Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài tiểu luận lớp Quản lý giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.24 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA GIÁO DỤC
-------------------------

……………………………..

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG TRONG TRƯỜNG
TIỂU HỌC
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

KHÓA: BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƯỜNG MN/TH/THCS QUẬN 12

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 1 NĂM 2018


2

1) Lý do chọn vấn đề trong tiểu luận
Công nghệ thông tin và truyền thông có tác động mạnh mẽ đến sự phát
triển của xã hội nói chung và giáo dục nói riêng. Công nghệ thông tin và truyền
thông đã và đang tạo ra một cuộc cách mạng thực sự về giáo dục.
Vì lẽ đó, việc áp dụng và quản lý các hoạt động ứng dụng công nghệ
thông tin trong trường học hiện nay là cần thiết vì tính tiện lợi, nhanh chóng và
thực tiễn là vô cùng cần thiết, giúp cho hiệu suất hoạt động được nâng cao ở
nhiều lĩnh vực như : quản lý học sinh, quản lý cán bộ, tra cứu thông tin, thu –
chi, thống kê – báo cáo, soạn bài giảng điện tử và cả hoạt động ngoài giờ lên
lớp. Và việc quản lý các hoạt động trên cần phải có sự quản lý chặt chẽ và phối
hợp giữa các bộ phận nhân sự trong trường tiểu học.


2) Các vấn đề liên quan
2.1. Thay đổi mô hình giáo dục
Thay cho phương thức giáo dục truyền thống mà ở đó người dạy ở vị trí
trung tâm, người học ở vai trò thụ động bằng các bước phát triển lên mô hình
mới là phương thức thông tin và hiện tại là phương thức giáo dục tri thức, nơi
sử dụng các công nghệ hiện đại như máy tính và mạng internet đã làm thay đổi
cách thức học của học sinh, học sinh làm việc nhóm và thích nghi với những
kiến thức trong bài giảng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Và hơn hết các em
còn được tự do khám phá và tư duy để hiểu rõ và thông suốt một vấn đề không
có trong sách vở.
2.2. Thay đổi phương thức quản lý
Từ khi máy tính ra đời, công nghệ thông tin phát triển, công việc quản lý
đã được thay đổi, chuyển từ quản lý thủ công sang quản lý bằng máy tính và các
thiết bị công nghệ. Sự thay đổi này đã mang lại hiệu quả to lớn cho các doanh
nghiệp nói chung và nhà trường nói riêng.
Công nghệ thông tin hỗ trợ cho công tác quản lý và điều hành của các
nhà trường trên mọi lĩnh vực : tài chính, chuyên môn, nhân sự, học sinh, lập kế
hoạch, thống kê báo cáo,tài sản, thiết bị, đồ dùng dạy học và ra quyết định.


3

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả của việc quản lý công nghệ thông tin
trong nhà trường, ngoài vai trò của người quản lý và chỉ đạo thực hiện, còn cần
sự phối họp chặt chẽ giữa các bộ phận có liên quan và trên hết là ý thức thực
hiện của các cá nhân trong trường.
3) Thực trạng quản lý của cán bộ quản lý trường học
Ngày 2 tháng 8 năm 2012, Bộ GD&ĐT đã có văn bản số 4987/BGDĐTCNTT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012-2013 với
các nhiệm vụ trọng tâm và nhà trường đã nghiêm túc thực hiện một số nhiệm vụ
trọng tâm trong văn bản, gồm có:

• Xây dựng website của Sở, Phòng và trường theo mô hình mới
Thực hiện theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT, nhà trường đã thực hiện cổng
thông tin điện tử là website của nhà trường. Thông qua website, cấp trên có thể
theo dõi hoạt động giáo dục của nhà trường trong năm học. Ngoài ra, website
còn là cầu nối giữa nhà trường và cha mẹ học sinh bởi sự tiện lợi về liên lạc
thông tin : thời khóa biểu, điểm thi, chuyên cần của học sinh thông qua sổ liên
lạc điện tử. Cha mẹ học sinh còn có thể theo dõi các hoạt động của nhà trường
tổ chức trong các dịp lễ, ôn truyền thống, các ngày kỷ niệm có con em mình
tham gia đồng thời có sự phản hồi tích cực về phía nhà trường đối với các vấn
đề mà cha mẹ học sinh quan tâm, muốn tìm hiểu.
Thông qua cổng thông tin cũng có thể đánh giá được chất lượng giáo dục
và hoạt động tích cực của nhà trường qua các hoạt động cụ thể của các đoàn thể
trong nhà trường : Chi bộ, Chi Đoàn, Đội TNTP, Công đoàn, y tế, thư viện và
các hoạt động thi cử : Violympic, IOE, hội thi mỹ thuật, thể dục thể thao, tiếng
anh. Hiện tại Website của nhà trường được giao cho Hiệu phó chuyên môn và
giáo viên tin học của trường chịu trách nhiệm đăng tin bài, Hiệu trưởng có trách
nhiệm duyệt tin bài trước khi đăng.
• Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục.


