Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN CHÍNH tả lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.08 KB, 10 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Môn tiếng Việt ở Tiểu học là môn học rất đa dạng, nhiều phân môn, mỗi
phân môn có một nét đặc thù riêng. Trong đó có phân môn chính tả. Chính tả là
một dạng hoạt động dùng lời nói và viết. Nói và viết là quá trình chuyển từ hình
thức chữ viết sang hình thức âm thanh. Môn chính tả có một vị trí chủ đạo là yếu
tố quan trọng để phát triển trí tuệ ngôn ngữ, những phẩm chất đạo đức của mỗi
hs.
Phân môn chính tả trong nhà trường tiểu học giúp học sinh hình thành năng
lực và thói quen viết đúng chính tả. Nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết
chuẩn Tiếng Việt. Vì vậy, phân môn chính tả có vị trí quan trọng trong nội dung
chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học.
Giống như các phân môn khác, trong môn Tiếng Việt tính chất của phân môn
chính tả là tính thực hành. Bởi rèn luyện các kĩ năng chính tả cho học sinh thông
qua việc thực hành luyện tập, trong phân môn này các quy tắc chính tả, các đơn
vị kiến thức mang tính chất lí thuyết không được bố trí trong tiết dạy riêng mà
dạy lồng trong hệ thống bài tập chính tả.
Mặc dù được học tập chính tả dưới hình thức thực hành là chủ yếu, nhưng
những năm qua, chúng ta thấy chất lượng học tập phân môn chính tả vẫn còn
thấp. Các bài văn, bài kiểm tra đều có nhiều lỗi viết sai chính tả dẫn đến lệch
nghĩa. Giáo viên đọc, chấm bài quá vất vả mới hiểu được học sinh muốn viết
điều gì. Đây là một thực trạng đặt ra cho giáo viên dạy Tiểu học, các cấp quản lý
cần nỗ lực tìm kiếm những giải pháp thiết thực nhằm nâng dần chất lượng học
chính tả, rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh.
Trong những năm gần đây, trong quá trình giảng dạy học sinh học phân môn
chính tả. Tôi đã tìm tòi một số biện pháp cần thiết để nhằm giúp học sinh lớp tôi
rèn kỹ năng nghe viết đúng chính tả phần “nghe –viết”.
II.MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Trong năm 2017-2018 tôi chọn đề tài “Rèn viết chính tả cho học sinh lớp 5”
mục đích giúp học sinh lớp học tốt môn chính tả phần “nghe- viết”.
Như đã nêu trên đề tài “Rèn viết chính tả cho học sinh lớp 5” sẽ góp phần


giúp học sinh lớp 5 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung, bước đầu hình
thành kỹ năng viết đúng chính tả trong giờ học chính tả và trong quá trình học
tập, sử dụng chữ viết Tiếng Việt trong giao tiếp.
Đề tài này tôi áp dụng trên đối tượng là học sinh lớp 5 Trường Tiểu học
Thanh Xuân của tôi phụ trách .
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu yêu cầu nhiệm vụ và thực trạng dạy học của phân môn Chính tả ở
lớp 5.
- Đề xuất một số phương pháp dạy chính tả theo hướng đổi mới.
* Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp điều tra.
1


- Phương pháp thực hành .
- Phương pháp đọc tài liệu.
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
B / GIAI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN :
Phân môn Chính tả có vị thế đáng kể, chính tả là nhóm bài học khởi đầu
giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, chiếm lĩnh công cụ (năng lực đọc, nghe, nói,
viết) từ đó mở rộng cánh cửa cho học sinh nắm lấy kho tàng tri thức của loài
người.
Quá trình dạy học gồm 2 mặt có quan hệ hữu cơ với nhau: Hoạt động dạy
của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Người giáo viên là chủ thể của
hoạt động dạy với hai chức năng truyền đạt và chỉ đạo tổ chức. Người học sinh
là đối tượng (khách thể) của hoạt động dạy nhưng lại là chủ thể của hoạt động
học tập với hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo, tự tổ chức.
- Hoạt động học tập của học sinh chỉ có thể đạt hiệu quả nếu học sinh tiến hành
các hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác với một động cơ

nhận thức sâu sắc. Bằng hoạt động học tập, mỗi học sinh tự hình thành và phát
triển nhân cách của mình mà không ai có thể làm thay được.
II. THỰC TRẠNG(Những mặt còn hạn chế).
Qua những năm giảng dạy tại Trường Tiểu học Thanh Xuân Tôi theo dõi gần
đây thấy học sinh lớp tôi học yếu nhất là môn chính tả (nghe - viết). Kết quả cụ
thể như sau:

Năm học
2017-2018

SS
HS

Đầu học kì I

16

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

TL

SL


TL

SL

TL

SL

TL

2

12,5%

3

18,7%

6

37,5%

5

31,3%

Từ những số liệu ở bảng trên cho thấy:
- Đầu năm học 2017-2018 chỉ có 69,7% học sinh hoàn thành tốt và hoàn thành
phân môn chính tả, còn 31,3% học sinh học chính tả chưa hoàn thành.

Nguyên nhân của tình hình nêu trên là do:
- Về phía giáo viên đứng lớp.
Trong giảng dạy giáo viên chưa thể hiện hết sự tận tụy trong nghề nghiệp.
Giáo viên chỉ cần dạy đủ chương trình chứ không tận tình chỉ dẫn.
- Về phía học sinh.
+ Một phần do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương, phát âm còn sai những
từ có phụ âm đầu, vần dễ lẫn như: r /d /g, ch/ tr, s/x hoặc các vần ong /ông, .

2


+ Đa số học sinh chưa hiểu ích lợi của việc viết đúng chính tả, học sinh
chưa có phương pháp học tập, một số học sinh còn lười học tập.
_ Về phía phụ huynh học sinh:
+ Trong lớp phần lớn cha mẹ học sinh đều làm nghề buôn bán hoặc đi làm
ăn xa không có thời gian kèm cặp con cái học và chiếm một phần lớn phụ huynh
học sinh không quan tâm đến việc học tập của con cái, gia đình chưa xác định
đúng vai trò của việc học, gia đình cho con mình đi học miễn sao cho con em
biết đọc và viết được là đủ. Chỉ có một số ít gia đình học sinh là cán bộ.
Từ thực trạng vừa nêu trên tôi nhận thấy cần phải có những giải pháp cụ thể
phù hợp với lớp nhằm giúp học sinh lớp 5 của tôi học tốt phân môn chính tả
(nghe- viết).
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Để học sinh viết tốt hơn phần chính tả nghe- viết, tôi lần lượt áp dụng các biện
pháp sau:
1.1/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
a.Chuẩn bị của giáo viên:
Trước khi dạy một bài chính tả mới. Tôi phân loại đối tượng học sinh thành
2 nhóm; một là HS dân tộc kinh, hai là HS dân tộc Thái và cần nắm vững kiến
thức thuộc nội dung bài dạy, có phương pháp dạy phù hợp để cung cấp kiến thức

