Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Huỷ kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.06 KB, 81 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Cừ – Giảng viên Khoa Pháp
luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Những thông tin, số liệu và trích dẫn trong luận văn là hoàn toàn trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và chính xác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Tuấn Anh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

3

4. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.



4

5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn

4

6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

5

8. Kết cấu của luận văn

6

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUỶ KẾT HÔN TRÁI PHÁP
LUẬT

7

1.1. Một số khái niệm chung

7

1.1.1. Khái niệm hôn nhân


7

1.1.2. Khái niệm kết hôn

8

1.1.3. Kết hôn trái pháp luật

12

1.1.4. Khái niệm huỷ kết hôn trái pháp luật.

15

1.2. Sơ lược pháp luật Việt Nam về huỷ kết hôn trái pháp luật và hậu
quả pháp lý qua các thời kì

17

1.2.1. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945

17

1.2.2. Từ năm 1945 đến năm 1975

19

1.2.3. Từ năm 1976 đến nay

23


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

27


Chương 2: HUỶ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ HẬU QUẢ PHÁP
LÝ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

28

2.1. Quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật và nguyên tắc xử lý
chung đối với việc kết hôn trái pháp luật.

28

2.1.1. Quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

28

2.1.2. Nguyên tắc xử lý chung đối với việc kết hôn trái pháp luật

30

2.2. Các căn cứ để xử hủy việc kết hôn trái pháp luật

31

2.2.1. Nam, nữ kết hôn khi chưa đạt độ tuổi kết hôn theo quy định
của pháp luật


31

2.2.2. Thiếu sự tự nguyện của một bên hoặc của cả hai bên nam nữ khi
kết hôn

34

2.2.3. Kết hôn giả tạo

37

2.2.4. Người mất năng lực hành vi dân sự mà kết hôn.

37

2.2.5. Người đang có vợ (có chồng) kết hôn với người khác

40

2.2.6. Giữa những người có dòng máu về trực hệ, những người có họ
trong phạm vi ba đời mà kết hôn với nhau

41

2.2.7. Cha mẹ nuôi kết hôn với con nuôi, người đã từng là cha mẹ nuôi
với con nuôi; bố chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; bố dượng với con
riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng kết hôn với nhau.

43


2.2.8. Hai người cùng giới tính kết hôn với nhau.

44

2.3. Đường lối xử lý việc huỷ kết hôn trái pháp luật

44

2.3.1. Đường lối xử lý chung theo luật HN&GĐ năm 2014

44

2.3.2. Đường lối xử hủy các trường hợp kết hôn trái pháp luật

47

2.4. Hậu quả pháp lý của huỷ kết hôn trái pháp luật.

53

2.4.1. Về quan hệ nhân thân

53

2.4.2. Về chia tài sản giữa hai bên khi huỷ kết hôn trái pháp luật

53

2.4.3. Về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con


55


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

58

Chương 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
CÁC QUY ĐỊNH VỀ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

59

3.1. Thực tiễn giải quyết huỷ kết hôn trái pháp luật

59

3.1.1. Thực trạng vi phạm điều kiện kết hôn

59

3.1.2. Một số trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật

64

3.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về huỷ việc kết
hôn trái pháp luật

66


3.2.1. Đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật về hủy kết hôn trái
pháp luật.

67

3.2.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện

67

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

73

KẾT LUẬN CHUNG

74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

75


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HN&GĐ

Hôn nhân và gia đình

QTHL

Quốc triều hình luật


BLHS

Bộ luật hình sự

BLDS

Bộ luật dân sự

TTDS

Tố tụng dân sự

DLBK

Dân luật Bắc kỳ

DLTK

Dân luật Trung kỳ

DLGY

Dân luật giản yếu

TAND

Toà án nhân dân

TANDTC


Toà án nhân dân tối cao

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

TTLT 01/2016

Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLTTANDTC-VKSNDTC-BTP

BTP

Bộ tư pháp


6

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội và tôn
giáo một cách hợp pháp. Xét về phương diện tình cảm, hôn nhân có thể là kết
quả của tình yêu. Đó là một mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết xã
hội. Về mặt xã hội, lễ cưới thường là sự kiện đánh dấu sự chính thức của hôn
nhân. Về mặt luật pháp, nam nữ chính thức trở thành vợ chồng thông qua việc
đăng ký kết hôn.
Kết hôn là nhu cầu tất yếu của cuộc sống, là quyền không thể chối từ
với bất kỳ ai. Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân đầu
tiên được đề cập trong Điều 16 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR).
Theo Điều này thì: “Nam và nữ khi đủ tuổi đều có quyền kết hôn và xây dựng

