Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Tội đánh bạc trong pháp luật hình sự việt nam (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.27 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------------------

VŨ HỒNG NGỌC
TỘI ĐÁNH BẠC TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------------------

VŨ HỒNG NGỌC
TỘI ĐÁNH BẠC TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành
Mã số



: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
: 60 38 01 04

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN HƯƠNG

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn
này.

Tác giả luận văn

Vũ Hồng Ngọc


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

: Bộ luật hình sự

NLTNHS


: Năng lực trách nhiệm hình sự

TNHS

: Trách nhiệm hình sự

TAND

: Toà án nhân dân

VKSND

: Viện Kiểm sát nhân dân

CQĐT

: Cơ quan điều tra


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI ĐÁNH BẠC ........................ 7
1.1. Khái niệm của tội đánh bạc trong pháp luật hình sự Việt Nam ................. 7
1.2. Khái quát lịch sử lập pháp về tội đánh bạc trong pháp luật hình sự Việt
Nam ................................................................................................................. 11
1.2.1. Tội đánh bạc trong pháp luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945 đến trước Bộ luật hình sự năm năm 1985……………..……11
1.2.2. Tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự năm 1985…………………..……14
1.3. Tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới…………. 15

1.3.1. Tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa…………………………………………………………….… ………….15
1.3.2. Tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự của Nhật Bản ................................ 16
1.3.3. Tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Nhân dân Lào..... .17
Chương 2 TỘI ĐÁNH BẠC TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
NĂM 2015 TRONG SỰ SO SÁNH VỚI BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
NĂM 1999……………………………………………………………..….....20
2.1. Dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc………………………………………20
2.1.1. Khách thể của tội đánh bạc ................................................................... 21
2.1.2. Mặt khách quan của tội đánh bạc .......................................................... 23
2.1.3. Chủ thể của tội đánh bạc ....................................................................... 31
2.1.4. Mặt chủ quan của tội đánh bạc.............................................................. 34
2.2. Trách nhiệm hình sự của tội đánh bạc ..................................................... 37
2.2.1. Khung hình phạt thứ nhất...................................................................... 37
2.2.2. Khung hình phạt thứ hai ........................................................................ 39
2.2.3. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội đánh bạc ............................ 46


2.3. Phân biệt tội đánh bạc với một số tội phạm khác trong Bộ luật hình
sự.....................................................................................................................48
2.3.1. Phân biệt tội đánh bạc với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc……..…..48
2.3.2. Phân biệt tội đánh bạc với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản..…………...52
2.4. Điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội đánh bạc so với quy định
của Bộ luật hình sự năm 1999…………………………………………...…..55
Chương 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI ĐÁNH BẠC VÀ
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT BẢO ĐẢM HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA
BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015……………...……………………………60
3.1. Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội đánh
bạc trong 5 năm (2012-2016). ........................................................................ 60
3.2. Một số bất cập của Bộ luật hình sự và khó khăn trong thực tiễn xét xử tội

đánh bạc........................................................................................................... 63
3.3. Các biện pháp bảo đảm hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự
năm 2015 về tội đánh bạc .............................................................................. 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................... 76
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tội phạm về cờ bạc nói chung, tội đánh bạc nói riêng là những hành vi
nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm nghiêm trọng trật tự xã hội và nó còn là
nguyên nhân làm phát sinh nhiều tội phạm và các tệ nạn xã hội khác.
Nhà nước Việt Nam từ khi được thành lập năm 1945 đến nay luôn quan
tâm rất lớn đối với việc đấu tranh chống tội phạm nói chung, tội đánh bạc nói
riêng. Điều đó được thể hiện bằng việc Nhà nước Việt Nam đã ban hành rất
nhiều văn bản pháp luật khác nhau quy định xử phạt nghiêm khắc đối với tội
phạm đánh bạc như Sắc lệnh 168 (năm 1948), Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ
luật hình sự năm 1999…
Tuy nhiên, trong những năm gần đây tội đánh bạc ở Việt Nam diễn ra
rất nghiêm trọng, số lượng vụ án bị phát hiện, xử lý ngày càng nhiều; quy mô
của tội phạm ngày càng lớn với thủ đoạn phạm tội này càng đa dạng, xảo
quyệt; số tiền, tài sản người phạm tội sử dụng đánh bạc ngày càng lớn, có
nhiều vụ án, “đường dây đánh bạc” bị triệt pháp với số tiền, tài sản trị giá
hàng nghìn tỉ đồng1… Điều đó đặt ra yêu cầu phải đấu tranh mạnh mẽ, hiệu
quả để ngăn chặn, đẩy lùi và loại bỏ tội đánh bạc khỏi đời sống xã hội.
Thực tiễn đấu tranh chống tội phạm đánh bạc ở Việt Nam những năm
gần đây cho thấy, do những biểu hiện đa dạng của tội phạm này mà các quy
định của Bộ luật hình sự mau chóng bị lạc hậu, không phù hợp đồng thời

