Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Cơ sở khoa học của trồng rau sinh thái (RST) qua thực nghiệm tại xã thọ xuân huyện đan phượng thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.33 KB, 55 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC
i
i
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Rau an toàn (RAT) đã trở nên quen thuộc với người dân nước ta từ những
năm 90 cho đến nay, hầu khắp các tỉnh, thành phố của nước ta đã triển khai thực
hiện sản xuất RAT. Những năm gần đây việc triển khai diễn ra ồ ạt, không theo một
khuôn mẫu nhất định mà chỉ nhằm đáp ứng theo nhu cầu thị trường có cầu ắt có
cung. Khi Việt Nam được sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài xây dựng hoàn
chỉnh quy trình nông nghiệp an toàn VietGAP và Nhà nước đã hoàn thiện các văn
bản pháp quy quy định về quy trình sản xuất, tiêu thụ RAT đã tạo điều kiện thuận
lợi cho các bên liên quan như : Người sản xuất, Người tiêu dùng, Nhà kinh doanh,
Nhà quản lý cùng với sự giúp đỡ của các Nhà khoa học. Tuy nhiên, trong quá trình
triển khai thực hiện gặp phải không ít khó khăn và thách thức. RAT theo đúng quy
định của VietGAP sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho
người sản xuất và giảm mức độ tổn hại đến môi trường tự nhiên. Một lớp người
với mức sống cao hơn có nhu cầu tiêu dùng Rau hữu cơ (RHC) với sự an toàn được
đảm bảo hơn, tuy nhiên việc trồng RHC được tiến hành theo đúng tên gọi của nó
không dễ thực hiện, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Thực tế chứng
minh rằng cả RAT và RHC nếu sản xuất- tiêu thụ đúng theo quy định của Nhà nước
sẽ đảm bảo an toàn thực phẩm, tuy nhiên ý nghĩa đối với môi trường chưa thật rõ
ràng. Các nhà Môi trường luôn nghiên cứu, đề xuất những hướng sản xuất thân
thiện với môi trường nhất, làm giảm thiểu đến mức thấp nhất việc làm phương
hại đến tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Làm thế nào để có thể vừa khai
thác được tối đa tiềm năng của tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm với chất lượng tốt
nhất, năng suất cao nhất vừa có thể bảo vệ được các nguồn tài nguyên đất, nước,
không khí và sức khỏe con người. Ngoài việc tìm ra những giống mới, kỹ thuật
canh tác mới thì khoa học kỹ thuật (KHKT) tiến bộ còn có thể tìm ra những hướng
đi mới phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững về mặt sinh thái- môi trường. Dự


án “RST” tại Thọ Xuân- Đan Phượng- Hà Nội được sự hỗ trợ kinh phí từ phía
UBND Thành phố Hà Nội và các nhà Khoa học tâm huyết, cán bộ chuyên sâu về
BVTV nhằm khảo nghiệm mức độ phù hợp, tính khả thi của việc triển khai RST
vào sản xuất theo hướng bền vững nhằm đảm bảo hài hòa, cân bằng giữa lợi ích
kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích môi trường. Là một sinh viên còn ngồi trên ghế
nhà trường nhưng may mắn được tham gia dự án này nên chúng tôi đã có điều kiện
thu thập số liệu để viết Khóa luận tốt nghiệp với tiêu đề: Cơ sở khoa học của trồng
1
1
Rau sinh thái (RST) qua thực nghiệm tại xã Thọ Xuân huyện Đan Phượng thành
phố Hà Nội.
2. Lý do chọn đề tài
Việc chọn đề tài Khóa luận dựa trên những lý do sau:
◦ Tầm quan trọng và ý nghĩa của Rau trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày
của mọi người dân.
◦ RAT, RHC được nói đến nhiều và sử dụng nó như là phương thức đưa sản
phẩm của mình đến tay người tiêu dùng thuận lợi nhất, tuy nhiên người tiêu dùng
còn thiếu thông tin về giá trị thực của việc tuân thủ đúng quy trình sản xuất theo
quy định hiện hành của Nhà nước.
◦ Giữa rau sạch và rau không sạch không có ranh giới rõ ràng, gây thiệt hại
đáng kể về uy tín và kinh tế cho người trồng rau sạch theo đúng tiêu chuẩn, quy
trình kỹ thuật, từ đó làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan từ người sản xuất,
tiêu thụ, các nhà quản lý, chính quyền địa phương đến người tiêu dùng.
º Sản xuất nhằm mang lại lợi nhuận kinh tế đồng thời phải đảm bảo phúc
lợi xã hội cũng như bảo vệ môi trường sống, không làm thoái hóa nghiêm trọng các
nguồn tài nguyên liên quan đến quá trình sản xuất đặc biệt là môi trường đất, nước,
3. Ý nghĩa của đề tài
º Xây dựng cơ sở khoa học về “RST”, một tên gọi mới về RAT nêu bật ý
nghĩa thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng an toàn
thực phẩm theo tiêu chuẩn của Nhà nước Việt Nam. Trên cơ sở nhận được sự tư

vấn, góp ý của các nhà Khoa học, đặc biệt là sự tham gia vào dự án cùng giúp
những người dân trong quá trình chăm sóc, thu hoạch sản phẩm rau, tác giả mới
thấy hết những vất vả, lo toan của những người coi nghề Rau là kế sinh nhai. Bên
trong những lợi nhuận thu được chính là Sức khỏe, là vốn liếng Đất, Nước không gì
có thể thay thế được đang dần bị bào mòn, làm thế nào để cân bằng được kinh tế- xã
hội và chất lượng môi trường là những gì mà tác giả đề tài muốn đề cập trong
khuôn khổ đề tài.
º Coi RST như là một hướng đi mới cho nghề trồng rau dưới con mắt của
các nhà môi trường, từ đó có thể hình thành ý tưởng du lịch sinh thái tại những
vùng trồng rau phù hợp với phát triển du lịch. Hướng ngành nông nghiệp nước nhà
đến một nền nông nghiệp văn minh, sạch, thân thiện với môi trường là niềm mong
2
2
mỏi không chỉ từ phía Ngành Nông nghiệp mà còn từ những người học, làm về môi
trường.
º Mở ra định hướng mới cho bà con nông dân trồng rau xã Thọ Xuân huyện
Đan Phượng thành phố Hà Nội: Trồng rau đảm bảo chất lượng và an toàn theo đúng
quy trình kỹ thuật, sản xuất rau sạch theo hướng sạch hơn, tiếp cận với thị trường
tiềm năng hơn.
º Trồng rau đảm bảo an toàn không những giữ được cái tâm trong của
người trồng rau là đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như việc đảm bảo
sức khỏe cho người trồng không phải tiếp xúc với các chất hóa học.
Do hạn chế về năng lực và kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, khóa
luận không tránh khỏi thiếu sót. Sự phản hồi của độc giả sẽ rất bổ ích và thiết
thực để tác giả có thể hoàn thiện mình.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu: xã Thọ Xuân huyện Đan Phượng
thành phố Hà Nội
3
3

