Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Vận dụng ma trận SWOT nhằm hình thành chiến lược phát triển cho công ty cổ phần cảng vật cách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.99 KB, 35 trang )

MỤC LỤC
Lời giới thiệu

2

Phần I. Khái quát

3

I. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Cảng Vật Cách

3

1. Thông tin chung về công ty

3

2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

3

3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty

4

4. Sơ lược hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

7

5. Cơ sở vật chất của Công ty
II. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh


doanh của công ty

7

1. Đặc điểm về tổng nguồn vốn và cơ cấu vốn

9

9

2. Đặc điểm về nguồn nhân lực

12

3. Đặc điểm về sản phẩm

14

4. Đặc điểm về thị trường

16

Phần II. Thực trạng của xây dựng chiến lược kinh doanh tầm
nhìn đến năm 2020

21

I. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ đối với công ty
trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tới


21

1. Điểm mạnh

21

2. Điểm yếu

23

3. Cơ hội

25

4. Nguy cơ

26

II. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân

27

1. Thành tựu đạt được

27

2. Hạn chế tồn tại

28


3. Nguyên nhân

28

4. Kết luận

28

Phần III. Phương hướng, mục tiêu và giải pháp

29

I. Phương hướng, mục tiêu

29

1. Mục tiêu phát triển

29

2. Phương hướng phát triên

30

II. Giải pháp

30
Trang 1



1. Sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội

31

2. Khắc phục các điểm yếu để tận dụng cơ hội

31

3. Sử dụng điểm mạnh để đối phó với nguy cơ

32

4. Nhằm khắc phục các điểm yếu để làm giảm nguy cơ

32

Trang 2


LỜI GIỚI THIỆU
Khai thác cảng biển là ngành kinh doanh khai thác dịch vụ đang được coi là
thế mạnh của ngành hàng hải Việt Nam. Hiện này, khai thác cảng biển đang
được Chính phủ quan tâm, hướng dịch ngành dịch vụ này hòa nhập theo sự phát
triển chung của các nước trong khu vực và toàn thế giới. Tất cả những khó khăn
và thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này muốn có
sự phát triển ổn định, bển vững thì cần có những chiến lược kinh doanh phù hợp.
Công ty cổ phần Cảng Vật Cách với vị trí địa lý của cảng nằm sâu trong nội
địa, bị khống chế về độ sâu luồng vào cảng, chỉ tiếp nhận được tàu đến 3.000
DWT, do đó chỉ khai thác được những mặt hàng có thu nhập thấp. Tuy nhiên,
với bề dày lịch sử của cảng, hiện tại cảng có những thiết bị khai thác xếp dỡ

chuyên dụng và đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề. Ở đây có những khó
khăn và cũng có những lợi thế cho Công ty cổ phần Cảng Vật Cách.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược cho doanh
nghiệp trong ngành khai thác mũi nhọn. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ
phần Cảng Vật Cách, được sự giúp đỡ của phòng chức năng chuyên môn nghiệp
vụ cùng với những kiến thức được học tập và nghiên cứu trong thời gian học tập
tại trường Kinh tế quốc dân, tôi đã nghiên cứu và hoàn thành chiến lược kinh
doanh cho Công ty cổ phần Cảng Vật Cách thông qua đề tài “Vận dụng ma trận
SWOT nhằm hình thành chiến lược phát triển cho Công ty cổ phần Cảng Vật
Cách”
Đề tài gồm có ba phần như sau:
Phần I. Tổng quan về Công ty cổ phần Cảng Vật Cách
Phần II. Vận dụng ma trận SWOT nhằm hình thành chiến lược phát triển
cho Công ty cổ phần Cảng Vật Cách.
Phần III. Phương hướng, mục tiêu
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức còn hạn chế nên khó tránh khỏi
những sai sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô
giáo để chuyên đề thực tập được tốt hơn và có ý nghĩa thực tiễn cao hơn.
Tôi xin được cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học kinh tế Quốc
dân và đặc biệt là thầy giáo Hà Sơn Tùng đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt chuyên
đề thực tập này.
Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 3


PHẦN I. KHÁI QUÁT
I. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Cảng Vật Cách
1. Thông tin chung về công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần Cảng Vật Cách

Tên giao dịch: VatCach port joint stock company
Trực thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam
Trong vùng quản lý hàng hải của Cảng Vụ Hải Phòng
Vị trí địa lý của cảng: 20052’54’’N - 106036’54’’E
Địa chỉ: Km 9 đường 5 Phường Quán Toan - Quận Hồng Bàng - TP
Hải Phòng
Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0203000364 của Sở KHĐT thành phố
Hải Phòng cấp ngày 13 / 08 / 2002.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
1. Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa
2. Kinh doanh kho, bến, bãi
3. Dịch vụ đại lý vận tải và giao nhận hàng hóa
4. Vận tải hàng hóa đa phương thức
5. Kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, xăng dầu
6. Sửa chữa cơ khí, phương tiện cơ giới thủy, bộ.
2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Cảng Vật Cách
Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước chuyển đổi nền
kinh tế thị trường theo định hướng của Nhà nước, Cảng Hải Phòng đã tách Xí
nghiệp xếp dỡ Vật Cách ra khỏi Cảng Hải Phòng. Theo quyết định số 2080 /
2002 / QĐ-BGTVT ngày 03 / 07 / 2002 củ Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải
chính thức tách Xí nghiệp xếp dỡ Vật Cách từ Cảng Hải Phòng thành Công ty cổ
phần Cảng Vật Cách. Công ty được thành lập với vốn điều lệ là 12 tỷ đồng Việt
Nam trong đó có 30% vốn của Nhà nước, còn lại 70% vốn do các cổ đông là
CBCNV trong công ty đóng góp.
Công ty cổ phần Cảng Vật Cách có vị trí bãi Cảng nằm ở hữu ngạn sông
Cửa Cấm, cách trung tâm Hải Phòng về phía thượng lưu 12 km. Có chế độ thủy
triều là nhật triều với mức nước cao nhất là 4,0m, đặc biệt cao 4,23m, mực nước
thủy triều thấp nhất là 0,48m, đặc biệt thấp nhất là 0,23m.
Xí nghiệp Xếp dỡ Vật Cách bắt đầu được xây dựng từ năm 1968, ban đầu
chỉ là những bến cảng thuộc dạng mố cầu có diện tích mặt bến (8,0x8,0) m. Xí