gia đình mà không có bất kỳ sự hạn chế nào về chủng tộc, quốc tịch hay tôn
giáo. Nam và nữ có quyền bình đẳng trong việc kết hôn, trong thời gian
chung sống và có quyền ly hôn. Việc kết hôn chỉ được tiến hành với sự đồng ý
hoàn toàn và tự nguyện của cặp vợ chồng tương lai1”. Bên cạnh đó, Khoản 3
Điều này khẳng định: “Gia đình là tế bào tự nhiên và cơ bản của xã hội, được
nhà nước và xã hội bảo vệ”.
Tuy nhiên, ở nước ta từ thời xa xưa, việc kết hôn giữa nam và nữ luôn
phải tuân theo những quy tắc nhất định được quy định dựa trên phong tục, tập
quán phương Đông. Ngày nay, ở nước ta pháp luật quy định rất cụ thể về điều
kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình
(HN&GĐ) năm 2014. Mặc dù vậy, do nhiều nguyên nhân, hiện tượng kết hôn
trái pháp luật ở nước ta vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Để hạn chế tình trạng
này và nhằm đảm bảo tính thực thi của pháp luật, đòi hỏi phải có những quy
định rõ ràng, cụ thể về vấn đề huỷ kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý.
Bởi lẽ, kết hôn là sự kiện pháp lý xác lập quan hệ vợ chồng trong đó hàm
1 Khoản 1 và Khoản 2 Điều 16 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR)


7

chứa lợi ích của cả vợ chồng, gia đình và xã hội. Việc nghiên cứu về vấn đề
huỷ kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý, trên sơ sở đó đề xuất các kiến
nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về vấn đề này là rất rất cần thiết, có ý nghĩa
quan trọng cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Với những l‎ý
do trên, tôi xin mạnh dạn trình bày đề tài: “Huỷ kết hôn trái pháp luật và hậu
quả pháp lý” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
* Về giáo trình, sách bình luận:
-“Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình” năm 2013 của Trường Đại học
Luật Hà Nội.

- “Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000”
của Đinh Mai Phương và các tác giả;
- “Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000”
của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Điện.
Đây là những tác phẩm khái quát nhất về Luật HN&GĐ Việt Nam, tạo
cơ sở và nền tảng cho sinh viên và các nhà nghiên cứu, tìm hiểu về Luật
HN&GĐ và các vấn đề cụ thể của Luật HN&GĐ trong đó có vấn đề hủy kết
hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý.
* Về luận văn, đề tài khoa học:
- “Hủy kết hôn trái pháp luật – Cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng pháp
luật” – Khóa luận tốt nghiệp của Đinh Thị Thảo năm 2011, Đại học Luật Hà
Nội;
- “Hủy kết hôn trái pháp luật” – Khóa luận tốt nghiệp của Hà Hương
Giang năm 2012, Đại học Luật Hà Nội;
- “Kết hôn trái pháp luật - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” – Luận
văn thạc sĩ của Phạm Thu Thảo, năm 2015, Đại học Luật Hà Nội;
- “Trường hợp cấm kết hôn - một số vấn đề lý luận và thực tiễn" - Luận
văn thạc sĩ năm 2013 của tác giả Nguyễn Thị Hiền, Đại học Luật Hà Nội.


8

- “Bất cập về Hủy kết hôn trái pháp luật” của tác giả Huyền Trang đăng
trên tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đồ sửa đổi, bổ sung Luật
HN&GĐ năm 2000.
- “ Hoàn thiện quy định về các điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và
gia đình Việt Nam năm 2000”, Tạp chí Toà án nhân dân tháng 12/2013 của
tác giả Nguyễn Văn Cừ…
Theo đó, mỗi tác phẩm, công trình khoa học trên đều có những đánh
giá, phân tích về hủy kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý, cũng như các

vấn đề liên quan. Tuy nhiên, mỗi tác giả đều có một góc nhìn riêng, một cách
tiếp cận riêng về vấn đề này. Luận văn với đề tài “Huỷ kết hôn trái pháp luật
và hậu quả pháp lý” là công trình nghiên cứu khá toàn diện và đầy đủ về vấn
đề huỷ kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý theo Lụât HN&GĐ năm
2014. Học viên có những quan điểm mới trong quá trình nghiên cứu nội dung
đề tài này với mong muốn làm rõ các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014
về huỷ kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý; nghiên cứu phát hiện những
bất cập trong các quy định của Luật; từ đó nêu các kiến nghị hoàn thiện pháp
luật về huỷ kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý của huỷ kết hôn trái pháp
luật.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nội dung các quy định của Luật
HN&GĐ năm 2014 về huỷ kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý; thực
tiễn áp dụng các quy định của Luật giải quyết các trường hợp kết hôn trái
pháp luật và hậu quả pháp lý khi Toà án huỷ kết hôn trái pháp luật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 về huỷ
kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý; không nghiên cứu vấn đề huỷ kết
hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý có yếu tố nước ngoài. Theo đó, nội dung
của luận văn tìm hiểu, phân tích một số khái niệm về hôn nhân, kết hôn, kết


9

hôn trái pháp luật, đường lối xử huỷ việc kết hôn trái pháp luật, hậu quả pháp
lý của huỷ kết hôn trái pháp luật.
4. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
Luận văn làm sáng tỏ:
- Những quy định pháp luật của Việt Nam từ trước đến nay liên quan

