Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Luận văn thơ hàn mặc tử từ góc nhìn phê bình sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
----------

NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

THƠ HÀN MẶC TỬ
TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
----------

NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

THƠ HÀN MẶC TỬ
TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 8 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Kiều Anh

HÀ NỘI, 2018




LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn
tốt nghiệp, tác giả luận văn xin được chân thành cảm ơn BGH trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2, khoa đào tạo sau đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2, cùng các thầy, cô giáo, cán bộ giảng viên đã giảng dạy, giúp đỡ và hướng
dẫn tận tình cho tác giả.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ và ủng hộ của Ban giám hiệu, các cán bộ giáo
viên của trường THPT Đồng Đậu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đặc biệt, tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS
Nguyễn Thị Kiều Anh - người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ
tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Dù đã hết sức cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, song chắc chắn
luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận
được sự chia sẻ và những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô giáo và các
bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 07 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Lan


LỜI CAM ĐOAN
Tôi - Nguyễn Thị Ngọc Lan là học viên lớp cao học khóa 20, trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Tôi xin cam đoan, những gì mà tôi trình bày trong luận văn là do sự tìm
hiểu và nghiên cứu của bản thân trong suốt quá trình học tập và công tác. Mọi
kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả khác nếu có đều được

trích dẫn nguồn gốc cụ thể.
Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng
bảo vệ luận văn thạc sĩ nào và chưa được công bố trên bất kỳ một phương tiện
thông tin nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mà tôi đã cam đoan ở
trên.
Hà Nội, tháng 07 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Lan


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 6
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 6
6. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 7
7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 7
Chƣơng 1. KHÁI LƢỢC VỀ PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC THƠ CỦA HÀN MẶC TỬ ....................................................... 9
1.1. Khái lƣợc về phê bình sinh thái .............................................................. 9
1.1.1. Khái niệm phê bình sinh thái ................................................................ 9
1.1.2. Đặc trưng của phê bình sinh thái........................................................ 11
1.1.3. Mối quan hệ giữa văn chương nghệ thuật và sinh thái ..................... 15
1.2. Thơ Hàn Mặc Tử - từ cuộc đời ánh lên những trang thơ .................. 19
1.2.1. Hàn Mặc Tử - thi sĩ của những đau thương trong cuộc đời trần thế 20

1.2.2. Thơ Hàn Mặc Tử - lạ lẫm và bi thương.............................................. 22
1.2.3. Những dấu ấn sinh thái trong thơ Hàn Mặc Tử ................................ 25
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 28
Chƣơng 2. SINH THÁI TỰ NHIÊN TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ....... 30
2.1. Sinh thái tự nhiên trong văn chƣơng ................................................... 30
2.2. Sinh thái tự nhiên trong thơ Hàn Mặc Tử ........................................... 31
2.2.1. Cảnh sắc mang vẻ đẹp của từng vùng miền ....................................... 32
2.2.1.1. Xứ Huế - một cõi đi về của hồn thơ Tử .............................................. 32
2.2.1.2. Một Quảng Bình - hồn của quê mình ................................................. 40


2.2.1.3. Một “Đà Lạt trăng mờ” trong hư ảo ................................................. 42
2.2.1.4. Một Phan Thiết - nơi in dấu tình yêu
2.2.2. Thiên nhiên của trăng mộng, xuân tình ............................................. 47
2.2.2.1. Trăng mộng - niềm thương quyến luyến ............................................ 48
2.2.2.2. Xuân tình - nỗi tha thiết khôn nguôi .................................................. 57
2.2.3. Niềm khát khao giao cảm với thiên nhiên .......................................... 70
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 77
Chƣơng 3. SINH THÁI XÃ HỘI TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ ............ 79
3.1. Sinh thái xã hội trong văn chƣơng ....................................................... 79
3.2. Sinh thái xã hội trong thơ Hàn Mặc Tử ............................................... 81
3.2.1. Sự đối lập giữa hai thế cực trong thơ Hàn Mặc Tử ........................... 82
3.2.1.1. “Ở đây” - thế giới của đau thương và quằn quại .............................. 82
3.2.1.2. “Ngoài kia”- cõi đời nhộn nhịp và xuyến xao ................................... 88
3.2.2. Tôn giáo - niềm tin và điểm tựa trong thơ Hàn Mặc Tử ................... 92
3.2.3. Nỗi khát vọng hòa nhập với xã hội của một tâm hồn đầy tuyệt vọng 98
3.2.3.1. Những yêu thương“vớt vát” gửi cho đời của hồn thơ“đau nỗi đau tận
cùng nhân thế” ................................................................................................ 99
3.2.3.2. Những mộng tình hon héo gửi mê say.............................................. 102
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 107

KẾT LUẬN .................................................................................................. 108
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ......................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 111


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cuối thế kỷ XX, môi trường sinh thái bị con người lạm dụng, tàn
phá, hủy hoại nghiêm trọng phục vụ cho sự văn minh, phát triển. Ngôi nhà
chung của nhân loại đứng trước nhiều nguy cơ, cần phải được mọi người
chung tay bảo vệ. Nhiều ngành khoa học và nhân văn đã hưởng ứng tinh thần
sinh thái này, trong đó có văn học. Theo nhà phê bình sinh thái Mĩ Cheryll
Glotfelty thì “Phê bình sinh thái là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn
học và tự nhiên”, mang đến một cách tiếp cận lấy trái đất làm trung tâm trong
nghiên cứu văn học.
1.2. Phê bình sinh thái là một khuynh hướng phê bình đang phát triển
sôi nổi khắp nơi, đặc biệt là ở Anh, Mĩ nhưng hiện nay vẫn chưa được giới
nghiên cứu nước ta chú ý nhiều. Phê bình sinh thái là một lí thuyết liên ngành,
kết hợp giữa văn học và các ngành khoa học khác, giữa phân tích văn chương
và rút ra những cảnh báo về môi trường. “Nó có thể không đưa ra được những
giải pháp trực tiếp cho những vấn đề môi trường nghiêm trọng hiện nay
nhưng bằng cách phân tích các diễn ngôn về thiên nhiên và môi trường, nó có
thể tác động đến tâm thức con người, điều chỉnh nhận thức, khắc phục những
ngộ nhận về môi trường, để từ đó, có những hành động đúng đắn hơn, hướng
đến sự phát triển bền vững. Đồng thời, xa hơn và quan trọng hơn cả, phê bình
sinh thái hình thành một chủ nghĩa nhân văn mới, ở đó, con người biết nghe
tiếng nói của thiên nhiên để đối thoại với nó” [35]. Phê bình sinh thái là
phương thức lí luận phê bình văn nghệ thâm nhập vào vấn đề sinh thái từ góc
độ phê bình văn học. Một mặt muốn giải quyết vấn đề quan hệ tầng sâu

