Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

giao an sinh học lớp 10 ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.41 KB, 123 trang )

Sinh học
10 – Ban cơ bản
Ngày soạn: 20.08.2018
ÔN TẬP
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Khái quát lại nội dung kiến thức lớp 9.
- Ôn tập một số kiến thức cơ bản của sinh học 9.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
- Biết cách hệ thống lại các kiến thức trọng tâm đã học  nhớ lâu.
3. Thái độ
Có thái độ học tập nghiêm túc.
II. Phương tiện dạy học
- Hệ thống lại các vấn đề trọng tâm cần nắm để hướng dẫn và trao đổi với học sinh.
III. Phương pháp dạy học
Phát vấn, giảng giải.
IV. Tiến trình dạy học
1.Ổn định tổ chức lớp
Lớp
10A
10B
10C
10D
10E

Ngày dạy

Sĩ số

Học sinh vắng



2. Kiểm tra bài cũ
Không kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1: Ôn lại kiến
thức về ADN và gen
GV: phát vấn:
- Cấu tạo hoá học?
- Cấu trúc không gian?
- Thế nào là nguyên tắc bổ
sung?
- Chức năng của ADN?
- Gen là gì?
HS: Nhớ lại kiến thức đã học
và trả lời.

Nội dung
I.Axit nuclêic:
1. ADN
a. Cấu tạo hoá học:
- ADN được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học C, H, O, N, P.
- ADN là đại phân tử hữu cơ có kích thước và khối lượng lớn.
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit (A,
T, G, X)
- ADN được đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trật tự sắp
xêp các nucleôtit => Là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của
sinh vật.
b. Cấu trúc không gian:
- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, ngược


1
Nông ThịVân


Sinh học
10 – Ban cơ bản
GV: Nhận xét và bổ sung để
giúp HS nhớ lại.

chiều nhau xoắn đều quanh 1 trục tưởng tượng theo chiều từ
trái sang phải.
- Các nu giữa 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ
sung: A-T, G-X.
c. Chức năng của ADN:
- Lưu giữ thông tin di truyền (thông tin về cấu trúc prôtêin).
- Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ
thể.
d. Gen:
Là một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác
định.
Hoạt động 2: Ôn lại các kiến 2. ARN
thức về ARN
a. Cấu tạo:
GV: phát vấn:
- ARN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P.
- Cấu tạo hoá học?
- ADN là đại phân tử hữu cơ có kích thước và khối lượng nhỏ
- Có mấy loại ARN?
hơn ADN.

- Chức năng của ARN?
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit (A,
HS: Nhớ lại kiến thức đã học U, G, X)
và trả lời.
- ARN gồm 3 loại: mARN, tARN, rARN.
GV: Nhận xét và bổ sung để b. Chức năng: Tham gia tổng hợp prôtêin
giúp HS nhớ lại.
- mARN: Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin.
- tARN: Vận chuyển axitamin tới nơi tổng hợp prôtêin
- rARN: Cấu tạo nên ribôxôm, là nơi tổng hợp prôtêin.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về II. Prôtêin
prôtêin
1. Cấu trúc:
GV: Phát vấn :
- P được cấu tạo từ các nguyên tố chính là : C, H, O, N, một
- Cấu trúc của prôtêin ?
số có thêm P, S.
- Các bậc cấu trúc ?
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là axit amin
- Chức năng ?
(hơn 20 loại).
HS : Suy ngĩ trả lời.
- P được đặc trung bởi số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp
các aa và cấu trúc không gian của p.
* Các bậc cấu trúc của prôtêin :
2. Chức năng:
- Cấu trúc
- Xúc tác
- Điều hoà các quá trình trao đổi chất.
- Bảo vệ

- Dự trữ
Hoạt động 4 : Mối quan hệ III. Mối quan hệ giứa gen và tính trạng
giứa gen và tính trạng
Gen -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng
GV: Trình bày sơ đồ thể hiện
mối quan hệ giưa gen và tính
trạng ?

2
Nông ThịVân


Sinh học
10 – Ban cơ bản
4. Củng cố
- Sử dụng một số bài tập để củng cố kiến thức lý thuyết đã học.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài và hoàn thành các bài tập đã cho theo yêu cầu của nội dung kiến thức đã học.
Ngày soạn: 20.08.2018
CHỦ ĐỀ 1: ĐA DẠNG SINH HỌC
PHẦN MỘT
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Tiết 1+2
CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
a. Cơ bản
- Nêu được các cấp tổ chức của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống.
- Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.
- Nêu được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

- Học sinh phải giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống.
b. Trọng tâm
- Các cấp tổ chức sống cơ bản,
- Đặc điểm chung của các cấp tổ chức của thế giới sống.
2. Kỹ năng
- Kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng phân loại, nhận dạng.
- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
3. Thái độ
Ý thức bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng, chống lại các hành vi
gây ô nhiễm môi trường.
II. Phương tiện dạy học
- Tranh vẽ Hình 1 SGK và những tranh ảnh có liên quan đến bài học
III. Phương pháp dạy học
Giải thích, vấn đáp, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình dạy và học
Tiết 1
1. Ổn định tổ chức lớp
Lớp

Ngày dạy

Sĩ số

Học sinh vắng

10A1
10A4
2. Kiểm tra bài cũ
Không kiểm tra – bài đầu chương trình học.
3. Bài mới

....Nghiên cứu phần 1 sẽ cho ta cái nhìn khái quát về thế giới sống. thế giới sống được tổ
chức ra sao? Có đặc điểm gì? Sự đa dạng nhưng thống nhất của thế giới sống là do đâu?

3
Nông ThịVân


Sinh học
10 – Ban cơ bản
Hoạt động của Thầy & Trò
Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS thảo luận trả lời lệnh : sinh vật
khác với vật vô sinh ở điểm nào?
HS: Thảo luận trả lời câu hỏi.

Nội dung

Sinh vật khác vật vô sinh ở 4 đặc trưng:
GV: Ở vật vô sinh cũng có sự trao đổi chất (vd - Trao đổi chất với môi trường để tồn tại.
cục đá vôi để ngoài trời sẽ hút nước, sắt sẽ bị oxi - Sinh trưởng và phát triển
hóa) nhưng sự trao đổi chất không làm chúng lớn - Sinh sản
lên mà bị tiêu biến, hư hỏng
- Cảm ứng (động vật: vận động)
Hoạt động 2: tìm hiểu về các cấp tổ chức của thế I. Các cấp tổ chức của thế giới sống
giới sống..
GV: Các dấu hiệu đặc trưng của sự sống biểu hiện
đầy đủ nhất ở cấp cơ thể. Tuy nhiên để hiểu được
sự sống ở cấp cơ thể các nhà sinh học phải nghiên
cứu tất cả các cấp tổ chức dưới và trên mức cơ
thể. Đó là các cấp tổ chức nào? Em hãy nêu các

cấp tổ chức của thế giới sống?
HS: HS nghiên cứu SGK, quan sát hình và trả lời.

- Các cấp tổ chức của thế giới sống: Phân
tử  Bào quan  Tế bào  mô  cơ
quan  hệ cơ quan  cơ thể  quần thể
 quần xã  hệ sinh thái sinh quyển.

