Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.97 KB, 23 trang )

Vấn đề giải giải quyết tranh chấp đất đai ở Trà Vinh

CHƯƠNG I: LỜI GIỚI THIỆU
“Bán bà con xa mua láng giềng gần” là câu thành ngữ nhắc nhở mọi người
phải luôn biết quý trọng tình làng nghĩa xóm. Thế nhưng, đôi khi chỉ là tranh chấp
một lối đi chung mà mối quan hệ này đã không còn như trước nữa. Những người
hàng xóm thân tình, hữu ái, tối lửa tắt đèn có nhau, bình thường cho nhau vài ba mét
đất là chuyện nhỏ.
Ở Việt Nam, đất đai đặc biệt được coi là một tài sản và quyền tài sản có giá
trị. Đất đai vì thế là một vấn đề cực kỳ lớn trong công tác quản lý đất đai của Nhà
nước với những bức xúc khi đất quý như vàng, cũng là lúc phát sinh nhiều hệ lụy.
Lợi ích được đặt lên hàng đầu, nhu cầu về đất đai ngày càng tăng, thế là nhiều tranh
chấp, mâu thuẫn về đất đai đã diễn ra.
Mặc dù vấn đề đất đai luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Nhưng, trong
thực tế quá trình sử dụng cũng như quan hệ đất đai có nhiều biến động, vì vậy vấn đề
giải quyết tranh chấp đất đai, ngày càng trở nên bức xúc và phức tạp, nhất là ở các
vùng nông thôn khi giữa họ có sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về
quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.
Tỉnh Trà Vinh nằm ở phía Đông Nam đồng bằng sông Cửu Long, giữa 2 con
sông lớn là sông Cổ Chiên và sông Hậu.với một mặt giáp biển (dài 65km), nơi có 2
cửa sông (Cung Hầu và Định An). Địa hình Trà Vinh mang tính chất vùng đồng bằng
ven biển,…Nhìn chung địa hình thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp tỉnh có nhiều khu
du lịch, vui chơi giải trí, danh lam thắng cảnh nhiều đền, nhiều chùa với hơn 140 chùa
Khơme, 50 ngôi chùa Việt Nam và 50 ngôi chùa Trung Hoa. Thuận lợi cho các ngành
Nông – lâm – thuỷ sản phát triển nhanh trong nền kinh tế tỉnh. Song song với sự phát
triển như thế tình hình đất đai trở nên có giá và tình trang tranh chấp đất đai tăng đột
ngột trong những năm gần đây
Có thể khẳng định rằng việc giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay là loại công
việc hết sức khó khăn, phức tạp nhất trong công tác giải quyết tranh chấp dân sự nói

GVHD: THs Trương Tấn Tài



1

SVTH: Phùng Minh Tấn


Vấn đề giải giải quyết tranh chấp đất đai ở Trà Vinh

chung. Với những lý do trên thì việc khẩn trương đưa ra các giải pháp giải quyết tranh
chấp về đất đai của các ngành, chức năng quản lý đất đai theo pháp luật là hết sức cần
thiết nên nhóm tác giả quyết định chọn đề tài của mình là: “ Vấn đề giải quyết tranh
chấp về đất đai ở Trà Vinh” Để góp phần sáng tỏ vấn đề này đồng thời phục vụ
công tác học tập nghiên cứu, cũng như phân tích được thực trạng và tìm ra một số giải
pháp để hạn chế vấn đề tranh chấp đất đai ở địa phương.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Phân tích thực trang dẫn đến tranh chấp về đất đai
Xây dựng một số giải pháp giải quyết nhằm hạn chế tthấp nhất tình trạng tranh
chấp đất đai ở địa phương
Nội dung nghiên cứu của đề tài
Xác định nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, tại địa phương
Đánh giá hậu quả của việc xảy ra tranh chấp đến sự phát triển của xã hội
Đề ra những giải pháp giải quyết và hạn chế thấp nhất tình trạng tranh chấp
đất đai ở địa phương

GVHD: THs Trương Tấn Tài

2

SVTH: Phùng Minh Tấn



Vấn đề giải giải quyết tranh chấp đất đai ở Trà Vinh

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp đất đai
1. Tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền, lợi ích giữa
những người sử dụng đất với nhau, giữa người sử dụng đất với các chủ đầu tư hoặc
giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai với người sử dụng đất.
Tranh chấp đất đai không chỉ ảnh hưởng tới lợi ích của người sử dụng đất, mà còn
ảnh hưởng tới lợi ích của Nhà nước trong trường hợp một trong các bên tranh chấp
không thực hiện nghĩa vụ của mình khi quyền của họ không được tôn trọng và bảo
đảm. Bên cạnh đó, việc tranh cấp đất đai còn làm tổn hại đến tâm lý, tình cảm và tính
đoàn kết tương thân, tương ái của người sử dụng đất, từ đó có thể gây mất ổn định xã
hội, làm cho việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước không triệt để.
2. Một số khái niêm có liên quan
a. Sử dụng đất không đúng mục đích: là hành vi sử dụng đất không đúng với
mục đích sử dụng, loại đất ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyết định giao
đất, quyết định cho thuê đất, quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc
giấy tờ khác về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật
Đất đai.
b. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh
giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.
c. Chiếm đất: là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép hoặc chủ sử dụng đất cho phép sử dụng hoặc việc sử dụng đất do