giữa văn học và môi trường tự nhiên, mặt khác muốn chú ý đến quan hệ
bên trong giữa văn học nghệ thuật và sinh thái xã hội, sinh thái văn hóa,
sinh thái tinh thần.


2
1.3. Trong nền văn học nước nhà hiện nay, chúng ta luôn nhận thấy sự
tôn vinh, phản ánh những vấn đề về tự nhiên, sinh thái, đặc biệt là mối quan
hệ giữa con người với thế giới tự nhiên. Xã hội phát triển không ngừng và đi
liền với nó là hệ sinh thái bị phá huỷ nghiêm trọng nên văn chương ngoài việc
miêu tả thiên nhiên còn cần nêu ra cách ứng xử của văn chương với các hệ
sinh thái bị phá huỷ.
1.4. “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm
thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì
đáng kể đó là Hàn Mặc Tử” (Chế Lan Viên). Hàn Mặc Tử - vị chúa của
“Trường thơ loạn”, người có cuộc đời đau khổ và bất hạnh nhất, nhưng ông
lại có tài năng thơ kì diệu được các nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học cùng thời
khâm phục, ngợi ca. Con người ấy chỉ sống trên cõi đời vẻn vẹn 28 năm
nhưng ông đã để lại một vườn thơ đầy màu sắc. Với thi sĩ, tuổi trẻ của chàng
không phải là hiện tại tươi đẹp với những dự tính về tương lai rực rỡ mà hiện
tại là những chuỗi ngày đau đớn trong bệnh tật, trong sự xa lánh hắt hủi của
tình đời. Tuy nhiên, từ trong đau khổ tuyệt vọng, linh hồn ấy vẫn khao khát
được sống, được yêu, được sẻ chia và vẫn không thôi sáng tạo trước bờ vực
của cái chết. Thơ Hàn Mặc Tử luôn tràn đầy cảnh sắc thiên nhiên cũng như
những trăn trở về cuộc đời, về xã hội. Trong mỗi bức tranh phong cảnh, ta
luôn nhận thấy một tâm hồn khao khát sống, khát vọng giao hòa cùng thiên
nhiên đất trời của hồn thơ đầy đau đớn.
Chính bởi những lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài Thơ Hàn Mặc Tử từ
góc nhìn phê bình sinh thái.
2. Lịch sử nghiên cứu

2.1. Lịch sử nghiên cứu về phê bình sinh thái trong văn học
Được khởi phát từ Anh, Mĩ, phê bình sinh thái trên thế giới đang là một
trào lưu phê bình năng động, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
phương Tây. Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng phê bình sinh thái xuất hiện


3
từ những năm 70 của thế kỉ XX khi những cảnh báo về sự khủng hoảng môi
trường ngàycàng trầm trọng. Trước bối cảnh khủng hoảng môi trường, để thể
hiện sự quan tâm đến các vấn đề sinh thái, thức tỉnh con người trước nguy cơ
khủng hoảng môi trường, nhiều ngành khoa học nhân văn đã “nghiên cứu
xanh”. Các nhà sử học thì kêu gọi đừng coi tự nhiên như sân khấu cho vở diễn
của con người, các nhà nhân loại học chú trọng mối quan hệ giữa văn hoá và
địa lý. Chỉ có văn học vốn được coi đã “phản ứng chậm” trước những nguy cơ
về môi trường sống.
Lý thuyết phê bình sinh thái còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Năm 2011,
Viện văn học tổ chức buổi thuyết trình về phê bình sinh thái. Trong buổi
thuyết trình, Karen Thronber đã giới thiệu một cách tổng quan về bản chất, ý
nghĩa và tiến trình của nghiên cứu văn chương môi trường và sau đó phân tích
sáu điểm cơ bản phê bình sinh thái quan tâm.
Bài “Phê bình sinh thái - khuynh hướng nghiên cứu mang tính cách
tân” (2012), Đỗ Văn Hiểu đã chỉ ra điểm mới trong tư tưởng nòng cốt của phê
bình sinh thái từ tư tưởng “nhân loại trung tâm luận” sang tư tưởng “sinh thái
trung tâm luận”.
Trong bài viết “Phê bình sinh thái - nhìn từ lý thuyết giải cấu trúc”
(2013) đã thể hiện quan điểm phê binh sinh thái chủ trương “tái thiết môi
trường”, “góp phần ngăn chặn văn học phản sinh thái, thông qua cải tạo văn
học, cải tạo quan niệm để chuộc lỗi với tự nhiên”. Trong bài “Cần tìm hiểu về
sự chuyển hướng của phê bình sinh thái” (2015), Phương Lựu đã đưa phê
bình sinh thái vào tư tưởng học thuật của mình.

