Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng của cây tràm úc (melaleuca leucadendra l)giai đoạn vườn ươm tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.24 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ THỊ BỎNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ TƯỚI NƯỚC ĐẾN
SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRÀM ÚC (Melaleuca leucadendra L) GIAI
ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Lâm nghiệp
Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên – 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ THỊ BỎNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ TƯỚI NƯỚC ĐẾN SINH
TRƯỞNG CỦA CÂY TRÀM ÚC (Melaleuca leucadendra L) GIAI ĐOẠN


VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2013 - 2017

Giảng viên hướng dẫn : TS. Lê Sỹ Hồng

Thái Nguyên - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp:“Nghiên cứu ảnh hưởng của
chế độ tưới nước đến sinh trưởng của cây Tràm Úc(Melaleuca
leucadendra L)giai đoạn vườn ươm tại Trường Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, công trình được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Sĩ Hồng. Những phần sử dụng tài
liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham
khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa
hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày 25tháng5năm 2017
XÁC NHẬN CỦA GVHDNgười viết cam đoan
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước Hội đồng khoa học!

TS. Lê Sĩ Hồng

Hà Thị Bỏng
XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên

để sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập cuối khóa có một ý nghĩa quan trọng đối với mỗi sinh viên
đây là giai đoạn giúp cho sinh viên nâng cao năng lực tri thức và khả năng
sáng tạo của mình, đồng thời giúp cho sinh viên có khả năng tổng hợp được
kiến thức đã học và áp dụng thực tiễn một cách hiệu quả hơn. Được sự
nhất chí của ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và giáo viên hướng dẫn, tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước

đến sinh trưởng của cây Tràm Úc (Melaleuca leucadendra L) giai đoạn
vườn ươm tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, dưới sự
hướng
dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn và được phía nhà trường tạo điều kiện
thuận lợi, tôi đã có một quá trình nghiên cứu, tm hiểu và học tập nghiêm túc
để hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.
Lê Sĩ Hồng người đã hướng dẫn chỉ bảo cho tôi tận tnh để hoàn thành tốt đề
tài
này.
Với kiến thức và thời gian có hạn, chắc chắn đề tài này của tôi không
tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến phê bình,
đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài này của tôi được hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 5năm 2017
SINH VIÊN
Hà Thị Bỏng


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn, Doo, chất lượng của cây Tràm Úc ở
các công thức thí nghiệm ................................................................ 19
Bảng 3.2: Bảng sắp xếp các trị số quan sát phân tch phương sai 1 nhân tố .
20
Bảng 3.3: Bảng phân tch phương sai 1 nhân tố ANOVA.............................. 23

Bảng 4.1: Kết quả về tỷ lệ sống của cây Tràm Úc ở các công thức thí nghiệm
......................................................................................................... 24
Bảng 4.2: Phân tích phương sai một nhân tố đối với tỷ lệ sống của cây Tràm
Úc .................................................................................................... 25
Bảng 4.3: Kết quả sinh trưởng �vn của cây Tràm Úc ở các công thức thí
nghiệm............................................................................................. 27
Bảng 4.4: Phân tích phương sai một nhân tố đối với chiều cao của cây Tràm
Úc .................................................................................................... 29
Bảng 4.5: Kết quả sinh trưởng �oo của cây Tràm Úc ở các công thức thí
nghiệm trong giai đoạn vườn ươm.................................................. 30
Bảng 4.6: Phân tích phương sai một nhân tố đối với đường kính của cây Tràm
Úc .................................................................................................... 33
Bảng 4.7: Kết quả tỉ lệ cây tốt, trung bình, xấu và cây đủ tiêu chuẩn xuất
vườn của cây Tràm Úc .................................................................... 34


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm ............................................ 14
Hình 4.1. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ sống của cây Tràm Úc ở các công thức thí
nghiệm............................................................................................. 25
Hình 4.2. Đồ thị biểu diễn chiều cao trung bình của cây Tràm Úc ở các công
thức thí nghiệm về chế độ tưới nước ..............................................
27
Hình 4.3. Ảnh đo chiều cao trung bình của cây Tràm Úc ở các công thức thí
nghiệm............................................................................................. 28
Hình 4.4. Đồ thị biểu diễn đường kính trung bình của cây Tràm Úc ở các công
thức thí nghiệm về chế độ tưới nước ..............................................

