Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NHÀ XÃ HỘI HỌC M.WEBER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.9 KB, 6 trang )

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NHÀ XÃ HỘI HỌC M.WEBER
1. Tiểu sử vắn tắt
Max Weber( 1864-1920) người Đức, sinh ra trong một gia đình đạo tin lành ở
miền đông nam nước Đức,ông được tôn vinh là cha đẻ của xã hội học về các tôn
giáo. Ông học luật, giảng dạy ở Heideberg và đi chu du khắp Châu Âu nhiều năm
và từng là thành viên của phái đoàn Đức ở hội nghị Versaille( 1918). M.Weber
được xem là một trong những nhà xã hội học lớn nhất hồi đầu thế kỉ 20.
2. Các tác phẩm tiêu biểu
Các công trình nghiên cứu của Weber tập trung vào việc hợp lí hóa ngành xã hội
học tôn giáo và Chính quyền học nhưng Ông cũng đóng góp đáng kể cho ngành
kinh tế học. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Nền đạo đức Tin lành và tinh thần
của chủ nghĩa tư bản ( Die protestantische Ethik und der Geist des Kaptialismus).
Đánh dấu sự khởi đầu của một loạt khảo cứu của ông về ngành xã hội học tôn giáo.
Trong tác phẩm này, Weber lập luận rằng tôn giáo là một trong những nhân tố quan
trong cấu thành sự dị biệt văn hóa giữa phương Đông và phương Tây và nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của những đặc điểm triết lí Kháng Cách khổ hạnh, xem
đây là một trong những nhân tố chính giúp phát chiển chủ nghĩa tư bản, hệ thống
hành chính, và khái niệm nhà nước pháp quyền tại phương Tây. Trong một tác
phẩm quan trọng khác, politik ais Beuf ( Chính trị là một nghề chuyên môn),
Weber định nghĩa nhà nước là thực tế độc quyền hành xử quyền pháp định, định
nghĩa này được xem như khái niệm mấu chốt trong ngành khoa học chính trị
đương đại. Những nghiên cứu quan trọng nhất của ông được nhắc đến với một tên
chung " Luận đề Weber"
Ngoài ra,còn một số tác phẩm tiêu biểu khác như: Tôn giáo Ấn Độ(1916-1917),
Xã hội học về Tôn giáo( 1912), Tôn giáo Trung Quốc( 1913), Kinh tế và xã
hội( 1909), "Tính khách quan" trong khoa học xã hội và danh sách cộng
đồng( 1903).
3. Những đóng góp của M. Weber cho ngành xã hộc học
a. Đối tượng nghiên cứu:



Theo ông xã hội học là một khoa học về hành động xã hội, mà có tới 4 kiểu
hành động:
+ Hành động hợp lý theo một giá trị
+ Hành động theo tập quán
+ Hành động truyền thống
+ Hành động tình cảm
Nhiệm vụ của nhà xã hội học là tìm hiểu ý nghĩa của hành động của người có
hành động đó.
Đối với ông, hiện thực kinh nghiệm là vô tận, không một nhà khoa học nào có
thể bao quát hết được. Khoa học phải chọn lựa các sự kiện và xây dựng các khái
niệm. Đối với các khoa học nhân văn, theo ông không thể có liên hệ nhân quả, nhà
xã hội học vì vậy chỉ có thể tổ chức các sự kiện đã có cơ sở để lý giải hợp lý về
những hành động xã hội. Sự lý giải này được thực hiện qua việc xây dựng các mô
hình lý tưởng, trên cơ sở tập hợp các đặc trưng về một hiện thực lịch sử riêng biệt.
b. Lý thuyết
* Khái niệm: Hành động xã hội là hành động được chủ thể gắn cho một nghĩa chủ
quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác, và vì vậy được định
hướng tới người khác, trong đường lối, quá trình của nó.
* Phân loại:
+ Hành động duy lý truyền thống: Hành động tuân thủ những thói quen, nghi lễ,
phong tục, tập quán đã được truyền lại từ đời này qua đời khác
+ Hành động duy lý công cụ: Hành động được thực hiện dưới sự cân nhắc, tính
toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho thuận tiện nhất.
+ Hành động duy lý giá trị: Hành động được thực hiện vì bản thân hành động( mục
đích tự thân)
+ Hành động duy cảm, xúc cảm: Hành động theo các trạng thái cảm xúc hoặc tình
cảm bộc phát gây ra mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ
giữa các công cụ, phương tiện và mục đích hành động.
* Nghiên cứu tôn giáo