1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Thọ Xuân huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội cách Trung tâm thành phố
35km về phía Tây Bắc, phía Bắc giáp huyện Mê Linh (Hà Nội), phía Nam giáp xã
Phương Đình huyện Đan Phượng- Hà Nội, phía Đông giáp xã Trung Châu huyện
Đan Phượng- Hà Nội, phía Tây giáp xã Thọ An huyện Đan Phương- Hà Nội.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
◦ Địa hình
Tương đối bằng phẳng, hướng dốc từ Nam xuống Bắc, từ Tây sang Đông, biểu
hiện qua dòng chảy mặt của đoạn sông Hồng chảy qua xã với chiều dài là 1km.
◦ Thổ nhưỡng
Xã có hai loại đất chủ yếu là đất phù sa cổ và đất phù sa mới được bồi đắp. Với
đất phù sa cổ chiếm phần lớn diện tích đất canh tác của toàn xã, có thành phần cơ
giới trung bình, độ pH trung bình hoặc cao nên đất mang tính kiềm. Cây trồng được
trồng chủ yếu trên loại đất này đó là lúa nước; ngô; đậu tương; các loại cây ăn quả
như đu đủ, cam, bưởi, nhãn, táo và rau. Trong nhiều năm trở lại đây các loại rau,
hoa màu cũng được trồng thâm canh trên loại đất này. Với loại đất phù sa mới bồi
đắp cây trồng chính được trồng là ngô và một số ít rau, hoa màu. Trên loại đất này
từ năm 2001 xuất hiện rất nhiều lò gạch sản xuất thủ công. Tuy nhiên đến khoảng
năm 2006 thì những lò gạch này đã ngừng hoạt động do kiến nghị gay gắt từ phía
người dân bị ảnh hưởng đến sức khỏe và hoa màu.
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất ở xã (ha). [13]
STT Loại đất
Hiện trạng
(2009)
Định kỳ quy
hoạch đến năm
4
4
2015 2020
Tổng diện tích tự nhiên 450,95 50,97 450,97

I Đất nông nghiệp 252,28 220,29 198,29
1 Đất nông nghiệp 252,28 220,29 198,29
1.1 Đất trồng cây hàng năm 193,99 164,14 145,77
1.1.1 Đất trồng lúa 107,46 98,11 89,56
1.1.2 Đất trồng cây hàng năm
khác
86,53 66,03 56,21
1.2 Đất trồng cây lâu năm 43,68 43,14 42,13
1.3 Đất nuôi thủy sản 14,61 13,01 10,91
II Đất phi nông nghiệp 198,69 230,79 251,95
1 Đất ở 54,85 66,95 74,95
2 Đất chuyên dùng 49,71 69 83,18
3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 1,33 1,35 1,35
4 Đất nghĩa trang nghĩa địa 4,4 4,4 4,4
5 Đất sông suối và mặt nước 88,4 88,4 88,4
Nhìn vào Bảng 1 có thể nhận xét Quy hoạch sử dụng đất của địa phương đến
năm 2015, 2020 sẽ giảm diện tích đất nông nghiệp, tăng diện tích đất sử dụng cho
các mục đích phi nông nghiệp. Đây cũng là sự thể hiện của quy hoạch theo xu
hướng chung ở những vùng nông thôn đặc biệt là những vùng ngoại vi gần những
đô thị lớn.
◦ Hệ thống đường giao thông
Bảng 2: Hiện trạng hệ thống đường giao thông [12]
TT Loại đường Hiện trạng năm 2009
Tổng chiều
dài (km)
Đã được bê
Tông hóa,
nhựa hóa
1 Đường trục liên xã đi qua địa phương
(đường 417 nối liền với quốc lộ 32 đi

8 4,2
5
5
Trung tâm Hà Nội)
2 Đường liên thôn 6 3,8
3 Đường làng, ngõ xóm 7,8 5
3 Đường trục nội đồng (một số trục chính) 20,13 0,15
Tổng cộng 42,1 13,15
Thọ Xuân vẫn thuần chất là một xã thuần nông nghèo đang vươn mình trong
công cuộc đổi mới của đất nước, rất cần và sẽ cùng với sự quan tâm của các cơ
quan chức năng từ phía thành phố, sự nỗ lực của chính quyền và người dân địa
phương đang từng ngày làm thay đổi diện mạo của xã về mọi mặt.
◦ Khí hậu
Địa bàn nghiên cứu thuộc khu vực Hà Tây cũ nay thuộc thành phố Hà Nội
mang những nét đặc trưng của khí hậu vùng, khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa
trong năm và hai mùa rõ rệt Đông, Hè mà hai mùa chuyển tiếp Xuân, Thu. Vào mùa
Hè nhiệt độ trung bình 25- 30
0
C, nhiệt độ cao nhất là 40
0
C. Lượng mưa dồi dào, độ
ẩm cao 70- 80%. Vào mùa Đông thường rất lạnh và khô hanh, bình quân nhiệt độ là
12- 19
0
C. Lượng mưa thấp, độ ẩm 40- 50%.
Hai hướng gió chính là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa
Đông Nam xuất hiện quanh năm nhưng mạnh nhất vào các tháng mùa hè; còn gió
mùa Đông Bắc xuất hiện vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 12.
◦ Nguồn nước
- Nước dùng cho sinh hoạt là nước giếng khoan là chủ yếu, ngoài ra còn là

nước mưa.
- Nước dùng cho tưới là nước ao, hồ, nhiều nhất là nước giếng khoan.
1.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội
◦ Kinh tế
Năm 2009, chịu ảnh hưởng của thiên tai bất thường, khắc nghiệt đã tác động
mạnh đến phát triển kinh tế -xã hội. Tuy nhiên dưới sự quan tâm chỉ đạo của các
cấp chính quyền, đầu tư phát triển nông nghiệp, mở rộng sản xuất các loại hình dịch
vụ, hình thành các điểm công nghiệp cùng với sự nỗ lực không mệt mỏi của chính
6
6
quyền và người dân đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tổng giá trị sản
phẩm năm 2009 ước đạt 67 tỉ 426 triệu 012 nghìn đồng.
Bảng 3: Cơ cấu ngành kinh tế của địa phương năm 2009 [11]
Cơ cấu ngành
Giá trị So với cùng
kỳ năm 2008
So với kế
hoạch
Toàn xã 100% 103,7% 96,5%
Nông nghiệp 44,8% 82,4% 80%
Tiểu thủ công nghiệp- xây dựng 18% 131% 121,7%
Thương mại dịch vụ 37,2% 131,3% 113,3%
Các ngành tiểu thủ công nghiệp- xây dựng và dịch vụ nông nghiệp của xã trong
những năm gần đây đã khởi sắc, tuy nhiên nông nghiệp vẫn là thu nhập chính của
toàn xã, trước đây ngoài việc đầu tư cho trồng lúa đáp ứng đủ nhu cầu của nhân
dân, địa phương còn chú trọng đến trồng cây ăn quả, tuy nhiên cây ăn quả chi cho
thu hoạch cao trong vụ đầu, chi phí ban đầu và tính rủi ro cao nên người dân đã dần
dần quan tâm hơn đến việc đầu tư cho sản xuất rau.
◦ Văn hóa- xã hội
- Công tác giáo dục