cho học sinh nhằm giúp học sinh dễ ghi nhớ mà viết đúng chính tả.Ngoài việc
tôi cần đọc kỹ bài chính tả nhiều lần, tôi còn phải dự kiến các từ khó nếu học
sinh chưa phát hiện ra khi chuẩn bị bài ở nhà. Tôi còn chuẩn bị hệ thống câu hỏi
gợi ý cho phần bài viết và bài tập thực hành.
b.Chuẩn bị của học sinh:
Tôi yêu cầu từ đầu năm mỗi học sinh trong lớp đều có 2 quyển vở học chính
tả, một quyển vở ở lớp và một quyển vở ở nhà, bảng con, phấn…
Ngày hôm sau viết chính tả bài “Việt Nam thân yêu”. Trước đó tôi dặn học
sinh về nhà viết trước bài đó vào vở chuẩn bị ở nhà, sau đó đọc bài từ 4-5 lần và
tìm các từ khó trong bài viết, dùng bút chì gạch chân các từ khó viết vào bảng
con.
Làm như vậy nhằm giúp học sinh đọc hiểu nội dung bài chính tả, rèn luyện chữ
viết và giúp học sinh viết chính tả nhanh và ít sai hơn. Các lỗi HS lớp tôi thường
mắc đó là:
VD: Đối với HS dân tộc kinh của lớp tôi, hầu hết các em là người gốc ở huyện
Hoằng Hóa. Khi đọc thường mắc các lỗi như: biển thì đọc là bỉn“vần iến - ín ”,
tiến đọc là tín “vần iến - ín ”, xuống đọc là xúng“vần uông - ung ”. Về phụ âm
r/ d/ gi; ch/ tr; x/ s; g/ gh; ng/ ngh và lỗi về dấu thanh; các tiếng thanh ngã đọc
thành thanh hỏi như: dễ dàng đọc là dể dàng, dũng cảm đọc là dủng cảm,…
Đối với HS dân tộc Thái, khi giao tiếp ở nhà thường giao tiếp bằng tiếng
Mường không uốn lưỡi. Trong tiếng Việt khi đọc có một số từ, tiếng đọc uốn
lưỡi nên dẫn đến khi đọc bài thường mắc các lỗi sau: vần ong đọc là ông, các
phụ âm
r/ d/ gi; ch/ tr; x/ s; g/ gh; ng/ ngh. Hầu hết khi đọc như thế nào thì viết thế đấy.
3


1.2/ Phát huy tính tích cực chủ động trong học tập phân môn chính tả của
học sinh.
a) Tăng cường việc tri giác chữ viết bằng thị giác cho học sinh:

Muốn ngăn ngừa lỗi chính tả cho học sinh tôi giúp các em ghi nhớ chữ viết
gắn liền với nghĩa của từ: Từ có vấn đề chính tả, cách tốt nhất là cung cấp cho
học sinh từ trong ngữ cảnh. Mỗi tiết học có thể cung cấp cho học sinh nhiều từ
trong một hoặc nhiều ngữ cảnh. Ngữ cảnh có ý nghĩa đặc biệt, giúp học sinh
nắm được nghĩa của từ dễ dàng, nhẹ nhàng làm điểm tựa cho trí nhớ.
Khi cần sử dụng từ, nếu còn phân vân về chữ viết, các em sẽ liên tưởng đến
ngữ cảnh và suy luận ra cách viết chữ. Trong một tiết dạy chính tả tôi tạo điều
kiện cho học sinh lặp lại với từ cần ghi nhớ nhiều lần.
Tôi cho học sinh từ ghép với tiếng có vấn đề chính tả… Chưa kể việc học
sinh thực hiện bài tập về nhà và kiểm tra bài cũ ở buổi học sau. Trong một tiết,
học sinh đã được mắt nhìn tay viết chữ có vấn đề chính tả nhiều lần.
Ví dụ: Bài chính tả “Việt Vam thân yêu”(TV5 – T1 )
Tìm nhanh, viết đúng:
+Học sinh tìm tiếng thích hợp với mỗi chỗ trống bằng g/ gh như: ghi, gái;
bằng ng/ngh như: ngày, ngát, ngữ, nghỉ, …
Bài chính tả “Hành trình của bầy ong”
+Học sinh làm bài tập tìm từ điền vào chỗ trống x/s;
Đàn bò vàng trên đồng cỏ xanh xanh
Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại.
- Bài chính tả “Chuỗi ngọc lam”((TV5 – T1)
+ Bài tập: Tìm những từ ngữ chứa các tiếng có chữ tr/ ch:
VD:
* tranh: tranh ảnh, tranh cãi, tranh vẽ, ...
* chanh: quả chanh, chanh chua,...
- Bài chính tả “Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực”((TV5 – T2 ) )
+ Tìm chữ cái thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh bài thơ sau:
Chữ r, d hay gi ; chữ o hoặc ô( thêm dấu thanh thích hợp).
Tháng giêng của bé
Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh ...ấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết tr...n tìm
Cây đào trước cửa lim ...im mắt cười
Quất g...m từng hạt nắng ...ơi
...
Tháng ...êng đến tự bao giờ?
Đất trời viết tiếp bài thơ ng...t ngào.
Những thao tác trên tôi đã cho các em thực hiện tìm âm, điền từ, tạo từ đều
được thực hiện bằng mắt và tay, giảm nói và đọc.
b)Tăng cường thao tác phân tích chữ viết ở hoc sinh.

