Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Quản trị hoạt động lữ hành quốc tế theo tiếp cận liên kết đa ngành trên địa bàn Hà Nội (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.52 KB, 143 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài luận án
Liên kết đa ngành trong kinh doanh lữ hành quốc tế có vai trò hết sức quan
trọng đối với sự phát triển của hoạt động lữ hành quốc tế nói riêng và phát triển du
lịch nói chung. Với chức năng và vai trò trung gian của mình, các doanh nghiệp lữ
hành quốc tế đặc biệt chú trọng đến việc hình thành, duy trì và phát triển các mối
quan hệ có tính chất đa ngành giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp, chính quyền
và ngƣời dân địa phƣơng tại điểm đến du lịch nhằm mang lại những trải nghiệm tốt
nhất cho du khách quốc tế và tối đa hóa lợi ích cho tất cả các đối tƣợng có liên quan
trong quá trình kinh doanh lữ hành quốc tế. Các nội dung quản trị hoạt động lữ hành
quốc tế của doanh nghiệp lữ hành cũng cần đặt trong mối quan hệ có tính chất đa
ngành, đa lĩnh vực với các đối tƣợng liên quan, đặc biệt là các thành phần trong
chuỗi cung ứng du lịch quốc tế.
Trên thế giới và ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan
đến đề tài luận án theo nhiều góc độ khác nhau nhƣ các nghiên cứu về quản trị
doanh nghiệp, về du lịch và lữ hành, về quản trị doanh nghiệp lữ hành, về liên kết
đa ngành trong kinh tế, du lịch… Tuy nhiên, các nghiên cứu đó chủ yếu đề cập đến
các khía cạnh tƣơng đối độc lập cả về lý luận và thực tiễn quản trị kinh doanh trong
lĩnh vực du lịch và lữ hành. Việc nghiên cứu các nội dung quản trị hoạt động lữ
hành quốc tế của doanh nghiệp lữ hành trong mối quan hệ đa ngành, đa lĩnh vực
giữa doanh nghiệp lữ hành quốc tế với các nhà cung cấp, chính quyền và ngƣời dân
địa phƣơng tại điểm đến thì chƣa có công trình nghiên cứu nào hệ thống hóa và làm
rõ. Bên cạnh đó, nhiều dữ liệu nghiên cứu trƣớc đó đã không còn tính thời sự và
phù hợp với điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà Nội hiện nay, do
vậy các giải pháp và kiến nghị đƣa ra không còn khả thi.
Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên du lịch phong phú, điều kiện kinh
tế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị khá đồng bộ, du lịch Hà Nội có nhiều thuận lợi để
phát triển và trong chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô đã đặt ra mục
tiêu đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm, chiếm 15 – 16% GDP của




2

Thành phố. Trong Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIV
về phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo đã khẳng định
“Xây dựng Hà Nội thực sự là một trung tâm du lịch của cả nƣớc và khu vực, là
trung tâm phân phối khách hàng đầu của cả nƣớc, thực hiện chức năng cầu nối giữa
Thủ đô với các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020
đƣa du lịch thành ngành kinh tế trọng điểm của Thủ đô; Hà Nội trở thành thành phố
du lịch mang giá trị của một Thủ đô lâu đời; văn minh, hiện đại; thành phố du lịch
hấp dẫn của khu vực. Đến năm 2030, trở thành thành phố dịch vụ du lịch cao cấp,
điểm đến du lịch đƣợc ƣa chuộng trên thế giới. Phát triển một cách tƣơng xứng các
loại hình du lịch văn hoá; du lịch hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện; du
lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng; du lịch cộng đồng”.
Hà Nội có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, nổi bật là: có
hệ thống hồ đẹp, tạo nên giá trị cảnh quan rất riêng của Hà Nội nhƣ Hồ Tây, hồ
Hoàn Kiếm, hồ Quan Sơn, Suối Hai, đầm Vân Trì..., khu di tích Hoàng Thành
Thăng Long, lễ Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, Ca trù đƣợc UNESCO công
nhận là di sản văn hóa thế giới, hệ thống các văn bia tiến sĩ thời Lê Mạc tại Văn
Miếu Quốc Tử Giám đƣợc UNESCO công nhận là di sản tƣ liệu thế giới thuộc
chƣơng trình ký ức thế giới của UNESCO. Ðiều này càng có ý nghĩa khi diện tích
của Hà Nội đƣợc mở rộng gấp 3,6 lần diện tích cũ, làm cho hệ thống tài nguyên du
lịch đƣợc mở rộng, đa dạng, phong phú, tạo ra nhiều tiềm năng cho ngành du lịch.
Với 5.175 di tích, trong đó 1.050 di tích đã đƣợc xếp hạng, đứng đầu cả nƣớc... Hà
Nội cũng là nơi tập trung hệ thống cơ sở văn hoá, thông tin của cả nƣớc nhƣ trung
tâm phát thanh, truyền hình, nhà hát lớn, các bảo tàng lớn; các cơ sở biểu diễn nghệ
thuật dân gian nhƣ nhà hát chèo, múa rối nƣớc rất hấp dẫn đối với du khách quốc tế
và trong nƣớc. Trong những năm gần đây, Hà Nội luôn đƣợc một số tạp chí Du lịch
uy tín hàng đầu Thế giới nhƣ Travel and Leisure (Mỹ), Smart Travel Asia (HKG) tổ