GV: Dựa vào kiến thức cũ hãy lấy ví dụ minh hoạ
cho các cấp tổ chức sống từ phân tử (hữu cơ) đến
HST? Giải thích khái niệm tế bào, mô, cơ quan, hệ
cơ quan ...
HS: HS nghiên cứu trả lời.
GV: Nghiên cứu sgk, cho biết trong các cấp tổ
chức của thế giới sống đâu là cấp tổ chức cơ bản,
đâu là cấp tổ chức trung gian?
- Trong các cấp tổ chức cơ bản thì cấp tổ chức nào
là cơ bản nhất? Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu
trúc cơ bản của sự sống?
- Tại sao NT, PT, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ
quan không dược coi là cấp tổ chức cơ bản của sự
sống?
HS: chúng chỉ được coi là cấp tổ chức trung gian,
là cơ sở cấu tạo nên TB hay cơ thể đa bào vì
chúng không thể tồn tại độc lập ngoài TN và có
các dấu hiệu của sự sống.

4
Nông ThịVân


+ Các cấp tổ chức cơ bản: Tế bào, cơ thể,
quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
+ Các cấp tổ chức trung gian: Phân tử, đại
phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ
quan.
- Tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của sự
sống vì:
+ Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ
tế bào.
+ Các hoạt động sống đều diễn ra trong tế
bào.


Sinh học
10 – Ban cơ bản
Tiết 2
1. Ổn định tổ chức lớp
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Học sinh vắng
10A1
10A4
2. Kiểm tra bài cũ
Nêu các cấp tổ chức của thế giới sống từ nhỏ đến lớn và giải thích về các cấp tổ chức
đó?
3. Bài mới
Hoạt động của Thầy & Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm tổ chức theo nguyên II. Đặc điểm chung của các cấp tổ

tắc thứ bậc
chức sống
GV: Thế giới sống rất đa dạng, gồm nhiều cấp tổ
chức song vẫn mang những đặc điểm chung.
1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
GV: Yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi:
- Các tổ chức sống cấp dưới làm nền
- Nguyên tắc thứ bậc là gì? Lấy ví dụ chứng minh thế tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp
giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc?
trên.
HS: Nguyên tắc thứ bậc: nguyên tử  phân tử  đại
Bào quan tế bào mô cơ
phân tử.
quancơ thể…
- Tổ chức sống cấp cao hơn có những
GV: Tổ chức sống cấp cao hơn có những đặc tính nổi đặc tính nổi trội mà tổ chức dưới
trội mà tổ chức dưới không có được. Vậy đặc tính nổi không có được.
trội do đâu mà có ? Lấy ví dụ minh hoạ?
- Tính nổi trội: Được hình thành do sự
HS: Tính nổi trội: hình thành do sự tương tác giữa các tế tương tác của các bộ phận cấu thành.
bào trong một mô, gữa các mô trong từng cơ quan....
Ví dụ: sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng,
GV Nêu những đặc tính nổi trội đặc trưng cho thế phát triển, khả năng tự điều chỉnh...
giới sống ?
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm tổ chức theo nguyên
tắc thứ bậc
GV: Tất cả các hệ thống sống đều là các hệ thống mở
và có khả năng tự điều chỉnh. Thảo luận theo nhóm
bàn giải thích thế nào là hệ thống mở và tự điều
chỉnh? lấy ví dụ chứng minh các cấp tổ chức đều là

các hệ thống mở và có khả năng tự điều chỉnh?
HS: Trao đổi nhóm và trả lời
GV: Liên hệ: Sinh vật với môi trường có mối quan hệ
như thế nào? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi
trường?

2) Hệ thống mở và tự điều chỉnh
- Hệ thống mở: SV ở mọi cấp tổ chức
đều không ngừng trao đổi chất và năng
lượng với môi trường.(hô hấp, quang
hợp…)

- Tự điều chỉnh: Các tổ chức sống luôn

5
Nông ThịVân


Sinh học
10 – Ban cơ bản
GV: Lấy ví dụ về khả năng tự điều chỉnh (cơ thể tự
điều chỉnh cân bằng lượng glucozo trong máu nhờ
insuli và glucagon) rồi hỏi HS: Thế nào là khả năng
tự điều chỉnh? Lấy ví dụ? (Khi chạy: tim đập nhanh,
thở gấp .. để cung cấp đủ các chất và oxi cho cơ thể)

có khả năng tự điều chỉnh, duy trì cân
bằng động động trong hệ thống sống
(ĐV: cân bằng nội môi) để giúp nó tồn
tại, sinh trưởng, phát triển…


Vd: Trời nóng-> mạch máu ngoại vi
GV: Có phải trong bất cứ điều kiện nào sinh vật cũng dãn, mồ hôi thoát ra-> nhiệt độ cơ thể
có khả năng tự điều chỉnh để thích nghi và tồn tại?
giảm
- Tại sao ăn uống không hợp lí sẽ dẫn đến phát sinh Trời lạnh : lỗ chân lông co, mạch máu
bệnh? (gây mất cân bằng môi trường nội môi)
ngoại vi co->giảm thoát nhiệt; Run ->
- Nếu trong các cấp tổ chức sống không tự điều chỉnh tăng nhiệt độ cơ thể =>giữ nhiệt độ cơ
được thì điều gì sẽ xảy ra?
thể ổn định.
- Quần thể có cơ chế điều chỉnh số
lượng cá thể thông qua tỉ lệ tử, tỉ lệ
sinh...đảm bảo phù hợp với nguồn sống
trong môi trường.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm tổ chức theo nguyên
tắc thứ bậc
GV Sự sống đã xuất hiện trên trái đất từ cách đây rất
lâu và không ngừng tiến hoá tạo nên 1 thế giới sống
vô cùng đa dạng nhưng lại thống nhất. Hãy giải thích
tại sao thế giới sống của chúng ta lại vừa thống nhất
vừa rất đa dạng?
HS: Trao đổi nhóm và trả lời

GV Nhờ các cơ chế nào mà thông tin di truyền trên
AND từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này
sang thế hệ khác?
HS: Ở cấp độ phân tử: quá trình tự sao của AND, TB:
quá trình NP, cơ thể: quá trình sinh sản (sinh sản hữu
tính: GP và TT).


3) Thế giới sống liên tục tiến hoá
-Nhờ sự truyền thông tin di truyền trên
AND từ tế bào này sang tế bào khác, từ
thế hệ này sang thế hệ khác => Sinh
vật được kế thừa TTDT từ những sinh
vật tổ tiên ban đầu => các sinh vật đều
có những đặc điểm chung.
- SV luôn có cơ chế phát sinh các biến
dị di truyền (biến dị tổ hợp, đột biến),
các biến dị này được CLTN chọn lọc
giữ lại các dạng thích nghi với các điều
kiện khác nhau => SV không ngừng
tiến hóa theo nhiều hướng khác nhau
tạo nên một thế giới vô cùng đa dạng,
phong phú.