Ngoài ra, có một số bài báo nghiên cứu từ việc vận dụng lí thuyết phê
bình sinh thái như: “Phê bình sinh thái ở Việt Nam từ góc nhìn văn hoá”
(Nguyễn Thuỳ Trang - Đại học khoa học, Đại học Huế, 2016), “Văn xuôi Việt
Nam sau đổi mới từ gợi dẫn của phê bình sinh thái nữ quyền” (Trần Thị Ánh


4
Nguyệt, 2016)… Trên các trang mạng cũng có một số bài nghiên cứu về phê
bình sinh thái khá độc đáo. Trong bài “Phê bình sinh thái tinh thần trong
nghiên cứu văn học hiện nay” của thầy Trần Đình Sử có khẳng định “Phê
bình sinh thái tinh thần đòi hỏi xem tinh thần như một yếu tố quan trọng hang
đầu trong toàn bộ hệ thống sinh thái xã hội, trong đó tinh thần vừa là môi
trường nuôi dưỡng mọi sáng tạo vật chất và tinh thần, lại vừa là sản phẩm của
chính môi trường văn hóa tinh thần do con người tạo ra” [35].
2.2. Một số công trình nghiên cứu thơ ca Hàn Mặc Tử
Năm1941, công trình nghiên cứu của Trần Thanh Mại: “Hàn Mặc Tử
thân thế và thi văn”. Đây là một công trình có quy mô và chuyên biệt đầu tiên
viết về Hàn Mặc Tử. Trần Thanh Mại đã đi sâu nghiên cứu theo một
hướng mới là tiếp cận nghiên cứu số phận đời tư đau khổ, bệnh hoạn, những
mối tình dở, những đêm trăng sáng, màu trắng tinh khiết đến hãi hùng của
dòng sông, của lấp loáng bờ cát trắng trải dài. Tuy nhiên, trong công trình
nghiên cứu của ông vẫn mang những trăn trở mà chính ông cũng không thể lí
giải hết được. Với tác giả thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh và Hoài Chân thực
sự đã rất nhạy cảm tinh tế khi đi vào thế giới thơ Hàn Mặc Tử: “Ngót một
tháng trời, tôi đã đọc thơ Hàn Mặc Tử. Tôi đã đi theo Hàn Mặc Tử từ lối thơ
Đường đến vở kịch bằng thơ “Quần tiên hội”. Và tôi đã mệt lả… chính những
lời Hàn Mặc Tử nói trong tựa “Thơ điên”: “Vườn thơ của người rộng rinh
không bờ bến càng đi xa càng ớn lạnh”.
Ta có thể nhìn lại bức tranh toàn cảnh về các công trình nghiên cứu
thơ Hàn Mặc Tử theo những khuynh hướng sau:

Thứ nhất là nhóm các bài viết theo lối phê bình khách quan:
Những công trình nghiên cứu theo hướng này chủ yếu thiên về đời tư
với căn bệnh hoạn của Hàn Mặc Tử và những mối tình chớm nở của thi sĩ mà
rất ít nói đến sự nghiệp văn chương tiêu biểu là những công trình nghiên cứu


5
của Hoàng Trọng Miên: Những ngày sống chung với Hàn Mặc Tử ở Sài Gòn,
Ngọc Sương với Tưởng niệm Hàn Mặc Tử, Phan Công Thiện với Một định
mệnh đeo riết bên mình Hàn Mặc Tử và Xin chút lòng để lại lối xưa của Đào
Trường Phúc…
Thứ hai là nhóm các bài viết về Hàn Mặc Tử trong mối quan hệ với
một số tôn giáo như Thiên Chúa giáo, đạo Phật, đạo Giáo. Về phương diện
này đã gây ra nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề “chất Đạo” và “chất Đời”
trong thơ Hàn Mặc Tử. Những công trình nghiên cứu vẫn chỉ dừng lại ở mức
đặt ra vấn đề đức tin trong thơ Hàn Mặc Tử mà chưa thể lí giải được vì sao lại
có sự hài hòa giữa một bên là yêu cầu đức tin tuyệt đối và một bên là sự
phóng túng của tâm hồn thi sĩ khát khao giao cảm với cuộc đời.
Bước sang thập kỉ 80, không khí của thời kì đổi mới như đem một
luồng sinh khí mới mạnh mẽ và khoáng đạt hơn so với thời kì trước. Lê Đình
Kị cho rằng trong Thơ điên có nỗi đau của riêng Hàn Mặc Tử hòa vào nỗi đau
chung của đất nước. Đây thực sự là một cái nhìn hết sức mới mẻ về Hàn Mặc
Tử và Thơ điên.
Khuynh hướng nghiên cứu theo kiểu sưu tầm tư liệu về cuộc đời cũng
như thơ ca Hàn MặcTử là khuynh hướng tiêu biểu. Với công trình nghiên cứu
của Phạm Xuân Tuyển: Đi tìm chân dung Hàn Mặc Tử (1997). Sau bao tháng
ngày tìm về với lối xưa, chốn cũ đi theo những dấu chân, những con đường
mà nhà thơ đã đi qua tác giả Phạm Xuân Tuyển đã thu nhặt tập hợp những thi
liệu quý giá ấy để làm nên công trình tương đối trọn vẹn về bức chân dung
cuộc đời Hàn Mặc Tử. Có thể nói, đây là một tài liệu rất quý phục vụ cho việc

nghiên cứu và tìm hiểu về tác giả Hàn Mặc Tử.


6
Ngoài ra, còn một số bài viết rất có ý nghĩa cần nói tới như: Hàn Mặc
Tử, hương thơm và mật đắng của Trần Thị Huyền Trang (1991), Hàn Mặc
Tử, thi sĩ đồng trinh của Nguyễn Thụy Kha (1993)…
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết phê bình sinh thái trong văn học trên thế giới
cũng như ở Việt Nam trong những năm gần đây.
- Nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử từ góc nhìn sinh thái, người viết hướng
tới mục tiêu làm rõ những khía cạnh sinh thái trong những tác phẩm thơ Hàn
Mặc Tử như sinh thái tự nhiên và sinh thái xã hội.
- Củng cố kĩ năng phân tích, giúp mọi người có thêm nhiều kiến thức
về nhà thơ Hàn Mặc Tử và tác phẩm của ông.
- Nghiên cứu đề tài cũng phục vụ tôi trong công tác học tập, giảng dạy
được tốt hơn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết về phê bình sinh thái như khái niệm, đặc trưng...
- Nghiên cứu những khía cạnh sinh thái trong thơ Hàn Mặc Tử gồm:
+ Sinh thái tự nhiên trong thơ Hàn Mặc Tử
+ Sinh thái xã hội trong thơ Hàn Mặc Tử
- Đánh giá những đóng góp quan trọng của Hàn Mặc Tử trong văn
chương nước nhà.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1.Đối tượng nghiên cứu
Luận văn hướng trọng tâm tìm hiểu Thơ Hàn Mặc Tử từ góc nhìn phê
bình sinh thái.



