Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Sở hữu trí tuê: so sánh nhãn hiệu và tên thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.37 KB, 16 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. So sánh nhãn hiệu và tên thương mại?
2.

Công ty TNHH QUỐC TẾ UNILEVER VIỆT NAM có địa chỉ tại
huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh là chủ sở hữu : Nhãn hiệu
“Sunlight và hình lát chanh” cho sản phẩm nước rửa chén bát; Bằng
độc quyền kiểu dáng công nghiệp “Chai”. Sản phẩm nước rửa chén
mang nhãn hiệu “Sunlight và hình lát chanh” của công ty UNILEVER
đã được quảng cáo và phân phối rộng rãi trên thị trường Việt Nam từ
năm 2009. Công ty UNILEVER thấy trên thị trường xuất hiện sản
phẩm nước rửa chén S-Việt của Công ty cổ phần sản xuất và thương
mại S Việt ở Từ Liêm, Hà Nội có kiểu dáng chai giống với chai nước
rửa chén của công ty UNILEVER; cách trình bày nhãn sản phẩm có các
yếu tố trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn nhãn sản phẩm của công ty
UNILEVER với hình lát chanh; chồng bát đĩa và ly cốc sáng bóng với
dòng chữ “với chiết xuất chanh”; “khử mùi tanh”.
-Theo anh chị, công ty cổ phần S Việt có hành vi xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp của Công ty UNILEVER không? Là hành vi nào? Nêu
căn cứ pháp lý cụ thể.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.So sánh nhãn hiệu và tên thương mại
1.Điểm giống nhau
Nhãn hiệu và tên thương mại là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau theo

quy định của pháp luật. Tuy nhiên, chúng cũng có những những điểm giống
nhau nhất định về mặt hình thức cho nên gây ra sự nhầm lẫn trong thực tế
- Đều là các chỉ dẫn thương mại xuất hiện trên hàng hóa, giúp người
tiêu dùng phân biệt
-Đều là những dấu hiệu nhìn thấy được
-Đều có khả năng phân biệt


1


- Là công cụ Marketing hiệu quả để quảng cáo sản phẩm, thương hiệu,
nâng cao uy tín trên thị trường.
2.Điểm khác nhau giữ nhãn hiệu với tên thương mại
-Thứ nhất, về khái niệm:
Một là, nhãn hiệu được quy định tại khoản 16-điều 4 Luật SHTT 2005
là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác
nhau.
Hai là, tên thương mại được quy định tại khoản 21- điều 4 Luật SHTT
2005 là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân
biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong
cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
-Thứ hai, về điều kiện bảo hộ:
Một là, điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu được quy định tại điều 72, 73,
74, 75 Luật sở hữu trí tuệ.
Hai là, điều kiện bảo hộ của tên thương mại được quy định tại điều 76,
77, 78 Luật sở hữu trí tuệ
-Thứ ba, về chức năng:
Nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá
nhân khác nhau
Tên thương mại dùng để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó
với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
-Thứ tư, về dấu hiệu nhận biết:
Nhãn hiệu tồn tại dưới dạng dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái,
từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó,
được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
Tên thương mại thì chỉ tồn tại dưới hình thức là dạng chữ
-Thứ năm, về căn cứ xác lập quyền:


2


Nhãn hiệu được xác lập khi đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu thông
thường và không cần phải đăng ký đối với nhãn hiệu nổi tiếng, theo căn cứ
quy định tại điềm a- khoản 3- điều 6 Luật SHTT 2005: “a) Quyền sở hữu
công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn
hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật
này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi
tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ
tục đăng ký;”
Tên thương mại không phải đi đăng ký, quy định tại điểm b- khoản 3điều 6 Luật SHTT 2005 : “b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương
mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;”
-Thứ sáu, về điều kiện bảo hộ:
Nhãn hiệu được bảo hộ theo các điều 72, 73, 74 Luật SHTT, theo đó,
nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được ; Phải có khả năng phân biệt hàng
hóa dịch vụ khác nhau ; Không thuộc các trường hợp quy định tại điều 73
Tên thương mại được bảo hộ theo quy định tại các điều 76, 77, 78 Luật
SHTT theo đó tên thương mại dùng để phân biệt chủ thể kinh doanh nên được
bảo hộ khi phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh
doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh ; Không thuộc trường
hợp quy định tại điều 77 Luật SHTT.
-Thứ bảy, về thời hạn bảo hộ:
Nhãn hiệu quy định về thời hạn bảo hộ tại khoản 6- điều 93 Luật SHTT,
theo đó giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết
mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần
mười năm.