tới kết hôn trái pháp luật.
- Những vấn đề lý luận liên quan tới việc kết hôn và huỷ kết hôn trái
pháp luật;
- Những quy định pháp luật hiện hành về kết hôn và huỷ kết hôn trái
pháp luật và hậu quả pháp lý;
- Thực tiễn áp dụng quy định huỷ kết hôn trái pháp luật và hậu quả
pháp lý của huỷ kết hôn trái pháp luật;
- Nêu ý kiến đánh giá và quan điểm của cá nhân về hoàn thiện pháp
luật cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật về huỷ kết hôn
trái pháp luật và hậu quả pháp lý của huỷ kết hôn trái pháp luật.
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Nội dung luận văn được trình bày phải giải đáp các câu hỏi nghiên cứu
sau đây:
- Thứ nhất, một số thuật ngữ: khái niệm về hôn nhân, kết hôn, kết hôn
trái pháp luật, huỷ kết hôn trái pháp luật, hậu quả pháp lý của huỷ kết hôn trái
pháp luật đã đầy đủ và chính xác chưa?
- Thứ hai, hệ thống pháp luật ở Việt Nam quy định về huỷ kết hôn trái
pháp luật và hậu quả pháp lý như thế nào?
- Thứ ba, các trường hợp kết hôn trái pháp luật hiện nay bị Toà án xử
huỷ bao gồm những trường hợp nào?
- Thứ tư, đường lối xử lý cụ thể các trường hợp kết hôn trái pháp luật
theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào?
- Thứ năm, giải quyết hậu quả pháp lý khi Toà án huỷ kết hôn trái pháp
luật bao gồm những vấn đề gì và giải quyết như thế nào?


10

- Thứ sáu, những vướng mắc, bất cập từ các quy định của Luật
HN&GĐ năm 2014 về huỷ kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý như thế

nào?
- Thứ bảy, sự cần thiết và hướng hoàn thiện các quy định của Luật
HN&GĐ năm 2014 về kết hôn, huỷ kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý
như thế nào
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp luật; đường
lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về pháp luật nói chung, trong đó có
các quan hệ HN&GĐ.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng những phương pháp cụ
thể sau:
- Phương pháp phân tích: Làm sáng tỏ nội dung những vấn đề nghiên
cứu.2
- Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá toàn diện sự phát triển của
pháp luật HN&GĐ về hủy kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý qua các
thời kì lịch sử ở Việt Nam.
- Phương pháp tổng hợp: Khái quát những quan điểm, ý kiến, đánh giá
của cá nhân trong luận văn khi nghiên cứu các vấn đề cụ thể.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Có thể nói, đề tài luận văn là công trình nghiên cứu khoa học khá đầy
đủ và toàn diện về vấn đề huỷ kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý của
huỷ kết hôn trái pháp luật. Đề tài luận văn có những đóng góp về mặt khoa
học và thực tiễn sau đây:
- Xậy dựng khái niệm về hôn nhân, kết hôn, kết hôn trái pháp luật, huỷ
kết hôn trái pháp luật, hậu quả pháp lý của huỷ kết hôn trái pháp luật;
- Phân tích, đánh giá các quy định hiện hành về huỷ kết hôn trái pháp
luật và hậu quả pháp lý của huỷ kết hôn trái pháp luật;


11


- Đánh giá khách quan việc áp dụng các quy định về huỷ kết hôn trái
pháp luật và hậu quả pháp lý của huỷ kết hôn trái pháp luật trong thực tiễn;
- Làm sáng tỏ những vướng mắc, bất cập đã ảnh hưởng đến hiệu quả
của việc áp dụng quy định pháp luật về huỷ kết hôn trái pháp luật và hậu quả
pháp lý của huỷ kết hôn trái pháp luật;
- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về vấn đề này.
Nội dung của luận văn được sử dụng trong nghiên cứu và thực tiễn áp
dụng pháp luật về huỷ kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý; góp phần
hoàn thiện quy định của Luật HN&GĐ về vấn đề nghiên cứu.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Khái quát chung về huỷ kết hôn trái pháp luật và hậu quả
pháp lý.
Chương 2. Huỷ kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý theo quy định
của pháp luật Việt Nam hiện nay.
Chương 3. Thực tiễn giải quyết và hướng hoàn thiện các quy định về
huỷ kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý.

Chương 1


12

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUỶ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
1.1. Một số khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm hôn nhân
Hôn nhân – theo quan điểm của nhà làm luật là “quan hệ giữa vợ và

chồng sau khi kết hôn” (Khoản 1 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014). Như vậy,
quan hệ giữa vợ và chồng được xác lập, phát sinh thông qua sự kiện pháp lý
về kết hôn. Nội dung của quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồm các
quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng được pháp luật thừa
nhận vào bảo hộ. Về lý thuyết, quan hệ hôn nhân có hai mặt: kết hôn và ly
hôn. Kết hôn là mặt chủ yếu của quan hệ hôn nhân; là sự kiện pháp lý xác lập
quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Ly hôn là mặt trái, bất bình thường của
quan hệ hôn nhân nhưng không thể thiếu khi quan hệ hôn nhân đã tan vỡ. Lẽ
thường, người ta thường nói: “Tình yêu của nam nữ là cơ sở của hôn nhân”.
Trong tờ trình của Chính phủ về Dự thảo Luật HN&GĐ năm 1959 trước
Quốc hội ghi rõ: “Cơ sở duy nhất của việc kết hôn dưới chế độ ta là tình yêu
chân chính của nam và nữ; đó cũng là cơ sở để duy trì quan hệ vợ chồng”.
Trong “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”,
Ph.Ăngghen đã luận giải mối quan hệ biện chứng giữa tình yêu, hôn nhân và
gia đình: “Tình yêu là cơ sở nền tảng của hôn nhân và cuộc sống gia đình bền
vững”.2
Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của gia đình đối với xã hội; hôn
nhân là cơ sở của gia đình, gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội; ở mỗi
chế độ xã hội, Nhà nước luôn bằng pháp luật điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ
nhằm bảo đảm lợi ích của vợ chồng, của gia đình và xã hội. Thực hiện nguyên

