Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 206 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ

VIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

ĐỖ THÚY NGA

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ

VIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

ĐỖ THÚY NGA

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành


: Kinh tế phát triển

Mã số

: 9310105

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Bùi Tất Thắng
2. TS. Dƣơng Đình Giám

HÀ NỘI, NĂM 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án này là
trung thực và chưa từng công bố trong các luận án, luận văn và các công trình khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận án này đã được
cảm ơn và tất cả các số liệu thông tin trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Đỗ Thúy Nga

năm 2018



ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận án này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh
đạo, các thầy/cô giáo trong Viện Chiến lược phát triển đã giảng dạy và truyền đạt cho
tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại viện và hoàn thành khóa
học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới PGS.TS Bùi Tất Thắng và
TS. Dương Đình Giám đã định hướng, chỉ bảo tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận án.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bác, cô, chú, anh, chị thuộc
các phòng ban, cơ quan và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã nhiệt
tình cung cấp thông tin và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại địa bàn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, người thân đã
giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này.
Do thời gian có hạn, đề tài khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, tôi
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và toàn thể bạn đọc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Nghiên cứu sinh

Đỗ Thúy Nga


iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................................... ii
Mục lục........................................................................................................................................ iii
Danh mục từ viết tắt ................................................................................................................... vi
Danh mục bảng .......................................................................................................................... vii
Danh mục đồ thị.......................................................................................................................... ix
Danh mục sơ đồ, hình và hộp .................................................................................................... ix
Lời mở đầu ................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 5
a. Phương pháp tiếp cận .................................................................................................... 5
b. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................................ 5
c. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu......................................................................... 7
d. Phương pháp phân tích số liệu ...................................................................................... 8
5. Những đóng góp chủ yếu của luận án .................................................................................... 9
6. Bố cục của luận án................................................................................................................. 10
Chƣơng 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển công
nghiệp hỗ trợ ............................................................................................................... 11
1.1. Những công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp hỗ trợ...................................... 11
1.1.1. Những công trình nghiên cứu ngoài nước ............................................................ 11
1.1.2. Những công trình nghiên cứu trong nước ............................................................. 14
1.3. Khoảng trống trong những nghiên cứu trước và những vấn đề cần được tiếp tục
nghiên cứu ..................................................................................................................... 22
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................................... 24
Chƣơng 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp hỗ trợ........................ 26
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp hỗ trợ................................................................. 26



iv

2.1.1. Các quan niệm về phát triển công nghiệp hỗ trợ .................................................. 26
2.1.2. Vai trò công nghiệp hỗ trợ trong phát triển kinh tế xã hội ................................... 32
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn
thành phố Hà Nội ................................................................................................ 36
2.1.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp hỗ trợ ............................................. 42
2.2. Thực tiễn phát triển công nghiệp hỗ trợ và bài học kinh nghiệm.................................... 49
2.2.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ trên thế giới...................................... 49
2.2.2. Thực tiễn và kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam .................. 57
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Hà Nội trong phát triển công
nghiệp hỗ trợ ....................................................................................................... 61
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................................... 62
Chƣơng 3. Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố
Hà Nội ........................................................................................................................... 64
3.1. Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội .................................. 64
3.1.1. Tình hình phát triển các ngành công nghiệp Hà Nội ............................................ 64
3.1.2. Các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ ............................................ 75
3.2. Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội ...................... 80
3.2.1. Mở rộng quy mô công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội ................... 81
3.2.2. Chất lượng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ .................................................. 92
3.2.3. Hiệu quả trong phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ............................................ 96
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố
Hà Nội ......................................................................................................................... 103
3.3.1. Cơ chế chính sách của Nhà nước ........................................................................ 104
3.3.2. Các quan hệ liên kết khu vực và toàn cầu, ảnh hưởng của các tập đoàn đa
quốc gia ............................................................................................................. 105
3.3.3. Thị trường của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ........................................ 106