31
Hình 4.5. Ảnh đo đường kính trung bình của cây Tràm Úc ở các.................. 32
Hình 4.6. Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ cây tốt, trung bình, xấu của cây Tràm Úc ở
các công thức thí nghiệm ................................................................ 35
Hình 4.7. Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ cây đủ têu chuẩn xuất vườn của cây Tràm
Úc ở các công thức thí nghiệm. ...................................................... 35
Hình 4.8. Một số hình ảnh cây Tràm Úc ở các công thức thí nghiệm ............ 38


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ...........................................................................................
1
1.1. Đặt vấn đề...................................................................................................
1
1.2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................
2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................
2
1.4. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2
1.4.1.

Ý

nghĩa


trong

.................................................................................2

1.4.2.Ý

nghĩa

trong

...................................................................................3

khoa

học

thực

tiễn

PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU....................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ...........................................................................................
4
2.1.1.
Vai
trò
của
nước
cây .........................................................................4

2.1.2.

Các

biện

pháp

...............................................................................5

đối
tưới

với
nước

2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.............................................................
7
2.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................. 8
2.4. Một số thông tin về loài cây Tràm Úc[22]................................................. 9


2.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu................................................................ 10
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 13
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 13
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................
13
3.3. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................
13
3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................

13


3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

...................................................................14

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

.....................................................................16

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ...........................................................................19
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ .................................... 24
4.1. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến tỷ lệ sống của cây Tràm Úc .........
24
4.2. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng Hvn của cây Tràm Úc
...... 26
4.3. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng Doo của cây Tràm Úc
.... 30
4.4. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến tỷ lệ xuất vườn của cây Tràm Úc
...... 33
PHẦN 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................ 39
5.1. Kết luận .................................................................................................... 39
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 39
5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 41


1


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên không chỉ cung cấp lâm đặc sản mà rừng còn là lá
phổi xanh của nhân loại, điều hòa khí quyển, hấp thu chất độc hại như:
CO2, SO2 ,...và làm cân bằng môi trường sinh thái đem lại cuộc sống trong
lành cho con người. Mặc dù rừng có vai trò to lớn như vậy những diện tích
rừng không những trong nước mà ở một số nước khác, diện tích rừng
ngày càng giảm về số lượng và chất lượng (Nguyễn Thị Cẩm Nhung,
2006)[10]. Do việc tăng lên về dân số và sự phát triển nhanh chóng của nền
công nghiệp đã dẫn tới việc phá rừng, lạm dụng tài nguyên rừng một cách
trầm trọng. Điều này gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: xói mòn,
rửa trôi, cạn kiệt nguồn nước,phá hủy môi trường sống của động vật,
làm mất đa dạng sinh học, gây nên biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi
trường… hàng loạt những hậu quả xấu diễn ra khi diện tích rừng bị giảm.
Trước thực trạng đó Nhà Nước ta đã quan tâm phát triển rừng để
phủ xanh đất trống, nâng cao chất lượng rừng.
Trong những năm gần đây, việc trồng rừng ngày càng được người dân
quan tâm, nhằm đáp ứng nhu cầu về gỗ, lâm sản ngoài gỗ nâng cao thu
nhập đồng thời cải thiện các chức năng phòng hộ, cảnh quan, điều hòa khí
hậu…
Giống là một khâu đặc biệt quan trọng trong các chương trình
trồng rừng kể cả trong rừng kinh tế, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và
trồng cây phân tán. Công tác giống đóng vai trò không thể thiếu được trong
trồng rừng, nhằm tái tạo, giúp cho nghề rừng được lâu dài, sớm phát huy tác
dụng phòng hộ và bảo vệ môi trường.
Hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào cụ thể để nhân rộng
loài cây này phục vụ cho công tác trồng rừng. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ
rằng sự thành công trong công tác trồng rừng không chỉ phụ thuộc vào
đặc