7
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Sinh thái là vấn đề rộng. Phạm vi nghiên cứu của luận văn đi sâu vào
hai phương diện chính là biểu hiện của sinh thái môi trường và sinh thái xã
hội trong thơ của Hàn Mặc Tử.
Các tác phẩm được khảo sát bao gồm:
- Gái quê
- Thơ điên
- Xuân như ý
- Thượng thanh khí
- Cẩm châu duyên
- Chơi giữa mùa trăng
- Đây thôn Vĩ Dạ
- Mùa xuân chín
6. Giả thuyết khoa học
Luận văn này tập trung tìm hiểu Thơ Hàn Mặc Tử từ góc nhìn phê bình
sinh thái, nhằm mục đích bước đầu chỉ ra sự hòa kết độc đáo giữa văn chương
và sinh thái trong sáng tác của Hàn Mặc Tử. Tính đến thời điểm luận văn này
được tiến hành thì chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào về đề
tài này ra đời. Do đó, tôi rất hy vọng đề tài nghiên cứu này như là một phát
hiện thú vị trong sáng tác của ông nhằm khẳng định sự phong phú và giá trị to
lớn của thơ ca Hàn Mặc Tử để lại cho hậu thế.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, người viết đã sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp so sánh



8
- Phương pháp liên ngành: văn học - sinh thái học
- Phương pháp loại hình


9
Chƣơng 1
KHÁI LƢỢC VỀ PHÊ BÌNH SINH THÁI
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC THƠ CỦA HÀN MẶC TỬ
Phê bình văn học xưa nay vẫn luôn là một trong những hoạt động có
tác động rất lớn tới đời sống văn chương nước nhà. Nó vốn được coi là một
bộ môn của nghiên cứu văn học. Nếu như văn học sử thường lấy đối tượng
trung tâm là văn học trong quá khứ, nhìn văn học trong mối quan hệ đồng
hiện với thời gian dĩ vãng thì phê bình văn học thường xem xét văn học trong
mối quan hệ với các trào lưu, khuynh hướng của hiện thực văn học. Trong
lịch sử của mình, phê bình văn học Việt Nam đã tiếp thu được nhiều phương
pháp của thế giới. Hiện nay có một hướng tiếp cận văn học khá mới mẻ đó là
tiếp cận văn học từ góc nhìn phê bình sinh thái.
1.1. Khái lƣợc về phê bình sinh thái
Phê bình sinh thái vốn là một khuynh hướng nghiên cứu đa dạng trong
văn chương thế giới cũng như ở Việt Nam. Đó là hướng nghiên cứu giàu tiềm
năng bởi trong khung cảnh toàn cầu hiện nay vấn đề môi trường đang diễn ra
vô cùng phức tạp. Phê bình sinh thái là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn
chương và môi trường tự nhiên, xã hội, tăng cường mối liên hệ giữa văn
chương và hiện thực đang diễn ra xung quanh chúng ta.
1.1.1. Khái niệm phê bình sinh thái
Phê bình sinh thái thường được định nghĩa khá rộng. Scott Slovic xem
đó là khuynh hướng phê bình “Khảo sát cặn kẽ những ngụ ý về môi trường
sinh thái và quan hệ giữa con người - tự nhiên trong bất kỳ văn bản văn
chương nào, kể cả những văn bản (thoạt nhìn) dường như không để ý gì đến

thế giới không con người (non - human world)”. Nhiều nhà nghiên cứu trong
giới phê bình có ý kiến cho rằng vận mệnh của phê bình sinh thái trong tương
lai được thể hiện ở chỗ nó có làm rõ được mối quan tâm của văn học về tình
trạng của môi trường hay không.


10
Đã có rất nhiều người định nghĩa về phê bình sinh thái nhưng có lẽ định
nghĩa được nhiều người tiếp nhận và công nhận nhất là của Cheryll Glotfelty.
Ông từng cho rằng: “Phê bình sinh thái là phê bình bàn về mối quan hệ giữa
văn học và tự nhiên”. Phê bình sinh thái thường hướng con người đến cách
tiếp cận coi trái đất là trung tâm để nghiên cứu văn học.
Phê bình sinh thái hay còn gọi là Chủ nghĩa Ecocritism. Hướng nghiên
cứu ấy là nghiên cứu về văn học và môi trường theo quan điểm liên ngành,
trong đó các nhà nghiên cứu văn học phân tích các văn bản minh hoạ các mối
quan tâm về môi trường và nghiên cứu các cách khác nhau về văn học đối xử
với chủ đề tự nhiên. Chủ nghĩa Ecocritism là một phương pháp tiếp cận có
chủ ý rộng rãi được biết đến bởi một số các tên gọi khác như “nghiên cứu văn
hoá xanh”, “ecopoetics” và “phê bình văn học về môi trường” và thường được
các lĩnh vực khác như sinh thái, thiết kế bền vững, biopolitics, lịch sử môi
trường, môi trường và sinh thái xã hội.
Thực chất, phê bình sinh thái không bao giờ đơn thuần chỉ “vì chính
nó”, bởi vì mọi vấn đề liên quan đến môi trường bao giờ cũng liên đới đến các
lĩnh vực chính trị, văn hóa, tôn giáo, kinh tế. Sinh thái văn hoá là nghiên cứu
thích ứng của con người với môi trường xã hội và thể chất. Sự thích ứng của
con người đề cập đến cả quá trình sinh học và văn hoá cho phép một dân số
tồn tại và sinh sản trong một môi trường nhất định hoặc thay đổi. Phê bình
sinh thái có lập luận trung tâm là môi trường tự nhiên, trong các xã hội quy
mô nhỏ hoặc sống phụ thuộc một phần vào nó, là một đóng góp lớn cho tổ
chức xã hội và các tổ chức con người khác. Trong lĩnh vực học thuật, khi kết

hợp với nghiên cứu kinh tế chính trị, nghiên cứu về các nền kinh tế như chính
trị, nó trở thành sinh thái chính trị, một trường đại học khác. Các nhà phê bình
sinh thái khám phá thế giới tự nhiên và thế giới tự nhiên được tưởng tượng
thông qua các văn bản văn học như thế nào. Giống như việc thay đổi nhận