Trang 4


nghiệp xếp dỡ Vật Cách là một thành viên của Cảng Hải Phòng, nằm cách xa
trung tâm cảng, vì vậy trong công cuộc đổi mới gặp rất nhiều khó khăn. Xí
nghiệp có 5 mố cầu, lúc đầu chỉ có một lượng phương tiện rất thô sơ và lạc hậu,
lao động thủ công làm than, làm các loại hàng rời là chủ yếu. Do tình hình của
đất nước ngày càng có nhu cầu cao hơn về xếp dỡ các mặt hàng tại Xí nghiệp,
cùng với sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong
toàn xí nghiệp. Xí nghiệp đã cơ cấu lại tổ chức và có biện pháp đổi mới, mua
sắm thêm các thiết bị để đáp ứng với yêu cầu của chủ hàng và phục vụ đất nước.
Từ đó đáp ứng nhu cầu của thị trường, chủ hàng, nâng cao đời sống cho cán bộ
công nhân viên trong toàn xí nghiệp, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước
ngày một cao hơn. Trong công cuộc đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc những năm
1968 - 1975 Xí nghiệp cũng là nơi trung chuyển vũ khí chiến lược, lương thực
phục vụ chi viện giải phóng Miền Nam thống nhất Tổ quốc, góp phần xây dựng
chủ nghĩa xã hội.
3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cùng với sự phát triển củaBAN
nền KIỂM
kinh tế,
SOÁT
Công ty cổ phần Cảng Vật Cách luôn quan tâm đến việc kiện toàn bộ máy quản
lý sao cho phù hợp với năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty. Bộ máy quản
lý của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng từ Giám đốc
Công ty đến các phòng, phân xưởng, đội. Qua đó chức năng quản lý được
chuyên môn hóa, tận dụng được năng lực của các cán bộ chuyên viên đầu ngành
trong từng lĩnh vực. Các quyết định của bộ phận chức năng chỉ có ý nghĩa về
mặt hành chính đối với các bộ phận trực tuyến khi đã thông qua người lãnh đạo

cao nhất hay được người lãnh đạo cao nhất ủy quyền. Các phân xưởng bố trí
thực hiện nhiệm vụ sản xuất từ trên đưa xuống đảm bảo chất lượng được giao.

Trang 5


a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

GIÁM ĐỐC
PGĐ KHAI THÁC

PGĐ KỸ THUẬT

Phòng
Kỹ
thuật
An
toàn

Phòng
Công
trình

PGĐ KHAI THÁC

Phòng
Điều

độ

Kho
hàn
g

Phòng
Bảo
vệ

PGĐ NỘI CHÍNH

Phòng
kế
hoạch
kinh
doanh

Phòng
Tổng
hợp

Phòng
Tài
chính
Kế
toán

(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Vật Cách)
b. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý Công ty

Hội đồng quản trị (5 người): là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, do
đại hội đồng cổ đông bầu và bãi nhiệm, miễn nhiệm. Hội đồng quản trị có toàn
quyền nhân danh công ty trước pháp luật để quyết định mọi vấn đề quan trọng
liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát (3 người): kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động
quản lý của hoạt động điều hành kinh doanh của Giám đốc trong ghi chép sổ kế
toán và báo cáo tài chính. Kiểm soát, giám sát Giám đốc điều hành trong việc
chấp hành Điều lệ và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
Chủ tịch hội đồng quản trị: là người chịu trách nhiệm trước tập thể lãnh
đạo Công ty về kế hoạch, mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh và điều
hành, kiểm tra các hoạt động của Công ty.