3.3.4. Tiến bộ khoa học công nghệ ............................................................................... 108
3.3.5. Nguồn lực tài chính............................................................................................. 109
3.3.6. Nguồn nhân lực ................................................................................................... 111
3.3.7. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................................... 113
3.3.8. Môi trường chính trị văn hóa .............................................................................. 113


v

3.3.9. Phân tích nhân tố khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công
nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội.................................................... 114
3.4. Đánh giá chung về phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội ....... 120
3.4.1. Những kết quả trong phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố
Hà Nội ............................................................................................................... 120
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân .......................................................................... 122
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................................... 125
Chƣơng 4. Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà
Nội ............................................................................................................................... 127
4.1. Bối cảnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ........................................................................... 127
4.1.1. Bối cảnh chung của thế giới................................................................................ 127
4.1.2. Bối cảnh trong nước............................................................................................ 130
4.1.3. Bối cảnh của Hà Nội ........................................................................................... 132
4.2. Định hướng và mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ trên Hà Nội ............................ 133
4.2.1. Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ Hà Nội ............................................. 133
4.2.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ Hà Nội .................................................. 134
4.3. Giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố
Hà Nội ......................................................................................................................... 136
4.3.1. Giải pháp về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ....................................... 137
4.3.2. Tăng cường thu hút đầu tư vào công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ .................. 140
4.4.3. Tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển thị

trường ................................................................................................................ 142
4.4.4. Nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ........................... 145
4.4.5. Giải pháp về công nghệ cho phát triển công nghiệp hỗ trợ ................................ 148
4.4.6. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ ........ 151
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................................... 153
Kết luận .................................................................................................................................... 154
Kiến nghị .................................................................................................................................. 156
Danh mục các công trình công bố của tác giả liên quan đến đề tài luận án....................... 157
Tài liệu tham khảo ................................................................................................................... 158
Phụ lục .......................................................................................................................................... 1


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ASEAN

Nghĩa tiếng Việt
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CCN

Cụm công nghiệp

CN

Công nghiệp

CNC

CNHT

Công nghệ cao
Công nghiệp hỗ trợ

DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

ĐTGD

Điện tử gia dụng

ĐVT

Đơn vị tính

EFA

Exploratory Factor Analysis
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá

EU

Liên minh Châu Âu


FDI
GRDP

Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổng sản phẩm trên địa bàn

JETRO

Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản

KCN

Khu công nghiệp

KHCN

Khoa học công nghệ



Lao động

METI
ODA

Bọ công nghi p và Thu o ng mại quốc tế Nhạ t
Bản
Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD


Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

PTCNHT

Phát triển công nghiệp hỗ trợ

R&D
SP
SWOT

Nghiên cứu và phát triển
Sản phẩm
Điểm mạnh-điểm yếu, cơ hội- nguy cơ

SX

Sản xuất

TĐĐQG

Tập đoàn đa quốc gia

TĐPTBQ

Tốc độ phát triển bình quân

UBND

Ủy ban nhân dân


USD

Đô la Mỹ


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp của thành phố Hà Nội giai đoạn
2010 – 2016................................................................................................................... 65
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố
Hà Nội giai đoạn 2010 – 2016 phân theo các ngành nghề sản xuất chủ yếu .......... 66
Bảng 3.3. Số lượng các doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2017 ................................................................... 68
Bảng 3.4. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Hà Nội ............................................... 69
Bảng 3.5. Lao động làm việc trong một số ngành công nghiệp của Hà Nội ......................... 70
Bảng 3.6. Đầu tư vào công nghiệp của thành phố Hà Nội...................................................... 71
Bảng 3.7. Các khu công nghiệp chính hiện có trên địa bàn Hà Nội....................................... 74
Bảng 3.8. Tổng hợp một số chính sách của Nhà nước về phát triển công nghiệp hỗ
trợ ................................................................................................................................... 77
Bảng 3.9. Tổng hợp một số chính sách của thành phố Hà Nội về phát triển công
nghiệp hỗ trợ ................................................................................................................. 79
Bảng 3.10. Các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và khả năng cung ứng cho các ngành
công nghiệp của Hà Nội ............................................................................................... 81
Bảng 3.11. Phát triển số lượng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn
thành phố Hà Nội.......................................................................................................... 83
Bảng 3.12. Quy mô của các DN công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội ........... 85
Bảng 3.13. Cấp độ của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố
Hà Nội năm 2016.......................................................................................................... 86