cũng do những biểu hiện đa dạng của tội phạm này mà việc nhận thức, xác

1

-

Xem thêm bài viết:
“Triệt phá đường dây cá độ bóng đá hơn 1400 tỷ đồng”, tại địa chỉ: truy cập ngày 05/6/2017.
- “Đường dây đánh bạc hàng nghìn tỉ đồng trên trang ibet789 bị triệt phá” tại địa chỉ:
truy cập ngày 05/6/2017.


2
định hành vi phạm tội (để xử lý) cũng gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn. Vì
vậy, để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm đánh bạc thì việc nghiên cứu làm
rõ khái niệm, dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc; phân tích rõ những hạn chế,
bất cập trong quy định của Bộ luật hình sự cũng như các văn bản pháp luật có
liên quan đến tội đánh bạc là rất cần thiết. Đó chính là lý do để tác giả luận
văn lựa chọn đề tài: “Tội đánh bạc trong pháp luật hình sự Việt Nam” làm
đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội đánh bạc là một trong những loại tội phạm có nguy hiểm cao, gây
ảnh hưởng rất lớn đến an ninh và trật tự chung của xã hội, đặc biệt là trật tự
công cộng. Việc nghiên cứu làm rõ các quy định của Bộ luật hình sự liên quan
đến tội đánh bạc, đề xuất các biện pháp góp phần xử lý có hiệu quả tội phạm
đánh bạc từ trước đến nay đã được khá nhiều người quan tâm nghiên cứu ở
những phương diện khác nhau. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể
đến là:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu tội đánh bạc dưới góc độ tội phạm
học, trong đó kết hợp các nội dung nghiên cứu tội phạm này dưới góc độ luật

hình sự như:
- Đỗ Thị Thu Hằng, Phòng ngừa tội đánh bạc trên địa bàn thành phố
Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, của trường Đại học Luật Hà Nội (2014);
- Vũ Cao Nguyên, Phòng ngừa tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội (2014).
Trong các luận văn này, việc nghiên cứu tội đánh bạc dưới góc độ luật
hình sự chỉ mang tính khái quát làm cơ sở cho các tác giả phân tích đánh giá


3
tình hình tội đánh bạc, phân tích các nguyên nhân của tội phạm và đề xuất các
giải pháp phòng ngừa tội đánh bạc trên địa bàn.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu tội đánh bạc trong pháp luật hình sự
Việt Nam trên những phương diện pháp lý cụ thể như:
- Vũ Thị Phương Lan, Định tội danh đối với tội đánh bạc theo luật hình
sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn Thành phố Hà Nội), Luận văn Thạc
sĩ Luật học, trường Đại học Quốc gia Hà Nội (2014);
- Đỗ Thị Thúy, Tội đánh bạc trong Luật Hình sự Việt Nam - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, Khoá luận tốt nghiệp, trường Đại học Luật Hà Nội
(2011).
Các công trình nghiên cứu nêu trên đều có nội dung nghiên cứu lý luận
về khái niệm, các dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc theo pháp luật hình sự
Việt Nam, tuy nhiên việc nghiên cứu chỉ ở mức độ khái quát hoặc phục vụ
cho mục đích nghiên cứu trên phương diện nhất định như “định tội danh” đối
với tội đánh bạc nên nội dung nghiên cứu chưa toàn diện về tội phạm này.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu là các bài báo đăng trên các tạp chí
chuyên ngành:
- Phan Đình Khánh, Tội đánh bạc trong pháp luật hình sự Việt Nam,
Tập chí Dân chủ và Pháp luật, số 3/1999;
- Mai Bộ, Bàn về tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

trong bộ luật hình sự, Tạp chí Kiểm sát, số 5/2009;
- Trần Thị Thu Thủy, Một số vướng mắc trong việc áp dụng các quy
định của pháp luật hình sự về tội đánh bạc, Tạp chí Kiểm sát, số 22/2015;