GV Kể các dạng biến dị di truyền đã học?
HS: Trao đổi nhóm và trả lời
4. Củng cố
- Cho HS đọc lại phần kết luận trong SGK.
- Sử dụng câu hỏi 3, 4 trong SGK để củng cố kiến thức cho HS.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Xem trước bài mới và tìm hiểu về hệ thống 5 giới trong phân loại giới sinh vật

6
Nông ThịVân



Sinh học
10 – Ban cơ bản

Ngày soạn: 01.09.2018
CHỦ ĐỀ 1: ĐA DẠNG SINH HỌC
Tiết 3

CÁC GIỚI SINH VẬT

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
a. Cơ bản
- Học sinh phải nêu được khái niệm giới, thấy được sự đa dạng của thế giới sinh vật.
- Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (hệ thống 5 giới), đặc điểm của từng giới.
b. Trọng tâm
Nắm được đặc điểm của hệ thống phân loại 5 giới của Whittaker và Margulis và đặc
điểm của mỗi giới.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ.
3. Thái độ
Có ý thức bảo tồn đa dạng sinh học: Bảo vệ và khai thác rừng hợp lí, bảo vệ động vật
quý hiếm.
II. Phương tiện dạy học
- Phiếu học tập (các đặc điểm chính của các giới sinh vật).
Giới

Đặc điểm
Đại diện

Nhân



Nhân
thực

K.sinh
Nguyên sinh

Nấm
Thực vật
Động vật

7
Nông ThịVân

Đơn
bào

Đa bào

Tự
dưỡng

Dị
dưỡng


Sinh học
10 – Ban cơ bản
III. Phương pháp dạy học

Phát vấn, hoạt động nhóm
IV. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
Lớp

Ngày dạy

Sĩ số

Học sinh vắng

10A1
10A4
2. Kiểm tra bài cũ
- Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của thế giới sống? Hệ thống mở và tự điều
chỉnh là gì?
- Tại sao các sinh vật trên trái đất đều có chung nguồn gốc tổ tiên nhưng ngày nay lại đa
dạng phong phú như vậy?
3. Bài mới
Thế giới sinh vật rất đa dạng, phong phú. Để thuận lợi cho nghiên cứu, học tập, các nhà
khoa học đã sắp xếp SV vào các nhóm phân loại khác nhau. Đó là các đơn vị phân loại nào?
Hoạt động của Thầy & Trò
Hoạt động1: Tìm hiểu về giới và hệ thống phân loại 5 giới.
GV: Yêu cầu HS kể tên các đơn vị phân loại?
HS: loài-chi–họ-bộ-lớp–nghành– giới.
GV Giới thiệu về các đơn vị phân loại từ nhỏ đến lớn.
- Loài là đơn vị phân loại nhỏ nhất và cũng là đơn vị phân
loại cơ bản. Đó là tập hợp các cá thể có khả năng giao phối
với nhau và sinh ra đời con hữu thụ.
- Nhiều loài thân thuộc tập hợp thành chi (thực vật) hay

giống (động vật).
- Nhiều chi thân thuộc tập hợp thành họ.
- Nhiều họ thân thuộc tập hợp thành bộ.
- Nhiều bộ thân thuộc tập hợp thành lớp
- Nhiều lớp thân thuộc tập hợp thành nghành
- Nhiều nghành thân thuộc tập hợp thành giới.
GV: - Em hiểu thế nào là giới? Cho ví dụ.
- Liên hệ: Xác định vị trí của con người trong hệ thống
phân loại sinh giới?
HS: Loài người, giống người, họ người, bộ linh chưởng,
lớp thú, ngành động vật có xương sống, giới động vật.

Nội Dung
I. Giới và hệ thống phân loại 5
giới
1) Khái niệm giới
- Các đơn vị phân loại: loài-chi–
họ-bộ-lớp–nghành– giới.

Giới sinh vật là đơn vị phân loại
lớn nhất, bao gồm các ngành
sinh vật có chung những đặc
điểm nhất định.

GV : Trong thực tế có rất nhiều hệ thống phân loại khác
nhau : hệ thống phân loại 3 giới, 4 giới, 5 giới, 8 giới.
Nhưng HTPL 5 giới là phổ biến nhất, được nhiều người
công nhận nhất.
2)Hệ thống phân loại 5 giới
GV: Hệ thống phân loại 5 giới của oaitayco và magulis


8
Nông ThịVân


Sinh học
10 – Ban cơ bản
gồm những giới nào?
GV: Quan sát hình 2 còn rút ra được đặc điểm gì về các
giới sinh vật?
GV : Để phân chia các giới SV có thể dựa vào tiêu chí :
hình thái, cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản...Oaitayco và
magulis đã dựa vào 2 tiêu chí là mức độ tổ chức cơ thể
(nhân sơ, nhân thực, đơn bào, đa bào) và phương thức dinh
dưỡng (tự dưỡng, dị dưỡng)

- Giới Khởi sinh _ TB nhân sơ.
- Giới Nguyên sinh
- Giới Nấm
Tế bào
- Giới Thực vật
nhân
thực
- Giới Động

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của mổi giới
GV : Phát phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm.
HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập.

II. Đặc điểm chính của mỗi

giới
Nội dung phiếu học tập

GV gọi HS trả lời, trên cơ sở đó GV hỏi thêm những câu
hỏi gợi mở để HS hiểu và ghi nhận.
- Đặc điểm của giới Khởi sinh? Thế nào là cộng sinh, kí
sinh, hoại sinh?
+ Cộng sinh : quan hệ 2 bên cùng có lợi (mối- nguyên sinh
động vật tiết enzim tiêu hóa xenlulozo)
+ Kí sinh : vật kí sinh sử dụng vật chủ làm chất dinh dưỡng
+ Hoại sinh : SV sử dụng chất hữu cơ từ xác SV đã chết
làm thức ăn, không gây hại cho loài đang sống => Có ý
nghĩa lớn đối với môi trường sống.
- Giới Nguyên sinh gồm những đại diện nào? Đặc điểm cấu
tạo chung, hình thức sống của giới Nguyên sinh? (trùng roi
sống tự dưỡng)
- Giới Nấm gồm những đại diện nào? Đặc điểm?
+ Cộng sinh: Địa y : nấm + vk lam)
+ Kí sinh: nấm da
+ Hoại sinh: mộc nhĩ, nấm......
- Giới Thực vật gồm những đại diện nào?
- Đặc điểm cấu tạo chung, hình thức sống của giới Thực
vật? Giới thực vật có vai trò như thế nào với tự nhiên và
con người?
- Giới Động vật gồm những đại diện nào? đặc điểm? vai trò?

Giới
K.sinh
Nguyên
sinh

Nấm

Đặc điểm
Đại diện
Vi khuẩn
Tảo
Nấm nhày
ĐVNS
Nấm men

PHIẾU HỌC TẬP
Nhân
Đơn
Nhân
thực
bào

+
+
+
+
+
+
+
+
+
+

9
Nông ThịVân


Đa bào

+

Tự
dưỡng
+
+
+

Dị
dưỡng
+
+
+
+


Sinh học
10 – Ban cơ bản
Nấm sợi
Rêu, Quyết, Hạt
Thực vật
trần, Hạt kín
ĐV có dây sống
Động vật
(Cá, lưỡng cư…)

+


+

+

+

+

+

+
+
+

4. Củng cố
- Sử dụng câu hỏi 1, 3 trong SGK.
- Điểm khác nhau cơ bản giữa giới thực vật và giới động vật.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Hướng dẫn các em đọc thêm phần: em có biết - Hệ thống 3 lãnh giới.
-Lãnh giới 1: Vi sinh vật cổ (Archaea)
3 lãnh giới
- Lãnh giới 2: Vi khuẩn (Bacteria)
(Domain)
-Lãnh giới 3
- Giới Nguyên sinh
(Eukarya)
- Giới Nấm
- Giới Thực vật
- Giới Động vật

- Học bài và xem trước bài mới, tìm hiểu về vai trò của các loại nguyên tố khoáng và nước
đối với sự sống của sinh vật.
Ngày soạn: 02.09.2018
CHỦ ĐỀ 1: ĐA DẠNG SINH HỌC
Tiết 4 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
XEM PHIM VỀ SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Quan sát để thấy được sự đa dạng sinh học trong tự nhiên.
- Hiểu được mỗi loài sinh vật dều có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực. Hình thành thói quen ham mê tìm hiểu tự
nhiên, tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ sự đa dạng sinh học.
II. Phương tiện dạy học
- Phim về sự đa dạng sinh vật
III. Phương pháp
Thực hành hoạt động nhóm, quan sát. Phân tích.
IV. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
Lớp
10A1
10A4

Ngày dạy

Sĩ số

Học sinh vắng


10
Nông ThịVân


Sinh học
10 – Ban cơ bản
2. Kiểm tra bài cũ
3. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu, sự chuẩn
bị của học sinh
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu
hỏi:
- Mục tiêu?
- Phương tiện cần chuẩn bị?
HS nghiên cứu SGK, trả lời.