Tên thương mại thì không xác định thời hạn bảo hộ và ta có thể hiểu
rằng tên thương mại được bảo hộ đến khi không còn được sử dụng.
3


-Thứ tám, về hành vi xâm phạm:
Nhãn hiệu được coi là bị xâm phạm (quy định tại khoản 1- điều 129 )
khi thực hiện các hành vi sau mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu:
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ
trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ
tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm
theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc
hàng hoá, dịch vụ ;Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho
hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc
danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây
nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ; Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương
tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ
nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ
không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc
danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có
khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về
mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi
tiếng.
Tên thương mại bị xâm phạm khi thực hiện các hành vi được quy định
tại khoản 2- điều 129: “Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc
tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng
loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về
chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương
mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.”

-Thứ chín, về giới hạn trong chuyển giao:
Nhãn hiệu có thể được bán hoặc cho thuê theo quy định của luật
SHTT.Nhãn hiệu được chuyển nhượng quyền sở hữu nhưng phải đáp ứng
điều kiện theo khoản 4, khoản 5- điều 139: Việc chuyển nhượng quyền đối
4


với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của
hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển
nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền
đăng ký nhãn hiệu đó. Và nhãn hiệu được chuyển giao quyền sử dụng nhưng
phải đáp ứng điều kiện tại khoản 4- điều 142 : Bên được chuyển quyền sử
dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về
việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu
Tên thương mại chỉ có thể được bán chứ không được cho thuê. Được
chuyển nhượng quyền sở hữu cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở
kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó (theo khoản 3điều 139). Tên thương mại không được chuyển giao quyền sử dụng theo
khoản 1-điều 142 Luật SHTT
-Thứ mười, về số lượng đăng ký:
Đối với nhãn hiệu một chủ thể kinh doanh có thể đăng ký và sở hữu
nhiều nhãn hiệu.
Đối với tên thương mại một chủ thể kinh doanh chỉ có một tên thương
mại.
II.Giải quyết tình huống
Trả lời: Công ty cổ phần S Việt có hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp của Công ty UNILEVER đối với kiểu dáng công nghiệp
và hành vi cạnh tranh không lành mạnh .Căn cứ cụ thể như sau:
1.Các khái niệm cơ bản
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu,

tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở
hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh (khoản 4- điều 4 luật
SHTT)

5


Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể
hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
(khoản 13- điều 4 Luật SHTT)
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ
chức, cá nhân khác nhau (khoản 16-điều 4 Luật SHTT 2005)
Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi
trên toàn lãnh thổ Việt Nam (khoản 20- điều 4).
2. Công ty cổ phần S Việt có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp của Công ty UNILEVER đối với kiểu dáng công nghiệp.
Thứ nhất, theo đề ra thì công ty TNHH UNILEVER là chủ sở hữu đối
với và đã được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp “Chai”
cho sản phẩm nước rửa chén Sunlight và không nói gì thêm thì ta mặc nhiên
hiểu văn bằng bảo hộ này vẫn đang có hiệu lực theo quy định tại khoản 4điều 93- luật SHTT:
“4. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và
kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp,
mỗi lần năm năm”.
Bên cạnh đó, sản phẩm nước rửa chén của công ty S Việt xuất hiện trên
thị trường muộn hơn so với sản phẩm nước rửa chén của công ty Unilever.
Như vậy kiểu dáng chai nước rửa chén S-Việt xuất hiện sau kiểu dáng chai
của công ty Unilever.
Thứ hai, việc công ty TNHH UNILEVER phát hiện ra trên thị trường
xuất hiện sản phẩm nước rửa chén S-Việt của công ty cổ phần sản xuất và
thương mại S Việt ở Từ Liêm- Hà Nội có kiểu dáng chai giống với chai nước

rửa chén của công ty mình thì đây là một hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp của công ty TNHH UNILEVER,
bởi vì:

6


Căn cứ theo điều 126 Luật SHTT quy định:
“Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ
hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết
kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế
bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép
của chủ sở hữu;
2. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không
trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của
Luật này”.
Kiểu dáng chai nước rửa chén S-Việt giống với kiểu dáng chai nước rửa
chén Sunligt mà công ty UNILEVR đã được cấp văn bằng bảo hộ. Vậy ta có
thể hiểu kiểu dáng chai nước rửa chén của công ty S Việt không có sự khác
biệt đáng kể với chai nước rửa chén của công ty Unilever. Mà theo như đề ra
công ty Unilever đã được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp “Chai”
thì việc công ty S Việt sản xuất ra sản phẩm nước rửa chén có kiểu dáng trùng
với kiểu dáng chai của công ty Unilever là hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp đối với kiểu dáng chai.
Từ điều 126 Luật SHTT ta dẫn đến điều 5- NĐ 105/2006, qua đó có thể
xác định hành vi của công ty S Việt là xâm phạm quyền sở hữu đối với kiểu
dáng công nghiệp. Căn cứ theo Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định về căn
cứ xác định hành vi xâm phạm