GVHD: THs Trương Tấn Tài


3

SVTH: Phùng Minh Tấn


Vấn đề giải giải quyết tranh chấp đất đai ở Trà Vinh

được Nhà nước tạm giao hoặc mượn đất nhưng hết thời hạn tạm giao, mượn đất mà
không trả lại đất.

d. Thu hồi đất
Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử
dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
quản lý theo quy định của Luật này.
đ. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của
người sử dụng đất.
e. Hủy hoại đất đai
Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất,
gây ô nhiễm đất làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác
định.
f. Nộp tiền sử dụng đất
Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả trong trường hợp được Nhà
nước giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định.
II. Tình hình tranh chấp trong lĩnh vực đất đai trong năm 2008 đến nay
1. Thống kê số liệu tranh chấp đất đai của tỉnh
Nhà nước ta đã cố gắng trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai nhằm ổn định
tình hình chính trị, xã hội, hệ thống các văn bản pháp luật đất đai ngày càng được sữa
đổi, bổ sung và hoàn thiện, trong đó quy định việc giải quyết tranh chấp đất đai thuộc

thẩm quyền của Ủy Ban Nhân Dân và Tòa án nhân Dân ( điều 136 Luật đất đai
2003).Các Tranh chấp đất đai diễn ra gay gắt và phát sinh ở hầu hết các đại phương.
Tính bình quân trong cả nước tranh chấp đất đai chiếm từ 55-60% thậm chí nhiều tỉnh

GVHD: THs Trương Tấn Tài

4

SVTH: Phùng Minh Tấn


Vấn đề giải giải quyết tranh chấp đất đai ở Trà Vinh

phía nam chiếm từ 70-80% các tranh chấp dân sự phát sinh (Thành Phố Hồ Chí
Minh, An Giang, Long An, Đồng Tháp…)
Riêng địa bàn tỉnh Trà Vinh có 7 huyện 1 Thành phố tổng cộng 402 trong đó
Các trường hợp sử dụng không đúng mục đích được giao: là 95 trường hợp,
chuyển đổi đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác trái pháp luật là 30 vụ.
Cấp huyện xử lý 50 trường hợp với các hình thức xử lý: lập biên bản phạt cảnh
cáo, cưỡng chế dỡ bỏ là 30 trường hợp.
Các trường hợp lấn chiếm đất đai: là 22 vụ đã được xử lý 16 vụ. Trong đó cấp
xã, phường, thị trấn đã xử lý 10 trường hợp. Với các hình thức xử lý:
+ Thu hồi là 03 trường hợp
+ Lập biên bản kiểm tra, xử lý dỡ bỏ công trình xây dựng trả lại hiện trạng là
06 trường hợp.
+ Đối với các trương hợp tồn đọng Ủy Ban nhân dân các xã phường tiếp tục
kiểm tra và có biện pháp kiên quyết xử lý.
Các trường hợp chuyển nhượng trái pháp luật: Tổng số là 285 trường hợp
trong đó chuyển nhượng đất nông nghiệp 172 trường hợp được phân theo thời gian
chuyển nhượng:

+ Chuyển nhượng từ 2007 đến ngày 2010 có 193 trường hợp, trong đó chuyển
nhượng đất nông nghiệp là 115 trường hợp.
+ Chuyển nhượng từ ngày 2010 đến nay 92 trường hợp, trong đó đất nông
nghiệp 57 trường hợp. Đã xử lý 50 trường hợp với hình thức : 38 trường hợp thu tiền
sử dụng đất, thuế, lệ phí và được Ủy Ban nhân dân Thành phố quyết định hợp thức
hóa quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận, 12 trường hợp đã báo cáo cấp có
thẩm quyền quyết định thu hồi.
Theo thống kê của Thanh tra nhà nước hằng năm có trên hàng trăm vụ gởi đon xin
giải quyết tranh chấp vượt cấp liên quan đến đất đai.
Kết quả giải quyết về tranh chấp đất đai của cơ quan nhàn nước có thẩm quyền trong năm
năm gần nhất

Năm

Tranh chấp về đât đai
Tổng số việc
Vụ việc đã giải quyết

GVHD: THs Trương Tấn Tài

5

Tỷ lệ(%)

SVTH: Phùng Minh Tấn


Vấn đề giải giải quyết tranh chấp đất đai ở Trà Vinh

2007

2008
2009
2010
2011

80
40
50
86
39
45.3
97
50
51.5
115
80
69.6
110
70
63.6
2. Các điều luật có liên quan giải quyết tranh chấp đất đai
Điều 135. Hoà giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh
chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ
ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải
tranh chấp đất đai.

Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân xã, phường,
thị trấn nhận được đơn.
Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các
bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải
quyết theo quy định về quản lý đất đai.
Điều 136. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một
bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của
Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5
Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:

GVHD: THs Trương Tấn Tài

6

SVTH: Phùng Minh Tấn


Vấn đề giải giải quyết tranh chấp đất đai ở Trà Vinh

a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định
giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành

phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;
b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải
quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải
quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.
Điều 5. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các hình thức xử phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi
phạm hành chính; tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề định giá; cấm hành nghề tư
vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính về
đất đai là buộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm; buộc khắc
phục tình trạng làm suy giảm đất, khắc phục việc thải chất độc hại vào đất; buộc trả
lại diện tích đất đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử
dụng đất; tịch thu lợi ích có được do vi phạm; buộc phải thực hiện đúng thủ tục hành
chính theo quy định của pháp luật về đất đai; buộc phải cung cấp thông tin, giấy tờ,
tài liệu và chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra.( Nghị định 105/2009/NĐ-CP về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai do Chính phủ ban hành).
3. Các văn bản áp dụng giải quyết tranh chấp đất đai
+ Nghị Định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
+ Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 về quy hoạch sử dụng đất, giá

đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

GVHD: THs Trương Tấn Tài

7


SVTH: Phùng Minh Tấn


Vấn đề giải giải quyết tranh chấp đất đai ở Trà Vinh

+ Nghị định 84/2007/NĐ-CP quy định bổ sung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai

+ Nghị định 105/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
do Chính phủ ban hành
III. Một vài kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp đất đai ở một số nước
1.Trung Quốc
Theo quy định của Luật quản lý đất đai của Trung Quốc, việc giải quyết tranh chấp
đất đai được thể hiện theo cơ chế sau:
Khi phát sinh tranh chấp đất đai người dân có xu hướng tự thương lượng với nhau
thông qua hòa giải nhằm tìm ra một giải pháp thích hợp.
Quốc vụ viện thay mặt Nhà nước chỉ đạo thực hiện và tổ chức hòa giải tranh chấp đất
đai, Bộ Đất đai và Tài nguyên là cơ quan thuộc Quốc vụ viện được giao trách nhiệm
ban hành các văn bản pháp luật giải quyết các tranh chấp đất đai. Trường hợp các vụ
tranh chấp không thể hòa giải được thì vụ việc sẽ chuyển sang Ủy ban nhân dân các
cấp để giải quyết. Đầu tiên Uỷ Ban nhân dân sẽ đưa ra những khuyến nghị. Nếu các
bên không đồng ý thì Uỷ Ban nhân dân có quyền đưa ra các quyết định. Quyết định
này sẽ có hiệu lực thi hành nếu các bên không có kháng cáo lên Ủy Ban nhân dân cấp
trên trực tiếp. Quyết định của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành.
Về tái định cư, các khu tái định cư và các khu nhà ở được xây dựng đồng bộ và kịp
thời, thường xuyên đáp ứng yêu cầu nhiều loại căn hộ với các nhu cầu sử dụng khác
nhau.
2.Thái Lan
Thái Lan là đất nước cho phép hình thức sở hữu cá nhân về đất đai, do vậy về

nguyên tắc Nhà nước hoặc các tổ chức lấy đất để làm bất cứ việc gì đều phải có sự
thỏa thuận về sử dụng đất giữa chủ dự án với chủ đang sử dụng khu đất đó (chủ sở
hữu) trên cơ sở một hợp đồng.
Về giá đất để làm căn cứ bồi thường thiệt hại, các bên căn cứ mức giá do một Ủy ban
Chính phủ xác định trên cơ sở thực tế giá thị trường.

GVHD: THs Trương Tấn Tài

8

SVTH: Phùng Minh Tấn


Vấn đề giải giải quyết tranh chấp đất đai ở Trà Vinh

3. Singapore
Nhà nước đóng vai trò trung tâm trong quy hoạch đô thị, có toàn quyền quyết
định mọi vấn đề trong quy hoạch đô thị. Sau khi có quy hoạch, nhà nước thu hồi đất
và giao đất (bán hoặc cho thuê) cho các công ty (nhà nước hoặc tư nhân) thực hiện
đúng quy hoạch chi tiết. Quy hoạch được công bố trước khi thu hồi đất 2 -3 năm. Nhà
nước không cho phép chủ đầu tư mua đi bán lại trên mảnh đất đó được giao, trừ một
số trường hợp đặc biệt. Phát triển nhất ở quốc gia này là nhà ở, nhà ở tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất sử dụng cho các mục đích của quốc gia, người bị thu hồi đất
hoàn toàn yên tâm bởi ngoài các khoản hỗ trợ theo quy định, người bị thu hồi đất sẽ
được bố trí ngay các căn hộ mới hơn, đẹp hơn, thậm chí có cả trường hợp diện tích tái
định cư rộng hơn
2. Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay
Căn cứ vào tính chất pháp lý của các tranh chấp, có thể phân ra thành các dạng chủ yếu sau:

a.Tranh chấp về quyền sử dụng đất:

Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi hoặc do hai bên không thống
nhất xác định với nhau về ranh giới sử dụng đất:
Tranh chấp về quyền sử dụng đất , tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế, ly
hôn giữa vợ và chồng.
Đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất của người thân trong những giai đoạn trước đây
mà qua các cuộc điều chỉnh ruộng đất đã được cấp cho người khác
Tranh chấp giữa dồng bào dân tộc dịa phương với đồng bào đi xây vùng kinh tế mới,
với các lâm trường, nông trường và các tổ chức sử dụng đất khác.
b. Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
Việc một bên vi phạm nghĩa vụ hoặc cản trở việc thực hiện quyền của bên kia cũng
phát sinh tranh chấp, thường được thể hiện ở các hình thức:

GVHD: THs Trương Tấn Tài

9

SVTH: Phùng Minh Tấn


Vấn đề giải giải quyết tranh chấp đất đai ở Trà Vinh

Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền
sử dụng đất.
Tranh chấp về việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để sử
dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích cộng đồng.
c. Tranh chấp về mục đích sử dụng đất
Nhiều sự tranh chấp về quyền sử dụng đất dẫn đến những tranh chấp về địa giới
hành chính. Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa hai cơ quan hành chính cùng cấp
với nhau, tập trung ở những nơi có nguồn khai thác kinh tế trọng yếu, những vùng có

địa giới không rõ ràng, không có mốc giới nhưng có vị trí quan trọng.
Giáo trình luật đất đai, Trần Thị Cúc, Nguyễn Thị Phượng ,2009, học viện hành chính
quốc gia, 240 trang
IV. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
1. Nguyên nhân khách quan
Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự thay đổi cơ chế quản lý
làm cho đất đai ngày càng trở nên có giá trị. Dưới góc độ kinh tế, đất đai được coi
như một loạt hàng hóa trao đổi trên thị trường theo quy luật cung cầu, quy luật giá trị.
Đây là quy luật tự nhiên, nhưng đối với đất lại không được thừa nhận một cách dễ
dàng ở nước ta trong một thời gian khá dài.
Từ khi nhà, đất trở nên có giá trị cao đã tác động đến tâm lý của nhiều người
dẫn đến tình trang tranh chấp đòi lại nhà, đòi lại đất mà trước đó đã bán, cho thuê, cho
mượn đã bị tịch thu hoặc giao cho người khác sử dụng hoặc khi thực hiện một số
chính sách về đất đai ở các giai đoạn trước đây mà không có các văn bản xác định
việc sử dung đất ổn định của họ.
2. Nguyên nhân chủ quan
a. Về cơ chế quản lý đất đai
Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai còn bị buông lỏng,
nhiều sơ hở, có khi phạm sai lầm, giải quyết tùy tiện, sai pháp luật.

GVHD: THs Trương Tấn Tài

10

SVTH: Phùng Minh Tấn


Vấn đề giải giải quyết tranh chấp đất đai ở Trà Vinh

Trong cơ chế quản lý tập trung, nhà nước phân công phân cấp cho quá nhiều

ngành, đẫn đến việc quản lý đất đai thiếu chặt chẽ, nhiều sơ hở. Trong cơ chế thị
trường, nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, có sự phân công,
phân cấp trách nhiệm quản lý đất đai khá rõ, tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại
nhiều sai phạm, non kém về trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý
đất đai. Điều này góp phần làm xuất hiện nhiều tranh chấp đất đai phức tạp, khó giải
quyết
Quy hoạch sử dụng đất đai chưa đi vào nề nếp, nên nhiều trường hợp sử dụng
đất không hợp lý khó bị phát hiện. Khi phát hiện thì không bị xử lý kịp thời. Nhiều
địa phương còn có những nhận thức lệch lạc về chính sách đất đai, quản lý dất đai còn
nặng nề về biện pháp mệnh lệnh hành chính mà chưa chú ý đến biện pháp quản lý.
Một số nơi ban hành văn bản pháp lý đất đai không rõ ràng, hoặc chủ trương sai lầm
của một số cán bộ đã làm cho một bộ phận nhân dân hiểu lầm.
b. Về công tác lãnh đạo chỉ đạo
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp đất đai ở nhiều nơi còn
mất cảnh giác lơ là trong sổ sách. Chẳng những sổ sách hồ sơ đất đai không đầy đủ,
mà việc đăng ký nhân khẩu, hộ khẩu ở nông thôn cũng chưa chặt chẽ, kẻ xấu có điều
kiện để hoạt động dễ dàng. Khi phát hiện những kẻ cầm đầu, tổ chức gây rối, kích
động vi phạm pháp luật thì lúng túng trong ứng xử, nương nhẹ trong thi hành pháp
luật, không tổ chức được lực lượng quần chúng cốt cán đấu tranh với mọi biểu hiện
tiêu cực, mà trái lại để quần chúng bị bọn xấu lôi kéo.
c.Về đường lối chính sách pháp luật đất đai
Chính sách đất đai và các chính sách khác có liên quan đến đất đai chua đồng
bộ, có mặt không rõ ràng và đang còn biến động. Thực tế áp dụng các chính sách còn
tùy tiện dẫn đến tình trạng: Người có khả năng sản xuất nông nghiệp thì thiếu ruộng
đất ngược lại, người có ruộng lại không có khả năng hoặc nhu cầu sản xuất, để đất
đai hoang hóa hoặc sử dụng đất kém hiệu quả. Tình trạng người nông dân phải ra các
đô thị bán sức lao động, gây mất ổn định cơ cấu lao động sản xuất cũng có nguyên
nhân từ việc thiếu đất để sản xuất