Nội dung ghi bảng
I. Mục tiêu
- Quan sát để thấy được sự đa dạng sinh học
trong tự nhiên.
- Hiểu được mỗi loài sinh vật dều có vai trò
quan trọng trong hệ sinh thái.
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, ý
thức bảo vệ thiên nhiên và sự đa dạng sinh
học của các loài sinh vật.
II. Chuẩn bị
Phim về sự đa dạng sinh học


* Hoạt động 2: Giáo viên chia nhóm và giao III. Cách tiến hành
nhiệm vụ cho học sinh.
GV lưu ý học sinh các nhiệm vụ trước khi HS hoàn thành nội dung được giao
xem phim.
GV chia nhóm HS (4 nhóm)
HS xem phim và hoàn thành nội dung được
giao
* Hoạt động 3: Thu hoạch

V. Thu hoạch

- HS làm tường trình về kết quả thí
GV yếu cầu HS dựa trên nội dung vừa xem,
thảo luận và viết viết thu hoạch. Dựa trên kết nghiệm.
quả thảo luận nhóm, mỗi HS viết một bản tóm
- Báo cáo (theo nhóm).
tắt về nội dung đã xem.
- GV nhận xét, đánh giá.
GV yêu cầu từng nhóm báo cáo kết quả.
HS Báo cáo (theo nhóm).
4. Củng cố
GV nhận xét, đánh giá về buổi thực hành và kết quả đạt được
5.Dặn dò
Chuẩn bị bài mới

11
Nông ThịVân


Sinh học

10 – Ban cơ bản

Ngày soạn: 04.09.2018
CHỦ ĐỀ 2: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
PHẦN HAI: SINH HỌC TẾ BÀO
Chương 1:THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO
Tiết 4
CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
a. Cơ bản
- Nêu được các thành phần hoá học của tế bào.
- Kể tên được các nguyên tố chính cơ bản của vật chất sống, phân biệt được nguyên tố
vi lượng và nguyên tố đa lượng.
- Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quy định các đặc tính lý hoá của
nước. Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào.
b. Trọng tâm
Vai trò của các nguyên tố hóa học và nước đối với tế bào.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được một số thành phần hoá học của tế bào.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích hình vẽ, phát triển tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ
Ý thức sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước, giữ nguồn nước trong
sạch.

12
Nông ThịVân


Sinh học

10 – Ban cơ bản
II. Phương tiện dạy học
Tranh vẽ cấu trúc hoá học của phân tử nước hình 3.1 và hình 3.2 SGK.
III. Phương pháp dạy học
Trực quan vấn đáp, giảng giải.
IV. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
Lớp

Ngày dạy

Sĩ số

Học sinh vắng

10A1
10A4
2. Kiểm tra bài cũ
- Giới là gì? Hãy kể tên các giới trong hệ thống phân loại 5 giới và đặc điểm của giới
khởi sinh, giới nguyên sinh và giới nấm.
3. Bài mới
GV: Giới hữu cơ và vô cơ rât khác nhau nhưng chúng đều được tạo nên từ các nguyên
tố hóa học. Nhưng có phải mọi nguyên tố hóa học có trong tự nhiên đều tham gia cấu tạo nên
tế bào?
Hoạt động của Thầy & Trò
Hoạt động1: Tìm hiểu các nguyên tố hoá học
GV: Phát vấn
- Có 92 nguyên tố hóa học trong tự nhiên và trong số
đó có bao nhiêu nguyên tố tham gia cấu tạo nên cơ
thể sống? lấy ví dụ?

HS: Nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi.
GV Tại sao 4 nguyên tố C, H, O, N là những nguyên
tố chính cấu tạo nên tế bào?
HS: Nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi.
- Chúng chiếm 96,3 % khối lượng cơ thể sống
- Chúng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ.
Các đại phân tử hữu cơ này là thành phần chính cấu
tạo nên tế bào.
(C là nguyên tố đặc biệt quan trọng do C có cấu hình
điện tử vòng ngoài với 4 điện tử → cùng 1 lúc tạo 4
liên kết cộng hoá trị với các nguyên tố khác hoặc với
chính C theo mạch thẳng, nhánh, vòng tạo ra vô số
bộ khung C của các phân tử và đại phân tử hữu cơ
khác).
GV: Trong điều kiện nguyên thủy của trái đất, dưới
tác dộng của các nguồn năng lượng trong tự nhiên
như sấm sét, núi lửa... các nguyên tố hóa học C, H, O,
N có sự tương tác đặc biệt với nhau hình thành nên

13
Nông ThịVân

Nội dung
I. Các nguyên tố hoá học
- Trong tự nhiên có 92 nguyên tố hóa
học, trong đó có khoảng 25 nguyên tố
tham gia cấu thành nên các cơ thể
sống.
- Các nguyên tố C, H, O, N chiếm
96.3% khối lượng cơ thể sống.

- C là nguyên tố đặc biệt quan trọng
tạo nên sự đa dạng các đại phân tử
hữu cơ.
- Sự sống được hình thành do sự tương
tác đặc biệt giữa các nguyên tố hóa
học nhất định.


Sinh học
10 – Ban cơ bản
chất hữu cơ đầu tiên theo nước mưa rơi xuống biển. Ở
đó sự sống bắt đầu được hình thành và tiến hoá dần.
GV: Ngoài ra, các nguyên tố hoá học trong cơ thể
sống còn được chia thành 2 nhóm là nguyên tố đa
lượng và vi lượng. Hãy phân biệt nguyên tố đa lượng
và vi lượng? (Tỉ lệ, vai trò, và lấy ví dụ cụ thể)
HS: Nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi
GV Các nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng
có vai trò rất quan trọng, hãy giải thích?
HS: Ví dụ: thiếu I sẽ bị bướu cổ, thiếu vtm B sút cân,
rụng tóc, thiếu máu. Thiếu Fe gây thiếu máu.
GV (liên hệ) Tại sao cần ăn nhiều loại thức ăn khác
nhau, không nên chỉ ăn 1 số các món ăn ưa thích?
HS: Cần ăn uống đa dạng các loại thức ăn để cung
cấp đủ các chất cho cơ thể, đặc biệt là nguyên tố vi
lượng.
GV: Tùy loại sinh vật, tùy giai đoạn phát triển mà
sinh vật cần được cung cấp các chất dinh dưỡng khác
nhau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu trúc và đặc tính lí hoá

của nước
GV: Nghiên cứu SGK và hình 3.1, 3.2 em hãy nêu
cấu trúc và đặc tính lí hoá của phân tử nước?
HS: Nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi.