Công tác quản lý giáo dục ở các cấp học Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở
khá tốt, tỉ lệ học sinh đi học cao và đảm bảo, cải thiện dần về cơ sở vật chất và giáo
dục. Ngày càng nhận được sự quan tâm hơn nữa từ phía gia đình, nhà trường và xã
hội đối với nền giáo dục của địa phương.
- Công tác Y tế- Dân số
+ Y tế: Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh và chăm sóc, khám chữa bệnh
ban đầu cho nhân dân. Công tác tiêm chủng 7 loại vacxin phòng bệnh diễn ra hiệu
quả, được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân. Trong năm 2009 không có dịch
bệnh xảy ra, đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.
+ Dân số: Tính đến nay toàn xã hiện có 1990 hộ tương ứng với 9276 nhân
khẩu, có 43 hộ tương ứng với 156 nhân khẩu đến tạm trú để làm ăn sinh sống trên
địa bàn xã, có 7 hộ tương ứng với 25 nhân khẩu tạm vắng mặt tại địa phương đi nơi
khác làm ăn.
- Công tác vệ sinh môi trường
7
7
Ngày 01/01/2010 Địa phương đã ký hợp đồng với hợp tác xã dịch vụ Thành
Công- Sơn Tây- Hà Nội trong việc thu gom rác thải sinh hoạt đều đặn vào mỗi
ngày, việc làm này đã được người dân hưởng ứng nhiệt tình thể hiện ý thức bảo vệ
môi trường trong mỗi người ngày một cao hơn.
- Các công tác khác như văn hóa thông tin, thể thao, các công tác xã hội, an
ninh chính trị được đảm bảo và đầu tư từ phía chính quyền cơ sở của địa phương.
1.2. Vài nét về hiện trạng rau trên thế giới
Trên thế giới đã xuất hiện các cụm từ như Global GAP (Global Good
Agriculture Practises), mỗi khu vực hay mỗi nước đều có bộ tiêu chuẩn riêng quy
định về quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt như Châu Âu có EUROPE
GAP, Châu Á có ASIAN GAP, Nước ÚC có FRESH CARE, Trung Quốc có China
GAP, Nhật Bản có JGAP, Singapore có GAP- VF, Hiệp hội các nước Đông Nam Á
có ASEAN GAP, Thái Lan có Thai GAP, Indonesia có INDON GAP những quy
định này mang lại lợi ích đảm bảo cho người sản xuất chân chính, các nhà quản lý

có thể dễ dàng kiểm soát được tính thông thoáng, minh bạch của thị trường, người
tiêu dùng an tâm được sử dụng sản phẩm tốt và có thể truy nguyên nguồn gốc nếu
cần. [20] Việc tuân thủ theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt đã trở thành thói
quen hay sự tự nguyện mà bất cứ nhà sản xuất hay nhà kinh doanh Rau nào muốn
có chỗ đứng trên thị trường.
Bên cạnh sản xuất rau theo tiêu chuẩn Global GAP, thế giới còn đẩy mạnh
phát triển nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là những nước phát triển và có nền nông
nghiệp hiện đại, bền vững. Theo báo cáo của Hiệp hội nông dân sinh học Australia
(2008), lượng sản phẩm rau, quả hữu cơ được tiêu thụ ở nước này tăng 80% kể từ
năm 2004 và có ít nhất 40% người dân có thói quen tiêu thụ sản phẩm hữu cơ.
Australia là nước có nhiều đất nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận trồng các sản
phẩm hữu cơ trên thế giới.[19]
Tại Đài Loan, trong những năm gần đây xu hướng tiêu dùng là lựa chọn thực
phẩm hữu cơ, diện tích canh tác các sản phẩm hữu cơ đã tăng đáng kể. Trong năm
2001, diện tích canh tác RHC chỉ là 171 ha trong tổng số 898 ha các sản phẩm hưu
cơ, nhưng đến hết tháng 3 năm 2010 thì diện tích RHC là 944ha trong tổng số
3.056ha các sản phẩm hữu cơ. [16]
1.3. Khái niệm về các dạng rau sạch trên thị trường nước ta hiện nay
8
8
Thị trường rau có những tên gọi chỉ những loại rau đảm bảo an toàn thực phẩm
như: rau sạch, RAT, RHC,… Gọi tên rau sạch mang ý nghĩa chung chung, không rõ
nghĩa, qua tìm hiểu tác giả nhận thấy không có một dạng rau nào trên thị trường là
rau sạch tuyệt đối, chỉ có rau đạt ngưỡng an toàn theo quy định của Nhà nước,
không gây hại hoặc gây hại ở mức nhẹ cho sức khỏe của người trồng và người sử
dụng.
- RAT: Là tên gọi phổ biến nhất là rau mà những chỉ tiêu như : Dư lượng
Nitrat; Dư lượng kim loại nặng; Dư thuốc BVTV; Dư lượng vi sinh vật gây hại phải
dưới mức cho phép, nếu vượt quá có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. (Phụ
lục 1,2,3). Gọi là RAT, vì trong quá trình sản xuất, vẫn dùng phân hóa học và thuốc

BVTV, tuy nhiên được hạn chế về liều lượng, dùng vào thời điểm phù hợp và chỉ
sử dụng các thuốc BVTV trong danh mục cho phép. Phải đảm bảo thời gian cách ly
khi sử dụng phân bón và thuốc BVTV đến khi thu hoạch. Như vậy, khi thu hoạch
RAT vẫn tồn dư lượng nhất định các chất độc hại nằm trong giới hạn cho phép theo
quy định của Nhà nước. [23] [25]
Theo Đào Duy Tâm (2006): RAT là rau không dập nát, hư hỏng, không bám
bụi đất, không chứa các chất hóa học, độc hại, hàm lượng nitrat, hàm lượng kim
loại nặng, dư lượng thuốc BVTV cũng như các vi sinh vật gây hại phải được hạn
chế theo các tiêu chuẩn an toàn và được trồng trên các vùng đất không bị nhiễm kim
loại nặng, canh tác theo những quy trình kỹ thuật tổng hợp, hạn chế được việc sử
dụng phân bón và thuốc BVTV ở mức độ tối thiểu cho phép.
- RHC: Chưa có một định nghĩa chính thức, tuy nhiên có thể đánh giá chất
lượng RHC qua quy trình sản xuất nghiêm ngặt: Phương thức canh tác thủ công, sử
dụng sức lao động làm phương thức đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm,
không sử dụng hóa chất, phân hóa học trong quá trình sản xuất và bảo quản.
Tại Việt Nam hiện những dự án RHC đều do Hội Nông dân Việt Nam kết hợp
với tổ chức ADDA (Đan Mạch) và GIZ (Đức) triển khai tại Việt Nam từ năm 2005
đến nay tại Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang đến nay đã nhận được
những đánh giá tốt đẹp từ phía người tiêu dùng. [20]
Nông dân canh tác theo hình thức hữu cơ dựa tối đa vào việc quay vòng mùa
vụ, các thành phẩm thừa sau thu hoạch, phân động vật và việc canh tác cơ giới để
duy trì năng suất nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, kiểm soát cỏ, côn
trùng gây hại và các loại sâu bệnh khác. Mục đích của sản xuất RHC là tối đa hóa
9
9
sức khỏe và năng suất của các yếu tố làm nên sự sống như đất đai, cây trồng, vật
nuôi và con người. Như vậy, ý nghĩa của trồng RHC đối với con người và môi
trường là rất lớn, nếu việc triển khai trồng RHC phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị
trường thì sẽ đảm bảo cho một nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững
một cách toàn diện. Tuy nhiên, RHC mới dừng lại ở những dự án thử nghiệm, dưới