GVHD: THs Trương Tấn Tài


11

SVTH: Phùng Minh Tấn


Vấn đề giải giải quyết tranh chấp đất đai ở Trà Vinh

``````````````````````````````
Bên cạnh đó, việc nhà nước chia, tách, nhập hoặc thành lập mới những đơn vị
hành chính trong những năm gần đây dẫn đến việc phân địa giới hành chính không rõ
ràng, cụ thể làm cho tình hình tranh chấp đất đai ngày càng phức tạp và gay gắt hơn.
c. Về công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật
Công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật đất đai chưa được coi
trọng làm cho nhiều văn bản pháp luật đất đai của Nhà nước chưa được phổ biến sâu
rộng trong nhân dân.
Tuy nhiên, việc tranh chấp đất đai ở mỗi địa phương khác nhau còn có những
nguyên nhân đặc thù và việc tìm ra những nguyên nhân đó phải căn cứ vào thực tế sử
dụng đất, và phong tục tạp quán của từng địa phương để xây dựng những giải pháp
tốt nhất nhằm giải quyết có hiệu quả từng vụ ttranh chấp. Song trên thực tế khía cạnh
này chưa được các cơ quan nhà nước chú trong xem xét.
( 1228973.html
ngày 21/8/2012)
V. THỰC TRANG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐÂT ĐAI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH TRÀ VINH
1.
Trong những năm gần đây tình hình tranh chấp đát đai của nhân nhân dân
trong toàn tỉnh có xu hướng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ phức tạp đặc biệt đã
xuất hiện tình trang khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp lên tới trung ương,
làm ảnh hưởng một phần tới trật tự an toàn chính trị xã hội ở địa phương.

Theo thống kê ủy ban Thanh tra tỉnh Trà Vinh Hằng năm có trên 100 vụ tranh
chấp liên quan đến đất đai (chiếm trên 65% tổng số vụ việc của công dân gởi đơn
đến cơ quan nhà nước. Riêng thanh tra nhà nước hang năm tiếp nhận từ 40-50 vụ
vượt cấp liên quan đến đất đai.
Ở các huyện:
Tranh chấp đất đai thường tập trung vào các dang chủ yếu sau:
Tranh chấp lối đi, ngõ xóm, ranh giới đất ở, đất vườn giữa hai hộ liền kề.

GVHD: THs Trương Tấn Tài

12

SVTH: Phùng Minh Tấn


Vấn đề giải giải quyết tranh chấp đất đai ở Trà Vinh

Tranh chấp quyền sử dung đất ở
Tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa những
vùng đất được phép sử dụng và quản lý. Loại tranh chấp này thương do một bên tự ý
thay đổi hoặc do hai bên không xác định được với nhau.
Vụ án cụ thể:
Ông Nhỏ có 2 người con rể là anh Cao Văn Suất và anh Bùi Văn Cộng. Năm 1989,
trước khi đi Hồng Kông, anh Suất đã bán nhà và toàn bộ khu đất ở diện tích khoảng
600m2 thuộc quyền sử dụng đất của mình cho anh Cộng. Văn bản bán đất có xác
nhận của Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân xã Hòa Lợi. Từ năm 1989 tới nay chính quyền
địa phương luôn công nhận quyền sử dụng mảnh đất này của anh Cộng và trong thời
gian sử dụng đất anh Cộng vẫn đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước.
Năm 1992 anh Suất từ Hồng Kông về Việt Nam. Năm 1994 anh Cộng có xây dựng lại
toàn bộ nhà cửa trên khu đất đã mua của anh Suất từ năm 1989.

Năm 2008, anh Suất đã đưa đơn kiện ra Tòa án nhân dân huyện Châu Thành đòi lại
mảnh đất trên với nội dung đơn kiện: Mảnh đất trên anh Suất chỉ gửi cho ông Bùi
Văn Nhỏ (bố vợ) trông coi hộ, chưa từng bán cho anh Cộng và anh Suất đòi lại quyền
sử dụng mảnh đất trên.
Tham gia phiên tòa với tư cách là người làm chứng, ông Nhỏ khẳng định, mảnh đất
đó anh Suất không gửi ông Nhỏ trông coi hộ, mà anh Suất đã bán toàn bộ mảnh đất
cho anh Cộng, có giấy tờ mua bán đất đầy đủ, có xác nhận của Uỷ Ban Nhân Dân xã
Hòa Lợi.
Tòa án nhân dân huyện Châu Thành đã tuyên bản án sơ thẩm công nhận quyền sở
hữu của anh Cộng. Tuy nhiên, năm 2011 anh Suất tiếp tục gửi đơn kháng cáo đến Tòa
án nhân dân Thành phố Trà Vinh. Tòa án nhân dân thành phố xét xử phúc thẩm,
nhận định các giấy tờ văn bản mua bán mảnh đất trên là không hợp pháp, tuyên bản
án phúc thẩm buộc anh Cộng trả lại mảnh đất cho anh Suất.
(Nguồn từ phòng tài nguyên huyện Châu Thành)
Tranh chấp đất nông nghiệp phân chia theo Nghị Định 64/CP

GVHD: THs Trương Tấn Tài

13

SVTH: Phùng Minh Tấn


Vấn đề giải giải quyết tranh chấp đất đai ở Trà Vinh

Tranh chấp đòi lại ruộng đất cũ trước đây đã vào Hợp Tác Xã (ví dụ: đất ao