2 />
niem-cua-Ph-Angghen-ve-tinh-yeu-hon-nhan-va-gia-dinh-trong-tac-pham-Nguon-goc-cuagia-dinh-cua-che-do-tu-huu-va-cua-nha-nuoc-238.html


13

tắc tự do hôn nhân, trong đó pháp luật bảo hộ quyền tự do kết hôn của nam và
nữ nhằm xác lập quan hệ vợ chồng và quyền tự do ly hôn của vợ chồng, chấm
dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật.

Theo Điều 36 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự
nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người
mẹ và trẻ em.”
Với quan điểm: Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa hai người khác
giới tính, được xác lập trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, theo quy định
của pháp luật nhằm chung sống với nhau suốt đời; xây dựng gia đình dân chủ,
hoà thuận, hạnh phúc và bền vững. Luật HN&GĐ của Nhà nước ta qua các
thời kì đều quy định các điều kiện để việc kết hôn hợp pháp; thực hiện và bảo
hộ quyền tự do kết hôn của công dân.
1.1.2. Khái niệm kết hôn
“Trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng” đã là quan niệm từ xa xưa của
ông cha ta, đây là việc thuận lẽ tự nhiên trong cuộc đời mỗi con người. Hiện
nay, hầu như tất cả mọi công dân trong xã hội đều nhận thức được rằng nam
nữ chính thức trở thành vợ chồng thông qua việc đăng kí kết hôn tại cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền. Mặt khác, từ xa xưa, ông cha ta đã có quan niệm
rằng kết hôn là việc nam, nữ chính thức thành đôi lứa sau khi tổ chức lễ cưới
theo nghi thức truyền thống. Theo “Thiên Nam dư hạ tập” - Bộ tùng thư mang
tính điển chế do Lê Thánh Tông giao cho các văn thần biên soạn năm 1483,
quyển “Hồng Đức Hôn giá lễ nghi” có ghi cụ thể các nghi thức kết hôn. Theo
đó, khi kết hôn phải tiến hành lần lượt các lễ sau:
- Lễ nghị hôn (lễ dạm mặt);
- Lễ định thân (lễ đính hôn hay ăn hỏi);


14

- Lễ nạp chưng (đưa đồ sính lễ)
- Lễ thân nghinh (đón dâu).3

Theo Tập dân luật Giản yếu Nam kỳ (năm 1883) tại Thiên thứ V nói về
“sự cử hành hôn lễ và bằng chứng giá thú”, nhà làm luật đã tuyên bố: “Để
cho giá thú có giá trị cần phải cử hành hôn lẽ theo tục lệ”. Theo tập quán cho
đến ngày nay, trong xã hội đối với các quan hệ HN&GĐ, trong nhân dân vẫn
thường tuân theo ba lễ chính là:
- Lễ dạm;
- Lễ vấn danh hay ăn hỏi;
- Lễ cưới hay nghinh hôn.
Với quan niệm hôn nhân là việc quan trọng của cả đời người, không
phải chỉ là việc riêng tư của hai bên nam nữ mà còn là việc chung của đại gia
đình, của dòng họ. Việc tuân theo những nghi lễ đó là bắt buộc, là thể hiện
đạo hiếu với tổ tiên, cha mẹ, dòng tộc,…
Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa kết hôn là “việc nam, nữ chính thức
lấy nhau thành vợ, chồng”4. Ở nước ta, khái niệm kết hôn lần đầu tiên được
đề cập trong Luật HN&GĐ năm 1959; trong Bản giải thích một số từ ngữ của
Luật HN&GĐ năm 1959 thì kết hôn là việc nam nữ lấy nhau thành vợ chồng.
Tiếp theo , Luật HN&GĐ năm 1986 đã giải thích về thuật ngữ kết hôn:“Kết
hôn là việc nam nữ lấy nhau thành vợ chồng theo quy định của pháp luật.
Việc kết hôn phải tuân theo các Điều 5, 6, 7 và 8 của Luật hôn nhân và gia
đình” (Điều 5, 6, 7, 8 là các điều kiện để việc kết hôn hợp pháp).
Kế thừa và phát triển Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm
2000 cũng đã giải thích cụ thể hơn thuật ngữ kết hôn: “Kết hôn là việc nam và
3 Hồng Đức Hôn giá lễ nghi - 1483
4 Từ điển tiếng Việt, tr 347