4
- Nguyễn Hồng Khánh, Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả
đấu tranh phòng, chống tội phạm đánh bạc, Tạp chí Kiểm sát số 13/2017…
Những bài nghiên cứu trên đã khái quát được một số vấn đề lý luận liên
quan đến tội đánh bạc như: Dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc, việc xác định
tội đánh bạc và thực tiễn định tội đánh bạc; phân tích, đánh giá một số vấn đề
liên quan đến xác định tội đánh bạc trong thực tiễn áp dụng luật hình sự…
Với tình hình nghiên cứu như vậy thì việc nghiên cứu tổng thể, có hệ
thống quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, đặc biệt là quy định của Bộ
luật hình sự năm 2015 về tội đánh bạc, kết hợp so sánh với quy định trong bộ
luật hình sự của một số nước về tội đánh bạc; phân tích những điểm hạn chế,
bất cập của bộ luật hình sự và những khó khăn trong thực tiễn áp dụng luật
hình sự về tội đánh bạc để đề xuất biện pháp hoàn thiện bộ luật hình sự, nâng
cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm này là rất cần thiết.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn có đối tượng nghiên cứu là quy định
của pháp luật hình sự Việt Nam về tội đánh bạc. Thực tiễn xét xử tội đánh bạc
và một số đề xuất hoàn thiện BLHS.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tội đánh bạc dưới góc độ
luật hình sự, trong đó tập trung phân tích, làm rõ khái niệm, đặc điểm và các
dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc; trách nhiệm hình sự của người phạm tội
đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam; phân tích những hạn chế bất cập của
luật hình sự và khó khăn trong thực tiễn áp dụng luật hình sự và đề xuất biện
pháp hoàn thiện bộ luật hình sự, nâng cao hiệu quả áp dụng luật hình sự đối
với tội phạm này.



5
4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu của luận văn là xác định những hạn chế, bất cập của Bộ luật
hình sự về tội đánh bạc; những khó khăn trong thực tiễn áp dụng luật hình sự
về tội đánh bạc để đề xuất hoàn thiện Bộ luật hình sự, nâng cao hiệu quả áp
dụng luật hình sự xử lý tội đánh bạc.
Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận văn tập trung nghiên cứu, giải
quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội đánh
bạc;
- Phân tích khái niệm, đặc điểm và các dấu hiệu pháp lý của tội đánh
bạc, trách nhiệm hình sự của người phạm tội đánh bạc theo Bộ luật hình sự
năm 2015;
- Nghiên cứu thực tiễn xét xử và áp dụng luật hình sự xử lý tội đánh
bạc ở Việt Nam trong những năm gần đây cùng với những bất cập của Bộ luật
hình sự, những khó khăn trong thực tiễn áp dụng luật hình sự để đề xuất biện
pháp hoàn thiện Bộ luật hình sự.
5. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hướng của Đảng về chính
sách hình sự, đường lối xử lý tội đánh bạc ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu của luận văn:
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.


6
Ngoài ra, luận văn còn kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích,

tổng hợp, so sánh.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Đây là công trình khoa học nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật
học, nghiên cứu cơ bản, tổng thể các vấn đề liên quan đến tội đánh bạc theo
luật hình sự Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa góp phần hoàn thiện quy
định của pháp luật về tội đánh bạc, nâng cao hiệu quả áp dụng luật hình sự xử
lý tội đánh bạc ở Việt Nam hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về tội đánh bạc
Chương 2: Tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự năm 2015
Chương 3: Thực tiễn xét xử tội đánh bạc và một số đề xuất hoàn thiện
Bộ luật hình sự.


7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI ĐÁNH BẠC
1.1. Khái niệm của tội đánh bạc trong pháp luật hình sự Việt Nam
Dưới góc độ pháp luật hình sự thì tội đánh bạc đã được quy định trong
các văn bản pháp luật hình sự của Nhà nước Việt Nam từ sau cách mạng
tháng Tám năm 1945, tuy nhiên quy định của luật hình sự ở mỗi giai đoạn
lịch sử cũng như nhận thức của người áp dụng cũng có sự khác nhau. Vì vậy,
dưới góc độ khoa học, việc phân tích làm rõ khái niệm tội đánh bạc là rất cần
thiết. Việc phân tích làm rõ khái niệm, qua đó phân tích làm rõ các đặc điểm
của tội đánh bạc giúp cho người nghiên cứu cũng như áp dụng luật hình sự
hiểu rõ bản chất, tính nguy hiểm của tội này cũng như các dấu hiệu pháp lý
liên quan đến tội đánh bạc qua đó xác định TNHS đối với người phạm tội một

cách đúng đắn, chính xác. Việc nhận thức đúng đắn khái niệm, cũng như các
dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc là cơ sở quan trọng cho việc hoàn thiện
BLHS về tội đánh bạc cũng như xây dựng kế hoạch phòng ngừa và đấu tranh
có hiệu quả với tội đánh bạc trong thực tiễn.
Trên thực tế, khi nhắc đến tội đánh bạc thì tội đánh bạc đều được hiểu
là việc tham gia các trò chơi có tính “được thua” bằng tiền hay hiện vật dưới
bất kỳ hình thức nào một cách trái phép.
Tuy nhiên do quy định của pháp luật nói chung (Sắc lệnh 168/SL ngày
14/4/1948…) cũng như quy định của BLHS ở những thời kỳ khác nhau còn
chưa thật đầy đủ, chưa thật chặt chẽ và điều này làm cho việc nhận thức, áp
dụng gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn. Điều này dẫn đến có những quan
điểm, cách hiểu khác nhau về tội đánh bạc cũng như các dấu hiệu pháp lý của
tội này trong khoa học cũng như trong thực tiễn.