thuộc sở hữu của người dân trước những năm 1960 đã vào hợp tác xã nay quay lại
đòi) những trường hợp này xảy ra nhiều ở các huyên Duyên Hải, Cầu Kè, Càng Long.
Chủ cũ đòi lại ruộng đất đối với người mượn sản xuất cho ở nhờ, người được
mượn đem bán hoặc cho thuê lại, người chủ cũ bức xúc đòi lại và xảy ra tranh chấp…

Chủ cũ đòi lại đất “hương hỏa” đất nhờ người khác trông coi, người được nhờ
trông coi qua thời gian dài đã coi như của mình, nay chủ cũ có nhu cầu sử dụng nên
đòi lại và xảy ra tranh chấp. Xảy ra phổ biến ở các huyện Cầu Ngang, Trà cú, xã Long
Đức.
Anh Chị e đòi thừa kế quyền sử dụng đất do cha mẹ để lại. Xảy ra phổ biến ở
tất cả cấc huyện trong tỉnh Trà Vinh.
Tranh chấp hợp đồng, cầm cố thế chấp.
Ví dụ như vụ án:
Tháng 3-1999, ông R. có mua của ông Đ. (ngụ cùng ấp Ô Chích xã Thông Hòa huyện
Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) một miếng đất ở có diện tích gần 150 m 2. Để né bớt tiền thuế,
hai bên thỏa thuận không đưa 35 m2 đất phía trước nhà vào hợp đồng mua bán.
Tuy chưa đi công chứng và chưa làm thủ tục sang tên nhưng vì đã giao đủ tiền nên
ông R. vẫn được ông Đ. giao đất. Sau đó, ông R. đã cải tạo lại nhà, xây tường xung
quanh mà không bị gia đình ông Đ. phản đối. Năm 2000, khi nghe nói quy định thuế
đã thay đổi, hai bên làm lại hợp đồng mua bán mới và lần này hai bên chỉ ghi diện
tích nhà, không ghi diện tích khuôn viên đất. Đến tháng 12-2000, ông R. được Ủy
Ban Nhân Dân tỉnh Trà Vinh cấp “giấy đỏ” với gần 150 m2 đất.
Về phía ông Đ., sau khi bán bớt một phần đất thì ông còn lại 175 m2 đất. Năm 2007,
ông Đ. và vợ là bà T. được Ủy Ban Nhân Dân huyện Cầu Kè cấp “giấy đỏ” cho phần
đất này. Vụ việc tưởng êm xuôi cho đến khi ông Đ. qua đời vào đầu năm 2008. Bấy
giờ, bà T. và các con đã dùng hợp đồng tay năm 1999 để khởi kiện ông R. đòi lại 35
m2 đất mà theo họ ông Đ. đã nhận dư.
Ngày 9-1-2009, Tòa án Nhân dân mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án. Cho rằng hai
bên đã mua bán không đầy đủ diện tích, Tòa án Nhân Dân huyện này xử buộc ông R.

GVHD: THs Trương Tấn Tài

14

SVTH: Phùng Minh Tấn



Vấn đề giải giải quyết tranh chấp đất đai ở Trà Vinh

thanh toán cho bà T. 224 triệu đồng là giá trị của 35 m 2 đất. Không đồng ý với cách
xét xử nói trên, ông R. đã kháng cáo.
(Nguồn từ Phòng tài nguyên huyện Cầu Kè)
Sai hình thức lẫn nội dung
Hợp đồng chỉ có chữ ký của ông Đ. (đại diện bên bán) và ông R. (đại diện bên mua)
mà không có chữ ký của vợ ông Đ. và vợ ông R. Ngoài ra, hợp đồng còn vi phạm quy
định về hình thức khi chỉ ghi năm mà không ghi ngày, tháng.
Mặt khác, hồ sơ xin cấp “giấy đỏ” của ông Đ. lập sau đó (năm 2006) cũng thể hiện
ông Đ. chỉ còn lại 175 m2 đất và không hề có 35 m2 đất tranh chấp.
Tòa phúc thẩm đã bác kháng nghị của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Trà Vinh và giữ
nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm.
Theo Viện Kiểm Sát Nhân Dân Thành Phố Trà Vinh, án phúc thẩm xử không hợp lý.
Vì không có căn cứ để buộc ông R. phải trả lại 35 m 2đất khi gia đình ông Đ. đã từ bỏ
quyền sử dụng số đất này kể từ khi ký tứ cận cho ông R. làm giấy đỏ.
Viện Kiểm Sát Nhân Dân Thành Phố Trà Vinh đã gửi văn bản đề nghị Viện Kiểm
Sát Nhân Dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để hủy cả hai bản án sơ
thẩm, phúc thẩm trên và đình chỉ giải quyết vụ án.

GVHD: THs Trương Tấn Tài

15

SVTH: Phùng Minh Tấn


Vấn đề giải giải quyết tranh chấp đất đai ở Trà Vinh


VIII MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HẠN CHẾ TRANH CHAP ĐẤT ĐAI
KÉO DÀI , PHỨC TẠP
Một là, phải tăng cường công tác tiếp dân, đối thoại với công dân để khi giải
quyết đảm bảo chính xác, khách quan có tình, có lý và có tính thuyết phục cao. Đối
với những trường hợp đã giải quyết thoả đáng, đúng chính sách, đúng pháp luật, thì
các cơ quan chức năng, có thẩm quyền phải phối hợp với các cơ quan, đoàn thể và
nhân dân địa phương giải thích, động viên, thuyết phục họ thực hiện và chấm dứt
khiếu nại. Đối với những người có vai trò chủ chốt trong các đoàn khiếu kiện đông
người nếu cố tình lợi dụng khiếu nại để kích động, lôi kéo khiếu nại trái pháp luật thì
