Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác tàu của đội tàu vận tải biển VINASHIP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP
Chuyên đề: Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác tàu của đội tàu VINASHIP

Đơn vị thực tập: Công ty cổ phần vận tải VINASHIP

Họ tên sinh viên: Lê Chí Dũng
Lớp: QT21B

Khóa: 21

Hệ: Văn bằng hai tại chức

Mã sinh viên: BH214344
Giáo viên hướng dẫn: Thạc sỹ Hà Sơn Tùng

Tháng 03/2012


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG

MỤC LỤC
Mở đầu....................................................................................................Trang 2
Chương I: Tổng quan về VINASHIP............................................................3
1.1.Giới thiệu về Công ty cổ phần vận tải Vinaship.....................................3
1.1.1 Thông tin chung về Công ty..........................................................3
1.1.2.Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của Công ty.........3


1.1.3.Chức năng và nhiệm vụ................................................................5
1.2.Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động SXKD………...5
1.2.1.Cơ cấu tổ chức của công ty...........................................................5
1.2.2. Đặc điểm về tài chính...................................................................14
1.2.3. Đặc điểm về nguồn nhân lực, phương tiện..................................19
1.2.4 Đặc điểm thị trường......................................................................22
Chương II: Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đội tàu
VINASHIP trong năm 3 năm 2008-2010.....................................25
2.1 Các hình thức khai thác tàu hiện nay mà VINASHIP đang áp dụng......25
2.2 Thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển ( hoặc hợp đồng thuê
tàu chuyến tại công ty trong những năm vừa qua..................................25
2.3 Đánh giá về kết quả tài chính trong hoạt động khai thác tàu của công ty
trong những năm qua ............................................................................28
2.4 Đánh giá về tình hình lao động - tiền lương...........................................34
2.5 Đánh giá chỉ tiêu sản lượng vận chuyển của công ty trong những năm vừa
qua..........................................................................................................38
2.6. Thành tựu , hạn chế, nguyên nhân.………………………………..…..40
Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU ………………………....…43
Tài liệu tham khảo...........................................................................................45
Sinh viên

: Lê Chí Dũng

Lớp

: QTKD 21B

2



BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG

MỞ ĐẦU
Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã và đang trở thành xu hướng
chung của tất cả các quốc gia, các vùng lãnh thổ. Việt Nam cũng không nằm
ngoài xu hướng ấy. Ngày 7/11/2006 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng khi
Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO.
Gia nhập WTO tức là Việt Nam phải đón nhận những thời cơ cũng như chấp
nhận cả những thách thức. Đó là cơ hội tích cực phát huy nội lực, thu hút ngày
càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện cho đất nước ta có vị thế bình
đẳng với các quốc gia khác; quảng bá hình ảnh Việt Nam tới tất cả các nước
trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, trong quá trình hội nhập, các mặt hàng
của ta cũng phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với hàng ngoại; đồng thời phải đối
mặt với rất nhiều luật pháp quốc tế, từ đó dẫn đến việc gặp phải rất nhiều các vụ
kiện, tranh chấp quốc tế. Biết nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách để bắt kịp với
tốc độ phát triển của thế giới, hoặc tiếp tục bị tụt hậu trong dòng chảy của thời
đại, đó chính là vấn đề chúng ta cần giải quyết.
Trong xu hướng chung đó, ngành vận tải biển đóng vai trò đặc biệt quan
trọng. Là một trong các doanh nghiệp vận tải biển lớn của Việt Nam hiện nay, để
không bị tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường thì Công ty
cổ phần vận tải biển VINASHIP phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình, đặc biệt phải không ngừng nâng cao hiệu quả khai thác đội tàu
vì kinh doanh vận tải biển là hoạt động chủ yếu của công ty.
Được sự giúp đỡ của các cô chú trong công ty, sự hướng dẫn nhiệt tình của
thầy giáo, em đã thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp với nội dung:
" GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC TÀU CỦA ĐỘI
TÀU VẬN TẢI BIỂN VINASHIP"


Sinh viên

: Lê Chí Dũng

Lớp

: QTKD 21B

3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ VINASHIP
1.1.Giới thiệu về Công ty cổ phần vận tải Vinaship
1.1.1 Thông tin chung về Công ty.
Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP là một đơn vị sản xuất kinh doanh
thực hiện chế độ hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ và có tài khoản
mở tại Ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng, có tên giao dịch quốc tế bằng
tiếng Anh là: VINASHIP JOINT STOCK COMPANY, gọi tắt là VINASHIP.
Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP có trụ sở chính tại số 1 Hoàng
Văn Thụ, Hải Phòng.
Website : www.vinaship.com.vn
Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần
Giấy chứng nhận ĐKKD số :02020022740 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư
thành phố Hải Phòng cấp lần đầu ngày 26/12/2006. Đăng ký thay đổi lần 1 vào
09/04/2009

