1
Mục lục
A.
PHẦN MỞ ĐẦU
3
B.
PHẦN NỘI DUNG
7
CHƯƠNG 1
1.1.
7
Những vấn đề lý luận về hoạt động website khuyến mại trực tuyến
7
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của hoạt động website khuyến mại trực tuyến 7
1.1.2. Bản chất pháp lý của hoạt động website khuyến mại trực tuyến
12
1.1.3. Phân biệt hoạt động website khuyến mại trực tuyến với một số hoạt động thương mại
khác
26
1.1.4. Những lợi thế và hạn chế của hoạt động website khuyến mại trực tuyến
1.2.
30
Khái quát pháp luật điều chỉnh hoạt động website khuyến mại trực tuyến
1.2.1. Khái niệm pháp luật webstie khuyến mại trực tuyến
31
1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về website khuyến mại trực tuyến
31
CHƯƠNG 2
2.1.
31
35
Quy định pháp luật về hoạt động website khuyến mại trực tuyến
2.1.1. Các chủ thể trong hoạt động website khuyến mại trực tuyến
35
35
2.1.2. Quy định về đối tượng hàng hóa, dịch vụ trong website khuyến mại trực tuyến 42
2.1.3. Quy định về các hình thức của hoạt động website khuyến mại trực tuyến
46
2.1.4 Quy định về hợp đồng trong hoạt động website khuyến mại trực tuyến48
2.1.5. Quy định về xúc tiến thương mại trong hoạt động website khuyến mại trực tuyến
54
2.1.6. Quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi tham gia hoạt động website khuyến
mại trực tuyến
61
2.1.7. Quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại trong hoạt động website khuyến mại
trực tuyến 65
2.2. Một số nhận xét, đánh giá về thực tiễn áp dụng pháp luật website khuyến mại trực
tuyến
66
2.2.1. Về chủ thể trong hoạt động pháp luật website khuyến mại trực tuyến. 66
2.2.2. Về chất lượng hàng hóa trong hoạt động pháp luật website khuyến mại trực tuyến
67
2.2.3. Về xúc tiến thương mại trong pháp luật website khuyến mại trực tuyến 69
CHƯƠNG 3
72
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động website khuyến
mại trực tuyến
72
3.1.1. Xuất phát từ xu thế phát triển của hoạt động website khuyến mại trực tuyến nói riêng và
hoạt động thương mại điện tử nói chung.
72
3.1.2. Xuất phát từ đặc trưng của hoạt động website khuyến mại trực tuyến
73
2
3.1.3. Xuất phát từ những bất cập của quy định pháp luật về hoạt động website khuyến mại
trực tuyến
74
3.2. Một số gải pháp hoàn thiện pháp luật về về hoạt động website khuyến mại trực
tuyến tại Việt Nam
75
3.2.1. Cần có quy định về điều kiện của các chủ thể trong hoạt động website khuyến mại trực
tuyến
75
3.2.2. Bổ sung quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ xác lập với khách hàng.
77
3.2.3. Bổ sung quy định về hình thức hợp đồng trong hoạt động website khuyến mại trực tuyến
78
3.2.4. Pháp luật nên tập trung một số quy định liên quan tới việc bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng.
79
3.2.5. Kiến nghị về quy định liên quan đến việc khuyến mại trong hoạt động website khuyến
mại trực tuyến
80
C - PHẦN KẾT LUẬN
83
A.
PHẦN MỞ ĐẦU
3
1.
Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Sự phát triển và phồn vinh của một nền kinh tế không còn chỉ dựa vào nguồn
tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động và những hoạt động thương mại truyền
thống, mà ở mức độ lớn, được quyết định bởi trình độ công nghệ thông tin và tri
thức sáng tạo. Với cách thức tiếp cận thị trường kiểu mới nhằm tối đa hóa được nhu
cầu của khách hàng, tiết kiệm chi phí kinh doanh và tăng nguồn thu cho bên bán
hàng, thương mại điện tử nói chung và các website khuyến mại trực tuyến nói riêng
xuất hiện đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế thế giới bởi những ảnh hưởng to lớn của
mình. Thương mại điện tử đã làm thay đổi tính chất của nền kinh tế mỗi quốc gia và
nền kinh tế toàn cầu. Thương mại điện tử cũng làm cho tính tri thức trong nền kinh
tế ngày càng tăng lên. Tri thức đã thực sự trở thành nhân tố và nguồn lực sản xuất
quan trọng nhất, là tài sản lớn nhất của một doanh nghiệp. Đồng thời, thương mại
điện tử chính là cuộc cách mạng hoá marketing bán lẻ và marketing trực tuyến.
Website khuyến mại trực tuyến nhanh chóng xuất hiện tại Việt Nam vào cuối
năm 2010 và đem đến những lợi ích to lớn đối với hoạt động thương mại của Việt
Nam như: cách thức giao dịch hiện đại, tiện lợi – thông qua website khuyến mại
trực tuyến; bán hàng, dịch vụ với mức giá giảm lớn; cách thức tiếp thị và quảng cáo
hiệu quả, chi phí thấp. Đó là những điểm hấp dẫn không thể chối từ, thu hút đông
đảo thương nhân, người tiêu dùng tham gia vào hoạt động này.
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của các website khuyến mại trực tuyến
trong những năm vừa qua, hoạt động này hiện nay đang tiểm ẩn rất nhiều rủi ro đối
với các thương nhân kinh doanh lĩnh vực này cũng như người tiêu dùng. Mặc dù, cơ
quan có thẩm quyền đã ban hành một số văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động này
để nâng cao hơn nữa vai trò của hoạt động của các website khuyến mại trực tuyến
cũng như bảo vệ tối đa quyền lợi của người tiêu dùng thì rất cần thiết phải có những
nghiên cứu về lý luận và thực tiễn.
Hiện nay, hoạt động của các website khuyến mại trực tuyến được điều chỉnh
bởi hệ thống các văn bản sau: văn bản pháp luật mua bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ; văn bản pháp luật trung gian thương mại; văn bản pháp luật về xúc tiến thương
mại, văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, văn bản
pháp luật liên quan đến thương mại điện tử. Có những vấn đề sẽ được các văn bản
4
điều chỉnh phù hợp với nhau, nhưng cũng có những vấn đề cần một hệ thống văn
bản pháp luật chung thống nhất điều chỉnh mới phù hợp với cả lý luận và thực tiễn
áp dụng.
Vì vậy, cần thiết đặt ra vấn đề nghiên cứu đối với hoạt động website khuyến
mại trực tuyến. Việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về hoạt động website khuyến
mại trực tuyến” có tính thời sự, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu tiếp cận về hoạt động website
khuyến mại trực tuyến, trong quá trình tìm kiếm tài liệu, tác giả có tham khảo được
bài nghiên cứu “Development of group buying in Croatia” (Sự phát triển của hoạt
động mua theo nhóm ở Croatia) của Ivana Stulec và Kristina Petljak hay Antitrust
and Group Purchasing (Tạm dịch là chống độc quyền và nhóm mua) của Michael A.
Lindsay. Các nghiên cứu này nhìn chung giới thiệu cho người đọc về quá trình ra
đời và phát triển của hoạt động về hình thức giống với hoạt động website khuyến
mại trực tuyến tại Việt Nam và giới thiệu về một vài đặc điểm cũng như lợi ích mà
hoạt động này đem lại cho chủ thể tham gia nhưng chưa có cái nhìn toàn diện về
bản chất pháp lý của hoạt động này. Tác giả chưa tìm thấy công trình khoa học nào
trên thế giới nghiên cứu cụ thể về hoạt động website khuyến mại trực tuyến – đúng
như tên gọi đang được pháp luật Việt Nam quy định.
Tại Việt Nam, hoạt động của website khuyến mại trực tuyến là hoạt động
mang tính mới nên chưa có bài nghiên cứu dưới góc độ pháp lý về nó.
