Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả cho trẻ mẫu giáo lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.32 MB, 22 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Trong di chúc, Bác đặc biệt quan tâm đến ngành giáo dục, từ những
lời dạy của Bác về giáo dục tiết kiệm, hiện nay trong công cuộc đổi mới giáo
dục, chúng ta không thể không quan tâm đến vấn đề “Giáo dục tiết kiệm năng
lượng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh, đặc biệt là lứa tuổi Mầm non,
bởi trẻ em như một cây non, cần được uốn nắn ngay từ đầu”. Vì ở lứa tuổi này
trẻ rất dễ tiếp cận, học hỏi những điều hay lẽ phải, ý thức tiết kiệm cũng vì thế
phải được chú trọng ngay từ lứa tuổi này, nhằm giúp trẻ có những hiểu biết đơn
giản về tác dụng của tiết kiệm và biết tiết kiệm. Việc lồng ghép thường xuyên
vấn đề này trên bài giảng sẽ mang lại hiệu quả không nhỏ. Hơn nữa, nếu ngay
trong cuộc sống hàng ngày, cô giáo là người đi đầu tiên phong trong việc tiết
kiệm năng lượng, nước, giấy, phân loại rác thải… thì hiệu quả sẽ tăng lên gấp
đôi.
Như chúng ta đã biết, năng lượng là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối
với cuộc sống của con người, năng lượng góp phần duy trì sự sống và phát triển
đất nước. Nếu như không có năng lượng sẽ không có sự sống, mọi thứ sẽ không
tồn tại, thế nhưng nguồn năng lượng quý báu của chúng ta đã đang dần hao mòn
và gần như cạn kiệt.
Chính vì vậy mà việc sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả đang là
vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay, không chỉ của một cá nhân, một trường
học quan tâm mà đó là vấn đề của cả nước Việt Nam nói riêng và các nước trên
thế giới nói chung, vì vậy ta nên giáo dục con người nhận thức việc sử dụng
năng lượng tiết kiệm ngay từ nhỏ và trường mẫu giáo là nơi lý tưởng để phát
huy vấn đề này.
Riêng đối với trẻ mầm non là một quá trình từng bước giáo dục, hình
thành tốt những việc nhỏ sẽ làm nền tảng cho những vấn đề to lớn sau này.
Trẻ mẫu giáo lớn là lứa tuổi mà trẻ thích học hỏi hiếu động, khám phá
những gì mới lạ, trẻ còn nhỏ tâm hồn trẻ ngây thơ hồn nhiên chưa biết gì về thế
giới xung quanh, vì thế ta cần giáo dục trẻ ngay từ lúc này để trẻ phát triển về


các mặt đạo đức, thói quen, có hành vi đúng đắn về việc sử dụng năng lượng tiết
kiệm để góp phần vào công cuộc xây dựng một cộng đồng xanh và lành mạnh.
Xuất phát từ lý do nêu trên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp cho trẻ
mẫu giáo lớn” nhằm tìm ra giải pháp tốt hơn góp phần vào công cuộc tiết kiệm

1


năng lượng của đất nước giúp trẻ hình thành thói quen tiết kiệm từ lúc nhỏ để trở
thành người có ích cho xã hội.
2. Tên sáng kiến:
“Một số biện pháp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả
cho trẻ mẫu giáo lớn”
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Vũ Thị Lan Anh
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường MN Yên Dương – Xã Yên Dương Huyện Tam Đảo- Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0977478592
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Vũ Thị Lan Anh
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Áp dụng trong mọi lĩnh vực phát triển cho trẻ.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 09/2015
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Về nội dung của sáng kiến
Chương I: Một số vấn đề lí luận về tiết kiệm năng lượng hiệu quả
I. Tiết kiệm năng lượng là xu thế chung của toàn thế giới
- Hiện nay nhằm giảm bớt tác động của giá dầu mỏ tăng cao cùng với trữ
lượng dầu mỏ ngày càng cạn kiệt, nhiều nước trên thế giới buộc phải thực hiện
tiết kiệm năng lượng và tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng
lượng thay thế.

- Tiết kiệm năng lượng mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và xã hội.
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả góp phần giảm lượng khí gây ô
nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho gia đình và cộng đồng.
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả góp phần giữ gìn nguồn năng
lượng, đảm bảo nhu cầu sử dụng trước mắt cũng như lâu dài của gia đình và
cộng đồng.
- Với hơn 20 triệu học sinh các cấp học được học các chương trình giáo dục
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì đó sẽ là một con số đáng kể thực
hiện các hành vi tiết kiệm năng lượng và sử dụng hiệu quả năng lượng.

2


- Chính vì vậy việc lựa chọn đưa giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả vào nhà trường là đúng đối tượng và sẽ tạo ra một hiệu ứng rộng rãi.
II. Một số nghị định, văn bản về “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả”:
- Căn cứ Nghị định số 102/2003/NĐ-CP ngày 3 tháng 9 năm 2003 của Chính
phủ về “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. Sau 6 năm thi hành Nghị
định, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã đạt được một số kết quả
bước đầu, như hình thành phương thức quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả, nâng cao nhận thức của cộng đồng, hành vi tiết kiệm năng
lượng đã được khuyến khích thực hiện trong một số hoạt động của đời sống xã
hội...
- Năm 2006 Việt Nam có Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Năm 2007 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng
lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2050.
- Tháng 11/2009, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XII đã thảo luận Luật
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Khi Luật được ban hành và đi vào

cuộc sống thì ý thức và trách nhiệm về tiết kiệm năng lượng sẽ được điều chỉnh
mạnh mẽ hơn, hạn chế tối đa tình trạng lãng phí năng lượng, đáp ứng tốt hơn
nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời góp
phần vào sự nghiệp bảo vệ môi trường toàn nhân loại.
- Tiếp theo là các văn bản của Bộ Giáo Dục và Đào tạo ban hành nhằm cụ
thể hóa các chủ trương xây dựng và tăng cường công tác “Sử dụng năng lượng
tiết kiệm có hiệu quả” trong hệ thống Giáo dục quốc dân.
- Đầu năm học 2009-2010 là năm học đầu tiên bậc học mầm non triển
khai đưa nội dung “Sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả “qua chương
trình GDMN mới.
Chương II: Thực trạng sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả lớp mẫu
giáo lớn( 5 -6) tuổi trường mầm non Yên Dương
1. Khảo sát ban đầu:
- Tôi được Ban giám Hiệu phân công dạy lớp mẫu giáo lớn(5-6) tuổi
trường mầm non Yên Dương với sĩ số lớp là 32 cháu. Sau khi đưa ra đề tài “Sử
dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả” tôi đã tiến hành khảo sát và điều tra
thực trạng trẻ như sau:

3


a. Về phía trẻ:
- Trẻ chưa có hiểu biết về năng lượng như: Năng lượng gió, nước, ánh nắng…
- Trẻ chưa có ý thức tiết kiệm năng lượng như tiết kiệm nước…
- Trẻ chưa được cung cấp kiến thức và kỹ năng các biện pháp để tiết kiệm năng
lượng.
- Khi tham gia các hoạt động vệ sinh như rửa tay, rửa mặt trẻ chưa có ý thức tiết
kiệm nước.
*Bảng điều tra thực trạng:
Nhận dạng các loại

năng lượng

Sử dụng năng lượng
tiết kiệm

Biết sử dụng năng
lượng thay thế hiệu quả

Biết

Chưa biết

Biết

Chưa biết

Biết

Chưa biết

11/32 cháu

21/32 cháu

11/32 cháu

21/32 cháu

10/32 cháu


22/32 cháu

34%

66%

34%

64%

31%

69%

- Từ kết quả điều tra trên cho thấy giáo viên cũng có một số hạn chế như
sau:
b. Về phía giáo viên:
- Kiến thức và giải pháp tiết kiệm năng lượng còn hạn chế.
- Chưa chú trọng đến rèn kỹ năng và thói quen tiết kiệm năng lượng cho trẻ.
- Đối với chỉ số nêu hành động, nhận thức của trẻ về năng lượng xung quanh
như trên cho chúng ta thấy được rằng thực trạng lớp (5-6)tuổi các cháu còn nhỏ
chưa ý thức được hành động đúng sai, chưa quan tâm, chưa biết cách tiết kiệm
năng lượng, không vì cháu kém phát triển về trí tuệ hay vì cá tính cá biệt mà có
hành vi biểu hiện như thế, cái chính thực chất dẫn đến tình trạng này là vì cháu
chưa hiểu được năng lượng là gì? Tiết kiệm năng lượng để làm gì? Và làm
những gì để tiết kiệm năng lượng? …
Từ những thực tiễn trên, bản thân tôi đã luôn suy nghĩ tìm tòi, tham khảo
tài liệu để tìm ra phương pháp giáo dục cho trẻ từng bước nhằm hình thành ở trẻ
những ấn tượng tốt trong việc “thực hiện tiết kiệm năng lượng”.
Chương III: Một số biện pháp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm

có hiệu quả cho trẻ mẫu giáo lớn
Qua nghiên cứu tôi thấy có rất nhiều biện pháp để “thực hiện tiết kiệm
năng lượng” cho trẻ sau đây tôi xin đưa ra một số biện pháp mà bản thân đã áp
dụng có hiệu quả.

4


* Biện pháp 1: Giáo dục trẻ thông qua các hoạt động trong ngày
* Giáo dục trẻ thông qua giờ đón trẻ:
- Trong những giờ đón trẻ, cô trò chuyện với trẻ và hỏi trẻ thích được bố
mẹ đưa các con đến trường bằng phương tiện gì. Qua đó cô cho trẻ biết ba mẹ
đưa các con đến lớp bằng phương tiện xe đạp sẽ tiết kiệm được xăng. Nếu bằng
xe máy sẽ tốn xăng, vì vậy không nên đòi bố mẹ đưa đón bằng xe máy.

09

* Giáo dục trẻ thông qua hoạt động có chủ đích:
* Đối với chủ đề Trường mầm non – Gia đình
Dạy trẻ biết lợi ích của điện.
- Dạy trẻ nhận biết một số đồ dùng sử dụng điện trong trường mầm non, trong
gia đình.
+ Đồ dùng để thắp sáng: bóng đèn tuýp, đèn tròn, đèn chum, đèn bàn.
+ Đồ dùng để nghe, nhìn : Ti vi, catset, máy tính.
+ Đồ dùng phục vụ cho ăn uống : Tủ lạnh, bếp điện, ấm điện, nồi cơm điện …
+ Đồ dùng phục vụ sinh hoạt : Máy giặc, bình nóng lạnh, quạt máy, điều hòa…
- Lợi ích của điện trong lớp :
+ Giúp đèn điện sáng để cung cấp ánh sáng.

5



+ Giúp quạt máy, máy điều hòa để tạo mát hoặc làm ấm.
+ Giúp cho ti vi, máy tính, máy catset hoạt động.
+ Giúp cho tủ lạnh hoạt động để lưu giữ thức ăn.
+ Giúp cho nồi cơm điện, ấm điện (nấu cơm chín ,nấu nước sôi )
+ Cho trẻ tham gia thảo luận về trách nhiệm của trẻ trong việc sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Ví du:
- Tắt quạt, ti vi, máy vi tính…khi không sử dụng.

- Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
- Thảo luận theo các câu hỏi: “Ai cần đến năng lượng ?”, “Năng lượng có từ
đâu”?
- So sánh việc tiêu thụ năng lượng giữa các gia đình.
- Đếm các đồ dùng sử dụng điện.
- Trò chuyện về hóa đơn thu tiền điện hàng tháng của gia đình.
+ Hoạt động tạo hình.
- Hãy vẽ thêm miệng vào khuôn mặt của cô và mẹ để thể hiện thái độ của mẹ
và cô cách các con sử dụng điện.
- Làm mô hình một ngôi nhà đặc biệt.
- Ngôi nhà có nhiều cửa sổ.
- Trần mái nhà có tấm pin thu nạp ánh sáng mặt trời.