Bảng 3.14. Phát triển số lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp công nghiệp
hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội .......................................................................... 88
Bảng 3.15. Số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phân theo quy mô lao động
năm 2016 ....................................................................................................................... 88
Bảng 3.16. Giá trị sản xuất doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố
Hà Nội ........................................................................................................................... 90
Bảng 3.17. Trình độ lao động làm việc tại các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên
địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................................................ 96
Bảng 3.18. Chỉ số tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ
giai đoạn 2011 – 2016 (theo giá so sánh năm 2010) .................................................. 97


viii

Bảng 3.19. Tỷ lệ giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất của ngành công nghiệp hỗ trợ
trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2016............................................... 99
Bảng 3.20. Năng lực cung ứng của lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng của các
doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội ................................................................. 100
Bảng 3.21. Đánh giá của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về chính sách ......................... 104
Bảng 3.22. Đánh giá của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về liên kết............................... 105
Bảng 3.23. Đánh giá của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về thị trường sản phẩm ........ 107
Bảng 3.24. Đánh giá của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về khoa học công nghệ ........ 108
Bảng 3.25. Đánh giá của DN về tài chính của DN................................................................ 111
Bảng 3.26. Đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực ............................................................. 112
Bảng 3.27. Đánh giá về cơ sở hạ tầng .................................................................................... 113
Bảng 3.28. Đánh giá của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về môi trường chính trị
văn hóa ........................................................................................................................ 114
Bảng 3.29. KMO and Bartlett's Test ...................................................................................... 114
Bảng 3.30. Ma trận xoay nhân tố............................................................................................ 115
Bảng 3.31. Phân tích tương quan giữa các nhóm biến .......................................................... 118

Bảng 3.32. Tổng hợp phân tích hồi qui .................................................................................. 120
Bảng 4.1. Dự báo quy mô sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Hà Nội ........................................ 135
Bảng 4.2. Đối tượng thu hút đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ ................................................ 141
Bảng 4.3. Hệ thống, công cụ quản lý cần hỗ trợ cho các DN công nghiệp hỗ trợ Hà
Nội ............................................................................................................................... 147


ix

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Hà Nội phân theo ngành nghề sản
xuất giai đoạn 2010 – 2016 .......................................................................................... 67
Đồ thị 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Hà Nội phân theo loại hình kinh tế
giai đoạn 2010 – 2016 .................................................................................................. 68
Đồ thị 3.3. Giá trị sản xuất bình quân 1 lao động ngành CNHT trên địa bàn thành
phố Hà Nội .................................................................................................................... 91
Đồ thị 3.4. Giá trị sản xuất và tốc độ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ........................... 98

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VÀ HỘP
Hình 1. Quy trình thực hiện điều tra, khảo sát doanh nghiệp ................................................... 6
Sơ đồ 2.1. Các phạm vi của công nghiệp hỗ trợ ...................................................................... 30
Sơ đồ 2.2. Công nghiệp hỗ trợ theo nghĩa rộng ....................................................................... 31
Hình 2.1. Các giai đoạn công nghiệp hóa bắt kịp .................................................................... 33
Hộp 3.1. Đánh giá của doanh nghiệp về khó khăn bước đầu gia nhập chuỗi cung ứng
của DN CNHT Hà Nội ................................................................................................. 91