15

nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn
và đăng ký kết hôn”. Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định hai yếu tố để công

nhận kết hôn là đúng pháp luật, là phải đáp ứng được các điều kiện kết hôn
theo pháp luật quy định và có đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Tương tự như vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 cũng đã giải thích “Kết
hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của
Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” (Khoản 5 Điều 3).
Như vậy, hệ thống pháp luật HN&GĐ của Nhà nước ta đều ghi nhận và
bảo hộ quyền tự do kết hôn của nam nữ; đồng thời đều quy định việc kết hôn
chỉ có giá trị pháp lý khi hai bên nam nữ tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết
hôn và thủ tục đăng ký kết hôn. Trường hợp kết hôn vi phạm một trong các
điều kiện kết hôn sẽ không phát sinh hiệu lực. Luật cũng quy định mọi nghi
thức kết hôn khác (theo tục lệ hay tôn giáo) về nguyên tắc, đều không có giá
trị pháp lý.
* Thẩm quyền đăng kí kết hôn
Theo Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014 (có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2016) quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung giấy chứng
nhận kết hôn:
“1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ
thực hiện đăng ký kết hôn.
2. Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:
a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi
cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;
b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;
c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan
đăng ký hộ tịch.”
Như vậy, thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn thuộc về Ủy ban nhân
dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ. Việc pháp luật quy định


16


thẩm quyền kết hôn thuộc về Ủy ban nhân dân cơ sở nơi cư trú của người kết
hôn đã tạo điều kiện thuận lời nhất để người kết hôn có thể đi lại, thực hiện
việc đăng kí kết hôn. Bởi lẽ trên thực tế, có nhiều người đi làm việc xa nhà,
nếu quy định việc đăng kí kết hôn phải thực hiện tại nơi người kết hôn đăng
kí hộ khẩu thay vì nơi họ cư trú sẽ rất khó khăn cho họ.
Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng
nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại Khoản 2 Điều 17
Luật Hộ tịch năm 2014.
* Trình tự, thủ tục đăng kí kết hôn. Hiện nay, đôi nam nữ muốn kết
hôn ở Việt Nam cần làm những thủ tục kết hôn theo luật định. Theo Điều 18
Luật Hộ tịch năm 2014 quy định:
“1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định
cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này,
nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình,
công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên
nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận
kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì
thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc”
Theo quy định này, khi đăng ký kết hôn, hai bên nam và nữ chỉ cần nộp
Tờ khai theo mẫu quy định cho cơ quan có thẩm quyền và xuất trình chứng
minh thư nhân dân:


17

- Trong trường hợp một người cư trú tại xã/ phường/ thị trấn này nhưng

đăng ký kết hôn tại xã/ phường/ thị trấn khác thì phải có xác nhận của UBND
cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.
- Trong trường hợp đăng ký kết hôn có người đang trong thời hạn công
tác/ học tập/ lao động ở nước ngoài về nước làm thủ tục đăng ký kết hôn thì
phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại
về tình trạng hôn nhân của người đó.
- Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì
thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận
tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết
hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị trong vòng 6 tháng kể
từ ngày xác nhận.
Ngay sau khi nhận được đầy đủ giấy tờ, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn
theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi
việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai
bên nam, nữ cùng ký vào giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ
tịch báo cáo chủ tịch UBND cấp xã tổ chức trao giấy chứng nhận kết hôn cho
hai bên nam, nữ. Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên
nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc
1.1.3. Kết hôn trái pháp luật
Trước tiên, chúng ta có thể hiểu khái niệm kết hôn trái pháp luật là một
thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ những trường hợp xác lập quan hệ vợ chồng có
đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn theo Luật HN&GĐ quy
định.
Trong xã hội phong kiến, pháp luật chủ yếu quy định về hình phạt cho
những phạm nhân, pháp luật chưa quy định thể nào là hôn nhân và kết hôn


18


trái pháp luật; tuy nhiên, kết hôn “trái pháp luật” thời xưa được hiểu là không
“môn đăng hộ đối” hay kết hôn mà không có sự cho phép của gia đình hai bên
thông gia; của người gia trưởng; kết hôn do bị lừa dối. Điều này đã được ghi
nhận trong Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long ở nước ta.
Hiện nay, tại Khoản 6 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 đã giải thích kết
hôn trái pháp luật là: “Việc nam, nữ đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo
quy định tại Điều 8 của Luật này”. Theo đó, để có thể khẳng định việc kết
hôn là trái pháp luật thì trước hết việc kết hôn đó đã được ghi nhận bởi cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, tức là đã có đăng ký kết hôn. Thứ hai, việc kết
hôn này có một bên nam, nữ hoặc cả hai bên vi phạm một trong các điều kiện
kết hôn theo luật định. Như vậy, theo quy định này, trường hợp không có đăng
ký kết hôn thì dù hai bên nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng thì về
mặt pháp lý cũng không coi là kết hôn trái pháp luật.
Theo Khoản 6 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 giải thích về kết hôn
trái pháp luật, tác giả luận văn cho rằng nội dung giải thích thuật ngữ này
chưa đầy đủ. Bởi lẽ, ngoài việc quy định về điều kiện kết hôn, Luật HN&GĐ
còn quy định các trường hợp cấm kết hôn (Khoản 2 Điều 5). Ví dụ: Trường
hợp kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; những người có họ
trong phạm vi ba đời hoặc người đang có vợ, có chồng mà lại kết hôn với
người khác… thì những trường hợp kết hôn này cũng đều bị coi là kết hôn trái
pháp luật và khi có yêu cầu của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền, TAND có
quyền xử huỷ việc kết hôn trái pháp luật đó như trường hợp tảo hôn; kết hôn
thiếu sự tự nguyện của một hoặc hai bên nam, nữ do bị cưỡng ép, bị lừa dối.
Theo chúng tôi, thuật ngữ kết hôn trái pháp luật theo quy định tại Khoản 6
Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 là chưa đầy đủ, chưa chính xác; cần bổ sung
cả trường hợp kết hôn vi phạm một trong các quy định về cấm kết hôn cũng là
kết hôn trái pháp luật.