6


- Xây dựng một khung cảnh trường mầm non của bé.
- Lớp học có nhiều cửa sổ.
- Sân trường có nhiếu cây xanh.

- Sưu tầm tranh ảnh về các công việc của các bác nông dân nhà máy điện, nhà
máy xăng dầu.
- Nhận biết các hành vi sử dụng tiết kiệm năng lượng.
- Bên cạnh đó cần giáo dục cho trẻ biết là trẻ còn nhỏ không nên đụn vào hay
sờ vào các thiết bị điện hay ổ cắm điện vì có thể ngây nguy hiểm cho trẻ.

+ Hay chủ đề “Gia đình” tôi lồng ghép năng lượng bằng cách giáo dục trẻ
phơi ca, khăn, quần áo dưới ánh nắng mặt trời để khô và diệt vi khuẩn.

7


* Đối với chủ đề Bản thân
Dạy trẻ biết được bản thân trẻ cũng rất cần năng lượng như : Bé cần điện
để xem tranh, nghe nhạc, xem ti vi, chơi kissmast, quạt cho mát.
Dạy trẻ cần phải làm gì để tiết kiệm năng lượng như: Không mở cửa sổ,
cửa ra vào khi máy điều hòa, máy sưởi đang bật.
- Tắt đèn quạt khi ra khỏi phòng.
- Không được mở cánh cửa tủ lạnh trong thời gian dài, luôn đóng kín cửa
tủ lạnh.
- Tắt máy đài, ti vi, khi không nghe, không xem.
- Tắt máy vi tính khi không sử dụng.
+ Ví dụ :
Dạy trẻ bằng lời : Giáo dục trẻ có ý thức hành vi tiết kiệm năng lượng để
trẻ chú ý quan sát và bắt chước những việc làm của người lớn: Khi ra khỏi nhà
phải tắt điện, tắt quạt, đài, ti vi …khi không sử dụng.
- Có thái độ không đồng tình với những người không có ý thức tiết kiệm
năng lượng.
+ Ví Dụ :
Dạy trẻ bằng lời: Dạy trẻ có thể nhận ra được những người sử dụng năng

lượng tiết kiệm, và nhận ra những người nào sử dụng năng lượng không tiết
kiệm.
* Đối với chủ đề Nghề nghiệp
- Dạy trẻ biết rằng tất cả các nghề trong xã hội đều có sử dụng đến năng
lượng.
- VD: Dạy trẻ biết nghề bác sĩ dùng điện dể chữa bệnh cho mọi người
như: có điện thì mới siêu âm được. Nghề giáo viên dùng điện để cho trẻ xem
tranh ảnh trên máy vi tính, xem phim. Nghề đánh bắt cá dùng điện, xăng dầu để
động cơ hoạt động được và chạy ra sông để bắt cá.
- VD: Chủ điểm “Nghề nông quê em” tôi lồng ghép giáo dục năng lượng
vào tiết dạy như: Phơi lúa bằng ánh nắng mặt trời, năng lượng giúp cây quang
hợp và tươi tốt.
- Cho trẻ xem phim, ảnh về các hành vi tiết kiệm năng lượng, chơi trò
chơi hành vi đúng sai về tiết kiệm năng lượng để trẻ có thể phân biệt được các
hành vi đúng.
- VD: Qua chủ đề một số nghề cô lồng vào các hoạt động như: đọc thơ
“Bác nông dân” đọc đồng dao “Nhớ ơn”, qua đó cho trẻ biết để có lương thực,
thực phẩm nuôi sống chúng ta hằng ngày, các cô bác nông dân phải rất vất cả
cho nên chúng ta phải kính trọng nhớ ơn và phải biết tiết kiệm khi sử dụng.
* Đối với chủ đề Tết – mùa xuân
Cho trẻ trồng cây hưởng ứng ngày Tết trồng cây, cô cùng trẻ tưới nước,
chăm sóc cây thường xuyên để dạy trẻ biết rằng cây xanh rất cần cho chúng ta .

8


VD: Dạy trẻ nhận biết được quá trình lớn lên của cây xanh và biết được
lợi ích của cây đối với con người là cung cấp không khí, oxi.
* Đối với chủ đề Động vật
Dạy trẻ biết yêu quý tất cả muôn thú bởi mỗi con vật cũng giống chúng ta

đều cần có sự sống. Do đó chúng ta phải bảo vệ chúng, đừng làm hại các con vật
đó.
Ví dụ: Trong trường có nuôi một số con vật như: con chó, chim bồ câu, …
Do đó qua các buổi dạo chơi ngoài trời, bên cạnh việc trò chuyện với trẻ về tên
gọi, đặc điểm của các con vật, tôi có thể kết hợp giáo dục trẻ phải biết chăm sóc
các con vật nuôi này vì nó cũng có ích lợi đối với con người chúng ta như: Chim
bồ câu được con người dùng đưa thư …
* Đối với chủ đề Nước & Hiện tượng tự nhiên.
- Dạy cho trẻ biết về lợi ích của năng lượng mặt trời :
+ Năng lượng mặt trời có thể tạo ra điện: Nên lắp đặt những tấm pin thu nạp
ánh nắng mặt trời lên mái nhà để tạo ra điện sử dụng trong nhà.
+ Sử dụng năng lượng mặt trời làm khô quần áo, thay cho việc sấy khô hoặc là
ủi quần áo .
+ Nhà kính sử dụng năng lượng mặt trời để sưởi ấm làm cho cây cối phát triển.
+ Năng lượng mặt trời làm cho ô tô chuyển động.
- Lợi ích năng lượng gió :
+ Những chiếc tua –bin khổng lồ có thề sử dụng năng lượng gió tạo ra điện.
+ Thuyền sử dụng sức gió để chạy trên sông, trên biển.
+ Chúng ta dùng sức gió để diều bay trên bầu trời.
- Lợi ích năng lượng sức nước :
+ Sử dụng sức nước để giã gạo, cắt gỗ.
+ Sử dụng sức nước để tạo ra điện.
Dạy trẻ biết sống tiết kiệm, không lãng phí nước sạch, chỉ dùng nước sạch
khi cần thiết (làm vệ sinh trước và sau ăn: rửa tay, súc miệng và đi vệ sinh,
……..), không mở nước để tràn hoặc nghịch phá nước như vậy sẽ rất lãng phí.
Dạy trẻ câu khẩu hiệu “giọt nước quí hơn vàng”
* Đối với chủ đề Hiện tượng tự nhiên.
Dạy trẻ biết nguồn năng lượng sạch bao gồm năng lượng mặt trời, gió,
nước, dạng năng lượng sạch này không làm hại đến môi trường như những năng
lượng khác như (than, dầu lửa ,khí ga tự nhiên).