4

Song song với website của nhà trường thể hiện qua cổng thông tin điện
tử, còn có cổng thông tin C1 là nơi quản lý cán bộ, giáo viên, học sinh và quá
trình học tập của học sinh.
Do được kết nối với website cổng thông tin điện tử nên cha mẹ học sinh
có thể dễ dàng tra cứu thông tin cán bộ, giáo viên cũng như theo dõi quá trình
học tập của học sinh, các đánh giá nhận xét của giáo viên.
Cổng thông tin C1 hiệu quả trong việc quản lý số lượng cán bộ, giáo
viên, học sinh và thống kê được kết quả học tập, chất lượng giáo dục của học

sinh để tiến hành xét lên lớp, xét tốt nghiệp.
Hiện tại cổng thông tin C1 được giao cho Hiệu phó chuyên môn thống kê
báo cáo chất lượng giáo dục, giáo viên tin học có trách nhiệm quản lý toàn bộ
hệ thống, tạo tài khoản và khắc phục các sự cố trong quá trình nhập. Mỗi giáo
viên đều có một tài khoản riêng để quản lý, theo dõi, nhập điểm và nhận xét đối
với học sinh do lớp mình chủ nhiệm.
• Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học.
Thay đổi cách học truyền thống, thụ động bằng phương pháp dạy và học
mới, hướng người học đạt được nhiều kỹ năng và sáng tạo là mục tiêu mà nhà
trường đang áp dụng : trang bị bảng tương tác (Active Board) và phần mềm
soạn giáo án điện tử (Active Inspire) cùng các công cụ hỗ trợ (Active View,
Active Vote) để các bài giảng được thực tế và sinh động, nhiều mô hình học,đa
dạng về cách thức học và dạy học. Học sinh được tương tác với bài học nhiều
hơn thông qua bảng tương tác, kỹ năng làm việc nhóm được hình thành, tư duy
và sáng tạo được phát triển, đó là hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong đổi mới phương pháp dạy và học. Hiện trường đang sở hữu 3 bảng
tương tác trong đó 1 bảng được đặt tại hội trường dành cho việc tập huấn các
chuyên đề giáo dục và kỹ năng cho giáo viên, 2 bảng được trang bị cho phòng
tin học và tiếng anh.
• Tập huấn, bồi dưỡng về CNTT cho giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
và sinh viên các trường sư phạm.


5

Thường xuyên và liên tục cử Hiệu trưởng, Hiệu phó, giáo viên tin học,
khối trưởng chuyên môn và nhân viên chuyên trách tham dự các đợt tập huấn
do Sở, Phòng giáo dục và các đơn vị liên kết tổ chức nhằm bổ sung thêm kiến
thức về sử dụng công nghệ thông tin giúp mở mang thêm nhiều kiến thức, sáng
tạo và áp dụng vào công việc quản lý, dạy học, quản lý thư viện, văn thư, học

vụ.
• Tiếp tục triển khai dạy tin học trong nhà trường.
Đạt nhiều thành tích trong việc giảng dạy tin học trong nhiều năm liền,
trường đã đẩy mạnh việc học tin học nâng cao cho cả năm khối lớp, áp dụng
chương trình tin học quốc tế vào giảng dạy ở trường để theo kịp với kiến thức,
trình độ của học sinh ở nước ngoài là mục tiêu nhà trường đang thực hiện và
hướng tới. Ngoài việc học ở trên máy tính, học sinh còn được bồi dưỡng thêm
nhiều kỹ năng như : kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng xây
dựng các dự án công nghệ thông tin và truyền thông.
• Tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở CNTT trong trường học và các Sở GDĐT.
Nhà trường hiện tại có 80 máy tính học sinh phục vụ cho việc học, 10
máy tính phục vụ cho công tác quản lý, thư viện, y tế, văn thư, kế toán, học vụ,
thiết bị. Ngoài ra còn có 3 bảng tương tác, 3 máy chiếu, 30 tivi được gắn ở các
lớp để phục vụ cho công tác giảng dạy. Việc quản lý các thiết bị được giao cho
Hiệu phó chuyên môn kiểm tra, giám sát và nhân viên thiết bị, tin học chịu
trách nhiệm bảo quản, báo cáo khi có sự cố.
• Nâng cấp kết nối mạng giáo dục và tích cực triển khai cáp quang.
Nhằm đẩy mạnh việc sử dụng internet để tra cứu tài liệu cho việc giảng
dạy, nhà trường đang trang bị 3 đường truyền internet cáp quang với 10 điểm
truy cập wifi. Một đường truyền dành cho cán bộ quản lý, 1 đường truyền cho
bộ phận kế toán và các điểm truy cập, và một đường truyền cho 2 phòng tin học
để giảng dạy và triển khai các cuộc thi qua mạng internet. Giáo viên ở các lớp
sử dụng các điểm truy cập wifi để tra cứu tài liệu hoặc sử dụng internet để lấy
video bài giảng, ví dụ sinh động trong tiết dạy của mình. Tất cả các đường


6

truyền và điểm truy cập do giáo viên tin học phụ trách và sửa chữa, báo cáo khi
có hư hỏng.