Trang 6


Giám đốc điều hành: Giám đốc là người đứng đầu Công ty chịu trách
nhiệm trước Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam và Nhà nước về mọi hoạt động
kinh doanh của Công ty. Là người chịu trách nhiệm trước tập thể lãnh đạo Công
ty về kế hoạch, mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh và điều hành, kiểm tra
các hoạt động của Công ty.
Phó Giám đốc (3 người): Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miền nhiệm, chịu
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc quản lý và điều
hành hoạt động của Công ty. Các Phó giám đốc Công ty là người giúp việc cho
giám đốc, được giám đốc ủy quyền hoặc chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực
quản lý chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc về phần việc được
phân công.
Phó giám đốc nội chính: giúp Giám đốc phụ trách công tác nội chính, trực
tiếp phụ trách các mặt về hành chính đời sống và các chế độ chính sách. Phụ
trách công tác tiền lương, y tế, bảo vệ, tự vệ, công tác tuyên truyền thi đua và

hội đồng khen thưởng kỷ luật.
Phó giám đốc khai thác: giúp Giám đốc phụ trách công tác khai thác ở
trong cầu tàu và khu chuyển tải. Trực tiếp phụ trách trực ban, các đội xếp dỡ và
các đơn vị kho bãi. Cân đối công việc trong sản xuất và hàng hóa vào các kho
bãi của Công ty.
Phó giám đốc kỹ thuật: giúp Giám đốc phụ trách công tác kỹ thuật, công
trình, an toàn lao động, sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Trực tiếp phụ trách Đội Cơ
giới, Phòng Khoa học kỹ thuật, phòng công trình. Tổ chức quản lý sử dụng, sửa
chữa trang thiết bị kỹ thuật, sử dụng điện năng, nhiên liệu.
Phòng Tổng hợp: Tham mưu cho Giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý
công ty. Đề xuất đào tạo cán trước mắt và lâu dài, xây dựng kế hoạch tiền lương,
nâng cấp bậc cho cán bộ công nhân viên. Xây dựng kế hoạch nhân lực đào tạo
ngắn hạn và dài hạn cho công ty. Điều hành quản lý hệ thống văn bản, tài liệu
toàn Công ty và lưu giữ văn bản tài liệu. Đề xuất các phương án, trang thiết bị
các phương tiện làm việc của các phòng, kho hàng, xưởng.
Phòng Tài chính - kế toán: có nhiệm vụ hạch toán thống kê các hoạt động
sản xuất kinh doanh theo quy định của Nhà nước. Tham mưu, giúp việc cho
Giám đốc để thực hiện nghiêm túc các quy định tài chính của Chính phủ. Phân
tích các hoạt động sản xuất kinh doanh, thường xuyên cung cấp tình hình tài
chính, ngồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn. Lập các kế hoạch về vốn và tạo vốn cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý ngồn thu chi và tình hình sử dụng
Trang 7


các loại tài sản trong Công ty, hạch toán các nguồn thu chi, lỗ lãi, lập báo cáo tài
chính vào cuối kỳ.
Phòng Kỹ thuật - An toàn: giúp cho giám đốc về việc đầu tư thiết bị mới,
công nghệ mới, nguyên vật liệu mới, an toàn lao động. Quan hệ với các bạn
hàng lựa chọn đầu tư thiết bị công nghệ, nguyên liệu, giữ cho sản xuất của công
ty ổn định và có hiệu quả. Kiểm tra theo dõi sự ổn định sản xuất của toàn Công

ty. Lập kế hoạch sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện, thiết bị nâng hạ, vận
chuyển của Công ty.
Phòng Công trình: tham mưu cho giám đốc thực hiện việc quản lý về xây
dựng cơ bản, bảo vệ các công trình trong nội bộ của Công ty.
Phòng Bảo vệ: có nhiệm vụ chỉ đạo bao quát toàn công tác an ninh trật tự
trong toàn công ty. Đề xuất phương án bảo vệ kết hợp với lực lượng bảo vệ hàng
hóa, có biện pháp tích cực về công tác phòng cháy chữa cháy, xây dựng nội quy
ra vào cảng.
Kho hàng: Quản lý diện tích kho, bãi để hàng để tiếp nhận, sắp xếp hàng
hóa đúng quy định, an toàn, chính xác. Giao đúng, đủ cho chủ hàng theo đúng
nguyên tắc, thủ tục hiện hành trong phạm vi kho bãi đơn vị mình quản lý.
4. Sơ lược hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty cổ phần Cảng Vật Cách kinh doanh nhiều ngành nghề nhưng hiện
nay công ty tập trung vào việc có nguồn thu cao, chủ yếu là các lĩnh vực sau:
- Ký hợp đồng xếp dỡ, giao nhận bảo quản lưu kho hàng hóa với chủ hàng.
- Phụ trách xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, nhận chuyển và giao hàng hóa cho
chủ hàng và cho các tàu được chủ hàng ủy nhiệm vận chuyển.
- Dẫn dắt các tàu ra vào cảng và cung cấp các nguyên vận liệu cần thiết cho
tàu (dầu, mỡ, than, củi ...).
- Xây dựng, sửa chữa, duy tu các công trình thuộc phạm vi cảng đảm bảo
cho tàu và phương tiện vận tải đi lại thuận tiện an toàn (xây dựng cầu tàu, nhà
xưởng, đường giao thông nội bộ, nạo vét thủy diện trước bến).
- Giao hàng xuất khẩu cho phương tiện vận tải và nhận hàng nhập khẩu từ
phương tiện vận tải nếu được ủy quyền.
- Kế toán việc giao nhận hàng hóa nhập khẩu và lập các chứng từ cần thiết,
tiến hành xếp dỡ vận chuyển bảo quản lưu kho hàng hóa.
5. Cơ sở vật chất của Công ty

Trang 8



Hệ thống cầu tàu: L = 848 m (dùng cho sà lan và tàu có trọng tải từ 2.000
đến 3.000 DWT cập bến)

Trang 9


Hệ thống cầu tàu:
Chiều dài

Tên/số cầu tàu

(m)