sự hỗ trơ từ các chuyên gia nước ngoài, sản xuất vẫn đang ở mức độ cầm chừng,
nhỏ lẻ, năng suất không cao, mẫu mã nhìn không thu hút, khách hàng của RHC là
tầng lớp thượng lưu bởi giá cả ở mức quá cao so với mức thu nhập bình quân của
người dân. Tính ưu việt lớn nhất của RHC là “sạch hơn rau sạch”, sản xuất nông
nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, để mô hình sản xuất
RHC có thể mở rộng ra thành sản xuất đại trà ra thị trường là rất khó bởi những trở
ngại khi chuyển từ sản xuất bình thường sang sản xuất hữu cơ, chưa có cơ quan
chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ cũng như quy định rõ ràng về giá cả.
1.4. Hiện trạng về sản xuất rau, RAT nước ta hiện nay
Theo số liệu thống kê năm 2008 ( Cục Trồng trọt- Bộ NN&PTNT), tổng diện
tích trồng rau trên đất nông nghiệp của Việt Nam là 772000 ha, năng suất 15,9
tấn/ha, sản lượng là 11.472.000 tấn, bình quân đầu người 133,4 kg/năm nằm ở mức
trung bình so với lượng rau tiêu thụ trên đầu người trên thế giới. Với sản lượng rau
trên chỉ đảm bảo tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu. Tuy nhiên, so
với sản lượng rau của những năm về trước tăng lên đáng kể. Trong đó diện tích
RAT mới chỉ đạt con số khiêm tốn là 12% trong tổng số rau sản xuất ra cho thị
trường. ( Viện nghiên cứu rau quả, 2009)
Bảng 4: Diện tích, năng suất, sản lượng rau phân theo vùng [16]
TT Vùng Diện tích (1000ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng
(1000 tấn)
1999 2005 1999 2005 1999 2005
Cả nước 459,6 635,1 126 151,8 5792,2 9640,3
1 Đồng bằng
sông Hồng
126,7 158,6 157 179,9 1998,9 2852,8
2 Trung du
miền núi
Bắc Bộ
60,7 91,1 105,1 110,6 637,8 1008
3 Bắc Trung 52,7 68,5 81,2 97,8 427,8 670,2

10
10
Bộ
4 Nam Trung
Bộ
30,9 44 109 140,1 336,7 616,4
5 Tây
nguyên
25,1 49 177,5 201,7 445,6 988,2
6 Đông Nam
Bộ
64,2 59,6 94,2 129,5 604,5 772,1
7 Đồng bằng
sông Cửu
Long
99,3 164,3 136 166,3 1350,5 2732,6
1.4.1. Giống
Nguồn gốc giống: Giống nhập ngoại, giống sản xuất từ địa phương và giống
sản xuất từ các cơ sở trong nước.
Nguồn cung cấp giống cho sản xuất đã đảm bảo tin cậy, tuy nhiên việc xử lý
giống bằng hóa chất hoặc nhiệt trước khi gieo trồng chưa được quan tâm, họ chưa
nhận thức được sự cần thiết của công đoạn này là để tiêu diệt mầm bệnh, tạo điều
kiện cho cây con phát triển khỏe mạnh ngay từ đầu để có sức chống chịu sâu bệnh
cũng như sự khắc nghiệt của thời tiết. Phần đông các hộ dân, các cơ sở sản xuất
RAT chưa thực hiện đúng theo quy định trong việc tìm hiểu lý lịch nơi sản xuất hạt
giống, giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật.
1.4.2. Quá trình chăm sóc
- Phân bón
Nhiều nơi sản xuất RAT không tuân theo quy định của Nhà nước về quy trình
sử dụng phân bón, cách làm thiếu khoa học, tình trạng lạm dụng phân hóa học rất

phổ biến ở các vùng trồng rau để tăng năng suất cây trồng làm ảnh hưởng đến chất
lượng rau, đa số người sản xuất có thói quen không thường xuyên làm vệ sinh đồng
11
11
ruộng, bón phân hữu cơ chưa được ủ hoai, bón nhiều phân Ure. Trên thị trường xuất
hiện nhiều dạng phân bón chất lượng thấp do hàng giả, hàng nhập lậu từ Trung
Quốc.
- Thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV)
Theo Viện BVTV (1998), Việt Nam đã và đang sử dụng khoảng 270 loại thuốc
trừ sâu, 216 loại thuốc trừ bệnh, 160 loại thuốc trừ cỏ, 12 loại thuốc diệt chuột và 26
loại thuốc kích thích sinh trưởng. [2]
Thời gian cách ly của thuốc BVTV: Người dân cách ly thường theo cảm tính.
Thuốc BVTV góp phần làm giảm số lượng nhiều loài sinh vật có ích, giảm tính
đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mặc dù sản xuất RAT nhưng
vẫn còn có nơi sử dụng thuốc BVTV có độ độc cao đã bị cấm sử dụng như: DDT,
Lindan, Monitor, wofatox…Quy định về sản xuất RAT là sử dụng thuốc BVTV
thuộc nhóm III, IV và hạn chế hoặc cấm sử dụng các thuốc BVTV thuộc nhóm I, II.
Khi không có sự kiểm soát từ phía cơ quan chức năng cũng như sự giám sát của
những người có liên quan thì người dân vẫn sử dụng thuốc BVTV cho RAT giống
như rau thường.
- Nước tưới
Nguồn nước tưới cung cấp cho RAT theo quy định là nước giếng khoan, nước
sông, ao hồ không bị ô nhiễm. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có hiện tượng sử dụng
nước ao hồ, cống rãnh tù đọng không xử lý gây ô nhiễm vi sinh hay nước thải từ
các khu công nghiệp, bệnh viện, mức độ độc hại rất cao dùng làm nước tưới.
1.4.3. Quá trình thu hoạch và đóng gói
Việc bảo quản rau trong quá trình thu hoạch và đóng gói là một khâu rất quan
trọng trong quá trình đưa sản phẩm đến được với tay người tiêu dùng mà vẫn đảm
bảo được chất lượng và sản lượng. Khâu thu hoạch và bảo quản sản phẩm của nước
ta còn yếu kém. Công nghệ sau thu hoạch như xử lý, bảo quản, vận chuyển ở nước

ta còn lạc hậu, cơ sở vật chất kèm theo như kho lạnh chuyên dùng, thiết bị rửa, phân
loại, xử lý, buồng ủ chín…ít được các doanh nghiệp đầu tư.
1.5. Hiện trạng về RAT trên thị trường nước ta
12
12
Hình 1:Các kênh tiêu thụ sản phẩm
Trên thị trường không có một ranh giới rõ ràng về RAT và rau không an toàn,
giữa RAT và rau sạch lại càng không.
● Nhà sản xuất:
◦ Chưa có sự đầu tư hợp lý về vốn, khoa học kỹ thuật (KHKT) hay các biện
pháp phòng chống sâu bệnh, sương muối,…hữu hiệu như nhà lưới. Cả nước mới chỉ
có Vùng trồng rau an toàn Đà Lạt (Lâm Đồng) có sự đầu tư cho nhà lưới 80% diện
tích rau an toàn. Ngoài ra còn có rải rác ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa
Vũng Tàu, Hưng Yên…Người trồng RAT thực tế lại bế tắc trong khâu tiêu thụ sản
phẩm trong khi những dạng rau khác không rõ nguồn gốc vẫn được bày bán trên thị
trường với tên gọi là “RAT”. [5]
◦ Quá trình đô thị hóa, mở rộng các khu công nghiệp, làm đường và bê tông
hóa, đặc biệt là ở những vùng ngoại ô của các thành phố lớn đã thu hẹp diện tích đất
nông nghiệp. Dù đã được đền bù nhưng những người dân xem canh tác nông nghiệp
là nghề nghiệp chính, để đảm bảo được kinh tế cho gia đình họ tìm cách nâng cao
sản lượng trên diện tích đất ít ỏi còn lại bằng cách bón nhiều hơn phân bón, không
chỉ phun thuốc trừ sâu quá liều và ngoài danh mục mà còn sử dụng thuốc kích thích
phun trực tiếp vào rau và thời gian cách ly cho đến khi thu hoạch không đảm bảo.
● Người tiêu dùng:
Yêu cầu của người tiêu dùng là đảm bảo an toàn thực phẩm, phần lớn người
dân sẵn lòng trả mức giá cao hơn để được ăn những sản phẩm RAT có rõ nguồn
gốc, nhãn mác. Nhưng thực tế thì RAT không hẳn là RAT, tâm lý nghi ngờ, lo sợ
Hộ sản xuất
Hộ sản xuất
Hợp tác xã