• Tổ chức hội thảo và tập huấn ứng dụng CNTT.
Thường xuyên thực hiện các chuyên đề cụm, mạng lưới, hội thảo giáo
dục tại trường nhằm triển khai những điểm mới, những thiết bị, công cụ, phần
mềm hay phục vụ cho việc quản lý, dạy và học. Giáo viên tin học thường xuyên
triển khai đến giáo viên các khối về các phần mềm, chương trình mới giúp giáo
viên có thêm kiến thức, kỹ năng để ứng dụng vào thực tế giảng dạy.
• Thiết lập và sử dụng hệ thống E-mail.
Việc chia sẻ tài liệu, tài nguyên, thông báo chưa bao giờ thuận tiện và
nhanh chóng như hiện nay, việc sử dụng địa chỉ e-mail để áp dụng trong công
việc mang lại hiệu quả và năng suất cao hơn trong việc truyền thông. Cán bộ,
giáo viên sử dụng email để trao đổi thông tin, thông báo, liên lạc. Nhân viên sử
dụng email để kịp thời nắm bắt các thông tin từ Phòng, Sở triển khai. Học sinh
sử dụng email để tạo tài khoản thi trực tuyến, trao đổi bài học và liên lạc.
4) Kết luận
Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong trường tiểu học
giúp cán bộ quản lý có khả năng nhanh chóng tiếp nhận và xử lý thông tin để
đưa ra các quyết định hợp lý
Công nghệ thông tin và truyền thông còn đem đến nhiều lợi ích thiết thực
trong việc quản lý nhân viên, học sinh, thiết bị, kịp thời nắm bắt tình hình và xử
lý sự cố, thống kê báo cáo nhanh chóng và hiệu quả.
Giáo viên và học sinh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong việc dạy và học giúp thúc đẩy quá trình tư duy, sáng tạo, tạo niềm hứng
khởi trong công việc và học hành, biết thực hiện và rèn luyện thêm nhiều kỹ
năng, biết nắm bắt và xử lý thông tin.
Nhân viên sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để phục vụ cho
yêu cầu công việc, thực hiện kịp thời các nhiệm vụ mà cấp trên giao phó.


7


Công nghệ thông tin và truyền thông đã là một phần không thể tách rời
trong hệ thống giáo dục Việt Nam, cần đẩy mạnh hơn nữa để đạt được nhiều kết
quả trong công việc, nhiều thành tựu đáng tự hào cho công tác trồng người.
5) Đề xuất
Tiếp tục phát huy những thuận lợi về cơ sở vật chất hiện có ở trường cho
việc quản lý, công việc, học tập.
Cần đẩy mạnh tính tự giác của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc tự
học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin.
Nên phân chia việc quản lý các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin
cụ thể hơn, hợp lý hơn để công việc đạt được hiệu quả nhất. Cụ thể, nên phân
chia việc cập nhật cổng thông tin điện tử của trường về từng bộ phận riêng, mỗi
bộ phận sẽ chịu trách nhiệm quản lý, đăng tin bài cho bộ phận của mình.
Việc quản lý, điều hành các thiết bị, chương trình, phần mềm công nghệ
thông tin trong quản lý, giáo dục không chỉ giao về riêng cho giáo viên tin học
mà có thể chia sẻ việc quản lý, điều hành cho các cá nhân có trình độ cao về tin
học trong nhà trường để giảm bớt gánh nặng công việc, thực hiện tốt nhiệm vụ
được giao cả trong chuyên môn lẫn nhiệm vụ kiêm nhiệm.
Việc tập huấn nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin nên thực
hiện giao cho những người có trình độ, trẻ, năng động, nhiệt huyết để việc tiếp
thu và triển khai về trường và áp dụng vào công việc đạt được kết quả lớn nhất.
6) Danh mục tài liệu tham khảo
Tài liệu “Quản lý trường phổ thông” – Học viện quản lý giáo dục – PGS.TS
Trần Ngọc Giao (chủ biên), chuyên đề 16 Ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong trường phổ thông (trang 321-338).



×