám sát.
12


Nội dung kế hoạch giám sát của Đoàn giám sát được thông báo cho cơ quan, tổ
chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là bảy ngày, trước ngày Đoàn bắt đầu tiến
hành họat động giám sát.
Đoàn giám sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát trong nghị quyết về việc thành lập
Đoàn giám sát;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung
cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình những vấn đề mà
Đoàn giám sát thấy quan tâm;
- Xem xét, xác minh những vấn đề mà Đoàn giám sát thấy cần thiết;
- Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Đoàn giám sát có quyền yêu
cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành
vi vi phạm và khôi phục lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét trách nhiệm
của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
- Chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám
sát phải có báo cáo kết quả giám sát gửi Thường trực HĐND xem xét, quyết định.
Thường trực HĐND có trách nhiệm báo cáo HĐND về hoạt động giám sát của
mình giữa hai kỳ họp.
Thường trực HĐND giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; tổ chức
Đoàn giám sát hoặc giao cho các Ban của HĐND giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo tại địa phương.
Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Thường trực HĐND yêu cầu cơ quan, tổ

chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời chấm dứt hành vi vi
phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý người vi phạm, khôi phục lợi ích Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm, đồng thời yêu cầu người có
13


thẩm quyền xem xét, giải quyết; nếu không đồng ý với việc giải quyết của người đó thì
yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết. Cơ quan,
tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Thường trực HĐND và
phải báo cáo với Thường trực HĐND trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định
giải quyết.
Thường trực HĐND trình HĐND xem xét các văn bản pháp luật của UBND cùng
cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp trong trường hợp có dấu hiệu trái với Hiến
pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết
của HĐND cùng cấp.
Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do
HĐND bầu theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hoặc khi có ít
nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND yêu cầu.
Thường trực HĐND có trách nhiệm tiếp nhận kiến nghị, chất vấn của đại biểu
HĐND để chuyển đến người bị chất vấn; thông báo cho người bị chất vấn thời hạn và
hình thức trả lời chất vấn.
Thường trực HĐND điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của các Ban HĐND và
đại biểu HĐND; tổng hợp kết quả giám sát, trình HĐND xem xét, quyết định xử lý theo
thẩm quyền.
* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn UBND xã:
+ Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân xã thực hiện những nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân
cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế
hoạch đó;

Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa
phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh ngân
sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình
Hội đồng nhân dân xã quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên
14


trực tiếp;
Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp
trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã và báo cáo về ngân sách nhà
nước theo quy định của pháp luật;
Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu
công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông,
trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật;
Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình
kết cấu hạ tầng của xã trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản đóng
góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng
chế độ theo quy định của pháp luật.
+ Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ
công nghiệp, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây:
Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến
khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và hướng
dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy
hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi;
Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê
điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn kịp
thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng tại địa phương;
Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của
pháp luật;

Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống ở địa
phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát triển các ngành,
nghề mới.
+ Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân xã thực hiện
những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
15


Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo phân cấp;
Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư nông
thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng và xử lý
vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định;
Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông và
các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật;
Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông,
cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật.
+ Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao, Uỷ ban
nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với
trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc
văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;
Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường
mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản lý trường tiểu học,
trường trung học cơ sở trên địa bàn;
Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình được
giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh;
Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao.
Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ,
những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật;
Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình

khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; tổ chức các
hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định
của pháp luật;
+ Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp
luật ở địa phương, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền
16


hạn sau đây:
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng làng xã
chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;
Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký, quản
lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực
lượng dân quân tự vệ ở địa phương;
Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng phong
trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp phòng ngừa và
chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;
Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước
ngoài ở địa phương.
+ Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban
nhân dân xã, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính
sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở
địa phương theo quy định của pháp luật.
+ Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân xã thực hiện những nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh
chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;
Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm
quyền;
Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án

theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật.

17


1.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức

18


1.1.3 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển:

Xã Đồng Thái nằm ở phía Tây Bắc huyện Ba Vì, cách trung tâm huyện khoảng
5km. Tổng diện tích đất tự nhiên là 824,24ha, có 2.722 hộ gia đình với 12.240 nhân
khẩu, được phân bổ thành 04 thôn, dân số chủ yếu là người dân tộc kinh. Nhân dân sống
chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội
những năm gần đây được giữ vững, đời sống nhân dân ngày càng phát triển.
Cũng như phần lớn các xã trên địa bàn huyện Ba Vì, hiện nay kinh tế của xã Đồng Thái
phát triển chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ chưa phát triển. Cơ cấu lao động phần lớn hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp, thu nhập của người dân phần lớn vẫn phụ thuộc vào hoạt động sản xuất
nông nghiệp, đời sống nhân dân và trình độ dân trí tuy đã được cải thiện hơn trước. Xã
nằm ở khu vực có địa hình tương đối thấp, nhiều vùng thường ngập lụt trong mùa mưa
gây khó khăn trong việc bố trí, đầu xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, thuỷ
lợi, nước sinh hoạt,… nhất là đối với hệ thống giao thông và công trình thủy lợi. Gây
nhiều khó khăn, hạn chế trong sản xuất và đời sống của nhân dân.
Đồng Thái nằm trong vùng đất cổ thuộc sứ Đoài xưa. Hàng ngàn năm qua, sau lũy

