Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

CHƯƠNG 4. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.02 KB, 8 trang )

LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM
HÃY PHÂN TÍCH BẢN CHẤT CỦA LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM TRONG
DOANH NGHIỆP. XU HƯỚNG LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI NGÀY NAY. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
VIỆT NAM
Nguyễn Hoàng Anh | A31412 | QTSXTN.4


PHÂN TÍCH BẢN CHẤT LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM TRONG DOANH
NGHIỆP
1. Khái niệm, sự cần thiết, tầm quan trọng của các quyết định địa

điểm
1.1. Khái niệm
 Vùng: Một châu lục, quốc gia, tỉnh hoặc vùng kinh tế.
 Địa điểm: Một nơi cụ thể nằm trong vùng đã lựa chọn.

 Quá trình phân tích và lựa chọn các vùng và địa điểm

để đặt các cơ sở, bộ phận của doanh nghiệp nhằm
đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh
doanh chính là định vị doanh nghiệp.
1.2. Sự cần thiết
o Không chỉ cho các tổ chức mới thành lập.
o Các tổ chức đang hoạt động cũng lựa chọn địa điểm với





một số lý do:


Coi địa điểm như một chiến lược Marketing
 Tìm kiếm địa điểm mới để mở rộng thị trường.
Địa điểm hiện tại không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của
doanh nghiệp
Cạn kiệt yếu tố đầu vào cơ bản
Sự chuyển dịchnh của thị trường/ chi phí kinh doanh tại
địa điểm hiện tại quá cao
 Tìm kiếm địa điểm mới.

1.3. Tầm quan trọng
o Là quyết định dài hạn.
o Tác động đến:
 Chi phí hoạt động
 Thu nhập
 Việc vận hành hệ thống.
o Liên quan đến các phạm vi quyết định khác.
2. Mục tiêu và các lựa chọn địa điểm
2.1. Mục tiêu

PAGE 2


Đối với tổ chức hoạt động vì lợi nhuận: dựa trên tiềm năng
về lợi nhuận.
o Đối với tổ chức phi lợi nhuận: dựa trên hiệu quả kinh tế - xã
hội.
 Mục tiêu: Địa điểm tối ưu là địa điểm phù hợp nhất với
tổ chức mà không phải địa điểm hoàn hảo nhất. Vì:
 Một cuộc tìm kiếm hoàn hảo là không thực tế và
chi phí lớn vì có quá nhiều sự lựa chọn.

 Không có địa điểm nào tốt hơn về mọi mặt.
o

2.2. Các lựa chọn địa điểm

Có 4 cách lựa chọn địa điểm:
 Mở rộng địa điểm hiện tại – những bộ phận quan trọng.
 Giữ nguyên địa điểm hiện tại nhưng vẫn thêm địa điểm
mới.
 Giữ nguyên địa điểm hiện tại và mở thêm những bộ
phận, chi nhánh, phân xưởng mới ở các địa điểm khác.
 Bỏ địa điểm hiện tại để chuyển sang địa điểm mới.
3. Yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn địa điểm
3.1. Yếu tố vùng hoặc quốc gia
o Nguồn nguyên liệu
 Nguyên liệu có ảnh hưởng lớn đến quyết định địa điểm

doanh nghiệp như: Chủng loại, số lượng và qui mô nguồn
nguyên liệu. Đối với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh,
việc phân bố doanh nghiệp gần nguồn nguyên liệu là đòi hoi
tất yếu do tinh chất của ngành. Chẳng hạn, các ngành khai
khoáng luôn chịu sự ràng buôc chặt chẽ vào địa điểm và qui
mô nguồn nguyên liệu sẵn có.
 Chất lượng và đặc điểm của nguyên liệu sử dụng trong quá
trình sản xuất kinh doanh. Một số doanh nghiệp để hoạt
động có hiệu quả cần phải đặt gần vùng nguồn nguyên liệu;
một số khác do yêu cầu về phương tiện, khối lượng vận
chuyển và tính chất cồng kềnh, dễ vở, khó vận chuyển, khó
bảo quản của nguyên liệu, đòi hỏi doanh nghiệp phải đặt
gần nguồn nguyên liệu như: doanh nghiệp chế biến nông

sản, sản xuất xi măng,...
o Thị trường

PAGE 3


 Trong điều kiện phát triển như hiện nay, thị trường tiêu thụ









trở thành một nhân tố quan trọng nhất tác động đến quyết
định địa điểm doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường coi
việc bố trí gần nơi tiêu thụ là một bộ phận trong chiến lược
cạnh tranh của mình. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh lực dịch
vụ, doanh nghiệp gần thị trường có lợi thế cạnh tranh. Để
xác định địa điểm đặt doanh nghiệp, cần thu thập, phân
tích, xử lý các thông tin thị trường như: Dung lượng thị
trường; cơ cấu và tính chất của nhu cầu; xu hướng phát
triển của thị trường; tính chất và tình hình cạnh tranh; đặc
điểm sản phẩm và loại hình kinh doanh...
o Lao động
Thường doanh nghiệp đặt ở đâu thì sử dụng nguồn lao động
tại đó là chủ yếu. đặc điểm của nguồn lao động như khả