1) Các nguyên tố đa lượng
- Các nguyên tố có tỷ lệ  10 - 4
(0,01%)
- C, H, O, N, S, P, K…
- Tham gia cấu tạo nên các đại phân tử
hữu cơ: P, L, G...
2) Các nguyên tốvi lượng
- Các nguyên tố có tỷ lệ nhỏ  10 - 4
(0,01%)
- F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Co, B…
- Có trong thành phần của các enzim,
hooc môn, vtm…

II. Nước và vai trò của nước trong tế
bào
1) Cấu trúc và đặc tính lý hoá của
nước
- Phân tử nước được cấu tạo từ 1
nguyên tử ôxy với 2 nguyên tử hyđrô
GV: Cặp e dùng chung lệch về phía oxi làm nước có bằng liên kết cộng hoá trị phân cực.
tính phân cực, oxi mang điện dương, H mang điện - Phân tử nước có tính phân cực, 2 đầu
âm. Do tính phân cực, các phân tử nước liên kết với tích điện trái dấu.
nhau tạo thành màng nước nên một số con vật nhỏ có
thể chạy trên nước.
- Các phân tử nước liên kết với nhau

bằng liên kết hyđrô yếu và liên kết với
GV: Em nhận xét gì về mật độ và sự liên kết giữa các các phân tử chất phân cực khác.
phân tử nước ở trạng thái lỏng và rắn? (tại sao khi cho
nước đá vào cốc nước thường, nước đá nổi trên nước
thường).
HS: - Nước thường thì mật độ phân tử lớn, liên kết
hidro giữa các phân tử nước ở trạng thái yếu, bị bẻ
gãy và tái tạo liên tục.
- Nước đá thì mật độ phân tử nhỏ, liên kết hidro
giữa các phân tử nước rất bền chặt, rất khó bẻ gãy.
=> khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn nước

14
Nông ThịVân


Sinh học
10 – Ban cơ bản
thường nên nước đá nổi trên nước thường.
GV: Điều gì xảy ra khi ta đưa các tế bào sống vào
trong ngăn đá tủ lạnh? Giải thích.
HS: Các tế bào sống sẽ chết do nhiệt độ trong ngăn đá
thấp làm nước trong tế bào đông cứng lại, V tăng phá
vỡ màng TB.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nước và vai trò của nước
đối với tế bào
GV: Theo em nước có vai trò như thế nào? Đối với tế
bào cơ thể sống? (Điều gì xảy ra khi các sinh vật
không có nước?)
HS: Nước là dung môi, là môi trường thực hiện các

phản ứng sinh hóa, giữ nhiệt, vận chuyển chất, giữ
hình dạng tế bào,...

2) Vai trò của nước đối với tế bào
- Là thành phần cấu tạo của tế bào.
- Là dung môi hoà tan và vận chuyển
các chất cần cho hoạt động sống của tế
bào.
- Là môi trường và nguồn nguyên liệu
cho các phản ứng sinh lý, sinh hoá của
tế bào.
- Tham gia điều hoà, giữ ổn định nhiệt
GV: đặc điểm nào giúp nước là dung môi hòa tan các của tế bào, cơ thể và môi trường…
chất?
HS: Tính phân cực và liên kết H yếu. Các phân tử
nước có thể liên kết với các phân tử chất phân cực
khác nên nước là dung môi hoà tan nhiều chất phân
cực và các chất có tính ion như muối, axit và rượu.
4. Củng cố
- Tại sao khi phơi hoặc sấy khô thực phẩm lại bảo quản được lâu hơn? (Làm giảm
lượng nước giúp hạn chế vi sinh vật sinh sản làm hỏng thực phẩm).
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Xem trước bài mới, tìm hiểu về cấu trúc và vai trò của cacbohydrat và lipid.
Ngày soạn: 06.09.2018
CHỦ ĐỀ 2: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
Tiết 5

CACBOHYDRAT, LIPIT và PROTEIN

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức
a. Cơ bản
- Học sinh phải nêu được cấu tạo hoá học của cacbohiđrat, lipit, prôtêin và kể được các
vai trò sinh học của chúng trong tế bào.
- HS phải phân biệt được các mức độ cấu trúc của protein: Cấu trúc bậc 1, 2, 3 và bậc 4.
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của protein và giải thích được ảnh
hưởng của những yếu tố này đến chức năng của protein
b. Trọng tâm

15
Nông ThịVân


Sinh học
10 – Ban cơ bản
Nắm được cấu tạo và vai trò của cacbohydrat, lipid và protein.
2. Kỹ năng
- Phân biệt được saccarid và lipid về cấu tạo, tính chất, vai trò.
- Rèn luyện tư duy khái quát trừu tượng.
3. Thái độ
Có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ động thực vật vì đa dạng sinh vật đảm bảo
cho cuộc sống con người..
II. Phương tiện dạy học
- Tranh vẽ về cấu trúc hoá học của đường, lipid và protein..
III. Phương pháp dạy học
Phát vấn, hoạt động nhóm.
IV.Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
Lớp
10A1

10A4

Ngày dạy

Sĩ số

Học sinh vắng

2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày cấu trúc hoá học của nước và vai trò của nước trong tế bào.
- Thế nào là nguyên tố đa lượng, nguyên tố vi lượng? Tại sao cần ăn nhiều loại thức ăn
khác nhau, không nên chỉ ăn 1 số các món ăn ưa thích?
3. Bài mới
Hoạt động của Thầy & Trò
Hoạt động1: Tìm hiểu về cacbohydrat.

Nội Dung
I. Cacbohyđrat: (Đường)
1) Cấu trúc hoá học
GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết cấu - Là hợp chất hữu cơ chứa C, H, O có
trúc chung của cacbohidrat? (Gồm những nguyên công thức hóa học chung là (CH2O)n
tố hóa học nào, cấu tạo theo nguyên tắc gì? Kể - Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn
tên các đơn phân)
phân thường là các đường đơn 6C.
HS: nghiên cứu SGK để trả lời.
GV: Tùy theo số lượng đơn phân trong phân tử, a. Đường đơn: (monosaccarid)
cacbohidrat được chia ra làm các loại: Đường - Gồm 1 phân tử đường đơn (các loại
đơn, đường đôi, đường đa. Thế nào là đường đơn, đường có từ 3-7 nguyên tử C).
đường đôi, đường đa? Kể tên các dạng phổ biến? + Đường 5C: Ribose, Deoxyribose
HS: Thảo luận, nghiên cứu SGK để trả lời.

+ Đường 6C: Glucose (đường nho),
GV: Cho HS xem cấu trúc hóa học của đường, Fructose (Đường quả), Galactose
nhận xét và bổ sung cho HS ghi nhận.
(Đường sữa). C6H12O6
Tranh vẽ cấu trúc hoá học của đường:
b. Đường đôi: (Disaccarid)
- Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với
nhau bằng liên kết glucozit.
- Mantose (đường mạch nha) gồm 2
phân tử Glucose, Saccarose (đường mía)
gồm 1 phân tử Glucose và 1 phân tử

16
Nông ThịVân


Sinh học
10 – Ban cơ bản
CH2 OH

Fructose, Lactose (đường sữa) gồm 1
phân tử glucose và 1 phân tử galactose.
c. Đường đa: (polysaccarid)
- Gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết
với nhau bằng liên kết glucozit.
- Glycogen, tinh bột, cellulose, kitin…

CH2 OH
1


2
CH2 OH

Liên kết glucozit

GV: - Tinh bột có ở đâu? Tại sao khi ăn cơm nhai
lâu sẽ thấy có vị ngọt?
- Glicogen là chất dự trữ năng lượng và C
của động vật, có nhiều trong gan, cơ. Khi cơ thể
thừa glucozo, glucozo được chuyển hóa thành
glicogen. Khi cơ thể thiếu glucozo thì glicogen sẽ
được phân giải thành glucozo đưa vào máu.
2) Chức năng của Cacbohydrat
- Con người không tiêu hóa được xenlulozo
- Là nguồn cung cấp năng lượng cho tế
do không có enzim xelulaza nhưng rất cần
bào (1g hidrocabon  4,2 kcal)
xenlulozo cho hoạt động tiêu hóa, tránh táo bón.
- Tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ
phận của cơ thể…
GV: Cacbohydrat giữ chức năng gì trong tế bào?
HS: Là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào,
tham gia cấu tạo nên các bộ phận của cơ thể.
GV (chuyển ý) trong thức ăn có 1 thành phần
chứa nhiều năng lượng hơn đường, đó là lipit
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lipid.
GV: Đặc điểm cấu tạo và tính chất của Lipit?
HS: nghiên cứu SGK để trả lời.