Hợp tác xã
tiêu thụ
tiêu thụ
Khách sạn,
Khách sạn,
nhà hàng
nhà hàng
Người thu
Người thu
gom
gom
Người
Người
buôn rau
buôn rau
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Người bán lẻ rau
Người bán lẻ rau
13
13
vẫn thường trực cho những người nội trợ khi đi mua rau. Họ mất niềm tin nơi đạo
đức của người bán hàng. Như vậy, rõ ràng việc kiểm soát chất lượng rau phải được
tất cả các ngành liên quan tập trung giải quyết.
Bên cạnh đó, những người có thu nhập thấp chấp nhận sản phẩm rau giá rẻ mà
không quan tâm đến chất lượng của nó cũng như không có điều kiện chi trả cho giá
RAT, tạo điều kiện cho Rau không an toàn có chỗ đứng, len lỏi, nhầm lẫn với RAT.
● Doanh nghiệp:
Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa “mặn mà” đến việc kinh doanh RAT, một số chỉ
vì lợi nhuận đã biến Rau không an toàn thành RAT làm mất uy tín cũng như lòng

tin của người tiêu dùng và những người sản xuất chân chính.
● Nhà quản lý:
◦ Nhà nước và các cơ quan như Bộ NN& PTNN, Bộ Y tế cũng như các cơ
quan liên quan đã ban hành các Văn bản pháp luật quy định về quản lý sản xuất
kinh doanh RAT. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật còn chưa quy định rõ quyền hạn
nhiệm vụ của các bên liên quan, còn chồng chéo và đan xen, mức độ tuân thủ và
thực hiện theo như quy định còn chưa cao.
◦ Tình hình kiểm soát quy trình kỹ thuật trồng RAT chưa chặt chẽ. Đặc biệt ở
khâu kiểm tra chất lượng. Lực lượng cán bộ chuyên sâu không nhiều, không đủ
nhân lực đáp ứng những vùng trồng rau dàn trải, manh mún, cán bộ mỏng và yếu.
1.6. Nguyên nhân dẫn đến RAT chưa thực sự là an toàn
Nhận thức về vấn đề đảm bảo chất lượng RAT từ các cấp quản lý đến người sản
xuất chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng thực thẩm chưa thực sự đầy đủ và
nhất quán. Từ đó dẫn đến thiếu ý thức trách nhiệm, thái độ tùy tiện, xem thường của
tất cả các bên liên quan với cộng đồng.
● Người sản xuất:
◦ Thay cho canh tác theo lối truyền thống, khi áp dụng quy trình trồng RAT
theo tiêu chuẩn VietGAP người nông dân phải làm thật bài bản và tuân thủ mọi quy
định bắt đầu từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, sau thu hoạch, kể cả
những yếu tố liên quan đến sản xuất như môi trường, phân bón và thuốc BVTV,
bao bì, đều phải tuân thủ quy trình “sạch”. Sản phẩm sản xuất ra phải được công
nhận của một cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo 4 tiêu chí cơ bản, đó là: an toàn
vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người lao động, bảo vệ môi trường và truy nguyên
14
14
nguồn gốc. Tuy nhiên, người nông dân không chỉ mang bản tính cần cù, chịu khó
mà còn đậm tính “ngại”, ngại trong tiếp thu khoa học kỹ thuật, ngại trong thay đổi
cách nghĩ về khả năng tải của tự nhiên.
◦ Hiểu biết về dịch hại và các biện pháp phòng trừ còn thấp, nhiều nơi nông
dân cứ thấy lá rau héo hoặc bị rỗ là phun, phun định kỳ, tùy tiện, thiếu hiểu biết dẫn

đến hiện tượng sâu bệnh hại trên rau vẫn cao, xuất hiện ngày càng nhiều làm mất
câng bằng sinh thái; thành phần có ích trên ruộng rau bị giảm sút đáng kể. Hơn nữa,
nước ta có truyền thống canh tác nông nghiệp theo hướng thâm canh, chính điều đó
tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển và kháng thuốc.[4].
◦ Chi phí cũng như công sức cho sản xuất RAT tốn kém hơn nhưng giá cả lại
không được đảm bảo do chưa có sức thuyết phục với người tiêu dùng bởi thực sự
không có sự đảm bảo về chất lượng từ các cơ quan kiểm định. Hơn nữa, do bón
lượng phân vô cơ và thuốc BVTV ít hơn cũng như đúng quy định về thời gian cách
ly cho đến lúc thu hoạch nên RAT không mượt, có vẻ già xấu hơn rau không sạch,
bán không được giá nên không hấp dẫn được người sản xuất.
◦ Chưa xây dựng được kênh bán hàng riêng, tránh tình trạng người trồng bị
động cả đầu vào và đầu ra, họ không dám mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất mà
chỉ sản xuất cầm chừng, manh mún, nhỏ lẻ.
◦ Trồng RAT chi phí đầu tư cao nhưng tính rủi ro không nhỏ, rủi ro do những
nguyên nhân tự nhiên như thời tiết, hay hiện tượng rau rớt giá trên thị trường trong
khi RAT chưa chứng tỏ được thương hiệu, rớt giá có thể do nguyên nhân xã hội và
do người tiêu dùng chi phối.
● Người tiêu dùng:
◦ Người dân đã có thói quen và ý thức tiêu dùng những sản phẩm sạch, sản
phẩm an toàn và thân thiện với môi trường, còn lại một bộ phận người dân muốn
mua hàng hóa theo giá rẻ, chưa ý thức được tác hại của rau bẩn nên vẫn chưa quan
tâm đến chất lượng an toàn của rau. Người tiêu dùng cũng chưa hiểu rõ và thật ra
cũng chưa quan tâm đến việc sản xuất ra RAT đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt
những yêu cầu về đất đai, nước tưới, công chăm sóc, bảo vệ cũng như việc đầu tư
tạo nên một khu trồng RAT. Do đó, họ khó chấp nhận việc giá RAT cao hơn so với
rau thường.
● Nhà Doanh nghiệp
15
15
◦ Chưa có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kinh doanh mặt hàng có