tính sinh học của loài cây mà còn phụ thuộc vào chất lượng cây con và nhiều
nhân tố ngoại cảnh khác.
Nước là một nhân tố quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát
triển cây, vì vậy mục têu của nghiên cứu này là xác định chế độ tưới nước
ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Tràm Úc.
Xuất phát từ thực tế đó tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của chế độ tưới nước đến sinh trưởng của cây Tràm Úc (Melaleuca
leucadendra L) giai đoạn vườn ươm tại Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu góp phần tạo giống tốt, phục vụ cho công tác trồng rừng
nhằm bảo tồn và phát triển loài cây Tràm Úc. Chọn ra công thức thí nghiệm
tốt nhất trong sinh trưởng của cây Tràm Úc ở giai đoạn vườn ươm. Áp dụng
công thức đó cho các lần ươm cây giống sau này.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được chế độ tưới nước phù hợp nhất cho sinh trưởng của
cây
Tràm Úc.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong khoa học
Giúp cho sinh viên bước đầu làm quen, hiểu thêm về kiến thức phục
vụ cho công tác điều tra ngoài thực tế, vận dụng cả lý thuyết và thực hành
nhằm đạt kết quả và chất lượng cao trong quá trình học tập tại nhà trường.
Góp phần hoàn chỉnh dữ liệu khoa học về việc nghiên cứu chuyên sâu
loài cây Tràm Úc.
Qua kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học để lựa chọn tỷ lệ sống, tỷ
lệ xuất vườn cây Tràm Úc.



1.4.2. Ý nghĩa trong thực tễn
Trang bị cho sinh viên cách tiếp cận thực tiễn những vấn đề trong sản
xuất, kinh doanh rừng, quản lý nguồn tài nguyên rừng hiện nay, nâng cao
tính bền vững của hệ sinh thái rừng.
Áp dụng kết quả nghiên cứu để đưa ra chế độ tưới nước hợp lý
nhất trong chăm sóc cho loài cây Tràm Úc giúp cho cây sinh trưởng nhanh,
đảm bảo số lượng, chất lượng cây con, góp phần tăng tỷ lệ xuất vườn,
giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo
và xây dựng quy trình kĩ thuật gieo ươm cây Tràm Úc.


PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Vai trò của nước đối với cây
Nước là thành phần quan trọng cấu trúc nên chất nguyên sinh. Nước
chiếm trên 85% khối lượng của chất nguyên sinhvà nó quyết định tính
ổn định của cấu trúc keo nguyên sinh chất. Bình thường chất nguyên sinh ở
trạng thái sol biểu hiện hoạt động mạnh. Nếu mất nước thì hệ keo nguyên
sinh chất có thể chuyển sang trạng thái coaxeva hay gel làm giảm mức độ
hoạt động sống của tế bào và của cây.Nước tham gia vàcác phản ứnghóa
sinh,các biến đổichất trong tế bào. Nước là dung môi đặc hiệu cho các phản
ứng, vừa tham gia trực tiếp vào các phản ứng trong cây.Nước cung cấp điện
+

tử H cho việc khử C02 trong quang hợp, tham gia oxy hóa nguyên liệu hô
hấp, tham gia quá trình phản ứng thủy phân.
Nước hòa tan các chất hữu cơ và các chất khoáng rồi vận chuyển