GV: Quan sát hình 4.2 em nhận xét về thành

phần hoá học và cấu trúc của phân tử mỡ? Sự
khác nhau giữa dầu thực vật và mỡ động vật?
HS: - Một phân tử mỡ có cấu tạo gồm 1 glycerol
kết hợp với 3 axit béo.
- Dầu thực vật thì không đông đặc, trong khi
mỡ động vật thì lại đông đặc lại nếu để nguội.
GV: Chính nhóm phosphat làm cho photpholipit
có tính lưỡng cực: 1 đầu ưa nước, 1 đầu kị nước.
GV: Steroid có cấu trúc vòng phức tạp: Gồm 1
phân tử glycerol và 2 axit béo (cấu trúc vòng).
Cho biết một số loại steroit và vai trò của nó
trong cơ thể?

17
Nông ThịVân

II. Lipid: (chất béo)
1) Cấu tạo của lipid
- Là hợp chất hữu cơ chứa C, H, O.
- Không cấu tạo theo nguyên tắc đa
phân.
- Có tính kị nước, không tan trong nước.
a. Mỡ
- Cấu trúc: Gồm 1 phân tử glycerol và 3
axit béo
+ Mỡ ĐV: axit béo no
+ Mỡ TV: axit béo không no  dạng
lỏng.
- Vai trò: Dự trữ năng lượng cho TB, cơ
thể (1g mỡ  9,3 kcal )

b. Phospholipid
- Cấu trúc: Gồm 1 phân tử glycerol liên
kết với 2 axit béo và 1 nhóm phosphat .
- Chức năng: Tạo nên các loại màng tb.
c. Steroid
- Cholesterol: Tạo nên các loại màng tế
bào động vật
- Hormone: ostrogen, testosterol.


Sinh học
10 – Ban cơ bản
HS: hàm lượng cholesteron quá nhiều sẽ tích
đọng trong mạch máu gây xơ cứng mạch máu 
đột quỵ (tắc nghẽn mạch)
GV: Thức ăn có nhiều colesteron: lòng đỏ trứng,
d. Sắc tố và vitamin
não động vật, thức ăn nhanh nhiều chất béo.
- Cấu trúc: Gồm 1 phân tử glycerol và 2
axit béo (cấu trúc vòng)
- Carotenoid, vitamin A, D, E, K…
Hoạt động 3: Tìm hiểu về vai trò và cấu trúc của
protein.
GV: Em hãy nêu một số đặc điểm cấu tạo của
prôtêin?
HS: Protein là một đại phân tử có cấu trúc đa
phân, gồm nhiều đơn phân là axit amin tạo thành.
Potêin là hợp chất hữu cơ đa dạng nhất (22 loại
aa liên kết với nhau bằng liên kết peptit)
GV: Yếu tố nào quyết định tính đa dạng của

phân tử prôtêin?
HS: Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các aa
quyết định tính đa dạng và đặc thù của prôtêin.
GV Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin còn
được quyết định bởi cấu trúc không gian của
prôtêin. Quan sát h 5.1 cho biết prôtêin có mấy
bậc cấu trúc? mô tả đặc điểm các bấc cấu trúc?
HS: Protein có bốn bậc cấu trúc khác nhau: bậc
1, 2, 3 và 4.
GV: ...Một số prôtêin có cấu trúc bậc 4.
HS: Quan sát hình và ghi nhận.
GV: Cấu trúc bậc 3 có vai trò quan trọng quy
định hoạt tính chức năng của prôtêin. prôtêin bị
biến đổi cấu trúc không gian sẽ làm thay đổi chức
năng của nó. Hiện tượng này gọi là hiện tượng
biến tính của prôtêin. Có các yếu tố nào ảnh
hưởng đến chức năng của protein?
HS: Nhiệt độ, độ pH có thể làm cấu trúc không
gian 3 chiều của prôtêin bị thay đổi làm thay đổi
chức năng sinh học của protein.
GV: Em hãy nêu các chức năng chính của
protein và cho ví dụ.
(Hãy tìm thêm các ví dụ ngoài SGK).
HS: Protein tham gia cấu tạo hầu hết các thành

18
Nông ThịVân

III. Protein
1. Cấu trúc của protein

- Là hợp chất hữu cơ chứa C, H, O ,N.
- Phân tử protein có cấu trúc đa phân mà
đơn phân là các axit amin.
- Các aa liên kết với nhau bằng các liên
kết peptit => chuỗi polipeptit.
- Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp
của các aa quyết định tính đa dạng và
đặc thù của prôtêin.
- Protein có bốn bậc cấu trúc: 1, 2, 3, 4.
+ Cấu trúc bậc 1: Chuỗi polypeptid có
dạng mạch thẳng.
+ Cấu trúc bậc 2: Chuỗi polypeptid co
xoắn lại (xoắn ) hoặc gấp nếp () nhờ
liên kết Hidro.
+ Cấu trúc bậc 3: Chuỗi polypeptid cấu
trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo không
gian 3 chiều đặc trưng.
+ Cấu trúc bậc 4: Các chuỗi polypeptid
liên kết với nhau theo 1 cách nào đó.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng
prôtêin
Nhiệt độ cao, độ pH…phá huỷ cấu trúc
không gian 3 chiều của protein làm cho
chúng mất chức năng (biến tính).

2. Chức năng của protein
- Tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
(nhân, màng sinh học, bào quan…)
- Dự trữ các axit amin.
- Vận chuyển các chất. (Hemoglobin)



Sinh học
10 – Ban cơ bản
phần của cơ thể: enzim, hormone, kháng thể, - Bảo vệ cơ thể. (kháng thể)
màng tế bào, vận chuyển chất, …là thành phần - Thu nhận thông tin. (các thụ thể)
cơ bản của sự sống.
- Xúc tác cho các phản ứng. (enzim)
- Tham gia trao đổi chất (hormone)
4. Củng cố
- Các câu hỏi 1 trang 22 và 3 trang 25 SGK.
- Tại sao người già không nên ăn nhiều mỡ? (ăn nhiều mỡ dẫn đến sơ vữa động mạch,
huyết áp cao).
- Nếu ăn quá nhiều đường dẫn tới bệnh gì? (Bệnh tiểu đường, bệnh béo phì).
- Tại sao khi luộc lòng trắng trứng đông lại? (protein lòng trắng trứng là albumin bị biến
tính).
- Tại sao các vi sinh vật sống được ở suối nước nóng gần 100 0C? (protein có cấu trúc
đặc bịêt không bị biến tính).
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Xem phần em có biết ở cuối bài, tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của DNA, RNA.