8

Theo từ điển Tiếng Việt: “Đánh bạc được hiểu là chơi các trò chơi ăn
thua bằng tiền”2
Có quan điểm cho rằng: “Đánh bạc là tham gia trò chơi có được thua
bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào”3.
Hai quan điểm nêu trên đưa ra cách hiểu một cách ngắn gọn và khái
quát nhất về tội đánh bạc, cũng như các đặc điểm chung của hành vi đánh bạc
và tội đánh bạc là "hành vi tham gia trò chơi được thua bằng tiền hay tài sản";
quan điểm thứ hai còn mô tả thêm dấu hiệu về phương thức thực hiện tội
phạm đánh bạc là đánh bạc "dưới bất kỳ hình thức nào". Tuy nhiên cả hai
quan điểm này chưa phản ánh rõ bản chất pháp lý cũng như tính nguy hiểm
cho xã hội của hành vi đánh bạc.
Dưới góc độ khoa học luật hình sự, theo từ điển luật học thì: “Đánh bạc
(hành vi) tham gia vào trò chơi được tổ chức bất hợp pháp mà sự được (hoặc

thua) kèm theo việc được (hoặc mất) lợi ích vật chất đáng kể (tiền, hiện vật
hoặc các hình thức tài sản khác)”4.
Theo quan điểm này thì hành vi đánh bạc cũng được hiểu là hành vi
tham gia trò chơi có tính sát phạt lẫn nhau với mục đích thu tiền, kiếm lợi
bằng cách được hoặc thua (mất) bằng tiền hoặc tài sản. Tuy nhiên quan điểm
này còn phản ánh rõ bản chất pháp lý của hành vi đánh bạc là tham gia trò
chơi được tổ chức bất hợp pháp – “bị cấm”. Pháp luật Việt Nam từ trước đến

2

Xem:Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

3

Xem: Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, tập IX Các tội xâm
phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Nxb Tổng hợp thanh phố Hồ Chí Minh, trang 284.
4

Xem: Viện khoa học pháp lý, Từ điển luật học, Nxb Từ điển bách khoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội2006, trang 227.


9

nay luôn coi việc đánh bạc, hành vi đánh bạc là xấu, nguy hiểm cho xã hội
nên bị Nhà nước cấm. Điều này giải thích vì sao trong BLHS năm 1985,
BLHS năm 1999 (lúc mới ban hành) khi quy định về tội đánh bạc, nhà làm
luật chỉ quy định: “Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào…thì bị
phạt…” mà không quy định là “người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ
hình thức nào... thì...”.
Tuy nhiên, hành vi đánh bạc và tội đánh bạc là khác nhau. Không phải

hành vi đánh bạc nào cũng là tội đánh bạc mà bị xử lý bằng luật hình sự.
Về tội đánh bạc, có quan điểm cho rằng: “Tội đánh bạc là hành vi tham
gia trò chơi trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện
vật từ hai triệu đồng trở lên, gây thiệt hại cho trật tự an toàn công cộng, do
người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện với lỗi cố ý trực
tiếp; hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội tổ chức
đánh bạc và gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm5.
Quan điểm về tội đánh bạc hay khái niệm về tội đánh bạc nêu trên khá
đầy đủ và chi tiết, các dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc được quy định trong
BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Tuy nhiên, nếu đối chiếu với
quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) thì cụm từ “được
thua bằng tiền hay hiện vật từ hai triệu đồng trở lên” được sử dụng trong khái
niệm này chưa chính xác. Đối chiếu khái niệm trên với quy định về tội đánh
bạc theo quy định của BLHS năm 2015 thì khái niệm này đã không còn phù
hợp, bởi mức định lượng tiền hay hiện vật dùng để đánh bạc theo quy định
của BLHS năm 2015 đã tăng từ “2 triệu đồng” lên “5.000.000 đồng”. BLHS

5

Xem: Vũ Thị Phương Lan, Định tội danh đối với tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ
sở thực tiễn địa bàn Thành phố Hà Nội), Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội – 2014, trang 44.