19

Theo luật định, những trường hợp kết hôn trái pháp luật bao gồm:
- Vi phạm tuổi tối thiểu khi kết hôn (tảo hôn);
- Vi phạm sự tự nguyện kết hôn (do bị cưỡng ép hoặc bị lừa dối);
- Kết hôn do vi phạm các trường hợp cấm kết hôn:
+ Kết hôn với người đang có vợ hoặc có chồng;
+ Kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự;
+ Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những
người có họ trong phạm vi ba đời;
+ Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người từng là cha
mẹ, nuôi với con nuôi của nhau, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố
dượng với con riêng của vợ, mẹ kế đối với con riêng của chồng;
+ Kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Về lý luận và thực tế áp dụng thì cần phân biệt trường hợp kết hôn hợp
pháp với trường hợp chung sống như vợ chồng; trường hợp kết hôn trái pháp
luật với trường hợp chung sống như vợ chồng trái pháp luật. Theo quy định
tại Khoản 7 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 thì chung sống như vợ chồng
được định nghĩa là việc “nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như
vợ chồng”. Chung sống như vợ chồng theo pháp luật có hai trường hợp là
không trái pháp luật và trái pháp luật. Chung sống như vợ chồng không bị coi
là trái pháp luật là khi hai bên nam, nữ đã bảo đảm các điều kiện kết hôn
nhưng chưa đăng ký kết hôn. Chung sống như vợ chồng bị coi là trái pháp
luật khi vi phạm một trong các điều kiện kết hôn và cấm kết hôn được quy
định tại Điều 5 và Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014, bao gồm:

- Chung sống

như vợ chồng mà một hoặc hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo luật định (tảo
hôn). Ví dụ: anh T (25 tuổi) chung sống như vợ chồng với chị H (16 tuổi);

- Người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người
khác hoặc với người chưa có vợ, chưa có chồng;


20

- Những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ
trong phạm vi ba đời mà chung sống với nhau như vợ chồng;
- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người đã từng là cha mẹ
nuôi và con nuôi của nhau, giữa bố chồng với con dâu, giữa mẹ vợ với con rể,
giữa con riêng của một bên với bố dượng, mẹ kế;
Lưu ý: Đối với trường hợp những người cùng giới tính mà chung sống
với nhau như vợ chồng thì không bị coi là trái pháp luật; trường hợp này pháp
luật không công nhận là vợ chồng. Tuy nhiên, đối với những trường hợp này
mà vi phạm các quy định trên (về lý thuyết và về nguyên tắc) thì cũng bị coi
là chung sống như vợ chồng trái pháp luật.
1.1.4. Khái niệm huỷ kết hôn trái pháp luật.

Như trên đã phân

tích, thực hiện nguyên tắc tự do hôn nhân theo quy định của pháp luật, các
bên nam nữ khi kết hôn phải tuân thủ các quy định về điều kiện kết hôn và
các trường hợp cấm kết hôn. Quy định này là cần thiết để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của vợ chồng, của gia đình và của xã hội. Trường hợp kết hôn vi
phạm một trong các điều kiện kết hôn và cấm kết hôn thì bị coi là kết hôn trái
pháp luật và sẽ bị Toà án xử hủy khi có yêu cầu.
Để đảm bảo tính thực thi của pháp luật, nhà làm luật đã xây dụng các
chế tài xử lý vi phạm pháp luật về kết hôn, làm căn cứ để giải quyết những
trường hợp vi phạm pháp luật về kết hôn. Trước khi áp dụng những biện pháp
xử lý khác thì pháp luật của Nhà nước ta quy định huỷ kết hôn trái pháp luật

là biện pháp trước tiên được áp dụng đối với các trường hợp kết hôn trái pháp
luật dựa trên yêu cầu của những người có quyền yêu cầu Toà án huỷ kết hôn
trái pháp luật theo quy định của Luật HN&GĐ. Tuy rằng pháp luật của Nhà
nước ta chưa quy định cụ thể khái niệm về huỷ kết hôn trái pháp luật nhưng
dựa vào bản chất, chức năng của hành vi pháp lý này thì có thể hiểu huỷ kết