Nguồn năng lượng sạch có rất nhiều không bao giờ cạn kiệt.
Ở nội dung này giáo viên sử dụng một số hình ảnh minh hoạ về sự cần
thiết của nước đối với đời sống con người và động vật, tranh minh hoạ được treo
nơi để nước trẻ uống và nơi trẻ sử dụng nước sinh hoạt (rửa tay, chân, rửa mặt
mũi…).
Cô trò chuyện với trẻ về lợi ích và sự cần thiết của nước trong đời sống
hằng ngày của con người. Cho trẻ biết thêm nếu không có nước chúng ta sẽ khát

9


nước, cơ thể sẽ mệt mỏi không thể hoạt động được, không có nước mọi hoạt
động về vệ sinh, sinh hoạt sẽ không thực hiện được, tóm lại nếu thiếu nước đời
sống chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy cần phải tiết kiệm nước như:
Chúng ta uống nước khi khát nước.
Khi uống không đổ phí nước, không rót nước tràn ly đổ ra ngoài.

Khi rửa: Tắt vòi nước khi rửa xong.
Nội dung được thường xuyên lồng ghép vào các hoạt động, qua đó nhắc
nhở trẻ nhằm khắc sâu kiến thức dần dần sẽ tạo thói quen cho trẻ.
- Cô giáo là người thực hiện mẫu để trẻ noi theo.
- Cô theo dõi trong quá trình trẻ thực hiện, khen thưởng động viên những
trẻ thực hiện tốt, khuyến khích trẻ nhắc nhở bạn khi thực hiện, đưa vào hoạt
động nêu gương, đưa vào tiêu chuẩn bé ngoan của ngày, của tuần.
* Đối với chủ đề Quê hương – Bác Hồ.
Cô cho trẻ xem tranh, đọc thơ, truyện và trò chuyện về sự tiết kiệm năng
lượng như: truyện “Đom đóm thắp sáng”…. và các hình ảnh về tiết kiệm năng
lượng. Qua việc cho trẻ xem những tư liệu đó sẽ giúp cho trẻ thêm yêu quê
hương đất nước và học nhiều đức tính tốt đẹp của Bác.
* Đối với chủ đề Trường tiểu học.


10


- Trước hết, cần dạy trẻ phải thương yêu giúp đỡ nhau, phải đoàn kết chặt chẽ:
Đoàn kết giữa các trẻ lớn và các trẻ bé. Và biết tiết kiệm năng lượng khi sử
dụng.
- Sau đó, dạy cho các trẻ phải yêu lao động, giữ gìn kỷ luật. Chớ tự do phóng
túng khi sử dụng năng lượng vì tự do phóng túng là không tốt. Cô dạy trẻ tuân
thủ theo các quy định, nội quy của lớp học
Ví dụ: Xếp hàng để làm vệ sinh trước khi ăn và sau khi ăn một cách tiết kiệm
nước …
- Trong sinh hoạt hàng ngày, cần tập cho các trẻ nên tự phục vụ bản thân cho
quen, không nên làm nũng.( Cho trẻ tự thay đồ, làm vệ sinh cá nhân)
- Cần cho các trẻ nên thi đua, thi đua học tập, thi đua trong mọi việc để trở thành
những nhi đồng có tổ chức, có kỷ luật.
- Cần dạy cho trẻ biết: yêu Tổ quốc, thương đồng bào, chuộng lao động, giữ gìn
kỷ luật, biết vệ sinh, học văn hoá, đồng thời phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ,
hoạt bát, tự nhiên của trẻ ở lứa tuổi tuổi mầm non….
* Giáo dục trẻ thông qua hoạt động ngoài trời:
• Hoạt động ngoài trời có ý nghĩa đặc biệt với trẻ mầm non. Thông qua hoạt
động ngoài trời giáo viên có thể giáo dục cho trẻ nhiều kiến thức, kĩ năng rồi
hình thành cho những cơ sở ban đầu trong đó có việc giáo dục môi trường cho
trẻ ngay tại bậc mầm non, tham gia hoạt động này trẻ sẽ được bảo vệ nguồn
nước, tiết kiệm nước.
• VD: Tổ chức cho trẻ tham gia tưới nước, trồng cây trong vườn trường
nhưng tôi luôn theo dõi nhắc nhở trẻ phải biết tiết kiệm nước, không để nước
văng vãi ra ngoài, phải biết giữ gìn nguồn nước.
• Dạy trẻ có thái độ nhiệt tình, hăng say trong lao động, chăm sóc tưới nước
bắt sâu cho cây xanh, hoa cho trường, lớp thêm đẹp.