11
thức giới tính, những biểu hiện văn chương như vậy không chỉ được tạo ra bởi
các nền văn hoá đặc biệt mà còn có vai trò quan trọng trong việc tạo ra những
nền văn hoá đó.
1.1.2. Đặc trưng của phê bình sinh thái
Định nghĩa “Phê bình sinh thái” có rất nhiều, mỗi người một kiểu nên
rất khó định luận, mỗi cá nhân mỗi nhà nghiên cứu lại có mối xem xét riêng
về phê bình sinh thái trong các mối quan hệ tổng quan của nó. Nhưng dù theo
hướng nào thì phê bình sinh thái không chỉ là một cách thức phân tích tự
nhiên trong văn học, nó còn là hướng tới thế giới quan sinh vật trung tâm hơn,
hướng tới một sự mở rộng luân lí học, mở rộng quan niệm có tính nhân loại
về thể chung toàn cầu. Phê bình sinh thái thông thường là sự khai mở trong
tinh thần thực tiễn của phong trào môi trường. Nói một cách khác, các nhà
phê bình sinh thái không chỉ coi mình là người theo đuổi hoạt động học thuật.
Phê bình sinh thái là khoa học liên ngành. Phê bình sinh thái là phương thức lí
luận phê bình văn nghệ thâm nhập vào vấn đề sinh thái từ tóc độ phê bình văn
học. Vấn đề cốt lõi của phê bình sinh thái là muốn giải quyết vấn đề quan hệ
tầng sâu giữa văn học và môi trường tự nhiên, mặt khác muốn chú ý đến quan
hệ bên trong giữa văn học nghệ thuật và sinh thái xã hội, sinh thái văn hóa,
sinh thái tinh thần. Phê bình sinh thái vận dụng quan điểm sinh thái học hiện
đại khảo sát quan hệ giữa văn học nghệ thuật và tự nhiên, xã hội và trạng thái
tinh thần con người, đồng thời vận dụng biện pháp tự sự như tưởng tượng văn
học thấu thị văn hóa sinh thái. Chính bởi vậy, phê bình sinh thái có một số đặc
trưng nhất định, riêng biệt.

Trước tiên, phê bình sinh thái lấy vấn đề sinh thái tự nhiên và sinh thái
tinh thần trong nghiên cứu văn học làm chủ. Muốn trong tác phẩm thể hiện
mối quan hệ phức tạp của con người và thế giới tự nhiên, quan hệ tương tác


12
giữa văn học và môi trường tự nhiên nên phê bình sinh thái luôn cố gắng chỉ
ra những vấn đề tồn tại trong tương quan giữa văn học và môi trường sống.
Tiếp theo, phê bình sinh thái thường xây dựng lại mối quan hệ thẩm mĩ
giữa con người và tự ngã, con người và người khác, con người và xã hội, con
người và tự nhiên, con người và trái đất.
Phê bình sinh thái chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất từ tư tưởng triết học
của các trường phái luân lí học môi trường phương Tây hiện đại như: Luân lí
học trái đất (Land Ethics), Sinh thái học bề sâu (Deep ecology)….Triết lý
sinh thái và môi trường hiện đại tôn trọng sự tồn tại bình đẳng của tạo vật.
Thứ ba, phê bình sinh thái đối với vấn đề tính chủ thể của con người
trong sáng tác nghệ thuật bảo giữ lập trường “chính trị chính xác” - vừa
không thể có lập trường chủ nghĩa nhân loại trung tâm, vừa không thể là lập
trường chủ nghĩa tự nhiên tuyệt đối, mà là chú trọng quan hệ hài hòa giữa con
người và tự nhiên, chủ trương nhân loại chuyển biến từ “ý thức tự ngã” sang
“ý thức sinh thái”. Con người và trái đất có quan hệ hòa hợp sinh mệnh cùng
tồn vong, nhân loại không thể là chúa tể của muôn loài nữa, mà là một thành
viên trong muôn loài trên trái đất, cùng sinh tử với các thành viên khác trong
thế giới tự nhiên.
Phê bình sinh thái liên kết nghiên cứu văn học và khoa học sinh mệnh.
Từ hai lĩnh vực nghiên cứu văn học và tự nhiên, phê bình sinh thái chú trọng
từ góc độ phát triển xã hội loài người và biến đổi môi trường sinh thái thâm
nhập vào tầng diện văn học, từ đó làm cho phê bình sinh thái có đặc tính liên
ngành văn học.
Văn học sinh thái kiếm tìm nguồn gốc xã hội của nguy cơ sinh thái. Vì

vậy, phê phán mặt trái văn minh cũng là một đặc điểm nổi bật của dòng văn
học này. Rất nhiều tác giả tuyên chiến với chủ nghĩa nhân loại trung tâm, nhị
nguyên luận, các quan điểm chinh phục và thống trị tự nhiên, quan điểm sức