tre làng, dưới mái ấm của mỗi thôn, làng, người dân Đồng Thái cần cù chịu thương, chịu
khó, đùn bọc, đoàn kết cùng nhau khai phá thiên nhiên chống giặc ngoại xâm. Trong khó
khăn hoạn nạn tình nghĩa xóm làng ngày càng thiêng liêng bền chặt, xây dựng quê hương
ngày càng trù, phú ấm no.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Cơ sở lý luận về cán bộ, công chức.

- C.Mác và Enghen cho rằng: “ Giai cấp vô sản và chính đảng của mình muốn
giành được quyền lãnh đạo, giữ vững chính quyền thì phải xây dựng một đội ngũ cán bộ
trung thành và tài năng, đáp ứng được nhiệm vụ của cách mạng”.
- V.I Lênin, người đặc biệt coi trọng việc xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên
nghiệp cho phong trào cách mạng vô sản. Sau thắng lợi Cách mạng Tháng 10 Nga, khi
đánh giá về việc thực hiện xây dựng CNXH của chính quyền Xô Viết, Lênin nhấn mạnh:
19


“Nghiên cứu con người, tìm người cán bộ có bản lĩnh, có năng lực, hiện nay đó là vấn đề
then chốt, nếu không mọi mệnh lệnh chỉ là mớ giấy lộn”.
- Và theo quan điểm của Hồ Chí Minh: Người khẳng định “Cán bộ là cái gốc của
vấn đề…” và “ công việ thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém” hay “ cán bộ
là người đầy tớ của nhân dân”.
Như vậy có nhiều cách suy nghĩ khác nhau về vai trò của cán bộ nhưng họ đều
khẳng định tầm quan trọng của một đội ngũ cán bộ có năng lực trong việc xây dựng và
bảo vệ tổ quốc.
Các quan điểm của Đảng trong thời kỳ mới: trước tình hình mới và có nhiều thay
đổi, Đảng ta đưa ra 5 quan điểm, trong đó có quan điểm cho rằng: “ Phải quán triệt quan
điểm của công nhân, của Đảng, phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết dân tộc.
Thường xuyên đào tạo bồi dưỡng, giáo dục các lập trường, quan điểm ý thức tổ chức cho
đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao năng lực cho họ”.
1.2.2. Khái niệm về cán bộ, công chức và năng lực làm việc của cán bộ, công chức.


* Khái niệm cán bộ, công chức:
Theo Điều 4, Luật Cán bộ, công chức năm 2008, thì cán bộ, công chức gồm:
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi
chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp
huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức
vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân
mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự
20


nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công
chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo
đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam,
được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công
chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước.
* Năng lực làm việc của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà
nước
Năng lực là khả năng làm việc của một người để làm một công việc hay một nhiệm
vụ nào đó trong điều kiện hoàn cảnh nhất định. Khả năng đó là quá trình biến tiềm năng

của người đó như kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất để đạt được mục tiêu đã định
trước.
Có nhiều người thường đồng nhất năng lực với trình độ, bằng cấp, tuy nhiên thực tế
thì nó chỉ là một điều quan trọng để hình thành năng lực, là cơ sở để có được năng lực.
Năng lực của một người còn phụ thuộc vào kỹ năng trong thực tế và thái độ trong công
việc của người đó.
“Năng lực làm việc của cán bộ, công chức hay còn gọi là năng lực thực thi trong
hoạt động quản lý hành chính nhà nước của cán bộ, công chức là khả năng của cán bộ,
công chức để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định”
Để thực thi hoạt động quản lý hành chính nhà nước cán bộ, công chức trong quận
cần phải có các kiến thức kỹ năng về hành chính nhà nước và các kiến thức chuyên môn
trong quá trình tiến hành các hoạt động quản lý trên địa bàn. Kiến thức của họ còn được
trang bị thông qua các loại hình đào tạo (từ Trung cấp đến Đại học) bồi dưỡng và tự học,
còn kỹ năng hành chính là khả năng vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành
động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng, được hình thành
trong quá trình học tập, rèn luyện và thực thi nhiệm vụ. Năng lực nói chung và năng lực
21


×