1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Xu thế toàn cầu hóa kinh tế, hợp tác kinh tế đang được mở rộng, cùng với
đó là trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ
toàn cầu, các quốc gia, nền kinh tế, khu vực đang có xu hướng hợp tác với nhau
trong một mạng lưới phân công lao động toàn cầu. Mọi quốc gia muốn phát triển
phải gắn phân công lao động quốc gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế.
Khi trình độ phân công lao động quốc tế và phân chia quá trình sản xuất đạt đến
mức độ cao, ít có sản phẩm công nghiệp nào được sản xuất tại một không gian,
địa điểm hay một công ty duy nhất của một quốc gia. Chúng được phân chia
thành nhiều công đoạn ở các công ty nhánh tại các địa phương, quốc gia, châu
lục khác nhau. Ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ra đời như một tất yếu xuất
phát từ đòi hỏi của nền sản xuất công nghiệp mới với nội dung cơ bản là chuyên
môn hóa sâu sắc các công đoạn của quá trình sản xuất [34].
Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam hiện nay tập trung chủ yếu vào một số
ngành như: Ngành chế tạo ô tô tỉ lệ nội địa hóa khoảng 5-20%; ngành điện tử nội
địa hóa khoảng 5-10%; da giày nội địa hóa khoảng 30%; dệt may nội địa hóa đạt
khoảng 30%; CNHT cho công nghệ cao khoảng 1-2%; cơ khí chế tạo khác nội
địa hóa khoảng 15-20%. Từ hạn chế về việc nội địa hóa các sản phẩm CNHT dẫn
tới khối lượng linh phụ kiện nhập khẩu hàng năm về Việt Nam lắp ráp, chế tạo,
sản xuất để xuất khẩu vào khoảng hàng chục tỷ USD (riêng sản phẩm nhập khẩu
thuộc ngành điện tử và ô tô vào khoảng 30 tỷ USD) [22].
Với vị trí thủ đô, Hà Nội hướng tới mục tiêu phát triển ngành công nghiệp
mang tính đầu tàu, có sức lan tỏa đến các ngành khác, cũng như tạo ra một sự
cộng sinh, cộng hưởng trong phát triển đối với sự phát triển của các địa phương
khác của cả nước, nhất là việc hình thành các cụm công nghiệp của Việt Nam có
tính cạnh tranh quốc tế. Để thực hiện mục tiêu đó, hơn hai thập kỷ trước, Hà Nội
đã lựa chọn phát triển CNHT, đặc biệt hướng tới các sản phẩm công nghiệp chủ
lực. Đến nay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT ở Hà Nội đã có
sự gia tăng đáng kể. Một số doanh nghiệp đã chủ động đầu tư vào công nghệ để
sản xuất sản phẩm CNHT và trình độ công nghệ được cải thiện. Sản phẩm CNHT

bước đầu có khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu. Một số ít doanh


2

nghiệp (DN) của Hà Nội bứt ra khỏi sự trì trệ bằng cách đầu tư thiết bị, nâng cao
quy mô sản xuất, tạo thành một tác nhân quan trọng trong chuỗi sản phẩm phức
tạp của các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn trên thế giới. Theo đó, Hà Nội
sẽ từng bước sản xuất sản phẩm chất lượng cao để thúc đẩy một số ngành có thế
mạnh như lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, điện-điện tử theo hướng tham gia sâu hơn
vào chuỗi sản xuất, cung ứng linh, phụ kiện của khu vực và thế giới.
Các nhóm ngành và sản phẩm CNHT thế mạnh Hà Nội như linh phụ kiện
ô tô, xe máy, vật liệu điện, bao bì, phụ tùng cơ khí xi măng, cơ khí mỏ, nhiệt điện,
thủy điện… đã góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, thay thế phụ tùng linh kiện
nhập khẩu, tạo ra sức cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp cả nước. Để có
nhiều sản phẩm thay thế được sản phẩm nhập khẩu, hạn chế nhập nguyên phụ
liệu thì vấn đề phát triển CNHT là cần thiết. Đến nay, tỷ lệ nội địa hóa linh phụ
kiện xe máy đạt trên 80%. Một số chi tiết CNHT khó như chi tiết bánh răng động
cơ, trục khuỷu xe máy đã được DN FDI Nhật Bản sản xuất tại Hà Nội thay cho
nhập khẩu. Các sản phẩm linh kiện chi tiết ngành điện tử công nghệ thông
tin ngoài đáp ứng cho thị trường trong nước đã tham gia mạnh mẽ xuất khẩu [47].
Đóng góp giá trị sản xuất của các doanh nghiệp CNHT Hà Nội chỉ chiếm
khoảng 10% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố [8]. Riêng
trong ngành ô tô, xe máy là ngành có điều kiện phát triển CNHT tốt nhất do thị
trường lớn, nhưng tỷ trọng doanh thu chỉ chiếm 26% ngành CNHT Thành phố;
ngành điện tử-tin học còn thấp hơn chỉ chiếm 10%. Mặc dù là nhóm ngành có
nhiều loại sản phẩm nhất và nhiều phân nhóm khác nhau, nhóm ngành điện (gồm
cả thiết bị và khí cụ điện), vật tư ngành cơ khí, phụ tùng linh kiện cho ngành cơ
khí…, nhưng cũng chỉ chiếm 29,16% doanh thu CNHT [14]. Nhóm CNHT cho
ngành dệt may và ngành da - giày là nhóm đặc biệt, chiếm tỷ trọng tương đối thấp