21

hôn trái pháp luật là một thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ một chế tài được áp
dụng đối với những trường hợp kết hôn trái pháp luật.
Về nguyên tắc, trường hợp kết hôn vi phạm một trong các điều kiện kết
hôn và cấm kết hôn, khi có yêu cầu của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền thì
Toà án có quyền xử hủy việc kết hôn trái pháp luật đó (Nhà nước không thừa
nhận có quan hệ vợ chồng tồn tại trong kết hôn trái pháp luật và buộc hai bên
phải chấm dứt hành vi kết hôn trái pháp luật đó). Như vậy, có thể hiểu “huỷ
kết hôn trái pháp luật là biện pháp xử lý có ý nghĩa như chế tài được áp dụng
đối với trường hợp kết hôn trái pháp luật; Nhà nước không thừa nhận có
quan hệ vợ chồng tồn tại trong kết hôn trái pháp luật và buộc hai bên kết hôn
trái pháp luật phải chấm dứt hành vi kết hôn trái pháp luật đó”.
Ngoài ra, người kết hôn trái pháp luật còn có thể bị xử lý hành chính
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp hành vi kết hôn trái
pháp luật đã cấu thành tội phạm cụ thể (tội tảo hôn; tội vi phạm nguyên tắc
hôn nhân một vợ, một chồng; tội loạn luân;…).
Như vậy, nội dung của huỷ kết hôn trái pháp luật bao gồm:
- Trước hết, biện pháp này được áp dụng đối với những trường hợp kết
hôn trái pháp luật (việc kết hôn đã vi phạm một trong các điều kiện kết hôn và
cấm kết hôn);
- Thứ hai, là chế tài xử lý được áp dụng đối với trường hợp kết hôn trái
pháp luật (thể hiện thái độ phủ định của Nhà nước không thừa nhận có quan

hệ vợ chồng trong kết hôn trái pháp luật);
- Thứ ba, buộc các bên kết hôn trái pháp luật phải chấm dứt quan hệ vợ
chồng trái pháp luật;
- Thứ tư, biện pháp này còn là cơ sở để xem xét, xử lý theo quy định
của pháp luật hình sự.


22

1.2. Sơ lược pháp luật Việt Nam về huỷ kết hôn trái pháp luật và
hậu quả pháp lý qua các thời kì
1.2.1. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945
1.2.1.1. Thời kỳ phong kiến
Xã hôi Việt Nam theo phong tục của phương Đông, mỗi người dân từ
trước đến nay ứng xử, hành động đều phải tuân theo các chuẩn mực đạo đức,
lễ giáo, việc kết hôn cũng không phải ngoại lệ. Ngay từ thời kỳ phong kiến,
Bộ Quốc triều hình luật (QTHL) đã quy định rõ các trường hợp cấm kết hôn
thể hiện cụ thể những giá trị đạo đức trong đạo làm người. Theo đó, QTHL
quy định việc cấm kết hôn trong thời kỳ tang chế, cấm kết hôn khi cha mẹ bị
giam cầm tù tội (Điều 317, 318); cấm lấy cô, dì, chị, em gái; cấm lấy vợ của
anh, em, thầy dạy học đã chết (Điều 324). Mặt khác, Bộ luật Hồng Đức còn
quy định thêm một số trường hợp kết hôn trái pháp luật khác như:
lại lấy con hát làm vợ (Điều 323);

- Học trò lấy vợ của thầy học đã chết;

anh, em lấy vợ của em, anh đã chết (Điều 324);
hạt mình (Điều 316)…

- Quan


- Quan ty lấy con gái trong

Đây là những quy định đầu tiên, làm nền tàng cho

việc xây dựng các quy định pháp luật về HN&GĐ. Đối với những trường hợp
vi phạm các quy định này, pháp luật buộc hai bên kết hôn phải chấm dứt quan
hệ hôn nhân; đôi trai gái phải chia lìa nhau. Mặt khác, những quy định trên
cũng thể hiện đạo lý làm người trong xã hội Việt Nam từ xa xưa.
Về người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật, thời kì phong
kiến, pháp luật về HN&GĐ còn sơ khai xoay quanh các điều cấm kết hôn. Vì
vậy, quy định về người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật chưa được
cụ thể như bây giờ. Theo đó Bộ luật Hồng Đức quy định trong trường hợp mà
người con kết hôn trái ý muốn của cha mẹ hay nói cách khác là không được
sự đồng ý của cha mẹ thì cha hoặc mẹ của người kết hôn đó có quyền kiện ra
quan để quan xử lý.


23

1.2.1.2. Thời kỳ Pháp thuộc
Thực hiện chính sách “chia để trị”, thực dân Pháp đã chia nước ta thành
ba miền (kỳ) và ở mỗi miền cho thi hành, áp dụng một bộ luật là DLBK,
DLTK và DLGY Nam kỳ. Ba BLDS này bị ảnh hưởng từ Bộ Dân luật Pháp
(1894), mang nét cách tân của phương Tây. Các quy định về kết hôn và cấm
kết hôn về cơ bản vẫn giống như thời kỳ phong kiến nhưng thu hẹp hơn về
phạm vi cấm kết hôn khi loại bỏ các quy định cấm kết hôn liên quan tới trật tự
đẳng cấp trong xã hội.
Theo đó, kết hôn sẽ bị coi là trái pháp luật khi thuộc một trong những
trường hợp sau:


- Kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hôn (tảo

hôn); - Kết hôn trái pháp luật do thiếu sự ưng thuận, đồng ý của cha mẹ hay
các bậc tôn trưởng trong gia đình;

- Việc kết hôn vi phạm các điều cấm;