* Giáo dục trẻ thông qua hoạt động vui chơi:
• Hoạt động vui chơi đóng vai trò rất quan trọng giúp trẻ dễ dàng tiếp thu
những hiểu biết về điện.
• Ở hoạt động này giáo viên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi như:
+ Trò chơi phân vai: Cô cho trẻ đóng kịch.
VD: Cho trẻ đóng kịch “một ngày mặt trời không chiếu sáng”
+ Trò chơi học tập: Làm bài tập về lợi ích của điện, của nhiên liệu.
- Nối ổ điện với các đồ dùng sử dụng điện.
- Nối nhiên liệu với các đồ dùng sử nhiên liệu.
* Giáo dục trẻ trong giờ ăn – giờ ngủ:
Học tập từ tấm gương đạo đức của Bác “không được hoang phí dù chỉ là 1
việc nhỏ” và Bác luôn xem “gạo” chính là “ hạt ngọc” của trời ban, do đó trong
các giờ ăn của trẻ, tôi luôn giáo dục trẻ ăn hết suất, biết quý trọng hạt gạo, không
lãng phí dù chỉ 1 hạt cơm, không làm rơi vãi cơm xuống đất hoặc trên bàn thông

11


qua việc hình thành cho trẻ thói quen ăn uống tôi giáo dục trẻ trước khi ăn, trong
giờ ăn và sau khi ăn cũng phải tiết kiệm năng lượng như:
VD: Dạy trẻ trước và sau khi cần rửa tay sạch sẽ nhưng rửa xong cần
khóa vòi nước lại. Khi uống nước cần rót vừa đủ không rót quá nhiều rồi đổ đi.
- Trong khi ăn phải ăn hết xuất, không làm rơi rãi thức ăn, ăn đủ các bữa ăn
trong ngày không bỏ bữa.

- Trong giờ ngủ nếu trời mát mẻ không nên mở quạt nhằm tiết kiệm điện.
- Nếu vào mùa hè nóng bức thì ta mới nên mở quạt.
- Giờ vệ sinh cá nhân tôi nhắc nhở và giáo dục trẻ xả nước vừa phải khi sử
dụng xong phải tắt nước ngay.
- Giờ ngủ tôi giáo dục trẻ sử dụng các loại năng lượng thay thế như: Tăng

cường sử dụng các nguồn năng lượng từ gió, mặt trời để làm sáng và thoáng mát
phòng học.
* Giáo dục trẻ trong giờ hoạt động chiều:
- Cho trẻ biết bảo vệ tốt đồ chơi là khi chơi không đập phá, không dành
giật đồ chơi với bạn, chơi xong biết thu dọn đồ chơi gọn gàng, giữ gìn đồ dùng

12


học tập, không bôi bẩn, hoặc làm hỏng (rách) vở sách, giữ gìn dụng cụ bút, tẩy,
bút màu,… khi sử dụng cũng là một việc làm thực hiện “tiết kiệm năng lượng”
trong quá trình trẻ thực hiện, cô theo dõi phát huy và nhắc nhở trẻ.

* Trong giờ hoạt động nêu gương:
Có thể đưa tiết kiện năng lượng vào 3 tiêu chuẩn bé ngoan hằng ngày để
có thể nhận xét đánh giá trẻ qua hoạt động nêu gương cuối ngày. Tập cho trẻ tự
nhận xét về mình, hôm nay mình có ngoan có biết tiết kiệm năng lượng hay
không và lý do vì sao chưa biết tiết kiệm năng lượng. Lúc đó cô sẽ quan sát và
xem xét coi những điều trẻ nói có đúng không, nếu đúng cho cả lớp tuyên dương
vì trẻ đã làm được việc tiết kiệm hoặc trẻ đã biết tự nhận ra khuyết điểm của
mình việc làm như vậy là rất đáng khen và thưởng…Còn những trẻ nào không
biết tiết kiệm năng lượng nhưng lại không tự nhận lỗi thì có thể phạt trẻ đó
không được cắm cờ và cuối tuần không được nhận phiếu bé ngoan.
VD: Trong giờ nêu gương buổi chiều thứ sáu vừa rồi, sau khi hỏi các trẻ
nhận xét là mình có ngoan, có biết tiết kiệm năng lượng hay chưa. Tôi hỏi cả
lớp “Hôm nay bạn nào chưa biết tiết kiệm năng lượng ?” Tôi vừa hỏi xong thì có
cháu Bảo, Yến đứng lên thừa nhận là mình chưa biết tiết kiệm năng lượng.

13



Tôi có hỏi trẻ “vì sao con cho là mình chưa biết tiết kiệm năng lượng” ? Bảo
trả lời “vì hôm nay con rửa tay xong con quên khóa vòi nước lại.”
Còn cháu Yến trả lời “vì hôm nay khi uống nước con rót nước nhiều quá
uống không hết nên con đổ đi ”.
Khi nghe xong tôi đã khen vì trẻ biết nhận ra việc làm của mình là không
tiết kiệm nước biết nhận lỗi.
Đồng thời giáo viên có thể lồng ghép kể cho trẻ nghe một số câu chuyện
của Bác dạy các cháu thiếu nhi để giáo dục trẻ mạnh dạn nhận lỗi khi mình làm
sai một điều gì, bởi “người làm sai mà biết nhận lỗi rất đáng khen, còn người
làm sai mà không biết nhận lỗi thì mới đáng xấu hổ”
• Ngoài ra, chúng ta có thể tận dụng vào thời điểm này kể cho trẻ nghe một số
câu chuyện về tiết kiệm năng lượng .
* Giáo dục trẻ thông qua hoạt động tham quan:
• Tạo cơ hội cho trẻ tham quan nhận biết các phương tiện giao thông sử dụng
điện, xăng ,dầu …
• Thông qua hoạt động này giúp trẻ nhận biết được phương tiện nào chuyển
động bằng điện, phương tiện nào chuyển động bằng xăng, dầu.
• VD: Khi tham quan thấy xe gắn máy cô chỉ cho trẻ biết xe gắn máy chuyển
động được là nhờ xăng, thấy xe đạp điện thì cô chỉ cho trẻ biết xe đó chạy
bằng điện, và một số xe chạy bằng xăng, dầu.
• Cô có thể cho trẻ quan sát về một số phương tiện chạy bằng sức gió.
• Cô dạy cho trẻ so sánh sự khác nhau giữa các phương tiện: Như phương
tiện chuyển động bằng điện, chuyển động bằng xăng dầu.
• Cho trẻ thảo luận các hành vi về tiết kiệm nhiên liệu như :
- Khi dừng xe phải tắt máy.
- Nên đi xe buýt, xe đạp, đi bộ thay cho đi xe máy.
* Giáo dục trẻ thông qua hoạt động thí nghiệm:
- Cho trẻ tham gia hoạt động thí nghiệm như :
+ Tạo ra ô tô không chạy bằng xăng dầu.