Vốn điều lệ của công ty : 200.000.000.000 VNĐ
Hình thức kinh doanh
+ Kinh doanh vận tải biển.
+ Đại lý hàng hải.
+ Môi giới hàng hải.
+ Đại lý vận tải hàng hoá và hành khách
+ Kinh doanh kho bãi.
+ Khai thác cầu cảng, xếp dỡ hàng hoá.
Sinh viên

: Lê Chí Dũng

Lớp

: QTKD 21B

4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG

1.1.2.Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của Công ty cổ phần
vận tải VINASHIP
Năm 1956: Thành lập Quốc doanh vận tải Sông biển.
Năm 1964: Tách bộ phận đường sông thành Công ty 102.
Bộ phận đường biển thành Công ty Vận tải đường biển Việt Nam
(Công ty 101)
Năm 1964: Tiếp quản đoàn đánh cá Quảng Bình, loại tàu đánh cá vỏ sắt

thành công ty 103.
Ngày 04/10/1966: Cục Hàng Hải quyết định giải thể Công ty Vận tải
đường biển Việt Nam để thành lập:
+ Đội tàu Giải Phóng: Quản lý đội tàu Giải Phóng, VTB, B và các tàu lớn
(các tàu lớn chủ yếu sơ tán sang Trung Quốc, chờ thời cơ địch ngừng bắn Miền
Bắc về vận tải vào tuyến khu 4).
+ Đội tàu Quyết Thắng: Quản lý đội tàu vận tải tuyến đường sông.
Ngày 28/10/1967: Cục Đường biển ra quyết định giải thể Công ty 103,
thành lập đội tàu Tự lực đảm nhận vận tải tuyến khu 4.
Ngày 01/07/1970: Bộ Giao thông vận tải ra quyết định giải thể 3 đội tàu và
thành lập công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO).
Ngày 01/04/1975: Bộ Giao thông vận tải ra quyết định thành lập Công ty
Vận tải ven biển Việt Nam (VIETCOSHIP), quản lý toàn bộ khối tàu nhỏ của
Công ty Vận tải biển Việt Nam gồm: VTB, B, tàu DWT dưới 1000 T, tàu Giải
Phóng, khối vận tải xăng dầu đường sông, với số người là 3200 người. VOSCO
quản lý 6 tàu lớn và 600 người.
Ngày 01/04/1983: Bộ GTVT ra quyết định giải thể Công ty Vận tải ven
biển, thành lập Xí nghiệp Vận tải biển trực thuộc Công ty Vận tải biển III
(VINASHIP) được thành lập trên cơ sở xí nghiệp Vận tải nói trên bằng quyết
định số 694/QĐ-TCCB của Bộ trưởng Bộ GTVT.
Sinh viên

: Lê Chí Dũng

Lớp

: QTKD 21B

5



BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG

Ngày 19/05/1984: Ngày treo biển khai trương Công ty VINASHIP.
Ngày 23/03/1993: Bộ GTVT ra quyết định thành lập lại Công ty
VINASHIP theo QĐ số 463/QĐ-TCCB.
Ngày 06/09/2005: Bộ GTVT phê duyệt danh sách doanh nghiệp nhà nước
trực thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam thực hiện cổ phần hoá năm 2005
theo QĐ số 3292QĐ/BGTVT.
Ngày 24/10/2006: Bộ GTVT phê duyệt phương án và chuyển Công ty Vận
tải biển III, đơn vị thành viên của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam thành Công
ty cổ phần theo QĐ số 2264/ QĐ/BGTVT.
1.1.3.Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần vận tải vinaship
a, Liên doanh liên kết trên cơ sở hợp đồng kinh tế với các tổ chức vận tải,
các chủ hàng, các ga cảng, các tổ chức dịch vụ giao nhận kho, bãi … để thực
hiện liên hiệp vận chuyển hàng hóa từ các kho hàng chính đến các kho hàng cơ
sở và chiều ngược lại
b, Nhận ủy thác của chủ hàng và chủ phương tiện tổ chức thực hiện các dịch
vụ vận tải, dịch vụ hàng hóa, hàng trong nước, hàng quốc tế, hàng nặng, thiết bị
toàn bộ, dịch vụ giao nhận xếp dỡ, đóng gói, bảo quản và bãi gửi hàng trong quá
trình tiếp nhận, vận tải

1.2.Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh
1.2.1.Cơ cấu tổ chức của công ty.

Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP sẽ hoạt động theo Điều lệ Công
ty do Đại hội đồng cổ đông thông qua, căn cứ theo các quy định của Luật doanh

nghiệp và các văn bản pháp quy khác, dưới sự quản trị, điều hành và kiểm soát
Sinh viên

: Lê Chí Dũng

Lớp

: QTKD 21B

6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG

của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc ( bao gồm Tổng giám đốc và các
Phó tổng giám đốc) và Ban kiểm soát.
Giúp việc cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban Tổng giám đốc là
các phòng nghiệp vụ. Các phòng nghiệp vụ đã được cơ cấu lại từ 12 phòng
xuống 11 phòng để tránh chồng chéo trong điều hành công việc.
Các bộ phận trực tiếp sản xuất của Công ty bao gồm đội tàu (15 chiếc) và 3
đơn vị hạch toán phụ thuộc ( Xí nghiệp Dịch vụ vận tải, Đội sửa chữa phương
tiện, Xí nghiệp xếp dỡ vận tải và Dịch vụ).
Các chi nhánh của Công ty bao gồm: Chi nhánh tại Hạ Long, Chi nhánh tại
Đà Nẵng và Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh.
Sau khi tiến hành cổ phần hoá xong, Công ty đã nghiên cứu hoàn thiện mô
hình tổ chức theo hướng:
- Các phòng nghiệp vụ thuộc khối văn phòng của Công ty đã được sắp xếp
lại chỉ để thực hiện chức năng tham mưu, quản lý và tập trung vào các nhóm

chính:
+ Quản lý nguồn nhân lực
+ Đầu tư và giám sát đầu tư
+ Tài chính
+ Thị trường và kinh doanh
- Các chi nhánh thực hiện chức năng quản lý của VINASHIP và có thể
phối hợp với các công ty con của VINASHIP thực hiện các công việc trực tiếp
kinh doanh phát sinh tại địa phương nơi đặt chi nhánh.

Sơ đồ tổ chức của Công ty như sau:

Sinh viên

: Lê Chí Dũng

Lớp

: QTKD 21B

7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VINASHIP

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ



nghiệp
xếp dỡ
và vận
tải
dịch
vụ


nghiệp
dịch
vụ vận
tải

Phòng
kinh
doanh

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
KD SX KHÁC

KỸ THUẬT

Phòng
tài
chính

kế toán

Phòng
tổ
chức
cán

Phòng
đầu

bộ LĐ

phát
triển
đội



tàu

Phòng
đối
ngoại

ĐT
TC

Phòng
đại


tàu

Phòng
hành
chính

Phòng
bảo
vệ
quân
sự

Đội
giám
sát
kiểm
tra

biển

CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI

BP
thi
đua
TT

Các
chi
nhánh

tại
TP.HC
M,
ĐN,
HL

Phòng
pháp
chế an
toàn
HH

Phòng
KHKT

Phòng
vật


8

Ban
quản
lý an
toàn
và an
ninh

Đội
sửa

chữa
p.tiện


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG

Sau đây là chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty
* Đại hội cổ đông
Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao
nhất của Công ty. Đại hội cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau:
- Thông qua định hướng phát triển Công ty.
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền
chào bán; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần.
- Chấp thuận cho ký kết các hợp đồng, giao dịch có giá trị bằng hoặc lớn
hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công
ty.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên của Hội đồng quản trị, thành viên
Ban kiểm soát. Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm
soát gây thiệt hại cho Công ty và cổ đông của Công ty.
- Quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty. Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều
lệ Công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong
phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ Công ty.
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm.
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ Công
ty.
* Hội đồng quản trị
Đây là cơ quan quản lý của Công ty, làm việc theo chế độ tập thể. Hội đồng
quản trị gồm 5 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm theo

thể thức bỏ phiếu kín. Hội đồng quản trị có các quyền và trách nhiệm chủ yếu
sau:
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh
doanh hàng năm của Công ty.
Sinh viên

: Lê Chí Dũng

Lớp

: QTKD 21B

9


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG

- Chấp thuận cho ký kết các hợp đồng, giao dịch có giá trị nhỏ hơn 50%
tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối
với Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng, người quản lý quan
trọng khác của Công ty; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người
quản lý đó, trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc thì mức
lương và thưởng của Tổng giám đốc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định
thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua
cổ phần của doanh nghiệp khác.
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông.