đến tất cả các cơ quan cần thiết trong toàn cơ thể và tích lũy vào cơ quan
dự trữ. Có thể nói nước là mạch máu lưu thông đảm bảo khâu điều hòa và
phân phối vật chất trong cây, quyết định việc hình thành năng suất và kinh tế
của cây trồng.Nướclà chất điềuchỉnh nhiệtrongcây.Khigặpnhiệuđộcao,quá
trình bay hơi nước sẽ làm giảm nhiệt độ đặc biệt là của bộ lá, đảm bảo các
hoạt động quang hợp và các chức năng sinh lý khác tiến hành thuận lợi. Đồng
thời, quá trình thoát hơi nước ở lá là động lực quan trọng nhất để hút nước
và chất khoáng từ đất cung cấp cho các bộ phận trên mặt đất.
Nước còn có chức năng dự trữ trong cây. Các loại thực vật chịu hạn
như cácthựcvậtmọngnước(CAM)cóhàmlượng nước dự trữ lớn, khí khổng
đóng ban ngày nên có thể sống trong điều kiện khô hạn ở sa mạc, các đồi
cát,


đồi trọc thiếunước… Hàm lượng nước liên kết với thực vật này rất cao quyết
đinh khả năng chống chịu của chúng đối với điều kiện bất thuận nhất là chịu
nóng và chịu hạn.
Tế bào thực vật duy trì một sức trương P nhất định nhờ hấp thu
bằng con đường thẩm thấu vào không bào. Nhờ có sức trương P lớn mà
đảm bảo cho tế bào luôn ở trạng thái no nước và cây ở trạng thái căng, tươi
thuận lợi cho các hoạt động sinh lý và sinh trưởng phát triển của cây. Ngược
lại, nếu thiếu nước thì sức trương của tế bào giảm xuống, tế bào co lại gây
hiện tượng héo của cây.
Như vậy, nước vừa tham gia cấu trúc nên cơ thể thực vật, vừa tham
gia các biến đổi hóa sinh và các hoạt động sinh lý của cây, cũng như quyết
định đến năng suất cây trồng. Khi thiếu nước, tất cả các quá trình trao đổi
vật chất vàhoạt động sinh lý diễn ra trong cơ thể đều bị đảo lộn, quá trình
sinh trưởng và phát triển của cây bị kìm hãm, quá trình thụ phấn, thụ tinh
không xảy ra làm giảm năng suất thực vật [14].
Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với thực vật, nhất là giai

đoạnvườn ươm. Việc cung cấp nước cho cây con đòi hỏi cần phải đủ về số
lượng.Sự dư thừa hay thiếu hụt nước đều không có lợi cho cây con. Hệ rễ cây
controng bầu cần cân bằng giữa lượng nước và dưỡng khí để sinh trưởng.
Nhiềunước sẽ tạo ra môi trường quá ẩm, kết quả rễ cây phát triển kém hoặc
chết dothiếu không khí. Vì thế, việc xác định hàm lượng nước thích hợp cho
cây conở vườn ươm là việc làm rất quan trọng (Larcher, 1983) [3]; Nguyễn
Văn Sở,2004)[12].
2.1.2. Các biện pháp tưới nước
Có rất nhiều cách tưới để lựa chọn cho phù hợp với cây Tràm Úc. Vì
thiết bị tưới nước rất đa dạng, địa hình ở các vùng trồng cũng khác nhau, độ
dốc của đất, lượng nước có sẵn cũng khác nhau. Các cách tưới phổ biến cũng
giống như tưới cho cây ăn quả, có 2 cách tưới chính:


- Hệ thống tưới phía trên cây có thể di động, bán di động hoặc cố định.
- Hệ thống tưới dưới gốc cây gồm bình phun loại nhỏ, máy tưới bé,
tưới kiểu nhỏ giọt hoặc tưới vào bồn.
Tất cả các cách tưới trêncó thể được sử dụng để tưới Tràm Úc.
Mỗi kiểu đều có mặt ưu, mặt nhược tương quan về các mặt giá đầu tư, yêu
cầu về lao động, chi phí cho vận hành, hiệu suất sử dụng nước, dễ vận hành
và bảo quản, hoặc tnh linh động trong khi sử dụng. Cách lựa chọn các
phương pháp tưới khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện thực tế
(như vốn đầu tư, nhân công, địa hình, lượng nước có sẵn trong thiên nhiên,
chất lượng, độ cơ giới và những đặc điểm về kỹ thuật của trang thiết bị)
trong từng giai đoạn riêng biệt.
 Tưới nhỏgiọt
Trong những năm gần đây kỹ thuật tưới nhỏ giọt được đánh giá cao về
mặt tiết kiệm nước. Hệ thống tưới gồm có máy bơm, bể chứa phân bón, máy
lọc, đường ống dẫn, vòi nhỏ giọt (dripper) và các van phân phối nước. Trong
kỹthuậttướinhỏ giọt, nước được cung cấp cho từng khoảnh đất trên cánh

đồng và tập trung ở phần hoạt động chủ yếu của bộ rễ cây trồng. Kỹ thuật
tưới nhỏ giọt lần đầu tiên được sử dụng trong nhà kính ở Anh vào cuối thập
niên 1940 và trên đồng ruộng ở Israel vào những năm 1950[18].Sau
nhiều năm ứng dụng, người ta đã đi đến kết luận là kỹ thuật tưới nhỏ giọt
có thể thay thế cho các kỹ thuật tưới bề mặt và tưới phun mưa đã có từ
lâu. Bờ Biển Ngà và Ấn Độ đã sử dụng kỹ thuật tưới này[5].
Kỹ thuật tưới nhỏ giọt có những thuận lợi sau:
- Tiết kiệm nước: Do nước được cung cấp trực tiếp đến phần rễ cây
nên tránh được tổn thất nước, thông thường có thể tiết kiệm được 20-30%
lượng nước so vớitưới phun mưa haytướitràn.Kết quảnghiêncứu
củaSnoeck (1998) tại Bờ Biển Ngà cho thấy kỹ thuật tưới nhỏ giọt có thể tiết
kiệm được 30-50%


lượngnướctướisovớitưới phunmưa trongkhi(tích luỹ2năm) không có sự khác
biệt giữa hai phương pháp tưới[19].
- Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, chất dinh dưỡng được cung cấp
dễ dàng và đều đặn đến vùng hoạt động của bộrễ thông qua nước tưới[18],
[20].
- Chi phí vận hành thấp. Do lưu lượng thấp, không đòi hỏi áp suất cao
nên chi phí nhiên liệu thấp, hệ thống đường ống được đặt cố định và có thể
điều khiển bằng máy vi tính nên không tốn nhiều công để vận hành.
- Hạn chế cỏ dại và sâu bệnh, nhờ nước được cung cấp cục bộ ở phần
hoạt động của bộ rễ, lá cây và đất mặt không bị ướt nên có tác dụng hạn
chế sự phát triển của bệnh tật và cỏ dại.
Tuy nhiênsovới cáckỹ thuậttướikhác, kỹ thuật tưới nhỏgiọtcó
những hạn chế sau:
- Trang thiết bị đắt tiền và đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao (hệ thống phải
được thiết kế và vận hành với độ chính xác cao) đây là trở ngại chính khiến
kỹ thuật này không được phổ biến rộng rãi mà chỉ giới hạn trong các vùng có

nguồn nước khan hiếm.
- Đòi hỏi chất lượng nước cao.Do các đường ống dẫn rất hẹp nên dễ bị
tắc bởi các vật cản như bùn, cát, chất hữu cơ…
 Kỹ thuật tưới tràn
Có chi phí vận hành thấp, nhưng đòi hỏi phải có nguồn nước dồi dào vì tổn
thất trong quá trình tưới rất lớn. Địa hình phù hợp cho áp dụng kỹ thuật tưới
tràn phải dốc nhẹ. Kỹ thuật tưới tràn dễ gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi.
Ngoài ra ở các vùng Tông dù bị bệnh rễ hay bị rệp sáp, tưới tràn tạo điều kiện
cho sâu bệnh lây lan nhanh chóng. Do vậy ở các lô này cũng không nên áp
dụng kỹ thuật tưới tràn.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Khi nghiên cứu vai trò của những yếu tố tối thiểu đối với sinh trưởng của cây
con, Karpov (1969) và Rusin (1970)(Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 1992) [13]