phải kiên quyết xử lý theo quy định.
Hai là, phải nắm chắc tình hình tranh chấp, khiếu kiện trong phạm vi quản lý
của ngành, địa phương mình để kịp thời giải quyết, nhất là những vụ khiếu kiện đông
người; việc giải quyết phải được thực hiện ngay từ cơ sở, hạn chế khiếu nại vượt cấp;
không để vụ việc diễn biến phức tạp trở thành khiếu kiện đông người.
Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu lực, hiệu quả
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với thủ trưởng các cấp, các ngành trong việc
chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Kiên quyết xử lý nghiêm những tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền thiếu trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân và những người lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để kích động, lôi kéo gây
rối làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao
nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho công dân để họ thực hiện quyền khiếu nại, tố
cáo đúng quy định của pháp luật; hạn chế khiếu kiện không đúng cơ quan thẩm quyền
giải quyết khiếu kiện đông người, vượt cấp trái với quy định của pháp luật về khiếu
nại, tố cáo nhằm góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
(vibonline.com.vn/Phobienphapluat/ Đac san tuyên truyen ve ttranh chap đat dai và
giai quyet tranh chap ngay 24/03/2012).


GVHD: THs Trương Tấn Tài

16

SVTH: Phùng Minh Tấn


Vấn đề giải giải quyết tranh chấp đất đai ở Trà Vinh

CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I.Thời gian địa điểm
Thời gian sáu tháng bắt đầu từ 11/2012 đến 05/2013
Địa điểm thực hiện nghiên cứu ở các huyện trên địa bàn Thành Phố Trà Vinh
II. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng của tranh chấp đất đai là người sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh
Khách thể là những người có quyền quản lý, quyền sử dụng đối với đất đai.
III. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn nghiên cứu: một số huyện như Tiểu Cần, Cầu Ngang, Châu Thành, Càng
Long, Cầu Kè, Duyên Hải, Trà Cú và thành phố Trà Vinh
IV. Phương pháp thu thập dữ liệu
1. Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai tại Trà Vinh
Sử dụng phương pháp khảo sát
Nội dung cần khảo sát là vấn đề tranh chấp đất đai ở địa phương sự bất đồng, mâu
thuẫn hay xung đột về lợi ích của các bên tranh chấp.

Mục đích của khảo sát
Nhằm hiểu rõ hơn vấn đề tranh chấp ở địa phương và góp phần tìm ra giải
pháp để hạn chế tình hình tranh chấp gây mất ổn đinh, hoang mang cho người dân.
Đối tượng khảo sát: Trưởng ban nhân dân ấp của 3 ấp x 3 xã x 7 (huyện, 1

thành phố);
Chủ tịch 3 xã x 7 (huyện, 1 thành phố)
Thành viên hội đồng hòa giải của 3 xã x 7 (huyện, 1 thành phố)
Câu hỏi khảo sát
3.Câu hỏi khảo sát
+ Bản câu hỏi
Xin các bạn hãy điền vào phiếu điều tra này, đây là những thông tin cần thiết
giúp chúng tôi thống kê số liệu tranh chấp đất đai ở một số địa phương trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh

GVHD: THs Trương Tấn Tài

17

SVTH: Phùng Minh Tấn


Vấn đề giải giải quyết tranh chấp đất đai ở Trà Vinh

1. Giới tính
 Nam 

 Nữ

2. Độ tuổi
 Từ 20 đến dưới 35

 Từ 46 đến 55

 Từ 36 đến 45


 Từ 55 trở lên

3. Nghề nghiệp
Cán bộ công nhân viên nhà nước
Cán bộ ấp
Khác
4. Ở địa phương anh/chị có thường xuyên xảy ra vụ việc tranh chấp đất đai hay
không?


Không

5. Quá trình tuyên truyền pháp luật về đất đai ở địa phương anh chị có thường xuyên
và kịp thời không?


 không

6. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có đảm bảo đúng thời gian quy định
của pháp luật hay không?


Không

7. Anh/chị hãy cho biết tình hình tranh chấp đất đai tại địa phương diễn ra như thế nào

Phức tạp

Khá phức tạp


Rất phức tạp

8. Việc giải quyết tranh chấp đất đai ở địa phương không dứt điểm, kéo dài sẽ dẫn đến
hậu quả pháp lý như thế nào?
Khiếu kiện đông người

Gây mất trật tự xã hội

Tốn kém thời gian

Hậu quả khác

9. Theo anh/chị thì trường hợp tranh chấp đất đai nào là phổ biến nhất ở địa phương?
Tranh chấp quyền sử dụng đất
Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng

GVHD: THs Trương Tấn Tài

18

SVTH: Phùng Minh Tấn