- Chịu trách nhiệm tập thể và cá nhân trước pháp luật và Đại hội đồng cổ
đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây
thiệt hại cho Công ty.
* Tổng giám đốc
Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty. Tổng giám
đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một trong số các thành viên Hội đồng quản
trị hoặc thuê người khác. Tổng giám đốc không nhất thiết là cổ đông của Công
ty.
Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của
Công ty trên cơ sở quyền hạn và nhiệm vụ được quy định tại điều lệ và hợp
đồng lao động ký với Hội đồng quản trị; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị
và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về việc thực hiện các
quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc là 5 năm; có thể bổ
nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Giúp việc Tổng giám đốc có các Phó tổng giám đốc do Hội đồng quản trị
bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc.
* Ban kiểm soát
Sinh viên

: Lê Chí Dũng

Lớp

: QTKD 21B

10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP


GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG

Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để giám sát Hội đồng quản trị,
Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty. Ban kiểm soát Công ty
gồm 3 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễn bằng thể thức bỏ
phiếu kín trực tiếp. Các thành viên Ban kiểm soát bầu một người trong số họ
làm trưởng ban kiểm soát để quản lý, điều hành hoạt động chung của Ban kiểm
soát. Ban kiểm soát phải có hơn 2/3 thành viên thường trú ở Việt Nam và phải
có ít nhất 1 thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên.
* Bộ máy tổ chức quản lý hoạt động sản xuất
(1) Phòng kinh doanh
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc quản lý khai thác đội tàu
hiệu quả, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc, có nhiệm vụ:
- Tổ chức khai thác kinh doanh đội tàu, khai thác nguồn hàng, chỉ đạo đôn
đốc hệ thống đại lý trong và ngoài nước nhằm thực hiện tốt kế hoạch sản xuất
của Công ty.
- Phối kết hợp với phòng Tài chính kế toán theo dõi chặt chẽ các khoản thu
cước phí trong và ngoài nước cũng như các chi phí khác của đội tàu.
- Theo dõi về thông tin liên lạc với đội tàu kể cả với các trung tâm thông tin
điện tử về thời tiết khí tượng phục vụ cho đội tàu...
(2) Phòng khoa học kỹ thuật
Là phòng nghiệp vụ giúp Tổng giám đốc về quản lý kỹ thuật, định mức
nhiên liệu, vật tư của đội tàu, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Tổng giám đốc
kỹ thuật, quản lý kiểm soát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm
về kỹ thuật, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa phục vụ kinh doanh vận tải đạt hiệu
quả.
(3) Phòng tổ chức cán bộ- lao động
Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc về công tác tổ chức cán
bộ, lao động tiền lương trong hoạt động kinh doanh khai thác. Quản lý khai thác,
Sinh viên


: Lê Chí Dũng

Lớp

: QTKD 21B

11


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG

sử dụng lực lượng lao động của Công ty theo pháp luật phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ và đặc điểm của Công ty.
- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ
chuyên môn cho CBCNV trong công ty đáp ứng yêu cầu công việc.
- Lập kế hoạch lao động và tiền lương cho phù hợp với kế hoạch sản xuất
kinh doanh hàng năm. Xây dựng, sửa đổi các quy chế liên quan đến quản lý lao
động, chi trả lương và các chế độ khác cho người lao động theo nội quy, quy chế
của Công ty phù hợp với quy định của Bộ luật lao động.
(4) Phòng Tài chính kế toán
Là một phòng tham mưu cho Tổng giám đốc về quản lý hoạt động tài
chính, hạch toán kinh tế, hạch toán kế toán trong toàn công ty. Quản lý kiểm soát
các thủ tục thanh toán việc hạch toán đề xuất giúp công ty thực hiện các chỉ tiêu
về tài chính. Có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình
hình sử dụng tài chính vật tư, tiền vốn, bảo đảm quyền chủ động trong kinh
doanh về tự chủ tài chính. Phân tích đánh giá hoạt động tài chính trong khai thác

kinh doanh đội tàu, tìm ra biện pháp nhằm đạt được hiệu quả kinh tế.
- Đề xuất những biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời những sai lệch trong
hoạt động kinh doanh và quản lý tài chính.
(5) Phòng vật tư
Là phòng nghiệp vụ giúp Tổng giám đốc về quản lý, cấp phát nhiên liệu,
vật tư của toàn Công ty. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó tổng giám đốc kỹ
thuật.
- Chỉ đạo và trực tiếp xây dựng nội quy, quy chế quản lý nguyên, nghiên
vật liệu cùng các định mức kinh tế kỹ thuật liên quan trình Tổng giám đốc phê
duyệt để áp dụng vào thực tiễn của Công ty.