cho rằng, sự cải thiện điều kiện sinh trưởng của cây con theo yếu tố đa
lượng có ảnh hưởng không đáng kể đến sức sống của cây con.
Nước là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với tất cả các cơ
thể sống. Với thực vật, khi hàm lượng nước trong tế bào giảm, một loạt chức
năng sinh lý quan trọng như quang hợp, hô hấp sẽ bị kìm hãm và do đó ảnh
hưởng đến sinh trưởng của cây. Nước không chỉ đóng vai trò như một dung
môi, một chất phản ứng mà nước còn tham gia vào cấu trúc của tế bào.
Ngoài những vai trò quan trọng trên, nước còn là một yếu tố nối liền cây với
môi trường bên ngoài và điều hoà nhiệt độ của cây.
Ảnh hưởng của chế độ nước đến sinh trưởng của cây đã được đề cập
ở mức độ tế bào trong những nghiên cứu của Kramer (1983), Wang và cộng
sự (1988), Sands và Mulligan (1990) vv… Về mặt hình thái, Boyer (1968) cho
rằng sự lớn lên của lá rất nhạy cảm với chế độ tưới nước, khi thiếu nước
lá cây thường nhỏ. Tổng trọng lượng khô của của bạch đàn
Eucalyptus globulus bị giảm nhiều trong điều kiện thiếu nước, nguyên nhân

do sự phát triển của lá mới bị hạn chế dẫn đến tổng diện tch lá giảm
(Metcalfe và cộng sự, 1989). Đối với loài thông đỏ sự nảy chồi và tỷ lệ sống bị
giảm rất nhiều trong điều kiện độ ẩm không khí thấp. Rễ của loài này cũng có
xu hướng ngừng phát triển khi bị thiếu nước (Wilcox, 1968)[21].
2.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu
về gieo ươm cây gỗ. Nhìn chung, khi nghiên cứu gieo ươm cây gỗ, một mặt
các nhà nghiên cứu hướng vào xác định những nhân tố sinh thái có ảnh
hưởng quyết định đến sinh trưởng của cây con. Những nhân tố được quan
tâm nhiều là ánh sáng, chế độ nước,…Mặt khác, nhiều nghiên cứu còn hướng
vào việc làm rõ tiêu chuẩn cây con đem trồng. Vũ Thị Lan và Nguyễn
Văn Thêm (2006) [9] khi nghiên cứu về ảnh hưởng của độ tàn che đến sinh
trưởng của gỗ đỏ (Afzelia xylocarpa Craib) nhận thấy rằng độ tàn che thay
đổi có ảnh


hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính, chiều cao và sinh khối của cây con
gỗ đỏ.
Tưới nước là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng có
tác dụng tăng sự sinh trưởng phát triển của cây. Biện pháp tưới nước
cho cây Tràm nước ngọt rất phổ biến, nước là yếu tố quyết định đến sự sinh
trưởng phát triển của cây, một chế độ tưới nước hợp lý cần dựa vào những
căn cứ khoa học liên quan đến yêu cầu sinh lý của cây, điều kiện thời tiết,
khí hậu, đặc điểm đất đai,…
Khả năng giữ nước cho cây tùy theo từng loại đất, đất có tầng mặt dày,
tơi xốp, nhiều mùn, thành phần cơ giới có tỷ lệ đất thịt cao, có khả năng giữ
nước và cung cấp nước cho cây tốt hơn các loại đất tầng mỏng và thành
phần cơ giới chủ yếu là sét hay cát. Tưới nước giữ độ ẩm đất sau khi gieo
nếu trời không mưa, không được để khô luống[1].
Tưới nước cho cây Hồi: Luôn đảm bảo cho cây đủ ẩm, trong 3 tháng