10

năm 2015 còn quy định trường hợp đánh bạc với trị giá tài sản hoặc hiện vật
dưới 5 triệu đồng nhưng bị xử phạt vi phạm hành chính thì cũng bị coi là tội
phạm và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nghiên cứu quy định của BLHS về tội đánh bạc thì yêu cầu đặt ra trước
hết phải làm rõ khái niệm cũng như các đặc điểm của tội phạm này, có như

vậy người nghiên cứu mới có cơ sở thống nhất để nghiên cứu, làm rõ các dấu
hiệu pháp lý cũng như các tình tiết có liên quan của hành vi phạm tội. Trên cơ
sở đó, người nghiên cứu mới phân tích, đánh giá làm rõ bản chất nguy hiểm
của tội này, đánh giá các quy định của BLHS về hình phạt và biện pháp xử lý
đối với tội này có phù hợp không; phân tích những hạn chế bất cập trong quy
định của BLHS về tội này và đưa ra các đề xuất hoàn thiện BLHS.
Trên cơ sở phân tích khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội
đánh bạc; phân tích các quan điểm khác nhau về khái niệm hành vi đánh bạc
và tội đánh bạc; đồng thời căn cứ vào dấu hiệu pháp lý được mô tả tại Điều
321 BLHS năm 2015 về tội đánh bạc, thì khái niệm tội đánh bạc theo Luật
hình sự Việt Nam được hiểu là: “Tội đánh bạc là hành vi của người có năng
lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi Bộ luật hình sự quy định tham gia trò
chơi được tổ chức bất hợp pháp mà việc được hoặc thua kèm theo việc
được hoặc mất khoản tiền hoặc hiện vật nhất định”6

6

Lưu ý:Theo BLHS năm 2015 thì tiền hoặc hiện vật phải trị giá từ 5.000.000 đồng trở lên hoặc dưới
5.000.000 đồng thì hành vi đánh bạc phải kèm theo dấu hiệu nhất định như: Đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội
quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.


11
1.2. Khái quát lịch sử lập pháp về tội đánh bạc trong pháp luật
hình sự Việt Nam
1.2.1. Tội đánh bạc trong pháp luật hình sự Việt Nam từ sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước Bộ luật hình sự năm
năm 1985
Trong Luật hình sự Việt Nam, tội đánh bạc được quy định rất sớm và

còn được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với yêu cầu đấu tranh chống tội phạm
trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Sau khi cách mạng Tháng 8/1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa ra đời, do nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của các hành vi cờ
bạc và để đấu tranh, ngăn chặn những hành vi này, Nhà nước ta đã ban hành
nhiều văn bản pháp luật khác nhau, trong đó có Sắc lệnh số 168/SL
(ngày14/4/1948) quy định về tội cờ bạc với mục tiêu chính là ngăn chặn các
thành phần dùng cờ bạc vào mục đích phá hoại sản xuất, nền văn hóa và trật
tự xã hội mới; bóc lột nhân dân cũng như làm cho một số người sao lãng
nhiệm vụ cách mạng.
Điều 1 Sắc lệnh 168 quy định: “Tất cả các trò chơi cờ bạc dù có tính
chất may rủi hay là có thể dùng trí khôn để tính nước mà được thua bằng tiền
đều coi là tội đánh bạc”7; đoạn 2 của điều này còn quy định “những cuộc
đánh đố nhau bằng tiền, những cuộc xổ số bằng tiền hay bằng đồ mà không
có nhà chức trách có thẩm quyền cho phép trước cũng đều bị phạt như tội
đánh bạc”8.

7

Xem: TAND Tối cao (1975), Tập hệ thống hoá luật lệ về hình sự, Hà Nội, tr.497

8

Xem: TAND Tối cao (1975), Tập hệ thống hoá luật lệ về hình sự, Hà Nội, tr.497


12

Theo quy định của văn bản này, chúng ta có thể thấy rằng trong thực tế
tội đánh bạc có biểu hiện rất đa dạng, được thực hiện bằng nhiều hình thức