năng đáp ứng về số lượng, chất lượng lao động, trình độ
chuyên môn, tay nghề ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao
động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp sau này.
Nguồn lao động dồi dào, được đào tạo, có trình độ chuyên
môn, kỹ năng tay nghề cao là một trong những yếu tố thu
hút sự chú ý của các doanh nghiệp. Có nhiều ngành cần lao
động phổ thông phải được phân bố gần nguồn lao động như
những khu dân cư; nhưng cũng có ngành cần lao động có
tay nghề cao, đòi hỏi gần thành phố lớn, gần trung tâm đào
tạo nghiên cứu khoa học.
Chi phí lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
quyết định địa điểm doanh nghiệp. Chi phí lao động rẻ rất
hấp dẫn các doanh nghiệp, các doanh nghiệp thường muốn
đặt doanh nghiệp mình ở những nơi có chi phí lao động
thấp. Tuy nhiên, khi phân tích ảnh hưởng của chi phí lao
động cần phải đi đôi với mức năng suất lao động trung bình
của vùng.
Thái độ lao động đối với thời gian, với vấn đề nghỉ việc và di
chuyển lao động cũng tác động rất lớn đến việc chọn vùng
và địa điểm phân bố doanh nghiệp. Ở mỗi vùng, dân cư có
thái độ khác nhau về lao động, dựa trên những nền tảng
PAGE 4


văn hoá khác nhau. Việc chọn phương án xác định địa điểm
doanh nghiệp cần phân tích đầy đủ, thận trọng sự khác biệt
về văn hoá của cộng đồng dân cư mỗi vùng.
o Các yếu tố khác (thời tiết, khí hậu; thuế …)
3.2. Yếu tố cộng đồng dân cư

o Quy mô cộng đồng
o Thái độ, quan điểm cộng đồng
o Các điều kiện sinh hoạt của người lao động
3.3. Yếu tố mặt bằng
o Đánh giá về địa chất, khí tượng, tài nguyên
o Chi phí thuê đất
o Không gian cho việc mở rộng
o Cơ sở hạ tầng
4. Đánh giá các giải pháp thay thế về địa điểm
4.1. Phân tích chi phí – số lượng cho địa điểm
o Xác định chi phí cố định FC, chi phí biến đổi VC cho

từng giải pháp thay thế về địa điểm.
o Vẽ đường tổng chi phí TC của các giải pháp thay
thế trên cùng một đồ thị.
o Xác định địa điểm cho chi phí nhỏ nhất đối với
từng mức đầu ra mong đợi.
4.2. Đánh giá dựa trên nhiều yếu tố
o Một địa điểm bất kỳ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu

tố
 Phương pháp này đánh giá kết hợp nhiều yếu tố chứ
không chỉ dựa trên yếu tố chi phí.
5. Chiến lược địa điểm cho nhiều nhà máy và phương pháp địa

điểm trung tâm
5.1. Chiến lược địa điểm cho nhiều nhà máy
5.1.1. Chiến lược định vị nhà máy theo nhiều sản phẩm

Tất cả các công đoạn sản xuất ra sản phẩm được tiến

hành trong một nhà máy riêng biệt

5.1.2. Chiến lược định vị nhà máy theo thị trường

PAGE 5


Phục vụ nhu cầu cho một vùng thị trường hoặc một
vùng địa lý nhất định
5.1.3. Chiến lược định vị nhà máy theo quy trình sản xuất

Tập trung vào các khía cạnh khác nhau của quy trình xử


5.2. Phương pháp địa điểm trung tâm
o Là phương pháp xác định địa điểm tại ví trí trung tâm của

nhiều địa điểm khác nhằm tối thiểu hóa chi phí phân phối
sản phẩm
o Trình tự thực hiện:
 Xác định tọa độ của các địa điểm tiếp nhận
 Xác định tọa độ cho địa điểm trung tâm
XU HƯỚNG CHỌN ĐỊA ĐIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI
NGÀY NAY

Hiện nay trong tình hình quốc tế hoá các hoạt động sản xuất
kinh doanh, sự hợp tác kinh tế giữa các nước, các khu vực cùng
với cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thế giới đang diễn ra
những xu thế định vị doanh nghiệp chủ yếu sau:
 Định vị ở nước ngoài