2

đầu mỗi ngày tưới 1 lần, lượng nước tưới 3-4 lít/1m [2].
Tưới nước cho cây Sa Mộc: Trong khoảng 12-15 ngày đầu sau khi cấy
cây mầm, phải tưới nước giữ ẩm cho luống cây, lượng nước tưới từ 34lít/m2, sau đó giảm dần xuống còn 1-2 lít/m2, trước khi đem trồng 10-15
ngày ngừng tưới [17].
Tưới nước cho cây Thông Nhựa: Trung bình trong 3 tháng đầu mỗi
ngày tưới 1 lần, lượng nước tưới 4-5 lít/1m2 [11].
Đoàn Đình Tam khi nghiên cứu về chế độ tưới nước ảnh hưởng
đến sinh trưởng của cây Vối Thuốc (Schima wallichii Chois) nhận thấy rằng
chế độ tưới nước thích hợp cho cây Vối Thuốc giai đoạn từ 2 đến 4 tháng
tuổi là ngày tưới một lần (70ml) [15].
2.4. Một số thông tin về loài cây Tràm Úc[22]
Tên thường gọi: Tràm Úc
Tên khác: Tràm lơca, Tràm lá dài,...


Tên khoa học: Melaleuca leucadendra L.
Thuộc họ sim – Myrtaceae
Mô tả
Cây trưởng thành có thể đạt chiều cao tới 25-30m, đường kính thân
đến
60cm, cũng có thể gặp một số cây cao tới trên 40m với đường kính thân
đạt
1,0 -1,5m.
Vỏ cây có màu trắng, nhẵn, mền và mịn, bong thành từng mảng lớn.Lá hình
ngọn giáo, thuôn dài và hơi cong. Lá dài trung bình 10-20cm rộng trung bình
2,0-3,5cm, mỏng và mịn, có lông tơ khi non.
Hoa mọc thành chùm dài, chiều dài 6-15cm, mọc 1-3 chùm kế tếp nhau ở
đầu cành hoặc thành một chùm đơn ở nách lá, hoa màu trắng hoặc trắng

ngà. Quả hình cầu hoặc hình trụ ngắn, rộng khoảng 0,3-0,45cm cao 0,40,45cm, vách quả mỏng, khi chín và khô nứt miệng quả mở rộng ở phía đỉnh,
quả có thể tồn tại một thời gian trên cây mẹ. Hạt nẩy mầm
nhanh(Nguyễn Việt Cường,
2010).
Phân bố
Đồng Bằng Sông cửu Long, Ba vì Hà Tây, Gia Viễn Ninh Bình, Lòng
Hồ Hòa Bình...
Giá trị
Gỗ dùng để làm cọc cừ trong các công trình xây dựng, làm nhà ở vùng đất
phèn ngập nước, đóng đồ dùng, đốt than,…
Lá cung cấp tinh dầu làm dược liệu,…
2.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu
Vị trí địa lý:
Vườn ươm trong mô hình Khoa Lâm nghiệp –Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng. Nằm cách thành phố Thái


Nguyên khoảng 3km về phía Tây. Căn cứ vào bản đồ Thành phố Thái
Nguyên thì xác định được vị trí như sau:
- Phía Bắc giáp với phường Quán Triều
- Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán
- Phía Tây giáp xã Phúc Hà
- Phía Đông giáp khu dân cư và khu kí túc xá thuộc trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.
Đất đai, địa hình:
Địa hình của xã chủ yếu là đồi bát úp không có núi cao. Độ dốc trung
bình là 10 – 15°, độ cao trung bình 50 – 70m, địa hình thấp dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam. Nằm ở khu vực chân đồi, hầu hết đất ở đây là đất Feralit
phát triển trên đá sa thạch. Độ PH của đất thấp chứng tỏ đất ở đây là đất
chua. Đất nghèo mùn, hàm lượng N, P2O5 ở mức thấp chứng tỏ đất nghèo