Sinh viên

: Lê Chí Dũng

Lớp

: QTKD 21B

12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG

- Xây dựng kế hoạch mua sắm, cung ứng vật tư, phụ tùng, nhiên liệu cho
đội tàu và phòng ban trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Chỉ
đạo triển khai thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt...
(6) Phòng Pháp chế an toàn hàng hải

Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác pháp chế an
toàn hàng hải. Có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Quản lý, hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế hàng hải, pháp luật Việt
Nam và pháp luật Quốc tế có liên quan đến các tàu của Công ty.
- Quản lý, theo dõi, hướng dẫn và thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm đối với tàu
biển, ô tô, tai nạn lao động trong toàn Công ty...
(7) Phòng Đối ngoại và đầu tư tài chính
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực quan hệ,
giao dịch với các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho
việc nắm bắt thông tin, mở rộng thị trường, liên doanh liên kết, phát triển sản
xuất kinh doanh. Giúp Tổng giám đốc xây dựng các phương án đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh của Công ty.
(8) Phòng Hành chính
Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc công việc hành chính.
Có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Quản lý về văn thư lưu trữ, lập kế hoạch mua sắm, hợp lý các trang thiết
bị, văn phòng phẩm phục vụ yêu cầu quản lý sản xuất.
- Quản lý đất đai, nhà cửa, khu vực văn phòng Công ty, lập kế hoạch xây
dựng, sửa chữa văn phòng và các chi nhánh.
- Quản lý và phục vụ đầy đủ cho yêu cầu làm việc, hội họp, đi lại lưu trú,
đón tiếp khách, đảm bảo vệ sinh nội vụ môi trường cảnh quan văn minh lịch
sự...

Sinh viên

: Lê Chí Dũng

Lớp

: QTKD 21B


13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG

(9) Phòng Bảo vệ quân sự
Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc công việc bảo vệ, quân
sự.
- Tổ chức triển khai công tác bảo vệ an ninh chính trị, an toàn trong công ty.
Đảm bảo phòng cháy chữa cháy trong khuôn viên công ty.
- Lên phương án bảo vệ cơ quan, thường xuyên kiểm tra đôn đốc thực hiện
đầy đủ mọi quy định về công tác bảo vệ cơ quan cũng như phương tiện của
Công ty khi cần đến sự bảo vệ để phục vụ cho sản xuất.
- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn về chống cướp biển và khủng bố trên biển...
(10) Ban Quản lý an toàn và an ninh
Là bộ phận nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực quản lý
an toàn. Ban có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Quản lý, hướng dẫn thực hiện công tác an toàn hàng hải, bảo vệ môi
trường biển trong toàn Công ty. Nghiên cứu để thực hiện Bộ luật quản lý an toàn
quốc tế và bảo vệ môi trường biển ISM CODE trong đội tàu Công ty.
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý an toàn
- Hướng dẫn các đơn vị triển khai và hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn.
(11) Đội giám sát kiểm tra
Là bộ phận tham mưu cho Tổng giám đốc giám sát thực hiện việc chấp
hành chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nội quy quy chế trong phạm vi
Công ty.
(12) Bộ phận thi đua tuyên truyền

Là bộ phận tham mưu cho Tổng giám đốc và lãnh đạo công ty về công tác
thi đua lao động sản xuất, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền bằng nhiều
hình thức rộng rãi.

Sinh viên

: Lê Chí Dũng

Lớp

: QTKD 21B

14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG

(13) Đội sửa chữa phương tiện
Đội sửa chữa phương tiện được thành lập theo quyết định của Tổng giám
đốc công ty, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc công ty hoặc
người được giám đốc công ty uỷ quyền.
1.2.2. Đặc điểm về tài chính
Vốn là nhân tố không thể thiếu trong bất cứ một Công ty nào, tổng nguồn vốn
cũng như kết cấu nguồn vốn cũng đều ảnh hưởng đến quy mô, đến hoạt động
kinh doanh của Công ty. Để biết được nguồn lực, năng lực tài chính của Công ty,
phải phân tích dựa vào các chỉ tiêu khác nhau.Dưới đây là Bảng cân đối kế toán
tổng quát của Công ty trong ba năm trở lại đây


Sinh viên

: Lê Chí Dũng

Lớp

: QTKD 21B

15


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG

Bảng 1: Bảng cân đối kế toán của công ty của các năm từ năm 2008 – 2010
Đơn vị: nghìn đồng
Năm
Chỉ tiêu
A. Tài sản ngắn hạn

2008

2009

2010

2008 - 2009
CL


2009 - 2010
%

CL

%

144.356.868

157.669.762

133.769.336

13.312.894

9,22

-23.900.426

- 16,16

I. Tiền và các khoản tương
đương tiền

65.587.902

77.548.960

20.082.077


11.961.058

18,24

-57.466.883

- 74,10

1.Tiền mặt

65.587.902

77.548.960

18.082.077

11.961.058

18,24

- 59.466.883

- 76,68

-

2.000.000

-


( = I + II + III + IV)