4


Lỗi chính tả có thể xảy ra ở âm và vần trong Tiếng Việt. Vì vậy, tôi cho
họcï sinh phân tích chữ viết để có tác dụng ghi nhớ chữ viết, khắc sâu cách viết
đi liền với nghĩa từ mà nó biểu đạt. Việc phân tích chữ viết này là phải để cho
học sinh làm. Khi tiến hành phân tích chữ viết tôi buộc học sinh phải quan sát
chữ viết một cách tường tận buộc học sinh phải viết ra chữ, thao tác nhiều, chữ
và nghĩa sẽ gắn chặt vào trí nhớ, chắc chắn lỗi viết của học sinh sẽ giảm. Tôi
đưa ra một biểu bảng giáo viên làm mẫu một từ, còn lại tôi lần lượt cho học sinh
trung bình, yếu làm tiếp.
Với phương pháp này, tôi yêu cầu mỗi học sinh tự tìm từ khó rồi phân tích
theo mẫu cho sẵn. Như vậy mỗi học sinh có thể tự tìm và phân tích được nhiều
từ.
Ví dụ: Dạy bài chính tả nghe – viết: Lương Ngọc Quyến.
Tiếng
Âm đệm

Vần
Âm chính


Âm cuối

Trạng
a
ng
nguyên
u

n
Nguyễn
u

n
Hiền

n
khoa
o
a
thi
i
làng
a
ng
mộ
ô
Trạch
a
ch

huyện
u

n
Bình
i
nh
Giang
a
ng
c)Tăng cường yêu cầu học sinh tự chữa lỗi chính tả:
Khi chấm bài chính tả, tôi chỉ cho học sinh thấy lỗi thường mắc. Tôi yêu
cầu những em thường mắc lỗi chính tả trả lời câu hỏi:
- Trong bài chính tả vừa qua em thường mắc các lỗi nào?
-Những lỗi đó ở bộ phận nào của tiếng?
-Khi học sinh đã biết được lỗi của mình thường mắc, nếu gặp những chữ
có “vấn đề chính tả” của mình thì các em sẽ thận trọng hơn khi viết chữ. Trong
lúc soát lại bài viết, tôi đưa ra mẫu đúng, yêu cầu học sinh phân tích chữ viết các
em sẽ thấy được lỗi của mình và tự chữa. Tôi kiểm tra việc chữa lỗi của học
sinh. Dần dần năng lực tự kiểm tra và tự chữa lỗi của các em được hình thành.
1.3/ Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Trong giờ học chính tả, để học sinh hứng thú học tập khi học sinh phát biểu
đúng, làm đúng các bài tập khó, tôi cần động viên, khuyến khích khen thưởng
kịp thời.
5


Phần luyện tập trong viết chính tả cũng rất quan trọng, để học sinh làm tốt
phần luyện tập tôi cần sử dụng những phương pháp dạy học thích hợp gây hứng
thú học tập cho học sinh. Tuỳ theo nội dung phần bài tập, tôi có thể cho học sinh