dinh dưỡng. Thí nghiệm thực hiện trong vườn ươm trong mô hình Khoa Lâm
nghiệp– Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Đặc điểm khí hậu, thời tiết:
Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên cho
thấy vườn ươm trong mô hình Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4
mùa: Xuân – Hạ - Thu – Đông, song chủ yếu là 2 mùa chính: Mùa mưa và
mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng
3 năm sau, cụ thể:
- Nắng: Số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750. Tháng 5
– 6 có số giờ nắng nhiều nhất (khoảng 170 – 180 giờ).
0

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25 C. Chênh lệch giữa
tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9 °C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 °C) là
13,7 °C. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 41,5
°C và 3 °C.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến
2.500mm; Cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.


- Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí
nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng
7 (mùamưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự
chênh lệchđộ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 – 17%.
- Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa
Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm xa biển nên xã Quyết
Thắng nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực
tếp của bão.



PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Loài cây Tràm Úc gieo ươm từ hạt ở giai đoạn
vườn ươm
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các chế độ tưới nước khác
nhau
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm:
Thí nghiệm được tiến hành tại vườn ươm trong mô hình khoa Lâm
Nghiệp– Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên – xã Quyết Thắng –Thành
phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.
Thời gian nghiên cứu:
Thí nghiệm tiến hành nghiên cứu từ tháng 8/2016 đến tháng 12/2016
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đáp ứng mục tiêu, đề tài thực hiện một số nội dung sau:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế độ tưới nước đến tỷ lệ sống của
cây Tràm Úc.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế độ tưới nước đến sinh trưởng
về
chiều cao của cây Tràm Úc.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế độ tưới nước đến sinh trưởng về
đường kính gốc của cây Tràm Úc.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến tỷ lệ xuất vườn
cây
Tràm Úc.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết được những nội dung nghiên cứu đề tài, tôi sử



dụng những phương pháp cụ thể sau:


Phương pháp nghiên cứu kế thừa có chọn lọc các tài liệu, kết quả
nghiên cứu có liên quan
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Để theo dõi ảnh hưởng của chế độ nước tới các chỉ tiêu sinh trưởng bố
trí thí nghiệm là một luống với 450 bầu (mỗi hàng 10 cây). Mỗi thí nghiệm
này tôi bố trí thành 5 công thức và 3 lần nhắc lại, tất cả là 15 ô thí nghiệm, các
công thức thí nghiệm được bố trí cách nhau 0,5m. Mỗi công thức thí
nghiệm
có 90 cây, dung lượng mẫu quan sát là 30 cây trong 1 ô.
Số lần nhắc lại

Công thức thí nghiệm

1

CT1

CT3

CT2

CT5

CT4


2

CT2

CT4

CT5

CT1

CT3

3

CT3

CT2

CT1

CT4

CT5

Hình 3.1. Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm
Công thức 1: Thí nghiệm với 60ml nước/lần/ngày tưới 2 lần/chậu.
Công thức 2: Thí nghiệm với 70ml nước/lần/ngày tưới 1 lần/chậu.
Công thức 3: Thí nghiệm với 80ml nước/lần/hai ngày tưới 1
lần/chậu. Công thức 4: Thí nghiệm với 90ml nưới/lần/ba ngày tưới 1
lần/chậu.

Công thức 5 (đối chứng): Tưới bằng ô roa vào lúc chiều muộn
(120ml/chậu) ngày tưới 1 lần.
- Lượng nước tưới cho 1 chậu/lần được tính như sau:
A = a.n + x(a.n)
Trong đó: A là lượng nước tưới cho một chậu đạt tới độ ẩm bão hòa.
a là lượng nước tiêu hao của 1 chậu sau đơn vị thời gian


t. a = m1- m2 Với m1 là khối lượng một chậu lúc bão hòa.


×