Độ sâu
trước bến

Loại tàu/hàng
(DWT)

(m – Hệ hải đồ)

Cầu tàu số 1

61

- 4,50

2.000-3.000 bách hóa


Cầu tàu số 2

96

- 4,50

2.000-3.000 bách hóa

Cầu tàu số 3

96

- 4,50

3.000

Cầu tàu số 4+5

125

- 4,00

2.000 bách hóa + lỏng

Cầu tàu số 6

106

- 4,50


3.000

bách hóa
bách hóa

(Nguồn: Công ty cổ phần cảng Vật Cách)
Kho bãi:
Tổng diện tích mặt bằng
: 210.000 m2
Kho kín
: 18.000 m2
Bãi
: 130.000 m2
(Nguồn: Công ty cổ phần cảng Vật Cách)
Thiết bị khai thác:
Loại, kiểu

Số lượng

Sức nâng/tải/công suất

Cần trục chân đế

06

5-36 MT

Cần trục bánh lốp

07


5-36 MT

Xe nâng hàng

04

4-7 MT

Phương tiện vận chuyển

08

5-16 MT

(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Vật Cách)
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, chủ hàng, thời gian gần đây Hội đồng
quản trị công ty tiếp tục đầu tư mở rộng cầu, mua sắm thêm một số thiết bị xếp
dỡ, duy tu nạo vét luồng, nâng cấp sửa chữa bến bãi. Ngoài ra công ty còn chú
trọng tới vấn đề đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công
nhân viên. Việc đầu tư này nhằm mục đích thu hút nhiều chủ hàng, nâng cao
năng suất xếp dỡ, đảm bảo chất lượng hàng hóa, cải thiện điều kiện việc làm,
nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.

Trang 10


II. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty
1. Đặc điểm về tổng nguồn vốn và cơ cấu vốn

Vốn là một nhân tố quan trọng của công ty, tổng nguồn vốn cũng như cơ
cấu nguồn vốn cũng đều ảnh hưởng đến quy mô, hoạt động kinh doanh của công
ty. Để biết được nguồn lực, năng lực tài chính của Công ty phải phân tích dựa
vào các chỉ tiêu khác nhau.
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần Cảng Vật Cách tại
ngày 31/12 từ năm 2008 đến năm 2010
đơn vị: nghìn đồng
Năm

2008

2009

2010

Chỉ tiêu
A. Tổng tài sản

2008 - 2009
CL

2009 - 2010
%

CL

%

34.870.816


36.597.100

36.316.270

1.726.284

4,95

-280.830

-0,77

I. Tài sản ngắn hạn

6.854.798

7.447.487

7.859.817

592.689

19,65

412.330

5,54

1. Tiền và
tương đương tiền


3.016.901

3.249.293

3.152.569

232.392

7,70

-96.742

-2,98

2. Khoản phải thu

2.843.075

3.267.748

3.775.435

424.673

14,94

507.687

15,54


994.823

930.446

931.813

-64.377

-6,47

1.367

0,15

II. Tài sản cố định

28.016.018

29.149.613

28.456.453

1.133.595

4,05

-693.160

-2,38


B. Tổng Nguồn vốn

34.870.816

36.597.100

36.316.270

1.726.284

4,95

-280.830

-0,77

I. Nợ phải trả

5.676.762

5.675.926

5.773.015

-836

-0,015

97.089


1,71

1. Nợ ngắn hạn

5.241.156

5.262.613

5.277.768

21.457

0,41

15.155

0,28

435.606

413.313

495.247

-22.293

-5,12

81.934


19,82

29.194.054
12.000.00
0
17.194.05
4

30.921.174

30.543.255

1.727.120

5,92

-377.919

-1,22

12.000.000

12.000.000

0

18.921.174

18.543.255


1.727.120

3. Tài sản
Ngắn hạn khác

2. Nợ dài hạn
II. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn góp
2. Lợi nhuận giữ lại

(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Vật Cách)

Trang 11

0
10,04

-377.919

-2,0


Bảng 2: Kết cấu tài chính của Công ty cổ phần Cảng Vật Cách
Đơn vị: nghìn đồng
Năm

2008

2009


Giá trị

Tỷ
trọng
(%)

Tổng tài sản

34.870.816

TS lưu động

2010

Giá trị

Tỷ
trọng
(%)

Giá trị

Tỷ
trọng
(%)

100

36.597.100


100

36.316.270

100

6.854.798

19,66

7.447.487

20,35

7.859.817

21,64

TS cố định

28.016.018

80,34

29.419.613

79,65

28.456.453


78,36

Tổng nguồn vốn

34.870.816

100

36.597.100

100

36.316.270

100

Nguồn vốn

Vốn vay
Vốn chủ sở hữu

5.676.762

16,28

5.675.926

15,51


5.773.015

15,90

29.194.054

83,72

30.921.174

84,49

30.543.255

84,10

(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Vật Cách)