tính rủi ro cao bởi sự tác động của nhiều yếu tố như sản phẩm mang tính đặc thù chỉ
bán được trong ngày, giá trị thấp, lãi ít, chi phí vận chuyển, thuê cửa hàng cao
nhiều doanh nghiệp không chú trọng cải tiến phương thức thu mua từ người trồng
và phục vụ người tiêu dùng.
● Người quản lý:
◦ Mâu thuẫn về trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các cấp
chính quyền địa phương, các cơ quan Nhà nước thì cho rằng chính quyền lơ là và
thiếu trách nhiệm, trong khi đó chính quyền địa phương cho rằng các văn bản pháp
quy mang tính chất chung chung, không rõ ràng, chưa tìm được tiếng nói chung và
không có được sự đồng thuận trong công việc. [4]
◦ Nhà nước ban hành thiếu thể chế, chính sách khuyến khích phù hợp đối với
người trồng, trong tổ chức quản lý thị trường, không có người chịu trách nhiệm
kiểm tra, giám sát thường xuyên, lực lượng cán bộ yếu, thiếu và ít quan tâm đến
việc xác định chất lượng, để thị trường trôi nổi, thiếu sự quản lý và hướng dẫn nên
cả người sản xuất và người tiêu dùng luôn trong tình trạng bất ổn.
◦ Việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để phân định và quản lý chất lượng rau
thường gặp nhiều khó khăn và thiếu thực tế, do rau là mặt hàng thực phẩm tươi
sống, nhanh hỏng, được kinh doanh với khối lượng lớn, trên địa bàn rộng với nhiều
người tham gia. Nếu đánh giá chất lượng bằng phương pháp cảm quan thì không
bảo đảm độ tin cậy, còn xác định các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm bằng các
phương pháp phòng thí nghiệm thì đòi hỏi thời gian dài, ít nhất mất từ 2-3 ngày và
chi phí quá lớn (1,5 - 3 triệu đồng/mẫu xét nghiệm).
◦ Quy hoạch vùng sản xuất RAT chưa đồng bộ, có thể ruộng sản xuất RAT
nằm ngay cạnh ruộng sản xuất rau bẩn, với sự chăm bón của hai chế độ khác nhau
nên rau an toàn dễ bị lây ô nhiễm, các vấn đề môi trường tự nhiên cũng bị ảnh
hưởng.
Chưa có sự liên minh liên kết giữa các bên liên quan từ người sản xuất, người
tiêu dùng, nhà khoa học, nhà kinh doanh và nhà quản lý; các hiệp hội, liên hiệp
(nếu có) giữa những người sản xuất sinh hoạt chưa đều đặn và chuyên nghiệp. Sản
xuất RAT tuy đã thực hiện hơn 10 năm nay nhưng vẫn mang tính hình thức chứ

chưa mang tính thực tiễn sản xuất rau hàng hóa phục vụ rộng rãi cho nhân dân.
1.7. Cơ sở khoa học cho việc trồng RST
16
16
Đặt RST trong một chỉnh thể thống nhất, các yếu tố trong đó có quan hệ chặt
chẽ và quy định lẫn nhau: Đất, nước, không khí, con người cũng như các thành
phần vi sinh, sự tương tác hay mâu thuẫn của chúng là thể hiện của sự tồn tại và
phát triển, trong toàn hệ thống môi trường nếu có một yếu tố rối loạn sẽ gây tác
động mạnh tới các yếu tố còn lại, ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất. Con người
xuất thân từ tự nhiên và được quy định bởi tự nhiên, hoạt động của con người được
xem như là một yếu tố của hệ thống tự nhiên. Thông qua lao động, một mặt con
người bồi đắp cho sự phong phú vốn có của tự nhiên, mặt khác con người dần dần
có sự đối lập với tự nhiên, con người đã vay mượn của tự nhiên, lấy đi của cải của
thế hệ tương lai nhằm sinh lợi. Với nước ta, một đất nước nông nghiệp và Nông
nghiệp như nền móng cho sự phát triển, tuy nhiên hiện thực thể hiện sự phát triển
không bền vững và một trong nhiều lý do là lạc hậu. Trong nông nghiệp còn tồn tại
nếp nghĩ, nếp làm của một nền sản xuất nhỏ, việc tiếp khu các tiến bộ KHKT và áp
dụng nó vào thực tiễn vẫn còn chưa đồng bộ và hoàn chỉnh. Nông nghiệp sinh thái
đã được hình thành nhưng mới chỉ tồn tại ở dạng những mô hình và nếu có sự quản
lý, giám sát nghiêm túc thì mới thực hiện có hiệu quả, RST có thể được xem như
một khía cạnh nhỏ trong tổng thể hệ thống sinh thái, hướng tất cả các đối tượng và
đặc biệt là người sản xuất cần phải thay đổi nhận thức- xây dựng nên ý thức sinh
thái. Có nghĩa là làm cho người nông dân nhận thức một cách tự giác về mối quan
hệ giữa con người và tự nhiên, người nông dân và hoạt động sản xuất nông nghiệp
chịu sự chi phối, quy định bởi tự nhiên. Tự thân họ phải nhận thức được vị trí vai
trò của mình trong hệ thống tự nhiên- con người- xã hội.
1.7.1. Lợi ích kinh tế
◦ Qua tìm hiểu và phỏng vấn những gia đình trồng rau lâu năm tại Thọ Xuân
cũng như một số vùng khác trên thành phố Hà Nội, tác giả ghi nhận được việc
người dân yên tâm về thu nhập bằng nghề trồng rau, tuy khá vất vả nhưng so với

trồng lúa thì lợi nhuận cao hơn hẳn, so với trồng màu thì ổn định hơn cả về giá cả
và thị trường cũng như các yếu tố rủi ro tự nhiên.
◦ Đối với một vùng nông nghiệp thuần túy như xã Thọ Xuân, trồng rau theo
hướng tự cung, tự cấp, tuy xã đã có truyền thống trồng rau lâu đời với những kinh
nghiệm tích lũy được nhưng các hộ dân vẫn chưa tự tìm được đầu ra cho việc trồng
rau. Khi có dự án trồng RST sẽ mở ra một hướng mới giúp bà con có thể định
hướng sản xuất sạch hơn, nguồn lợi thu được lớn hơn, theo đó dưới sự hỗ trợ của dự
án sẽ kết hợp cùng với nông dân tìm đầu ra cho sản xuất. Ngoài ra, còn tạo mối liên
17
17
kết giữa những người nông dân sản xuất quy mô nhỏ và họ nhận được giá trị tăng
thêm từ những sản phẩm của họ thông qua sự đánh giá tốt từ thị trường bởi chất
lượng tốt lại thân thiện với môi trường, những nhà kinh doanh sẽ thu lợi nhuận
nhiều hơn từ những sản phẩm chất lượng và an toàn, góp phần xây dựng thương
hiệu cho một vùng rau rất có tiềm năng như xã Thọ Xuân. Bởi người dân nơi đây
rất muốn có cơ hội được quảng bá sản phẩm rau của mình và cam kết hoàn toàn
tuân thủ các quy định về trồng RAT mang ý nghĩa sinh thái.
◦ Thọ Xuân là một xã có quỹ đất rộng, thích hợp cho trồng rau, các điều kiện
tự nhiên tạo điều kiện cho người sản xuất có thể tiết kiệm nhiều chi phí trong quá
trình chọn giống cũng như trồng, chăm sóc, nhất là về phân bón do tận dụng phế
phẩm sinh hoạt trong gia đình cũng như hạn chế chi tiêu cho thuốc BVTV. Việc sử
dụng phân bón và thuốc BVTV với chất lượng môi trường nước, đất có mối quan
hệ nhân- quả thông qua năng suất, chất lượng sản phẩm tính trong quãng thời gian
hàng chục năm. Rau xanh bao đời nay vẫn được những người làm nông tận dụng
làm nguồn thức ăn, chất xanh hỗ trợ cho chăn nuôi.
◦ Không chỉ đối với người sản xuất, RST còn hướng đến đảm bảo về lợi ích
kinh tế cho cả nhà kinh doanh và người tiêu dùng.
1.7.2. Lợi ích xã hội
◦ Rau xanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe, là nguồn cung
cấp vitamin chủ yếu (đặc biệt là vitamin A, C,…), các khoáng chất ( canxi, photpho,