VD: Dạy trẻ cách lấy các hộp giấy bỏ như hộp sữa, hộp bành để làm xe ô tô .
Cô nói cho trẻ nghe ở nước ngoài đang có thí nghiệm về ô tô không chạy bằng
xăng, dầu mà sẽ chạy bằng nước.
+ Tạo ra thuyền chạy không cần dầu.

14


VD: Cô cùng trẻ tiến hành thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu tác động của gió
như :
 Làm diều, làm chong chóng.
 Làm cối xay gió.
 Làm thuyền buồm.
- Cô cùng trẻ làm thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu tác động của mặt trời.
- Lấy hai chậu nước, một chậu phơi ngoài nắng, một chậu để trong bóng râm.
Sau 10-15 phút, cô cho trẻ sờ vào 2 chậu nước và nói cảm nhận của mình về
nhiết độ của 2 chậu nước.
- Cô và trẻ tắt hết đèn và mở cửa sổ, cho trẻ nhận xét xem lóp học có tối không,
có mát không.
- Cô và trẻ xây dựng nội quy sử dụng điện của lớp.
- Cho trẻ quan sát hành vi sử dụng điện, tiết kiệm và không tiết kiệm ở trong
lớp.
- Trẻ thảo luận và đưa ra các quy định sử dụng điện.
- Trẻ có thể vẽ hoặc dùng kí hiệu riêng để quy định việc sử dụng tiết kiệm ở
trong lớp.
- Cô hướng dẫn trẻ và cho trẻ thực hành: Tắt đèn, tắt quạt, tắt mở ti vi, vi
tính….
- Cô và trẻ cùng xếp thuyền giấy và thả vào thao nước để sử dụng sức gió
giúp thuyền di chuyển
- Cùng trẻ làm chong chóng bằng lá dừa để sử dụng sức gió cho chong

chóng quay.
- Cô cùng trẻ phơi ca và khăn vào cuối tuần sử dụng áng năng mặt trời để
làm khô và diệt khuẩn.
* Biện pháp 2: Phối hợp cùng với đồng nghiệp tạo góc sách Tiết kiệm năng
lượng là nơi để trẻ đến đọc sách .
Được sự giúp đỡ ủng hộ của Ban giám hiệu, tôi và đồng nghiệp đã sưu tầm,
tìm tòi một số sách vở, tranh ảnh, báo chí để đọc cho trẻ nghe và giải thích cho
trẻ hiểu thêm về lợi ích cũng như cách tiết kiệm năng lượng.

15


* Biện pháp 3: Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong việc giáo dục trẻ sử
dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả
- Thông qua hình thức tuyên truyền trên đài truyền thanh, panoo, áp phích, góc
tuyên truyền tại trường mầm non.
- Tuyên truyền lên các biểu bảng, môi trường bên ngoài lớp học, trò chuyện với
phụ huynh vào các buổi đón trẻ, trả trẻ .
- Giúp phụ huynh nắm được kế hoạch giáo dục trẻ .
+ Thông qua họp phụ huynh.
+ Trao đổi trực tiếp với ban giám hiệu nhà trường hoặc giáo viên.
+ Trao đổi thông qua ban liên lạc hội phụ huynh.

16


Ví dụ: Kế hoạch lắp đặt hệ thống chiếu sáng tiết kiệm điện, kế hoạch tổ chức
hội thi, chương trình tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả
trong trường mầm non.
- Thống nhất phương pháp giáo dục trẻ để hình thành hành vi đúng .

- Sử dụng phương pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả.
+ Cha mẹ, cô giáo là tấm gương cho trẻ .
+ Tận dụng mọi cơ hội, tình huống để giáo dục trẻ (sáng, trưa, tối, khi trẻ chơi, ở
nhà ,trên đường đi chơi …).
- Phụ huynh tham gia các hoạt động thực hiện tiết kiệm điện, nhiên liệu tại
trường .
• Giúp nhà trường, lớp lựa chọn thiết bị .
• Tham gia để lựa chọn sử dụng thiết bị .
• Tham gia lao động lắp đặt thiết bị.
• Tham gia quản lý kinh phí điện, nước của lớp, trường.
• Trao đổi với giáo viên để điều chỉnh nội dung, phương pháp cho
phù hợp.
• Tham gia đóng góp xây dựng môi trường .
• Tham gia các buổi phổ biến kiến thức .
- Thông qua các cuộc họp phụ huynh tôi tuyên truyền:
● Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện
Ví dụ: Đèn tuýp gầy và đèn compact thay cho bóng đèn tròn vì bóng đèn
tròn tiêu thụ điện gấp 3-4 lần
Ví dụ: Trong phòng học nên sơn tường màu sáng, bố trí cửa ra vào, cửa sổ
hợp lý, trồng cây xanh...để tận dụng gió, ánh sáng tự nhiên.
● Điều chính thói quen sử dụng đồ điện trong gia đình, nhà trường
+ Tủ lạnh: Hạn chế mở tủ lạnh. Vì nếu lạnh hơn 10 độC sẽ tốn thêm 25%
điện năng. Nên thường xuyên kiểm tra găng cao su, nếu bị hở thì bộ phận nén
khí của tủ lạnh sẽ phải làm việc nhiều sẽ tốn điện
+ Máy điều hoà nhiệt độ: Hãy để nhiệt độ ở mức trên 20 độC. Cứ cao hơn
10 độC là đã tiết kiệm được 10% điện năng. Nếu thường xuyên lau chùi bộ phận
lọc thì sẽ tiết kiệm được từ 5 - 7% điện năng. Nên tắt máy điều hòa nếu không
sử dụng từ 1 giờ trở lên.
+ Quạt: Nên cho quạt chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm điện vì quạt
càng chạy nhanh càng tốn điện.