Trang 12


Trang 13


a. Đặc điểm về tổng nguồn vốn
Từ bảng cân đối kế toán của Công ty trong 3 năm 2008-2010 chúng ta thấy,
năm 2009 là năm hoạt động khởi sắc của công ty. Năm 2008 tổng nguồn vốn của
Công ty chỉ đạt 34.870.816.000 đồng, đến năm 2009 nền kinh tế dần phục hồi
sau cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhu cầu về hàng hóa thông qua cảng tăng đột
biến, những mặt hàng mang lại doanh thu cao đã tạo một năm kinh doanh thực

sự khởi sắc, nguồn vốn của năm 2009 là 36.597.100.000 đồng (tăng 4,95% so
với năm 2008). Đến năm 2010, lại là một năm khó khăn cho cảng Vật Cách do
có sự thay đổi về mặt nhân sự trong ban lãnh đạo công ty, lượng hàng thông qua
cảng bị giảm, lượng hàng thông qua cảng là những mặt hàng ít mang lại doanh
thu cho Công ty, nguồn vốn chỉ đạt 36.316.270.000 đồng (giảm 0,77% so với
năm 2009).
Tổng nguồn vốn trong các năm có thay đổi theo từng năm, năm 2009 tăng
4,95% so với năm 2008 và năm 2010 giảm 1,22% so với năm 2009. Nguồn vốn
dài hạn luôn lớn hơn Tài sản cố định chứng tỏ Nguồn vốn dài hạn luôn đủ để
đầu tư vào Tài sản cố định cho công ty. Việc đầu tư này sẽ đảm bảo cho công ty
ổn định, phát triển bền vững, tránh được những rủi ro khi không phải dùng vốn
ngắn hạn để đầu tư tài sản cố đinh, luôn có lượng tiền để thanh toán những
khoản nợ ngắn hạn.
Lượng vốn chủ sở hữu cũng không có thay đổi nhiều qua các năm trong
khoảng từ 83 - 84% tổng nguồn vốn, vốn vay chiếm khoảng 16 - 17% tổng
nguồn vốn. Về nguồn vốn ta thấy công ty đã làm khá tốt do không phải sử dụng
nhiều đến vốn vay, không phải chi trả nhiều cho chi phí lãi vay.
b. Đặc điểm về tài sản
Tỷ trọng vốn lưu động chiếm trung bình 20,55 % và ổn định qua các năm,
Tài sản cố định chiếm trung bình 79,45% cho thấy công ty đầu tư lớn vào tài sản
cố định. Việc đầu tư này là hướng đúng cho mục tiêu phát triển lâu dài của công
ty khi mà cơ sở hạ tầng và thiết bị của Công ty đã bị cũ kỹ và lạc hậu. Nhưng
trong giai đoạn này, tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước biến động và
gặp rất nhiều khó khăn, việc đầu tư nhiều vào tài sản cũng không hẳn là tốt, nên
tăng vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh.
Trong những năm này, vốn lưu động tăng nhưng chủ yếu là các khoản phải
thu của khách hàng tăng nhiều còn tiền mặt thì tăng ít hoặc bị giảm đi. Năm
Trang 14



2009, tài sản lưu động tăng 19,65% nhưng tiền mặt chỉ tăng 7,70% còn các
khoản phải thu của khách hàng tăng 14,94%. Năm 2010, tài sản lưu động tăng
5,54% nhưng tiền mặt giảm 2,98% còn các khoản phải thu của khách hàng tăng
15,54%. Nhìn vào những chỉ tiêu trên ta thấy tình trạng chủ hàng nợ tiền của
công ty ngày càng tăng, công ty nên có biện pháp thu hồi công nợ để tránh tình
trạng công ty sẽ bị thiếu vốn bằng tiền cho hoạt động kinh doanh cũng như chi
trả cho các khoản vay đến hạn do lượng vốn chiếm dụng ngày càng nhiều.
2. Đặc điểm về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu để tạo nên sự thành công của
công ty, dù có hiện đại hóa, áp dụng thành tựu khoa học tiên tiến đến đâu thì
cũng vẫn cần phải cần đến yếu tố con người. Công ty hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh dịch vụ bốc xếp hàng hóa là chủ yếu nên công ty rất chú trọng đến
đội ngũ công nhân viên cả về số lượng và chất lượng. Nhân viên quản lý phải có
trình độ chuyên môn tốt, thái độ phục vụ khách hàng nhã nhặn, nhiệt tình. Khẩu
hiệu của công ty trong những năm qua: “công ty là nhà, khách hàng là thượng
đế” đã tạo thành nét văn hóa công sở riêng của công ty. Đặc biệt là đội ngũ công
nhân bốc xếp có độ tuổi lao động trẻ hóa, chuyên môn được đào tạo bài bản,
chính quy, đạo đức nghề nghiệp tốt như không ăn cắp hàng của chủ hàng, không
uống rượu trong giờ làm, không đánh nhau, không vòi vĩnh mè nheo chủ hàng,
làm việc nhiệt tình, hăng say đảm bảo giải phóng tàu nhanh chóng ... là những
nét văn hóa riêng của công ty cổ phần Cảng Vật Cách đã và đang xây dựng.
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Đơn vị: người
Năm
Độ tuổi

2008
Tỷ trọng
Số người
(%)


2009
Tỷ trọng
Số người
(%)

2010
Tỷ trọng
Số người
(%)

Dưới 35

225

63,75

280

70,00

330

71,74

Trên 35

145

36,25


150

23,75

130

28,26

Tổng

400

430

460

(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Vật Cách)
Bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi của công ty cho thấy, công ty hoạt động
kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ bốc xếp nên người lao động trong
công ty chủ yếu là lao động trẻ, chiếm trên 60% tổng số lao động. Tổng số
Trang 15


lượng công nhân viên trong công ty tăng lên qua các năm, trong đó lực lượng
lao động trẻ cũng tăng theo các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Cụ thể,
năm 2009 số người lao động dưới 35 tuổi tăng 19,64% so với năm 2008 trong
khi tổng số người lao động chỉ tăng 6,98%; năm 2010 số người lao động dưới 35
tuổi tăng 15,15% trong khi tổng số người lao động tăng 6,52%.
Bảng 4: Cơ cấu lao động theo trình độ