sắt…) và chất xơ cho cơ thể, ngoài ra còn có những loại rau là những thảo dược quý
giúp ngăn ngừa và chữa trị nhiều bệnh nan y của người.
◦ Lực lượng lao động địa phương dồi dào, có thể tận dụng sức lao động của
họ cũng như việc tạo điều kiện cho những thanh niên hiện có công việc không ổn
định có thể định hướng cho việc trồng rau của địa phương mình ra sản xuất hàng
hóa và tìm ra hướng đi mới cho vùng rau địa phương.
◦ Lợi ích kinh tế sẽ kéo theo lợi ích xã hội, khi rau Thọ Xuân tìm được đường
ra thì lợi nhuận thu được sẽ được đầu tư vào phúc lợi trong gia đình và xã hội, đặc
biệt là nâng cao trình độ dân trí cho thanh thiếu niên. Nếu được có thể kết hợp giữa
sản xuất RST và làm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tạo thêm nguồn thu cho địa
phương.
◦ Việc sản xuất, cung ứng rau chứa yếu tố độc hại đối với sức khỏe con
người liên quan đến phạm trù đạo đức, lòng trung thực và ý thức cố kết cộng đồng.
18
18
Có thể vì lợi nhuận, tính ích kỷ một số người sản xuất và cung ứng bất chấp giá trị
đạo đức, gây hậu quả suy thoái xã hội, góp phần đáng kể vào cản trở phát triển bền
vững và xa hơn là công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Vì vậy khi triển khai dự
án trồng RST không chỉ gắn kết những người trồng rau trong cùng địa phương để
chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau về nhân lực, vật lực mà còn nâng cao cho họ
ý thức, trách nhiệm đối với sức khỏe cộng đồng, giữ được cái tâm trong của người
làm nông vì một sự phát triển bền vững, toàn diện và sâu sắc.
◦ Người trồng rau sẽ hiểu biết hơn mà không sử dụng các hóa chất, thuốc
BVTV độc hại, không rõ nguồn gốc, giúp cải thiện sức khỏe cho chính mình và gia
đình, đặc biệt là phụ nữ.
1.7.3. Lợi ích môi trường
◦ Dần dần hình thành thói quen đi kèm với ý thức bảo vệ môi trường như
nâng cao ý thức của người dân về việc vứt bỏ bao bì, giấy gói đúng nơi quy định
bằng cách tạm thời tạo thành các hố rác ngay tại ruộng sau rồi thu gom lên xe chở
rác của hợp tác xã dịch vụ Thành Công. Sử dụng ít hóa chất, thuốc BVTV, thuốc

BVTV phải nằm trong danh mục cho phép, tận dụng sức lao động và tiếp thu những
kinh nghiệm canh tác hữu cơ vào trong quá trình chăm sóc cây chính là thân thiện
với môi trường.
◦ Bản thân tên “RST” đã mang ý nghĩa đặc biệt, thân thiện, gần gũi với môi
trường, hướng cho bà con nông dân biết trân trọng và giữ gìn môi trường trong lành
vốn có của một vùng quê thuần chất. Duy trì cần bằng sinh thái quần thể sinh vật,
bảo vệ thiên địch giúp cho cây trồng phát triển thuận lợi.
◦ Giúp cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp,
tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm
thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh, sản xuất đủ
lương thực dinh dưỡng, nằm trong ngưỡng không gây hại. Đảm bảo, duy trì và gia
tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất, củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại, nhất
là chu trình dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu
chữa, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
◦ Nếu trồng rau theo phương thức thông thường thì việc sử dụng phân bón và
thuốc BVTV ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và sức khỏe con người: Gây độc
hại cho đất, nguồn nước bởi thuốc trừ sâu, hàm lượng nitrat (NO
-
3
), tác động xấu
đến sức khỏe con người, suy thoái hệ sinh thái tự nhiên, cho lương thực, thực phẩm
19
19
bởi dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng nitrat và các chất kích thích sinh trưởng.
Độc hại cho bầu khí quyển bởi các khí NH
3
, NO
2
, CH
4

, làm suy giảm tầng OZON,
làm Trái Đất nóng lên và gây ô nhiễm bầu khí quyển. Suy thoái nguồn nước ngầm,
mất dần các loài động vật và các loại lương thực tự nhiên, làm mất khả năng hấp
thụ phế thải của chúng, nếu nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến lụt lội và mặn hóa.
Trong quá trình sản xuất, các chất thải vào môi trường xung quanh có thể ở dạng
lỏng, khí và dạng rắn ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường. Việc sử dụng phân bón
và thuốc BVTV phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên (mùa vụ, nhiệt độ, ánh
sáng, lượng mưa, tính chất đất đai), giống, cây trồng cũng như kỹ thuật canh tác.
Dùng phân bón và thuốc BVTV không đúng kỹ thuật không chỉ đất bị thoái hóa
nhanh do đất bị lấy đi nhiều một hoặc vài loại chất dinh dưỡng.
20
20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU,
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiện trạng của RAT ở nước ta
Cơ sở khoa học của RST
Đề xuất những giải pháp nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án thử nghiệm RST
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Thông qua đi thực tế tại địa bàn nơi thực hiện dự án tìm hiểu về hiện trạng
sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và sự rời rạc giữa những người sản xuất, không đi theo
phương thức sản xuất hàng hóa mà là thuần túy theo hướng tự cung, tự cấp.
- Điều tra, phỏng vấn theo nội dung sẵn có trong phiếu điều tra về việc thực
hiện dự án đối với những thành viên trong dự án.
- Xây dựng cơ sở khoa học của việc trồng RST qua bước đầu thực hiện thử
nghiệm dự án tại xã Thọ Xuân huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp phân tích SWOT
* Tiếp cận hệ thống
Tiếp cận hệ thống đã được áp dụng rất nhiều trong các hệ sản xuất và ngày nay