làm việc cá nhân, theo cặp nhóm (tổ) nhằm tránh sự nhàm chán cho học sinh khi
học phân môn chính tả.
Ví dụ: Dạy bài chính tả Nghe – viết: Cánh cam lạc mẹ.(TV5- T2)
Bài tập 2: Tìm chữ cái thích hợp với mỗi ô trống:
a) r, d hay gi?
Mẩu truyện vui: Giữa cơn hoạn nạn.
Tôi hướng dẫn học sinh chơi trò chơi tiếp sức, trước tiên học sinh nêu yêu
cầu bài tập, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài tập. Sau đó, tôi chia lớp thành 2 dãy
(mỗi dãy chọn ra 9 em).
Tôi chia bảng làm 2 cột có ghi sẳn bài điền, mời 2 dãy thi đua lên bảng điền
đúng và nhanh nhất. Mỗi em điền một chữ rồi chuyền phấn cho bạn. Hết thời
gian qui định, các nhóm ngừng viết.
Cả lớp cùng nhận xét, tuyên dương dãy làm đúng và nhanh.
Tạo hứng thú học tập cho học sinh nhằm giúp học sinh ham thích học chính
tả, học sinh không những đọc đúng, viết đúng chính tả và còn mở rộng được một
số từ ngữ, mở rộng hiểu biết về cuộc sống.
1.4/ Thống nhất giữ học sinh với giáo viên trong cách đọc, cách phát âm; Rèn
chính tả qua các môn học khác:
a) Thống nhất giữa giáo viên và học sinh trong cách đọc và cách phát âm.
Trong tiết chính tả nghe đọc, ngoài các cách ghi nhớ bằng nghĩa từ, từ trong
ngữ cảnh mà cách đọc của giáo viên cũng là một phần rất quan trọng. Do đó tôi
thống nhất với học sinh để phân biệt và nhận biết các từ có phụ âm đầu là ch/ tr,
x/s, r/d/gi hoặc vần ong/ ông…
Ví dụ:
Ch: đọc bình thường
Tr: đọc đưa lưỡi lên vòm miệng
X: đọc bình thường
S: đọc cong lưỡi lên
R: đọc cong lưỡi lên
D: đọc bình thường

Gi: đọc xì hơi ra
ong: đọc tròn miệng
ông: đọc bình thường
Bên cạnh việc thống nhất cách đọc với học sinh tôi còn kết hợp cho học
sinh thực hành với bài tập rèn luyện kĩ năng viết chính tả để học sinh lĩnh hội
ngay và ghi nhớ. Khi học sinh điền xong, tôi yêu cầu học sinh phát âm đúng như
hướng thống nhất.Với phương pháp dạy chính tả này, học sinh lĩnh hội chính
xác, phát âm đúng và nhớ lâu.
b) Học sinh viết đúng chính tả qua các môn học khác.

6


Đọc đúng sẽ giúp học sinh viết đúng chính tả . Chính vì vậy, để khắc phục
tình trạng học sinh viết sai chính tả, người giáo viên cần hướng dẫn học sinh
phát âm chuẩn tiếng việt qua các môn, phân môn khác như: tập đọc, tập làm văn,
toán, đạo đức…
Tôi rèn luyện cho học sinh học tốt ở phân môn Tập đọc, tập trung sửa sai
các âm,vần khó hoặc dễ lẫn lộn do cách phát âm của địa phương.
Ví dụ: ch/tr, s/x, ong/ông, r/d/gi… Trong Tiếng Việt phân môn Tập đọc tạo
nền móng vững chắc cho phân môn chính tả.
1.5/ Sử dụng các mẹo luật, quy tắc chính tả.
Đối với học sinh tiểu học phương án này tương đối có hiệu quả nhất, bởi vi tư
duy”máy móc”, trí nhớ”máy móc” của các em chiếm ưu thế là thích ứng cho
việc xây dựng các mẹo luật vừa dễ nhớ vừa áp dụng lúc viết.
Ví dụ 1
Mẹo quy tắc dành cho một số phụ âm đầu dễ nhầm.
Chữ: ng, g thì ghép được với: o,ô,ơ,a,ă,â,u,ư.
Chữ ngh, gh chỉ ghép được với: e, ê, i.
Sau chữ cu “q” không ghép được chữ o mà phải viết là u.