Ở phương diện quản lý nhà nước, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ
thông tin – Bộ Công thương cũng nói tới hoạt động của website khuyến mại trực
tuyến trong Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2015 nhưng dưới góc độ tiếp cận
liên quan đến các quy định về thương mại điện tử, các nội dung liên quan trực tiếp
đến hoạt động của website khuyến mại trực tuyến được đề cập ở mức độ rất hạn
chế.
Có thể nhận thấy, các công trình nghiên cứu về hoạt động website khuyến mại
trực tuyến chưa nhiều và chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về bản chất
pháp lý của hoạt động website khuyến mại trực tuyến cũng như những quy định
pháp luật về hoạt động website khuyến mại trực tuyến ở Việt Nam.
5
3.
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận văn là: Làm rõ một số vấn đề về bản chất pháp
lý của hoạt động website khuyến mại trực tuyến, làm rõ và đánh giá những vướng
mắc, bất cập trong thực trạng pháp luật về hoạt động website khuyến mại trực tuyến
để từ đó đề xuất những yêu cầu và giải pháp cơ bản cho việc hoàn thiện quy định
pháp luật đối với hoạt động website khuyến mại trực tuyến ở Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
-
Làm rõ được những vấn đề lý luận về hoạt động website khuyến mại trực
tuyến và pháp luật điều chỉnh về hoạt động này;
-
Đánh giá quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động website khuyến mại
trực tuyến;
-
Đưa ra một số đề xuất hoàn thiện và nâng cao áp dụng pháp luật về hoạt
động website khuyến mại trực tuyến.
4.
Đối tượng nghiên cứu đề tài
Với mục đích nghiên cứu đặt ra, luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu về:
-
Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động website khuyến mại trực tuyến;
-
Nội dung các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động website khuyến
mại trực tuyến tại Việt Nam.
5.
Phạm vi nghiên cứu đề tài
Pháp luật về hoạt động website khuyến mại trực tuyến trong thị trường bán lẻ
tại Việt Nam.
6.
Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lên nin, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Trong quá trình
nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích,
tổng hợp, tổng kết kinh nghiệm, so sánh…để tập trung làm sáng rõ những vấn đề
nghiên cứu.
7.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Việc đặt ra vấn đề nghiên cứu đối với hoạt động website
khuyến mại trực tuyến, cụ thể là việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về hoạt động
website khuyến mại trực tuyến” có ý nghĩa về mặt lý luận bởi hiện nay chưa có một
6
công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Trong đề tài này, tác
giả đã tập trung nghiên cứu chuyên sâu về bản chất pháp lý của hoạt động website
khuyến mại trực tuyến. Từ đó, việc nghiên cứu đề tài này sẽ đưa ra những đóng góp
về mặt lý luận nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật để điều chỉnh hoạt động
này.
Ý nghĩa thực tiễn: Những lợi ích to lớn mà hoạt động website khuyến mại
trực tuyến mang lại cho nền kinh tế nói chung và các chủ thể tham gia vào hoạt
động này nói riêng trong những năm vừa qua là điều không thể phủ nhận. Bên cạnh
đó, thì hoạt động này trong giai đoạn hiện nay đang tiểm ẩn rất nhiều rủi ro đối với
các thương nhân kinh doanh lĩnh vực này cũng như người tiêu dùng. Mặc dù, cũng
đã có những văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động này nhưng để nâng cao hơn
nữa vai trò của hoạt động của các website khuyến mại trực tuyến cũng như bảo vệ
tối đa quyền lợi của người tiêu dùng thì rất cần thiết phải có những điều chỉnh về lý
luận và thực tiễn. Trên cơ sở những đóng góp về mặt lý luận của luận văn sẽ góp
phần giúp các cơ quan quản lý nhà nước, những nhà lập pháp có cái nhìn toàn diện,
đầy đủ hơn từ đó ban hành các quy định thống nhất điều chỉnh hoạt động này trên
thực tiễn nhằm phát huy tối đa những lợi ích mà hoạt động này mang lại cho nền
kinh tế Việt Nam.
8.
Cơ cấu của luận văn
Luận văn cơ cấu gồm: Lời nói đầu, phần nội dung, phần kết luận và danh mục
tài liệu tham khảo. Trong đó, phần nội dung của luận văn kết cấu 3 chương, gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hoạt động website khuyến mại trực
tuyến và pháp luật điều chỉnh hoạt động website khuyến mại trực tuyến;
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hoạt động website khuyến mại trực tuyến
tại Việt Nam;
Chương 3: Sự cần thiết và hoàn thiện pháp luật về hoạt động website khuyến
mại trực tuyến và nâng cao áp dụng pháp luật tại Việt Nam.
B.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
7
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG WEBSITE KHUYẾN MẠI
TRỰC TUYẾN VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG WEBSITE
KHUYẾN MẠI TRỰC TUYẾN
1.1. Những vấn đề lý luận về hoạt động website khuyến mại trực tuyến
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của hoạt động website khuyến mại trực tuyến
a.
Trên thế giới
Trước hết cần khẳng định rằng website khuyến mại trực tuyến là một trong
những hình thức của hoạt động Thương mại điện tử (viết tắt là e-commerce hay ecomm). Website khuyến mại trực tuyến được biết đến như một quá trình thuận lợi
hóa thương mại thông qua áp dụng các công nghệ điện tử và công nghệ thông tin.
Trên thế giới, thương mại điện tử được hình thành từ những năm cuối thập niên 70,
dưới hình thức đơn giản là gửi tài liệu thương mại như các đơn đặt hàng thông qua
internet. Trải qua thời gian, trước yêu cầu đổi mới về phương thức kinh doanh của
thị trường, website khuyến mại trực tuyến xuất hiện và bùng nổ.
Năm 1998, trang Mobshop.com được thành lập với đặc điểm người mua hàng
hóa tạo thành nhóm. Nó giống với trang web về thương mại điện tử khác, bán điện
thoại, máy tính… chỉ khác một điều là giá cả của các loại sản phẩm không cố định
mà “biến động”, nhà cung cấp đưa ra một khoảng thời gian nhất định, trong khoảng
thời gian đó, tùy thuộc vào lượng người tham gia mua mà nhà cung cấp sẽ hạ giá
bán xuống các mức khác nhau. Lượng người mua càng nhiều thì giá càng rẻ, cứ thế
cho đến khi thời gian mua kết thúc. Ngay sau khi Mobshop thành lập, cũng đã có rất
nhiều các trang web tương tự khác được thành lập ở Mỹ và Anh như LetBuyit.com,
Onlinechoice, Economy.com…
Nhưng phải từ năm 2008, hình thức mua hàng trên website kèm theo khuyến
mại thực sự bùng nổ. Lý do dẫn đến sự nở rộ của hoạt động này có thể kể đến là
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và những lợi ích do internet đem lại.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 – 2009 là cuộc khủng hoảng
kinh tế xảy ra đầu tiên trong thế kỷ 21. Vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, tại nước
Mỹ xảy ra hai sự kiện lớn chấn động ảnh hưởng đến chính trị và an ninh thế giới
cũng như nền kinh tế thế giới, đó là sự kiện khủng bố đánh sập tòa tháp đôi tại New
8
York ngày 11/9/2001 và sự kiện ngân hàng Lehman Brothers tuyên bố phá sản ngày
17/9/2008. Theo đánh giá của những nhà nghiên cứu kinh tế, đó là nguyên nhân
chính dẫn đến cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới. Hậu quả của khủng hoảng kinh
tế này ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến hệ thống kinh tế thế giới đặc biệt là lĩnh
vực ngân hàng, tài chính, tín dụng. Đấy là những hậu quả tầm vĩ mô. Ở tầm vi mô,
hậu quả được thể hiện rõ nét ở đời sống của từng người dân. Nhằm mục đích thắt
chặt chi tiêu, người tiêu dùng giảm sức mua và có nhu cầu mua được hàng hóa giảm
giá.
