MỤC LỤC
A. ĐỀ BÀI................................................................................................................1
B. GIẢI QUYẾT.....................................................................................................1
Câu 1: Quyền của người khuyết tật khi tham gia các chương trình giáo dục phổ
thông..........................................................................................................................1
Câu 2: Bình luận về quy trình xác nhận mức độ quyết tật do Hội đồng giám
định mức độ khuyết tật cấp xã thực hiện.................................................................5
C. KẾT LUẬN.........................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................10
1
A. ĐỀ BÀI
Câu 1:
Quyền của người khuyết tật khi tham gia các chương trình giáo dục
phổ thông.
Câu 2:
Bình luận về quy trình xác nhận mức độ khuyết tật do Hội đồng giám
định mức độ khuyết tật cấp xã thực hiện.
B. GIẢI QUYẾT
Câu 1: Quyền của người khuyết tật khi tham gia các chương trình giáo
dục phổ thông.
Cũng giống như những người bình thường, người khuyết tật cũng là
một con người vì thế họ cũng có những quyền cơ bản như bao người khác.
Điều 39 Hiến pháp năm 2013 có quy định: “Công dân có quyền và nghĩa vụ
học tập”. Như vậy học tập vừa là quyền cũng đồng thời là nghĩa vụ của công
dân, đối với người khuyết tật họ cũng có quyền học tập, tham gia vào các
chương trình giáo dục như những công dân khác. Pháp luật hiện hành có
những quy định riêng dành cho người khuyết tật khi tham gia các chương
trình giáo dục phổ thông.
Luật Người khuyết tật dành một chương quy định về giáo dục đối với
người khuyết tật, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm của nhà nước trong việc
bảo đảm hòa nhập của người khuyết tật trong giáo dục người khuyết tật.
Ngoài ra còn có nhiều văn bản luật khác cũng có những quy định liên quan
đến giáo dục trẻ em khuyết tật. Chương trình giáo dục phổ thông là chương
trình giáo dục bắt buộc đối với mọi người do đó pháp luật có những quy định
cụ thể về quyền của người khuyết tật khi tham gia vào chương trình giáo dục
phổ thông như:
Thứ nhất, ưu tiên trong nhập học. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 2 Thông tư
liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC có quy định người
1
khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 3 tuổi.
Quy định này là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ khi sinh ra người khuyết tật đã có
những bất lợi hơn so với người bình thường như: khả năng nhận thức kém
đối với người khuyết tật trí tuệ, khó khăn trong việc đi lại với người khuyết
tật vận động,… Do đó so với những người bình thường thì người khuyết tật
sẽ có những khó khăn nhất định nên quy định độ tuổi nhập học cao hơn hơn
so với người bình thường 3 tuổi là phù hợp.
Thứ hai, được ưu tiên trong tuyển sinh. Người khuyết tật được hưởng
chế độ tuyển thẳng vào trung học phổ thông như đối với học sinh phổ thông
dân tộc nội trú và học sinh là người dân tộc ít người theo quy định tại Quy
chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ giáo
dục đào tạo ban hành. Với những người bình thường thì phải tham gia kỳ thi
vào trung học phổ thông tại các trường công lập, tuy nhiên đối với người
khuyết tật sẽ được tuyển thẳng vào trung học phổ thông. Quy định này nhằm
khuyến khích, động viên người khuyết tật giúp họ có cơ hội được học tập
trung học phổ thông.
Thứ ba, người khuyết tật được miễn giảm một số nội dung môn học,
môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục.
-Người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập học
theo chương trình giáo dục chung. Trường hợp người khuyết tật không có
khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chung, người đứng
đầu cơ sở giáo dục quyết định điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội
dung môn học hoặc một số môn học, hoạt động giáo dục cho phù hợp và
được thể hiện trong kế hoạch giáo dục cụ thể với từng cá nhân. Giáo dục hòa
nhập là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không
khuyết tật trong cơ sở giáo dục. Do chính từ yếu tố giáo dục chung với người
không khuyết tật nên sẽ có những môn học, những hoạt động người khuyết
tật khó có thể học tập chung cùng người không khuyết tật. Ví dụ: với chương
2
trình giáo dục phổ thông bình thường sẽ có môn học thể dục, đây là một môn
học đòi hỏi học sinh phải vận động nhiều, như vậy người khuyết tật vận động
sẽ rất khó khăn khi tham gia học môn học này với người không khuyết tật.