Đơn vị: người
Năm
Trình độ

Năm 2008
Số
Tỷ trọng
người
(%)

Năm 2009
Số
Tỷ trọng
người
(%)

Năm 2010
Số
Tỷ trọng
người
(%)

Đại học

60

15,00

65


15,11

70

15,22

Cao đẳng
Công nhân
Kỹ thuật
Công nhân
Bốc xếp

20

5,00

30

6,98

30

6,52

120

30,00

105


24,42

125

27,17

200

50,00

230

53,49

235

51,09

Tổng

400

430

(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Vật Cách)

Trang 16

460



Từ bảng cơ cấu lao động theo trình độ trên ta thấy do công ty kinh doanh
ngành dịch vụ bốc xếp nên lượng công nhân bốc xếp đông chiếm 50% trở lên,
công nhân kỹ thuật chiếm 25%. Số lượng người lao động có bằng đại học chủ
yếu là cán bộ quản lý, đặc biệt là khối văn phòng chiếm 100%. Qua các năm,
tổng số người lao động tăng lên nhưng chủ yếu là công nhân bốc xếp. Trên thực
tế những năm vừa qua, số lượng công nhân bốc xếp tuyển rất khó khăn, do đặc
thù công việc của công ty nên số người lao động cao tuổi dần nghỉ, công ty
tuyển bổ sung thêm lực lượng lao động trẻ để phù hợp với tính chất công việc.
Với chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty, nhân viên
quản lý luôn được học các khóa đào tạo ngắn hạn về chuyên ngành của mình để
bổ sung thêm kiến thức, phù hợp với các chính sách mới để làm việc. Việc đầu
tư phát triển năng lực đội ngũ công nhân viên tuy tốn kém kinh phí nhưng là cần
thiết để người quản lý có thêm kiến thức, vận dụng vào công việc để nâng cao
hiệu quả công việc.
3. Đặc điểm về sản phẩm
Công ty cung cấp chủ yếu là dịch vụ bốc xếp hàng hóa, doanh thu của các
loại hình sản phẩm dịch vụ qua bảng thống kê và biểu đồ sau:
Bảng 5. Doanh thu các loại hình dịch vụ của công ty
Đơn vị: nghìn đồng
Năm
SP dịch vụ

2008
Doanh
thu

Bốc xếp

28.688.02

6

Cầu bến
Lưu kho
Cước cân
Cước giao nhận
Tổng

2009
Tỷ
trọng
(%)

Doanh
Thu

2010
Tỷ
trọng
(%)

Doanh
thu

Tỷ
trọng
(%)

79,85


33.643.34
8

76,88

821.500

2,29

859.467

1,96

5.728.144

15,93

8.588.646

19,63

652.433

1,81

481.013

1,10

793.731


1,84

45.424

0,12

187.875

0,43

269.014

0,62

100 43.096.058

100

35.926.527

100 43.760.349

Trang 17

34.812.81
2 80,78
943.002

2,19


6.277.479 14,57


Trang 18


Từ bảng doanh thu các loại hình thức kinh doanh của công ty và biểu đồ cơ
cấu doanh thu của Công ty ta thấy doanh thu bốc xếp là nguồn thu chính của
công ty. Do đó công ty luôn chú trọng phát triển lực lượng công nhân bốc xếp.
Còn các ngành dịch vụ khác là phụ trợ cho ngành dịch vụ bốc xếp nhưng cũng
không thể không coi trọng vì nó góp phần phát triển công ty ngày càng hoàn
thiện hơn, cung cấp cho khách hàng nhanh chóng, thuận lợi, tăng khả năng hàng
hóa thông qua cảng.
4. Đặc điểm về thị trường
Công ty cổ phần Cảng Vật Cách là công ty mới được cổ phần từ doanh
nghiệp nhà nước nên những ngày đầu gặp rất nhiều khó khăn cả về cơ cở vật
chất, nguồn hàng và con người lao động.
Trước khi cổ phần, công ty bị phụ thuộc nguồn hàng từ trên Cảng Hải
Phòng nên khi ra cổ phần hóa, công ty cũng gặp khó khăn trong khâu tiếp thị tới
khách hàng, bị thụ động vào khách hàng. Đặc điểm về thị trường của ngành khai
thác dịch vụ bốc xếp là phụ thuộc phần lớn vào khách hàng, không chủ động tìm
kiếm được. Do đó việc nắm bắt được nguồn hàng và phát triển thị trường là
khâu rất quan trọng để thu hút chủ hàng.
Để nắm bắt rõ được tình hình khai thác của cảng, để thấy được những mặt
hàng chủ đạo thông qua cảng, từ đó có những chính sách, hướng tập trung vào
để khai thác, nhìn nhận đâu là thị phần cần quan tâm phát triển của Công ty.
Trang 19



Bảng 6. Tổng sản lượng thông qua cảng
Đơn vị: tấn
Năm

Năm 2008
Sản
lượng

Hình thức

Năm 2009

Tỷ
trọng
(%)