+ Luận văn " Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản", biên thảo
phân tích về Tôn giáo Trung Hoa: Khổng giáo Lão giáo, tôn giáo Ấn Độ, xã hội
học Ấn giáo và Phật giáo, Do Thái giáo cổ đại.
+ Ba luận đề chính của Weber gồm có: ảnh hưởng của ý thức tôn giáo trên các hoạt
động kinh tế, mối quan hệ giữa sự phân tầng xã hội và tôn giáo và những đặc điểm
của văn minh phương Tây.
+ Weber coi tôn giáo là một trong những nguồn lực cốt lõi trong xã hội. Mục tiêu
của Weber là tìm ra nguyên nhân giải thích sự khác biệt trong con đường phát triển
của 2 nên văn hóa Phương Đông và Phương Tây mà không đánh giá hay phê bình
bất kì nền văn hóa nào. Tuy nhiên mong muốn căn bản của Weber là tìm cách giải
thích những yếu tố nổi trội của nền văn minh phương Tây.
+ Weber tin rằng các giá trị của tôn giáo kháng cách ( thần học Calvin) đã có ảnh
hưởng lớn đến cải cách xã hội, và phát triển hệ thống kinh tế Châu Âu cũng như
Hoa Kỳ, nên chúng không phải là nhân tố duy nhất tạo nên sự phát triển này. Xã
hội học tôn giáo rốt cuộc tập trung vào một khía cạnh đặc trưng của văn hóa
phương Tây đó là sự suy giảm trong niềm tin và ma thuật hay còn gọi là sự tỉnh
ngộ của thế giới( disenchaltment of the World) theo Weber.
+ Weber cũng xây dựng một mô hình biến đổi một tôn giáo chung. Theo đó các xã
hội có xu hướng chuyển từ ma thuật đến đa thần ( politheism) rồi tới phiếm thần,
và độc thần, cuối cùng là độc thần đạo đức. Nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi này là
do sự chuyên môn hóa bắt nguồn từ sự ổn định kinh tế cũng như vai trò ngày càng
phức tạp của linh mục. Khi xã hội trở nên phức tạp và phân nhóm, một hệ thống
các thánh thần từ đó mà phát triển theo, và khi quyền lực trong xã hội dần được tập
trung hóa, quan niệm về một thánh thần duy nhất ngày càng trở nên phổ biến và
được đón nhận.
* Phân tầng xã hội
Lĩnh vực kinh tế không còn đóng vai trò quyết định duy nhất đối với sự phân chia
giai cấp và tầng lớp xã hội trong xã hội tư bản hiện đại.
Giai cấp là tập hợp những người có chung các cơ hội sống trong điều kiện kinh tế

thị trường.
Hai tình huống giai cấp:


+ Tình huống giai cấp thứ nhất: tư sản- chủ vốn đầu tư và tư sản- chủ tài sản cho
thuê mướn kiếm lời.
+ Tình huống giai cấp thứ 2: người bán sức lao động thô sơ, người bán sức lao
động và tay nghề, người bán sức lao động tay nghề và dịch vụ.
* Những đặc quyền của người có địa vị
Trong tất cả các mục tiêu thực tiễn, sự phân tầng địa vị cùng độc hành với sự độc
quyền về lý tưởng và hàng hóa vật chất và cơ hội theo cách mà chúng ta gọi là tiêu
biểu. Ngoài danh dự và địa vị đặc biệt, luôn tạo ra khoảng cách độc đáo thì số còn
lại là những loại độc quyền về vật chất. Những ưu tiên danh dự như thế bao gồm
đặc quyền được mặc những trang phục đặc biệt, bị cấm kị đối với người khác và
được mang vũ khí.
Vai trò quyết định lối sống trong đanh dự về địa vị có nghĩa là các nhóm địa vị là
những người đặc biệt trong mọi quy ước xã hội.
* Đảng phái
Vị trí đích thực của giai cấp là nằm trong vòng trật tự kinh tế, vị trí của nhóm
người có địa vị lại nằm trong vòng trật tự xã hội" đảng phái" luôn đi song song với
" độc quyền".
Hoạt động của các đảng phái hướng đến nắm bắt quyền lực xã hội, nói cách khác,
hướng việc gây ảnh hưởng hoạt động và cộng đồng, dù nó có ý đồ gì đi chăng nữa
đảng chỉ có thể ở trong cộng đồng được xã hội hóa, nghĩa là có trật tự hợp lý và
sẵn sàng củng cố nó.
* Thống trị
Định nghĩa: Thống trị là đạt được sự phục tùng từ một mệnh lệnh nhất định. Như
vậy thống trị giả định một sự kỳ vọng lẫn nhau.
Từ đó các hình thức thống trị được Weber phân tích từ góc độ động cơ dẫn đến
thống trị.

Có 3 loại thống trị:
+ Thống trị truyền thống: thống trị do các thói quen và tập tục truyền thống quy
định, dựa trên lòng tin vào tính hợp pháp linh thiêng của trật tự quyền uy được xác
lập từ lâu.


+ Thống trị uy tín thiên phú: thống trị dựa trên một năng khiếu phi thường của
người thủ lĩnh khiến họ nổi bật hơn hẳn tất cả người khác( năng khiếu này có được
nhờ tự nhiên hoặc cấp bởi đấng tối cao).
+ Thống trị hợp lý: thống trị là những suy tính lợi ích làm cơ sở và người ta phục
tùng lãnh đạo hoàn toàn về chức năng.
Không có việc thống trị nào thuần túy một loại hình thống trị cả.
d.Phương pháp nghiên cứu
- Lý giải trực tiếp: nắm bắt nghĩa của hành động thông qua quan sát trực tiếp
những đặc điểm, biểu hiện của nó.
- Lý giải gián tiếp: giải thích, giảng giải động cơ, ý nghĩa sâu xa của hành động qua
việc hình dung tình huống, bối cảnh của hành động
KẾT LUẬN
Weber đã đưa ra những quan niệm và cách giải quyết độc đáo với những vấn đề về
lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học Xã hội học. Weber đã xây dựng quan
điểm lý luận Xã hội học đặc thù của mình trên cơ sở các ý tưởng sử học, kinh tế
học, luật học và nghiên cứu lịch sử so sánh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Sinh Huy - Xã hội học Đại cương - Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà
Nội. (1997)
2. />MỤC LỤC ẢNH


Nguyên tác tiếng Đức Politik als Beruf


Nguyên bản tiếng Đức tác phẩm Đạo đức Kháng Cách và tinh thần của Chủ nghĩa
tư bản



×