+ Máy tính: Nên tắt máy tính nếu như không sử dụng trong vòng 15 phút.
Hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính để vừa bảo vệ được máy,
vừa giảm được khoảng 55% lượng điện năng tiêu thụ trong thời gian tạm dừng
sử dụng máy.
+ Máy giặt: Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt và chỉ
dùng chế độ giặt nước nóng khi thật cần thiết

17


+ Ti vi: Không nên tắt tivi bằng điều khiển từ xa mà nên tắt bằng cách ấn
nút ở máy. Không xem ti vi khi đang nối với đầu video. Nên chọn kích cỡ ti vi
phù hợp với diện tích phòng vì tivi càng to càng tốn điện.
- Phối hợp với phụ huynh cùng dạy cho trẻ biết điện cũng là nguồn năng
lượng cần thiết cho sinh hoạt đời sống con người. Vì vậy ta cũng cần tiết kiệm
điện như:
Không bật quạt khi trời không nóng.
Khi cô và trẻ ra khỏi phòng học cô tắt quạt và hỏi trẻ vì sao cô tắt quạt?
Trẻ sẽ suy nghĩ trả lời.
Trong mỗi việc cô làm cô sẽ đặt một số câu hỏi để trẻ trả lời, qua đó cô
giải thích thêm về việc làm của cô có ý nghĩa trong tiết kiệm năng lượng để trẻ
học tập theo cô và việc làm đó sẽ được thường xuyên liên tục.
Trong thời gian đầu để kích thích hoạt động trí tuệ của trẻ, từ đó hiệu quả
giáo dục sẽ được nâng cao.
* Tất cả các phương pháp giáo duc trên đều phải được sự hỗ trợ của
phương pháp kết hợp với phu huynh. Để các phương pháp giáo duc trẻ “thực
hiện tiết kiệm năng lượng” giáo viên phải có sự kết hợp chặt chẽ với phu huynh
trao đổi các nội dung giáo duc khi trẻ ở nhà, gia đình cũng luôn nhắc nhở và
cùng với trẻ thực hiện, trao đổi với cô giáo những việc ở nhà trẻ đã làm được và
chưa được.

7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Tất cả các biện pháp mà tôi đã nêu ở trên tôi đã áp dụng tại trường mầm
non Yên Dương và đã thu được kết quả như sau:
BIỂU 2: KẾT QỦA KHẢO SÁT TRẺ CUỐI NĂM

Nội dung cần
giáo dục

Trước khi áp dụng biện
pháp

Sau khi áp dụng biện pháp

Số trẻ

Số trẻ

Đạt

Tỉ lệ

Không
đạt

Tỉ lệ

Đạt

Tỉ lệ


Không
đạt

Tỉ lệ

Trẻ có kiến
thức về năng
lượng

11

34%

21

66 %

31

96,87%

1

3,13%

Trẻ có ý thức
về năng lượng

11


34%

21

66 %

30

93,75%

2

6,25%

Thể hiện tốt
cách tiết kiệm
năng lượng

10

31%

22

69%

30

93,75%


2

6,25%

Từ bảng so sánh kết quả chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được kết quả
trên trẻ khá cao, điều đó chứng tỏ các biện pháp mà tôi đưa ra là phù hợp và
mang lại hiệu quả thiết thực.

18


Qua áp dụng những biện pháp trên tại lớp mẫu giáo lớn( 5-6) tuổi, tôi đã
thu được những kết quả đáng mừng:
- Hiện nay các cháu đã có những chuyển biến rõ nét về ý thức tiết kiệm
năng lượng quanh bé như: biết xả nước vừa phải khi rửa tay, biết sử dụng sức
gió để làm mát ma không cần dùng quạt
- Qua trao đổi với phụ huynh tôi biết cháu ở nhà biết nhắc nhở cha mẹ tắt
tivi trước khi đi ngủ hay tắt đèn khi ra khỏi phòng biết giúp mẹ phơi ca, phơi
chén để diệt trùng, biết tiết kiệm nước khi vệ sinh cá nhân.
8. Những thông tin cần được bảo mật: không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Cơ sở vật chất: Đảm bảo các điều kiện về đồ dùng, đồ chơi, tài liệu, học
liệu cho trẻ.
- Về giáo viên:
+ Cô giáo phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực, chịu khó,
kiên trì tìm tòi học hỏi, luôn có biện pháp sáng tạo mới trong giảng dạy và chăm
sóc giáo dục trẻ.
+ Cô giáo dành thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để có
biện pháp giáo dục phù hợp, phải động viên khen thưởng sửa sai kịp thời cho trẻ
nhằm kích thích những việc làm tốt, và hạn chế những hành vi xấu của trẻ.

+ Tìm tòi học hỏi ứng dụng thêm các thí nghiệm đơn giản để giúp trẻ hiểu
biết thêm về năng lượng và các loại năng lượng thay thế.
+ Tuyên truyền với phụ huynh về công tác giáo dục cho trẻ sử dụng năng
lượng tiết kiệm hiệu quả. Do đó muốn giáo dục chăm sóc trẻ đạt kết quả tốt thì
phải có sự thống nhất phương pháp giáo dục của cô giáo trên lớp cũng như phải
có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
- Về học sinh:
+ Học sinh đi học đều.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
Với những biện pháp được đề ra, qua 6 tháng thực hiện ( 9- 10 -11
-12-01-02) tôi mới nhận thấy hết niềm vui, sự háo hức của trẻ khi được khám
phá những điều mới mẻ của cuộc sống xung quanh.

19


Tôi nhận thấy trẻ lớp tôi thực hiện và làm tương đối tốt việc tiết kiệm
năng lượng.
Đối với biện pháp 1 : Giáo dục trẻ thông qua các hoạt động trong ngày.
• Giáo duc trẻ thông qua hoạt động có chủ đích:
- Trong lớp trẻ biết nhắc nhở nhau phải biết tiết kiệm năng lượng khi sử dụng.
- Trẻ biết dùng quạt giấy khi trời nóng để tiết kiệm năng lượng.
- Trẻ nhớ một số câu chuyện về tiết kiệm năng lượng.
- Hằng ngày trẻ thích được phụ cô tưới nước cho cây, nhặt lá úa trong các bồn
hoa đề tạo cho lớp học luôn thoáng mát, sạch sẽ.
- Trong giờ làm vệ sinh (Rửa tay trước và sau khi ăn ,khi chơi) trẻ đã giảm hẳn
việc nghịch phá nước, mà trẻ cón biết vặn vòi nước chảy nhỏ, sau khi rửa xong