Trường hợp này, người khuyết tật có thể được miễn môn học này. Mỗi dạng
tật có những khó khăn riêng, chính vì vậy mà nội dung môn học miễn giảm
cho ngời khuyết tật sẽ được thể hiện trong giáo dục cá nhân, với mỗi người
khuyết tật sẽ có những nội dung môn học được miễn giảm khác nhau phụ
thuộc vào dạng tật của người đó. Đồng thời khi đánh giá kết quả học tập học
sinh là người khuyết tật cũng sẽ được đánh giá chung như đối với học sinh
không khuyết tật nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả. Khi đánh giá kết
quả học tập chủ yếu là động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của
người học.
-Người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt ở cơ
sở giáo dục chuyên biệt hoặc lớp chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục học
theo chương trình giáo dục chuyên biệt đã được Bộ giáo dục và đào tạo quy
định đối với từng dạng khuyết tật. Trường hợp người khuyết tật không có
khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chuyên biệt, người
đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định điều chỉnh, miễn, giảm hay thay thế một
số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục cho phù hợp và
được thể hiện trong kế hoặc giáo dục cá nhân. Giáo dục chuyên biệt là
phương thức giáo dục dành riêng cho người khuyết tật trong cơ sở giáo dục,
theo đó người khuyết tật sẽ được học cùng những người khuyết tật khác cùng
dạng tật. Đây là hình thức giáo dục dành riêng cho người khuyết tật nên phần
nào đó những người học cùng nhau cũng đã có những khiếm khuyết giống
nhau. Người khuyết tật theo học chương trình này sẽ dễ dàng tiếp cận kiến
thức cùng nhau hơn so với hình thức giáo dục hòa nhập, tuy nhiên có những
người khuyết tật không có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của chương
3
trình giáo dục thì có thể được điều chỉnh, miễn giảm, thay thế bằng nội dung
học khác sao cho phù hợp. Quy định này thể hiện rõ tính nhân văn đối với
người khuyết tật, bởi lẽ chỉ với một thay đổi nhỏ cũng giúp cho người khuyết
tật có động lực học tập để có thể hoàn thành chương trình phổ thông và có
những bước tiến xa hơn nữa.
Thứ tư, xét lên lớp và cấp bằng tốt nghiệp. Căn cứ vào kết quả học tập
các môn học, hoạt động giáo dục của người khuyết tật trong từng chương
trình giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định xác nhận hoặc cấp
bằng tốt nghiệp hoàn thành chương trình tiểu học, cấp bằng tốt nghiệp trung
học cơ sở, cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Thứ năm, chính sách về học phí. Người khuyết tật theo học tại các cơ
sở giáo cụ được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định
tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP. Theo đó người khuyết tật có khó khăn về
kinh tế sẽ được miễn học phí. Người khuyết tật mà có điều kiện về kinh tế sẽ
được giảm học phí theo quy định tại Điều 8 Nghị định này, cụ thể:
-Được giảm 70% học phí nếu theo học các nghề truyền thống và đặc
thù trong các trường văn hóa nghệ thuật công lập, ngoài công lập gồm: nhạc
công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ,…
hoặc theo học các chương trình nhã nhạc, cung đình, trèo tuống, cải lương,
múa xiếc,…
-Được giảm 50% học phí nếu người khuyết tật là con cán bộ, công
nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề
nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.
Bên cạnh đó người khuyết tật có khó khăn về kinh tế sẽ được hỗ trợ
chi phí học tập.
Những chính sách về miễn giảm học phí, chi phí học tập cho người
khuyết tật sẽ giúp giảm bớt gánh nặng về mặt kinh tế cho người khuyết tật để
họ có cơ hội được học tập và phát triển.
Thứ sáu, chính sách học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.
4
-Học bổng: người khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học tại
các cơ sở giáo dục được hưởng học bổng mỗi tháng bằng 80%mức lương cơ
sở, được cấp học bổng 9 tháng / năm học.
-Hồ trợ kinh phí để mua sắm phương tiện, đồ dùng học tập: người
khuyết tật thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo đang học tại các cơ sở giáo dục
được hỗ trợ với mức 1.000.000 đồng / người / năm học.