“Điều 5. Xác định hành vi xâm phạm
Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy
định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có
đủ các căn cứ sau đây:

7


1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ.
2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở
hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm
quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3
Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195
của Luật Sở hữu trí tuệ.
4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam”.
Trong trường hợp này, đối tượng được xem xét là kiểu dáng công
nghiệp “chai” nước rửa chén của công ty Unilever đang được bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ. Hành vi sản xuất ra nước rửa chén của công ty S Việt mang kiểu
dáng chai giống với kiểu dáng chai nước rửa chén Sunlight của công ty
Unilever là hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Chủ thể thực hiện
hành vi là công ty S Việt không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3điều 5 NĐ 105/2006. Hành vi xâm phạm kiểu dáng chai của công ty S Việt
xảy ra tại Từ Liêm- Hà Nội thuộc lãnh thổ Việt Nam. Như vậy trường hợp này
đã thỏa mãn đủ các yếu tố được xác định là có hành vi xâm phạm của công ty
S Việt.
Từ chỗ xác định được là có hành vi xâm phạm ta căn cứ tiếp vào Điều
10- Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định cụ thể về yếu tố xâm phạm quyền
đối với kiểu dáng công nghiệp:
“Điều 10. Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp

1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là sản phẩm
hoặc phần của sản phẩm mà hình dáng bên ngoài không khác biệt đáng kể
với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.

8


2. Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công
nghiệp là phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được xác định theo Bằng
độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
3. Sản phẩm, phần sản phẩm bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với
kiểu dáng công nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét, kể cả trường hợp đã
được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, có tập hợp các đặc điểm
tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao (gần
như không thể phân biệt được sự khác biệt) của kiểu dáng công nghiệp của
chủ sở hữu khác đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của người đó;
b) Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét có tập hợp các đặc
điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao
của kiểu dáng công nghiệp của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm được
bảo hộ của người khác.
4. Kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm (phần sản phẩm) chỉ bị
coi là không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ theo
quy định tại khoản 1 Điều này khi kiểu dáng công nghiệp đó là bản sao hoặc
về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ.”
Dựa vào căn cứ trên ta nhận thấy kiểu dáng chai của công ty S Việt
chưa được bảo hộ mang hình dáng bên ngoài giống với kiểu dáng chai của
công ty Unilever đã được bảo hộ, giữa chúng không có sự khác biệt đáng kể
nào. Sự xâm phạm được xác định dựa trên căn cứ là Văn bằng bảo hộ độc
quyền kiểu dáng công nghiệp mà công ty Unilever đã được cấp, còn công ty S

Việt thì chưa được cấp và ra đời sau. Do vậy mà kiểu dáng chai của công ty
Unilever được bảo hộ bởi cục sở hữu trí tuệ trên phạm vi cả nước. Trong
phạm vi quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ nhưng công
ty S Việt vẫn cố tình sản xuất kiểu dáng chai mang tổng thể về đặc điểm là
một bản sao của kiểu dáng chai nước rửa chén Sunlight và không được sự

9


đồng ý của công ty Unilever. Kết hợp tất cả các yếu tố trên đã thỏa mãn quy
định tại Điều 10- NĐ 105/2006
Bên cạnh đó, với tư cách là chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp của chai
nước rửa chén Sunlight và hình lát chanh thì công ty TNHH UNILEVR có
các quyền của chủ sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp của mình:
Quyền tài sản của công ty TNHH UNILEVR đối với kiểu dáng công
nghiệp chai được quy định tại khoản 1-điều 123- luật SHTT:
“1. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau
đây:
a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công
nghiệp theo quy định tại Điều 124 và Chương X của Luật này;
b) Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo
quy định tại Điều 125 của Luật này;
c) Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X
của Luật này.”
Như vậy, qua các căn cứ pháp lý tại điều 126- luật SHTT, Điều 5, điều
10- Nghị định 105/2006/NĐ-CP đã nêu trên ta kết luận công ty cổ phần S
Việt có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công
nghiệp “chai” của công ty TNHH Unilever
3.Công ty cổ phần S Việt có hành vi cạnh tranh không lành mạnh
với Công ty UNILEVER đối với nhãn hiệu