Sản
lượng

Tỷ
trọng
(%)

Năm 2010
Sản
lượng

Tỷ
trọng
(%)


Nhập khẩu

10.135

0,67

61.886

4,68

17.166

1,35

Xuất khẩu

1.032

0,07

3.049

0,23

2.641

0,21

1.489.480


99,26 1.258.438

95,09

1.248.178

98,44

1.500.647

1.323.373

Nội địa
Tổng

1.267.985

(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Vật Cách)
Bảng 7. Các mặt hàng nội địa chủ yếu thông qua cảng
Đơn vị: tấn
Năm
Tên hàng

Năm 2008
Lượng
hàng
(tấn)

Năm 2009


Tỷ
trọng
(%)

Lượng
hàng
(tấn)

Năm 2010

Tỷ
trọng
(%)

Lượng
hàng
(tấn)

Tỷ
trọng
(%)

Nông sản

154.422

10,29

164.111


13,04

350.800

28,11

Phân bón

487.946

32,52

267.208

21,23

277.334

22,22

Sắt thép các loại

213.689

14,24

102.755

8,16


151.047

12,10

Xi măng

316.406

21,08

467.967

37,19

160.368

12,85

39.851

2,66

25.742

2,05

96.252

7,71


137.079

9,13

168.420

13,38

104.949

8,41

Cát các loại

20.114

1,34

19.612

1,56

21.029

1,68

Hàng khác

131.140


8,74

42.623

3,39

86.399

6,92

Tổng

1.500.647

Muối
Quặng các loại

1.258.438

(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Vật Cách)

Trang 20

1.248.178


Biểu đồ cơ cấu các mặt hàng nội địa thông qua cảng năm 2008

Biểu đồ cơ cấu các mặt hàng nội địa thông qua cảng năm 2009


Trang 21


Biểu đồ cơ cấu các mặt hàng nội địa thông qua cảng năm 2010

Nhìn vào số liệu hàng hóa thông qua cảng và các mặt hàng chủ yếu thông
qua cảng từ năm 2008 đến năm 2010 cho ta thấy, hàng hóa thông qua Cảng Vật
Cách chủ yếu là hàng nội địa, còn hàng xuất ra nước ngoài và nhập từ nước
ngoài vào trong nước là không đáng kể. Các mặt hàng khai thác chủ yếu là hàng
bách hóa, đặc biệt là hàng rời, không có hàng container. Điều này được lý giải
do vị trí địa lý của cảng nằm sâu trong nội địa nên bị hạn chế về chiều sâu luồng
vào cảng, quãng đường vận chuyển xa làm tăng cước vận chuyển. Ngoài ra,
cảng còn bị ảnh hưởng độ cao tĩnh không của cầu Bính (Hải Phòng) nên cảng
chỉ tiếp nhận được tàu có tải trọng đến 3.000 DWT. Khai thác hàng bách hóa là
mặt hàng có doanh thu thấp và chi phí cho nhân công rất lớn.
Các mặt hàng thông qua cảng chủ yếu là hàng bách hóa, không có hàng
container do phân khúc thị trường của Cảng Vật Cách nằm trên khu vực bến
cảng trên sông Cấm, bị hạn chế phát triển, chỉ khai thác cho tàu hàng bách hóa
có tải trọng đến 10.000 DWT. Các khu vực được phát triển để tiếp nhận hàng
container là khu vực cảng nước sâu như: Khu bến cảng Lạch Huyện tiếp nhận
tàu container tới 100.000 DWT, khu bến Cảng Đình Vũ tiếp nhận tàu container
đến 20.000 DWT không đầy tải.
Trang 22


Tại khu vực bến cảng trên sông Cấm có một số cảng cũng kinh doanh dịch
vụ khai thác cảng như của Cảng Vật Cách, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt cả về
giá. Xí nghiệp Xếp dỡ Hoàng Diệu thuộc Công ty TNHH một thành viên Cảng
Hải Phòng có ngành nghề kinh doanh giống Cảng Vật Cách nhưng thiết bị xếp

dỡ quy mô và hiện đại hơn, có vị trí địa lý thuận lợi do nằm gần trung tâm.
Hiện nay, dọc đường năm cũ có rất nhiều công ty xin giấy phép kinh doanh
cảng, khai thác dịch vụ bốc xếp như Cảng Nam Ninh, Cảng Vinashin, Cảng
Sông Đà ..., đặc biệt có một số cảng cóc mọc lên, có vị trí nằm liền kề với Cảng
Vật Cách. Do đó, công ty trong những năm qua gặp rất nhiều khó khăn do phải
chia sẻ thị phần với các đối thủ cạnh tranh.
Để khắc phục được những khó khăn trên, công ty tận dụng thế mạnh của
mình để thu hút khách hàng. Với chiều dài tuyến bến và diện tích kho bãi rộng,
phương tiện xếp dỡ phù hợp, con người lao động có tính chuyên nghiệp cao đã
góp phần giúp cho công ty cạnh tranh tốt hơn, lấy được lòng tin của khách hàng.
Công ty đã chú trọng rất nhiều đến khâu thị trường nhằm giữ được mối quan hệ
tốt với các chủ hàng truyền thống và tạo mối quan hệ với khách hàng khác.