Thêm vào đó, sự xuất hiện của internet mang lại cho người tiêu dùng nhiều lợi
ích. Một trong số đó là việc người tiêu dùng có thể ngồi một chỗ tìm kiếm các thông
tin về sản phẩm, dịch vụ đơn giản, nhanh chóng mà không bị giới hạn về không
gian và thời gian; họ có thể so sánh những đặc điểm cũng như giá cả giữa các sản
phẩm với nhau; ngoài ra những người tiêu dùng còn có thể cùng trao đổi kinh
nghiệm mua sắm mà mình tích lũy được với người khác.
Hai lý do cơ bản trên cùng xuất hiện tại một thời điểm đã khuyến khích người
tiêu dùng khai thác lợi thế của Internet để tìm sản phẩm hợp với nhu cầu. Nó cũng
đặt các nhà sản xuất cần kinh doanh đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng để
có thể cạnh tranh với đối thủ. Thời điểm đó, website khuyến mại trực tuyến ra đời
đã đem lại nhiều ưu điểm so với hình thức mua bán truyền thống trước đây như
sáng tạo, mô hình đơn giản, dễ sử dụng thu hút được người sử dụng cũng như các
nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Ngay lập tức, chỉ trong một thời gian ngắn, hoạt động này đã lan rộng trên
toàn thế giới từ Châu Âu, Nam Mỹ, Châu Phi, Úc và các nước châu Á khác. Xu
hướng phát triển thương mại điện tử nói chung và website khuyến mại trực tuyến
nói riêng ở một số quốc gia như sau:
Tại Mỹ, Năm 2015 Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố doanh thu bán lẻ trực
tuyến của quốc gia này tính đến quý 3/2015 đạt 251,9 tỷ USD. Trong đó, chỉ tính
riêng doanh thu bán lẻ trực tuyến quý 3/2015 là 87,5 tỷ USD, tăng 4,2% so với quý
2/2015 và tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu bán lẻ trực tuyến của
quốc gia này chiếm 7,4% tổng doanh thu bán lẻ của cả nước. Trong khi đó, theo
thống kê và dự đoán của eMarketer, doanh thu Thương mại điện tử bán lẻ của Hoa
9
Kỳ năm 2015 ước đạt khoảng 355 tỷ USD chiếm khoảng 7,4% tổng doanh thu bán
lẻ nước này. Dự đoán đến năm 2019, doanh thu Thương mại điện tử bán lẻ của Hoa
Kỳ sẽ chiếm 9,8% tổng doanh thu bán lẻ.1
Tại Trung Quốc, theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường eMarketer
về thị trường Thương mại điện tử Trung Quốc, doanh thu bán lẻ trực tuyến nước
này tính đến tháng 9/2015 ước đạt 672,01 tỷ USD, tăng 42,1% so với cùng kỳ 2014
và chiếm khoảng 15,9% tổng doanh thu bán lẻ của Trung Quốc. Với tỷ lệ này doanh
thu bán lẻ trực tuyến Trung Quốc chiếm khoảng 40% tổng doanh thu bán lẻ trực
tuyến toàn cầu năm 2015. Dự báo, tỷ lệ này sẽ đạt mức trên 50% vào năm 2018 và
khoảng 55,1% vào năm 20195. Trong khi đó, một báo cáo khác về thị trường
Thương mại điện tử Trung Quốc năm 2015 do Tập đoàn tư vấn nghiên cứu các vấn
đề Internet của Trung Quốc iResearch công bố vào giữa tháng 10/2015 cho biết, số
lượng người mua hàng trực tuyến năm 2015 ở nước này là 410 triệu người, tăng
13,4% so với năm 2014. Doanh thu bán lẻ trực tuyến tăng từ 2,8 nghìn tỷ Nhân dân
tệ (khoảng 432,2 tỷ USD) năm 2014 lên 4 nghìn tỷ Nhân dân tệ (tương đương 617,4
tỷ USD) trong năm 2015, chiếm 13,5% tổng doanh thu bán lẻ. Cũng theo iResearch,
giá trị mua hàng trung bình của một người mua hàng trực tuyến năm 2015 ở Trung
Quốc ước tính khoảng 9.731 Nhân dân tệ (tương đương 1.500 USD), tăng 26% so
với năm 2014. Đến năm 2018, con số này ước tính sẽ đạt khoảng 16.000 Nhân dân
tệ (tương đương 2.470 USD).2
Tại Hàn Quốc, theo báo cáo Mua sắm trực tuyến thường kỳ do Tổng cục
Thống kê Hàn Quốc công bố vào tháng 11/2015 cho biết, doanh thu bán lẻ Thương
mại điện tử tính riêng tháng 9/2015 đạt 4.319 tỷ Won (khoảng 3,7 tỷ USD). Các mặt
hàng được mua sắm trực tuyến nhiều nhất có thể kể đến: đồ dùng trong nhà, máy
tính và thiết bị liên lạc, nội thất, quần áo, giày dép và vali, thực phẩm, mỹ phẩm,
sách và giá sách. eMarketer dự đoán doanh thu bán lẻ Thương mại điện tử của thị
trường Hàn Quốc năm 2015 là 38,86 tỷ USD, chiếm 11,2% trên tổng doanh thu bán
1
2
Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (2015), Báo cáo thương mại điện tử
Việt Nam 2015, Trang 29.
Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (2015), Báo cáo thương mại điện tử
Việt Nam 2015, trang 21.
10
lẻ. Mức doanh thu này dự báo sẽ tiếp tục tăng và ước tính đạt 50,55 tỷ USD vào
năm 2018.3
Tại Úc, theo Bảng chỉ số bán lẻ do Ngân hàng Trung ương Úc (NAB) công bố
ngày 1/12/2015, tính từ tháng 10/2014 đến tháng 10/2015 doanh thu bán lẻ trực
tuyến của Úc là 17,9 tỷ USD, tương đương với 7,2% doanh thu bán lẻ truyền thống.
Các sản phẩm và dịch vụ được mua bán trực tuyến nhiều nhất ở quốc gia này là đồ
chơi, trò chơi điện tử, phương tiện truyền thông, thời trang, hàng tạp hóa và rượu.
Trong khi đó, eMarketer dự đoán doanh thu bán lẻ Thương mại điện tử của Úc
trong năm 2015 đạt 19,2 tỷ USD, tỷ trọng trong tổng doanh thu bán lẻ đạt 5,9%. Tỷ
trọng của doanh thu bán lẻ trực tuyến trên tổng doanh thu bán lẻ dự báo cũng sẽ
tăng 0,3% mỗi năm và đạt 6,9% vào năm 2018.4
Tại Ấn Độ, trong báo cáo của eMarketer vào tháng 12/2015, Ấn Độ sẽ là một
trong ba thị trường Thương mại điện tử có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương, cùng với Trung Quốc và Indonesia. Năm 2015, tốc độ
tăng trưởng Thương mại điện tử của quốc gia này đạt mức 129,5%. Doanh thu bán
lẻ trực tuyến của Ấn Độ ước đạt 14 tỷ USD năm 2015, chiếm 1,7% tổng doanh thu
bán lẻ. Dự đoán đến năm 2018, mức doanh thu này sẽ đạt 55,26 tỷ USD.5
Với những số liệu nêu trên có thể thấy Trung Quốc hiện đang thống trị trong
lĩnh vực thương mại điện tử toàn cầu nói chung và website khuyến mại trực tuyến
nói riêng. Tuy nhiên, Trung Quốc hiện đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía
các quốc gia khác và thị trường của Trung Quốc đang có xu hướng bị thu hẹp dần.
b.
Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, hoạt động website khuyến mại trực tuyến được biết đến rộng
rãi từ cuối năm 2010 và phát triển mạnh từ năm 2011. Năm 2011, Việt Nam chứng
kiến sự nở rộ của các website khuyến mại trực tuyến. Các website này ra đời và
phát triển rất nhanh, cho đến nay đã trở nên quen thuộc với một bộ phận người tiêu
3
4
5
Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (2015), Báo cáo thương mại điện tử
Việt Nam 2015, tr. 22
Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (2015), Báo cáo thương mại điện tử
Việt Nam 2015, tr. 23
Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (2015), Báo cáo thương mại điện tử
Việt Nam 2015, tr.24
11
dùng tại các thành phố lớn, đặc biệt là giới trẻ, sinh viên và dân văn phòng. Sự phát
triển của các website này đã tạo nên một xu hướng mua hàng mới cho người tiêu
dùng, đồng thời cũng tạo nên diện mạo khác lạ về cung cách truyền thông và tiếp thị
cho hoạt động thương mại bán lẻ. Mặc dù vậy, hoạt động này chính thức được pháp
luật điều chỉnh lần đầu tiên tại Nghị định số 52/2013NĐ-CP của Chính phủ ngày
16/05/2013 về thương mại điện tử.
Theo Báo cáo thương mại điện tử 2015 của Bộ công thương thì kết quả khảo
sát năm 2015 của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, giá trị mua hàng
của một người mua hàng trực tuyến trong năm ước đạt 160 USD, doanh số Thương
mại điện tử B2C đạt khoảng 4,07 tỷ USD, tăng 37% so với năm trước đó, chiếm
khoảng 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Loại hàng hóa, dịch vụ được mua trực tuyến phổ biến nhất là quần áo, giày dép và
mỹ phẩm (64%). Tiếp theo là đồ công nghệ và điện tử, thiết bị đồ dùng gia đình,
sách – văn phòng phẩm – hoa – quà tặng. Phần lớn người mua hàng trực tuyến vẫn
lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt với 91% đối tượng khảo sát cho biết có sử
dụng phương thức này, tiếp theo là 48% sử dụng phương thức chuyển khoản qua
ngân hàng, 20% người tham gia khảo sát cho biết từng sử dụng các loại thẻ thanh
toán.6
Cũng theo Báo cáo thương mại điện tử 2015 của Bộ Công thương, kết quả
khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cho thấy 62% số
người truy cập Internet đã từng mua hàng trực tuyến, tăng 4% so với năm 2014. Có
nhiều cách thức để tìm kiếm thông tin trước khi mua hàng trực tuyến, trong đó cách
thức tìm kiếm bằng các phương tiện điện tử được lựa chọn phổ biến với 81% số
người mua sử dụng máy tính để bàn/máy tính xách tay để tìm kiếm thông tin, 74%
sử dụng các thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng). Chỉ có 20% số người chọn
cách thức hỏi bạn bè, người thân. Trong số người tham gia mua sắm trực tuyến,
75% cho biết đã quyết định mua hàng hóa/ dịch vụ qua mạng ngay sau khi tìm kiếm
thông tin. Tổng doanh thu từ việc thực hiện khuyến mại cho nhà cung cấp, người
bán trên website trong 10 tháng đầu năm 2015 của các website khuyến mại trực
6
Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (2015), Báo cáo thương mại điện tử
Việt Nam 2015, tr.24
12
tuyến tham gia khảo sát ước đạt 1.181 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2014, tổng
doanh thu của các website này là 960 tỷ đồng. Lượng tiền tiết kiệm của 30 website
khuyến mại trực tuyến cho người tiêu dùng trong 10 tháng đầu năm 2015 ước đạt
319 tỷ đồng. Trong khi đó, lượng tiền tiết kiệm của 40 website khuyến mãi trực
tuyến cho người tiêu dùng trong 10 tháng đầu năm 2014 đạt 276 tỷ đồng. Dẫn đầu
thị trường là hotdeal.vn, chiếm 49% thị phần. Đứng thứ hai là muachung.vn với
19% thị phần. Tiếp theo là cungmua.com với 10%, nhommua.com là 9% còn lại là
các website khuyến mại trực tuyến khác chiếm 13%.7
Có thể nói, hoạt động website khuyến mại trực tuyến là hoạt động có tính mới
và độc đáo, lại phát triển nhanh về số lượng và phạm vi. Hòa nhịp với xu hướng
chung trên thế giới về thương mại điện tử, hoạt động website khuyến mại trực tuyến
tuy mới phát triển ở Việt Nam nhưng có sức lan tỏa khá lớn tới một bộ phận không
nhỏ người tiêu dùng. Điều đó nói lên sự hấp dẫn cũng như lợi ích mà hoạt động này
đem lại đối với thị trường. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu bản chất pháp lý
và hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động này là cần thiết để tìm được định
hướng đúng đắn và ổn định lâu bền đối với hoạt động này, đặc biệt là tại Việt Nam.
Hoạt động website khuyến mại trực tuyến đã từng được biết đến từ năm 2000,
nhưng quy mô của nó còn hết sức đơn giản và chưa thực sự phát triển. Phải từ năm
2008, hoạt động thương mại này mới bùng nổ và lan tỏa rộng rãi như một hiện
tượng trên khắp các quốc gia và khởi nguồn là từ Mỹ.
Chính vì hình thức còn tương đối mới mẻ nên hệ thống pháp luật điều chỉnh
về hoạt động website khuyến mại trực tuyến trên thế giới cũng như ở Việt Nam còn
rất ít, và hầu như rải rác ở các văn bản khác nhau liên quan đến thương mại điện tử,
bảo vệ người tiêu dùng, chống thư rác…
1.1.2. Bản chất pháp lý của hoạt động website khuyến mại trực tuyến
a.
Khái niệm hoạt động website khuyến mại trực tuyến.
Hiện nay, trên thế giới mặc dù hoạt động website khuyến mại trực tuyến phát
triển mạnh mẽ nhưng vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất nào đối với website
7
Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (2015), Báo cáo thương mại điện tử
Việt Nam 2015, tr.76
13
khuyến mại trực tuyến. Trong quá trình tìm hiểu khái niệm về hoạt động website
khuyến mại trực tuyến, tác giả nhận thấy rằng khái niệm về website khuyến mại
trực tuyến hiện đang chỉ dừng ở ý kiến của cá nhân hoặc sự thống nhất của một
nhóm người và cũng chỉ có những ý kiến của cá nhân hoặc một nhóm người về hoạt
động thương mại đó là hoạt động mua hàng theo nhóm có những đặc điểm khá
tương đồng với hoạt động website khuyến mại trực tuyến, ví dụ như: Tại Úc,
Group Buying Code of Conduct (tạm dịch là quy tắc ứng xử của hoạt động mua
theo nhóm) có đưa ra cách hiểu rằng:
dịch vụ với giá giảm đáng kể so với giá thông thường trong điều kiện có một
số lượng người mua tối thiểu thực hiện việc mua. Tác giả Ivana Stulec and Kristina
Petljak nêu trong Development of group buying in Croatia (Sự phát triển của hoạt
động mua theo nhóm ở Croatia) cho rằng, mua theo nhóm có thể được định nghĩa là
hoạt động mua thành nhóm để dành được sự giảm giá. Hay trong Nghị quyết số 768
thượng viện Philippines quy định hình thức mua theo nhóm (còn gọi là mua tập thể)
cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với giá giảm đáng kể với điều kiện là số lượng
người mua tối thiểu sẽ thực hiện việc mua cùng một đề nghị cụ thể.
Có thể thấy rằng, hoạt động website khuyến mại trực tuyến được biết đến là
hoạt động có sự tham gia của website khuyến mại trực tuyến đóng vai trò trung gian
giữa người bán và người mua. Website khuyến mại trực tuyến thỏa thuận với bên
bán về mức giảm giá đối với hàng hóa, dịch vụ và thời hạn thực hiện bán hàng giảm
giá này. Giao dịch chỉ có hiệu lực khi bên mua mua hàng hóa, dịch vụ trong thời
gian khuyến mại được đăng tải trên website khuyến mại trực tuyến. Website khuyến
mại trực tuyến đăng công khai đề nghị mua hàng hóa hoặc dịch vụ với mức giá
giảm để người mua lựa chọn.