biết khóa nước lại, sử dụng nước khi cần thiết.. Biết bảo vệ cơ thể, ví dụ như :
không sờ tay vào ổ điên phích cắm, không nghịch nước trong nhà vệ sinh … Trẻ
biết ăn mặc quần áo giản dị, gọn gàng khi đến lớp.
- Trẻ biết tuyên truyền cho người thân, xã hội cùng chung tay tiết kiệm năng
lượng.
• Giáo duc trẻ thông qua hoạt động ngoài trời:
- Các trẻ thích được tham gia vào các hoạt động tưới nước, trồng cây ở vườn
trường, khu vui chơi.
- Trẻ đã biết cách tưới và chăm sóc cây xanh, hoa để trường lớp thêm xanh đẹp.
• Giáo duc trẻ thông qua hoạt động vui chơi:
- Nhờ sự hướng dẫn chỉ bảo của tôi, các trẻ trong lớp đã biết nhường nhịn đồ
chơi, đoàn kết giữa các nhóm, không còn chơi riêng lẻ hay tranh giành đồ chơi
của các bạn. Mặt khác trẻ luôn có trách nhiệm với công việc của nhóm chơi
phân công.
- Thời gian đầu, 1 số bé thường lấy đồ chơi trong lớp mang về nhà, nhưng sau
khi được cô giải thích, khuyên bảo, các trẻ đã giữ gìn đồ dùng trong lớp không
còn mang đồ về nhà nữa.
- Trong khi chơi trẻ đã tập dần cách xưng hô thân thiện “ bạn – mình”, không có
cách xưng hô “mày – tao”.
• Trong giờ ăn- giờ ngủ:

20


- Trẻ ăn hết suất, giảm hẳn hiện tượng bỏ cơm, đồ ăn thừa. Đồng thời giảm hẳn
số trẻ làm rơi vãi cơm trên bàn. Tuy nhiên giờ ăn của trẻ đôi lúc còn ồn, nói
chuyện nhiều, chưa tập trung vào giờ ăn.
- Trẻ biết tiết kiệm năng lượng khi không thấy nóng thì không mở quạt khi ngủ,
khi phòng không tối thì không bật đèn.
- Biết rót nước vừa đủ uống không để dư, thừa.

• Trong giờ hoạt động nêu gương:
- Đa số trẻ biết nhận lỗi khi không biết tiết kiệm năng lượng. Trẻ đã biết tiết
kiệm năng lượng cho các bạn noi theo.
Trong giờ hoạt động tham quan:
- Trẻ đả biết những phương tiện chuyển động bằng xăng, dầu, điện.
Trong hoạt động mọi lúc mọi nơi:
- Trẻ đã biết thêm một số đồ dùng sử dụng bằng năng lượng, biết cách sử dụng
năng lượng 1 cách tiết kiệm ngoài những gì tôi đã dạy trong giờ học, vui chơi
của trẻ.
Đối với biện pháp 2 : Phối hợp với đồng nghiệp tạo góc sách tiết kiệm năng
lượng là nơi đề trẻ đến đọc sách truyện .
- Góc sách được đặt ở nơi thuận lợi, trẻ dễ quan sát, do đó vào thời gian rảnh rỗi,
tôi có thể dẫn trẻ đến xem 1 số tranh ảnh về những đồ dùng, vật dụng sử dụng
năng lượng, hình ảnh về sử dụng tiết kiệm năng lượng.
Đối với biện pháp 3: Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong việc giáo dục
trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
- Qua một thời gian thực hiện chúng tôi nhận được những thông tin phản hồi từ
phía gia đình và cộng động là trẻ đã biết tiết kiệm năng lượng khi sử dụng như :
Biết sử dụng năng lượng mặt trời để phơi quần áo, trồng cây xanh để lấy bóng
mát, tắt quạt ,ti vi ,….khi không sử dụng.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của hiệu trưởng nhà trường
- Từ khi áp dụng các phương pháp trên, hiệu quả đạt được rất tốt. Hơn
90% số trẻ của lớp thực hiện rất tốt trong việc tiết kiệm nước uống trẻ không đổ
nước khi uống nước, biết mở vòi nước vừa phải khi rửa tay, rửa mặt, biết tắt vòi
nước khi sử dụng xong không cần sự nhắc nhở của cô giáo hoặc của ba mẹ khi
trẻ ở nhà.

21



- Đồ dùng đồ chơi ở lớp trẻ sử dụng cũng được bảo quản tốt, trẻ không
tranh giành đồ chơi và chơi xong biết tự xếp đồ chơi gọn gàng vào nơi qui định
và dụng cụ học tập của trẻ cũng được trẻ giữ gìn cẩn thận hơn. Qua sự trao đổi
với phụ huynh ở nhà trẻ biết nhắc nhở bố mẹ sử dụng tiết kiệm điện nước trong
những bữa ăn trẻ ăn hết xuất và không làm rơi vãi như trước, không bỏ bữa ăn
chính trong ngày.
Tóm lại ở lớp cũng như ở trường đã có được một số thói quen tốt trong
việc thực hiện tiết kiệm năng lượng.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu
Số
TT

Tên tổ chức/cá
nhân

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

1

Trần Thị Năm

Trường MN Đạo Trù Phạm vi: Lớp 5 tuổi A
Tam Đảo, Vĩnh Phúc Trường MN Đạo Trù

2


Trương Thị Trần

Trường MN Đạo Trù Phạm vi: Lớp 5 tuổi B
Tam Đảo, Vĩnh Phúc Trường MN Đạo Trù

3

Nguyễn Thị
Thanh Hương

Trường MN Đạo Trù Phạm vi: Lớp 5 tuổi C
Tam Đảo, Vĩnh Phúc Trường MN Đạo Trù

Yên Dương, ngày 29 tháng 03 năm 2016

Yên Dương, ngày 29 tháng 03 năm 2016

Thủ trưởng đơn vị

Tác giả sáng kiến

Vũ Thị Lan Anh

22



×