Trang 23


PHẦN II. THỰC TRẠNG CỦA XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
Phân tích SWOT là công cụ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra
quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như kinh doanh. Sau khi phân tích
các yếu tố của môi trường vĩ mô và môi trường ngành kinh doanh, doanh nghiệp
thường xác định rõ những cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài, những
điểm mạnh và điểm yếu từ bên trong nội bộ doanh nghiệp để làm căn cứ cân
nhắc và xây dựng các định hướng và phương án chiến lược. Đây là kỹ thuật
phân tích được sử dụng nhiều vì nó không quá phức tạp nhưng đem lại hiệu quả
cao. Phương pháp này là khung lý thuyết có thể giúp nhà quản trị xét duyệt lại
các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi cho doanh nghiệp. Ngày nay
đã có nhiều doanh nghiệp vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh
doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường.
Chuyên đề này dùng mô hình SWOT để hình thành chiến lược kinh doanh tầm

nhìn đến năm 2020 của Công ty cổ phần Cảng Vật Cách.
I. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ đối với công ty trong
hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tới
1. Điểm mạnh
1.1. Thương hiệu
Công ty cổ phần Cảng Vật Cách tách ra từ Cảng Hải Phòng đến năm 2012
là 9 năm. Hiện nay, Công ty cổ phần Cảng Vật Cách hoạt động là thành viên của
Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, là một tổng công ty có uy tín, phát triển bậc
nhất trong ngành hàng hải Việt Nam. Ngoài ra, Công ty được kế thừa những
truyền thống lâu đời của Cảng Hải Phòng nên Công ty luôn tạo được phong cách
làm việc chuyên nghiệp, tạo được lòng tin từ phía chủ hàng và khách hàng.
Thương hiệu của Công ty cổ phần Cảng Vật Cách đang tiếp tục được xây dựng
và phát triển trong những năm sau cổ phần.
1.2. Vị trí địa lý
Công ty nằm cách xa trung tâm thành phố 10 km về phía đường đi thành
phố Hà Nội và Thành phố Quảng Ninh giao thông rất thuận tiện. Đường giao
thông đạt tiêu chuẩn quốc lộ đáp ứng nhu cầu đi lại của tất cả các phương tiện
phục vụ khai thác cảng.
Với vị trí xa trung tâm thành phố, dân cư xung quanh công ty thưa, tập
trung nhiều các nhà máy lớn, gần cửa ngõ giao thông đi Hà Nội, Hải Dương,
Trang 24


Quảng Ninh và đi biên giới phía Bắc nên khi hàng hóa từ cảng đi các nơi rất
thuận tiện, giảm được kinh phí và thời gian vận chuyển.
Tại khu vực này có rất nhiều công ty được mở ra để phục vụ, hỗ trợ cho
khai thác cảng như sửa chữa phương tiện thủy, bộ, dịch vụ bốc xếp hàng hóa, có
nhiều đội xe và đội tàu chuyên phục vụ với giá cả cạnh tranh. Từ đó tạo ra
ngành dịch vụ khép kín, thuận tiện, tạo sức hấp dẫn các bạn hàng tìm đến Công
ty cổ phần Cảng Vật Cách ký kết các hợp đồng kinh tế.

1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Công ty có diện tích sử dụng hơn 17 ha, có chiều dài tuyến bến lên tới gần
1.000 m có thể tiếp nhận được tàu 3.000 DWT đầy tải. Luông vào cảng luôn
được nạo vét hàng năm nên đảm bảo được độ sâu trước bến. Đường giao thông
nội bộ cảng được quy hoạch thuận tiện cho giao thông và làm hàng trong cảng.
Cảng có hệ thống kho, bãi chứa hàng tiền phương và hậu phương liên hoàn cùng
với hệ thống chiếu sáng hỗ trợ cho việc khai thác và bảo vệ hàng hóa.
Công ty còn tận dụng được tuyến đường sắt được đặt trong cảng, được
chạy thẳng vào cầu tàu. Tận dụng được cước vận chuyển bằng đường tàu hỏa
thấp hơn vận chuyển bằng đường bộ, thu hút được rất nhiều hàng hóa thông qua
cảng từ tuyến giao thông đường sắt này.
Trong tương lai tầm nhìn đến năm 2020, Công ty vẫn còn nhiều quỹ đất để
phát triển thêm một số ngành nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty,
tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
Công ty có một khu nhà điều hành xây độc lập, hiện đại có vị trí nằm ngay
trong khu vực khai thác cho cán bộ điều hành làm việc. Ở đây được trang bị đầy
đủ các thiết bị văn phòng tạo điều kiện và môi trường làm việc văn minh lịch sự.
1.4. Thiết bị xếp dỡ
Công ty trang bị những thiết bị, máy xếp dỡ phù hợp với công việc khai
thác hàng là thế mạnh của cảng như: hàng rời, hàng bao, hàng sắt thép ... Đây là
những thiết bị thân thiện với người sử dụng, dễ khai thác, đặc biệt khi bị hỏng
cần sửa chữa thì vật tư đều có sẵn trên thị trường.
1.5. Nguồn nhân lực
Được thừa hưởng đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề cao, có kinh
nghiệm làm việc chuyên nghiệp trong khai thác cảng nhiều năm. Hàng năm luôn
có sự tuyển dụng, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên để phù hợp
với từng ngành nghề khai thác của công ty.
Trang 25



×