Sự hình thành các công ty, các tập đoàn kinh tế đa quốc gia và
xuyên quốc gia đã đẩy nhanh quá trình đưa các doanh nghiệp
từ trong nước vượt ra ngoài biên giới đến đặt ở nước ngoài.
Hiện nay xu hướng định vị doanh nghiệp ở nước ngoài trở
thành trào lưu phổ biến không còn là độc quyền của các doanh
nghiệp lớn ở các nước phát triển mà xu thế chung, so nhiều
doanh nghiệp ở các nước có trình độ phát triển thấp hơn cũng
đầu tư xây dựng doanh nghiệp ở nước phát triển.
 Định vị trong khu công nghiệp, khu chế xuất

Đây là một xu thế hiện đang rất được sự quan tâm chú ý của
các doanh nghiệp. Đưa các doanh nghiệp vào các khu công
nghiệp tạo ra rất nhiều thuận lợi cho hoạt động và phát triển
của bản thân doanh nghiệp. Việc định vị trong các khu công
PAGE 6


nghiệp, khu chế xuất giúp các doanh nghiệp tận dụng những
thuận lợi do khu công nghiệp, khu chế xuất tạo ra, ứng dụng
hình thứ tổ chức kinh doanh hiện đại, tiết kiệm chi phí và nâng
cao hiệu quả của hoạt động.
 Xu hướng chia nhỏ các doanh nghiệp đưa đến đặt ngay

tại thị trường tiêu thụ
Cạnh tranh ngày càng gay gắt dòi hỏi các doanh nghiệp ngày
càng quan tâm hơn, chú ý nhiều hơn đến lợi ích của khách
hàng. Khách hàng có quyền lựa chọn người cung cấp sản phẩm
hoặc dịch vụ cho mình, vì vậy những điều kiện thuận lợi trong
giao hàng và thời gian giao hàng nhanh, kịp thời, đã và đang

trở nên có ý nghĩa quyết định trong kinh doanh. Một xu hướng
hiện nay là các doanh nghiệp chia nhỏ và đưa đến đặt ngay tại
thị trường tiêu thụ nhằm giảm tối đa thời gian giao hàng và
tăng các điều kiện thuận lợi trong dịch vụ sau khi bán hàng.
Ví dụ: SAMSUNG
Samsung chọn mở thêm chi nhánh, phân xưởng mới trên
những địa điểm mới, đồng thời tăng quy mô sản xuất của
doanh nghiệp.
Samsung đầu tư mạnh vào Bắc Ninh vì:
- Nền chính trị ổn định, có ưu đãi đặc biệt, sân chơi công
bằng trong hoạt động kinh doanh
- Nhân lực nhiều, giá rẻ
- Cơ sở hạ tầng tốt
- Vị trí địa lý thích hợp với các dự án lớn, gần Hà Nội, sân bay
Nội Bài, Cảng Hải Phòng, gần Trung Quốc, gần những nhà máy
khác của Sam Sung,..nên việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm
của Samsung Việt Nam đi thị trường nước ngoài là điều dễ
dàng.
Sau Bắc Ninh, Samsung đầu tư mạnh vào Thái Nguyên vì có
những điểm thuận lợi tương tự.
Vì Samsung là tổ chức kinh doanh sinh lời thì đặt lợi ích tối đa
là mục tiêu chủ
yếu nhất khi xây dựng phương án định vị.
 Tăng doanh số bán hàng

PAGE 7








Mở rộng thị trường
Huy động các nguồn lực tại chỗ
Hình thành cơ cấu sản xuất đầy đủ
Tận dụng môi trường kinh doanh thuận lợi

LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM

Ngày nay, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang học tập theo xu
hướng chọn địa điểm của các doanh nghiệp thành công trên thế
giới.
Ví dụ: Vinamilk: đầu tư 4.000 tỷ đồng xây dựng trang trại tại Cần
Thơ.
Cần Thơ là địa điểm tiếp theo được Công ty cổ phần sữa Việt Nam
(Vinamilk) đầu tư xây dựng trang trại kết hợp nhà máy chế biến
và hệ thống phân phối tại các tỉnh Nam Trung Bộ.
Với vị trí thuận lợi, nằm giữa trung tâm đồng bằng sông Cửu
Long, TP. Cần Thơ là trung tâm kinh tế, giáo dục - đào tạo, khoa
học - kỹ thuật và y tế của khu vực. Những năm gần đây, chỉ số
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Cần Thơ luôn được xếp
loại tốt.
Bên cạnh đó, Cần Thơ với tốc độ tăng trưởng hàng năm cao còn
là trung tâm kinh tế cho các tỉnh miền Tây. Dân số trong khu vực
xấp xỉ 18 triệu người, chiếm khoảng 19% dân số cả nước sẽ đảm
bảo đầu ra cho sản phẩm trong thời gian dài. Ngoài ra, việc tiếp
cận các thị trường trong khu vực ASEAN bằng đường thủy từ Cần
Thơ cũng rất thuận lợi, tạo điều kiện phát triển cho việc kinh
doanh, xuất - nhập khẩu của doanh nghiệp địa phương.


PAGE 8



×