chức bình chọn và đạt danh hiệu Top 10 điểm đến du lịch hấp dẫn nhất Châu Á.
Trong thời gian qua, mặc dù các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn
Hà Nội đã rất năng động, sáng tạo trong quản trị hoạt động của doanh nghiệp. Đồng
thời, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế cũng đã tận dụng tối đa những lợi thế về môi


3

trƣờng kinh doanh du lịch của Thủ đô và các chính sách hỗ trợ hoạt động lữ hành
quốc tế của Nhà nƣớc và thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, trong quản trị hoạt động lữ
hành quốc tế còn bộc lộ nhiều vấn đề nhƣ: chƣa gắn kết đƣợc các nội dung quản trị
hoạt động lữ hành quốc tế của doanh nghiệp trong mối quan hệ với các thành phần
của chuỗi cung ứng du lịch quốc tế; các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn
Hà Nội còn hoạt động tƣơng đối riêng rẽ, thiếu sự hợp tác, phối hợp với nhau để
cùng phát triển; mối quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành quốc tế với các nhà cung
cấp, chính quyền và ngƣời dân địa phƣơng tại điểm đến còn khá lỏng lẻo, tự phát
làm ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách quốc tế và yêu
cầu của phát triển du lịch trong điều kiện cạnh tranh hiện nay... Hơn thế nữa, số
lƣợng và cơ cấu các đối tác của doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà Nội
nói riêng, ở Việt Nam nói chung còn khá hạn chế, chất lƣợng và giá cả hàng hóa,
dịch vụ cung ứng chƣa đồng đều và thiếu tính ổn định… là thách thức không nhỏ
đối với các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Thực tế trên đặt ra những đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu hơn về lý luận và
thực tiễn quản trị hoạt động lữ hành quốc tế theo tiếp cận liên kết đa ngành.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của quản trị hoạt động lữ hành quốc tế theo
tiếp cận liên kết đa ngành cả về mặt lý luận và thực tiễn, nghiên cứu sinh quyết định
lựa chọn đề tài “Quản trị hoạt động lữ hành quốc tế theo tiếp cận liên kết đa
ngành trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sĩ krketing dịch vụ; đánh giá đƣợc thực trạng sức cạnh tranh marketing của
các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội, đặc biệt từ năm 2000 – 2006; đề tài đã đề xuất
đƣợc một số giải pháp tăng cƣờng nguồn lực và hiệu lực tổ chức, hoạt động



12

marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh marketing của doanh nghiệp lữ hành Hà
Nội trong giai đoạn đến năm 2010.
Các nghiên cứu trên đã cung cấp một hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về
quản trị doanh nghiệp lữ hành nói chung, quản trị doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên
địa bàn Hà Nội nói riêng. Tuy vậy, mối quan hệ liên kết đa ngành trong kinh doanh
lữ hành quốc tế chƣa đƣợc làm rõ và vận dụng trong quá trình kinh doanh của các
doanh nghiệp lữ hành nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách du lịch quốc tế, đặc
biệt là khách inbound và tối đa hóa lợi ích cho các bên tham gia liên kết. Nhƣ vậy,
vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị hoạt động lữ hành quốc tế theo tiếp cận liên
kết đa ngành trên địa bàn Hà Nội cần đƣợc nghiên cứu sâu hơn và các dữ liệu cũng
cần đƣợc cập nhật hơn cho phù hợp với tình hình kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà
Nội hiện nay.
1.1.1.4. Các công trình nghiên cứu về liên kết đa ngành trong kinh tế, du lịch
Liên kết đa ngành trong kinh tế là vấn đề đã đƣợc quan tâm nghiên cứu từ
khá sớm. Tác giả Dƣơng Bá Phƣợng (1993) đã làm rõ đƣợc quá trình hình thành và
phát triển của các quan hệ liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp sản xuất và thƣơng
mại, đã làm rõ đƣợc bản chất của liên kết kinh tế, đã chỉ ra những đặc trƣng cơ bản
của liên kết kinh tế. Luận án cũng đã tiến hành phân tích thực trạng và xu hƣớng
vận động của các quan hệ liên kết kinh tế giữa sản xuất và thƣơng mại ở nƣớc ta
trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng. Trên cơ sở đó, luận án có những
đóng góp mới là những kiến nghị về những giải pháp ở tầm vĩ mô nhằm thúc đẩy
quá trình liên kết kinh tế giữa sản xuất và thƣơng mại, đồng thời góp phần đẩy
mạnh sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Tác giả Đỗ Thị Đông (2011) đã hệ
thống hóa đƣợc các vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị trong ngành may
xuất khẩu, đồng thời đề xuất đƣợc các giải pháp nhằm tăng cƣờng sự tham gia của
các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu, mà chủ yếu