Công ty UNILEVER có nhãn hiệu “Sunlight và hình lát chanh” cho sản
phẩm nước rửa chén bát còn công ty cổ phần S Việt có cách trình bày nhãn
sản phẩm có các yếu tố trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn nhãn sản phẩm của
công ty UNILEVER với hình lát chanh; chồng bát đĩa và ly cốc sáng bóng với
dòng chữ “với chiết xuất chanh”; “khử mùi tanh”. Căn cứ pháp lý cho rằng

10


công ty S Việt đã cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu của công ty
UNILEVER như sau:
Thứ nhất, nhãn hiệu “Sunlight và hình lát chanh” của công ty Unilever
là nhãn hiệu nổi tiếng, căn cứ theo khoản 20- điều 4 và điều 75 Luật SHTT
Khoản 20- điều 4- luật SHTT quy định: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn
hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”
Trong tình huống trên có nêu sản phẩm nước rửa chén mang nhãn hiệu
“Sunlight và hình lát chanh” của công ty UNILEVER đã được quảng cáo và
phân phối rộng rãi trên thị trường Việt Nam từ năm 2009, đến nay đã được
hơn 10 năm sản phẩm nước rửa chén mang nhãn hiệu “Sunlight và hình lát
chanh” được biết đến rộng rãi trên thị trường trong phạm vi toàn lãnh thổ Việt
Nam.
Điều 75- Luật SHTT quy định về tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
như sau:
“1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông
qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông
qua quảng cáo;
2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu
hành;
3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn
hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung

cấp;
4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn
đầu tư của nhãn hiệu.”

11


Nhãn hiệu “Sunlight và hình lát chanh” là nhãn hiệu nổi tiếng vì sản
phảm nước rửa chén cùng với nhãn hiệu đã được công ty Unilever quảng cáo
và phân phối rộng rãi, nghĩa là sản phẩm đã được truyền đạt đến công chúng
biết và tin dùng, sử dụng rộng rãi liên tục qua hơn 10 năm kể từ năm 2009
đến nay, thể hiện tính phổ biến của nhãn hiệu trong hoạt động quảng bá và
tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm được quảng bá và sử dụng rộng rãi ở đây là
muốn nói đến phạm vi, nhãn hiệu được biết đến trong phạm vi toàn lãnh thổ
Việt Nam, rộng rãi có nghĩa là phạm vi rất lớn mag tính bao quát chung cho
toàn phạm vi lãnh thổ. Nhờ sự quảng bá rộng rãi đã khiến lượng tiêu thụ hàng
hóa sản phẩm nước rửa chén mang nhãn hiệu Sunlight và hình lát chanh tăng
cao, hiển nhiên doanh thu cũng tăng theo. Nhãn hiệu Sunlight và hình lát
chanh phải là nhãn hiệu có uy tín thì mới có thể phân phối sản phẩm và tiêu
thụ đến tay người tiêu dùng trong suốt nhiều năm. Từ điều 75, ta đánh giá
nhãn hiệu “Sunlight và hình lát chanh” là nhãn hiệu nổi tiếng.
Thứ hai, nhãn hiệu nổi tiếng được tự động bảo hộ dựa trên cơ sở thực
tiễn sử dụng mà không phụ thuộc vào đăng kí bảo hộ. Theo đề bài chỉ có căn
cứ rằng công ty TNHH Unilever là chủ sở hữu nhãn hiệu “Sunlight và hình lát
chanh” mà không xác định nhãn hiệu đó đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
hay chưa. Nhưng theo lập luận trên, nhãn hiệu “Sunlight và hình lát chanh” là

nhãn hiệu nổi tiếng thì sẽ tự động được bảo hộ theo quy định tại điểm akhoản 3- điều 6 –Luật SHTT:
“3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
a) ...đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở
sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;”
Vậy nên, nhãn hiệu “Sunlight và hình lát chanh” của công ty Unilever
đã được tự động bảo hộ và không xác định thời gian bảo hộ. Việc bảo hộ tự
động chỉ chấm dứt tại thời điểm nhãn hiệu đó không còn được người tiêu
dùng biết đến rộng rãi. Phạm vi đươc bảo hộ của nhãn hiệu nổi tiếng rộng hơn
so với nhãn hiệu thông thường.
12