2. Các khoản tương đương
tiền

-

-

2.000.000

-

II. Các khoản phải thu ngắn
hạn

28.378.845

25.292.673

39.987.807

-3.086.172

- 10,87

14.695.134

58,10


III. Hàng tồn kho

25.602.809

41.032.651

34.530.554

15.429.842

60,27

-6.502.097

15,85

IV. Tài sản ngắn hạn khác

24.787.312

13.825.478

39.168.898

-10.961.834

- 44,22

25.343.420


183,3

864.111.468

915.469.956

1.045.634.859

51.358.488

5,94

130.164.903

14,21

B. Tài sản dài hạn
Sinh viên

: Lê Chí Dũng

Lớp

: QTKD 21B
16


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG


( = I + II + III )

I. Tài sản cố định

849.782.221

900.021.614

1.032.095.491

50.239.393

5,91

132.073.877

14,67

14.329.247

15.448.342

13.539.368

1.119.095

7,81

-1.908.974


- 12,36

1.008.468.336

1.073.139.718

1.179.404.195

64.671.382

6,41

106.264.477

9,9

C. Nợ phải trả

722.689.430

762.352.439

828.349.391

39.663.009

5,5

65.996.952


8,66

1. Nợ ngắn hạn

255.299.722

333.203.069

318.055.026

77.973.347

30,54

-15.148.043

- 4,55

2. Nợ dài hạn

467.389.708

429.149.370

510.294.365

-38.240.338

- 8,18


81.144.995

18,9

D. Vốn chủ sở hữu

289.767.322

310.817.279

351.063.805

21.049.957

7,26

40.246.526

12,95

1. Vốn điều lệ + các quỹ

271.926.887

271.926.887

271.926.887

2. Lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối

17.840.435

38.890.392

79.136.918

21.049.957

7,26

40.246.526

12,95

TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN ( = C+ D )

1.012.456.752

1.073.169.718

1.179.413.196

60.712.966

5,99

106.243.478


9,89

II. Tài sản khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
( = A+ B)

Sinh viên

: Lê Chí Dũng

Lớp

: QTKD 21B
17

-

-

-

-


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG

1.2.2.1. Đặc điểm về tổng nguồn vốn:

Từ Bảng cân đối kế toán trên ta thấy, năm 2008 tổng nguồn vốn của Công
ty đạt được 289.767.322.000 đồng, cuối năm 2009 nền kinh tế dần phục hội sau
cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 – đầu năm 2009, công việc kinh doanh
đã có khởi sắc hơn nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, tổng nguồn vốn của
Công ty có tăng lên nhưng không nhiều, chỉ tăng 60.712.966.000 đồng, tương
ứng với 5,99%. Đến năm 2010, Công ty hoạt động tốt hơn, đưa tổng nguồn vốn
của Công ty tăng lên 9,89% so với năm 2009 và đạt 1.179.413.196.000 đồng,
đạt mức cao nhất trong 3 năm gần đây.
1.2.2.2. Đặc điểm về kết cấu tài tài sản – nguồn vốn:
Qua Bảng cân đối kế toán của Công ty hàng năm có được thống kê về
tổng nguồn vốn và kết cấu trong đó như sau

Sinh viên

: Lê Chí Dũng

Lớp

: QTKD 21B

18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG

Bảng 2: Kết cấu tài chính của công ty cổ phần vận tải Vinaship:
Đơn vị: nghìn đồng
Năm


Nguồn vốn

2008
Giá trị

2009
Tỷ
trọng

Giá trị

(%)
Tổng tài sản

1.008.468.336

100

2010
Tỷ
trọng

Giá trị

(%)
1.073.139.718

Tỷ
trọng

(%)