là dựa vào tổ chức lại các quan hệ liên kết của các doanh nghiệp may xuất khẩu ở
Việt Nam. Tác giả Michael Hugos (2010) đã đề cập đến những vấn đề lý luận cơ
bản về quản lý chuỗi cung ứng nhƣ: các khái niệm quan trọng của quản lý chuỗi
cung ứng; làm rõ giá trị và vai trò của chuỗi cung ứng; nhận diện vị trí thích hợp


13

cũng nhƣ sự đóng góp của một doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng; các cách thức
để điều chỉnh chuỗi cung ứng sao cho tƣơng thích với chiến lƣợc kinh doanh của
doanh nghiệp; các vấn đề đặt ra trong quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung, cuốn sách trình bày một cách chi tiết các
nội dung cụ thể của quản lý chuỗi cung ứng bao gồm: các quy trình của chuỗi cung
ứng (hoạch định và thu mua, sản xuất và phân phối); ứng dụng công nghệ thông tin;
hệ thống đo lƣờng hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng; điều phối chuỗi cung ứng;
nhận diện những cơ hội mà chuỗi cung ứng mang lại; tạo ra chuỗi cung ứng mang
lại lợi thế cạnh tranh và triển vọng của chuỗi cung ứng trong thực tiễn. Hai tác giả
Đinh Trọng Thịnh, Nguyễn Minh Phong (2007) thì đề cập đến các loại hình doanh
nghiệp, thành phần kinh tế và sự phân loại thành phần kinh tế ở Việt Nam; khái
niệm, hình thức, vai trò và các nhân tố ảnh hƣởng đến hợp tác, liên kết kinh tế của
các doanh nghiệp, thành phần kinh tế. Đồng thời, cuốn sách cũng xem xét và giới
thiệu một số kinh nghiệm quốc tế trong hợp tác, liên kết kinh tế của các doanh
nghiệp Nhật Bản, Trung Quốc và một số quốc gia khác trong khu vực. Tác giả Tố
Uyên (2005) đã đề cập đến thực trạng của mạng lƣới phân phối hàng hóa tại Việt
Nam trong giai đoạn từ năm 2005 trở về trƣớc. Trong đó, bài báo đã chỉ ra những
cảnh báo cho thị trƣờng phân phối hàng hóa ở Việt Nam, bao gồm: sự bành trƣớng
và Việt hóa ngày càng mạnh mẽ của các thƣơng hiệu toàn cầu trên thị trƣờng nội
địa; kênh phân phối cho sản phẩm Việt Nam chƣa hoàn thiện; các tập đoàn phân
phối lớn trên thế giới đã đặt chân đến Việt Nam làm thay đổi thói quen mua sắm
của ngƣời dân; kênh phân phối truyền thống đang và sẽ suy yếu trƣớc sự phát triển

của kênh phân phối hiện đại. Từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để tăng cƣờng
khả năng cạnh tranh cho thị trƣờng trong nƣớc trong điều kiện hội nhập và cạnh
trang gay gắt của các thƣơng hiệu toàn cầu. Cũng tác giả Tố Uyên (2004) đã tập
trung làm rõ thực trạng liên kết chuỗi của một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam,
trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi và đề xuất những biện pháp để
liên kết chuỗi một cách hiệu quả nhƣ: làm rõ các nội dung liên kết; nghĩa vụ, trách
nhiệm các thành viên; quy chế xác định khách hàng; cơ chế xác định ai làm giá; quy
chế chia sẻ hàng hóa phù hợp; chuyển giao công nghệ… để đảm bảo lợi ích của các


Luận án đủ ở file: Luận án full






















×