khác nhau và cho dù bằng hình thức nào thì hành vi phạm tội của tội phạm
này đều có đặc điểm chung là hành vi tham gia “trò chơi”; tham gia “đánh
đố”… kèm theo sự phân định “thắng”, “thua” qua đó người chơi có thể được
hoặc mất bằng một khoản tiền hay bằng đồ vật có giá trị. Mặc dù, điều luật
không quy định “đánh bạc trái phép” nhưng theo quy định của điều luật này
chúng ta có thể thấy rằng đánh bạc là hành vi bị cấm - bị coi là “tội đánh bạc”.
Vì vậy, để che giấu bản chất của hành vi, người phạm tội có thể sử dụng các
cách thức như tham gia các “trò chơi”, tham gia “cuộc đánh đố”… kèm theo
việc được thua bằng tiền hay đồ vật. Tuy nhiên, viêc tham gia trò chơi được
thua mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền thì hành vi (tham gia
trò chơi trái phép) này cũng bị cấm - bị coi là tội đánh bạc.
Ngoài ra, “theo quy định của Sắc lệnh này không chỉ những người có
hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc hay gá bạc mà cả những người đồng phạm
và tòng phạm khác cũng bị xử lý về hình sự”9.
Tội phạm về cờ bạc nói chung, tội đánh bạc nói riêng có tính nguy
hiểm cao cho xã hội, xâm phạm nghiêm trọng trật tự xã hội và cần bị xử lý
nghiêm khắc. Vì vậy, Sắc lệnh 168/SL quy định có các loại hình phạt khác
nhau đối với các tội này như: Phạt tiền, phạt tù. Trong đó, người phạm tội
đánh bạc “bị áp dụng cả hình phạt tiền và hình phạt tù”10.

9

Xem: Sắc lệnh số 168/SL, ngày 14/4/1948 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa về
việc ấn định cách trừng trị tội đánh bạc.
10
Xem: Sắc lệnh số 168/SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa về việc ấn định
cách trừng trị tội đánh bạc, Điều 4.


13


Để đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi cờ bạc nói chung, tội đánh
bạc nói riêng (dưới nhiều hình thức khác nhau), Bộ trưởng Bộ Tư pháp còn
ban hành các “Thông tư 301/VHH-HS ngày 14/01/1957 và Thông tư số 2098
ngày 31/5/1957 của Bộ Tư pháp về việc bài trừ nạn cờ bạc”11, cụ thể là các trò
chơi mang tính giải trí có thể bị xử lý hình sự như: Mà chược, tú lơ khơ, tổ
tôm, tài bài, chắn, tam cúc, bất nếu có đủ bằng chứng là việc chơi này bề
ngoài là để giải trí nhưng thực sự bề trong là được thua bằng tiền, thì tuy
không có tiền mặt ở trên bàn bạc, chiếu bạc mà chỉ có que diêm hay jeton...
thay thế cho tiền thì vẫn có thể bị truy tố về tội đánh bạc.
Tội phạm về cờ bạc nói chung, tội đánh bạc nói riêng có thể được thực
hiện tại mọi địa điểm, dưới nhiều hình thức khác nhau…Điều đó làm cho việc
xử lý các tội phạm này trong thực tế gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật đối với từng trường hợp phạm tội khác
nhau. Vì vậy, ngày 8/1/1968, TAND tối cao ra bản tổng kết số 9/NCPL hướng
dẫn đường lối xét xử các tội cờ bạc. Theo bản tổng kết khái niệm hành vi
đánh bạc được hiểu bạc là “hành vi chơi có được thua bằng tiền mặt hay
không dùng tiền mặt nhưng thanh toán với nhau bằng tiền, tuy nhiên phải có
động cơ mục đích sát phạt nhau"12. Bản tổng kết số 9/NCPL đã chỉ rõ ranh
giới những trường hợp cần thiết phải xử lý bằng chế tài hình sự và những
trường hợp không cần thiết phải xử lý bằng chế tài hình sự. Theo đó, đối với
hành vi đánh bạc người đánh bạc phải có động cơ mục đích sát phạt nhau, có

11

Xem: Thông tư 301/VHH-HS ngày 14/01/1957 và Thông tư số 2098 ngày 31/5/1957 tại địa chỉ:
truy cập 15/7/2017.
12

Xem: TAND Tối cao (1975), Tập hệ thống hoá luật lệ về hình sự, Hà Nội, tr.498



14

được thua đáng kể thì mới cần thiết phải xử lý về hình sự vì khi đó tính chất
hành vi bóc lột lẫn nhau, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi đánh bạc
mới được thể hiện rõ.
Trong các văn bản nêu trên mặc dù mô tả khá cụ thể các hành vi đánh
bạc, hành vi gá bạc và những hành vi “tòng phạm”, tội đánh bạc…nhưng các
văn bản này chưa đưa ra khái niệm cụ thể, thống nhất về tội đánh bạc.
Mặc dù còn những hạn chế nhất định, nhưng phải khẳng định rằng Sắc
lệnh 168/SLcùng các văn bản hướng dẫn thi hành là những cơ sở pháp lý
quan trọng để đấu tranh chống tội phạm cờ bạc nói chung, tội đánh bạc nói
riêng, thực hiện những nhiệm vụ xây dựng cải tạo xã hội của Nhà nước ta
trong thời kỳ này. Các văn bản nêu trên cũng là cơ sở để xây dựng những quy
định của Bộ luật hình sự Việt Nam (BLHS năm 1985, BLHS năm 1999,
BLHS năm 2015) về các tội phạm này.
1.2.2. Tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự năm 1985
Trong BLHS năm 1985, các tội phạm về cờ bạc được quy định chung
trong một điều luật (Điều 200). Theo quy định tại khoản 1 Điều 200 BLHS
năm 1985, tội đánh bạc được hiểu là hành vi của “người nào đánh bạc dưới
bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật”và người phạm tội có
thể bị "phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ
sáu tháng đến ba năm”; “trường hợp tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm”.
Trong BLHS năm 1985, nhà làm luật đã mô tả khá cụ thể những dấu
hiệu pháp lý của tội đánh bạc, đã được phân định rõ tội đánh bạc với tội tổ
chức đánh bạc và tội gá bạc bằng cách quy định cụ thể ở hai khung hình phạt
khác nhau với chế tài cụ thể khác nhau. Hành vi đánh bạc được thực hiện