Đề bài không đề cập đến vấn đề công ty S Việt đã được cấp giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu hay chưa nên ta mặc định công ty S Việt chưa có
đăng ký nhãn hiệu tại cục sở hữu trí tuệ.
Theo đề ra, cách trình bày nhãn sản phẩm của công ty S Việt có các yếu
tố trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn nhãn sản phẩm của công ty UNILEVER
với hình lát chanh; chồng bát đĩa và ly cốc sáng bóng với dòng chữ “với chiết
xuất chanh”; “khử mùi tanh”.
Tuy nhiên, nhãn sản phẩm khác biệt với nhãn hiệu.Ta dựa vào mục 39.8
Thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định sự tương tự gây nhầm lẫn dấu hiệu
với nhãn hiệu khác như sau:
“39.8. Đánh giá sự tương tự đến mức gây nhầm lẫn của dấu hiệu yêu cầu
đăng ký với nhãn hiệu khác
a) Để đánh giá dấu hiệu yêu cầu đăng ký nêu trong đơn có trùng hoặc tương
tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác (sau đây gọi là "nhãn hiệu
đối chứng") hay không, cần phải so sánh về cấu trúc, nội dung, cách phát âm
(đối với dấu hiệu chữ), ý nghĩa và hình thức thể hiện của dấu hiệu (đối với cả
dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình), đồng thời phải tiến hành so sánh hàng hóa,
dịch vụ mang dấu hiệu với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng theo

quy định tại điểm này.
b) Dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đối chứng: dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn
hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó giống hệt nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc,
nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện.
c) Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng
nếu:
(i) Dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc hoặc/và nội
dung hoặc/và cách phát âm hoặc/và ý nghĩa hoặc/và hình thức thể hiện đến
mức làm cho người tiêu dùng tưởng lầm rằng hai đối tượng đó là một hoặc
đối tượng này là biến thể của đối tượng kia hoặc hai đối tượng đó có cùng
một nguồn gốc;”
Theo đó, dấu hiệu để gây nhầm lẫn giữa các nhãn hiệu khác nhau thì
bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Và nhãn sản phẩm chỉ là một trong số
những yếu tố gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, nhãn sản phẩm mang dòng chữ “với
chiết xuất chanh”; “khử mùi tanh” chỉ mang tính chất mô tả cho sản phẩm nên
chỉ được coi là thành phần thứ yếu trong nhãn hiệu. Mà thành tố chính trong
nhãn hiệu của công ty TNHH UNILEVER là “Sunlight” còn của công ty S
13


Việt là nhãn hiệu “S-Việt”. Về căn bản, công ty S Việt và Unilever đều kinh
doanh mặt hàng chung là hóa phẩm nước rửa chén nên nhãn sản phẩm mang
hình lát chanh và chồng bát đĩa chỉ là mô tả cho công dụng của sản phẩm
nước rửa chén nên nó không thuộc đối tượng bảo hộ riêng biệt của bất kỳ
công ty nào
Dòng chữ “chiết xuất chanh, khử mùi tanh” là chỉ dẫn thương mại cho
sản phẩm nước rửa chén. Căn cứ theo điều 130- luật SHTT quy định:
“Điều 130. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
1. Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh,

hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;”
Chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương
mạihàng hoá, dịch vụ bao gồm: nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh
doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá và
nhãn hàng hoá. (Điều 130.2 Luật SHTT)
Như vậy, nhãn sản phẩm của công ty S Việt có sự trùng hợp gây nhầm
lẫn với nhãn sản phẩm của công ty Unilever nhưng vì cùng kinh doanh loại
hàng hóa trùng nhau mà nhãn sản phẩm mang dòng chữ “chiết xuất chanh,
khử mùi tanh” và hình ảnh hình lát chanh; chồng bát đĩa và ly cốc sáng bóng
chỉ là yếu tố mô tả cho loại sản phẩm nước rửa chén nên sẽ không thuộc đối
tượng bảo hộ riêng của công ty nào.
Tóm lại, theo em đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo điểm
a- khoản 1- điều 130 luật SHTT 2005.
KẾT LUẬN
Trên đây là phần trình bày của em về tình huống của mình. Qua đó ta có thể
thấy tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra khá phổ biến và trong
các lĩnh vực khác nhau. Để hạn chế việc xâm phạm quyền sở hữu diễn ra thì
ta cần nâng cao hơn nữa chế tài xử phạt đối với hành vi xâm phạm nhằm nâng
14


cao tính răn đe cũng như rút bỏ bớt những thủ tục hành chính gây khó khăn
trở ngại cho việc đòi lại quyền lại quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu trí tuệ.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Trường đại học Luật Hà Nội
NXB Công an nhân dân.

2. Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ - Trường đại học luật TP. Hồ Chí Minh.
NXB Hồng Đức, 2012.
3. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 ( sửa đổi bổ sung năm 2009). Nhà xuất
bản lao động.
4. Quyền sở hữu trí tuệ- Lê Nết. NXB đại học quốc gia, 2006.
5. Nghị định số 105/2006/NĐ-CP
6. Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN
7. Một số link tham khảo:
/>%20lut/view_detail.aspx?itemid=16766

16



×