13
mạnh của dục vọng, phát triển là trên hết, chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa tiêu
dùng, cải tạo tự nhiên, phá vỡ cân bằng sinh thái… Ngoài ra, bằng sức tưởng
tượng và sự nhạy cảm của nhà văn, những tác phẩm viễn tưởng còn có thể dự
báo những thảm họa sinh thái, cảnh báo nhân loại về các nguy cơ sinh thái.
Nội dung của phê bình sinh thái luôn nhìn nhận con người trong mối
quan hệ với trái đất tự nhiên, khảo sát trạng thái tồn tại quá khứ và tương lai
của con người. Phê bình sinh thái nhấn mạnh trách nhiệm xã hội qua luận
thuyết tự nhiên là một tồn tại và không thể phủ định sự tồn tại đó, đồng thời
thể hiện các phương diện chính trị mà nó quan tâm. Trên lập trường chính trị
cụ thể, các nhà phê bình sinh thái đương đại phương Tây chọn ra bốn
phương diện sau: sinh thái học độ sâu (deep ecology - cho rằng nguồn gốc
của nguy cơ sinh thái là do con người và tự nhiên bị phân làm hai), sinh
thái chủ nghĩa nữ quyền (eco - feminism - cho rằng thảm họa sinh thái xuất
phát từ “chủ nghĩa nam giới trung tâm”), sinh thái học xã hội (social
ecology) và sinh thái chủ nghĩa Marx (eco - marxism - cho rằng nguồn gốc
của mọi đổ vỡ của giới tự nhiên là do các vấn đề chính trị có liên quan đến
thể chế của tư bản chủ nghĩa).
Tuy nhiên, lấy lợi ích sinh thái làm giá trị cao nhất không có nghĩa là
văn học sinh thái coi thường nhân loại hoặc phản nhân loại, bởi vì lợi ích của
sinh thái suy cho cùng chính là lợi ích căn bản và bền vững của nhân loại.
Nguy cơ sinh thái không đơn thuần là nguy cơ của tự nhiên, của từng địa
phương, từng quốc gia mà còn là nguy cơ chung của nhân loại. Sự áp bức của
con người đối với tự nhiên bao giờ cũng liên quan và đi kèm với sự áp bức
của con người đối với con người trong xã hội. Vì vậy, đảm bảo sự cân bằng

đối với tự nhiên cũng chính là đảm bảo cân bằng xã hội. Đồng thời, trong văn
học sinh thái, những vấn đề về môi trường còn được tích hợp với những vấn
đề xã hội mang tính toàn cầu như giới tính, chủng tộc và giai cấp.


14
Với tư cách là khuynh hướng phê bình văn hóa văn học, phê bình sinh
thái có nhiệm vụ chủ yếu mang giá trị đặc thù và đặc trưng bản thể luận của
nó. Đó là thông qua văn học để thẩm định lại văn hóa nhân loại, tiến hành
nghiên cứu, phê phán những tư tưởng, văn hóa, mô hình phát triển xã hội của
loài người làm ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của nhân loại đối với tự
nhiên, dẫn đến tình trạng xấu đi của môi trường và nguy cơ sinh thái. Phê
bình sinh thái còn thể hiện thái độ của người nghiên cứu về văn hóa ứng xử
của con người đối với tự nhiên. Thái độ đó thể hiện trên nhiều phương diện,
đó có thể là sự bất bình đối với các thái độ, hành vi coi thường tự nhiên, hủy
hoại tự nhiên; có thể là sự ngợi ca vẻ đẹp, sự hữu ích của tự nhiên đối với đời
sống nhân loại; có thể là sự cảnh báo về sự trả giá của con người từ những sai
lầm đối với tự nhiên do họ gây ra. Ngoài việc chỉ ra những hậu quả của văn
minh công nghiệp, của chủ nghĩa nhân loại trung tâm cực đoan, chủ nghĩa
chinh phục tự nhiên, chủ nghĩa bá quyền, chủ nghĩa hưởng lạc…
Phê bình sinh thái còn chủ trương tái thiết môi trường. Sự tái thiết đó
phải diễn ra trên phương thức tư duy hệ thống, tư duy khoa học liên ngành,
quan niệm giá trị đa nguyên, tinh thần nhân văn… Sự tái thiết liên quan đến
trách nhiệm của nhà văn, nhà phê bình trước nguy cơ sinh thái.
Tóm lại, phê bình sinh thái coi quan hệ giữa văn học và môi trường tự
nhiên là lĩnh vực nghiên cứu của mình, một mặt nó buộc phải nghiên cứu
“tính văn học”, mặc khác lại phải tiếp cận vấn đề “tính sinh thái”. Sự chỉnh
hợp giữa “tính văn học” và “tính sinh thái” khác với phê bình văn học hoặc lí
luận văn học khác. Phê bình sinh thái tràn dầy hi vọng đối với tương lai nhân
loại, và không ngừng hô hào thái độ sinh tồn lạc quan, loại bỏ “sự tuyệt vọng

về tương lai”, từ đó làm rõ đặc điểm tinh thần lạc quan chủ nghĩa của phê
bình sinh thái. Có thể nói, từ phê bình sinh thái có thể thay đổi thái độ của
nhân loại với tự nhiên thông qua hệ thống lý thuyết của mình.


15
1.1.3. Mối quan hệ giữa văn chương nghệ thuật và sinh thái
Ngay từ những năm 70 của thế kỉ XX, văn chương thế giới đã có hàng
loạt tác phẩm đề cập đến nguy cơ sinh thái. Phải đến đầu thập niên 90, từ Mĩ
lan rộng ra nhiều nước trên các châu lục, các hoạt động văn học gắn kết với
môi trường như tổ chức hội thảo “Phê bình sinh thái: Làm xanh lại nghiên
cứu văn học” (1991), thành lập “Hội nghiên cứu văn học và môi trường”
(1992), xuất bản công trình “Nghiên cứu liên ngành về văn học và môi
trường” (1993)… liên tục diễn ra đã khiến phê bình sinh thái trở thành một
phong trào có tiếng tăm trong giới học thuật.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, phê bình sinh thái nhanh chóng lan truyền
khắp thế giới. Mối quan hệ giữa con người và môi trường, con người và tự
nhiên đã được đề cập đến trong văn chương từ thời cổ đại. Trong tâm thức
của nhân loại nói chung, người phương Đông và đặc biệt là giới tao nhân mặc
khách nói riêng, thiên nhiên là người bạn lớn, người mẹ vĩ đại luôn tương
giao, tương thông, tương cảm với con người, là bến bờ nương tựa và gột rửa
linh hồn, là nơi lánh ẩn và di dưỡng tinh thần của họ. Thi hào Tagore từng
nói: “Nghệ sĩ là người tình của thiên nhiên”. Hồ Chí Minh cũng từng khái
quát: “Cổ thi thiên ái thiên nhiên mĩ”. Việc thiên nhiên, môi trường, tự nhiên
tồn tại trong đời sống văn học một cách lâu dài, bền bỉ như thế, hẳn đã tạo nên
một nền văn học sinh thái? Không phải như thế. Trong văn học quá khứ, dù
nhà văn có trân trọng, có yêu thiên nhiên thiết tha đến mấy, miêu tả thiên
nhiên đẹp đẽ, thơ mộng và hùng vĩ đến mấy cũng chỉ để tỏ cái tình, cái tài, cái
trí, cái chí của người cầm bút. Thiên nhiên chỉ là khách thể của văn chương, là
phương tiện nghệ thuật để nhà văn “tải đạo”, “ngôn chí”. Đặc trưng hạt nhân