Đây là những quyền của người khuyết tật khi tham gia chương trình
giáo dục phổ thông. Những quyền này chủ yếu giúp người khuyết tật có
động lực học tập để có thể học xong chương trình giáo dục phổ thông mà bất
kỳ cá nhân nào cũng phải theo học.
Câu 2: Bình luận về quy trình xác nhận mức độ quyết tật do Hội
đồng giám định mức độ khuyết tật cấp xã thực hiện.
Điều 15 Luật Người khuyết tật năm 2010 trách nhiệm xác định mức
độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện. Hội đồng
giám định y khoa chỉ thực hiện xác định mức độ khuyết tật trong 3 trường
hợp:
-Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về
mức độ khuyết tật.
-Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không
đồng ý với kết luận của Họi đồng xác định mức độ khuyết tật.
-Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội
đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác.
Như vậy việc xác định mức độ khuyết tật đầu tiên vẫn phải thông qua
Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện. Hội đồng xác định mức độ
khuyết tật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là
cấp xã) thành lập. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật hay còn gọi là Hội
đồng giám định mức độ khuyết tật gồm các thành viên: Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng; Trạm trưởng trạm y tế cấp xã; công
chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội; người đứng
5
đầu hoặc cấp phó của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Đoàn
thanh niên, Hội cựu chiến binh cấp xã; người đứng đầu tổ chức của người
khuyết tật cấp xã nơi có tổ chức của người khuyết tật. Chủ tịch Hội đồng có
trách nhiệm tổ chức và chủ trì hoạt động của Hội đồng. Hội đồng làm việc
theo nguyên tắc tập thể. Cuộc họp của Hội đồng chỉ có giá trị khi có ít nhất
hai phần ba số thành viên của Hội đồng tham dự. Kết luận của Hội đồng
được thông qua bằng cách biểu quyết theo đa số, trường hợp số phiếu ngang
nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng. Kết luận của Hội
đồng được thể hiện bằng văn bản do Chủ tịch Hội đồng ký. Với thành viên
của Hội đồng giám định mức độ khuyết tật này là chưa hợp lý, bởi lẽ những
thành viên này ngoài trạm trưởng trạm y tế cấp xã ra thì những người còn lại
đều không có khả năng trong lĩnh vực y tế, mà hoạt động giám định mức độ
khuyết tật cần phải có nhiều người có khả năng y tế để có thể xác định một
cách chính xác mức độ khuyết tật. Xác định chính xác mức độ khuyết tật là
một yêu cầu vô cùng quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến giấy xác nhận khuyết
tật dẫn đến ảnh hưởng tới quyền lợi được hưởng của người khuyết tật như
các chính sách bảo trợ xã hội cho người khuyết tật.
Việc xác đinh mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ
khuyết tật được thực hiện bằng phương pháp quan sát trực tiếp người khuyết
tật, thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá
nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo các tiêu chí về y tế, xã hội và các
phương pháp đơn khác để kết luận mức độ khuyết tật đối với từng người.
Phương pháp xác định mức độ khuyết tật này chưa phản ánh đúng mức độ
khuyết tật của từng người. Bởi lẽ không thể chỉ thông qua bộ câu hỏi theo
các tiêu chí về y tế, xã hội và thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục
vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày là có thể xác định mức độ khuyết tật
được. Vì để xác định mức độ khuyết tật thì cần phải xác định chính xác khả
6
năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động (Theo Điều 4 Nghị định
số 28/2012/NĐ-CP: Hội đồng giám định y khoa kết luận một người bị suy
giảm khả năng lao động từ 81% trở lên là người khuyết tật đặc biệt nặng, suy
giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% là người khuyết tật nặng, suy giảm
khả năng lao động từ 61% trở xuống là người khuyết tật nhẹ). Mà với những
thành phần trong Hội đồng giám định này không phải ai cũng đủ tiêu chuẩn
để có thể đánh giá chính xác khả năng tự phục vụ đặc biệt là khả năng suy
giảm lao động. Hơn nữa, chỉ sử dụng bộ câu hỏi thông thường kia thì có
nhiều người khuyết tật họ mặc cảm với xã hội, họ không muốn mọi người
trong xã hội thương hại họ nên họ sẽ cố gắng làm sao để trả lời các câu hỏi ở
mức độ tự phục vụ cho mình tốt nhất; còn một số người khuyết tật biết được
chính sách bảo trợ xã hội của nhà nước nên có thể sẽ cố tình trả lời sai các
câu hỏi của Hội đồng giám định mức độ khuyết tật, nhằm để bản thân thuộc
dạng khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng. Bên cạnh đó cũng không đảm bảo
tính minh bạch, Hội đồng giám định mức độ khuyết tật là Hội đồng cấp xã
nơi người khuyết tật cư trú, nên có thể xảy ra trường hợp nếu là người nhà
hay người quen biết của thành viên trong Hội đồng giám định thì người
khuyết tật đó có thể được ưu tiên hơn như vậy sẽ thiệt cho những người
khuyết tật khác không có người quen biết.