Ngày soạn: 13.09.2018
CHỦ ĐỀ 2: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

19
Nông ThịVân


Sinh học

10 – Ban cơ bản
Tiết 6

AXIT NUCLÊIC

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
a. Cơ bản
- Mô tả được cấu trúc của phân tử ADN, ARN và nêu được thành phần 1 nucleotid.
- Trình bày được các chức năng của DNA và RNA.
- So sánh được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN.
b. Trọng tâm
- Biết được cấu trúc và chức năng của ADN, ARN.. Phân biệt được ADN và ARN.
2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng tư duy phân tích tổng hợp để nắm vững cấu trúc của axit nucleic.
3. Thái độ
HS hiểu được cơ sở phân tử của sự sống là axit nucleic. bảo tồn các động thực vật quý
hiếm là bảo vệ vốn gen.
II. Phương tiện dạy học
- Tranh vẽ về cấu trúc hoá học của nucleotid, phân tử ADN, ARN.
- Mô hình cấu trúc phân tử ADN.
III. Phương pháp dạy học
Giảng giải, phát vấn gợi mở, thảo luận nhóm.
IV.Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
Lớp
10A1
10A2

Ngày dạy


Sĩ số

Học sinh vắng

2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày cấu trúc và chức năng của cacbohydrat và lipid.
- Nêu các bậc cấu trúc và chức năng của protein.
3. Bài mới
Tại sao chúng ta sử dụng prôtêin của gà, lợn, bò khác nhau nhưng khi hấp thụ vào cơ
thể người thì protein trong cơ thể người lại khác hẳn prôtêin của các loài động vật trên?
Trong tế bào người, yếu tố đã tổng hợp các axit amin đến từ các nguồn thức ăn khác
nhau để tạo thành protein đặc trưng cho người?  Đó chính là vai trò của axit nucleic
- Axit nucleic có chủ yếu trong nhân TB, ngoài ra còn có ở tế bào chất, ti thể, lạp thể.
- Axit nucleic gồm 2 loại: AND và ARN.

20
Nông ThịVân


Sinh học
10 – Ban cơ bản
Hoạt động của Thầy & Trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc của DNA
GV: Quan sát tranh và mô hình hãy trình bày
cấu trúc phân tử DNA?
HS: DNA có mạch kép, do nhiều nucleotide
liên kết lại với nhau. Một nu gồm Axit đường - bazơnitơ.
GV: Nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. Các
nucleotit chỉ phân biệt nhau ở bazonito  lấy

tên của bazonito đặt cho nucleotit.
GV giải thích về nguyên tắc bổ sung
Bazơ có kích thước lớn (A, G) liên kết với
bazơ có kích thước bé (T, X) → phân tử DNA
có đường kính ổn định là 20 Ao.
Mạch 1: A – T – X – A – G – T – G – T
Mạch 2: T – A – G – T – X – A – X – A

Nội Dung
I. Deoxyribonucleic acid: (DNA)
1) Cấu trúc của DNA
a. Cấu trúc hoá học
- Là hợp chất hữu cơ chứa C, H, O, N, P.
- DNA cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn
phân là nucleotid.
- 1 nucleotid gồm:
+ 1 phân tử đường 5C: đềoxi ribo (C5H10O4)
+ 1 nhóm phosphat (H3PO4).
+ 1 gốc bazơnitơ (A, T, G, X).
- Có 4 loại bazonito  4 loại nucleotit
- Các nucleotid trong một mạch liên kết với
nhau nhờ liên kết hóa trị (giữa phân tử đường
của nu này với nhóm phosphat của nu tiếp
theo) tạo thành chuỗi polynucleotid.
- Theo Watson và Crick: AND gồm 2 chuỗi
polynucleotid (2 mạch) song song và ngược
chiều nhau. Các nu trên 2 mạch liên kết với
nhau bằng liên kết H giữa các bazơ của các
Nu theo nguyên tắc bổ sung ( A=T, G-X)


GV: Tại sao có thể nói liên kết H làm cho
ADN vừa khá bền vững vừa rất linh hoạt?
HS: Liên kết H là liên kết yếu  2 mạch dễ
tách nhau ra trong quá trình phiên mã, giải mã
nhưng ADN lại gồm rất nhiều đơn phân  sồ
b. Cấu trúc không gian
liên kết H lớn => bền vững.
- 2 chuỗi polynucleotit của DNA xoắn đều
GV: Cấu trúc không gian của DNA? Sự khác quanh 1 trục tưởng tượng tạo nên chuỗi xoắn
nhau giữa DNA ở tế bào nhân sơ và nhân kép đều và giống 1 cầu thang xoắn (Mỗi bậc
thang là một cặp bazơ, tay thang là đường và
thực?
HS Ở các tế bào nhân sơ, phân tử DNA thường nhóm phốt phát).
có dạng vòng, còn sinh vật nhân thực có dạng
* Gen: là 1 đoạn pt AND mã hóa cho 1 sản
mạch thẳng.
phẩm nhất định ( p, ARN )
Hoạt động 1: Chức năng của DNA
2) Chức năng của DNA
GV: Chức năng của ADN?
HS: Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di - Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di
truyền
truyền
GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn trả
lời lệnh trong sgk?
HS thảo luận nhóm, trả lời lệnh.
- Thông tin di truyền được truyền từ tế bào
- Đặc điểm nào của AND giúp nó lưu giữ được này sang tế bào khác nhờ quá trình nhân đôi
số lượng lớn TTDT? (Cấu tạo theo nguyên tắc DNA: 1ADN  2ADN
đa phân với 4 loại đơn phân  lưu giữ đựơc - Thông tin di truyền trên ADN m ARN 


21
Nông ThịVân


Sinh học
10 – Ban cơ bản
lượng lớn TTDT).
prôtêin => quy định các tính trạng trên cơ thể
- Đặc điểm nào của AND giúp nó có thể bảo sinh vật.
quản, sửa sai TTDT? (AND được cấu tạo theo
NTBS  TTDT được bảo quản vì khi có sự hư
hỏng ở mạch này thì mạch không bị hỏng sẽ
được sử dụng làm khuôn để sửa chữa mạch
hỏng nhờ các enzim sửa sai).
- TTDT trên AND được di truyền nhờ cơ chế
nào? ( tự sao, sao mã, dịch mã ) Đặc điểm nào
của ADN giúp nó thực hiện chức năng này?
(Do NTBS và LK H yếu)
GV (chuyển ý): Ở 1 số loại virút thông tin di
truyền không lưu giữ trên DNA mà trên RNA.
Hoạt động 3: Tìm hiểu axit RNA
GV: RNA có cấu trúc như thế nào? Nghiên
cứu sgk tìm hiểu cấu trúc ARN và so sánh với
cấu trúc ADN cho biết ARN có gì giống và
khác với AND?
HS: RNA có cấu trúc đa phân, đơn phân là các
nucleotide, có 4 loại: A, U, G, X.

GV: Có bao nhiêu loại RNA?

HS: Có 3 loại RNA : mRNA, tRNA, rRNA.
GV: Dựa vào cấu trúc và chức năng người chia
ARN thành 3 loại. Nghiên cứu sgk phân biệt
cấu trúc và chức năng của từng loại RNA?
Các loại ARN
mARN
tARN
rARN

Cấu trúc

Chức năng

II. Ribonucleic acid
1) Cấu trúc của RNA
a. Thành phần cấu tạo
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn
phân là nucleotid.
- 1 nucleotid gồm:
+ 1 phân tử đường 5C oxi ribo:C5H10O5
+ 1 nhóm phosphat (H3PO4).
+ 1 gốc bazơnitơ (A, U, G, X)  Có 4 loại
nucleotid A, U, G, X.
- Phân tử RNA thường có cấu trúc 1 mạch.
b. Phân loại
+ RNA thông tin (mRNA) dạng mạch thẳng.
+ RNA vận chuyển (tRNA) xoắn lại 1 đầu tạo
3 thuỳ.
+ RNA ribôxôm (rRNA) nhiều vùng xoắn kép
cục bộ.