của văn học sinh thái là kiên quyết bài trừ những thái độ công cụ hóa và
phương pháp hóa đối với tự nhiên. Điều này giúp chúng ta có thể vạch một
ranh giới rõ ràng trong việc miêu tả tự nhiên giữa tác phẩm văn học sinh thái
và tác phẩm văn học phi sinh thái.


16
Trong văn học đương đại Việt Nam, trước khi xuất hiện phê bình sinh
thái, vấn đề con người trong mối quan hệ với tự nhiên đã được chú ý từ lâu.
Trong văn học dân gian, mọi người thường kính nể, tôn sùng tự nhiên qua
những kích thước thân thể khổng lồ, những hành động như vá trời, lấp bể
trong thần thoại, sử thi. Trong văn học trung đại, đó là việc coi thiên nhiên là
nơi lánh trú của tâm hồn, lí tưởng hoá mối quan hệ giữa con người và tự
nhiên. Đến văn học 1930 - 1945, các tác giả cũng đã quan tâm đến mối quan
hệ giữa con người và thiên nhiên nhưng đa số chú ý tối sự mất dần những giá
trị cổ truyền đã bị xâm lấn do quá trình đô thị hoá trong thơ của Nguyễn Bính,
Bàng Bá Lân. Đến thập niên 80, 90 của thế kỉ trước đã có các tác phẩm mang
tư tưởng sinh thái như: Sống mãi với cây xanh của Nguyễn Minh Châu, Kiến
và người, Mối và người, Trăm năm còn lại của Trần Duy Phiên… Đặc biệt,
tiểu thuyết “Trăm năm còn lại” được Hoàng Phủ Ngọc Tường đánh giá “Là
cuốn tiểu thuyết dữ dội nhất của văn học Việt Nam dẫn dắt chúng ta vào tận
thế giới bên trong chứa đầy sức bạo liệt của rừng”. Đó là những tác phẩm thể
hiện sự yêu thương, tôn trọng của con người đối với tự nhiên, chống lại sự lợi
dụng, chinh phục, khống chế, cải tạo, tước đoạt và tàn phá tự nhiên của con
người. Gần đây nhất, trong truyện ngắn Khói trời lộng lẫy (2010), Nguyễn
Ngọc Tư cũng bộc lộ tư duy sinh thái khi đan lồng vào câu chuyện tình yêu,
thù hận muôn thuở của con người nỗi day dứt vì cái đẹp hoang sơ, chân chất
của tự nhiên đang một đi không trở lại.
Ngoài ra, những sáng tác thuộc dòng “Văn học da cam” cũng đã có sự
giao thoa với văn học sinh thái khi đề cập nhiều đến sự tàn phá môi trường

của chất độc dioxin với những khu rừng xác xơ trụi lá, những mái đầu rụng
hết tóc của các nữ thanh niên xung phong, những đứa con không rõ hình hài
của các cựu chiến binh… Rõ ràng, sự hủy diệt môi trường đã trở thành một
nội dung lớn (dù không phải là nội dung chính) song hành bên cạnh nội dung


17
thể hiện tội ác của chiến tranh, nỗi đau thời hậu chiến. Ở các tác phẩm phản
ánh đời sống đương đại, những đề tài xoáy vào đời sống mạo hiểm của “xã
hội đen” như một dạng “Tiểu thuyết đường rừng”, vào chiến công và sự hi
sinh của những anh hùng thời bình trong cuộc chiến bảo vệ rừng, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên hay sự tương tác giữa tính cách con người và môi trường
sống… cũng đã chạm đến lãnh địa của văn học sinh thái. Tuy nhiên, mục đích
hướng đến của các nhà văn “Gần với văn học sinh thái” là thể hiện nỗi nhọc
nhằn, sự tàn khốc của cuộc mưu sinh “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt” và
sự đa diện, phức tạp của con người cá nhân trong đời sống đương đại. Nghĩa
là tôn chỉ sáng tác của họ vẫn là “Nhân loại trung tâm”. Như thế, dù vấn đề
thuộc về sinh thái luôn hiện diện trong các trang viết nhưng chúng ta vẫn rất
thiếu những tác phẩm văn học sinh thái đích thực, thiếu sáng tác tự nhiên, văn
học sinh thái. Văn học Việt Nam phản ánh những vấn đề sinh thái vẫn còn
chậm hơn so với các nước Âu - Mĩ trong khi đó, Việt Nam chúng ta lại là một
quốc gia ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, vấn đề tự nhiên sinh thái ở nước ta luôn được quan tâm sát sao
không những trong văn chương phản ánh mà trong các lĩnh vực khác cũng đề
cập rất nhiều.
So với các nước Âu - Mĩ và các nước trong khu vực như Nhật Bản,
Trung Quốc thì các nhà văn Việt Nam vẫn “phản ứng chậm” hơn. “Mặt trái
của văn minh đô thị, của sự phát triển nóng với bao bộn bề, ngổn ngang, mất
mát và tổn hại như hiệu ứng nhà kính, chất thải công nghiệp, lạm dụng khai
thác thủy điện, đánh bắt hủy diệt, lâm tặc, thiếc tặc, vàng tặc… cùng với đó là

hệ quả của sinh thái hậu thuộc địa, môi trường hậu chiến tranh… đang đẩy xã
hội vào quỹ đạo của sự phát triển không bền vững. Ngoài nỗi đau da cam đã
được chà đi xát lại trong thơ văn, còn rất nhiều vấn nạn của môi trường vẫn
đang diễn ra hàng ngày rất cần sự lưu tâm của nhà văn” [41]. Sếu đầu đỏ bỏ