15
bằng nhiều hình thức khác nhau - “dưới bất kỳ hình thức nào” và phải có mục
đích sát phạt lẫn nhau là “được thua” bằng tiền hay hiện vật. Tuy nhiên, trong
BLHS năm 1985 nhà làm luật không quy định cụ thể số tiền hoặc hiện vật trị
giá là bao nhiêu tiền để làm căn cứ cho việc định tội mà chỉ quy định một
cách chung chung là được thua bằng tiền hay hiện vật. Việc quy định chung
chung như vậy dẫn tới những khó khăn trong thực tiễn áp dụng, gây nên sự
không thống nhất khi áp dụng quy định của điều luật.
1.3. Tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới
1.3.1. Tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa
Trong BLHS của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt
là BLHS Trung Hoa) tội đánh bạc được quy định tại Điều 303, có nội dung
như sau:
“Người nào lấy việc tụ tập đánh bạc, mở sòng bạc làm mục đích kinh
doanh kiếm lời hoặc lấy việc đánh bạc làm nghiệp, thì bị phạt tù đến ba năm,
cải tạo lao động, quản chế và bị phạt tiền”13
Như vậy, theo BLHS Trung Hoa hành vi tụ tập đánh bạc, mở song bạc
phải có động cơ mục đích kinh doanh kiếm lời hoặc lấy việc đánh bạc làm
nghề kiếm sống thì bị xử lý về hình sự vì khi đó tính chất hành vi sát phạt về
kinh tế để kiếm tiền bất hợp pháp, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi
đánh bạc mới được thể hiện rõ.
So với quy định về tội đánh bạc trong pháp luật hình sự của Việt Nam
thì quy định về tội đánh bạc trong BLHS Trung Hoa khá ngắn gọn. Điều luật
13

Xem: Đinh Bích Hà (Dịch và giới thiệu), Bộ luật hình sự của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa,
Nxb Tư Pháp, Hà Nội – 2007 (Chương IV Tội xâm phạm trật tự quản lý xã hội, Điều 303, trang 187).



16
không quy định mức định lượng tiền để truy cứu TNHS và cũng không quy
định trường hợp người thực hiện hành vi đánh bạc sử dụng trị giá hiện vật
dùng để đánh bạc như quy định của BLHS Việt Nam. Về khung hình phạt đối
với tội đánh bạc, BLHS Trung Hoa quy định người phạm tội bị phạt tù đến 3
năm, cải tạo lao động, quản chế và bị phạt tiền. So với khung hình phạt quy
định trong Điều 321 BLHS Việt Nam năm 2015 thì hình phạt tối đa đối với
người phạm tội đánh bạc trong luật hình sự Trung Hoa chỉ đến 3 năm tù,
trong khi đó BLHS Việt Nam quy định mức hình phạt tối đa là 7 năm tù.
1.3.2. Tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự của Nhật Bản
Điều 185 BLHS Nhật Bản quy định: “Người nào đánh bạc thì bị phạt
tiền dưới 50 vạn Yên hoặc phạt tiền mức nhẹ. Tuy nhiên không hạn chế trong
trường hợp cá cược vật dùng để giải trí nhất thời”; khoản 1 Điều 186 BLHS
Nhật Bản còn quy định “người nào đánh bạc nhiều lần thì bị phạt tù dưới 3
năm”14.
Chúng ta có thể nhận thấy pháp luật hình sự Nhật Bản quy định rất rõ
chế tài đối với tội đánh bạc. Cũng như các nước khác, Nhật Bản cũng coi việc
tham gia chơi cờ bạc là hành vi bất hợp pháp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng
tới trật tự, an toàn công cộng - bị coi là tôi phạm. BLHS Nhật Bản cũng quy
định hình phạt tiền là hình phạt chính đối với tội đánh bạc. Tuy nhiên về mức
hình phạt tù tối đa trong pháp luật hình sự của Nhật Bản là 3 năm tù, trong khi
đó ở Việt Nam là 07 năm tù. Pháp luật hình sự Nhật Bản không quy định hình
phạt bổ sung đối với tội đánh bạc, trong khi tại khoản 3 Điều 321 BLHS Việt
Nam năm 2015 thì người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt phụ là phạt
tiền từ 10.000.000đ đến 50.000.000đ.