đang được áp dụng trong các ngành nghiên cứu khoa học. Tiếp cận hệ thống chính
là cơ sở phương pháp luận để hình thành và phát triển một hệ thống quản lý và sử
dụng bền vững. Nó cho phép nhìn nhận các vấn đề của hệ thống một cách tổng thể,
thấy được các mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần của hệ thống (từ hệ thống
cấp cao đến các phụ hệ). Muốn giải quyết các vấn đề của hệ thống cấp cao thì phải
giải quyết các vấn đề của hệ thống thành phần và ngược lại. Các hệ thống hướng tới
21
21
bền vững thì phải thay đổi từ các hành vi tương tác ít bền vững sang trạng thái có
tính bền vững cao hơn. [17]
Tiếp cận hệ thống đối với tính khả thi có thể thực hiện trồng RST qua điều kiện
tự nhiên sẵn có của địa phương thực nghiệm. Có thể được coi là một hệ thống tự
nhiên và lao động quyết định đến sự phát triển của dự án và mở rộng ra đối với
những vùng khác phù hợp, trong đó có sự tương tác giữa các thành phần tự nhiên
của hệ với môi trường và các hoạt động của con người. Muốn giải quyết được các
vấn đề của hệ thống này, cần phải đánh giá được tình trạng của hệ thống để từ đó
đưa ra các giải pháp điều chỉnh hành vi của từng thành phần trong hệ.
SWOT là chữ viết tắt của các từ tiếng Anh: Strength (điểm mạnh), Weakness
(điểm yếu), Opportunity (cơ hội) và Threat (đe doạ - thách thức).
● Điểm mạnh và điểm yếu đòi hỏi phải phân tích các nguồn lực bên trong hệ
thống bằng cách kiểm kê tài nguyên và vốn của hệ thống, cấu trúc và mạng phản
hồi của hệ thống. Các nguồn lực rất đa dạng, nhưng tập trung vào các khía cạnh:
nhân lực, tài lực (kinh phí), vật liệu (trang thiết bị, nguyên liệu ), tin lực (thông
tin), thời lực (quỹ thời gian), nguồn lực quản lý - lãnh đạo - điều hành.
● Cơ hội và thách thức là những đánh giá về môi trường bên ngoài hệ thống. Cơ
hội chính là những thuận lợi của đầu vào, là mối tương tác thuận lợi với các hệ
thống khác, là thời cơ thách thức bao gồm các sức ép, các cản trở, các khó khăn
bên ngoài tác động vào hệ thống Đó có thể là những đe dọa công khai hay tiềm ẩn
trong môi trường của hệ thống.
2.3.2. Phương pháp đánh giá nhanh môi trường

Là một phương pháp điều tra tổng hợp, thu thập thông tin nhanh, định lượng,
bán định lượng phục vụ cho phát hiện vấn đề, từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan cho
vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp này gồm một số kỹ thuật sau:
■ Phương pháp điều tra
- Điều tra, phỏng vấn hộ gia đình
Phỏng vấn những người thực hiện dự án về cơ cấu mùa vụ, chủng loại cây
trồng, kỹ thuật canh tác, cách thức sử dụng phân bón, thuốc BVTV, chất lượng môi
trường canh tác, nhận thức về kỹ thuật canh tác rau đạt tiêu chuẩn chất lượng an
toàn cho người sử dụng cũng như chính người trồng, các vấn đề sức khỏe trong quá
22
22
trình canh tác do tiếp xúc với phân bón, thuốc BVTV, nhận thức về các vấn đề môi
trường liên quan.
Hình thức phỏng vấn: Các đối tượng được phỏng vấn đều nằm trong dự án
trồng RST, họ cũng chính là những thành viên tiêu biểu trong canh tác sản xuất rau
của địa bàn nghiên cứu câu hỏi được chuẩn bị trước, cuộc phỏng vấn diễn ra bằng
cách đặt ra các câu hỏi thông qua các buổi trò chuyện với người dân.
Dạng câu hỏi:
● Câu hỏi mở: Không định trước câu trả lời, tự do suy nghĩ và trả lời theo ý
kiến của cá nhân.
● Câu hỏi lựa chọn: Câu hỏi mở kèm theo các câu trả lời để người dân lựa
chọn.
- Cơ sở của phương pháp:
Thu thập, nghiên cứu tất cả các tài liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu,
hệ thống các văn bản, quy định Pháp luật của Nhà nước cũng như các cơ quan Nhà
nước, các tiêu chuẩn môi trường liên quan đến đề tài nghiên cứu, các khóa luận, báo
cáo nghiên cứu, tìm hiểu thông tin trên báo chí và báo điện tử.
- Mục đích của phương pháp:
Thu thập tài liệu thứ cấp, hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan từ đó đánh giá
những yếu tố thuận lợi, khó khăn trong quá trình tiến hành dự án sao cho phù hợp

với điều kiện thực tế.
Hệ thống tài liệu, số liệu sẵn có về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa
phương, số liệu về hiện trạng sản xuất RAT và những tài liệu có liên quan.
Phân tích, đánh giá các số liệu sẵn có, với những số liệu về chất lượng sản
phẩm cũng như nhu cầu thị trường đối với rau đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn.
Việc phân tích, đánh giá đi kèm với việc đối chiếu, so sánh với tiêu chuẩn môi
trường tương ứng, với các sản phẩm rau đại trà cùng loại từ đó đưa ra nhận xét về
tính phù hợp, tính khả thi của dự án trồng RST.
■ Phương pháp kế thừa: Thu thập tài liệu, số liệu nghiên cứu đã có trước đây
liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài.
■ Phương pháp ngoài thực địa và quan sát thực tế: Xem xét các vấn đề môi
trường nảy sinh trong quá trình sản xuất, nhằm ghi nhớ và đặt ra những câu hỏi
23
23
đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với đối tượng hướng đến trong phiếu điều tra sẽ có tác
dụng cung cấp những thông tin thực tế, nhanh, hình ảnh trực quan sinh động để
phục vụ cho công tác nghiên cứu.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. RST và nhu cầu về RST
Nhu cầu về RST thể hiện qua việc tìm hiểu thực trạng của RAT và RHC, bên
cạnh đó xem xét đến yếu tố khả thi có thể thực hiện được và nhu cầu được sống
trong môi trường sống trong lành. Điều kiện tự nhiên không chỉ quyết định đến hiệu
quả sản xuất và tiêu dùng của hiện tại mà còn là tài sản quý báu của thế hệ tương
lai.
RST như là một yếu tố nằm trong tổng thể một nền nông nghiệp sinh thái biểu
thị tính bền vững trong nông nghiệp của địa phương, khu vực. Trong đó người dân
sử dụng những yếu tố phục vụ sản xuất như thuốc BVTV, phân bón,…không hoặc
ít gây hại, tiết kiệm và có thể tái sử dụng, quay vòng, RST không chỉ góp phần bảo
vệ những hệ sinh thái mà còn tìm cách khôi phục hệ sinh thái sẵn có. RST trong nền
nông nghiệp sinh thái sẽ thực hiện nghĩa vụ là làm cầu nối giữa con người với tự

nhiên, tuân thủ theo sự quy định của tự nhiên, sự tuân thủ đó không có nghĩa là
phục tùng mà là dựa vào quy luật của tự nhiên, hợp tác với tự nhiên để phát triển.
Các yếu tố trong quá trình sản xuất RST quy định lẫn nhau, quan hệ hợp tác không
phải là cạnh tranh, khép kín sản xuất bởi RST cũng được xem như là một bộ phân
của mô hình VAC điển hình ở nông thôn hiện nay. Tất cả các yếu tố trong đó đều
có khả năng sinh lợi nếu biết tận dụng chúng một cách tối đa, RST xuất phát điểm
từ yếu tố đạo đức và phương thức sản xuất khoa học, xem người nông dân như là
hạt nhân mà tự họ có thể thay đổi diện mạo của quá trình sản xuất hiện hành, tự họ
sẽ làm thay đổi cách nghĩ của chính mình và của người tiêu dùng về việc thực hành
tiết kiệm, tránh lãng phí tài nguyên thiên nhiên, đất - nước là những yếu tố hữu hạn,
nó chỉ vô hạn khi chúng ta biết trân trọng và bảo vệ.
RST hoàn toàn tuân thủ những quy định của Nhà nước Việt Nam về quy trình
sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP (VietGap được chính thức ban hành vào
ngày 28 tháng 01 năm 2008 và hiện đang hợp tác với Dự án xây dựng và Kiểm soát
24
24

×