18
miền Tây Nam Bộ thiên di sang những cánh đồng Campuchia không có cạm
bẫy. Các loài động vật đi vào sách đỏ vẫn tiếp tục bị săn bắt, những con sông
dòng thác đẹp như mơ bị bức tử. Đặc biệt những người dân sống ở vùng có
đập thủy điện luôn hoang mang giữa đi hay ở và ngủ hay thức; chỉ trong phút
chốc thôi mà bao nhiêu tài sản và sinh mạng vùi sâu trong bùn lũ, chỉ trong
giây lát thôi mà cả thành phố sầm uất trở nên đổ nát điêu tàn… Tất cả những
điều đó khiến con người cảm thấy tiếc nuối, đau đớn, bất an, mong manh hơn
trước cuộc sống này. Chúng đều có thể trở thành những đề tài lớn của văn
học, hình thành nên cảm thức sinh thái, tư tưởng sinh thái trong các nhà văn.
Ở văn chương thế giới, mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên đã
được các nhà văn phản ánh rất đậm nét. Trong Ông già và biển cả của
Hemingway, biểu hiện nhân loại trung tâm chủ nghĩa vô cùng rõ ràng: sự đối
lập giữa “người” và “tự nhiên” là động cơ và tuyến cơ bản của câu chuyện,
mấu chốt của tầng thứ này cho thấy sát hại và đấu tranh là quy luật căn bản
của vũ trụ. Trong nước biển, con sứa bị rùa biển ăn, mà sứa cũng có thể phun
chất độc bắt chiến lợi phẩm của mình; trên mặt biển, ông lão bắt, nhưng cá
mập cũng có thể biến ông lão thành chiến lợi phẩm, ông lão dùng hết sức để
chiến đấu. Hemingway thông qua đối lập giữa người và không phải người, chỉ
ra quan hệ giữa hiện tực và tự nhiên, con người và con vật là quan hệ tàn sát
lẫn nhau, không có người mạnh, cũng không có cái gọi là mục đích. Nhưng
đến cuối cùng, con cá mà ông lão dùng cả sinh mệnh để đổi lấy, biến thành
một bộ xương trắng, trở thành rác trôi lềnh phềnh, điều này đã tuyên bố sự
thất bại của ông lão. Bất luận con người đã bỏ ra sự nỗ lực kinh thiên động

địa thế nào, trong quy luật của vũ trụ vẫn vô cùng bé nhỏ và không đáng nhắc
đến, hơn nữa, trong làn sóng thủy triều (ẩn dụ thời gian), tất cả đều mất hết
dấu vết. Hemingway một lần nữa làm rõ, “tinh thần Mĩ” cuối cùng của chủ
nghĩa nhân loại trung tâm - con người chân chính là không thể bị hủy diệt,


19
cho dù hành động của anh ta đã thất bại, nhưng về tinh thần vẫn bảo giữ được
sự hoàn chỉnh nhân cách, vẫn vĩnh viễn không thất bại.
Phê bình văn học từ góc nhìn sinh thái đang ngày càng tạo cho mình
một diện mạo mới. Cùng với việc hướng văn chương tới thế giới tự nhiên, phê
bình sinh thái cũng góp phần nhìn nhận mỗi tác phẩm trong chỉnh thể tổng
hợp giữa tự nhiên và xã hội.
“Đối tượng của phê bình sinh thái không phải chỉ là văn học sinh thái,
không phải chỉ là những tác phẩm miêu tả phong cảnh tự nhiên. Có miêu tả tự
nhiên hay không không phải là điều kiện tất yếu để triển khai phê bình sinh
thái. Chỉ cần có căn nguyên văn hóa tư tưởng dẫn đến nguy cơ sinh thái, chỉ
cần có ảnh hưởng đến quan hệ giữa con người và tự nhiên, thậm chí, tác phẩm
văn học cho dù hoàn toàn không đả động gì đến cảnh vật tự nhiên, mà chỉ bàn
đến chính sách phá hoại sinh thái, bàn đến một phương thức sống của xã hội
tiêu dùng, một sự kiện ô nhiễm môi trường… đều có thể trở thành đối tượng
quan tâm của phê bình sinh thái” [35]. Từ những ý nghĩa trên, nhìn văn học từ
góc nhìn sinh thái có thể có những đánh giá chính xác văn học Đông Tây kim cổ,
tiêu biểu là những tác phẩm có ảnh hưởng lớn đến nền văn chương thế giới.
1.2. Thơ Hàn Mặc Tử - từ cuộc đời ánh lên những trang thơ
Phong trào Thơ mới 1930 - 1945 là một trào lưu văn học lãng mạn với
những tên tuổi lừng lẫy: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn
Bính, Huy Cận, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư,… Cho đến nay, những “tòa tháp
hùng vĩ” ấy đã dần dần được các nhà nghiên cứu văn học khai hóa và chinh
phục. Nhưng Hàn Mặc Tử hẳn là tòa tháp bướng bỉnh nhất. Đã có rất nhiều ý

kiến trái chiều về nhà thơ Hàn Mặc Tử nhưng vườn thơ của Hàn vẫn mãi có
một sức lôi cuốn kì diệu với trái tim bạn đọc. Thơ Hàn Mặc Tử như những
con chữ lạ lùng, nó tạo cho người ta cảm giác quen thuộc, bình dị nhưng
không hiểu sao mỗi lần đọc lên, người đọc lại lâng lâng một cảm xúc khó tả,


×