Từ những điểm khái quát nhận diện hoạt động website khuyến mại trực tuyến
nêu trên, pháp luật Việt Nam có quy định về website khuyến mại trực tuyến tại
Khoản 10, Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày ngày
16/05/2013 về thương mại điện tử như sau: “Website khuyến mại trực tuyến là
website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện
14
khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo
các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại.”
Như vậy, website khuyến mại trực tuyến phải là website thương mại điện tử
được thiết lập để thực hiện hoạt động khuyến mại nhằm bán hàng hóa, dịch vụ.
Hoạt động này phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán
hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao
kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
Như vậy, hoạt động website khuyến mại trực tuyến có sự tham gia của chủ thể
trung gian thương mại. Yếu tố khuyến mại là đặc trưng và cũng là điểm thu hút với
khách hàng. Ngoài ra, hoạt động này khuyến mại, giảm giá này thông qua website
thương mại điện tử của thương nhân trung gian sở hữu website khuyến mại trực
tuyến.
b.
Đặc điểm pháp lý
Hoạt động website khuyến mại trực tuyến có những đặc điểm pháp lý sau:
-
Thứ nhất, hoạt động website khuyến mại trực tuyến là một hoạt động
thương mại mang tính phức hợp.
Tính phức hợp của website khuyến mại trực tuyến thể hiện ở những nội dung
sau:
Trước tiên, hoạt động website khuyến mại trực tuyến là một hoạt động
thương mại, tính chất của hoạt động thương mại được chứng minh qua các đặc điểm
sau: có sự tham gia của thương nhân (gồm thương nhân sở hữu website khuyến mại
trực tuyến và thương nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ), có mục đích lợi nhuận, hoạt
động này được thực hiện một cách độc lập, thường xuyên và mang tính nghề
nghiệp.
Hoạt động website khuyến mại là mộthoạt động cung ứng dịch vụ
thương mại thông qua Hợp đồng dịch vụ khuyến mại.
Bên cung ứng dịch vụ là thương nhân sở hữu website khuyến mại trực tuyến,
có đăng ký kinh doanh để cung cấp dịch vụ website khuyến mại trực tuyến. Thương
nhân này có nghĩa vụ thực hiện việc quảng cáo sản phẩm, hàng hóa có khuyến mại
15
cho các thương nhân, tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Còn bên sử dụng dịch vụ
là các thương nhân, tổ chức cung cấp hàng hóa có nhu cầu bán hàng hóa, dịch vụ thì
có nghĩa vụ thanh toán cho thương nhân sở hữu website khuyến mại trực tuyến
thông qua Hợp đồng dịch vụ khuyến mại để sử dụng dịch vụ quảng cáo hàng hóa,
dịch vụ trên website khuyến mại trực tuyến. Đối tượng mà các bên tham gia quan hệ
cung ứng dịch vụ website khuyến mại trực tuyến là cung cấp dịch vụ quảng cáo
hàng hóa, dịch vụ trên website khuyến mại trực tuyến. Mục đích của các chủ thể
trong hoạt động website khuyến mại trực tuyến không giống nhau. Thương nhân sở
hữu website khuyến mại trực tuyến hướng tới khoản tiền thù lao còn các thương
nhân, tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ hướng các lợi ích phát sinh từ việc thực
hiện dịch vụ của thương nhân sở hữu website khuyến mại trực tuyến như: quảng
cáo hàng hóa, dịch vụ và bán hàng hóa, dịch vụ của mình. Về hình thức của quan hệ
cung ứng dịch vụ website khuyến mại trực tuyến là thông qua Hợp đồng dịch vụ
khuyến mại (Điều 43, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/5/2013
về Thương mại điện tử)8.
Hoạt động website khuyến mại trực tuyến mang đặc điểm của hoạt động
trung gian thương mại.
Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực
hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định,
bao gồm: hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua
bán hàng hoá và đại lý thương mại.
Theo đó, hoạt động website khuyến mại trực tuyến là hoạt động trung gian
thương mại. Quan hệ trung gian này tồn tại giữa bên bán và bên trung gian - là các
thương nhân môi giới hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ thông qua website khuyến
mại trực tuyến. Theo quy tắc của một số website khuyến mại trực tuyến thì thương
8
“Điều 43. Hợp đồng dịch vụ khuyến mại
1. Hợp đồng dịch vụ khuyến mại giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến với
thương nhân, tổ chức, cá nhân có hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại thực hiện theo quy định tại Điều
90 Luật thương mại và phải có các nội dung sau:
a) Phân định trách nhiệm giữa các bên trong việc thực hiện các trình tự, thủ tục để thực hiện hoạt động
khuyến mại theo quy định của pháp luật về khuyến mại;
b) Quy định cụ thể nghĩa vụ giải quyết khiếu nại và bồi thường cho khách hàng trong trường hợp hàng
hóa, dịch vụ được khuyến mại hoặc hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại không phù hợp với nội dung
đã thông báo hay cam kết.”
16
nhân trung gian là thương nhân sở hữu website khuyến mại trực tuyến tiến hành
môi giới bên bán hàng hóa, dịch vụ với bên mua nhằm tới mục tiêu lợi nhuận.
Thương nhân sở hữu website khuyến mại trực tuyến là bên thứ ba độc lập với bên
bán là các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và bên mua là người tiêu dùng. Khi thực
hiện việc môi giới này, bên sở hữu website khuyến mại trực tuyến tức là bên trung
gian sẽ được hưởng thù lao cho công việc mà mình thực hiện thông qua Hợp đồng
dịch vụ khuyến mại. Bên trung gian cung cấp dịch vụ sử dụng website khuyến mại
trực tuyến để thực hiện quảng cáo, khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của nhà cung
cấp. Thương nhân sở hữu website khuyến mại trực tuyến là thương nhân trung gian
có tư cách pháp lý độc lập với bên bán, bên mua và thực hiện việc môi giới nhân
danh chính mình.
Qua những phân tích trên, ta đã nhận diện được các đặc trưng để chứng minh
website khuyến mại trực tuyến mang những đặc điểm của hoạt động trung gian
thương mại. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì hoạt động của thương nhân
sở hữu website khuyến mại trực tuyến vừa có thể đóng vai trò là môi giới trong một
số giao dịch, vừa có thể đóng vai trò là đại lý bán hàng hóa trong một số giao dịch
khác theo thỏa thuận của các bên.
Hoạt động website khuyến mại trực tuyến mang đặc điểm của hoạt động
xúc tiến thương mại.
Có thể nói, việc bán hàng, cung ứng dịch vụ của nhà cung cấp không phải là
mục đích duy nhất khi họ tham gia vào hoạt động này. Quan trọng hơn, họ có thể
tiến hành quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của mình. Khi tham gia vào
hoạt động website khuyến mại trực tuyến, các nhà cung cấp đã tiến hành việc xúc
tiến thương mại với chi phí thấp nhưng hiệu quả cao. Nội dung khuyến mại của các
nhà cung cấp là đặc điểm nổi bật của hoạt động thương mại này.
Thông thường với hoạt động kinh doanh truyền thống, nhà cung cấp sẽ phải
dành khoản chi phí lớn hơn nhiều nếu sử dụng các phương thức xúc tiến thương mại
khác cho hàng hóa, dịch vụ của họ. Trong khi đó, bằng việc bán hàng thông qua các
website khuyến mại trực tuyến của các thương nhân sở hữu website khuyến mại
trực tuyến, những thông tin mà nhà cung cấp muốn quảng bá sẽ được đông đảo
17
người tiêu dùng biết đến. Nếu deal9 của nhà cung cấp có hiệu lực (tức là người tiêu
dùng mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp) thì họ vừa bán hàng, cung
ứng dịch vụ, họ vừa tiến hành quảng bá sản phẩm của mình.