14

Xem: Trần Thị Hiển (2011), BLHS Nhật Bản, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, trang 147-148.



17

1.3.3. Tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Nhân dân Lào
Điều 83 BLHS nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào năm 2006 quy định:
“Bất kỳ người nào tham gia đánh bạc trái phép sẽ bị phạt tiền từ
200.000 Kíp đến 2.000.000 Kíp. Người nào đồng ý cho sử dụng địa
điểm của nhà mình làm nơi đánh bạc, người tổ chức đánh bạc nếu tái
phạm sẽ bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm hoặc phạt cải tạo không
giam giữ. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 500.000
Kíp đến 10.000.000 Kíp”15
BLHS Lào quy định hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc và gá bạc
trong cùng một điều luật. Bên cạnh đó cũng quy định bất kỳ người nào tham
gia đánh bạc trái phép sẽ bị phạt tiền từ 200.000 Kíp đến 2.000.000 Kíp. So
với quy định tại Điều 321 BLHS Việt Nam năm 2015 thì quy định tại Điều 83
BLHS Lào cũng quy định các hình phạt áp dụng đối với người phạm tội đánh
bạc là: Phạt tù, cải tạo không giam giữ, phạt tiền. Trong đó hình phạt tiền của
Điều 83 BLHS Lào có thể được áp dụng là hình phạt chính hoặc bổ sung. Tuy
nhiên mức hình phạt tù tối đa áp dụng đối với người phạm tội đánh bạc của
luật hình sự Lào chỉ là 2 năm tù, trong khi đó quy định tại khoản 2 Điều 321
BLHS Việt Nam năm 2015 là tới 7 năm tù.
Nghiên cứu quy định về tội đánh bạc trong pháp luật hình sự một số
nước trên thế giới cho thấy: Pháp luật hình sự một số nước trên thế giới coi
đánh bạc là bất hợp pháp và bị coi là tội phạm. BLHS một số nước trên thế
giới quy định khá rõ về tội phạm và hình phạt áp dụng đối với những người

15

Xem: Vũ Thị Phương Lan, Định tội danh đối với tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ

sở thực tiễn địa bàn Thành phố Hà Nội), Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội – 2014, trang 44.


18

phạm tội đánh bạc. Những quốc gia coi đánh bạc là hành vi hợp pháp luôn có
những chính sách hình sự phù hợp để quản lý hoạt động đánh bạc như việc
quy định khu vực được coi là hợp pháp hay khu vực được coi là bất hợp pháp.
So với pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới quy định về tội đánh
bạc tại Điều 248 BLHS Việt Nam năm 1999 và đặc biệt Điều 321 BLHS Việt
Nam năm 2015 đảm bảo tính chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp, quy định cụ thể
dấu hiệu cấu thành tội phạm, các chế tài áp dụng đối với người thực hiện hành
vi đánh bạc; đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống tội phạm đánh bạc trong giai
đoạn hiện nay.


19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Sau khi phân tích khái quát lịch sử lập pháp Việt Nam về tội đánh bạc;
phân tích khái niệm, đặc điểm của tội đánh bạc theo pháp luật hình sự Việt
Nam và đối chiếu, so sánh với quy định về tội đánh bạc trong BLHS một số
nước trên thế giới, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Đánh bạc – hành vi sát phạt, được thua bằng tiền hay hiện vật là hành
vi nguy hiểm cho xã hội cần thiết bị coi là tội phạm và đã được quy định là tội
phạm trong Luật hình sự Việt Nam từ rất sớm.
- Tội đánh bạc là hành vi tham gia trò chơi có tính sát phạt được thua
bằng tiền hoặc hiện vật (với trị giá tiền nhất định) và có thể được thực hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau, ở mọi địa điểm khác nhau.
- Theo luật hình sự Việt Nam tội đánh bạc phải được thực hiện bởi

người có NLTNHS, đạt độ tuổi BLHS quy định nhưng các chủ thể thực hiện
tội đánh bạc có thể rất đa dạng như nam giới, nữ giới, người già, người trẻ,
thậm chí cả cán bộ, đảng viên.
- Tội đánh bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội không chỉ được quy
định trong BLHS Việt Nam mà còn được quy định trong BLHS của một số
nước trên thế giới.


×