100

1.179.404.195

100

Tài sản cố định

849.782.221

84,26

900.021.614

83,87

1.032.095.491

87,51

Tài sản lưu động

158.686.115

15,74

173.118.104


16,13

147.308.704

12,49

Tổng nguồn vốn

1.012.456.752

100

1.073.169.718

100

1.179.413.196

100

Vốn vay

722.689.430

71,38

762.352.439

71,04


828.349.391

70,23

Vốn chủ sở hữu

289.767.322

28,62

310.817.279

28,96

351.063.805

29,77

Nguồn: Công ty cổ phần vận tải vinaship
Sinh viên

: Lê Chí Dũng

Lớp

: QTKD 21B
19


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP


GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG

Về tài sản: tỷ trọng tài sản lưu động khá ổn định qua các năm, Tài sản cố
định chiếm trên 83% cho thấy Công ty đầu tư rất lớn vào Tài sản cố định. Do
đặc thù của ngành là thời gian thu hồi vốn kéo dài nên có thể thấy tỷ trọng tài
sản cố định chiếm phần lớn tài sản của công ty
Về nguồn vốn: lượng vốn chủ sở hữu ngày càng tăng qua các năm nhưng
không có những biến động lớn chỉ ở khoảng 28 - 29% tổng nguồn vốn, còn vốn
vay chiếm khoảng 70 - 71% tổng nguồn vốn. Cơ cấu vốn được duy trì khá hợp

1.2.3. Đặc điểm về nguồn nhân lực, phương tiện

a) Nguồn nhân lực
Con người là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến kết quả sản xuất
kinh doanh của công ty.
Tổng số lao động của Công ty tại thời điểm cổ phần hoá là 848 lao
động, trong đó:
+) Phân loại theo trình độ văn hoá:
- Lao động có trình độ đại học và trên đại học: 300 người (chiếm
35,38%)
- Cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp, PTTH, sơ cấp: 548 người
(chiếm 64,62%)
Hiện nay tiêu chuẩn đầu tiên để tuyển vào vị trí nhân viên trong Công ty
là phải tốt nghiệp đại học chính quy. Những người có trình độ đại học và trên
đại học với kinh nghiệm làm việc đều nắm giữ các vị trí chủ chốt trong công ty,
lập kế hoạch kinh doanh cho công ty.
+) Phân loại theo hợp đồng lao động
- Lao động không thuộc diện ký hợp đồng lao động (HĐLĐ): 04 người


Sinh viên

: Lê Chí Dũng

Lớp

: QTKD 21B

20


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG

- Lao động thực hiện HĐLĐ không xác định thời gian: 475 người
- Lao động thực hiện HĐLĐ từ 12 tháng - 36 tháng: 295 người
- Lao động thực hiện HĐLĐ thời vụ: 74 người
b) Phương tiện:
Hiện tại đội tàu của Công ty gồm 15 tàu chở hàng khô với tổng trọng tải
133.665 DWT, tuổi tàu bình quân 23,2 tuổi.
Sau đây là cơ cấu đội tàu của công ty

Sinh viên

: Lê Chí Dũng

Lớp

: QTKD 21B


21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
NO

SHIP NAME

GRT

NRT

LOA

BEAM DRAFT

DWT

POWER HO / HA

BALE

GRAIN

DRRK

CSN

BUILT


1

Hà Giang

7194

4757

135.25

20.5

7.95

11849

5000

4/4

14268

14875

4×12T

XVZL

2


Hưng Yên

7317

4757

135.25

20

7.95

11849

5000

4/4

14267

14815

4×12T

XVZJ

1974 (JPN)

457 405310


3

Bình Phước

4565

2829

112.69

18.6

6.39

7054,7

3300

2/2

8927

10023

4×20T

XVEQ

1989 (JPN)


457 418410

4

Mỹ An

4929

3135

109.97

18.30

7.32

8232

4000

2/2

9903

10675

2×15,2×20

XVHS


1994 (JPN)

457 422310

5

Mỹ Hưng

4085

2436

102.79

17

6.95

6500

3600

2/2

8159

8610

4×15T


3WFX

2003 (VN)

457 423010

6

Nam Định

5051

3246

118

18

7.22

8294

4100

3/3

10085

10877.6


5×10T

XVML

1976 (JPN)

457 409710

7

Ninh Bình

5051

3246

118

18

7.22

8294

4100

3/3

10085


10877.6

5×10T

XVMM

1975 (JPN)

457 409610

8

Hà Đông

5561

2392

107.7

17

7.014

6700

3400

2/2


11875

13109

4×20T

XVCF

9

Hà Nam

4068

2616

98.5

18

6.92

6512

3235

2/2

8249


8734

4×20T

XVJT

1985 (JPN)

457 413610

10

Hà Tiên

5555

2352

98.17

18.8

7.42

7018

3400

2/2


11865.37

13033.23

2×30,2×25

XVDA

1986 (JPN)

457 416810

11

Hùng Vương 01

2608

1606

90

15.2

6.45

4747

2300


2/2

5051

5553.5

3×10T

3WAI

1981 (JPN)

457 402310

12

Hùng Vương 02

4393

2810

107

17.63

6.88

7071


3800

2/2

8938.6

9671.4

4×15T

XVVH

1981 (JPN)

457 405410

13

Mỹ Thịnh

8414

5030

130.04

21.2

7.939


14348

3800

4/4

17581

17984

4×15T

3WHR

1990 (JPN)

457 431110

14

Mỹ Vượng

8414

5030

130.04

21.2


7.939

14339

3800

4/4

17851

17985

4×15T

3WHT

1989 (JPN)

457 426410

15

Chương Dương

7317

4350

135.25


20.00

7.915

11857

4/4

14267.21

14815.66

4×15T

XVZM

1974 (JPN)

7370430

TOTAL

1974 (JPN)

TELEX NO.