Ví dụ 2: Căn cứ vào nghĩa từ vựng ta có mẹo chính tả của cặp ch/tr/Ch .
+ Chỉ đồ dùng trong nhà: chăn, chiếu, chảo, chén, chổi, chõng, chậu….
+ Chỉ tên những người thân thuộc: cha, chú, chị, chồng, cháu,….
Sử dụng mẹo luật, quy tắc chính tả là giúp các em khi gặp các từ viết trên
các em nhớ ngay ra chữ viết, không còn lúng túng phân vân khi viết chính tả.
1.6/ Kết hợp với phụ huynh học sinh và các lực lượng khác.
Ngay từ đầu năm học, khi nhận lớp, tôi cần tìm hiểu chất lượng học chính
tả của từng em để tôi định hướng giúp đỡ, uốn nắn cho những em viết yếu theo
yêu cầu riêng. Nêu nguyên nhân các em học yếu môn này, để trao đổi tìm hướng
giúp em học tốt hơn.
Còn đối với các em lười học tập, tôi luôn kiểm tra, uốn nắn hàng ngày,
thường xuyên phụ đạo lồng ghép trong các tiết học, củng cố lại kiến thức, luật
chính tả để giúp các em học tốt hơn.
C: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC NHƯ SAU
Với các biện pháp đã đặt ra mà tôi nêu trên, tôi đã áp dụng trong suốt năm
học, thường xuyên theo dõi chuyển biến của học sinh. Qua từng tháng, tôi nhận
thấy học sinh của mình đã có nhiều tiến bộ trong học tập môn chính tả nói chung
và chính tả nghe đọc nói riêng. Các em viết ít sai lỗi hơn, về lỗi phụ âm đầu, lỗi
về vần được giảm dần. Việc luyện đọc, viết ở nhà giúp các em viết đúng bài viết
khi học trên lớp. Việc giải các bài tập, vận dụng các mẹo luật chính tả, đọc sách
báo nhiều lần giúp các em viết các bài kiểm tra luôn ít sai chính tả. Kết quả
thống kê ở giữa HKII năm 2017-2018 tôi nhận thấy chất lượng lớp tôi đã có sự
chuyển biến.

7


Khá

Giỏi


Trung bình

Năm học
20172018

SS
HS

SL

TL

SL

TL

SL

TL

Cuối HKI

16

4

25%

6


37,5%

6

37,5%

Giữa
HKII

16

5

31,25 %

6

37,5%

5

31,25%

Việc nghiên cứu các giải pháp trên, đã giúp chất lượng ở phân môn chính tả
của lớp tôi đạt học sinh khá giỏi tăng và số học sinh trung bình-yếu giảm.
Đến cuối năm phấn đấu tỉ lệ học sinh viết chính tả yếu không còn.
D.KẾT LUẬN
Qua thời gian tích cực, kiên trì thực hiện, chất lượng học phân môn chính
tả(nghe đọc) của học sinh lớp tôi có chuyển biến tốt. Để thực hiện kết quả trên

người giáo viên cần chú ý.
- Xác định yêu cầu rèn luyện kĩ năng đọc đúng, viết đúng chính tả là nhiệm
vụ trọng tâm.
- Ngay từ đầu năm học, khi nhận lớp giáo viên cần tìm hiểu chất lượng học
chính tả của từng em.
- Để giáo viên định hướng giúp đỡ, uốn nắn kịp thời cho từng em theo yêu
cầu riêng.
- Giáo viên cần kiên trì, tích cực các việc dạy dỗ, kiểm tra thường xuyên
việc chuẩn bị, luyện viết từ khó ở nhà cho học sinh.
- Sử dụng phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp, sử dụng mẹo luật chính tả
giúp học sinh chủ động tự tìm ra kiến thức, thể hiện ý kiến suy nghĩ của mình
một cách độc lập sáng tạo, nhằm cho học sinh ghi nhớ từ khó và học tốt bài
chính tả trên lớp.
-Tạo nhiều hứng thú trong học tập nhằm giúp học sinh ham thích học, say mê
học chính tả hơn. Hàng tháng, tuần giáo viên cần tổng kết và biểu dương những
tổ, cá nhân đã đánh giá hoàn thành tốt nhiều nhất ở phân môn chính tả. Đồng
thời có kế hoạch phụ đạo cho học sinh yếu chính tả để cung cấp lại những kiến
thức mà các em chưa nắm bắt được.
Thời gian tới, tôi hy vọng rằng nếu là người giáo viên dạy lớp phải biết vận
dụng các giải pháp một cách sáng tạo, hợp lý và đồng thời phải đựoc sự quan
tâm của phụ huynh học sinh, sự hỗ trợ của nhà trường thì kết quả sẽ tốt hơn.

8


Thanh Xuân, ngày 27 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là Đề tài của tôi
viết, không sao chép nội dung của người khác .
Người viết
Trịnh Hồng Lựu


9


10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×