Phí phải trả cho thương nhân kinh doanh website khuyến mại trực tuyến cũng
không phải là lớn. Ngoài ra, đối với những thương nhân có “thương hiệu”, đây
cũng là một kênh giúp họ ổn định thị phần đã đạt được và thâm nhập vào phân khúc
thị trường mới; đặc biệt đối với những nhà cung cấp “mới”, “nhỏ”, “thương hiệu
đang ít được biết đến” thì xúc tiến thương mại theo phương thức này giúp họ tạo
dựng cho mình một lượng khách hàng rất nhanh.
Thông qua kênh quảng cáo này thì các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ đã thực
hiện hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại. Hoạt động này đã thúc đẩy, tạo cơ hội
cho hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa bên cung cấp và người tiêu
dùng.
Đặc biệt, hoạt động website khuyến mại trực tuyến thể hiện rõ tính chất của
hoạt động xúc tiến thương mại khi thực hiện việc khuyến mại đối với các hàng hóa,
dịch vụ. Việc giảm giá nhiều là đặc điểm nổi trội, hấp dẫn nhất đối với người tiêu
dùng khi tham gia vào hoạt động website khuyến mại trực tuyến. Không những thế,
nó còn là lợi thế và ưu điểm mạnh nhất mà bên cung cấp sử dụng khi tham gia vào
hoạt động này nhằm thực hiện mục đích xúc tiến thương mại đối với hàng hóa, sản
phẩm của mình.
Người tiêu dùng dù cho chỉ truy cập tìm hiểu thông tin trên website khuyến
mại trực tuyến hay đăng ký mua sản phẩm, dịch vụ bất kỳ đều dành sự quan tâm
nhất tới giá cả, sau đó mới đến tiêu chí khác. Họ bị thu hút trước tiên là về mức
giảm giá lớn của các hàng hóa, dịch vụ. Thậm chí, tại thời điểm đăng ký, có thể họ
chưa có nhu cầu thực sự cần thiết tiêu dùng sản phẩm, hay sử dụng dịch vụ nhưng
vì giá giảm quá hấp dẫn với họ nên họ quyết định mua.
Mức giảm giá với mỗi deal trên website khuyến mại trực tuyến thường dao
động trong khoảng từ 40% - 90%. Đó quả thực là một con số quá ấn tượng và tạo
9
Deal được hiều là mỗi một sản phẩm được giới thiệu trên website có kèm theo điều kiện về giá bán, số
lượng người mua và thời hạn đề người tiêu dùng quan tâm đăng ký mua.
18
sức hút với người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh chi tiêu kinh tế đang còn nhiều
khó khăn như thời điểm hiện nay. Mức giảm giá mạnh đã trở thành một đặc trưng
khiến người tiêu dùng nhớ đến, luôn quan tâm tới website khuyến mại trực tuyến
bên cạnh rất nhiều các chương trình khuyến mại truyền thống khác.
Với cách bán hàng truyền thống, bên bán thường sẽ phải tìm đến những người
thật sự có nhu cầu sử dụng và thuyết phục họ mua hàng hóa, sản phẩm của mình.
Với kênh bán hàng này, qua phương thức khuyến mại, người mua bị hấp dẫn và tự
mình “quảng cáo hộ” cho bên bán tới những người khác. Bên bán tiêu thụ mặt hàng
do mình cung cấp nhanh hơn rất nhiều và tiến hành mục đích quảng bá khá hiệu quả
thông qua chính khách hàng của họ. Với những phân tích trên đây có thể khẳng
định rằng hoạt động website khuyến mại trực tuyến có đặc điểm của hoạt động xúc
tiến thương mại.
-
Thứ hai, đặc điểm về chủ thể
Hoạt động website khuyến mại trực tuyến có sự tham gia của ba chủ thể đó
là: Chủ thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ (bên bán); Chủ thể mua hàng hóa, dịch vụ
(bên mua) và chủ thể sở hữu website khuyến mại trực tuyến là chủ thể trung gian.
Trong đó:
Chủ thể trung gian thực hiện công việc kết nối giữa người bán với người mua,
chủ thể này phải là thương nhân có đăng ký kinh doanh để thực hiện công việc
trung gian như môi giới, đại lý. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, bên trung
gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thông qua các website khuyến mại trực
tuyến phải là thương nhân.
Cách làm trung gian của họ không theo phương thức truyền thống mà mang
tính hiện đại – sử dụng việc điều hành website khuyến mại trực tuyến là nơi người
tiêu dùng tìm kiếm người bán hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nhu cầu mong muốn
của mình. Đó cũng là một không gian, một môi trường vô cùng thuận tiện, hiện đại
để họ tìm được lượng khách hàng đăng ký mua nhanh chóng. Hoạt động Website
khuyến mại trực tuyến còn mang đặc điểm của hoạt động xúc tiến thương mại, thực
hiện chức năng quảng cáo sản phẩm của bên cung cấp tới người tiêu dùng. Chính vì
đặc trưng này mà chủ thể trung gian không những phải là thương nhân đăng ký kinh
19
doanh ngành nghề môi giới, đại lý mà còn đăng ký kinh doanh để thực hiện việc
quảng cáo trực tuyến.
Với chủ thể trung gian đồng thời sở hữu website khuyến mại trực tuyến, lợi
ích mà họ nhận được là doanh thu từ công việc trung gian của mình. Họ có thể tính
phí đối với bên bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ một tỷ lệ phần trăm nhất định với
mỗi một deal hàng hóa, dịch vụ thành công.
Theo Báo cáo thương mại điện tử 2015 thì 54% website cung cấp dịch vụ
Thương mại điện tử tham gia khảo sát cho biết nguồn thu chính của website là từ
hoạt động quảng cáo, 23% website thu phí dựa trên giá trị đơn hàng. Khoảng 12% 18% website có các nguồn thu như phí thẻ thành viên, hoạt động trực tiếp từ bán
hàng hóa, dịch vụ và từ nguồn thu khác. Có khoảng 105 website cung cấp dịch vụ
Thương mại điện tử tham gia khảo sát có cung cấp số liệu cho biết tổng doanh thu
từ hoạt động cung cấp dịch vụ Thương mại điện tử (thu phí gian hàng, thu phí thành
viên, quảng cáo, phí dựa trên % đơn hàng) trong 10 tháng đầu năm 2015 ước đạt
1.960 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2014, tổng doanh thu các website này đạt 806 tỷ
đồng.10
Từ những số liệu trên có thể thấy chủ thể trung gian được hưởng nhiều lợi ích
kinh tế từ hoạt động trung gian của mình.
Chủ thể cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ là thương nhân, tổ chức
kinh doanh về hàng hóa, dịch vụ.
Tham gia vào hoạt động của website khuyến mại trực tuyến này thì bên bán
không nhất thiết phải là thương nhân, họ có thể là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu
sử dụng dịch vụ của thương nhân sở hữu website khuyến mại trực tuyến để bán
hàng hóa, dịch vụ của mình.
Bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ không chỉ đạt lợi ích về mặt kinh tế mà còn có
mục đích khác. Đầu tiên, điều quan trọng phải đề cập đến là tham gia cung cấp hàng
hóa, dịch vụ cho hoạt động website khuyến mại trực tuyến là một cách tuyệt vời để
xúc tiến thương mại. Nó đem lại cho bên bán một kênh truyền thông và tiếp thị mới,
10
Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (2015), Báo cáo thương mại điện tử
Việt Nam 2015, tr.76
20
khối lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra và cả doanh thu đều tăng; nhất là với những
doanh nghiệp mới, chưa được biết đến thương hiệu trên thị trường và những doanh
nghiệp đang vào giai đoạn thấp điểm của hoạt động kinh doanh. Việc đưa ra một đề
nghị bán hàng, cung ứng dịch vụ đòi hỏi số lượng khách hàng quan tâm sẽ đăng ký
mua. Chưa kể những người truy cập website khuyến mại trực tuyến dù không đăng
ký những cũng xem qua các thông tin giới thiệu liên quan đến sản phẩm và thương
nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Ngoài ra, khách hàng có thể chia sẻ tới bạn bè, gia
đình về thông tin mà họ biết được thông qua website khuyến mại trực tuyến đó. Đó
là một cách hiệu quả để xúc tiến và quảng bá sản phẩm cũng như thương hiệu bên
bán. Đây là dịp bên bán tiếp cận với khách hàng truyền thống của họ và mở rộng
một lượng khách hàng mới và lớn hơn rất nhiều. Đặc biệt đây là hình thức quảng bá
miễn phí khi bên bán tham gia và thông tin về sản phẩm được đăng trên website
khuyến mại trực tuyến. Trong khi đó, các hình thức xúc tiến thương mại truyền
thống luôn yêu cầu thương nhân có hàng hóa, dịch vụ xúc tiến phải thanh toán chi
phí thực hiện. Đó là một điểm đáng lưu tâm đối với các doanh nghiệp cung cấp
hàng hóa, dịch vụ nhất là trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Việc tiết
giảm các chi phí trong quá trình kinh doanh là một lợi ích to lớn mà các nhà cung
cấp hàng hóa, dịch vụ cần lưu tâm, khi tham gia vào hoạt động website khuyến mại
trực tuyến thì họ sẽ không cần phải lưu tâm nữa bởi lợi ích mà hoạt động này mang
lại cho họ chính là tiết giảm chi phí quảng cáo, xúc tiến thương mại cho họ.
Chủ thể mua hàng hóa, dịch vụ là người tiêu dùng có nhu cầu mua hàng
hóa hoặc sử dụng các dịch vụ.
Trong thời kỳ kinh tế nhiều khó khăn như hiện nay, khách hàng thường bị thu
hút với mức giá giảm đưa ra và sẽ quyết định mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ
thông qua các website khuyến mại trực tuyến.
Bên mua có thể là bất kỳ tổ chức, cá nhân đủ điều kiện tham gia giao dịch
mua bán hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy bên mua thường là cá nhân
có điều kiện tiếp xúc với mạng internet. Họ thường là những người trẻ tuổi, sinh
viên và giới văn phòng. Theo Báo cáo thương mại điện tử 2015 thì 84% số người
tham gia khảo sát có trình độ học vấn: cao đẳng, đại học. Trình độ sau đại học
21
chiếm tỷ lệ 7%. 60,8% người tham gia khảo sát là lao động gián tiếp (nhân viên văn
phòng, giảng dạy, nghiên cứu…), 13,8% là lao động trực tiếp (công nhân, bán hàng,
lao động tay chân), 20,7% là học sinh, sinh viên.11
Hoạt động website khuyến mại trực tuyến đem lại nhiều lợi ích cho tất cả chủ
thể tham gia vào quan hệ pháp luật này. Có thể nói rằng hoạt động website khuyến
mại trực tuyến đem lại lợi ích ba bên, đặc biệt là đối với người tiêu dùng. Người
tiêu dùng có được các lợi ích sau khi tham gia mua hàng hóa, dịch vụ thông qua
website khuyến mại trực tuyến:
Trước tiên là, phải kể đến là người tiêu dùng được hưởng mức giảm giá lớn
đối với hàng hóa, dịch vụ mà họ có nhu cầu. Nếu cũng mua hàng hóa, dịch vụ đó
theo cách mua bán truyền thống thì người mua phải trả tiền cao hơn rất nhiều so với
việc mua trên website. Mục đích tiêu dùng vẫn được đáp ứng trong khi chi phí bỏ ra
thấp hơn. Đây là lợi ích lớn nhất và cũng là điểm hấp dẫn thu hút người mua tham
gia vào hoạt động này nhất.
Theo báo cáo thương mại điện tử 2015 thì giá cả là yếu tố người mua hàng
quan tâm nhất khi mua sắm trực tuyến (81%). Tiếp đến là uy tín của người bán hay
website bán hàng (75%) và thương hiệu của sản phẩm/dịch vụ (70%).12
Thứ hai là, người tiêu dùng nhận được chính là sự tiện lợi về thời gian, không
gian. Tùy vào từng điều kiện thời gian của mình, mỗi người có thể thực hiện việc
lựa chọn và đăng ký mua hàng hóa, dịch vụ bất cứ thời điểm nào trong ngày khi họ
ở bất kỳ đâu. Đây là ưu điểm mà cách mua hàng truyền thống không đáp ứng được.
Theo báo cáo thương mại điện tử 2015 hình thức mua hàng trực tuyến qua
website bán hàng hóa/dịch vụ được lựa chọn nhiều nhất với 76% người trả lời khảo
sát cho biết đã từng mua hàng bằng hình thức này. Tỷ lệ người từng mua hàng qua
các diễn đàn, mạng xã hội tăng từ 53% năm 2014 lên 68% năm 2015.13
11
12
13
Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (2015), Báo cáo thương mại điện tử
Việt Nam 2015, tr.25
Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (2015), Báo cáo thương mại điện tử
Việt Nam 2015, tr. 31
Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (2015), Báo cáo thương mại điện tử
Việt Nam 2015, tr.29
22
Thứ ba là, người tiêu dùng nhận được nữa đó là sự linh hoạt trong việc sử
dụng các hình thức thanh toán khi thực hiện mua hàng, sử dụng dịch vụ thông qua
website khuyến mại trực tuyến.
Theo báo cáo thương mại điện tử 2015 thì có các hình thức thanh toán sau
khi tham gia hoạt động website khuyến mại trực tuyến: Tiền mặt khi nhận hàng, Ví
điện tử, Chuyển khoản qua ngân hàng, Thanh toán thẻ, Thẻ cào, phương tiện khác.
Trong đó thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng, chuyển khoản qua ngân hàng là
các hình thức thanh toán phổ biến được người mua sử dụng, với tỷ lệ tương ứng
91% và 48%.14
-
Thứ ba, đặc điểm về điều kiện thực hiện giao dịch
Yếu tố được coi là bắt buộc để mua được hàng hóa hoặc sử dụng được dịch vụ
trong hoạt động website khuyến mại trực tuyến là thời gian đăng ký mua hàng hóa,
dịch vụ. Đây là điều kiện không xuất hiện ở các hoạt động mua bán hàng hóa hay
cung ứng dịch vụ truyền thống trong thương mại.
Bên cung cấp và bên trung gian sẽ thỏa thuận với nhau về sản phẩm, giá bán,
mức khuyến mại, thời hạn cho việc đăng ký mua… Sau khi nhà cung cấp và bên
trung gian thỏa thuận thành công, thông tin hình ảnh liên quan tới hàng hóa dịch vụ
sẽ được đăng tải công khai trên website khuyến mại trực tuyến của bên trung gian –
gọi là deal. Hàng hóa, dịch vụ chỉ có thể được bán hoặc cung cấp nếu như đăng ký
mua trong một thời hạn nhất định. Tại hầu hết các website khuyến mại trực tuyến,
khung thời gian cho mỗi deal từ vài ngày cho tới một tuần. Hết thời hạn này thì deal
không còn hiệu lực.
Đây là một điểm mới và cũng tạo nên tính riêng biệt của hoạt động này so với
cách mua hàng truyền thống. Việc giới hạn về thời gian có thể coi là ưu điểm cũng
như thuận lợi đối với bên cung cấp sản phẩm. Nó tạo cho người tiêu dùng tâm lý
cần đưa ra quyết định nhanh chóng, nếu chậm có thể sẽ hết thời gian, dù cho tại thời
điểm đăng ký, đối tượng hàng hóa, dịch vụ có thật sự cần thiết đối với họ hay
không. Nó cũng kích thích mong muốn chia sẻ thông tin của người tiêu dùng tới
14
Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (2015), Báo cáo thương mại điện
tử Việt Nam 2015, tr.30
23
người thân, bạn bè, gia đình của họ. Bên cung cấp vừa bán hàng và vừa quảng bá
được thương hiệu, sản phẩm của mình trong một thời gian ngắn.