2) Chức năng của RNA
- mRNA truyền thông tin di truyền từ DNA
đến ribôxôm để tổng hợp protein.
- tRNA vận chuyển axit amin đến ribôxôm.
- rRNA cùng với protein cấu tạo nên ribôxôm
là nơi tổng hợp nên protein.

HS: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
GV nhận xét và bổ sung hoàn thiện kiến thức.
4. Củng cố

22
Nông ThịVân


Sinh học
10 – Ban cơ bản
- Tại sao chỉ có 4 loại Nu nhưng các sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và kích
thước khác nhau? (Do số lượng và trình tự sắp xếp của các nucleotide khác nhau theo nguyên
tắc bổ sung nên tạo ra vô số các gen khác nhau  các sinh vật khác nhau)
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài, đọc phần em có biết và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Ngày soạn: 04.10.2018

Chương 2
CHỦ ĐỀ 3: CẤU TRÚC TẾ BÀO
Tiết 8

CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
TẾ BÀO NHÂN SƠ


I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
a. Cơ bản
- Học sinh phải mô tả được thành phần chủ yếu của một tế bào, nêu được các đặc điểm
của tế bào nhân sơ.
- Giải thích lợi thế của kích thước nhỏ ở tế bào nhân sơ.
- Trình bày được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào vi khuẩn.
b. Trọng tâm
Nắm được đặc điểm và cấu tạo của tế bào nhân sơ.
2. Kỹ năng
Phân tích hình vẽ, tư duy so sánh – phân tích – tổng hợp, hoạt động độc lập của hs.
3. Thái độ
Thấy rõ tính thống nhất của tế bào.
II. Phương tiện dạy học
- Phiếu học tập để thảo luận nhóm _ Tranh vẽ tế bào nhân sơ, tế bào động vật, thực vật.
III. Phương pháp dạy học
Hoạt động nhóm, phát vấn gợi mở
IV. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
Lớp
10A1
10A4

Ngày dạy

Sĩ số

Học sinh vắng


2. Kiểm tra bài cũ
- Mô tả cấu trúc hoá học và cấu trúc không gian của ADN?
- Giải thích sự phù hợp về cấu trúc và chức năng của ADN?
3. Bài mới
Hoạt động của Thầy & Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
TBNS
1) Cấu tạo

23
Nông ThịVân


Sinh học
10 – Ban cơ bản
GV: Cho HS quan sát tranh TB VK, ĐV, TV yêu
cầu HS nhận xét về cấu tạo, kích thước của
TBNS và TBNT?
HS: Tế bào nhân sơ có cấu tạo đơn giản, nhân
chưa có màng bao bọc so với tế bào nhân thực.
GV: Kích thước nhỏ có vai trò gì với các TBNS?
GV: Nhận xét và giải thích thêm:
- (diện tích bề mặt)S=4r2
- (Thể tích)V=4r3/3
- S/V=4r2/4r3/3 3/r
- Nếu r càng lớn thì tỷ lệ S/V càng nhỏ và
ngược lại.  Sự vận chuyển các chất trong tb
cũng như TDC với mt diễn ra nhanh hơn. Nhờ
vậy nên tế bào nhân sơ trao đổi chất nhanh hơn,

sinh trưởng và sinh sản cũng nhanh hơn so với tế
bào nhân thực.

- Gồm 3 thành phần chính: màng sinh
chất, tế bào chất và vùng nhân
- Cấu trúc đơn giản:
+ Chưa có nhân hoàn chỉnh (nhân chưa
có màng nhân bao bọc) Nhân sơ.
+ Tế bào chất chưa có hệ thống nội
màng và không có các bào quan có màng
bao bọc.
2) Kích thước
- Khoảng 1- 5m, bằng khoảng 1/10 tế
bào nhân thực.
- Lợi thế: Kích thước nhỏ giúp trao đổi
chất với mt sống nhanh sinh trưởng,
sinh sản nhanh

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân sơ
II. Cấu tạo tế bào nhân sơ
GV: Em hãy mô tả cấu tạo của tế bào nhân sơ.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành Phiếu học tập
phiếu học tập tìm hiểu thành phần cấu trúc của tế
bào nhân sơ.
HS: thảo luận hoàn thành phiếu.
GV Nhận xét kết quả của HS và phát vấn
- Tại sao gọi là vùng nhân ở tế bào nhân sơ ? (Vì
nhân không có màng bao bọc mà nằm lẫn trong
tế bào chất).
- Trả lời câu lệnh trong SGK trang 33.

- Thành tế bào có cấu tạo như thế nào? (Được
cấu tạo chủ yếu bằng cacbohydrat và protein,
gọi là peptydoglican. Khi nhuộm bằng phương
pháp Gram, vk Gram dương bắt màu tím còn vk
Gram âm bắt màu đỏ).
- Tại sao cùng là vi khuẩn nhưng phải sử dụng
những loại thuốc kháng sinh khác nhau? (Do
thành tế bào có cấu trúc khác nhau).
- Plasmid là gì (là phân tử ADN dạng vòng,
thường dùng để chuyển gen).
4. Củng cố.

24
Nông ThịVân


Sinh học
10 – Ban cơ bản
- Tỷ lệ S/V ở các động vật vùng nóng và vùng lạnh như thế nào? Tác dụng đối với sinh
vật? (tỷ lệ S/V ở động vật vùng lạnh nhỏ - cơ thể thường tròn để giảm diện tích bề mặt- giảm
mất nhiệt của cơ thể).
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài và xem trước bài mới.

Phiếu học tập
Thành
phần ctr

Cấu trúc bắt
buộc hay ko


Vùng
nhân



TBC



Thành phần cấu tạo

Ko có màng bao bọc, chỉ
chứa 1phân tử AND dạng
vòng.
- Bào tương: Hệ keo bán lỏng
chứa nhiều chất h/cơ và vcơ.
- Có nhiều Riboxom, hạt dự
trữ, Plasmit
Lớp kép photpholipit và
protein

Chức năng

Chứa TTDT, quy định mọi tính
trạng, điều khiển mọi hoạt động
sống của tế bào.
Là nơi diễn ra các quá trình
chuyển hóa trong TB
- Bảo vệ, ngăn cách tế bào với

MT
- Giúp Tb thu nhận thông tin
- Thực hiện TĐC giữa tế bào và
môi trường
- Bảo vệ tế bào
- Quy định hình dạng của tế bào

Màng
sinh chất



Thành
TB

Không

Cấu tạo bởi peptidoglican

Vỏ nhầy

Không

Có dạng keo, cấu tạo từ
polysaccarir, polypeptit, 1 số
từ xenlulozo.

- Bảo vệ TB
- Dự trữ thức ăn
- Giúp bám vào tế bào chủ


Lông

Không

nt

- Giúp VK bám vào TB chủ
- Giúp VK tiếp hợp
- Là những thụ thể tiếp nhận VR

Roi

Không

Cấu tạo bởi protein

Giúp VK di chuyển

25
Nông ThịVân


×