1986
(KOREA)


134665

22

457 409510

457 414810


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG

Sau đây là biểu đồ tuổi tàu của đội tàu công ty so với một số doanh nghiệp
vận tải biển khác thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam

Đội tàu của công ty chủ yếu là các tàu già, nhìn vào cơ cấu đội tàu của công
ty ta thấy: tuổi tàu BQ là 23.2 tuổi, trong đó tàu già nhất đã 33 tuổi, tàu trẻ nhất
đóng năm 2003, hầu hết ở trong tình trạng kỹ thuật kém. So với đội tàu của các
doanh nghiệp vận tải biển của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam thì đội tàu của
công ty có tuổi khá cao ( VOSCO: 16.5 tuổi, VITRANSCHART: 17.5 tuổi).
1.2.4 . Đặc điểm về thị trường:
Như chúng ta đã biết, Công ty cổ phần vận tải biển Vinaship có nhiệm vụ
chính là thực hiện nhiệm vụ kinh doanh về vận tải đường biển, khai thác hàng
hóa giữa hai đầu cảng đi và cảng đến, và so với các ngành kinh doanh, dịch vụ
Sinh viên

: Lê Chí Dũng

Lớp


: QTKD 21B

23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG

khác thì nhu cầu vốn đầu tư rất lớn, đặc biệt là vào tài sản cố định, nhưng thời
hạn thu hồi vốn thường phải kéo dài hơn.
Chính vì thế, thi trường Việt Nam đã cho công ty những thuận lợi như :
1. Với đường bờ biển dài 3.260 km, lại nằm trên tuyến hàng hải quốc tế,
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành hàng hải;
2. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành vận tải biển tạo cơ hội lớn cho Việt
Nam có thể nâng cao khối lượng hàng hoá thông qua cảng do tiếp nhận được
nhiều tàu đến cảng hơn;
3. Hệ thống chính trị ổn định đã tạo điều kiện mở rộng quan hệ thương mại
với các quốc gia khác làm cho nhu cầu vận tải hàng hoá tăng lên;
4. Dân số tăng, đời sống người dân được cải thiện và nhu cầu hàng hóa tăng
lên dẫn đến tăng cầu vận tải;
5. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho Việt Nam được hưởng các ưu
đãi về thương mại, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ cao…
Mặt khác, thị trường Việt Nam cũng có những khó khăn như :
1. Nằm trong vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thường xuyên chịu
ảnh hưởng của gió mùa, bão tố;
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và các trang thiết bị xếp dỡ tại hầu hết các cảng
biển Việt Nam chưa phù hợp để tiếp nhận các tàu lớn và hiện đại của thế giới;
3. Chủ yếu các hợp đồng mua bán xuất khẩu được ký kết với điều khoản

FOB nên quyền chỉ định thuê tàu do đối tác nước ngoài quyết định do đó giảm
sự cạnh tranh của các hãng tàu Việt Nam trong đó có VINASHIP;
4. Các thủ tục mua tàu còn rất rờm rà trong khi các đối thủ bên ngoài có thủ
tục xem xét đi đến quyết định đầu tư rất đơn giản và nhanh chóng dẫn đến các
doanh nghiệp của Việt Nam bỏ lỡ nhiều cơ hội mua tàu;
5. Công ty gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ cạnh tranh;
Sinh viên

: Lê Chí Dũng

Lớp

: QTKD 21B

24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG

6. Liên doanh liên kết giữa một nhóm người thuê tàu và một nhóm chủ tàu
sẽ tạo thành những “thị trường đóng” làm hạn chế cung hàng ra thị trường và tạo
thế độc quyền cho các hãng tàu.
* Trong tương lai, VINASHIP có một môi trường kinh doanh tương đối
thuận lợi với việc chuyển đổi thành mô hình công ty cổ phần và việc VN trở
thành thành viên của WTO. Vì vậy công ty phải tìm mọi cách khai thác hết
những thuận lợi của mình để cạnh tranh thắng lợi trên thị trường.

Sinh viên


: Lê Chí Dũng

Lớp

: QTKD 21B

25


×