Quy trình xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định mức độ
khuyết tật cấp xã thực hiện được thực hiện như sau:
Bước 1: khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, người khuyết tật
hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật gửi đơn đến Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.
Bước 2: Chủ tịch Ủy bản nhân dân cấp xã sẽ triệu tập Hội đồng xác
định mức độ khuyết tật, gửi thông báo về thời gian xác định mức độ khuyết
tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ trong thời hạn
30 ngày kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật.
7
Bước 3: Hội đồng xác định mức độ khuyết tật tổ chức việc xác định
mức độ khuyết tật, lập hồ sơ xác định mức độ khuyết tật và ra kết luận.
Bước 4: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết và thông báo công
khai kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận
khuyết tật trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận của Hội
đồng xác định mức độ khuyết tật.
Quy trình xác định mức độ khuyết tật này có tính chất thiên về hình
thức hơn và cũng khá lâu. Người khuyết tật cần nộp đơn để được xác định
mức độ khuyết tật, tuy nhiên không phải ai cũng có thể viết được đơn gửi Ủy
ban nhân dân cấp xã. Để có được giấy xác nhận mức độ khuyết tật, người
khuyết tật cần khoảng 1 tháng để được xác nhận. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến
quyền lợi của người khuyết tật như quyền lợi về chăm sóc, khám chữa bệnh,
bảo trợ xã hội,…
Bên cạnh những mặt hạn chế của quy trình xác định mức độ khuyết tật
do Hội đồng giám định mức độ cấp xã thực hiện cũng có mặt tích cực đó là
việc thực hiện giám định được thực hiện ngay Ủy ban nhân dân xã hoặc trạm
y tế nơi mà người khuyết tật cư trú. Trường hợp mà người khuyết tật không
thể đến nơi xác định mức độ khuyết tật được thì Hội đồng giám định mức độ
khuyết tật sẽ đến tận nơi người khuyết tật cư trú để tiến hành giám định.
Theo đó sẽ giảm bớt khoản đi lại cho người khuyết tật, vì việc đi đến đến
những nơi xa với người khuyết tật là khá khó khăn đặc biệt là những người
khuyết tật vận động.
Để đảm bảo hoạt động xác định mực độ khuyết tật được thực hiện một
cách công bằng, xác định đúng mức độ khuyết tật và đảm bảo thuận tiện cho
người khuyết tật thì vẫn nên giám định tại xã như hiện nay, tuy nhiên thành
viên của Hội đồng giám định mức độ khuyết tật nên có thêm những chuyên
khoa y tế, bác sĩ tại các bệnh viện có chuyên môn về giám định y khoa đến
cùng thực hiện giám định mức độ khuyết tật. Đồng thời giảm bớt khâu hình
8
thức để được giám định mức độ khuyết tật, giảm bớt thời gian chờ Hội đồng
giám định thành lập để người khuyết tật được giám định mức độ khuyết tật
trong thời gian nhanh nhất.
9
C. KẾT LUẬN
Người khuyết tật hiện nay chiếm khá nhiều, để đảm bảo quyền lợi cho
người khuyết tật pháp luật nên quy định rõ ràng cũng như giảm nhẹ khâu thủ
tục, hình thức. Nhà nước nên có những chính sách hỗ trợ, động viên, khuyến
khích để giúp người khuyết tật hòa nhập cuộc sống.
10
1.
2.
3.
4.
5.
6.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hiến pháp năm 2013
Luật Người khuyết tật năm 2010
Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC
Nghị định số 86/2015/NĐ-CP
Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT
Nghị định số 28/2012/NĐ-CP
11