Dễ dàng nhận thấy so với thời kì phong kiến, pháp luật về HN&GĐ
thời kì Pháp thuộc đã có nét tiến bộ hơn khi quy định sự tự nguyện của hai
bên nam, nữ (trong chừng mực nhất định). Tuy nhiên, sự tự nguyện ở đây chỉ
mang tính chất tương đối khi vẫn cần có sự đồng ý của cha mẹ. Nếu không có
sự đồng ý của cha, mẹ (hoặc các bậc tôn trưởng) thì việc kết hôn đó sẽ không
được công nhận. Chúng ta có thể hiểu sự “tự nguyện" ở đây của nam, nữ là
được phép chọn bạn đời của mình với sự đồng ý của cha mẹ hay những người
có quyền ưng thuận, đồng ý việc kết hôn.
Việc kết hôn trái pháp luật (còn gọi là hôn nhân vô hiệu) sẽ bị Toà án
xử huỷ khi có yêu cầu của những người có thẩm quyền. Hậu quả là hôn nhân
không được thừa nhận, hai bên nam, nữ phải chia lìa, không được chung sống
với nhau.
Về người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật, thời kì Pháp
thuộc, trình độ lập pháp đã được cải thiện hơn rất nhiều so với thầy kì phong
kiến, các quy định về người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật được
cụ thể hóa trong luật, bao gồm:


24

- Người có quan thiết đều có quyền được xin tiêu hôn. Quan địa
phương sở tại cũng có thể tự mình xét mà đòi tiêu hôn;

- Người bị nhầm lẫn hay cưỡng bức;
- Người nào có tư cách ưng thuận việc giá thú mà các bên khi kết hôn
không hỏi xem người ấy có bằng lòng hay không.
1.2.2. Từ năm 1945 đến năm 1975
1.2.2.1. Từ năm 1945 đến năm 1954
Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đã lật đổ ách thống trị của chế độ thực
dân, phong kiến, thiết lập nên Nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á, mở
ra một ke nguyên mới trong lịch sử của dân tộc Việt Nam: ke nguyên Độc lập
- Tự do.
Tuy nhiên, sau khi vừa mới ra đời, chính quyền cách mạng non trẻ đã
phải đối phó với thù trong giặc ngoài; Đó là nguy cơ của “giặc đói”, “giặc
dốt” và đặc biệt là “giặc ngoại xâm”. Vì vậy, năm 1946, Nhà nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa đã ban hành bản Hiến pháp đầu tiên, là cơ sở pháp lý để xây
dựng các văn bản pháp luật điều chỉnh các vấn đề cụ thể, trong đó có các quan
hệ HN&GĐ. Ngày 10/10/1945, Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc
lệnh số 90/SL cho phép áp dụng một cách chọn lọc các Bộ dân luật cũ. Sau
đó, ngày 22/5/1950, Sắc lệnh số 97/SL về việc sửa đổi một số quy lệ và chế
định trong dân luật được ban hành. Tại Sắc lệnh số 97/SL đã ghi nhận quyền
tự do kết hôn khi các con đã thành niên, không bị phụ thuộc bởi ý chí của cha
mẹ hoặc các bậc tôn ỷ tưởng trong gia đình (Điều 2); xoá bỏ quy định cấm kết
hôn trong thời kì tang chế (Điều 3). Việc loại bỏ hai điều cấm trên trong kết
hôn là những quy định thể hiện sự tiến bộ rõ rệt về chất so với pháp luật thời
kì phong kiến và thời kì pháp thuộc khi hướng tới việc bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người kết hôn.
1.2.2.2. Từ năm 1954 đến năm 1975


25

Năm 1954, quân viễn chinh Pháp bị đánh bại tại trận Điện Biên Phủ và

phải ký Hiệp định Genève về Việt Nam giữa đại diện Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa và đại diện Liên hiệp Pháp. Theo đó, Việt Nam tạm thời bị chia
thành hai vùng có giới tuyến là vĩ tuyến 17 trong 2 năm. Vĩ tuyến 17 được
dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết.
Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc
Việt Nam; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền
Nam Việt Nam. Vì vậy hoàn cảnh đặc thù, lúc bấy giờ nước ta tồn tại song
song hai hệ thống pháp luật: Pháp luật miền bắc của nước Việt Nam dân chủ
công hòa và pháp luật miền nam của chế độ Ngụy quyền Sài Gòn.
* Ở miền bắc, Quốc hội khóa I kì họp lần thứ 11 đã thông qua luật
HN&GĐ năm 1959. Mặc dù còn sơ lược với chỉ 35 điều luật nhưng đây là
văn bản luật đầu tiên của Nhà nước ta quy định về HN&GĐ; là cơ sở đặt nền
móng quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống pháp luật HN&GĐ hoàn
thiện.
Luật HN&GĐ năm 1959 đã quy định cụ thể các điều kiện kết hôn và
cấm kết hôn. Theo đó, nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên thì được
kết hôn (Điều 6); việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện. Các trường hợp bị cấm
kết hôn gồm: kết hôn với người đang có vợ hoặc có chồng; giữa những người
có cùng dòng máu về trực hệ; giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi; giữa anh chị em
cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; giữa những người có
họ trong phạm vi ba đời. Đối với những người có họ trong phạm vi 5 đời (đời
thứ tư và thứ năm) hoặc những người có quan hệ thích thuộc về trực hệ (mối
quan hệ giữa bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể) thì việc kết hôn sẽ do
phong tục, tập quán giải quyết (quy phạm tuỳ nghi). Ngoài ra, Luật HN&GĐ
năm 1959 đã dự liệu cấm kết hôn đối với người mắc bệnh tâm thần, bất lực
hoàn toàn về sinh lý, người mắc bệnh hủi, bệnh hoa liễu (Điều 10).


×