Vấn đề giải giải quyết tranh chấp đất đai ở Trà Vinh

Tranh chấp thừa kế
Tranh chấp khác
10. Khi có đơn thưa vượt cấp xảy ra với vai trò là người quản đất đai ở địa phương thì
anh chị sẽ xử lý như thế nào?

Không nhận đơn
Nhận đơn và làm phiếu chuyển
Hướng dẫn nộp đơn đúng nơi quy định
11. Khi người dân có yêu cầu hoặc muốn được hướng dẫn về lĩnh vực đất đai thì
anh/chị sẽ làm thế nào?
Không nhiệt tình hướng dẫn
Nhiệt tình hướng dẫn
Rất nhiệt tình hướng dẫn
12. Với cương vị là người quản lý về đất đai thì anh/chị sẽ làm thế nào để hạn chế
tình trạng tranh chấp đất đai?
Tuyên truyền phổ biến pháp luật
Phát tờ rơi về pháp luật đất đai
Tổ chức các buổi tư vấn về đất đai
13. Theo anh/ chị phương pháp cách thức hòa giải cơ sở đạt hiệu quả như thế nào?
Không hiệu quả
Hiệu quả nhưng không cao
Rất hiệu quả
14. Anh/ chị hãy cho biết những thuận lợi khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp
đất đai ở địa phương?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

GVHD: THs Trương Tấn Tài

19

SVTH: Phùng Minh Tấn



Vấn đề giải giải quyết tranh chấp đất đai ở Trà Vinh

Xác định nguyên nhân tranh chấp về đất đai trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và đánh
giá hậu quả của việc xảy ra tranh chấp đến sự phát triển của xã hội
+ Sử dụng kết quả của nội dung 1 (thống kê số lượng tranh chấp đất đai tại tỉnh
Trà Vinh
+ Thiết kế bảng phỏng vấn
- Bản hỏi
1. Cơ sở hạ tầng được nâng cao kéo theo giá đất tăng dẫn đến tấc đất, tấc vàng
2. Trình độ nhận thức của người dân về pháp luật đất đai còn hạn chế
3 Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý đất đai ở địa phương, khả năng
tuyên truyền phổ biến pháp luật còn thiếu và yếu.
4. Quy trình trình tự thủ tục trong quá trình tiếp nhận và hòa giải hồ sơ tranh
chấp đất đai ở địa phương anh/chị như thế nào?
5. Nhận thức về pháp luật đất đai của người dân ở địa phương anh/chị như thế
nào?
2) Đề ra giải pháp để phòng chống và hạn chế vấn đề bạo lực học đường
Sử dụng kết quả của thống kê số lượng tranh chấp đất đai, xác định nguyên
nhân tranh chấp đất đai của ở Trà Vinh và đánh giá hậu quả của tranh chấp đất đai
đến sự phát triển của xã hội
Kết hợp với nghiên cứu tài liệu.
V. Phương pháp xử lý dữ liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 20.0

GVHD: THs Trương Tấn Tài

20

SVTH: Phùng Minh Tấn



Vấn đề giải giải quyết tranh chấp đất đai ở Trà Vinh

CHƯƠNG IV: KẾ HOACH THỰC HIỆN

Tiến độ thực hiện
TT

Nội dung
công việc

Sản phẩm
phải đạt

Thời gian
bắt đầu, kết thúc

Người, cơ quan thực
hiện

1

2

3

4

5


1

Xây dựng đề cương
nghiên cứu
Thu thập dữ liệu

2

Điều tra

Huỳnh Thị Thuy
Đề cương chi tiết

11/2012 – 12/2012

Số liệu thô

12/2012 – 03/2012

NguyễnThành Vinh
Huỳnh Thị Thuy
NguyễnThành Vinh

Phỏng vấn
Huỳnh Thị Thuy
3

Xử lý dữ liệu


Dữ liệu thống kê

03/2013 – 04/2013

NguyễnThành Vinh

4

Viết kết quả báo
cáo

Bài báo cáo hoàn
chỉnh

04/2013 – 06/2013

Huỳnh Thị Thuy

GVHD: THs Trương Tấn Tài

21

NguyễnThành Vinh

SVTH: Phùng Minh Tấn


Vấn đề giải giải quyết tranh chấp đất đai ở Trà Vinh

DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ TÀI NĂM 2012


Thành tiền
TT

Nội dung các khoản chi

Triệu đồng

Tỉ lệ %

1

Thuê khoán chuyên môn

20.000.000

40%

2

Laptop well

10.000.000

20%

3

Tài liệu


10.000.000

20%

4

Xăng đi xuống địa bàn

5.000.000

10%

5

Tiền điện thoại

5.000.000

10%

50.000.000

100%

Tổng cộng

GVHD: THs Trương Tấn Tài

22


SVTH: Phùng Minh Tấn


Vấn đề giải giải quyết tranh chấp đất đai ở Trà Vinh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình luật đất đai, Trần Thị Cúc, Nguyễn Thị Phượng, 2009, học viện
hành chính quốc gia, 240 trang
Luật đất đai 2003 đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/07/2004,
(vibonline.com.vn/Phobienphapluat/ Đac san tuyên truyen ve ttranh chap đat
dai và giai quyet tranh chap ngay 24/03/2012).
( 1228973.html
ngày 21/8/2012)
Nghị Định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về Thi hành
Luật Đất Đai;
Nghị Định số 84 /2007/ NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ

GVHD: THs Trương Tấn Tài

23

SVTH: Phùng Minh Tấn



×