-
Thứ tư, đặc điểm về đối tượng hàng hóa, dịch vụ
Đối tượng hàng hóa, dịch vụ được hướng tới trong hoạt động website khuyến
mại trực tuyến rất phong phú đa dạng bao gồm: khóa học, du lịch, phụ kiện, mỹ
phẩm, quần áo, thực phẩm, đồ gia dụng, sách, truyện, dịch vụ sức khỏe, dịch vụ làm
đẹp, ăn uống tại nhà hàng, dịch vụ ảnh, …. Trong đó, lời đề nghị về dịch vụ chiếm
ưu thế nhiều hơn so với hàng hóa và hàng hóa phổ biến là hàng hóa có giá trị tiền tệ
trung bình. Theo Báo cáo Thương mại điện tử năm 2015 thì loại hàng hóa/dịch vụ
được mua trực tuyến thường xuyên nhất là quần áo, giày dép và mỹ phẩm (64%).
Tiếp theo là đồ công nghệ và điện tử (56%), thiết bị đồ dùng gia đình (49%), sách văn phòng phẩm - hoa - quà tặng (42%).15
Những người tìm đến website khuyến mại trực tuyến đều bị hấp dẫn nhất bởi
đặc điểm là mua hàng giảm giá. Do đó, thường các nhà cung cấp và bên trung gian
sẽ ưu tiên lựa chọn những mặt hàng phổ biến, có nhu cầu sử dụng nhiều trong cuộc
sống hàng ngày của người tiêu dùng, phù hợp với nhu cầu chi trả của người tiêu
dùng. Giá trị mua sản phẩm/dịch vụ phổ biến ở mức trên 1 triệu đồng/năm, trong đó
32% người mua hàng cho biết đã chi tiêu trên 5 triệu đồng cho các giao dịch mua
hàng trực tuyến.16
Việc đa dạng về loại hình đối tượng hàng hóa, dịch vụ thu hút được số lượng
người tiêu dùng đăng ký mua nhiều hơn. Nhiều người có nhu cầu, sở thích khác
nhau có thể cùng tìm đến các website khuyến mại trực tuyến chứ không chỉ giới hạn
khách hàng ở một số mặt hàng cụ thể. Điều đó đem lại lợi ích cho người tiêu dùng
mua sắm thông qua hình thức trực tuyến. Chỉ cần ngồi trước một máy tính có kết
nối, trong một trang web khuyến mại trực tuyến, họ có thể mua sắm được cho bản
thân và gia đình nhiều chủng loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Những deal mà họ
đăng ký mua có thể dùng ngay lập tức hoặc có thể dùng sau. Đó thực sự là một tiện
15
16
Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (2015), Báo cáo thương mại điện tử
Việt Nam 2015, tr. 29
Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (2015), Báo cáo thương mại điện tử
Việt Nam 2015, tr. 30
24
ích không thể bỏ qua với những người tiêu dùng, đặc biệt trong nhịp sống hối hả,
bận rộn như ngày nay.
Ngoài ra, hàng hóa, dịch vụ phong phú còn làm cho người tiêu dùng quan tâm
tới website khuyến mại trực tuyến nhiều hơn. Họ thường xuyên được thay đổi
những thông tin, hình ảnh nên không bị nhàm chán khi cập nhật vào các website
này. Thêm vào đó, nó đem lại cơ hội tham gia cho bất kỳ một nhà cung cấp nào với
hàng hóa, dịch vụ của mình.
-
Thứ sáu, đặc điểm về hình thức giao dịch
Giao dịch website khuyến mại trực tuyến được thực hiện thông qua phương
tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu.
Website khuyến mại trực tuyến là một mô hình kinh doanh thương mại điện tử
mới ra đời và đang phát triển rất nhanh tại Việt Nam. Kinh doanh dịch vụ website
khuyến mại trực tuyến được hiện thực hóa nhờ ứng dụng phương tiện điện tử có
tính kết nối cộng đồng cao đó là internet. Việc nở rộ loại hình kinh doanh này đã
thu hút được một lượng lớn người tham gia đồng thời góp phần tạo nên sự lan tỏa
của hoạt động này trong xã hội.
Tại Báo cáo thương mại điện tử 2015 có đưa ra số liệu: 32% người trả lời khảo
sát có thời gian truy cập Internet từ 5 – 7 giờ/ngày và 26% có thời gian truy cập từ 3
– 5 giờ/ngày. Theo kết quả khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ
thông tin, 62% số người truy cập Internet đã từng mua hàng trực tuyến, tăng 4% so
với năm 2014.17
Thương nhân trung gian lập website cho phép các thương nhân khác cung cấp
thông tin, bán sản phẩm, hàng hóa dịch vụ nên họ phải đăng ký dịch vụ website
khuyến mại trực tuyến. Website này cung cấp một không gian mở trên thị trường
trực tuyến để người mua và người bán gặp gỡ nhau, những chủ thể có cùng một nhu
cầu và ý chí có thể kết nối và tiến hành giao dịch. Bên trung gian chỉ đóng vai trò
bên thứ ba, cung cấp hạ tầng chứ không trực tiếp tham gia vào các nội dung giao
dịch giữa bên mua và bên bán.
17
Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (2015), Báo cáo thương mại điện tử
Việt Nam 2015, tr. 29
25
Nhiều website kinh doanh dịch vụ website khuyến mại trực tuyến, để thu hút
khách hàng, bên cạnh đăng hình ảnh thông tin giới thiệu về sản phẩm trên website,
cũng cung cấp thông tin tới khách hàng về deal mới của ngày qua email, mạng xã
hội hay tin nhắn sms. Một khách hàng muốn tham gia vào website khuyến mại trực
tuyến phải mở một tài khoản tại website khuyến mại trực tuyến. Tài khoản cho phép
truy cập dữ liệu nhận dạng của khách hàng (thường là thông qua email cá nhân của
khách hàng) và theo dõi hoạt động của họ. Bên cạnh đó, tài khoản giúp khách hàng
truy cập dễ dàng để xem thông tin, đăng ký mua sản phẩm và chỉnh sửa các cài đặt
cá nhân. Khi vào website khuyến mại trực tuyến, nếu quan tâm tới một deal nào đó
và muốn mua sản phẩm, khách hàng sẽ đăng ký mua theo từng bước được hướng
dẫn rất cụ thể. Đó được coi là một đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng gửi tới
bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo những thông tin, điều kiện sử dụng, mức giá…
đã được công bố sẵn. Mọi thao tác của họ được thực hiện thông qua phương tiện
điện tử - máy tính có kết nối ineternet. Sau khi thông điệp dữ liệu đăng ký mua
được gửi tới website, người đăng ký sẽ nhận được một xác nhận từ phía website
khuyến mại trực tuyến. Giao dịch mua bán chỉ có hiệu lực khi đăng ký trong thời
hạn xác định trước được công bố chính thức tại website khuyến mại trực tuyến.
Ngược lại, người mua không đăng ký mua trong thời hạn nhất định, thương nhân
cung cấp dịch vụ, sản phẩm có quyền từ chối bán hàng, cung ứng dịch vụ cho khách
hàng đã đăng ký.
1.1.3. Phân biệt hoạt động website khuyến mại trực tuyến với một số hoạt
động thương mại khác
Hoạt động website khuyến mại trực tuyến có các đặc điểm pháp lý của những
hoạt động thương mại khác nhau, thể hiện ở những phân tích mà tác giả đã trình bày
ở phần trên. Tuy nhiên, hoạt động website khuyến mại trực tuyến này lại là một
hoạt động thương mại có tính mới, hiện đại vì vậy bên cạnh những điểm tương
đồng, hoạt động website khuyến mại trực tuyến có một số khác biệt so với từng
hoạt động thương mại cụ thể như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đại lý
thương mại, môi giới thương mại, quảng cáo, khuyến mại.