trong ngành CNHT do không được khuyến khích phát triển trên địa bàn Hà Nội
sau năm 2020.
Phát triển CNHT Hà Nội hiện nay còn mang tính tự phát, manh mún, chưa
có định hướng chiến lược tập trung vào một số ngành trọng tâm và thế mạnh của
Thành phố để phát triển, sản phẩm chồng chéo chất lượng chưa đồng đều, năng
lực sản xuất tại các DN còn hạn chế và đặc biệt là các doanh nghiệp chưa tìm
được giải pháp phối hợp, liên kết với nhau để đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp nói riêng và phát triển CNHT trên địa bàn [54], [47]. Đáng chú
ý là việc thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao đang khiến cho ngành CNHT Việt


3

Nam gặp nhiều bất lợi. Trình độ công nghệ trong các doanh nghiệp CNHT đang
ở mức trung bình, số lượng doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến tương đương với
các doanh nghiệp của các nước trong khu vực còn rất thấp (khoảng 20%) [12].
Khu vực đầu tư nước ngoài có công nghệ gia công tiên tiến hơn, nhưng năng lực
chỉ đủ phục vụ cho nhu cầu nội bộ của công ty m . Năng lực cạnh tranh của các
cơ sở sản xuất CNHT Hà Nội còn thấp, thiếu sự phối kết hợp, phân giao chuyên
môn hóa giữa các cơ sở sản xuất hỗ trợ và thiếu hẳn sự phối hợp, phân giao sản
xuất, liên kết giữa nhà sản xuất chính với các nhà thầu phụ, giữa các nhà thầu
phụ với nhau, giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa. Sản
phẩm CNHT hiện chủ yếu phục vụ cho tiêu thụ nội địa (đáp ứng khoảng 10%
nhu cầu), xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn do chưa có kênh tiếp cận thị trường
hoặc chưa đảm bảo quy mô công suất sản xuất kinh tế.
Qua nghiên cứu, trên địa bàn Hà Nội các nghiên cứu mới chủ yếu tập
trung vào ngành công nghiệp như của Nguyễn Ngọc Dũng (2011) [16] nghiên
cứu về “Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội”; Nguyễn
Đình Trung (2012) [71] nghiên cứu “Xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm khu công
nghiệp ở Hà Nội”; Cùng với đó là quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố

Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [84]; đề án “Phát triển CNHT trên
địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025” [87];
đề án “Phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội đến năm 2020,
định hướng đến năm 2025” [88] của UBND thành phố Hà Nội chứ chưa có
nghiên cứu nào tập trung vào CNHT. Đây là thách thức lớn đối với sự phát triển
CNHT Hà Nội. Xuất phát từ thực tế trên, tôi lựa chọn đề tài “Phát triển công
nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
a. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở luận giải làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát triển CNHT,
luận án vận dụng để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển CNHT trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Từ đó, đề xuất giải pháp đẩy mạnh phát triển CNHT trên địa
bàn thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo.
b. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến phát
triển CNHT, từ đó đề xuất các nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển CNHT
trên địa bàn thành phố Hà Nội;


Luận án đủ ở file: Luận án full













×